Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.82 KB, 23 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2016 Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện Cát Hải Họ và tên: Bùi Thị Quế Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường TH Nguyễn Văn Trỗi Tên sáng kiến: “Nâng cao kỹ năng điều hành của Hội đồng tự quản các lớp thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ Hội đồng tự quản tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết + Giải pháp: Hội đồng tự quản ( HĐTQ ) các lớp được thành lập từ đầu năm học theo yêu cầu của mô hình trường học mới VNEN. Sau khi thành lập, các thành viên trong HĐTQ các lớp tự điều hành, hướng dẫn các bạn thực hiện các hoạt động theo từng mảng nhiệm vụ được phân công dưới sự hướng dẫn của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp + Ưu điểm: Nhìn chung các ban trong HĐTQ các lớp đã biết cách điều hành tổ chức lớp theo mô hình trường học mới VNEN. Một số lớp HĐTQ hoạt động khá tốt do được các thấy cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn tốt. Các em biết tự học, tự chia sẻ với nhau để hướng dẫn điều hành lớp học + Hạn chế, bất cập: Nhiều lớp, các thành viên trong HĐTQ không có kỹ năng điều hành các hoạt động do không hiểu vai trò, nhiệm vụ của mình. Giáo viên chủ nhiệm rất vất vả khi phải hướng dẫn, tập dượt cho các em trong HĐTQ của lớp các kỹ năng cần thiết để có thể tổ chức điều hành lớp học theo từng lĩnh vực phụ trách. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: * Tính mới, tính sáng tạo:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thay vì hoạt động độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, Câu lạc bộ HĐTQ nhà trường thành lập sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt giúp tập huấn cho các em trong HĐTQ các lớp hiểu rõ hơn vai trò, nhiệm vụ, cách thức hoạt động khi tham gia các ban trong HĐTQ lớp. Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ các em được chính các thầy cô có năng lực, có kinh nghiệm tập huấn cho các kỹ năng cần thiết. Các em thường xuyên được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn từ đó các em tự tin hơn, có nhiều sáng tạo linh hoạt hơn khi điều khiển, tổ chức lớp học. Hoạt động giáo dục của thầy cô sẽ đạt hiệu quả cao hơn.. * Khả năng áp dụng, nhân rộng. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện và ứng dụng có hiệu quả tốt tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Đề tài có khả năng triển khai và áp dụng với tất cả các trường khác đã và đang triển khai dạy và học theo mô hình trường học mới Việt Nam * Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp. Đề tài không tốn kém về kinh phí triển khai thực hiện. Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm không phải vất vả nhiều với việc hướng dẫn tập luyện cho các em trong HĐTQ. Học sinh hứng thú tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ, các em mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng điều hành lớp theo mảng được phân công phụ trách rất tốt. Hiệu quả tổ chức các lớp học theo mô hình trường học Việt Nam mới được nâng lên rõ rệt do HĐTQ các lớp hoạt động tốt. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. .................................................................... Hải Phòng, ngày 15 tháng 01 năm 2016 NGƯỜI VIẾT ĐƠN. .................................................................... .................................................................... ...................................................................... Bùi Thị Quế. BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Nâng cao kỹ năng điều hành của Hội đồng tự quản các lớp thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ Hội đồng tự quản tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Quế Ngày, tháng, năm sinh: 29/8/1971 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường TH Nguyễn Văn Trỗi Điện thoại: 0166.3661.187 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Địa chỉ: Tổ dân phố 3 - Thị trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải - Hải Phòng Điện thoại: 0313 887 269 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: ( Mô tả giải pháp đã biết; ưu điểm, hạn chế giải pháp đã, đang áp dụng tại cơ quan đơn vị ) Giải pháp: Hội đồng tự quản ( HĐTQ ) các lớp được thành lập từ đầu năm học theo yêu cầu của mô hình trường học mới VNEN.