Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

su 8 tuan 8 tiet 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.21 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 08 Tiết: 16. Ngày soạn : 08/ 10/ 2017 Ngày dạy : 12/ 10/ 2017 Bài 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học học sinh cần: - Khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa mặc dù còn non yếu đã tổ chức lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Giai cấp công nhân ngày một trưởng thành từng bước vươn lên, nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Phong trào tiêu biểu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á trước tiên là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam. 2. Thái độ - Nhận thức đúng về thời kỳ sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. - Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực. 3. Kĩ năng - Sử dụng lược đồ Đông Nam Á để trình bày các sự kiện tiêu biểu. - Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực cuối TK XIX đầu TK XX. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, tư liệu lịch sử; Lược đồ: Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX –đầu XX Bảng nhóm 2. Học sinh Sách giáo khoa Vở bài soạn, vở bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: 8A1…………8A2…………8A3…………8A4……..........8A5…………… 1. Kiểm tra bài cũ Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 2.Giới thiệu bài mới Thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây tìm mọi cách để xâm chiếm, biến khu vực Đông Nam Á thành thuộc địa. Đây cũng là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Tìm hiểu Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á GV: Sử dụng lược đồ Đông nam Á cuối thế kỷ XIX. HS: xác định trên lược đồ vị trí của Đông Nam Á. NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á - Đông Nam Á có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Tại sao các nước Đông nam Á lại trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Chuẩn kiến thức Treo lược đồ khu vực ĐNA cuối thế kỉ XIX ? Em hãy xác đinh Xác định trên lược đồ các nước thuộc địa và tên các nước cai trị? HS: Xác định vị trí tên nước thuộc địa và tên thực dân cai trị trên lược đồ GV: Chốt, giải thích thuật “ vùng đệm”, Xiêm là nước duy nhất thoát khỏi thân phận thuộc địa nhưng trở thành nơi cho thực dân Pháp, làm bàn đạp thống trị các nước trong khu vực Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện Pháp chiếm 3 nước Đông Dương Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi líp pin Hà Lan, Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a Xiêm trở thành “vùng đệm” của Anh, Pháp Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á ?Khi thực dân xâm lược các nước Đông Nam Á đã chống xâm lược ra sao? HS: suy nghĩ, trả lời GV: chốt ? Sau khi biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân Phương Tây đã áp dụng những chính sách cai trị như thế nào ? ? Điểm chung trong chính sách cai trị này ? HS: Suy nghĩ, trả lời ? Chính sách đó dẫn tới điều gì? HS: Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân GV: chốt, mâu thuẫn dân tộc ở các nước ĐNA trở nên gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh nổ ra ?Thống kê những phong trào đấu tranh tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á? HS làm việc nhóm GV: Tổ chức HS hoàn thành bảng thống kê theo mẫu. Tên nước. Phong trào tiêu biểu. đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á Cuối thế kỉ XIX đầu XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1. Cuộc đấu tranh chống xâm lược Nhân dân nổi dậy bảo vệ tổ quốc, tuy nhiên do thực dân mạnh, phong kiến lại không kiên quyết nên bọn thực dân đã đặt ách thống trị lên nhân dân Đông Nam Á 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc - Chính sách thống trị của thực dân: “chia để trị”, vơ vét của cải - Mâu thuẫn dân tộc gay gắt - Các phong trào tiêu biểu. Tên nước In – đônêxi-a. Phong trào tiêu biểu Cuối thế kỉ XIX Nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời 1905, lập các tổ chức công đoàn thành lập truyền bá chủ nghĩa Mác 1920, Đảng cộng sản ra đời.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phi – Cách mạng 1896-1898, do tư sản líplãnh đạo, chống thực dân Tây Ban pin Nha lập nước cộng hòa, (sau đó Mĩ thống trị) Căm Khởi nghĩa Acha xoa (1863-1866) –pu- Khởi nghĩa của nhà sư Pu –cômchia bô (1866-1867 Lào Khởi nghĩa vũ trang ở Xa-van-nakhét do Pha-ca đuốc lãnh đạo (1901), cuộc khởi nghĩa cao ở cao nguyên Bô-lô-ven(1901-1907) Việt Phong trào Cần vương (1885Nam 1896), khởi nghĩa Yên Thế (18841913). ?Em hãy rút ra đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ĐNA ? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Chốt Các phong trào đều thất bại, đều mang tính chất là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, tư sản, …. Các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục, rộng khắp, gây nhiều khó khăn cho kẻ thù Có sự đoàn kết quốc tế (giữa 3 nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp), sự giúp đỡ liên minh chiến đấu (như cuộc khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm – bô ở Cam-pu chia, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven ở Lào được sự giúp đỡ của Việt Nam) ? Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế Kỷ XIX đầu TK XX đều thất bại ? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: chốt, các phong trào đều thất bại là do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, chưa có tổ chức lãnh đạo thống nhất trong cả nước, chưa có sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân 4. Củng cố: Trình bày khái quát quá trình xâm lược của thực dân Phương Tây đối với các nước Đông Nam Á . Nhận xét khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài kết hợp vở ghi và sgk. - Chuẩn bị bài 12 : Tìm hiểu về Minh Hoàng Thiên Trị, Nội dung, kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..... ......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×