Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀO TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.37 KB, 14 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ
VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀO TRƯỜNG HỌC.
I. Đặt vấn đề.
Giáo dục Tiểu học có mục tiêu riêng đó là giúp HS hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ , tri thức , thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản để HS học tập và tiếp lên THCS và mục tiêu giáo dục
đến năm 2020 là nâng cao chất lượng đảm bảo đủ GV cho toàn bộ hệ thống giáo
dục.
Tiêu chuẩn hoá điều kiện dạy học . Đặc biệt là từ năm học 2006 – 2007 đến nay
giáo dục đang thực hiện ráo riết cuộc vận động “ Hai không” . Chính vì vậy dạy
như thế nào , học như thế nào để đảm bảo chất lượng thực chất . Bởi thế nên người
làm công tác giáo dục phải thực sự đổi mới cách dạy như thế nào để tìm ra cái mới
cái hay trong quá trình giảng dạy .
Từ những kinh nghiệm tích luỹ viết thành những SKKN cho bản thân , cũng từ
đó xây dựng điển hình – nhân điển hình để vận dụng các SKKN vào dạy học .
Viết và trao đổi SKKN cũng là một phương thức tự học , tự bồi dưỡng tốt nhất
của GV , CBQL trường học . Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng như
quá trình viết và trao đổi SKKN ở trường tôi nói riêng và toàn huyện nói chung
trước đây đã làm nhưng chất lượng chưa cao. Ở các trường Đại học và Cao đẳng
việc cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ để mọi người tự
khẳng định vị trí của mình .
Người nghiên cứu có người hướng dẫn , có hội đồng nghiệm thu đề tài, được đào
tạo bài bản và có chuyên môn cao ( là giáo sư , tiến sĩ ). Trước nghiệm thu người
nghiên cứu trình bày và có phản biện để đánh giá giá trị của công trình khoa học
của người nghiên cứu.
Còn đối với GV Tiểu học khi đang học tại các trường sư phạm cũng có chương
trình hướng dẫn viết đề tài . Đó coi như một tiêu chí khi công nhận tốt nghiệp. Khi
ra trường giảng dạy tất cả các trường học yêu cầu GV tích luỹ và viết SKKN . Tuy
nhiên hiện tại ở các trường học viết SKKN là do GV tự mày mò viết trên cơ sở


những điều đã học , đã dạy chứ không có người hướng dẫn . Những trường CBQL
có năng lực thì còn giúp GV tu chỉnh và sửa chữa lại , còn những trường CBQL
không có tài giúp thì HĐKH huyện chấm sao được vậy.
Tôi là một hiệu trưởng công tác được 7 năm cũng chưa có đủ khả năng hướng
dẫn GV viết kinh nghiệm . Đặc biệt đề tài của họ chọn thường quá rộng như:
- Để dạy tốt môn tập đọc ở lớp 4 ; 5 .
- Rèn đọc cho HS lớp 1;2;3.
- Nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn lớp 4;5.
Là một hiệu trưởng với mong muốn nâng cao chất lượng , việc vận dụng SKKN
vào dạy học nên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm một giải pháp nào tốt hơn để chỉ
đạo phong trào viết SKKN và vận dụng SKKN của GV trường mình vào dạy
1
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
học , tất cả nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Để
hoàn thành chỉ tiêu năm học này đã đề ra .
II. Giải quyết vấn đề.
A. Thực trạng và nguyên nhân:
1. Thưc trạng:
Nam Đàn là huyện có chủ trương chỉ công nhận GV giỏi huyện , GV giỏi tỉnh ,
CSTĐ khi đủ 2 điều kiện là đạt lý thuyết và tiết dạy thì phải có điều kiện thứ 3 là
SKKN đạt từ bậc 3 trở lên ( cấp huyện ) hoặc có đồ dùng dạy học đạt cấp huyện .
Mặt nưã năm nào cũng tổ chức thi nên việc viết SKKN ở trường tôi nói riêng và
trong huyện nói chung chất lượng chưa cao và đặc biệt việc vận dụng SKKN vào
dạy học lại càng bị hạn chế. Phong trào viết SKKN không còn mới mẻ nữa , nội
dung chất lượng viết còn thấp bởi đây là vấn đề mang tính khoa học cao. Một bản
SKKN trước hết là một bản đề tài , nghiên cứu khoa học . Trong đó thể hiện
những điều hiểu biết những ý kiến mới của tác giả về lý luận và thực tiễn do tác
giả thu lượm được sau khi tiếp xúc hoặc trải qua những công việc cụ thể và kết
quả thu được tốt hơn trước. Thực tế nhiều GV có bề dày kinh nghiệm trong dạy