( HĐTQ là tên gọi thay cho tên gọi đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó,… trước đây.) Sau khi thành lập, các thành viên trong HĐTQ các lớp tự điều hành, hướng dẫn các bạn thực hiện các hoạt động theo từng mảng nhiệm vụ được phân công (VD với ban học tập: Tổ chức cho các bạn chia sẻ bài học, ban văn nghệ: điều khiển khởi động đầu giờ của lớp,… dưới sự hướng dẫn của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp. Ưu điểm: Nhìn chung các ban trong HĐTQ các lớp đã biết cách điều hành tổ chức lớp theo mô hình trường học mới VNEN. Một số lớp HĐTQ hoạt động khá tốt do được các thấy cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn tốt. Các em biết tự học, tự chia sẻ với nhau để hướng dẫn điều hành lớp học Hạn chế, bất cập:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhiều lớp, các thành viên trong HĐTQ không có kỹ năng điều hành các hoạt động theo từng mảng nhiệm vụ được phân công vậy nên hiệu quả lớp học chưa cao. Giáo viên chủ nhiệm rất vất vả khi phải hướng dẫn, tập dượt cho các em trong HĐTQ của lớp các kỹ năng cần thiết để có thể tổ chức điều hành lớp học theo từng lĩnh vực phụ trách. Nguyên nhân: Về phía học sinh: Nhiều em không hiểu vai trò nhiệm vụ của mình khi tham gia vào các ban trong HĐTQ của lớp. Các em không hiểu khi được đứng trong Ban học tập thì mình phải làm gì? điều khiển nhóm như thế nào để các bạn hoàn thành mục tiêu bài học ? hay với ban đối ngoại, Ban thư viện thì mình phải làm những việc gì và làm vào lúc nào? vì vậy nên các em rất lúng túng, không tự tin với nhiệm vụ của mình. Hơn nữa, phần lớn kỹ năng điều hành tổ chức lớp của các ban phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm. Nếu giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn tốt, sáng tạo thì học sinh nắm bắt và vận dụng điều hành lớp tốt. Ngược lại, học sinh rất khó khăn trong việc làm thế nào đề tổ chức, điều hành lớp khi cô giáo giao việc. Chính vì vậy mà các em lúng túng không biết cách làm, không tự tin khi đứng trong các ban của HĐTQ không có kỹ năng điều hành tổ chức lớp học. Thậm chí, có nhiều em sợ không dám tham gia vào một ban nào cho dù có trúng cử cũng nhất quyết xin ra vì không biết mình phải bắt đầu từ đâu khi đến lượt mình lên tổ chức điều hành lớp. Vì vậy hiệu quả lớp học không cao. Về phía Giáo viên: Thực tế không phải bất kỳ người giáo viên nào cũng có thể tiếp nhận nhanh chóng sự thay đổi cho dù là phương pháp dạy học hay cách tổ chức lớp học,.. cả việc hướng dẫn cho học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình trên lớp. Tổ chức lớp học theo mô hình trường học Việt Nam mới là một vấn đề mới, khó đang được áp dụng và thực hiện. Việc tổ chức lớp học, tập huấn cho HĐTQ của lớp mình làm tốt công việc theo vai trò mới của mô hình lớp học VNEN cũng vậy. Nhiều đồng chí có kinh nghiệm, trẻ, nhanh nhẹn có sáng tạo thì hướng dẫn cho học sinh lớp mình rất tốt các kỹ năng cần có (với ban học tập thì công việc của ban.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> học tập là gì? để hướng dẫn các bạn hoạt động nhóm tốt, kiểm soát được kết quả của các bạn trong nhóm thì trưởng nhóm phải làm gì ? hay với ban văn nghệ thì hướng dẫn cho các em tổ chức những trò chơi gì và những trò chơi đó vào thời điểm nào thì phù hợp,...) để các em có thể điều hành tổ chức tốt các hoạt động theo đúng nhiệm vụ và yêu cầu công việc của mình. Song thực tế có những đồng chí tuổi cao, chưa thật nhanh nhẹn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới VNEN, việc hướng dẫn cho học sinh lớp mình làm tốt vai trò nhiệm vụ của các ban trong HĐTQ có rất nhiều hạn chế. Giáo viên rất vất vả, đôi khi có những đồng chí giáo viên cũng hiểu công việc cần làm của các ban nhưng không biết hướng dẫn các em thế nào để các em có thể làm tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí không có năng khiếu để có thể dạy các bài hát, hướng dẫn cho các em những trò chơi để ban văn nghệ có thể tổ chức cho lớp thư giãn và khởi động tốt được,... Thực tế, theo cách học hiện nay việc thành công hay thất bại trên lớp của cô phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của học sinh. Chính vì vậy, mà hiệu quả các tiết dạy, các hoạt động của lớp chủ nhiệm chưa cao, chưa có kết quả tốt. Qua phân tích hạn chế, bất cập và nguyên nhân dẫn đến hạn chế từ cách làm cũ, xuất phát từ thực tế chỉ đạo công tác chuyên môn, sau hơn hai năm triển khai và thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới VNEN tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp khắc phục sau : 1.Thành lập Câu lạc bộ( CLB ) Hội đồng tự quản nhà trường, lựa chọn các đồng chí giáo viên trẻ, nhiệt tình có năng lực, có kinh nghiệm cùng tham gia, tập huấn cho các em trong HĐTQ các lớp các kỹ năng cần thiết để điều hành tổ chức lớp theo mô hình trường học mới VNEN. 2.Thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ nhằm thu hút sự tham gia của các thành viên. I. