Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Giao an Hoat dong giao duc lop 4 vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.77 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 2. Chiều thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2016 Tiết: 2 Môn : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. Bài: TÌM HIỂU VỀ NỘI QUY CỦA TRƯỜNG Mục tiêu: - Rèn cho học sinh tính tự giác mạnh dạn. - Biết nội quy trường, thực hiện tốt nội quy trường, lớ Chuẩn bị: - Nội dung học. Khởi động: - Mời HĐTQ làm việc. A - HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1.BVN bắt cho lớp múa hát bài : “ Em yêu trường em” - Nội dung bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? - Giáo viên liên hệ, giới thiệu bài, ghi bảng.. 2.Tìm hiểu về nội quy của trường - Trường Tiểu học Tu Tra có những quy định nào? - Em đã thực hiện được những nội quy nào? - Những nội quy và quy định nào của nhà trường mà em chưa thực hiện được? vì sao? 3.Tìm hiểu về nội quy của lớp - Thảo luận về những nội quy, quy định của lớp. - Em có nhất trí với những nội quy đó? Cần bổ sung thêm gì cho nội quy lớp được chặt chẽ hơn?. Các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhắc nhở hs: Phải thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp. -HĐTQ làm việc B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Đã bao giờ em vi phạm nội quy của trường, của lớp chưa? Nếu có bây giờ em sẽ phải làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tuần: 3 Tiết: 3. Chiều thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2016 Môn : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG – CHỦ ĐỀ I. Bài: TÌM HIỂU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Tiết 1) Mục tiêu: - Nắm được khái niệm quốc lộ, nêu được tên 1 vài quốc lộ. - Biết được các phương tiện giao thông đường bộ . - Giáo dục học sinh biết giữ luật giao thông khi tham gia giao thông. Chuẩn bị: - Nội dung học. Khởi động: - Mời HĐTQ làm việc. A - HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1.BVN cho lớp chơi trò chơi về ATGT. - Nội dung trò chơi muốn nhắn nhủ điều gì? - Giáo viên liên hệ, giới thiệu bài, ghi bảng.. 2.Tìm hiểu về Quốc lộ. - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn tìm hiểu phần 1 trang 3,4,5. + Đọc nội dung. + Quan sát tranh ảnh. - Việc 2: Thảo luận , trả lời các câu hỏi sau: + Em hiểu thế nào là quốc lộ? + Em hãy kể tên một vài quốc lộ và nói lên hiểu biết của mình về những quốc lộ đó: Đi qua những tỉnh nào?dài bao nhiêu ki-lô-mét? Tầm quan trọng đối với các tỉnh ( thành phố) nơi quốc lộ đó đi qua?. - Chia sẻ trước lớp. - Gv chốt. 3.Tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường bộ.. - Việc 1: Kể tên một số phương tiện giao thông đường bộ mà em biết. - Việc 2: Thảo luận nêu tác dụng của từng loại phương tiện giao thông đường bộ đối với cuộc sống con người.. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Hằng ngày, em đi học từ nhà đến trường bằng phương tiện gì?Em đã thực hiện an toàn khi đi tham gia giao thông?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tuần: 4 Tiết: 1. Chiều thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016 Môn : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG – CHỦ ĐỀ I. Bài: TÌM HIỂU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Tiết 2) Mục tiêu: - Củng cố lại một số khái niệm về giao thông đường bộ . - Tìm hiểu thêm về người tham gia giao thông và việc phải tuân thủ giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. - Giáo dục học sinh biết giữ luật giao thông khi tham gia giao thông. Chuẩn bị: - Nội dung học. Khởi động: - Mời HĐTQ làm việc. A - HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1.BVN cho lớp chơi trò chơi : Đèn xanh, đèn đỏ. - Nội dung trò chơi muốn nhắn nhủ điều gì? - Giáo viên liên hệ, giới thiệu bài, ghi bảng.. 2.Tìm hiểu về người tham gia giao thông. - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn : + Quan sát tranh ảnh trang 9. + Trả lời câu hỏi : Người tham gia giao thông bao gồm những ai? + Chọn ý đúng câu hỏi trong tài liệu trang 10.. - Chia sẻ trước lớp. - Gv chốt. 3.Ghi nhớ trang 10.. - Việc 1: Mỗi cá nhân tự đọc phần ghi nhớ. - Việc 2: Chia sẻ ghi nhớ trong nhóm. - Việc 3: Trả lời câu hỏi: Khi tham gia giao thông , em phải chấp hành Luật giao thông thế nào?. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Nói cho người thâm nghe những luật lệ giao thông mà em biết trong bài học hôm nay..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tuần: 5 Tiết : 3. Chiều thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ I : NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI EM I. Mục tiêu: - Biết được những điều quan trọng đối với bản thân. - Biết tôn trọng giá trị của người khác Chuẩn bị: - Mỗi hs 1 bông hoa - Phiếu II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:. - GV giới thiệu 6 chủ điểm ma các em sẽ được học. - Giới thiệu bài học.. 1. Đọc và suy ngẫm - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc câu chuyện Ba chiếc rìu. - Việc 2 : Thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Câu chuyện có mấy nhân vật? + Theo em nếu anh tiều phu nhận ngay chiếc rìu vàng ở lần đầu tiên là của mình thì điều gì xảy ra? + Vì sao anh tiều phu được cô tiên tặng cả 3 chiếc rìu? + Ý nghĩa câu chuyện này là gì? 2. Bông hoa của tôi Viết vào nhị hoa tên của em. Viết vào cánh hoa những điều sau: + Người quan trọng nhất đối với em là ai? + Điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của em là gì? + Phẩm chất tốt nào của em ma các bạn nên học