học nhưng lại thiếu lý luận khi trình bày SKKN nên chưa thuyết phục người khác.
Hầu hết kinh nghiệm trình bày ở mức độ thấp thường là tường thuật kinh nghiệm,
kinh nghiệm mới chỉ mô tả còn chưa sâu sắc, thành công và chưa thành công
thậm chí thất bại lẫn lộn và sai. Tất cả những điều đó đã làm cho người áp dụng
kinh nghiệm không nắm được đâu là nội dung bản chất của bài học đem ra thực
hành áp dụng. Do đó hạn chế tác dụng và giá trị khoa học. Có nhiều GV đạt GV
giỏi huyện, tỉnh nhưng vẫn chưa thành công trong việc viết SKKN . Việc viết
SKKN được coi là khó khăn nhất đối với CBGV. Việc vận dụng SKKN vào thực
tễn vẫn còn bị xem nhẹ, những SKKN đạt bậc 3 , 4 nhưng lại không được phổ
biến rộng rãi mà chỉ lấy loại bậc làm tiêu chí thi đua.
Phong trào viết SKKN đã có chuyển biến ,nhưng việc vân dụng SKKN thì còn
xem nhẹ nên chất lượng dạy học có nhiều hạn chế.
2. Nguyên nhân:
Phong trào viết SKKN đã được phát động từ năm 1980 tuy nhiên phương pháp
nghiên cứu chưa được triển khai rộng rãi , vẫn còn nhiều GV chưa hiểu hết viết
SKKN là viết những gì? và viết như thế nào? cách trình bày một SKKN cũng
chưa khoa học , chưa có sức thuyết phục, thiên về lý luận , chưa có tính thực tiễn,
nhiều GV còn viết một cách đối phó hình thức chỉ để xếp loại đánh giá chứ chưa
coi đây là một việc làm cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
Mặt nữa , GV Tiểu học phải dạy nhiều môn nên việc soạn bài lên lớp đã chiếm
hết quỹ thời gian . Mặc dù trong mấy năm gần đây chủ trương của ngành tạo điều
kiện cho các đồng chí có chuyên môn khá , dạy 1 lớp từ 5 năm trở lên thì được
soạn giáo án bổ sung nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thời gian để nghiên
cứu.
2
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Những GV đã đạt SKKN bậc 3, bậc 4 cũng chỉ mới xem là 1 điều kiện để đánh
giá xếp loại cũng đã có động viên khen thưởng nhưng giá trị khen thưởng chưa
đáp ứng được với giá trị thực của nó. Những SKKN đạt cũng chưa được nhân

rộng không được áp dụng nên chưa tạo được điều kiện cho GV rèn luyện khả
năng nghiên cứu khoa học của mình . Chất lượng đội ngũ vẫn còn hạn chế, nhiều
GV vẫn chưa theo kịp việc đổi mới nội dung phương pháp , hình thức tổ chức dạy
học.
Nguyên nhân nữa , là một đơn vị thuộc vùng khó khăn xa trung tâm; số GV giỏi
quá khiên tốn ; điều kiện để GV học tập giao lưu không thuận lợi . Do vậy SKKN
đạt bậc cao hiếm vô cùng và việc vận dụng SKKN vào dạy học lại càng khó.
Chính vì vậy chất lượng mũi nhọn của chúng tôi chưa theo kịp một số trường
vùng xuôi.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên từ năm 2006 đến nay tôi đã tìm ra được một
số biện pháp để chỉ đạo việc viết SKKN và vận dụng SKKN vào dạy học cụ thể
sau:
B.Những giải pháp thực hiện:
1. Làm cho CBGV nhận thức được ý nghĩa của vấn đề qua việc làm cụ thể , từ
những giờ dạy sáng tạo chỉ ra những sáng tạo đó góp phần nâng cao chất lượng
giờ dạy – học và chỉ cho họ thấy rằng việc làm SKKN là cần thiết chứ không phải
là hình thức , đối phó hay vì một động cơ gì mà nó có ý nghĩa rất quan trọng.
- Tạo điều kiện cho CBGV đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận khoa học sát
với nghề nghiệp của mình ; vận dụng nó vào hoạt động sư phạm mà mình đang
đảm nhiệm. Từ đó mỗi cá nhân có điều kiện bộc lộ khả năng tiềm ẩn , những kinh
nghiệm tâm đắc nhất của mình để cùng nhau trao đổi học tập không ngừng tiến
bộ.
- Phát hiện ra những SKKN nổi bật điển hình trong tập thể để có biện pháp bồi
dưỡng nhân rộng SKKN tạo đà cho sự phát triển của nhà trường.
- Hàng năm những GV có SKKN đạt bậc 3 đều được tham luận trong hội nghị
CBCC . Ngoài ra tổ chức hội thảo để các đồng chí đó trình bày trước tập thể hội
đồng để mọi người học tập theo từng mảng đề tài khác nhau.
- Nhà trường đã tạo điều kiện về CSVC cũng như thời gian cho CBGV cho các
tổ chuyên môn sinh hoạt theo chuyên đề , hội thảo Do đó hiệu quả của họ
được nâng lên , đưa SKKN thành một tiêu chí để đánh giá danh hiệu của nhà sư

phạm và mặt nữa đã động viên khen thưởng kịp thời.
2. Tổ chức chỉ đạo hoạt động viết SKKN:
a. Xây dựng kế hoạch:
Từ cơ sở phân tích thực trạng các hoạt động trong nhà trường , tình hình viết và
vận dụng SKKN trong những năm qua , kế hoạch của phòng GD & ĐT Nam Đàn
nhà trường xây dựng kế hoạch , tổ chức chỉ đạo viết SKKN của đơn vị mình như
sau:
3
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
- Phân công một số CBGV có nhiều kinh nghiệm trong việc viết SKKN ( những
đồng chí đó đã đạt SKKN qua kết quả phòng công nhận ). Hướng dẫn định hướng
nghiên cứu từng vấn đề cho từng đồng chí trong tổ khối của mình .
b. Lãnh đạo chỉ đạo đầu năm định hướng cho CBGV nghiên cứu đề tài theo các
mảng phù hợp với thực tế của từng đồng chí . Chỉ đạo từng tháng từng kỳ . Cho
GV đăng ký đề tài viết ở tổ , khối bắt đầu từ tháng 10. Sau đó gửi lên ban giám
hiệu xem xét nếu thấy chưa phù hợp thì gợi ý để GV lựa chọn lại đề tài sao cho
phù hợp với năng lực và lớp mình dạy. Trong quá trình giảng dạy GV phải tích
luỹ những vấn đề của đề tài mình đã chọn và đã được lãnh đạo cho là thích hợp.
Sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tổ cần đưa ra những vấn đề liên quan đến SKKN
ra thảo luận , góp ý , xây dựng . Từ đó GV tiếp thu để điều chỉnh bổ sung vào
kinh nghiệm của mình. Làm như vậy tức là đã cùng nhau đúc rút kinh nghiệm vận
dụng vào giảng dạy . Cũng từ đó năng lực chuyên môn của mỗi một GV ngày
được nâng lên . Sinh hoạt chuyên môn chính là giúp nhau rèn luyện tay nghề ,
kinh nghiệm viết ra sẽ có sức thuyết phục .
Hàng tháng kể từ tháng 10 trở đi hiệu vụ phân công nhau kiểm tra sổ tích luỹ
phục vụ cho đề tài của từng giáo viên rồi góp ý cho giáo viên cần tích luỹ thêm
vấn đề gì ? Cần lược bỏ những yếu tố nào không cần thiết cho kinh nghiệm .Thực
tế là giáo viên chỉ tích luỹ những bài toán khó ,những bài văn hay và các đề thi
học sinh giỏi ,thi định kỳ chứ chưa tích góp được những vấn đề phục vụ cho

