Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Tuan 17 On tap phan Van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.36 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP 4 ÔN TẬP THI HỌC KÌ I.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I.Ẩn dụ 1.Khái niệm 2.Phân loại Có 4 kiểu thường gặp là: -Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật hiện tượng. -Ẩn dụ cách thức: là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng vè cách thức thực hiện hành động. -Ẩn dụ phẩm chất: là dựa trên sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật hiện tượng. -Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (hay còn gọi là ẩn dụ bổ sung): là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác. II.Hoán dụ 1.Khái niệm 2.Phân loại: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể -Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III.LUYỆN TẬP Câu hỏi 1 Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới: “Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Tôi chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi” (Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) 1.Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 2.Văn bản sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào? 3.Cho biết ra tác dụng của biện pháp tu từ đó? 4.Tác giả thể hiện thái độ gì trong văn bản?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đáp án: 1.Phương thức biểu đạt: Tự sự 2. Biện pháp tu từ: Liệt kê 3.Tác dụng của phép liệt kê: miêu tả chân thực và sinh động quang cảnh xa hoa, lộng lẫy nơi phủ chúa (nhà Đại Đường) 4.Thái độ của tác giả: -Ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước quang cảnh phủ chúa -Kín đáo thể hiện sự mỉa mai, châm biếm cuộc sống xa hoa tột bậc ở phủ chúa..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đề 2 Đọc văn bản sau và trả lời: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2013) 1.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? 2.Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? 3.Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của nó?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đáp án: 1.Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự sự, miêu tả 2.Nội dung chính của đoạn văn là: tả khung cảnh thiên nhiên phố huyện đẹp, thơ mộng nhưng gợi buồn lúc chiều tàn 3. – Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “phương tây đỏ rực như lửa cháy”; “những đám mây ánh hồngnhư hòn than sắp tàn” -Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng biệt của khung cảnh thiên nhiên: cảnh rực rỡ, sinh động trước thời khắc lụi tàn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đề 3 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Bãi cát lại bãi cát dài Đi một bước như lùi một bước. Mặt trời đã lặn, chưa dừng được, Lữ khách trên đường nước mắt rơi” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Cao Bá Quát) 1.Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào? 2.Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? 3.Phân tích hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó? 4.Cảm nhận thái độ của tác giả?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trả lời: 1.Phương thức biểu đạt : miêu tả, biểu cảm 2.Biện pháp tu từ : -Ẩn dụ, tượng trưng: bãi cát, lữ khách 3.Tác dụng: -Khắc hoạ chặng đường đi trên cát nóng bỏng, gian khổ -Tượng trưng cho con đường mưu cầu danh lợi vất vả, nhọc nhằn 4.Thái độ: mệt mỏi, chán ngán của lữ khách trước tương lai mờ mịt trước mặt..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đề 4 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ Quốc chưa một lần yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìntừ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? (Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) 1.Xác định thể thơ của văn bản (0,5) 2.Tìm hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (0,5) 3.Chỉ ra ý nghĩa của câu thơ: Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn (1,0) 4.Viết đoạn văn ngắn (12-15 câu) nói về ý thức trách nhiệm của mỗi người dân với đất nước? (1,0).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trả lời: 1.Thể thơ của văn bản: tám chữ (0,5) 2. Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, điệp từ (0,5) 3.