tập? + Mong muốn lớn nhất trong cuộc đời của em là gì? + Bốn từ mà em muốn người nhác nói về em là gì? BHT lên cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Giáo viên chốt và kết hợp giáo dục. B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy cùng với người thân chơi trò chơi “ Tìm rìu” sách bài tập trang 6,7... Tuần: 5. Chiều thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết: 3 Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ I : NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI EM( TIẾT 2) I -Mục tiêu: - Biết được những điều quan trọng đối với bản thân. - Xác định rõ những điều quan trọng đối với mình để sống và hành động theo những điều đó, giá trị đó. Chuẩn bị: - Phiếu II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Xử lí tình huống. - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc 2 tình huống. - Việc 2: Thảo luận để xử lí tình huống. + Tình huống 1: Em có một số tiền mừng tuổi. Em dự định sử dụng số tiền đó vào những việc gì? Hãy ghi 3 việc mà em muốn làm và giải thích lí do vì sao em muốn dùng tiền vào những việc đó? + Tình huống 2. Em được đi dự Trại hè Thiếu nhi quốc tế. Khi giao lưu, các bạn thiếu nhi quốc tế đề nghị em giới thiệu 5 điều quan trong nhất, quý giá nhất đối với em. Em sẽ chọn những điều gì để giới thiệu với các bạn? BHT lên cho các nhóm chia sẻ trước lớp. GV kết luận và chốt lại bài học. 2. Những điều có giá trị đối với tôi - GV phát cho mỗi em một tờ phiếu, yêu cầu: Hãy khoanh vào chữ số đặt trước những điều mà em cho là quan trọng, có giá trị đối với em. 1. Trung thực 10. Hài hước 2. Giản dị 11. Thành đạt 3. Khiêm tốn 12. Gia đình 4. Nhân ái 13. Bạn bè 5. Tổ quốc 14. Được học tập 6. Nhà biệt thự 15. Sức khỏe 7. Xe máy đời mới 16. Xinh gái/đẹp trai 8. Nhiều tiền 17. Vui vẻ 9. Nổi tiếng 18. Sành điệu - HS nối tiếp những điều mà các em cho là quan trọng, có giá trị đối với mình. + Hãy so sánh với bạn cùng nhóm xem những điều quan trọng nhất của mình và bạn có giống nhau không? + Hãy chọn ra một điều quan trọng với mình và giả thích vì sao em cho điều đó là quan trọng? + Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những điều quan trọng của mình hoặc của người khác? B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy chia sẻ với người thân những điều em cho là quan trọng nhất đối với bản thân mình. Tuần: 7. Chiều thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tiết: 2. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ 2: BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ ( Tiết 1). I -Mục tiêu: - HS biết được hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam. - Biết được nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của các biên báo thuộc: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh. - Có ý thức tuân theo các biển báo khi tham gia giao thông. Chuẩn bị: - Phiếu II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu về nhóm biển báo cấm - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn quan sát tranh và đọc nội dung 1/tài liệu trang 11. - Việc 2: + Thảo luận và nêu những điểm giống và khác giữa các biển báo ( hình dạng, màu sắc, hình vẽ của các biển) + Nêu nội dung của từng biển báo? 2. Tìm hiểu về nhóm biển báo nguy hiểm - Việc 1: Em và bạn hãy đọc cho nhau nghe tên của các biển báo trong phần biển báo nguy hiểm. - Việc 2: Em trao dổi với bạn đặc điểm của các biển báo này. Cho biết các biển báo này để cảnh báo điều gì? - Chia sẻ trước lớp hoạt động 1,2 - BHT lên tổ chức cho các bạn chia sẻ. * GV chốt lại kết hợp giáo dục các em có ý thức tuân theo các biển báo khi tham gia giao thông. 3.Tìm hiểu về nhóm biển hiệu lệnh - Việc 1: Em hãy quan sát và đọc thầm các biển hiệu lệnh trong mục 3 trang 12,13. - Việc 2: Em tìm xem nhóm biển hiệu lệnh có đặc điểm như thế nào?. Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm đọc và chia sẻ các thông tin . BHT lên tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Nhìn động tác đoán biển hiệu lệnh. III – Hoạt động kết thúc tiết học - HĐTQ làm việc. B- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em hãy nói cho bố mẹ nghe về những nhóm biển báo mà em đã học, rồi cùng với người thân tuân theo các biển báo khi tham gia giao thông..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tuần: 8. Chiều thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2016. Tiết: 3. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ 2: BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ ( Tiết 2). I -Mục tiêu: - HS biết được hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam. - Biết được nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của các biển báo thuộc nhóm biển chỉ dẫn và biển phụ. - Có ý thức tuân theo các biển báo khi tham gia giao thông. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Tìm hiểu về nhóm biển báo chỉ dẫn - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn quan sát tranh và đọc nội dung 4/tài liệu trang 13. - Việc 2: + Thảo luận và nêu những điểm giống và khác giữa các biển báo ( hình dạng, màu sắc, hình vẽ của các biển) + Nêu nội dung của từng biển báo? + Biển chỉ dẫn có tác dụng gì?. 2. Tìm hiểu về nhóm biển phụ - Việc 1: Em và bạn hãy đọc cho nhau nghe tên của các biển báo trong phần biển báo phụ. - Việc 2: Em trao dổi với bạn đặc điểm của các biển báo này. Cho biết các biển báo này để làm gì?. - Chia sẻ trước lớp hoạt động 1,2 - BHT lên tổ chức cho các bạn chia sẻ. * GV chốt lại kết hợp giáo dục các em có ý thức tuân theo các biển báo khi tham gia giao thông. - Yêu cầu 3 em đọc lại phần ghi nhớ sgk. III – Hoạt động kết thúc tiết học BHT lên cho các bạn chơi trò chơi về chủ đề giao thông..