kinh nghiệm của mình .Chính vì vậy CBQL là người hướng dẫn vừa là người
đóng vai trò phản biện cho giáo viên viết SKKN đây là vấn đề chưa có điều lệ
trong nghiên cứu khoa học .Nếu giáo viên có cầu thị sự tiến bộ thì người ta coi
trọng sự giúp đỡ .Chắc chắn rằng kinh nghiệm sẽ có giá trị .
-Vấn đề cốt lõi là giáo viên phải viết đề cương ,nhiệm vụ xem xét đề cương ,góp
ý bổ sung và sau đó giáo viên tiến hành viết SKKN .
c.Kiểm tra đánh giá khen thưởng.
-Bắt đầu từ tháng 3 hàng năm HĐKH nhà trường tổ chức xét duyệt ,thẩm định
SKKN và chọn SKKN hay để gửi lên HĐKH huyện đề nghị xét duyệt và công
nhận loại bậc .
-Khi đánh giá một bản SKKNthì chúng tôi đã xét theo 4 nội dung sau:
+Tính khoa học :Những giải pháp đưa ra không có gì sai trái với kết luận khoa
học do loài người nghiên cứu và được quá trình hoạt động thực tiễn xác nhận .
+Tính sáng tạo :Những giải pháp nêu ra trong bản SKKN là hoàn toàn mới ,chưa
có sách vở nào nói đến hoặc trong sách vở có nói đến nhưng tác giả đã biết vận
dụng một cách sáng tạo vào một hoàn cảnh cụ thể nào đó .
+ Tính thực tiễn: Khi xét đến thực tiễn cần xét đến 2 khía cạnh.
 Một là mức độ tác dụng thực tiễn làm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả .
 Hai là phạm vi áp dụng kinh nghiệm rộng hay hẹp.
+ Tính sư phạm :
4
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Đúc kết kinh nghiệm không chỉ để cho mình mà còn để cho người khác bắt chước
áp dụng . Vì vậy việc trình bày đòi hỏi phải rõ ràng dễ hiểu , dễ áp dụng và người
tiếp nhận có được một niềm tin .
Ở các nhà trường thì việc xét chọn kinh nghiệm chỉ xét bậc 1 , 2 còn bậc 3 trở lên
thì phòng GD , sở GD
* Những kinh nghiệm đạt bậc 1 là :
- Tính khoa học phải đảm bảo .

- Tính sáng tạo là phải có cái mới.
- Tính thực tiễn tác dụng mức độ.
- Tính sư phạm : chưa thật cao.
* Những kinh nghiệm đạt bậc 2 là :
- Tính khoa học đảm bảo .
- Tính sáng tạo có nhiều cái mới hơn bậc 1.
- Tính thực tiễn có tác dụng rõ rệt , có hiệu quả.
- Tính sư phạm: trình bày rõ ràng , gãy gọn có lô gíc,dễ áp dụng.
Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại SKKN : Được phổ biến rộng rãi trong CBGV . Từ
đó GV có thể đánh giá được mức độ SKKN của mình.
Sau khi HĐKH nhà trường xét chọn thẩm định sẽ chọn số kinh nghiệm xét đạt
bậc2 ở trường đưa đi dự thi ở huyện. Tuy nhiên việc xét chọn SKKN ở mức độ
tương đối vì khả năng trình độ của chúng tôi ở đơn vị chưa thể đảm nhiệm được
công việc này. Chính vì vậy có những SKKN đưa đi huyện nhưng vẫn chưa đạt
bậc 3 . Đấy cũng chính là vấn đề ở cơ sở chúng tôi cảm thấy khó khăn vô cùng.
Tuy nhiên có những khó khăn như vậy nhưng chúng tôi đã cố gắng chỉ đạo GV
viết SKKN với những nội dung , phương pháp , hình thức tổ chức dạy học và
kinh nghiệm chủ yếu của CBGV hướng về các đề tài sau :
- Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ của 2 số đó .
- Một số biện pháp luyện đọc cho HS lớp 4.
- Hướng dẫn HS lớp 5 giải một số bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ ( Có 3
đến 4 đại lượng ).
- Giúp đỡ HS yếu kém môn toán lớp 4
Tính từ năm 2005 đến nay chúng tôi đã có 16 SKKN đạt bậc 3 và đặc biệt năm
học 2006 – 2007 có 1 kinh nghiệm được chọn để bổ sung đưa đi dự thi tỉnh .
100% CBGV đều tham gia viết SKKN . Một số SKKN đạt bậc 3 ở phòng chúng
tôi đã phổ biến cho CBGV . Từ đó nhân rộng để vận dụng vào việc dạy và học .
Việc vận dụng SKKN vào dạy và học chúng tôi đã thực sự quan tâm trong những
năm gần đây. Ngoài SKKN đạt bậc cao ở trường chúng tôi còn tìm hiểu thông
qua các tập san , một số trường bạn có SKKN đạt bậc 4 ở tỉnh về trường phổ biến

