Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bai thi Tim hieu Lich su 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.92 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN. ----------– & —---------. BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN THỊ TRẤN HÀ LAM (1930-2015). NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN NGỌC ANH NĂM HỌC : 2016 - 2017 Câu 1: Đồng chí, anh, chị cho biết quá trình hình thành tên gọi địa danh Hà Lam xưa và thị trấn Hà Lam ngày nay? Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hà Lam ra đời.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> vào ngày, tháng, năm nào? Có biệt danh gì? Từ khi thành lập thị trấn Hà Lam đến nay (1981), Đảng bộ thị trấn đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội. Hãy nêu tên các đồng chí Bí thư Đảng bộ trong từng nhiệm kỳ? (2,5 điểm) Trả lời: Quá trình hình thành tên gọi địa danh Hà Lam xưa và thị trấn Hà Lam ngày nay. Hà Lam là một làng thuộc phủ Thăng Hoa, một trong sáu phủ của Thừa tuyên Quảng Nam vốn là đất Chiêm Thành( Chiêm Động) từ nhà Trần đến nhà Hồ có sự đánh nhau chiếm qua, chiếm lại nhiều lần giữa ta và Chiêm Thành. Sau khi vua Lê Thánh Tông đến chinh phục thì tình hình mới ổn định lập ra Quảng Nam thừa tuyên năm 1471. Triều đình lúc bấy giờ cử cụ Phạm Nhữ Tăng cháu 6 đời của tướng Phạm Ngũ Lão đến nhận chức Thừa tuyên Quảng Nam và lập ra tổng xã các nơi( Theo Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim) Theo ước đoán vào khoảng thời gian từ 711490 làng Hà Lam được khai sinh lập thành xã hiệu tính đến nay trên dưới 500 năm. Sau năm 1945 qua các thời kỳ làng Hà Lam được nhập vào các xã lân cận để hình thành các xã hiệu: Năm 1945- 1954 là xã Thăng Hòa, Thăng Điền, Thăng Châu Năm 1955- 1958 là xã Bình Hà Năm 1958 -1981 là xã Bình Nguyên Năm 1981 theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, Hà Lam được tách ra từ xã Bình Nguyên để thành lập Thị trấn Hà Lam gồm Hà Lam, Chung Phước và Đồng Thái Tổng diện tích tự nhiên là 1.170 ha, trong đó có: 430ha đất canh tác. Chiều dài của thị trấn là 5km, chiều rộng là 4km; thị trấn Hà Lam có nhiều rừng đồi như: rừng Bà Nú, rừng Chùa, rừng Ông Lược, rừng Tiên Nông, rừng Rọ, rừng Rú; núi Dê, gò Thường, đồi 41, đồi 42. Những năm về trước, các địa danh này có nhiều cây xanh, bóng mát, thơ mộng, trữ tình, nhưng trải qua bao biến thiên của tự nhiên và xã hội, cây cối bị tàn phá nặng nề, phần lớn chỉ còn lại đất trống, 3 đồi trọc; ruộng đất nói chung so với các địa phương ở vùng Đông và vùng Tây của uyện Thăng Bình thì đất đai của thị trấn Hà Lam về thổ nhưỡng có độ phì cao hơn. Theo số liệu trong sổ bộ thời Gia Long, đất ruộng thị trấn Hà Lam có 2.803 mẫu Trung bộ, tương đương (1.401ha). Trong đó, số diện tích có tại thị trấn Hà Lam là 876 mẫu (438ha); số diện tích còn lại ở rải rác tại các địa phương trong huyện, như: Hà Châu, Đồng Đức, Vinh Huy, Hương Lộc, Đồng Dương, Xuân Yên, Gò Ngao, Bình Trung, Bến Tàu, Bàu Nước, Ca Lâu, Bình Túy, Dục Túy, Phường Rạnh (sau này thường gọi là đất công điền). Điều đó chứng tỏ tổ tiên của người Hà Lam chẳng những có công khai hoang, mở mang xây dựng làng xã trù phú mà còn chú trọng, tập trung đến việc mở rộng lập nghiệp, phát triển canh nông ra ngoài làng. Trước đây, Nhân dân Hà Lam, Đồng Thái, Chung Phước, Thanh Ly chiếm số đông là nông dân, nhưng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là thuần nông, độc cảnh cây lúa, cây sắn, cây mía, đậu dụng và khoai lang; chăn nuôi gia súc (trâu, bò) chủ yếu làm sức kéo; heo, gà, vịt là sản phẩm tự cung, tự cấp. Một đặc trưng được phác họa bởi nền sản xuất nhỏ phân tán, manh mún, nhỏ lẻ tồn tại nhiều năm trong đời sống xã hội của cư dân Hà Lam. Năm 1910 có 2.542 suất đinh; vào tháng 12 năm 1970, tổng dân số của xã Bình Nguyên (trong đó có Hà Lam) là 12.450 khẩu; năm 1981, sau khi chia tách xã Bình Nguyên thành 2 đơn vị hành chính là thị trấn Hà Lam và xã Bình Nguyên trực thuộc huyện Thăng Bình, tổng dân số thị trấn Hà Lam có 7.949.