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HĐTQ làm việc. B- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em hãy nói cho bố mẹ nghe về những nhóm biển báo mà em đã học, rồi cùng với người thân tuân theo các biển báo khi tham gia giao thông. Tuần: 9. Chiều thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016. Tiết: 2. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÔNG CHỦ ĐỀ 2: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ (T1) I -Mục tiêu: - Hoïc sinh bieát như thế nào là người lịch sự. - Biết xác định những hành vi cử chỉ giao tiếp đúng. - Giaùo duïc học sinh biết thể hiện các hành vi lịch sự nơi công cộng. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. C. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Thảo luận nhóm a. Trong giao tiếp ngoài việc chú ý đến nội dung trò chuyện thì các nói và cử chỉ điệu bộ có quan trọng không? Vì sao? b. Hãy viết những điều nên và không nên trong cách thể hiện cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp?. Giao tiếp không lời. Nên. Không nên. Gương mặt Ánh mắt Giọng nói tốc độ nói Dáng đứng Cử chỉ điệu bộ - Việc 1: Chia sẻ nhóm lớn - Việc 2: Chia sẻ cả lớp * GDHS: Trong giao tiếp hằng ngày ngoài việc chú ý đến nội dung câu chuyện thì ánh mắt, cử chỉ , điệu bộ cũng rất quan trọng. 2. Cách giao tiếp của em ( trang 13/sgk) - Việc 1: Làm cá nhân đúng ghi đúng sai ghi sai..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Việc 2: Thảo luận cặp đôi. - Việc 3: Chia sẻ cả nhóm 3. Hát và làm theo lời bài hát - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát và làm theo lời bài hát: Nhìn mặt nhau đi.. 4. Họa sỹ nhí - Việc 1: Em vẽ các khuôn mặt và cách ứng xử khi em gặp những khuông mặt này - Việc 2: Chia sẻ nhóm 2 - Việc 3: Chia sẻ nhóm lớn * GDHS: Cần phải ứng xử hợp lý khi người khác buồn, vui, tức giận........ C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Nói cho người thân em biết những biểu hiện của người lịch sự TUẦN 10. Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. Tiết : 1. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÔNG CHỦ ĐỀ 2: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ (T2) I -Mục tiêu: - Hoïc sinh bieát như thế nào là người lịch sự. - Biết xác định những hành vi cử chỉ giao tiếp đúng. - Giaùo duïc học sinh biết thể hiện các hành vi lịch sự nơi công cộng Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc.. 1. Thảo luận nhóm - Việc 1: 1 HS câu chuyện : Câu chuyện nhà gương - Việc 2: Cá nhân nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Việc 2: Chia sẻ nhóm đôi - Việc 3: Chia sẻ nhóm lớn. ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Trò chuyện cùng bạn - Việc 1: Em cùng bạn chọn chủ đề nói chuyện - Việc 2: Chia sẻ cả nhóm - Việc 3: Chia sẻ nhóm lớn. - Việc 4: Ban học tập cho các bạn thi .. 3. Em yêu ca dao tục ngữ - Việc 1: Em hãy viết những câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. - Việc 2 : Trao đổi nhóm đôi. - Việc 3: Ban học tập chia sẻ nhóm lớn. 4. Khả năng giao tiếp của em - Việc 1: Làm cá nhân - Việc 2: Ban học tập điều khiển C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. Nói cho người thân em biết những biểu hiện của người lịch sự. TUẦN 11 Tiết : 3. Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. Bài: PHÁT ĐỘNG THÁNG HỌC TỐT DÂNG THẦY CÔ I -Mục tiêu: - Phát động thi đua học tốt mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. - Chơi trò chơi thi đua. - Tích cực tự giác tham gia các phong tròa thi đua Chuẩn bị: - Nội dung sinh hoạt II – Hoạt động học Hoạt động thực hành.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. Thảo luận thi đua trong tháng 11. - Trong thaùng 11 naøy coù ngaøy naøo quan troïng ? - Vậy chúng ta đã phải làm gì để dâng tặng lên thầy cô trong ngày này ? - Thảo luận nêu những việc đã làm để giúp bạn khó khăn ? - Lắng nghe , giúp đỡ - Hàng năm nhà trường ta thường tổ chức phong trào gì để chào mừng ngày 20/11 - Trưng bày những lời nhận xét làm bài tốt. Những gương việc tốt - Nhận xét , tuyên dương những học sinh t ích cực tham gia phong trào . Quan sát giúp đỡ - Vậy ngoài học tập thật tốt chúng ta còn có thể thi đua làm nhiếu việc tốt ví dụ như nhặt được của rơi trả người mất, giúp đỡ bạn học tập tiến bộ…Đó cũng chính là những món quà chúng ta daâng taëng thaày coâ. KL : Chúng ta cần phải học tập thật tốt dâng tặng thầy cô những bông hoc điểm 10. Đó là món quà tinh thần tốt nhất của học sinh đối với thầy cô giáo.. 2. Phát động thi đua - CTHĐTQ lên phát động thi đua : + Thi đua học tốt. + Tham gia tích cực các phong trào của Trường, Liên đội, lớp... + Tham gia thi Viết chữ đẹp cấp trường. + Tham gia thi làm thiệp tặng thầy cô. 3. Sinh hoạt văn nghệ, trò chơi. BVN lên cho lớp chơi các trò chơi về học tập, sinh hoạt văn nghệ. B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Mỗi nhóm lập một bảng thi đua và thể hiện quyết tâm của nhóm ở góc thi đua..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TUẦN 12 Tiết : 3. Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. Bài: VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 2011 I -Mục tiêu: - HS biết lịch sử ngày 20 /11 biết ơn các thầy cô giáo. - Biết thể hiện một số bài hát hát về thầy cô - Ý thức chăm ngoan, học giỏi đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. Chuẩn bị :-Lịch sử ngày Nhà Giáo VN 20/ 11 …. II – Hoạt động học HĐTQ làm việc Hoạt động thực hành. 1. Sơ lược ý nghĩa ngày 20-11 - GV đọc phần tóm tắt ý nghĩa lịch sử 20-11 cho cả lớp. - Đặt câu hỏi: + 20-11 là ngày gì? + Ngày đó chúng ta thường nhớ tới ai?. 2. Sinh hoạt văn nghệ - NT cùng các bạn tìm những bài hát, bài thơ, câu chuyện.. về chủ đề thầy cô. - Cả nhóm cùng tập luyện.. BVN lên tổ chức cho các nhóm lần lượt trình bày văn nghệ của nhóm. Chọn ra những tiết mục hay và đặc sắc nhất. Cho các bạn chơi trò chơi.. TUẦN 13 Tiết : 3. Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2016. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bài: LÀM BÁO TƯỜNG CHÀO MỪNG 20-11 I -Mục tiêu: - HS biết liên hệ các bài văn, thơ, câu chuyện, bài hát về ngày 20/11. - Hợp tác, tích cực để hoàn thành báo tường. - Ý thức chăm ngoan, học giỏi đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. Chuẩn bị :-Lịch sử ngày Nhà Giáo VN 20/ 11, giấy ru –ki..... II – Hoạt động học HĐTQ làm việc Hoạt động thực hành. 1. Sơ lược ý nghĩa ngày 20-11 - GV đọc phần tóm tắt ý nghĩa lịch sử 20-11 cho cả lớp. - Đặt câu hỏi: + 20-11 là ngày gì? + Ngày đó chúng ta thường nhớ tới ai?. 2. Làm báo tường - NT cùng các bạn tìm những bài hát, bài thơ, câu chuyện.. về chủ đề thầy cô. -Phân công các nhóm, mỗi nhóm một tờ báo tường.. - Nhóm trưởng cùng các bạn trong nhóm phân công công việc và hoàn thành bài báo tường của nhóm. + Chọn chủ đề. + Nêu ý tưởng. + Thư kí viết bài. + Trang trí.. - Các nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, bình chọn tờ báo đẹp để tham gia thi ở trường. B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Các nhóm lấy tờ báo của nhóm để cùng trang trí lớp. ( Trừ từ báo tường được chọ tham gia thi ở trường.) TUẦN 14 Tiết : 3. Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2016. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. Bài: SƠ KẾT CHỦ ĐIỂM I -Mục tiêu: - Sơ kết lại chủ điểm, các hoạt động trong tháng. - Biết đánh giá, nhận xét, rút ra những điều làm được và chưa làm được đã nêu ra. - Chăm, ngoan, tích cực. Chuẩn bị :-Nộ dung .. II – Hoạt động học HĐTQ làm việc Hoạt động thực hành. 1. Sơ kết lại các phong trào, hoạt động trong tháng - Chủ điểm của tháng là gì? - Trong tháng có ngày lễ gì? - Nêu các phong trào, hoạt động mà nhóm, lớp tham gia? a. Phòng trào thi đua học tốt - Điểm thi đua của các nhóm? - Những bạn tích cực phát biểu, chuẩn bị bài và hoàn thành tốt ở nhà? - Bạn nào chưa tích cực, chưa hoàn thành bài cô giao? b. Các phòng trào thi đua - Thi làm thiệp + Nhóm nào được đánh giá là làm đẹp, có nội dung hay và ý nghĩa? + Tham gia trường thế nào? + Qua hội thi làm thiệp, em học được điều gì và có suy nghĩ gì? - Thi bóng đá mi ni + Tham gia thi đấu thế nào? + Qua giải này, em có rút ra được bài học gì không? -Thi vẽ tranh + Nội dung thi vẽ tranh là gì? + Các em đã tham gia tích cực chưa?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Em rút ra được kinh nghiệm gì? -. Thi viết chữ đẹp + Em có quyết tâm gì sau họi thi viết chữ đẹp. - Lắng nghe cô nhận xét, kết hợp giáo dục. B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Các nhóm họp đưa ra kế hoạch cho tháng 12 với chủ điểm: “ Uống nước nhớ nguồn” Tuần: 15. Chiều thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2016. Tiết: 3. Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ 3:ĐI XE ĐẠP AN TOÀN ( Tiết 1). I -Mục tiêu: - HS biết cách chuẩn bị xe trước khi đi để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - Tham gia giao thông đúng luật, cẩn thận. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. D. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1.Liên hệ thực tế. - Trả lời các câu hỏi sau: + Hằng ngày em đi đến trương bằng phương tiện gì? + Em có chuẩn bị gì trước khi đi không? + Tại sao em lại phải chuẩn bị?. 2. Chuẩn bị trước khi đi xe đạp. - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn quan sát tranh và đọc nội dung 1/tài liệu trang 15. - Việc 2: + Thảo luận và cho biết để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, em cần chuẩn bị như thế nào trước khi đi?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Chia sẻ trước lớp . - BHT lên tổ chức cho các bạn chia sẻ. * GV chốt lại kết hợp giáo dục các em đi xe đạp an toàn. - Yêu cầu 3 em đọc lại ý đầu của phần ghi nhớ sgk. III – Hoạt động kết thúc tiết học BHT lên cho các bạn chơi trò chơi về chủ đề giao thông. - HĐTQ làm việc. B- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em hãy cùng anh, chị tìm hiểu xem đi xe đạp như thế nào cho an toàn?. Tuần: 16 Tiết: 3. Chiều thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2016 Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ 3:ĐI XE ĐẠP AN TOÀN ( Tiết 2). I -Mục tiêu: - HS biết cách đi xe đạp an toàn. - Tham gia giao thông đúng luật, cẩn thận. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. E. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Cách đi xe đạp an toàn. - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn quan sát tranh và đọc nội dung 2/tài liệu trang 16, 17. - Việc 2: + Thảo luận và cho biết nội dung từng bức tranh?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Chia sẻ trước lớp . - BHT lên tổ chức cho các bạn chia sẻ. - Trả lời câu hỏi: Vậy đi xe đạp như thế nào cho an toàn? * GV chốt lại kết hợp giáo dục các em cách đi xe đạp an toàn. 2. Ghi nhớ - Việc 1: Mỗi cá nhân tự đọc thầm phần ghi nhớ. - Việc 2: 3 bạn đọc trước lớp. - Việc 3: Lắng nghe cô kết luận, giáo dục. III – Hoạt động kết thúc tiết học -. BHT lên cho các bạn chơi trò chơi về chủ đề giao thông.. -. Chia sẻ cảm xúc sau tiết học. HĐTQ làm việc. B- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em hãy cùng anh, chị thực hành đi xe đạp an toàn trong cuộc sống hằng ngày.. TUẦN 18 Tiết : 3. Chiều thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG. CHỦ ĐỀ 3: THƯƠNG LƯỢNG ( TIẾT 2) I -Mục tiêu: - Biết thương lượng là một việc cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - Để thương lượng có hiệu quả, chúng ta cần hiểu mong muốn của bản thân và của người khác và thực hiên để ai cũng đựơc thỏa mãn nguyện vọng của mình. - Giáo dục học sinh cách giao tiếp, ứng xử khi khi thương lượng Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. F. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 5. Trò chơi xây nhà - Việc 1: Em cùng các bạn thảo luận và quyết dịnh về mẫu căn nhà định thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Việc 2: Thương lượng và quyết định dự trù kinh phí xây nhà trong nhóm. - Việc 3: Thương lượng bán đồ dùng và mua nguyên liệu. - Việc 4: Thực hiện xây nhà. -Việc 5: Ban học tập tổ chức chia sẻ. 6. Đọc và suy gẫm - Việc 1: Em cùng bạn đọc bài thằng bờm. - Việc 2: Chia sẻ nhóm 2 các câu hỏi: + Phú ông thực hiện bao nhiêu lần thương lượng. + Vì sao phú ông thương lượng không thành ngay từ lần thương lượng đầu tiên. + Muốn thương lượng thành công em cần làm gì? - Việc 3: CHia sẻ trong nhóm. - Việc 4: Chia sẻ cả lớp. * GDKNS: Muốn thương lượng thành công em cần phải lắng nghe và hiểu suy nghĩ của người mình cần thương lượng. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. -Nói cho người thân em biết khi thương lượng em cần chú ý điều gì. Tuần: 19 Tiết: 3. Chiều thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2017 Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 4:QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT ( Tiết 1). I -Mục tiêu: - Biết suy nghĩ đưa ra quyết định sáng suốt - Quyết định sáng suốt đễ sống và hành động theo nó. - Giáo dục học sinh suy nghĩ hành động sáng suốt Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. G.. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Xử lý tình huống:. - Việc 1: Em đọc tình huống và xử lý các tình huống. - Việc 2: Chia sẻ nhóm đôi - Việc 3: Chia sẻ nhóm lớn. - Việc 4: Ban học tập điều khiển chia sẻ .. 2. Đóng vai - Việc 1: Em cùng bạn thảo luận và phân vai và đua ra quyết định sáng suốt - Việc 2: Chia sẻ nhóm lớn. - Việc 3: Nhóm trưởng kiểm tra các nhóm khác. * Trong tất cả các tình huống em luôn giữ bình tĩnh, suy nghĩ kĩ để đua ra quyết định hợp lý.. 3. Ý kiến của em - Việc 1: Em làm bài 3/28 - Việc 2: Nhóm trưởng kiểm tra dành giá.. - Việc 1: Em làm vào vở bài 4. - Việc 2: Chia sẻ nhóm 2. - Việc 3: Ban học tập điều khiển chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. Nói cho người thân em biết cần làm gì để đua ra quyết định sáng suốt. Tuần: 20 Tiết: 3. Chiều thứ năm ngày 1 2 tháng 1 năm 2017 Môn: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG ĐÃ HỌC. I -Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Ôn lại các chủ đề đã học. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. H.. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Ôn lại các chủ đề đã học. - Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn nêu tên các chủ đề đã học. - Việc 2: Lần lượt từng bạn nhắc lại lời khuyên sau mỗi chủ đề. - Việc 3: Thống nhất trong nhóm.. 2. Chia sẻ những điều đã thực hành và vận dụng được. a. Chủ đề 1:Những điều quan trọng đối với em - Em đã chọn ra được điều quan trọng đối với bản thân chưa? Em cần có thái độ như thế nào đối với những điều quan trọng của mình hoặc của người khác? b.Chủ đề 2: Em là người lịch sự - Khi học xong bài, em đã thấy mình có thay đổi gì chưa khi giao tiếp với mọi người? Em nhận thấy mình cần phát huy điều gì và cần khắc phục điều gì? c. Chủ đề 3: Thương lượng Em đã thực hành thương lượng trong cuộc sống cuả mình chưa? Khi học xong, em đã vận dụng được gì vào các cuộc thương lượng cuả mình. -. Việc 1 : Cá nhân suy nghĩ, viết ra sổ tay những điều mình vận dụng. Việc 2: NT cho các bạn chia sẻ trong nhóm. Việc 3: BHT chia sẻ trước lớp. + Em cảm thấy thế nào khi vận dụng thành công trong cuộc sống hằng ngày. Chia seû cuûa giaùo vieân HĐTQ làm việc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em hãy vận dụng những kĩ năng sống vào thực hành trong cuộc sống hằng ngày.. TUẦN 21 Tiết 3. Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Chủ đề 4: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ( T1) I -Mục tiêu: - HS biết được cần phải làm gì để an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. An toàn khi đi xe ô tô buýt công cộng - Việc 1: - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn quan sát tranh ảnh ở hoạt động 1 trang 20,21. - Việc 2 : Thảo luận trả lời các câu hỏi: * Chờ xe: Tranh 1,2,3. + Nêu nội dung từng bức ảnh. + Từ ba bức ảnh em hãy cho biết điều gì nên và điều gì không nên khi chờ xe, vì sao? * Lên , xuống xe ô tô buýt + Quan sát ảnh và đọc nội dung từng ảnh. +Em hãy cho biết những điều cần lưu ý khi lên,xuống xe buýt. *Ngồi trong xe buýt + Trong xe buýt , em cần ngồi như thế nào để đảm bảo an toàn?. -. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. Nghe cô giáo nhận xét,chốt ý và kết hợp giáo dục. 2.Liên hệ thực tế.. - Em có đi xe buýt thường xuyên không? - Nếu có, em đã thực hiện trật tự, an toàn như thế nào khi đi xe buýt?. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. -. Chia seû cuûa giaùo vieân HĐTQ làm việc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Em hãy cùng người than thực hiện an toàn khi đi xe buýt. TUẦN 2 Tiết 3. Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 4: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ( T2). I -Mục tiêu: - HS biết được cần phải làm gì để an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. An toàn khi tàu hỏa - Việc 1: - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn quan sát tranh ảnh và lần lượt đọc nội dung từng bức tranh, ảnh ở hoạt động 2 trang 22,23. - Việc 2 : Thảo luận trả lời câu hỏi: Khi đứng ở sân ga và chuẩn bị lên tàu em cần chú ý điều gì? + Khi ở trên tàu hỏa, em không được làm nhữn việc gì?. -. Việc 3: BHT cho các nhóm trình bày và chia sẻ trước lớp. Lắng nghe Gv chốt kết hợp giáo dục. 2. An toàn khi đi tàu thủy - Việc 1: NT tổ chức cho nhóm mỗi cá nhân tự đọc thông tin nội dung tranh ở hoạt động 4 trang 24. - Việc 2: Đọc và thảo luận nhóm: Những người trong tranh đã thực hiện an toàn khi đi tàu thủy chưa?vì sao? Khi đi tàu thuỷ, em phải thực hiện an toàn như thế nào? -Việc 3: Thống nhất và báo cáo.. -. 3.An toàn khi đi phà qua sông Việc 1: BHT tổ chức cho các bạn đọc và quan sát nội dung tranh ở hoạt động 4/24,25. Việc 2: Trả lời câu hỏi: Những người trong tranh đứng, ngồi trong phà như vậy có đúng không? Vì sao? Việc 3: Cho các bạn đọc nội dung ghi nhớ.. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> -. Chia seû cuûa giaùo vieân HĐTQ làm việc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em đã đi trên phương tiện nào trong các phương tiện giao thông công cộng? Có đi thường xuyên không? - Em đã thực hện an toàn hoặc chưa an toàn như thế nào khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng? Nếu chưa thì em sẽ khắc phục như thế nào? TUẦN 23 Tiết : 2. Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 5: TỰ BẢO VỆ, PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (TIẾT 1). I -Mục tiêu: - HS có kĩ năng tự bảo vệ, nhận dạng được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. -. 1. Trò chơi “ Chanh chua, cua cắp” Việc 1: BVN lên tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Chanh chua, cua cắp” Việc 2: Trả lời câu hỏi: Để khỏi bị cua cắp, em cần phải làm gì?. 2. Phân tích truyện - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lần lượt đọc 3 câu chuyện SGK 35,36,37. - Việc 2: Thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Thủ phạm xâm hại tình dụctrẻ em trong các câu chuyện trên là ai? Kẻ đó có quan hệ như thế nào với nạn nhân/ + Hậu quả đối với trẻ em khi bị xâm hại tình dục là gì? + Thủ đoạn của kẻ xâm hại tình dục trẻ em là gì?. -. -. + Việc 3: Chia sẻ trước lớp Lắng nghe cô giáo nhận xét và chốt, kết hợp giáo dục. 3. Nhận dạng các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Việc 1: Em hãy đọc nội dung hoạt động 3 sgk/38. Việc 2: Em hãy khoanh trước chữ cái đặt trước tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục.. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. -. Chia sẻ của giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. Em hãy vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hằng ngày để tự bảo vệ bản thân.. TUẦN 24 Tiết : 3. Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG. CHỦ ĐỀ 3: QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT ( tiết 2) I -Mục tiêu: - Biết suy nghĩ đưa ra quyết định sáng suốt - Quyết định sáng suốt để sống và hành động theo nó. - Giáo dục học sinh suy nghĩ và vận dụng hành động sáng suốt Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. A-HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi “Quyết định của tôi’ - Việc 1: Mỗi nhóm đọc kĩ phần hướng dẫn chơi và hai trò chơi trong sgk/31,32. - Việc 2: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. - Việc 3: Thảo luận trả lời câu hỏi: + Với trò chơi nào các bạn nhóm 1 thực hiện nhiều lần lựa chọn trước khi quyết định chọn mua? Giải thích lí do. + Thời gian đưa ra quyết định trong trò chơi nào ngắn hơn? Giải thích lí do.. -. 2. Em là người quyết định Việc 1: Em hãy đọc kĩ nội dung bài 6/32,33. Việc 2: Em suy nghĩ, quyết định và ghi vào phần chỗ chấm.. - Việc 3: Chia sẻ trong nhóm. 3. Em yêu ca dao, tục ngữ -Việc 1: NT cho cả nhóm thảo luận giải thích câu tục ngữ, thành ngữ: “ Sai một li đi một dặm” - Việc 2: Thống nhất trong nhóm.. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. - Chia sẻ của giáo viên. - Đọc lời khuyên. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Em hãy vận dụng vào cuộc sống để đưa ra những quyết định sáng suốt.Tập quyết định tf những việc nhỏ nhất. TUẦN 25. Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2017. Tiết: 3. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 5: THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO THÔNG ( T1) I -Mục tiêu: - HS biết được thế nào là văn hóa giao thông. - Biết được một số hành động nen và không nên làm khi tham gia giao thông. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Thế nào là văn hóa giao thông - Việc 1: - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận và trả lời : Theo các bạn Văn hóa giao thông là gì? - Việc 2 : Lấy 1 số ví dụ cụ thể.. - Việc 3: Chia sẻ trước lớp. - Nghe cô giáo nhận xét,chốt ý và kết hợp giáo dục. 2.Quan sát tranh và thảo luận ( trang 26,27) - BHT cho các bạn lần lượt đọc và quan sát từng bức tranh trong sách. - Em hãy kể them một vài hành động đẹp khi tham gia giao thông? - Trong các việc trên, việc nào em đã thực hiện và việc nào em chưa thực hiện được?. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. -. Chia seû cuûa giaùo vieân HĐTQ làm việc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Em hãy cùng người than thực hiên văn hóa giao thông khi tham gia giao thông. TUẦN 26 Tiết : 3. Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 5: THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO THÔNG ( T2). I -Mục tiêu: - HS biết được thế nào là văn hóa giao thông. - Biết được một số hành động nen và không nên làm khi tham gia giao thông. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1a.Ôn lại ghi nhớ - Nhóm trưởng ch các bạn nhắc lại phần ghi nhớ. - Chia sẻ xem mình đã vận dụng thực hành được điều gì? b. Bài tập 1/28 - Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân đọc và tự khoanh trước ý thể hiện văn hóa giao thông. - Chia sẻ trong nhóm.. 2. Bài tập 2,3/28 - Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và thảo luận ảnh trong sách và thảo luận trả lời câu hỏi: Hành vi của những người đi bộ và đi xe đạp dưới đây có thể hiện văn hóa giao thông không ? Vì sao? - Việc 2: Chia sẻ trong nhóm - Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.. 3. Liên hệ thực tế: Em hãy kể về hành vi văn hóa giao thông mà bản thân hoặc bạn em đã thực hiện khi tham gia giao thông và nêu cảm nghĩ của em? - Ban học tập cho cả lớp chia sẻ và nêu cảm nghĩ. - Giáo viên chốt kết hợp giáo dục các em thực hiện các hành vi văn hóa giao thông khi tham gia giao thông. HĐTQ làm việc B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Em hãy cùng với người thân tích cực thực hiện các hành vi văn hóa giao thông.. TUẦN 27 Tiết : 2. Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2017 MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 5: TỰ BẢO VỆ, PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (TIẾT 1). I -Mục tiêu: - HS có kĩ năng tự bảo vệ, nhận dạng được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. -. 1. Trò chơi “ Chanh chua, cua cắp” Việc 1: BVN lên tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Chanh chua, cua cắp” Việc 2: Trả lời câu hỏi: Để khỏi bị cua cắp, em cần phải làm gì?. 2. Phân tích truyện - Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lần lượt đọc 3 câu chuyện SGK 35,36,37. - Việc 2: Thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Thủ phạm xâm hại tình dụctrẻ em trong các câu chuyện trên là ai? Kẻ đó có quan hệ như thế nào với nạn nhân/ + Hậu quả đối với trẻ em khi bị xâm hại tình dục là gì? + Thủ đoạn của kẻ xâm hại tình dục trẻ em là gì?. -. + Việc 3: Chia sẻ trước lớp Lắng nghe cô giáo nhận xét và chốt, kết hợp giáo dục.. 3. Nhận dạng các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. - Việc 1: Em hãy đọc nội dung hoạt động 3 sgk/38. - Việc 2: Em hãy khoanh trước chữ cái đặt trước tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục.. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> -. Chia sẻ của giáo viên.. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. Em hãy vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hằng ngày để tự bảo vệ bản thân.. TUẦN 28 Tiết : 2. Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017 MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 5: TỰ BẢO VỆ, PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (TIẾT 2). I -Mục tiêu: - HS có kĩ năng tự bảo vệ, biết phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục. - Biết ứng phó khi bị xâm hại. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục và ứng phó khi bị xâm hại tình dục(sgk/38,39) - Việc 1: Cá nhân đọc nội dung hoạt động 4,5/38, 39,khoanh tròn trước những việc em cần làm. - Việc 2: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm.. -. + Việc 3: Chia sẻ trước lớp Lắng nghe cô giáo nhận xét và chốt, kết hợp giáo dục.. -. 2. Đóng vai Việc 1: Em hãy đọc nội dung hoạt động 6 sgk/40. Việc 2: NT tổ chức thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong các tính huống.. -. -. - Các nhóm lên đóng vai. Thảo luận trả lời các câu hỏi sgk/41. + Vì sao em lại chọn cách ứng xử đó? + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? + Còn có những cách ứng xử nào khác không?Hãy phân tích lợi, hại và cảm xúc của nạn nhân trong mỗi trường hợp ứng xử? +Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị kẻ khác xâm hại tình dục không? + Cần làm gì khi bị xâm hại tình dục? + Pháp luật có bênh vực chúng ta khi chúng ta tố cáo kẻ đã xâm hại tình dục trẻ em không? Lắng nghe cô kết luận..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> -. Đọc ghi nhớ.. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. Em hãy vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hằng ngày để tự bảo vệ bản thân.. TUẦN 29 Tiết : 3. Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 6: AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ( T1). I -Mục tiêu: - HS biết được đi lại trên sông, nước là rất nguy hiểm nên cần chú ý đề phòng tai nạn. - Biết được một số hành động để đảm bảo an toàn khi tham giao thông đường thủy. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Tìm hiểu về giao thông đường thủy - NT cho các bạn thảo luận trả lời câu hỏi: + Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được? + Kể tên các loại phương tiện giao thông đường thủy?. - Chia sẻ trước lớp. - Lắng nghe cô nhận xét, kết luận. 2.Quan sát và tìm hiểu nội dung các bức tranh (SGK/29,30) - Việc 1: Mỗi cá nhân tự quan sát và đọc nội dung các bức ảnh trong sách. - Việc 2:BHT cho cả lớp cùng tìm hiểu: Lần lượt các bạn sẽ nêu nội dung tranh và đọc phần chú thích. - Việc 3:Vậy khi tham gia giao thông đường thủy, em cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn? Lắng nghe cô chốt kết hợp giáo dục. 3. Chơi trò chơi BVN lên cho lớp chơi trò chơi về ATGT B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Em hãy nói cho người thân nghe những điều em học và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.. TUẦN 30 Tiết : 3. Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG Chủ đề 6: AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ( T2). I -Mục tiêu: - HS biết được đi lại trên sông, nước là rất nguy hiểm nên cần chú ý đề phòng tai nạn. - Biết được một số hành động để đảm bảo an toàn khi tham giao thông đường thủy. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1a.Ôn lại ghi nhớ - Nhóm trưởng ch các bạn nhắc lại phần ghi nhớ trang 31. - Chia sẻ xem mình đã vận dụng thực hành được điều gì? b. Bài tập 1/31 - Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân đọc và tự khoanh trước ý thể hiện văn hóa giao thông. - Chia sẻ trong nhóm. 2. Bài tập 2,3/28 - Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và thảo luận ảnh trong sách và đưa ra nhận xét về hành vi của các bạn ngồi trên thuyền trong 2 ảnh . - Việc 2: Chia sẻ trong nhóm - Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.. 3. Liên hệ thực tế: Em đã từng tham gia giao thông đường thủy chưa? Khi tham gia em có thực hiện đường luật an toàn giao thông đường thủy không? Hãy kể lại những hành vi chưa an toàn mà em chứng kiến (nếu có) - Ban học tập cho cả lớp chia sẻ . - Giáo viên chốt kết hợp giáo dục các em thực hiện các hành vi văn hóa giao thông khi tham gia giao thông. HĐTQ làm việc B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông đường thủy khi nhà trường tổ chức ( vẽ tranh, thi tìm hiểu, trò chơi an toàn giao thông….). TUẦN 31 Tiết : 3. Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Chủ đề 6: EM BIẾT CHI TIÊU THÔNG MINH (T1). I -Mục tiêu: - HS nhận biết được tiền. - Việc sử dụng tiền cần biết cân đối với 3 mục đích: mua sắm, tiết kiệm và chia sẻ. - Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Thảo luận nhóm (HĐ 1/42) - Việc 1: NT tổ chức cho các bạn thảo luận những câu hỏi sau: + Những khoản tiền mà em có được là từ đâu? + Em sử dụng khoản tiền em có được để làm những gì? - Việc 2: Chia sẻ trước lớp. 2. Nhận biết tiền (HĐ2/43) - Việc 1: Đọc nội dung, yêu cầu của bài 2/43. - Việc 2: Em hãy nối số tiền ở cột A với cột B sao cho tương ứng. - Việc 3: Em hãy cùng bạn đổi chéo kiểm tra. 3.Bài tập cá nhân ( trang 44) - Việc 1: Đọc và quan sát tranh trong bt3/44 -Việc 2: Em hãy thử tài mua sắm bằng cách lựa chọn những món đồ trong siêu thị cho mình vơi số tiền được mẹ cho là 30 000 đồng. - Việc 3: Em điền vào bảng những đồ vật em chọn và số tiền. - Việc 4: Chia sẻ trong nhóm. 4. Đọc và suy ngẫm. - Việc 1: Em hãy cùng các bạn đọc câu chuyện: Minh và bộ đồ chơi xếp hình trang 45 - Việc 2: Thảo luận về cách sử dụng tiền hợp lí..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Việc 3: Em viết vào vở những điều đã thảo luận và thống nhất.. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. - Chia seû cuûa giaùo vieân HĐTQ làm việc B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. Em hãy tập chi tiêu một cách hợp lí khi được bố, mẹ ( người lớn) cho em tiền. TUẦN 32 Tiết : 3. Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Chủ đề 6: EM BIẾT CHI TIÊU THÔNG MINH (T2). I -Mục tiêu: - HS biết cách sử dụng tiền một cách hợp lí. - Biết lập kế hoạch cũng như biết cách ghi các khoản chi tiêu hằng ngày. Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Ý kiến của em (HĐ 5/48) - Việc 1: Em hãy đọc kĩ yêu cầu của bài tập. - Việc 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước phương án đúng nhất cho mỗi tình huống - Việc 3: Chia sẻ trước lớp. 2. Thảo luận nhóm (HĐ6/49) - Việc 1: Đọc nội dung, yêu cầu của bài 6/49. - Việc 2: Thảo luận những quy tắc về tiền bạc, nêu ý kiến của mình. - Việc 3: Hoạt động chung cả lớp. - Đọc lời khuyên, chia sẻ điều học được.. Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. - Chia seû cuûa giaùo vieân HĐTQ làm việc B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 1) Em hãy thảo luận cùng cha mẹ để hiểu được những chi tiêu hằng ngày, hằng tháng cho em, cho gia đình và ghi lại vào bảng ( HĐ7/50,51) 2) Em hãy giúp cha mẹ lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong 1 tuần ( HHĐ8/52,53) và ghi : câu trả lời cho 2 câu hỏi sau - Số tiền gia đình em sẽ chi tiêu trong một tuần là bao nhiêu? - Em nhận thức được điều gì từ 2 bài tập về chi tiêu trong gia đình?. TUẦN 34 Tiết : 3. Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2017. MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THỰC HÀNH KĨ NĂNG SÔNG ĐÃ HỌC. I -Mục tiêu: - Ôn lại các kĩ năng sống đã học - Biết vận dụng nhữn.g gì đã học vào trong cuộc sống Chuẩn bị: - SGK II – Hoạt động học Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Ôn lại những gì đã học. - Việc 1: NT lần lượt cho các bạn ôn lại các chủ đề đã học. - Việc 2: Đọc ghi nhớ từng bài. - Việc 3: Chia sẻ trước lớp tên bài và điều cần nhớ. 2. Thảo luận trả lời các câu hỏi: a.Em hãy chia sẻ với các bạn những gì quan trọng nhất đối với em? b.Những điều em cần tránh để không bị xâm hại tình dục? cThế nào là chi tiêu một cách thông minh?. 3. Liên hệ thực tế - Sau khi học các bài về kĩ năng sống, em đã vận dụng thực hành được điều gì và điều gì em chưa làm được?Em hãy chia sẻ cho các bạn được biết.Nêu cảm nghĩ của em khi thực hiện những việc làm đó. - Việc 3: Hoạt động chung cả lớp. - Nghe cô nhận xét, giáo dục. B-HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Em hãy vận dụng những điều đã học vào thực hành, xử lí các tình huống trong cuộc sống của mình..

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

×