Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.49 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>NỘI DUNG BÁO CÁO - HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN TẠI CƠ QUAN TRƯỜNG HỌC - TRÁCH NHIỆM CỦA BTTND NHÀ TRƯỜNG KHI CÓ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO XẢY RA.. I. Căn cứ văn bản hướng dẫn để Ban TTND hoạt động. 1 - Căn cứ vào nghị định 159/2016 NĐ- CP Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. 2 - Căn cứ vào hướng dẫn số 1271/ HD- TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn Công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của BTTND theo nghị định 159/2016 NĐ- CP. II . Vai trò của Ban thanh tra nhân dân Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để giám sát: + Việc thực hiện chính sách, pháp luật, + Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, + Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị. III. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân 1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân. 2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phải là: + Người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, + Không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. + Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. ( Người gần về hưu thì không bầu).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> IV. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ( Theo Điều 29, Nghị đinh 159 có 8 nội dung) 1) Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị; 2) Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị; 3) Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; 4) Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật; 5) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị; 6) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; 7) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; 8) Những việc khác theo quy định của pháp luật. V. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân (1271/ HD- TLĐ) Theo hướng dẫn số của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ giám sát có chất lượng, hiệu quả phù hợp trong điều kiện Ban TTND hoạt động kiêm nhiệm, phạm vi giám sát trước hết tập trung vào những nội dung sau đây: 1- Những nội dung đã được Nghị quyết Hội nghị CBCC, hoặc Hội nghị NLĐ thông qua; 2- Những vụ việc gây bức xúc trong cơ quan, đơn vị hoặc các hành vi vi phạm quyền, lợi ích của công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị. 3- Những vụ việc liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động qua theo dõi, phản ánh phát hiện có vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> VI. Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân (Điều 30/ Nghị định 159) 1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thu thập thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân. 2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân. VII. Vậy khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thì BTTND nên làm như thế nào? 1 - Trước hết BTTND tiếp nhận, nghiên cứu và cùng với tổ trưởng CM có người bị khiếu nại, tố cáo và Công đoàn nhà trường để xem xét giải quyết. (tư vấn, hòa giải) * Lưu ý: thông thường các cá nhân, tổ chức thường gửi đơn khiếu nại, tố cáo... đến thủ trưởng đơn vị mà không biết để gửi cho BTTND. Trong trường hợp này Hiệu trưởng nên chuyển cho BTTND để tìm hiểu, tư vấn và giải quyết trước. 2 - Khi ND khiếu nại, tố cáo vượt quá thẩm quyền thì lập báo cáo đề nghị người đứng đầu đơn vị tổ chức, giải quyết theo quy định của pháp luật... VIII. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1. Phân biệt khái niệm, tố cáo - Tố cáo: vạch trần hành động xấu xa, phạm pháp hay tội ác trước cơ quan có thẩm quyền hoặc trước dư luận ( khi có hành vi vi phạm quy định, chủ trương, pháp luật... .) - Khiếu nại: đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lí (khi có QĐ hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước đối với cán bộ công chức....) 2. Thông tư hướng dẫn và biểu mẫu giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Thông tư hướng dẫn giải quyết tố cáo: thông tư Số: 06/2013/TT-TTCP: thông tư Quy định quy trình giải quyết tố cáo. ( gồm có 19 biểu mẫu kèm theo).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thông tư hướng dẫn giải quyết khiếu nại hành chính: thông tư Số: 07/2013/TT-TTCP: thông tư Quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.( gồm có: 16 biểu mẫu kèm theo) 3. Các bước chính khi thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo a. Các bước chính khi thực hiện giải quyết tố cáo I. TIẾP NHẬN, CHUẨN BỊ XÁC MINH TỐ CÁO. Thực hiện từ mẫu: 01 đến mẫu 08 II. TIẾN HÀNH XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO Thực hiện từ mẫu: 09 đến mẫu 15 III. KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, XỬ LÝ TỐ CÁO VÀ CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO. Thực hiện từ mẫu: 16 đến mẫu 19 b. Các bước chính khi thực hiện giải quyết khiếu nại. I. THỤ LÝ, CHUẨN BỊ XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI Thực hiện từ mẫu: 01 đến mẫu 04. II. TIẾN HÀNH XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI Thực hiện từ mẫu: 05 đến mẫu 14 III. BAN HÀNH, GỬI, CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ LẬP, QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI. Thực hiện từ mẫu: 15 đến mẫu 16. NGƯỜI BÁO CÁO ĐỊNH CÔNG THUẬN.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>