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khẩu với 914 hộ; đến năm 1997 dân số tăng lên 16.350 khẩu với 3.640 hộ. Hiện nay dân số thị trấn Hà Lam có 18.654 khẩu với 5.225 hộ. Về giao thông, thị trấn Hà Lam có đường Quốc lộ 1A, 14E chạy ngang qua; thông thương Đông - Tây - Nam - Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu vùng miền, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thị trấn nói riêng và các địa phương trong vùng nói chung. Ngoài ra, còn có các con đường ĐT, ĐH ngang, dọc nối liền liên xã, liên vùng, đã được cơ bản nhựa hóa hoặc bê tông -hóa, tạo 4 nhiều thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế và đời sống dân sinh. Về hệ thống sông, suối, ao hồ, trên địa bàn thị trấn Hà Lam không có sông, suối lớn, chỉ có 2 con suối nhỏ khởi nguồn từ xã Bình Quý sau đó nhập thành một tại thôn Chung Phước và có một cái bàu, gọi là bàu Hà Lam (bàu Hà Trì), rộng khoảng 3.000m 2 uốn lượn vòng vèo, khoảng giữa chiều dài của bàu có chiếc cầu xây bằng đá ong bắt ngang qua, bởi vậy còn gọi là bàu Hà Kiều, về mùa hạ sen mọc phủ kín mặt bàu, hoa sen nở rộ, lung linh sắc màu, thoang thoảng hương thơm, tạo nên cảnh trí “sơn thủy hữu tình”. Đầu cầu phía bên bờ Bắc có một chòm cây, dưới tán cây dựng một nhà bia tạc ghi tên những nhà hảo tâm có công, của đóng góp xây dựng cây cầu. Thập niên 70 về trước của thế kỷ XX, để tạo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, người dân Hà Lam đã huy động sức người, sức của, quyết tâm đắp một con đập bổi nhỏ, ngăn dòng chảy con sông Ly Ly (còn có tên gọi là sông Rù Rì) tại địa phận thôn Thạnh Mỹ (xã Bình Quý), có sức chứa khối lượng nước tưới cho gần 300 mẫu Trung bộ (1.500.000 m2 ). Với các di tích lịch sử, văn hóa của huyện Thăng Bình, như: khu phế tích Phật viện Đồng Dương, Lễ hội Bà Chợ Được và làng nghề truyền thống làm hương, địa danh &quot;Quán Hương” chế biến nước mắm Cửa Khe Bình Dương hay du lịch sinh thái hồ Cao Ngạn gắn với địa danh thành đồng; hồ Phước Hà gắn với chiến khu xưa; hồ Đông Tiển, sông Ly Ly, các bãi biển có phong cảnh đẹp tự nhiên... Và thị trấn Hà Lam là trung tâm kết nối các Tour du lịch đi về, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí. Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn Hà Lam, qua các đời, Nhân dân còn phát triển các ngành nghề truyền thống như: chẻ đá núi, chằm nón, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, kéo sợi, thợ rèn, thợ mộc, thợ nề, nấu chế biến đường thủ công, ép dầu phụng, huộm vải, làm hương, làm quạt, đan đát, tráng bánh,... Tiêu biểu về làng nghề, thị trấn Hà Lam nổi tiếng với làng nghề Quán Hương tại Tổ 11; nghề làm hương của làng nghề này ra đời cách đây hơn 250 năm, đến nay vẫn duy trì, tiếp nối và phát triển; sản phẩm được thị trường trong và ngoài huyện ưa chuộng. Sau ngày giải phóng miền Nam, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, như: cơ khí, gò hàn, cưa xẻ gỗ, xay xát gạo, làm gạch, chế biến hải sản... ược quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển mạnh, vừa tạo ra sản phẩm phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài địa phương, vừa giải quyết công việc làm và tăng nguồn thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Cùng với các hoạt động sản xuất, chợ Hà Lam ra đời hàng trăm năm nay để phục vụ trao đổi, mua bán các sản phẩm hàng hóa của bà con nhân dân trên địa bàn huyện Thăng Bình làm ra. Chợ Hà Lam là chợ lớn trong phủ Thăng Bình, nằm về phía Nam của tỉnh lộ 16; Từ sau ngày thống nhất đất nước (1975), chợ Hà Lam trở thành.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trung tâm giao lưu, trao đổi, mua bán đa dạng các loại hàng hóa, sản phẩm, phục vụ đắc lực cho sản xuất và tiêu dùng của các tầng lớp Nhân dân. Do nhu cầu mở rộng và phát triển, năm 1998 chợ Hà Lam được đầu tư xây dựng và mở rộng diện tích, hoạt động thương mại quy mô hơn và được chuyển đến địa điểm mới, nằm về phía Bắc tỉnh lộ 16 (nay là đường Tiểu La). Nhìn chung, các ngành nghề đã hình thành nên các lĩnh vực kinh tế đa dạng, phong phú; thị trấn Hà Lam là trung tâm hành chính, kinh tế của huyện Thăng Bình, mang tính hội tụ và có sức lan tỏa ra các vùng xung quanh với sự đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt hơn, môi trường xã hội đa dạng, phong phú hơn, có điều kiện phát triển KT - XH nhanh hơn. Hơn 600 trăm năm hình thành và phát triển, các cộng đồng làng xã: Hà Lam, Đồng Thái, Chung Phước, Thanh Ly, Nhân dân đã kiên trì vượt qua muôn ngàn gian khổ, khó khăn vừa đấu tranh với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa chiến đấu kiên cường chống thực dân, đế quốc xâm lược để tồn tại và phát triển. Các cộng đồng dân cư luôn kề vai sát cánh, đồng tâm hiệp lực, gạt bỏ những khác biệt riêng tư, giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết để tự khẳng định mình và không ngừng phát triển. Đó là những tiền đề, những nhân tố quyết định để thị trấn Hà Lam hôm nay vững bước tiến lên trong thời kỳ mới. Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hà Lam ra đời, mang biệt danh Vân Nam Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp ra đời, chính phủ Bình dân Pháp được thành lập. Sự kiện đó ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, tháng 7.1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp và nhận định: Nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này không thay đổi nhưng trước những biến đổi mới của tình hình cần có sự thay đổi về tổ chức và những hình thức đấu tranh cho phù hợp nhằm lợi dụng mọi khả năng tính hợp pháp để nhanh chóng tập hợp mọi lực lượng cách mạng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ và Hội nghị Trung ương đã quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương về sau đổi thành Mặt trận Dân tộc thống nhất Dân chủ Đông Dương. Thời gian này nhiều xã ở huyện Thăng Bình, trong đó có Hà Lam, nhiều sách báo tiến bộ được lưu hành rộng rãi, các tổ chức ái hữu, Hội đọc báo, Hội bóng đá, Hội trợ tang, Hội tương tế, phong trào bài trừ mê tín dị đoan, bài trừ các hủ tục.v.v... phát triển mạnh trong nhân dân. Năm 1937, đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm người làng Hà Lam liên lạc với Hội ái hữu đạc điền Hội An, được các đồng chí Trịnh Văn Dục, Phạm Xuân Tiêu giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm phát hành sách báo tiến bộ để tuyên truyền phát huy ảnh hưởng cách mạng trong quân chúng nhân dân ở Hà Lam, Thăng Bình, vận động lấy chữ ký đòi ân xá chính trị phạm, chống sưu cao, thuế nặng. Đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm thành lập tủ sách Nam Bình ở Hà Lam do anh Huỳnh Du quản lý. Hội đọc sách báo Hà Lam gồm: Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương, Nguyễn Công cầu, Huỳnh Du, Đinh Đáng, Phan Kiệm, Trần Dịch, Nguyễn Thông Mùa hè năm 1939, đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm đi dự Đại hội giáo giới tại Hội An. Trung ương Đảng đã kịp thời chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyền về tay nhân dân. Tháng 5.1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (khóa I), do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. Ở.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hà Lam các đảng viên và quần chúng trong các tổ chức ái hữu, tương tế, nghiệp đoàn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ được tập hợp lại tiếp tục hoạt độngtheo hướng mới của Đảng. Trên toàn huyện, lần lượt các Chi bộ Đảng ở các xã được thành lập. Tháng 10 năm 1940, Tỉnh ủy Quảng Nam phái đồng chí Nguyễn Đức Thưởng, cán bộ của xứ ủy Trung Kỳ công tác tại Quảng Nam về Chi bộ Ngọc Phô triệu tập đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương ở Hà Lam vào Ngọc Phô cùng với các đồng chí ở Chi bộ Ngọc Phô để thành lập Ban Chấp hành Phủ ủy lâm thời Thăng Bình. Tuy nhiên, cuộc họp chưa diễn ra thì bị lộ, viên tri phủ Thăng Bình đưa lính về Ngọc Phô vây bắt các đồng chí Nguyễn Đức Thưởng, Võ Dần, Lê Toại, Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương - Đồng chí Nguyễn Đức Thưởng bị thực dân Pháp kết án 5 năm tù; các đồng chí: Lê Toại, Võ Dần, Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương bị kết án 01 năm tù; một số quần chúng trong Hội tỵ đổ ở Ngọc Phô cũng bị bắt để thẩm vấn và kết án tù treo. Ở Hà Lam, sau khi các đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương bị địch bắt cẩm tù, các tổ chức quần chúng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương vẫn không bị địch đánh phá, chì đứt liên lạc với cấp trên; quần chúng vẫn nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng, chờ thời cơ chắp nối liên lạc để hoạt động. Tháng 11 năm 1940, đồng chí Nguyễn Hữu Đức đi làm ăn xa trờ về địa phương, đã liên lạc với Phạm Ngọc Trịnh để thành lập Tổ quần chúng của Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế ở Hà Lam, gồm: Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Đức Huấn, Nguyễn Hữu Khả do đồng chí Nguyễn Hữu Đức làm Tổ trưởng. Hai tháng sau, do điều kiện gia đình, đồng chí Nguyễn Hữu Huấn bỏ sinh hoạt, Tổ quần chúng kết nạp thêm đồng chí Nguyễn Đức Đính. Chi trong thời gian ngắn, Tổ đã tuyên truyền, phát triển thêm 10 hội viên và trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào đấu tranh ở địa phương. Sau khi mãn hạn tù, đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm trở về lại địa phương, đồng chí bắt liên lạc với đồng chí Nguyễn Sắc Kim, Tỉnh ủy viên Quảng Nam và được đồng chí Nguyễn sắc Kim tổ chức cuộc họp tại Núi Dê vào đêm 23 tháng 9 năm 1941, có 06 đồng chí tham