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 1. Thành lập Câu lạc bộ HĐTQ của nhà trường, lựa chọn các đồng chí giáo viên trẻ, nhiệt tình có năng lực, có kinh nghiệm cùng tham gia; tập huấn cho.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> các em trong HĐTQ các lớp các kỹ năng cần thiết để điều hành, tổ chức lớp theo mô hình trường học mới. Mục đích của giải pháp: Câu lạc bộ HĐTQ của nhà trường thành lập sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm tập huấn cho các em các kỹ năng cần có để hướng dẫn, điều hành tổ chức lớp học. Tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ HĐTQ của nhà trường các em sẽ hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình khi tham gia các ban trong HĐTQ của lớp. * Những công việc cần làm để chuẩn bị cho Hội nghị thành lập Câu lạc bộ HĐTQ nhà trường ( đối với Đ/c Phó hiệu trưởng - Phụ trách chuyên môn ) - Xúc tiến việc thành lập HĐTQ các lớp. - Lựa chọn 01 đồng chí giáo viên ( trẻ, nhanh nhẹn, hoạt bát, có kinh nghiệm và có nhiều sáng tạo trong các hoạt động ) làm chủ nhiệm Câu lạc bộ. - Cùng với chủ nhiệm CLB lựa chọn các đồng chí giáo viên trẻ, có năng lực, có kinh nghiệm, nhiệt tình tham gia phụ trách các ban của CLB, đặc biệt chú ý các đồng chí mà lớp chủ nhiệm có hiệu quả cao trong các lĩnh vực: ( Ví dụ có năng lực hướng dẫn điều hành Ban học tập hoạt động có kết quả tốt - giao cho phụ trách tập huấn ban học tập, có năng khiếu văn nghệ, có thể tổ chức các hoạt động tập thể tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát - giao phụ trách tập huấn ban văn nghệ, có nhiều sáng tạo trong chỉ đạo lớp đổi mới hoạt động công tác đối ngoại – giao phụ trách tập huấn ban đối ngoại,..) - Xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ HĐTQ nhà trường. - Dự kiến thời gian tổ chức hội nghị thành lập Câu lạc bộ. - Báo cáo với ban giám hiệu nhà trường kế hoạch triển khai thực hiện, xin ý kiến chỉ đạo. Cách tiến hành: * Thành lập Câu lạc bộ: 1.1. Thời gian thành lập Câu lạc bộ HĐTQ nhà trường: Sau khi HĐTQ các lớp được thành lập (cuối tháng 9).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.2. Đối tượng tham gia: - Học sinh: Tất cả các em là thành viên trong HĐTQ của các lớp - Giáo viên: 5- 7 đồng chí (tùy theo số lượng các ban trong HĐTQ của các lớp) - Ban giám hiệu: 01 đồng chí ( phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ) - Tổng phụ trách đội, bí thư đoàn Thanh niên. 1.3. Yêu cầu- nhiệm vụ của các thành viên Câu lạc bộ: - Đống chí Phó hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động của Câu lạc bộ ( xem phần phụ lục), lựa chọn 01 giáo viên làm chủ nhiệm Câu lạc bộ. Duyệt kế hoạch hoạt động hàng tháng của chủ nhiệm Câu lạc bộ - Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ. - Chủ nhiệm Câu lạc bộ: Kết hợp với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng quy chế hoạt động của Câu lạc bộ. Phụ trách xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng của CLB dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí phó hiệu trưởng. Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động cũng như đề xuất ý kiến của CLB về nhà trường. - Các đồng chí giáo viên: Mỗi đồng chí tham gia phụ trách tập huấn một ban trong Câu lạc bộ ( ban học tập, ban văn nghệ, ban thư viện, ban đối ngoại,....) - Tổng phụ trách đội, bí thư đoàn thanh niên: Cùng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của CLB, theo dõi, đôn đốc hoạt động của CLB cũng như tham gia phụ trách tập huấn theo yêu cầu. 1.4. Thời gian và nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ: - Sinh hoạt của Câu lạc bộ diễn ra mỗi tháng/ 1 lần, cũng có khi sinh hoạt đột xuất theo yêu cầu của các thành viên (nếu thấy hợp lý ). - Nội dung mỗi lần sinh hoạt Câu lạc bộ tập trung vào tập huấn kỹ năng điều hành, tổ chức cho một Ban trong HĐTQ các lớp. * Tập huấn các kỹ năng, điều hành tổ chức lớp học.