và truyền đạt cho GV trong trường để thực hiện .
Sau đây là một số SKKN chúng tôi đã vận dụng ở trường trong những năm qua .
Ví dụ 1: Một số trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn TN – XH lớp
1. Tác giả : Nguyễn Thị Cúc – trường Tiểu học Thị trấn Nam Đàn.
5
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Tác giả xác định môn TN – XH là một trong 6 môn học trong chương trình lớp 1.
Nhằm giúp HS có kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ , một số
hiện tượng đơn giản trong TN – XH , khái niệm hiểu biết đơn giản về một số con
vật bước đầu hình thành chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Từ đó giúp HS có ý
thức thực hiện các qui tắc giữ gìn an toàn cho bản thân . Chính vì vậy tác giả đã
mạnh dạn đưa ra hệ thống trò chơi nhằm củng cố nội dung bài , làm một số hoạt
động sắm vai với nội dung hỏi đáp tự giới thiệu , dễ nhớ dễ thực hiện.
Bởi vì HS tiểu học thích chơi , thông qua trò chơi các em dễ ghi nhớ nội dung bài
học . Ngoài ra các em còn rèn luyện kỹ năng hỏi , học hỏi từ các bạn mình làm
phát triển tư duy giao tiếp và tính kích thích cho trẻ . Vì thế tác giả chọn đề tài
xây dựng “ Một số trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn TN – XH
lớp 1” để thu hút sự chú ý tập trung học tập cao độ của HS .
Sau 1 tuần tác giả khảo sát chất lượng lớp như sau :

Hiệu quả
Tổng số
Hoàn thành tốt Hoàn thành
Chưa hoàn thành
31 em
SL % SL % SL %
1 3,3 20 63,4 10 33,3
Từ thực trạng trên bản thân tác giả luôn trăn trở tham khảo , học hỏi và thiết kế
một số trò chơi nhằm củng cố kiến thức bài học . Mỗi tiết dạy GV cần linh hoạt

vận dụng khéo léo.
Bài : Cây hoa.
Trò chơi tự xưng về mình.
- HS A: Vai rễ cây ( Mang miếng bìa có hình rễ cây trước ngực ).
- HS B : Vai thân cây (Mang miếng bìa có hình rễ cây trước ngực ).
- HS C : Vai lá cây ( Mang miếng bìa có hình lá cây trước ngực ).
- HS D : Vai bông hoa ( Mang miếng bìa có hình bông hoa trước ngực ).
( Gồm 4 bạn sắm vai nói về các bộ phận của cây hoa )
Trò chơi bắt đầu :
Cả 4 HS A , B , C , D đứng thành 1 hàng ngang theo thứ tự .
- HS A ( quay sang 3 bạn ) và nói: “ Các bạn ơi ! mình luôn bám vào đất để
giúp các bạn mau lớn và đứng vững nữa đấy!”.
- HS B : Vậy bạn là rễ cây đấy à ! Nhờ có bạn mà thân tôi cứng cáp , chắc khoẻ
thế này.
- HS C : à ! ra vậy. Lá tôi mượt mà cũng nhờ anh rễ đấy ư ?
- HS D : Ôi! màu sắc của những cánh hoa rực rỡ ai cũng muốn ngắm tôi . Một
phần công sức là do anh rễ đóng góp đấy .
6
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Cả 4 bạn cùng chỉ tay vào hình trước ngực mình và đồng thanh: Chúng tôi là các
bộ phận chính của cây hoa.
Bài : Con cá.
Trò chơi : Món ăn tuyệt vời.
- HS A : Vai cá ( Đeo hình cá bằng bìa cứng trước ngực ).
- HS B : Vai cà chua ( Đeo hình quả cà chua ).
- HS C : Vai các loại gia vị ( Đeo hình rau màu , hành ).
Tiến hành trò chơi:
- HS A : ( Chạy ra trước ) nói: “ Nào các bạn ơi ! Hãy ra đây hợp tác với mình
để làm thành 1 món ăn tuyệt vời nào !”