dự, gồm: Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Cầu, Nguyễn Công Hương, Nguyễn Công Hanh, Đinh Đáng và Nguyễn Hữu Đức. Cuộc họp quyết định thành lập Chi bộ Đảng ở Hà Lam, lấy biệt danh là Chi bộ Vân Nam, do đồng chí Nguyễn Công Hanh làm Bí thư. Sinh hoạt chi bộ được thời gian thì đồng chí Nguyễn Công Hanh phát bệnh tâm thần và từ trần, chi bộ cử đồng chí Nguyễn Công Cầu làm bí thư Sau khi thành lập, Chi bộ Hà Lam (Vân Nam) đã tuyên truyền, vận động tổ chức lên các tổ chức cứu quốc: Thanh niên cứu quốc, có các đồng chí Nguyễn Đức Đính, Mai An, Nguyễn Hữu Khả, Nguyễn Công Liễn; nông dân cứu quốc gồm: Nguyễn Công Long, Võ Văn Thoan, Trần Tài (Giao), Nguyễn Đức Khiết (Liễn), Võ Hưng Ngọc; Phụ nữ cứu quốc gồm: Phạm Thị Trịnh, Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Thị Thơm. Các ông Nguyễn Hữu Tráng, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Công Thường là cơ sở của chi bộ Vân Nam cất giấu tài liệu và là nơi nghỉ của cán bộ Thanh Ly hoạt động bí mật. Đảng bộ thị trấn Hà Lam đã tiến hành 12 kỳ đại hội gồm: - Lần thứ nhất nhiệm kỳ 1982-1984 đ/c Trần Văn Đô làm Bí thư Đảng bộ - Lần thứ hai nhiệm kỳ 1984-1986 đ/c Trần Văn Đô làm bí thư Đảng bộ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Lần thứ ba nhiệm kỳ 1986-1989 đ/c Nguyễn Văn Gặp bí thư, đến tháng 5/1987 điều về huyện, đ/c Nguyễn Hữu Đãi thay bí thư từ tháng 6/1987. - Lần thứ tư nhiệm kỳ 1989-1991 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ. - Lần thứ năm nhiệm kỳ 1991-1993 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ. - Lần thứ sáu nhiệm kỳ 1993-1995 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ - Lần thứ bảy nhiệm kỳ 1995-1997 đ/c Võ Văn Minh bí thư Đảng bộ - Lần thứ 8 nhiệm kỳ 1997-2000 đ/c Vũ Văn Minh bí thư Đảng bộ đến 2000 nghỉ đ/c Nguyễn Hữu Đãi tháng 4/2000 làm bí thư. - Lần thứ 9 nhiệm kỳ 2000-2005 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ đến tháng 4 điều về huyện, đ/c Hồng Quốc Cường Thường vụ Huyện ủy điều về làm Bí thư Đảng bộ. - Lần thứ 10 nhiệm kỳ 2005-2010 đ/c Hồng Quốc Cường bí thư, đến tháng 9/2003 về huyện, đ/c Phan Khắc Nhì bí thư từ tháng 11/2007. - Lần thứ 11 nhiệm kỳ 2010-2015 đ/c Lê Đình Thành bí thư đến tháng 7/2011 làm Chủ tịch, đ/c Võ Tấn Thuận - Huyện ủy chỉ định về làm Bí thư từ tháng 7/2011. - Lần thứ 12 nhiệm kỳ 2015-2020 đ/c Đoàn Thanh Khiết bí thư Đảng bộ. Câu 2: Đồng chí, anh, chị cho biết những hoạt động nổi vật của Đảng bộ và nhân dân Hà Lam – Bình Nguyên góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, giai đoạn 1953-7/1954? (1,5 điểm) Trả lời: 1. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Vượt qua nạn đói năm 1952, tình hình đời sống của nhân dân trong xã dần dần ổn định, Huyện ủy chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phân công cán bộ huyện trực tiếp xuống các xã để theo dõi chỉ đạo trực tiếp các mặt công tác, nhất là vùng bị đói nặng, quyết tâm giành thắng lợi lớn trong vụ Đông - Xuân 1952-1953. Đối với xã Thăng Châu, cùng với việc chỉ đạo sản xuất; đầu năm 1953 Đảng bộ xã triển khai thực hiện việc giảm tô, giảm tức, tiến hành việc phân định thành phần giai cấp trong xã và định mức địa tô cho từng thành phần. Trước âm mưu của thực dân Pháp, theo đề xuất của Tổng Quân ủy Trung ương, ngày 16.9.1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, với tinh thần &quot;Tích cực và mạnh bạo phát triển vào Tây Nguyên, trước hết là ở phía Bắc. Tiếp tục củng cố vùng tự do Tổng Quân ủy nhấn mạnh: “Nhiệm vụ phát triển lên Tây Nguyên phải coi là nhiệm vụ quan trọng thứ nhất, nhiệm vụ củng cố vùng tự do là quan trọng thứ hai” Thực hiện chủ trương trên, đầu tháng 12.1953, Liên khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định tập trung lực lượng bộ đội chủ lực tiến công lên Tây Nguyên; nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do giao cho bộ đội địa phương, dân quân, du kích. Theo phương hướng chiến lược của Trung ương và Liên khu ủy 5, Tỉnh ủy và Huyện ủy chủ trương tiếp tục đẩy mạnh du kích chiến tranh, tiêu hao tiêu điệt sinh lực địch, phá âm mưu lấn chiếm vùng tự do, mở rộng cơ sở, phá âm mưu bình định vùng sau lưng địch. Mặt khác, khẩn trương xây dựng thực lực, ý thức cảnh giác của cán bộ và nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng, phòng khi địch đánh phá lấn chiếm vùng tự do. Thực hiện chủ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> trương của Đảng cấp trên, xã Thăng Châu vận động nhân dân đề cao cảnh giác, tăng cường công tác bố phòng, sửa sang, củng cố hầm hào, công sự, chuẩn