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sau khi Câu lạc bộ HĐTQ nhà trường được thành lập, các đồng chí giáo viên tham gia Câu lạc bộ cùng thảo luận xây dựng nội dung các buổi tập huấn. Với Ban học tập thì tập huấn về nội dung gì ( Video minh họa phần phụ lục)? Hay với ban văn nghệ, ban thư viện thì tập huấn như thế nào? làm thế nào để các em hiểu được vai trò, nhiệm vụ của mình khi tổ chức điều khiển các bạn trên lớp. Ví dụ tháng 9 tập huấn cho Ban học tập: Nội dung tập huấn cho Ban học tập: là giúp các em hiểu được nhiệm vụ của Ban học tập trên lớp là làm gì: lấy đồ dùng học tập cho các bạn. Khi làm việc nhóm: tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài học, hướng dẫn các bạn hoàn thành nhiệm vụ học trong nhóm theo logo và tài liệu điều chỉnh; đôn đốc nhắc nhở, giúp đỡ để các bạn tích cực học và hoàn thành mục tiêu bài học, cho các bạn chia sẻ kết quả bài làm trong nhóm, giải đáp thống nhất ý kiến chung của nhóm để báo cáo cô giáo, tập hợp ý kiến thắc mắc để chia sẻ với nhóm bạn, với lớp và với cô giáo,... Khi tổ chức chia sẻ bài trước lớp: chú ý những nội dung mới, khó, chưa hiểu rõ để nêu nội dung chia sẻ. Đặc biệt lưu ý các câu hỏi mà cô giáo đến chia sẻ với nhóm để đặt câu hỏi tương tác với nhóm bạn,...cũng có thể tổ chức tập huấn cho các em qua một tiết học cụ thể, giáo viên (hoặc một bạn có năng lực thật sự) đóng vai trò nhóm trưởng hoặc trưởng ban học tập, hướng dẫn thao tác lại toàn bộ những việc cần làm của Ban học tập trên lớp để tất cả các thành viên được chứng kiến tham gia. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh,...để tổ chức các buổi tập huấn Câu lạc bộ sao cho gần gũi, thân thiện, tự nhiên và có hiệu quả thiết thực. Hay nội dung tập huấn cho ban đối ngoại: Phụ trách vấn đề giao tiếp, chào hỏi, giới thiệu giữa các bạn trong lớp với nhau, giữa lớp với cô giáo chủ nhiệm và với thầy cô giáo trong trường, với khách ( có thể là bạn bè, anh chị lớp khác, với phụ huynh và khách đến thăm trường,...) Với ban văn nghệ: Nhiệm vụ là tổ chức khởi động đầu giờ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho các bạn vui vẻ, thư giãn sau thời gian học tập căngthẳng,... thì tập huấn cho các em các bài hát( chú ý theo chủ đề 20/10, 20/11, 8/3, ...các bài hát về thiên nhiên cây cối, con vật, các bài hát đố,..) tổ chức chơi các trò.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> chơi vận động nhẹ nhàng có thể tổ chức trong phạm vi lớp học, các trò chơi có liên quan đến nội dung mảng kiến thức...lưu ý học sinh thời điểm tổ chức cho lớp chơi và hát sao cho phù hợp và có hiệu quả. 2. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ. Mục đích của giải pháp: Giúp cho hoạt động của CLB phong phú gây hấp dẫn không gò bó thu hút sự tham gia thường xuyên của các thành viên Cách tiến hành: Dưới sự chỉ đạo của đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn các đồng chí giáo viên được giao nhiệm vụ phụ trách các ban dựa trên tình hình thực tế và căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của các thành viên tham gia CLB Hội đồng tự quản xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng đợt. Chú ý thay đổi nội dung và hình thức sinh hoạt theo kỳ và theo chủ điểm ( Ví dụ những tuần đầu của năm học: tổ chức tập huấn cho ban học tập, ban văn nghệ. Cuối tháng tổ chức tập huấn cho ban đối ngoại, ban thư viện,...) đồng chí chủ nhiệm câu lạc bộ sắp xếp lịch xây dựng kế hoạch hoạt động cùng tham gia xây dựng kịch bản các đợt tập huấn với các thành viên phụ trách sau đó thông qua phụ trách chuyên môn duyệt. Nếu thấy hợp lý thì triển khai thực hiện. Song để tránh nhàm chán, gây thú hút tham gia của các thành viên Câu lạc bộ thì nội dung mỗi buổi sinh hoạt Câu lạc bộ cũng thật phải linh động nhẹ nhàng. Ví dụ như khi tập huấn cho Ban học tập không chỉ hỏi và đáp những vấn đề có liên quan mà cần có sự sáng tạo như: cho học sinh xem một đoạn phim ghi lại hoạt động của ban học tập điều hành tốt, có kết quả. Song đôi khi lại cho xem một đoạn phim mà ban nào đó làm chưa tốt, chưa có kết quả để học sinh đối chiếu, nhận xét từ đó rút ra những việc mình nên làm và không nên làm để tiết học có hiệu quả cao. Bên cạnh đó các chương trình văn nghệ, tổ chức trò chơi ta cũng không nên quên khi đưa vào lồng ghép trong nội dung các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ. Hoặc đôi khi buổi sinh hoạt Câu lạc bộ lại không diễn ra trong phạm vi hội trường, lớp học mà tổ chức thành một buổi tham quan, dã ngoại thực tế. Trong buổi tham quan dã ngoại đó ta khéo léo lồng ghép các nội dung cần tập huấn, trao đổi một cách tự nhiên, nhẹ nhàng tạo nên một buổi thảo luận sôi nổi mà hiệu quả lại rất cao..