- HS B : ( Chạy ra ) nói: “ Mình đây!”.
- HS C : ( Chạy ra theo ) nói: “ Cả mình đây nữa”
- Cả 3 HS cầm tay nhau và nói: “ Cá , cà chua , gia vị chúng mình cùng nhau
giúp cho cơ thể con người khoẻ mạnh và phát triển tốt nhé!”.
Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi khác nữa mà tác giả đã trình bày trong SKKN mà
tôi không thể nêu ra đây hết được .
Thông qua việc vận dụng trò chơi tác giả thấy giờ học thực sự mang lại hiệu quả ,
nhẹ nhàng , hệ thống kiễn thức từng bài học cơ bản được HS tiếp thu một cách tự
giác tích cực ; tỷ lệ HS hoàn thành tốt được nâng cao ; xoá bỏ HS không hoàn
thành ; tránh được sự khô khan cứng nhắc .
Theo tôi những trò chơi trên rẻ tiền mà tiện lợi về sự chuẩn bị vật liệu . Có thể áp
dụng được với đơn vị chúng tôi ; cách thức tiến hành đơn giản gọn nhẹ , phù hợp
với GV – HS . Cũng qua các trò chơi trên GV vận dụng vào giờ dạy của mình thì
chắc chắn chất lượng dạy học của môn TN – XH lớp 1 sẽ được nâng lên rõ rệt .
Ví dụ 2: Một số biện pháp dạy toán khi dạy bài : “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ
số của 2 số đó”.
Tác giả : Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Nam Hưng.
Tác giả đã xác định trong chương trình toán lớp 4 có nhiều dạng – mỗi dạng có 1
cách giải . Nhưng để HS lớp 4 nắm được vững chắc thành thạo cách giải toán hợp
dạng “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó”.
Qua thực trạng khảo sát tình hình thực tế của lớp , tác giả đã băn khoăn trăn trở
và tìm ra một số nguyên nhân về HS đó là : Nhiều em chưa nhận dạng được loại
toán này – chưa xác định được đâu là tổng? đâu là tỷ? đâu là số phải tìm? số nào
tìm trước ? số nào tìm sau? Chất lượng HS thấp – Chính vì lẽ đó nên tác giả đã tìm
ra các biện pháp để giải loại toán trên đạt kết quả cao hơn.
Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức cơ bản cho HS.
Phần hướng dẫn : Làm theo các bước:
- Xác định được đâu là tổng của 2 số phải tìm ( hoặc tổng của 2 số có liên quan
đến các số phải tìm ).
7

Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
- Xác định tỷ số của 2 số phải tìm ( hoặc tỷ số của 2 số có liên quan đến số phải
tìm ) , biểu thị số đó thành các phần bằng nhau tương ứng. Thực hiện phép chia
tổng của 2 số phải tìm cho tổng các phần biểu thị tỷ số để tìm giá trị một phần đó.
- Tìm mỗi số theo số phần được biểu thị .
* Một số ví dụ mà tác giả đã áp dụng khi dạy:
Ví dụ 1: Nhà Bạn Lan nuôi được 32 con gà . Trong đó số gà trống bằng 1/ 7 số
gà mái . Hãy tính số gà trống và số gà mái .
Tìm hiểu đề - HS đọc kỹ đề .
Bài toán hỏi gì? ( Tìm số gà trống , gà mái )
Bài toán cho biết những gì ? ( Tổng số gà là 32 ; tỷ số là 1/ 3)
Ta có sơ đồ :
Biểu thị số gà trống là 1 phần thì số gà mái là 7 phần như thế .
Số gà trống :
Số gà mái :
HD cách giải :
Cách 1: Tổng số phần bằng nhau của 2 số ( Gà trống , gà mái ) ta làm thế nào?
( 1 + 7 = 8 ).
Tìm 1 phần trong tổng đó ta làm thế nào ? ( 32 : 8 = 4 con ).
Tìm số gà trống ta làm thế nào ? ( 4 x 1 = 4 con )
Tìm số gà mái ta làm thế nào ? ( 4 x 7 = 28 con )
Thử lại xem có đúng không ? ( 28 x 4 = 32 )
Và tỷ số 4/ 28 = 1/7
GV hỏi : Tiến hành giải bài toán gồm mấy bước ? là những bước nào ? ( 3
bước ).
Bước 1 : Tìm tổng số phần bằng nhau .
Bước 2 : Tìm giá trị một phần .
Bước 3 : Tìm mỗi số theo số phần được biểu thị .
Cách 2: Tốc độ nhanh hơn .

Giả sử , lấy lồng thứ nhất 1 con gà trống , 7 con gà mái thì ta tìm số gà trong mỗi
lồng gà : 1 + 7 = 8 con
Trong tổng số 32 con được nhốt trong bao nhiêu lồng ta làm như thế nào ?
( 32 : 8 = 4 lồng ) ;
Tìm số gà trống ta làm thế nào ? ( 1 x 4 = 4 con ) ; Số gà mái là 32 - 4 =28
(con )
GV hỏi : Tiến hành mấy bước ? là những bước nào ? ( 4 bước )
Bước 1 : Tìm 1 nhóm gồm 2 số phải tìm ứng với mỗi phần biểu thị .
Bước 2: Tìm tổng số gấp mấy lần 1 nhóm như thế .
Bước 3: Tìm số thứ nhất bằng cách lấy tỷ số ứng với nó nhân với số lần mà tổng
hai số đã gấp lên.
Bước 4:Tìm số thứ hai : Lấy tổng trừ đi số thứ nhất .
8
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Hoặc : Lấy giá trị tỷ số ứng với nó nhân với số lần . GV nhấn mạnh 2 cách giải
trên đều ứng với các bài toán ở dạng trên .
Biện pháp 2 : Dùng sơ đồ đoạn thẳng .
Biện pháp 3 : Củng cố và nâng cao kiến thức .
Biện pháp 4 : Đổi mới phườg pháp dạy học , tổ chức nhiều hình thức dạy phù
hợp. Tất cả các biện pháp giáo viên đã thực nghiệm qua rất nhiều ví dụ và ở
SKKN đồng chí Hà đã trình bày . Từ đó HS đã có nhiều tiến bộ , số em năm chắc
cách giải loại toán này 100% trong đó giỏi : 20% ; khá : 34,2% ; TB : 45,8%
.Sáng kiến này đã được triển khai trong toàn trường nó đã góp phần thúc đẩy
phong trào chất lượng học tập tốt hơn .
Ví dụ 3 : Hướng dẫn luyện đọc cho HS lớp 4 .
Tác giả : Nguyễn Thị Thanh Huyền .Giáo viên trong trường .
Tác giả đã xác định . Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình
tiếng việt ở tiểu học . Ở lớp 4 phân môn tập đọc củng cố nâng cao kỷ năng đọc
trơn , đọc thầm được phát triển từ lớp dưới đồng thời rèn luyện kỷ năng mới là