bị đánh địch khi chúng lấn chiếm; củng cố và bổ sung lực lượng dân quân, du kích cả số lượng lẫn chất lượng; luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, giữ vững nền nếp trực chiến cả ngày lẫn đêm. Tăng cường công tác phòng gian bảo mật, tiêu trừ bọn điệp báo, chỉ điểm do thám... Để đảm bảo chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi ngay từ đầu, do đó nhu cầu về lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu càng lớn, hòa cùng khí thế tiến công, xã Thăng Châu hạ quyết tâm với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”; có hàng trăm thanh niên gia nhập quân đội cầm súng chiến đấu; có trên 1.500 lượt nam, nữ thanh niên hăng hái xung phong đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trường Liên khu 5, Hạ Lào và Bắc Quảng Nam; trong đó, có đồng chí Nguyễn Đức Dũng cán bộ của xã Thăng Châu tình nguyện gia nhập Đoàn Văn công Liên khu 5 tham gia phục vụ chiến trường cho đến ngày ký kết Hiệp định Giơ-ne- vơ (20.7.1954). Sự chi viện kịp thời đó đã góp phần vào chiến thắng trên chiến trường. Tháng 01.1954 địch mở chiến dịch Át - lăng tiến quân đến Phú Yên, tháng 3.1954 khi chúng chuẩn bị tiến hành bước 2 thì bị quân ta chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gảy mũi tiến công của quân Pháp ra Bình Định. Tin thắng trận dồn dập từ khắp các chiến trường đến với nhân dân Thăng Châu. Mọi người, mọi nhà vô cùng phấn khởi; niềm tin về ngày chiến thắng đang đến gần, tinh thần của mọi người ở hậu phương hăng say lao động sản xuất, tổ chức, động viên trên 200 nam nữ thanh niên tham gia lực lượng du kích, ngày sản xuất, đêm bố phòng, canh gát bảo vệ vùng tự do. Đảng và Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối lãnh đạo của Đảng vào tình hình thực tế ở địa phương xã Thăng Châu. Đó còn là thành quả của tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu bất khuất của Nhân dân Thăng Châu được tôi luyện, thử thách qua từng chặng đường lịch sử. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang nhưng chưa trọn vẹn. Thực dân Pháp bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi miền Bắc nhưng ở miền Nam, trong đó có xã Thăng Châu, Thăng Bình, Quảng Nam – Đà Nằng còn nằm trong vòng kiểm soát của đối phương. Đảng bộ và Nhân dân xã Thăng Châu chuẩn bị đầy đủ nhân tài, vật lực, sẵn sàng cùng với Nhân dân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới, quyết tâm đánh bại âm mưu, thủ đoạn và ý đồ xâm lược của đế quốc Mỹ cho đến ngày toàn thắng 30.4.1975. Câu 3. Đồng chí, anh, chị hãy nêu tóm tắt một số sự kiện nổi bật trong quá trình lãnh đạo, tổ chức đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân 12 Hà Lam – Bình Nguyên tổng cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giai đoạn 1954-1965 (1,5 điểm) Trả lời: I.ÂM MƯU CỦA MỸ - DIỆM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TA 1. Tình hình và âm mưu của Mỹ-Diệm Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với cuộc tiến công quân Pháp trên cả nước, ngày 20.7.1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne- vơ chấm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> dứt chiến tranh, công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp định, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17, tại sông Bến Hải, Quảng Trị làm giới tuyến quân sự tạm thời để tập kết chuyển quân và trao trả tù binh. Lúc này, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời nằm trong sự kiểm soát của quân đội Liên hiệp Pháp. Theo Hiệp định quy định, đến ngày 30.7.1956, sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do dưới sự kiểm soát của ủy ban quốc tế để thống nhất nước nhà. Trong bối cảnh lịch sử đó, các huyện phía Nam của tỉnh Quảng Nam – Đà Năng và các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên là vùng tự do nhưng theo Hiệp định thì cả khu 5 do địch quản lý. Lúc này thực dân Pháp vẫn là kẻ thù trực tiếp nhưng theo đuôi Mỹ, còn đế quốc Mỹ âm mưu tìm mọi cách hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương nên không ký vào bản tuyên bố chung của Hiệp định; trước đó, ngày 07.7.1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền tại Sài Gòn và ra lệnh tìm mọi cách phá hoại việc thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ. Lúc này, Mỹ được xem là một nước đế quốc hùng mạnh, tàn bạo nhất nên cuộc đấu tranh của Nhân dân ta hết sức khó khăn, gian khổ nhưng có những thuận lợi cơ bản với khí thế, tinh thần chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và chính nghĩa thuộc về