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> II.TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO 1.Tính mới: Thay vì hoạt động độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, Câu lạc bộ hội đồng tự quản nhà trường thành lập đã tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm tập huấn cho HĐTQ các lớp các kỹ năng điều hành tổ chức lớp. Câu lạc bộ HĐTQ của nhà trường giúp các đồng chí giáo viên còn hạn chế về năng lực, về nghiệp vụ sư phạm và thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức lớp học tập huấn cho các em trong HĐTQ của các lớp những kỹ năng cần có để có thể cùng cô giáo tổ chức tốt lớp học theo mô hình VNEN thay vì việc giáo viên chủ nhiệm phải vất vả hướng dẫn, tập huấn cho các em. 2. Tính sáng tạo: Câu lạc bộ HĐTQ của nhà trường tổ chức các buổi tập huấn giúp các em hiểu rõ được vai trò, nhiệm vụ cũng như những việc cần làm của mình trên lớp. Nâng cao kỹ năng điều hành, tổ chức lớp giúp các em mạnh dạn tự tin hơn với vai trò, nhiệm vụ của mình theo mô hình trường học mới. Vì vậy hiệu quả tiết học tốt hơn rất nhiều. Việc lựa chọn, quy tụ các đồng chí giáo viên trẻ có năng lực, có kinh nghiệm cùng tham gia phụ trách hướng dẫn, tập huấn cho các thành viên Câu lạc bộ sẽ phát huy tối đa thế mạnh của các đồng chí giáo viên về năng lực sở trường giúp các ban hoạt động một cách hiệu quả nhất. Hạn chế rất nhiều được tình trạng lớp có HĐTQ hoạt động tốt do được thầy cô có kinh nghiệm hướng dẫn tốt, có lớp HĐTQ hoạt động chưa tốt do không được thầy cô có nghiệm hướng dẫn cho. Nội dung, hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ thường xuyên thay đổi sẽ thu hút được sự tham gia của các thành viên. Hơn nữa, tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ các em còn được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn trong câu lạc bộ, đươc trao đổi, thắc mắc với các anh chị phụ trách những điều còn băn khoăn, vướng mắc. Được chính các thấy cô có kinh nghiệm tập huấn, được giao lưu chia sẻ các kỹ năng điều hành cùng các bạn trong HĐTQ các lớp tại Câu lạc bộ học sinh sẽ hiểu hơn,.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> thấy tự tin hơn với vai trò nhiệm vụ của mình. Việc tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới VNEN có hiệu quả hơn rất nhiều. III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG Đề tài “Nâng cao kỹ năng điều hành của HĐTQ các lớp thông qua sinh hoạt CLB Hội đồng tự quản tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ” không chỉ áp dụng việc nâng cao năng lực điều hành cho các em trong HĐTQ các lớp tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi mà còn có thể áp dụng triển khai ứng dụng cho tất cả các trường có triển khai dạy và học theo mô hinh trường học mới Việt Nam tại huyện Cát Hải và các trường bạn khác. Đề tài cũng chính là nội dung Video lớp học VNEN tôi đã đăng tải trên trang Web tham dự vòng thi cấp trường lần thứ nhất được trên 100 người đánh giá bình chọn(cuộc thi trực tuyến trên mạng Internet do BGD&ĐT phát động ) và đạt ở vòng thi cấp huyện với tổng số 8,13 điểm. Song, tùy thuộc vào tinh hình thực tế của từng trường có thể vận dụng linh hoạt, điều chỉnh sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. IV. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1. Hiệu quả kinh tế. Đề tài triển khai và thực hiện đã tiết kiệm được thời gian, công sức tập luyện của các thầy cô giáo chủ nhiệm, hoàn toàn không tốn kém về mặt kinh tế. Mỗi trường có khả năng tự lập kế hoạch, tự xây dựng chương trình hành động tùy thuộc vào năng lực và sở trường của mỗi cá nhân, không tốn kém về kinh phí học tập hay kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. 2. Hiệu quả về mặt xã hội. Đề tài: “ Nâng cao kỹ năng điều hành của HĐTQ các lớp thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ HĐTQ ” có thể triên khai rộng rãi nhiều đơn vị áp dụng được đem lại hiệu quả thiết thực, sự thành công trong mỗi tiết học. Ngoài ra việc tham gia sinh hoạt tại Câu Lạc bộ giúp học sinh rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ đồng thời tạo nhiều.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> cơ hội hơn để học sinh được giao lưu học hỏi, diễn đạt, khám phá ý tưởng. Cũng từ đây các em có kĩ năng giao tiếp tốt hơn. Học sinh tăng cường tính tích cực, chủ động, linh hoạt hơn và học sinh thật sự tham gia vào quá trình chiếm lĩnh kiến thức. 3. Giá trị làm lợi khác. Đề tài còn giúp rèn luyện, đào tạo giáo dục cho học sinh những phẩm chất của con ngừời mới trong giai đoạn xã hội hiện nay: Năng động, tự chủ tự tin và sáng tạo. Trên đây là một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng điều hành của HĐTQ các lớp theo mô hình trường học mới Việt nam đã được tôi áp dụng triển khai và thu được kết quả tốt. Trong quá trình nghiên cứu, viết đề tài khó tránh khỏi những vấn đề còn thiếu sót, tôi xin kính mong nhận được sự tham gia, góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến của mình thêm hoàn chỉnh góp phần vào nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Hải Phòng, ngày 15 tháng 01 năm 2016 Tác giả sáng kiến. ………………………………… ……………………………….. ………………………………... Bùi Thị Quế.