đọc diễn cảm . Từ tầm quan trọng như vậy nên đồng chí đã suy nghĩ để tìm ra
một số biện pháp mới nhằm rèn đọc cho HS tốt hơn .
- Hướng dẩn HS lớp 4 đọc ở 2 hình thức đó là :Đọc thành tiếng và đọc thầm .
+ Đọc thành tiếng : Là luyện đọc đúng và đọc hay ( diễn cảm ) . Luyện đọc cá
nhân theo cặp hay luyện đọc theo vai .
+ Đọc thầm : Đọc để tìm hiểu bài .
+ Đọc thầm ( đọc lướt ) – Giáo viên từng bước đề ra nhiêm vụ hay yêu cầu từ dễ
đến khó để HS làm quen với cách đọc thầm nhanh . Ngoài ra muốn HS đọc tốt tác
giả đã quan tâm đến việc đọc mẫu của GV. Để đọc mẫu tốt GV phải phát hiện
biện pháp nghệ thuật được dùng trong bài đều liên quan đến cách đọc .
Ví dụ a : Thơ lục bát : Đoc dọng êm , nhẹ , nhấn giọng ở các tiếng gieo vần .
Văn xuôi ngắt theo ý mạch văn .
Ngoài ra một số biện pháp khác mà tác giả đã trình bày trong sáng kiến kinh
nghiệm như hướng dẩn cách đọc trong giờ tập đọc . Đọc hiểu tổ chức cho HS đọc
thầm . Thường xuyên kiểm tra việc học ở nhà quan tâm đúng lúc, đúng đối tượng
HS , động viên khen chê kịp thời , Nêu gương tốt để HS học tập , gần gũi HS ,
gần gũi phụ huynh để kết hợp rèn luyện HS .
Mỗi biện pháp tác giả đã vận dụng rất nhiều ví dụ đã trình bày ở SKKN- và kết
quả khảo sát lần 1 tổng số 24 HS , trong đó :
Giỏi : 6 - 25 % ; Khá : 7 - 29,2 % ; TB : 9 - 37,5 % ; Yếu : 2 - 8,3 %
Khảo sát lần 2 :
Giỏi : 9 - 37,5 % ; Khá : 9 - 37,5 % ; TB : 6 - 25 % ; Yếu : 0 - 0 %
Ví dụ 4 : HD HS giỏi lớp 5 giải một số bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ ( Có
3 - 4 đại lượng ).
Tác giả : Võ Thị Hồng Lê - GV trường .
9
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Tác giả xây dựng bồi dưỡng HS giỏi lớp 5 nói riêng giải toán chiếm vị trí hết sức
quan trọng. Các bài toán được sử dụng để gợi động cơ tìm hiểu kiến thức mới ,

giải toán giúp cho việc nâng cao năng lực tư duy của HS . Giải toán còn làm
phương tiện để rèn luyện kỷ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống . Đối
với lại toán này HS lại càng lúng túng nhất là khi gặp các bài toán có 3-4 đại
lượng . khảo sát thực trạng những năm tổ chức thi HS giỏi thì chỉ có 1-2 em đõ
tỉnh , 3- 4 em đỗ huyện còn những năm không tổ chức thi nhưng cuối năm trường
tổ chức kiểm định chất lượng HS thì số HS giỏi chỉ đạt từ 3 - 5% khối lớp 5 .
Trước tình hình ấy tác giả đã băn khoăn khoăn và tìm ra một số giải pháp mới và
đã thực hiện thành công .
Biện pháp 1 : Trước hết muôn giải bài toán có 3 - 4 đại lượng thay đổi quan hệ tỷ
lệ với nhau thì HS phải làm được thành thạo các bài toán có 2 đại lượng thay đổi
quan hệ với nhau ( trong sách GK toán 5 ) . GV chưa nêu thuật ngữ dạng toán "
đại lượng tỷ lệ thuận hay đại lượng tỷ lệ nghịch ) nhưng HS phải xác định được
bài toán thuộc dạng quan hệ thứ nhất " Nếu đại lượng này tăng ( Giảm ) bao
nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần " .
Hay thuộc dạng quan hệ thứ 2 ( Nếu đại lượng này tăng hoặc giảm bao nhiêu lần
thì đại lượng kia cũng giảm hoặc tăng bấy nhiêu lần) phụ thuộc vào tình huống
bài toán đặt ra để lựa chọn cách giải " Rút về đơn vị " hoặc cách giải " tìm tỷ số "
để giải một cách thành thạo .
Ví dụ 1 : Mua 5 mét vải hết 80. 000 đồng . hỏi mua 7 mét vải cùng loại hết bao
nhiêu tiền ? ( Bài tập 1 SGK toán 5 T1 T19 ) .
Phân tích : Bài toán thuộc dạng toán thứ nhất .
Trong bài toán này người ta đã cho biết 2 giá trị của đại lượng thứ nhất là 5 m và
7 m và một giá trị của đại lượng thứ 2 ( 80.000 đồng ) . Ta phải tìm một giá trị
chưa biết của đại lượng thứ 2 ( Đó là số tiền mua 7 m vải ) .
Tóm tắt bài toán như sau :
5m : 80.000 đồng
7m : đồng ?
HS biết dựa vào thực tế bài toán để chọn cách giải .
Bài toán này sẽ được giải bằng cách 1 : " Rút về đơn vị " theo 2 bước sau :
1m : đồng ?