Nhân dân ta, đó là nguồn động lực vô giá không gì so sánh nổi. 2. Chủ trương của Đảng ta. Trong bối cảnh đó, tâm tư tình cảm của cán bộ, đảng viên, của quân và dân ta vừa vui mừng, vừa băn khoăn lo lắng, e ngại địch sẽ không thi hành đúng nội dung Hiệp định Giơ-ne- vơ, chúng sẽ đàn áp, khủng bố nhân dân và những người kháng chiến cũ. Nhưng với lòng tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, ở Bác Hồ kính yêu, nên mọi người động viên nhau, đoàn kết, chấp hành chủ trương của Đảng chuyển hướng đấu tranh cách mạng sang hình thức mới. Bảy ngày sau khi ký Hiệp định Giơ-ne- vơ, ngày 27/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: &quot;Đồng bào miền Nam kháng chiến giác ngộ rất cao. Tôi tin chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích của cả nước lên trên lợi ích của địa phương; lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc”. Đầu tháng 8.1954, Tỉnh ủy QN - ĐN tổ chức Hội nghị mở rộng, gồm cán bộ chủ chốt của tỉnh và cán bộ huyện, thị để nghe đồng chí Trương Chí Cương, Bí thư Tỉnh ủy quán triệt chủ trương mới của Trung ương Đảng và của Liên Khu ủy 5. Nghe phân tích tình hình và các Điều khoản quy định của Hiệp định Giơ- ne-vơ, về đình chiến, chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc, nghe và bàn thực hiện chủ trương mới của Đảng sắp xếp lại tổ chức, gọn, nhẹ, bí mật, chuyển hướng hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, chuyển quân đi tập kết ra miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra - tức bên kia sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam thì tìm cách sống hợp pháp cùng Nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ. Tất cả những công việc hệ trọng này chỉ diễn ra trong vòng một tháng. Khắp các địa phương trong tỉnh QN - ĐN, trong đó có xã Thăng Châu và toàn huyện Thăng Bình tập trung công tác tuyên truyền, giải thích sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ các điều khoản quy định của Hiệp định, nhất là các điều khoản quy định có liên quan đến sinh mệnh đời sống của cán bộ và Nhân dân như: Điều 14C quy định Mỗi.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> bên cam kết không dùng cách trả thù hay phân biệt đổi xử đối với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm quyền tự do dân chủ của họ. Chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải tiến hành hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đế tổng tuyển cử thống nhất nước nhà vào thảng 7.1956. Để lãnh đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ cần kíp trên, Huyện ủy Thăng Bình chỉ đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, nhất là công tác chính trị tư tưởng của đảng viên; đồng thời chỉ định đồng chí Nguyễn Công Long tiếp tục làm Bí thư Đảng bộ xã Thăng Châu. Thực hiện chủ trương của Huyện ủy Thăng Bình, Đảng bộ xã Thăng Châu tổ chức đợt học tập Hiệp định Giơ-ne- vơ, quán triệt đường lối đấu tranh của Đảng trong giai đoạn mới. Một trong những công việc mà tổ chức đảng phải tập trung lãnh đạo thực hiện là công tác chính trị tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, động viên mọi người dân phải kiên trì đấu tranh với đối phương vừa đảm bảo ổn định tổ chức, vừa thi hành đúng Hiệp định Giơ-ne- vơ; chuẩn bị phương án khi có sự chỉ đạo của cấp trên về việc chọn và cử một số cán bộ, đảng viên, học sinh đi tập kết ra miền Bắc để bảo toàn lực lượng. Số cán bộ Dân - Chính - Đảng con em của xã Thăng Châu đi tập kết đợt đầu (sau 20.7.1954) có 2 đồng chí: Nguyễn Hữu Khiêm và Nguyễn Hữu Đức. II. ĐẤU TRANH ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE- VƠ, CHỐNG “TỐ CỘNG”, “DIỆT CỘNG” (1954 - 1959). 1. Đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ- ne-vơ. Không bao lâu, quân Liên hiệp Pháp ở Đà Nẵng và Hội An triển khai lực lượng, đến ngày 01.9.1954, chúng đưa quân vào tiếp quản vùng tự do Thăng Bỉnh. Sau khi đặt chân đến Thăng Bình, chúng lập tóc đóng đồn ở Hà Lam, chợ Được, Kế Xuyên để ngăn chặn, bao vây, bắt bớ cán bộ và Nhân dân ta; chúng lập sẵn bộ khung chính quyền có sự yểm trợ của một tiểu đoàn lính Bảo an và bộ máy cảnh sát, mật vụ... Dưới quận, chúng lập 05 khu cấp trung gian (khu I Chợ Được, khu II Hà Lam, khu III Vỉệt An, khu IV Vinh Huy, khu V Kế Xuyên), dưới khu là cấp xã, dưới xã là thôn, mỗi thôn lập các tổ liên gia để quản lý dân, theo dõi sự hoạt động của “Việt cộng” Trong lúc tình hình diễn ra căng thẳng, phức tạp thì ngày 04.9.1954, đại đội 4, tiểu đoàn Bảo an 611 thuộc quân đội Liên hiệp Pháp đóng ở đồn Chợ Được, do