Ý nghĩa của câu thơ Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn : Khẳng định vai trò to lớn nhưng âm thầm, bền bỉ, nhẫn nại của biển cả với quê hương: che chở, nuôi sống, làm giàu cho quê hương và con người đất Việt. (1,0) 4.Viết đoạn văn ngắn (12-15 câu) nói về ý thức trách nhiệm của mỗi người dân với đất nước: -Khẳng định mỗi con người đều phải có ý thức trách nhiệm với đất nước. + Có giặc xâm lược: dũng cảm, kiên cường đấu tranh tiêu diệt kẻ thù xâm lược. + Hoà bình: ra sức dựng xây và làm giàu cho đất nước..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đọc hiểu Đề 5: Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hằng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng, trong khi việc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng, dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút. -Tên : ảnh hưởng của dân số đến cộng đồng B.Nêu phương thức biểu đạt chủ đạo của đoạn văn ? a.Nêu phong cách ngôn ngữ của đoạn văn ? đặt tên cho đoạn văn. -Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. - Phương thức nghị luận. cChỉ ra câu văn chủ đạo của đoạn văn ? - Đó là câu đầu tiên. d.Nêu các biện pháp nghệ thuật ? - Liệt kê, so sánh, lặp cấu trúc cú pháp, đối lập..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đề 6 Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. a,Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản ? - Thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. b, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ? - Lặp cấu trúc cú pháp, đảo ngữ, thành ngữ, so sánh, từ láy, liệt kê. c, Em hiểu ý nghĩa 2 câu thơ đầu như thế nào ? - Hai câu thơ đã diễn tả công việc buôn bán của bà Tú rất vất vả, ở không gian nguy hiểm để nuôi chồng, nuôi con. d,Xác định những phép liên kết trong bài thơ ? - Phép nối, phép thế, phép so sánh..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> •. Đề 7 Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) a, Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn ? - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. b, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật của đoạn văn ? - Liệt kê, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, lặp cấu trúc cú pháp, từ láy. c, Hãy chỉ ra giọng điệu của đoạn văn ? - Đoạn văn nhẹ nhàng, chậm rãi, tha thiết và thấm buồn. d, Đoạn văn chủ yếu miêu tả tâm trạng nhân vật nào ? - Tâm trạng nhân vật Liên..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đề 8 Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét la. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. b, Xác định các phương thức biểu đạt ? Phương thức nào là chủ yếu ? - Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm. Biểu cảm là chủ yếu. c, Xác định các biện pháp nghệ thuật ? - Đảo ngữ, hoán dụ, từ láy, đối. d, Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào ? - Tủi nhục, uất hận, đau đớn trước cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ôn tập 5,6 Ôn tập thi học kì I.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1.“Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân a.Nhà văn Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, nghệ sĩ lớn trong nền VHVN hiện đại. - Phong cách nghệ thuật: độc đáo, uyên bác. b.Truyện ngắn “ Chữ người tử tù”. - “ Chữ người tử tù ” là một truyện ngắn lãng mạn in trong tập” Vang bóng một thời”- XB năm 1940. - Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của những bậc tài hoa, tài tử qua nhân vật Huấn Cao, quản ngục. -Nghệ thuật : + Tình huống : éo le,kịch tính- cuộc gặp gỡ HC-QN. + Xây dựng nhân vật: bút pháp lãng mạn. + Ngôn ngữ : góc cạnh, tạo hình, uyên bác..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> b.Truyện ngắn “ Chữ người tử tù” -“ Chữ người tử tù ” là một truyện ngắn lãng mạn in trong tập “Vang bóng một thời”- XB năm 1940. -Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của những bậc tài hoa, tài tử qua nhân vật Huấn Cao, quản ngục. - Nghệ thuật : + Tình huống : éo le,kịch tính- cuộc gặp gỡ Huấn Cao –Quản ngục. + Xây dựng nhân vật: bút pháp lãng mạn. + Ngôn ngữ : góc cạnh, tạo hình, uyên bác..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2.“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam a.Thạch Lam -Thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. - Tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người. - Phong cách nghệ thuật độc đáo : + Truyện ngắn trữ tình, không có cốt truyện. + Khai thác nội tâm nhân vật với những cảm giác mong manh, mơ hồ, tinh tế + Lối kể chuyện tâm tình. + Giọng văn nhỏ nhẹ. + Câu văn đẫm chất thơ, chất trữ tình lãng mạn..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> b.Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” - Xuất xứ: 1938- in trong tập “ Nắng trong vườn”. - Nội dung : Bức tranh cuộc sống, con người nơi phố huyện nghèo qua tâm trạng Liên. - Nghệ thuật + Truyện ngắn trữ tình. + Miêu tả tinh tế cảnh vật, lòng người. + Giọng văn nhỏ nhẹ, trầm tĩnh. + Câu văn đậm chất thớ, chất trữ tình lãng mạn..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3.“Chí Phèo”- Nam Cao a.Nhà văn Nam Cao - Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc trước CMT8 - Văn phong độc đáo: biệt tài miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, xây dựng nhân vật điển hình. b.Truyện ngắn “ Chí Phèo”. CP là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân VN trước CMT8. - Nội dung : Bi kịch đau đớn của nhân vật Chí Phèo. + Bi kịch bị tha hóa : người lương thiện- > con quỷ dữ. + Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: CP thức tỉnh-> bị thị Nở đoạn tuyệt-> Chí tuyệt vọng-> hành động trả thù-> Chết. -Nghệ thuật : + Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật. + Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. + Ngôn ngữ kẻ chuyện linh hoạt. + Kết cấu truyện độc đáo.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> III.Làm văn 1.Dạng bài:Nghị luận về văn xuôi a.Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. b.Nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm. c.Kiểu đề - Đề mở - Đề có định hướng 2.Phân tích đề : Xác định nội dung, thao tác nghị luận. 3.Lập dàn ý: Cấu trúc 3 phần MB- TB-KB..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> IV.Luyện tập 1.Đề 1: Phân tích bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao .Nêu cao tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao được thể hiện qua bi kịch đó. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. TB: * Khái niệm bi kịch * Bi kịch của nhân vật Chí Phèo. - Bi kịch bị tha hóa +Trước khi đi tù : mồ côi, hiền lành, lương thiện +Sau khi ra tù : * Thay đổi về nhân hình , nhân tính, trở thành con quỷ của làng Vũ Đại ( tiếng chửi, ngoại hình, tính cách). * Dân làng xa cách, hắt hủi, loại trừ hắn ra khỏi cộng đồng. - Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người + Thị Nở đã đánh thức phần lương tri làm người trong Chí Phèo..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> * Hoàn cảnh gặp gỡ * Sự thức tỉnh của Chí Phèo : tỉnh rượu-> tỉnh ngộ-> thức tỉnh lương tri làm người-> khát khao lương thiện, hạnh phúc . + Con đường hoàn lương của CP bị cự tuyệt. * Bị Thị Nở từ chối, CP đau đớn, tuyệt vọng * CP hành động trả thù: giết chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời-> Sự bế tắc , không lối thoát của cuộc đời CP. * Nghệ thuật : phản ánh bi kịch Chí Phèo - Xây dựng nhân vật điển hình - Nghệ thuật tự sự độc đáo, linh hoạt. -Kết cấu truyện sáng tỏ *Ý nghĩa bi kịch Chí Phèo : giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc. * Tư tưởng nhân đạo của tác giả : -Thấu hiểu, cảm thương trước bi kịch CP- người nông dân bần cùng, bị tha hóa, lưu manh hóa. - Tô đậm gay gắt xã hội thực đã biến Chí thành Chí Phèo. - Khám phá “ con người”, trong con người, khẳng định bản chất đẹp đẽ của người lao động. -.... KB: Khái quát vấn đề nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2.Đề 2: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm,vấn đề nghị luận. TB: * Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học. * Vẻ đẹp nhân vật hai nhân vật : Huấn Cao, quản ngục. - Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao + Huấn Cao là một người tài hoa, một nghệ sĩ thư pháp chân chính. +Huấn Cao là người anh hùng có khí phách siêu phàm. + Huấn Cao là thiên lương trong sáng..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Vẻ đẹp hình tượng viên quản ngục + Chức phận quản ngục, sống trong thế giới nhơ nhuốm mà lại là người có tâm hồn cao đẹp. + Quản ngục có tấm lòng “ biệt nhỡ liên tài”, quý trọng cái đẹp và có sở nguyện cao quý. + Quản ngục không sợ cường quyền. + Quản ngục có thiên lương trong sáng. - Nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp nhân vật + Tạo hình huống giầu kịch tính. + Bút pháp lãng mạn, lí tưởng hai nhân vật. - Ý nghĩa hình tượng +Quan niệm thẩm mĩ sâu sắc, tiến bộ của Nguyễn Tuân. +Tình yêu quê hương đất nước, sự trân trọng vẻ đẹp của con người và văn hóa dân tộc. KB: Khái quát vấn đề nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 3.Đề 3: Phân tích đoạn văn miêu tả Chí Phèo gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời ( Trích “ Chí Phèo”, Nam Cao, từ trang 149-155- SGK Ngữ văn 11, tập I).

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×