Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Trái đất lắc lư gây ra biến đổi khí hậu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 3 trang )

Trái đất lắc lư gây ra biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi độ nghiêng của trục Trái đất có thể giúp hành tinh
này ra khỏi kỷ băng hà tiền sử.

Một dẫn chứng mới cho thấy: sự dao động thường xuyên của trục Trái đất là
nguyên nhân gây ra những thời kỳ Trái đất bị nóng lên xen kẽ nhau trong các kỷ
băng hà tiền sử.
Phát hiện này là kết quả của một công trình nghiên cứu do TS Russell Drysdale, Trường
ĐH Newcastle (Anh), đứng đầu nhằm xác định niên đại kết thúc kỷ băng hà gần đây
nhất. Công trình này vừa công bố trên Tạp chí Science, khẳng định kỷ băng hà thứ hai đã
kết thúc 141.000 năm về trước, nghĩa là sớm hơn người ta vẫn nghĩ hàng nghìn năm.
Sử dụng các thông tin địa chất mới nhất tại Italia, các nhà nghiên cứu đã bác bỏ lý thuyết
đang được ủng hộ cho rằng thời kỳ giữa các kỷ băng hà liên quan đến sự thay dổi về
cường độ bức xạ mặt trời vào mùa hè ở Bắc bán cầu.
Drysdale và các đồng nghiệp cho rằng các lục địa nổi lên trong kỷ băng hà phần lớn là do
sự thay đổi độ nghiêng của hành tinh, trong mối tương quan với mặt trời, cụ thể là với hệ
số nghiêng của nó. Điều này ảnh hưởng tới lượng ánh nắng mặt trời chiếu lên từng bán
cầu vào mùa hè, chứ không phải cường độ bức xạ mặt trời đạt tới cao điểm trong mùa hè
Bắc bán cầu.
Xác định niên đại các kỷ băng hà
Trầm tích dưới đáy biển phản ánh chính xác những thay đổi về khí hậu Trái đất trước kỷ
băng hà cuối cùng. Nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định niên đại các lớp
trầm tích và sự thay đổi rõ ràng về khí hậu. Drysdale và các đồng nghiệp đã khắc phục
được những khó khăn này bằng cách so sánh sự thay đổi địa chất ở đáy biển với sự thay
đổi tương tự các vật liệu trên bề mặt và đưa ra các niên đại một cách chính xác.
Xưa và nay
Kỹ thuật xác định niên đại các tảng băng tiền sử có tiềm năng lớn trong việc vạch ra
những sự thay đổi khí hậu cách nay rất xa mà trước đây chưa có cách nào làm được.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hàng triệu năm qua, sự kiện nóng lên toàn
cầu đã từng xảy ra vào chu kỳ thứ hai hoặc thứ ba của việc thay đổi độ nghiêng của Trái


đất, cứ 41.000 năm một lần.
Hellstrom, giáo sư ĐH Melbourne cho rằng những kiến thức mới mẻ này có thể đóng góp
vào việc xác định độ chính xác của công nghệ mô hình hoá khí hậu hiện nay. Ông cho
rằng: “Bất cứ kiến thức nào chúng ta rút ra được trong việc tìm hiểu những gì ảnh hưởng
đến các kỷ băng hà cũng đều tác động đến những mô hình mà chúng ta đang áp dụng
ngày nay”.
Hiện nhóm nghiên cứu của TS Drysdale đang vận dụng các kết quả đo đạc của họ để giải
thích điều khó hiểu là vì sao những thời kỳ tan băng bắt đầu từ Nam bán cầu

×