tên Trần Hải Đại đội trưởng chỉ huy kéo lên cầu Bàu Bàng, thôn Tất Viên (Hà Lam) đổ đất, chặt cây tu sửa cây cầu bị hỏng để thông đường cho xe GMC chở quân, chở đạn dược... từ quận Thăng Bình xuống đồn chợ Được và ngược lại. Cây cầu bị sụt lún là do dân làng đánh sập từ ngày phát động cuộc tiêu thổ kháng chiến, từ chiến dịch phá cầu đường để ngăn bước tiến của giặc Pháp đổ bộ đánh phá vùng tự do. Lúc 10 giờ sáng ông Nguyễn Hề hay tin bọn lính chặt cây của ông, đó là hành động cướp phá tài sản của Nhân dân, vi phạm Hiệp định Giơ-ne- vơ. Ông Nguyễn Hề cùng một số bà con trong làng kéo đến, lời qua tiếng lại cải vả nhau, nhân dân thì đòi bồi thường thiệt hại, bọn địch thì thách đố bắn bỏ; ông Trần Nuôi (cụ Chiêm) ở ấp cát Hà Lam và hai con cùng một số thanh niên không kìm được căm tức, họ xông vào giật súng làm căng; bất phân thắng bại, trong chốc lác, tên chỉ huy ra lệnh nổ súng, từng loạt đạn tiểu liên nả vào đám đông đồng bào ta, nhiều người trúng đạn ngã xuống, số bà con còn lại thì chạy dạt ra, người chạy vào xóm chúng nả đạn theo, người trốn dưới cầu.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> chúng ném lựu đạn, người cấy lúa, nhặt phân trâu ngoài đồng... cũng trúng đạn chết oan nghiệt. Nhận được tin địch tàn sát đồng bào ở cầu Bàu Bàng (Hà Lam), giết chết nhiều dân thường vô tội. Huyện ủy chủ trương, chỉ đạo cán bộ, đảng viên các-xã trong vùng tập trung lãnh đạo, phát động đồng bào đến chi viện cho Nhân dân Bàu Bàng (Hà Lam). Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Thăng Bình, Nhân dân các xã Thăng Châu, Thăng Phương, Thăng Triều, Thăng An rồi lần lượt đến tận Việt An, Đo Đo, Quán Gò, Kế Xuyên... cũng đến kịp trong đêm; đồng bào ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An theo đường sông cũng rầm rập chèo thuyền chạy đến. Đoàn 15 người ngày một đông, hô vang liên hồi các câu khẩu hiệu: đả đảo bọn giết người, nợ máu phải trả bằng máu, phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ- ne-vơ... gắn với công tác binh địch vận tạo nên khí thế quần chúng sục sôi. Tiếng hô vang, tiếng khóc thảm thiết và những bộ mặt bừng bừng làm cho đám lính sáu túi khiếp đảm, trước sự bao vây của trên 5000 người dân ngày một đông hơn, đẩy chúng vào thế thủ phải chấp nhận yêu sách của đồng bào nêu ra, nhằm chờ lệnh của thượng cấp. Khí thế đấu tranh sục sôi, một rừng Cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới, đêm đến đèn đuốc sáng trưng cả vùng Chợ Được biểu dương sức mạnh của Nhân dân. Huyện ủy cử cán bộ vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân làm đơn kiện gửi ủy ban quốc tế đóng tại Dốc Sỏi. Sau cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được, bọn địch tăng cường khủng bố gắt gao, một số đồng chí cán bộ, đảng viên của xã rút lui vào bí mật hoạt động theo phương thức mới, một số đồng chí có lệnh lần lượt đi tập kết ra miền Bắc. Đầu năm 1955, trên địa bàn huyện Thăng Bình chúng lập ra bộ máy hành chính mới, trong đó Hà Lam, Đồng Thái, Chung Phước trở thành xã Bình Hà. Ngày 24.6.1958, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 335-NĐ/PG đổi tên huyện thành quận và thay đổi tên các xã, theo đó, xã Bình Hà và Bỉnh Liễu sáp nhập lại thành xã Bình Nguyên. Tuy vậy, tổ chức Đảng vẫn giữ theo xã cũ, vẫn tồn tậi 02 Chi bộ; Chi bộ xã Bình Hà do đồng chí Nguyễn Công Long làm Bí thư, Chi bộ xã Bình Liễu do đồng chí Nguyễn Luật làm Bí thư. Để tiếp tục đấu tranh với địch theo phương thức mới, nhằm củng cố tư tưởng, giữ vững phong trào, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Thăng Bình, Chi bộ 16 xã Bình Hà tổ chức cho cán bộ, đảng viôn và quần chúng cốt cán thảo luận, quán triệt, nắm vững các yêu cầu, nội dung cuộc đấu tranh với địch theo hình thức mới. Từ sau ngày 20.7.1955, truyền đơn, biểu ngữ xuất hiện khắp các ngã đường, chợ quán, những nơi đông người qua lại. Các bản kiến nghị của Nhân dân gửi lên chính quyền Diệm ở cấp quận, tỉnh và ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến, ủy ban Liên hiệp đình chiến; cán bộ cơ sở của xã Bình Hà, Bình Liễu cùng những học sinh của trường trung học Thăng Bình giác ngộ cách mạng, mở cuộc vận động đòi Hiệp thương Tổng tuyển cử theo đúng các Điều quy định của Hiệp định Giơ-nevơ, tiến tới thống nhất đất nước. Một số học sinh đã liên lạc với các cơ sở ở Bình Quý (Phước Thành, Hương Bình), Bình Phú (Đức An) nhận cờ và truyền đơn về phân công người đem treo cờ, rải truyền đơn ở ngã tư Hà Lam và các khu vực lân cận, nhằm gây thanh thế, xây dựng lòng tin của Nhân dân đối với cách mạng. Những cán bộ cốt cán chia nhau đi vận động Nhân dân lấy chữ ký, làm kiến nghị và cử cụ Nguyễn Đức Nha (cụ Nghè Nha) mang kiến nghị của Nhân dân lên gặp viên Quận trưởng Thăng Bình để đòi yêu sách..