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ Phụ lục 2: Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Phụ lục 3: Clip minh họa cho sáng kiến..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI. CLB HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN Số:. /KH-CLB. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cát Bà, ngày 10 tháng 9 năm 2015. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Câu lạc bộ Hội đồng tự quản - Năm học 2015- 2016 Căn cứ hướng dẫn số 456/ HD PGD&ĐT - GDTH, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2015- 2016; Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường; Căn cứ tình hình thực tế, Trường TH Nguyễn Văn Trỗi xây dựng kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ Hội đồng tự quản năm học 2015- 2016 như sau: I. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: - Năm học 2015- 2016 100% là năm thứ Ba nhà trường tham gia học theo chương trình mô hình trường học mới VNEN. - Các thành viên trong Hội đồng tự quản của các lớp đều năng nổ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. - Một số bạn đã từng tham gia HĐTQ của lớp từ năm học trước. - Câu lạc bộ luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường, thầy cô giáo, các bậc phụ huynh . 2. Khó khăn: - Nhiều bạn năm đầu mới được tham gia vào HĐTQ của lớp nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tham gia hoạt động - Nhiều em chưa có kỹ năng điều hành, tổ chức các hoạt động theo mảng được phân công phụ trách. - Các đồng chí giáo viên tham gia CLB đều là các đồng chí giáo viên chủ nhiệm rất bận bịu với công tác chuyên môn nên gặp khó khăn về thời gian. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP 1. CLB HĐTQ giúp học sinh hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong các ban thuộc HĐTQ của lớp. Chỉ ra các công việc cần phải làm cho mỗi thành viên trong việc điều hành tại lớp của mình. * Giải pháp: - Các đồng chí giáo viên tham gia CLB được phân công phụ trách các ban nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan về mô hình trường học mới VNEN, tìm hiểu về vai trò các thành viên kết hợp với kinh nghiệm thực tế để xây dựng nội dung tập huấn cho học sinh..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Vận dụng linh hoạt và phát huy những điểm đã đạt được của HĐTQ các lớp đã thực hiện tốt từ những năm học trước kết hợp triển khai hướng dẫn cho các thành viên CLB. 2. Nội dung hoạt động của CLB là tổ chức các buổi sinh hoạt giúp nâng cao kỹ năng điều hành tổ chức các hoạt động trên lớp cho học sinh. Tạo cơ hội cho HĐTQ của các lớp được giao lưu, chia sẻ cùng các bạn khác về kinh nghiệm điều hành tổ chức lớp. * Giải pháp : - Xây dựng kế hoạch hoạt động của CLB cụ thể chi tiết từng tháng từng kỳ - Lựa chọn các đồng chí giáo viên trẻ, nhiệt tình, có kinh nghiệm, có năng lực cùng tham gia CLB, cùng xây dựng kịch bản, nội dung các buổi sinh hoạt giúp học sinh tiếp cận một cách tốt nhất với vai trò, nhiệm vụ của mình trên lớp. - Thường xuyên thay đổi nội dung hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt CLB nhằm thu hút sự tham gia của các thành viên. 3. Sinh hoạt CLB Hội đồng tự quản giúp các đồng chí còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ giảm bớt khó khăn vướng mắc trong việc hướng dẫn tập huấn cho học sinh lớp mình làm tốt nhiệm vụ được phân công. * Giải pháp: - Mỗi tháng/ 1 lần tổ chức các buổi tập huấn nội dung tập trung vào các vấn đề mà các đồng chí giáo viên chủ nhiệm còn khó khăn, vướng mắc . - Thường xuyên trao đổi, thông tin kịp thời với các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện tại lớp của các thành viên sau khi tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ về để kịp thời điều chỉnh nội dung sinh hoạt sao cho phù hợp và có hiệu quả. 4. Thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm thu hút sự tham gia của các thành viên * Giải pháp: - Phụ trách chuyên môn kết hợp cùng với chủ nhiệm Câu lạc bộ cùng với các đồng chí được phân