7m : đồng ?
a, Bước 1 : Tìm xem mua 1m vải hết bao nhiêu tiền ? ( Đại lượng thứ 2 ).
b, Bước 2 : Tìm xem mua 7m vải hết bao nhiêu tiền ? ( Đại lượng thứ 2 ).
Giải
Số tiền mua 1m vải là : 80.000 : 5 = 16.000 đồng *
Số tiền mua 7m vại là : 16.000 x 7 = 112.000 đồng
Đáp số : 112.000 đồng
Bước * là bước rút về đơn vị.
Bài toán trên đẵ được giải bằng cách rút về đơn vị.
10
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Cách giải này thường được tiến hành hai bước.
a. Tìm xem một đơn vị của đại lượng thứ nhất tương ứng với một giá trị nào của
đại lượng thứ hai.Đây chính là bước rút về đơn vị( ở bài toán này thì một mét vải
ứng vói 16000 đồng). Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia.
b. Có bao nhiêu đơn vị của đại lượng thứ nhất thì có bấy nhiêu lần giá trị tương
ứng( vừa tìm) của đại lượng thứ hai. Giá trị này của đại lượng thứ hai chính là số
phải tìm trong bài toán( ở bài này thì 7 m vải tương ứng với 112000 đồng). Để
làm việc này ta có thể thực hiện phép nhân.
Ví dụ 2: Một đội làm rừng trung bình cứ 3 ngày trồng được 1200 cây thông. Hỏi
trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông.( SGK Toán 5 T 1 Trang
19).
Phân tích: Tóm tắt.
3 ngày: 1200 cây.
12 ngày: cây?
Bài toán thuộc dạng thứ nhất có thể giải theo hai bước sau đây.
a. 12 ngày gấp bao nhiêu lần 3 ngày? Suy ra.
b. Số cây trồng được gấp bấy nhiêu lần 1200.
Giải.

12 ngày gấp 3 ngày số lần là: 12: 3= 4 (lần) **
Trong 12 ngày đội đó trồng được là: 1200 x 3 = 3600 (cây)
Đáp số : 3600 ( cây).
Bước ** là bước " Tìm tỷ số" .
Bài toán trên được giải theo cách " Tìm tỷ số" .
Cách này được tiến hành theo 2 bước :
a. So sánh 2 giá trị của đại lượng thứ nhất xem số này gấp mấy lần số kia ; đây
chính là bước " Tìm tỷ số" . ở bài toán này 12 ngày gấp 4 lần 3 ngày .
b. Giá trị đã biết của đại lượng thứ 2 cũng được tăng hoặc giảm đúng một số lần
ở bước a ( ở bài toán này 1.200 cây được tăng gấp 3 lần ) . Kết quả tìm được
chính là số phải tìm trong bài toán .
Ngoài ra tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ khác nhau
Ví dụ 2 : Đối với bài toán “ Tam suất kép” có 3 đại lượng nhưng trong đó có 2
đại lượng thay đổi quan hệ tỷ lệ với nhau.
Ví dụ : 4 người đào 3 ngày thì được 22,8 m mương . Cũng số m mương đó nếu
muốn xong trong 2 ngày thì cần bao nhiêu người ?
Tóm tắt :
3 ngày - 22,8 m – 4 người.
2 ngày - 22,8 m - người ?
ở bài toán này giúp các em nhận thấy đại lượng thứ 2 không thay đổi ( 22,8 m )
Như vậy , đọc qua thì có vẻ hỏi trừu tượng nhưng khi phát hiện ra mấu chốt vấn
đề ( 1 đại lượng không thay đổi ) thì các em dễ dàng giải ra bài toán .
Giải
11
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Để làm xong 22,8 m mương trong 2ngày thì cần số người là :
( 4 x 3 ) : 2 = 6 (người)
Đáp số:6 người.
Đối với dạng “Tam suất kép” có 3 đại lượng thay đổi quan hệ tỷ lệ với nhau .

-Một số ví dụ khác nữa :
Nếu bài toán có 4 đại lượng ta tìm cách đưa về 3 đai lượng rồi sau đó giải bài
toán như trên .
Ví dụ :3 người ăn trong 6 ngày ăn 2 bữa hết 16,2kg gạo .Hỏi cũng số gạo đó nếu
4 người ăn mỗi ngày ăn 3 bữa thì ăn được mấy ngày ?(Mức ăn các bữa như nhau)
(sách nâng cao toán 5 tập 1 trang 43).
Tóm tắt:
16,2kg- 3 người -2bữa -6 ngày
16,2kg-4 người-3 bữa ngày?
Với dạng toán này tuy có 4 đại lượng nhưng hướng dẫn các em phát hiện ra mấu
chốt vấn đề “ Một đại lượng không thay đổi” . Như vậy cách giải giống như bài
toán có 3 đại lượng thay đổi quan hệ với nhau .
Một số ví dụ khác nữa :
Tác giả đã hướng dẫn các em giải bài toán từ mức độ dễ đến khó , khái quát
nâng cao dần mức độ khó trong đề tài mỗi dạng đã đưa ra 2 đến 3 bài toán . Khi
thành thạo dạng toán này thì đưa ra dạng toán mới . Từ việc áp dụng trên HS tích
cực hứng thú hơn . Tạo điều kiện kích thích tính tò mò cho HS hơn . Khi gặp
dạng toán này , giúp các em có thêm 1 cách giải mới trong giải toán .
Kết quả sau khi đã vận dụng thì số HS giỏi tăng thêm đáng kể . Từ khảo sát đầu
năm chỉ có 4 em đạt giỏi môn toán . Qua thi cuối năm có 13 HS đạt loại giỏi môn
toán .
Năm nay lại là năm thi HS giỏi huyện lớp 5 thì việc vận dụng SKKN là một
cơhội cho các Đ/C GV bồi giỏi lớp 5 đưa vào bài dạy của mình thì chắc chắn sẽ
đem lại kết quả tốt đẹp cho mùa thi sắp tới .
Ngoài ra còn rất nhiều SKKN trong huyện nói chung , trường tôi nói riêng .
Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo việc vận dụng những SKKN đó vào dạy và học .
Đặc biệt năm học này là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Hai
không” thì vấn đề năng cao chất lượng là cực kỳ quan trọng . Nếu GV không biết
vận dụng những SKKN vào dạy học của mình thì quả thực là một điều đáng tiếc .
Nhìn chung trong những năm qua việc chỉ đạo phong trào viết SKKN cũng như