công phụ trách tích cực nghiên cứu, tìm tòi xây dựng nội dung ,hình thức các buổi sinh hoạt sao cho sinh động, hấp dẫn để thu hút học sinh tham gia - Kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, đoàn thanh niên để huy động sự vào cuộc cùng tham gia xây dựng ý tưởng các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ. - Động viên, khen thưởng kịp thời các thành viên, các HĐTQ làm tốt vai trò , nhiệm vụ của mình để kích thích sự tham gia, phấn đấu. III. THỜI GIAN – HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1.Thời gian : CLB Hội đồng tự quản các lớp sẽ tiến hành họp vào chiều thứ năm / tuần 4 hàng tháng ( trước buổi sinh hoạt cuối cùng trong tháng của lớp, trước khi bình bầu thi đua các tổ ) 2. Hình thức tổ chức hoạt động: - Nghe báo cáo kết quả hoạt động của các thành viên..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Tổ chức các buổi tập huấn, tư vấn về chức năng nhiệm vụ của HĐTQ - Tổ chức các hoạt động tập thể ( tập huấn một số trò chơi, bài hát ,…) nhằm rèn kỹ năng điều hành, tổ chức lớp học. IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM HỌC Thời gian. Tháng 9/2015. Tháng 10/2015. Tháng 11/2015. Nội dung công việc - Xúc tiến việc thành lập HĐTQ các lớp - Dự kiến lựa chọn nhân lực tham gia CLB HĐTQ nhà trường - Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế hoạt động của CLB - Tổ chức thành lập CLB HĐTQ nhà trường - Đề ra kế hoạch hoạt động của tháng tiếp theo ( tập huấn ban học tập ) + Câu lạc bộ HĐTQ họp lần đầu + Tổ chức sinh hoạt CLB ( tập huấn ban học tập ) - Đánh giá chung kết quả họat động của CLB trong tháng ( Tuyên dương, nhắc nhở với lớp làm tốt, lớp còn thiếu xót,...) - Thảo luận về công việc điều hành chung ( những khó khăn, vướng mắc còn mắc phải khi trực tiếp chỉ đạo, điều hành lớp ,....) + Đề ra nhiệm vụ của tháng tiếp theo (tập huấn ban văn nghệ ) . + Câu lạc bộ HĐTQ các lớp họp phiên thứ 2. - Các chủ tịch báo cáo kết quả hoạt động của lớp trong tháng vừa qua. - Cùng thảo luận, chia sẻ về vai trò, cách thức hướng dẫn HĐTQ của lớp + Sinh hoạt CLB - Tập huấn ban văn nghệ + Đề ra hoạt động của tháng tiếp theo (chuẩn bị cho việc sơ kết đánh giá kết quả hoạt động của CLB trong học kỳ I,. Phân công. Kết quả/. phụ trách. Điều chỉnh. - PT chuyên môn + GVCN - BGH, chủ nhiệm CLB - PTCM - Chủ nhiệm CLB Chủ nhiệm CLB PTCM + Chủ nhiệm CLB và PT ban học tập - các thành viên CLB, ban học tập - chủ nhiệm CLB, PTCM - Chủ tịch HĐTQ các lớp.. - Chủ nhiệm CLB. - PTCM + Chủ nhiệm CLB.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> tập huấn ban thư viện ) Tháng 12/2015. +CLB Hội đồng tự quản họp phiên thứ 3 - Sơ kết đánh giá kết quả hoạt động của Câu lạc bộ trong học kỳ I - Tuyên dương, khen thưởng các HĐTQ giỏi - Cùng chia sẻ kinh nghiệm với HĐTQ giỏi + Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng tiếp theo : Tập huấn ban đối ngoại. - chủ nhiệm CLB -BGH, PTCM - các thành viên - Chủ nhiệm CLB+ PTCM. Tháng 1,2/ + Sinh hoạt CLB : tập huấn ban đối - Chủ nhiệm CLB + ngoại 2016 PT ban đối ngoại + Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng tiếp theo : Tập huấn ban vệ sinh Tháng 2016. Tháng 4/2016. Tháng 5/2016. 3/ + CLB họp phiên thứ 4 +Sinh hoạt CLB - Tập huấn ban vệ sinh - Chủ nhiệm CLB đánh giá chung kết quả đã làm được . + Cùng thảo luận thống nhất hoạt động tháng tiếp theo.( tổ chức hội thảo báo cáo chia sẻ kinh nghiệm HĐTQ giỏi ). - chủ nhiệm CLB - PT ban vệ sinh - Chủ nhiệm CLB, PTCM. +CLB họp phiên thứ 5 + Sinh hoạt CLB : Hội thảo về kỹ năng điều hành CLB + Cùng thảo luận thống nhất hoạt động tháng tiếp theo ( chuẩn bị nội dung cho tổng kết hoạt động CLB ).. - Các thành viên CLB. + Tổng kết hoạt động CLB trong năm học. - Tuyên dương khen thướng các cá nhân, tập thể dạt thành tích xuất sắc trong năm học. +Đánh giá - Rút kinh nghiệm chung của BGH. - BGH, GVCN. - Chủ nhiệm CLB, PTCM, các đ.c GV được phân công PT PTCM+. - BGH - PTCM, chủ nhiệm CLB. Trên đây là kế hoạch hoạt động của CLB Hội đồng tự quản trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Kính trình Ban giám hiệu nhà trường xem xét và phê duyệt..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nơi nhân: DUYỆT KÊ HOẠCH CỦA HIỆU TRƯỞNG -Ban giám hiệu ; - GVCN; TPT đội - Lưu.. TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI CLB HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN Số. /QC - CLB. TM. CÂU LẠC BỘ CHỦ NHIỆM. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cát Hải , ngày 10 tháng 9 năm 2015. QUY CHẾ Hoạt động của CLB Hội đồng tự quản Năm học 2015- 2016 Chương I NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1: Nguyên tắc hoạt động 1. Mọi hoạt động của CLB phải đảm bảo theo đúng nội quy, quy định của nhà trường. 2. CLB hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tự quản; Dân chủ, bình đẳng, công khai, không vì mục đích riêng; 3. Phát huy tinh thần trách nhiệm và trí tuệ của từng cá nhân trong CLB trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động của trường của lớp ..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÂU LẠC BỘ. Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ nhiệm CLB 1. Chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của Câu lạc bộ. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Câu lạc bộ theo quy định nội quy của nhà trường 2. Chủ trì các phiên họp của CLB, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của CLB 3. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập khi cần thiết phải hội họp. 4. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng của Câu lạc bộ; 5.. Ban hành Quy chế làm việc của CLB; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Câu lạc bộ phù hợp với quy định của trường, của lớp. Điều 3: Nhiệm vụ, quyền hạn của các phó chủ nhiệm Phó chủ nhiệm là người giúp chủ nhiệm Câu lạc bộ chỉ đạo, điều hành công tác của Câu lạc bộ theo sự phân công của chủ nhiệm Câu lạc bộ; chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm Câu lạc bộ và trước nhà trường về lĩnh vực công việc được chủ nhiệm Câu lạc bộ phân công hoặc ủy quyền. Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm phù hợp với nội quy, quy định của nhà trường. Điều 6: Thành viên CLB có trách nhiệm và quyền hạn: 1. Tham dự các hội nghị của CLB, trực tiếp đóng góp ý kiến với CLB về các vấn đề liên quan đến công tác của CLB, được quyền yêu cầu Thường trực CLB cung cấp các thông tin về công tác của CLB. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế hoạt động của CLB, tham gia vào công tác điều hành, lãnh đạo của tập thể CLB, gương mẫu chấp hành nội quy, quy định của trường, của lớp. Có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện, báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của lĩnh vực mình phụ trách cho Thường trực CLB. 3. Đề xuất ý kiến, tích cực tham gia mọi hoạt động của CLB, Thể hiện chính kiến của mình khi bàn, thảo luận chương trình công tác cũng như các vấn đề có liên quan tới công tác của CLB. 4. Thành viên CLB vắng họp 03 lần liên tiếp không có lý do chính đáng sẽ đề nghị Câu lạc bộ cho thôi tham gia Câu lạc bộ. Chương IV NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CLB Điều 7: Nguyên tắc và chế độ làm việc của CLB 1. Nguyên tắc làm việc: CLB làm việc theo nguyên tắc: phối hợp và thống nhất hành động. 2. Chế độ làm việc: CLB mỗi tháng họp 1 lần vào chiều thứ 5 tuần cuối cùng của tháng (có thể họp bất thường khi cần thiết) 3. Chế độ thông tin, báo cáo:.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> a. Chủ nhiệm CLB có trách nhiệm thông tin đầy đủ, kịp thời cho các thành viên CLB về tình hình chung và các nhiệm vụ trọng tâm của CLB, về kế hoạch hoạt động của nhà trường hàng tháng. Trong trường hợp có công tác cần thiết đột xuất không thể tổ chức cuộc họp, chủ nhiệm thống nhất quyết định và báo cáo với các thành viên CLB trong cuộc họp gần nhất. b. Thành viên CLB phải thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ được phân công phụ trách và tình hình lớp với chủ nhiệm hoặc các phó chủ nhiệm. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 9: Tổ chức thực hiện Các thành viên CLB có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy chế làm việc. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì báo cáo với thường trực Ban chủ nhiệm xem xét, quyết định. Chủ nhiệm CLB có trách nhiệm thực hiện, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế làm việc của CLB và đề nghị bổ sung sửa đổi khi cần thiết. Quy chế này được Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. TM. CÂU LẠC BỘ CHỦ NHIỆM ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI Điểm thống nhất ………..điểm Xếp loại:……………… Cát Hải, ngày ……tháng ……năm 2016 T.M HĐKH. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN CÁT HẢI.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Điểm thống nhất…………điểm Xếp loại:……………… Cát Hải, ngày ……tháng ……năm 2016 T.M HĐKH.
<span class='text_page_counter'>(22)</span>
<span class='text_page_counter'>(23)</span>
<span class='text_page_counter'>(24)</span>