vận dụng SKKN vào trường học chúng tôi đã có sự quan tâm nhưng chất lượng
cũng chưa thật cao . Bởi lẽ việc vận dụng vào dạy học mới chỉ dừng lại ở các GV
có chuyên môn ; còn mốt số GV chuyên môn chưa cao thì còn khó thực hiện .
III.Kết quả và bài học kinh nghiệm:
1, Kết quả:
Qua 4 năm chỉ đạo việc viết SKKN và vận dụng SKKN ở trường bản thân tôi đã
thu được một số kết quả đáng kể.
12
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
Khi chưa vận dụng các biện pháp trên thì số kinh nghiệm của trường mỗi năm
đưa đi dự thi cũng khá nhiều 7 đến 10 cái nhưng số kinh nghiệm đạt cấp huyện
thì một năm chỉ đạt 1 đến 2 cái .
Còn việc vận dụng SKKN hầu như chỉ do người đạt sáng kiến đó áp dụng .
Chưa phổ biến cho hội đồng nhà trường cùng vận dụng. Chính vì vậy , chất lượng
dạy học còn nhiều hạn chế .
- Khi bản thân đã vận dụng các biện pháp trên thì số kinh nghiệm đạt cấp
huyện hàng năm tăng lên đáng kể . Cụ thể :
Số
lượng
2004 - 2005 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008
Cấp
huyện
Đã vận
dụng
Cấp
huyện
Đã vận
dụng
Cấp

huyện
Đã vận
dụng
Cấp
huyện
Đã vận
dụng
5 2 6 3 6 4 5 4
Đặc biệt có năm đã có kinh nghiệm được bổ sung để dự thi cấp tỉnh.
2,Bài học kinh nghiệm :
- Làm cho CBGV nhận thức được mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
viết SKKN và việc vận dụng SKKN vào bài học .
- Tổ chức chỉ đạo viết SKKN .
+ Cho GV tiếp thu học tập cấu trúc của một SKKN .
+ Hướng dẫn cho GV tự chấm SKKN của mình theo 4 nội dung .
Tính khoa học .
 Tính sáng tạo.
 Tính sư phạm.
 Tính thực tiễn.
Từ đó SKKN của mình đạt ở mức nào tự GV phải chỉnh sửa để đạt mức cao
hơn.
- Tổ chức hội thảo phổ biến một số kinh nghiệm hay trong và ngoài trường . Từ
đó GV vận dụng linh hoạt phù hợp vào bài dạy của mình để đạt hiệu quả cao.
IV. Kết luận :
Từ nghiên cứu tìm hiểu tôi đã tìm ra một số biện pháp trên để thúc đẩy phong
trào viết SKKN và vận dụng SKKN ở trường . Từ đó tạo điều kiện cho CBGV
học tập cách nghiên cứu khoa học , cách viết SKKN đối với việc năng cao chất
lượng dạy và học .Với sự định hướng cụ thể và kịp thời trong từng năm học .
Tổng kết về sáng kiến kinh nghiệm trong từng năm để tìm ra sáng kiến kinh
nghiệm hay,những nhân tố tích cực để nhân rộng .Đồng thời khắc phục tồn tại

trong phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
vào trường học. Nhiều bài học kinh nghiệm quý giá của một số kinh nghiệm hay
đã được vận dụng và đã được khai thác vào dạy học. Nhất là trong tình hình hiện
nay chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình SGK và thực hiện ráo riết cuộc
vận động “ Hai không” nên đòi hỏi đổi mới toàn diện và đưa chất lượng vào thực
chất . Đó cũng chính là cuộc cải cách hành chính đòi hỏi của sự nghiệp CNH-
13
Một số biện pháp chỉ đạo viết SKKN và vận dụng SKKN vào trường
học.
HĐH đất nước , giáo dục cũng phải hiện đại hoá . Trước hết là hoạt động của giáo
viên , muốn có nhiều học sinh giỏi thì phải có giáo viên giỏi . Nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu của cán bộ giáo viên được khai thác và vận dụng vào dạy học .
Vì vậy viết SKKN và vận dụng SKKN là vấn đề nóng hổi đã được các nhà sư
phạm đặc biệt chú ý . Cũng nhờ phong trào trên mà trường tôi mà trường tôi đã
có nhiều khởi sắc về chất lượng học sinh .
Vì điều kiện thời gian có hạn năng lực bản thân còn hạn chế nên quá trình
nghiên cứu và thực hiện không tránh khỏi thiếu sót ,những biện pháp trên tôi chỉ
áp dụng ở trường và thấy có hiệu quả ,rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa
học các cấp để SKKN này được hoàn thiện hơn .
Tôi Xin chân thành cảm ơn !





14

×