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, buộc viên Quận trưởng phải tiếp nhận và hứa sẽ chuyển lên cấp trên giải quyết.Với bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ và cam tâm làm tay sai cho Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phản bội lợi ích của dân tộc, chúng tuyên bố rằng: Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm không ký vào Hiệp định Giơ-ne- vơ nên không có chuyện Hiệp thương Tổng tuyển cử nào cả. Sau cuộc đấu tranh đòi Hiệp thương Tổng tuyển cử, nhiều cơ sở cách mạng bị lộ, một số cán bộ phải lánh đi các nơi khác sinh sống và tìm đường dây liên lạc, móc nối để tiếp tục hoạt động cách mạng. 2. Đấu tranh chống “tố cộng”, “diệt cộng Sau khi hoàn thành việc tiếp quản Thăng Bình, các tiểu đoàn Bảo an đến tiếp quản chúng chuyển đi nơi khác, thay vào đó địch điều đến Thăng Bình 01 đại đội bảo an của trung đoàn Võ Tánh từ Hội An vào trấn giữ Thăng Bình. Quận lỵ Thăng Bình nằm ở trung tâm thôn Hà Lam, là nơi tập trung nhiều sắc lính: bảo an, dân vệ, cảnh sát. Địch dựng lên nhiều đồn bót xung quanh chi khu; phía Tây - Bắc có đồn Gò Thong, đồi 42; phía Đông chúng chiếm dụng nhà ông Thông Kỳ làm đồn lính canh tuần; lập đồn Hiến binh gần ngã tư Hà Lam để kiểm tra, kiểm soát việc đi lại của Nhân dân; xa hơn ở phía Nam có trận địa pháo Tuần Dưỡng; phía Bắc có trận địa pháo núi Quế. Ngoài ra bọn mật vụ, cảnh sát, bảo an lưu động, thường xuyên rình mò, trinh sát, lùng sục sâu vào các khu dân cư, những nơi hẻo lánh để dò la, nắm bắt tình hình để đàn áp phong trào. Đầu năm 1955, chúng tổ chức các Ban khai thác, gồm những tên đầu hàng, phản Đảng, phản dân, cam tâm làm tay sai cho giặc 1 ; chúng khai báo, chỉ điểm cho địch bắt bớ; tham gia tra tấn, thủ tiêu nhiều đồng chí, đồng bào ta. Bộ máy thống trị, kìm kẹp của chúng rất tinh vi, xảo quyệt nên việc đi lại, liên lạc móc nối, hoạt động cách mạng của cơ sở cách mạng gặp nhiều khó khăn. Ngày 23.10.1955, Mỹ - Diệm bày trò bịp bợm tổ chức “trưng cầu dần ý”, nhằm phế truất vua Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống tay saiđắc lực của Mỹ. Trước ngày bầu cử, bọn chúng đã cho tay chân đi vận động Nhân dân bỏ phiếu cho Ngô Đình Diệm. Tuy cán bộ hoạt động bí mật của ta tuyên truyền, giải thích rõ âm mưu, thủ đoạn của địch muốn dựng lên một chính quyền tay sai đắc lực của Mỹ nhằm phá hoại Hiệp định Giơ-ne- vơ, phá hoại hòa bình thống nhất đất nước cho đồng bào ta hiểu rõ. Nhưng vì trước lưởi lê, họng súng của quân thù, chúng buộc số đông cử tri phải thực hiện “phiếu xanh bỏ giỏ, phiếu đỏ bỏ ùng”. Do vậy, Ngô Đình Diệm đã thắng phiếu, Mỹ đã thiết lập được chính quyền tay sai thân Mỹ ở miền Nam. Địch còn lập “Trại về nguồn ” tại rừng Chùa, tập trung những đảng viên, gia đình có chồng con đi tập kết, những người kháng chiến cũ, để giam cầm, tra xét rất dã man, tàn nhẫn. Chẳng kể người già hay thiếu niên chúng đều dùng những cực hình tra tấn rất độc ác như: đạp đá mũi giày vào bụng, vào ngực các ông bà già, một số cụ chết đi, sống lại nhiều lần. Chúng bắt các em thiếu niên chôn xuống hố ngập đến bụng, đến ngực để tra hỏi; dùng những thủ đoạn khống chế, uy hiếp tinh thần những người nhạy cảm để hù dọa làm cho họ hoảng loạn tâm trí, đã có nhiều người không chịu nổi sự khống chế, khủng bố của giặc đã liều mình quyên sinh như cụ Nguyễn Công Hà đã nhảy xuống giếng tự tử; các anh Trần Điềm, Lê Hòa treo cổ tự.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> sát; các bác Phạm Thành Tài (chánh Bảy), Lê Thạnh (Tài), Đặng Ngọ (Dần), Võ Duy Chung... bị chúng tra tấn chết đi, sống lại nhiều lần. Tuy bị địch giết hại, khủng bố gắt gao như vậy; nhưng nhiều cán bộ, chiến sĩ Cộng sản vẫn kiên gan bám trụ trong nhân dân để hoạt động, bất chấp sự hy sinh, gian khổ và được Nhân dân che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng. Tháng 5.1955, Mỹ - Diệm công khai phát động chiến dịch “tố cộng&quot; lấy tên là chiến dịch &quot;Phan Chu Trinh”. Chúng coi đây là quốc sách hàng đầu nhằm tập trung nhiều thủ đoạn đàn áp phong trào cách mạng của Nhân dân miền Nam. Chúng tổ chức chỉ đạo tập trung có hệ thống, từ Trung ương xuống các cấp có Ban chỉ đạo &quot;tố cộng”. Ở xã có đoàn công dân vụ gồm những tên ác ôn được huấn luyện nghiệp vụ “tố cộng, diệt cộng&quot;. Ở xã Bình Hà và xã Bình Liễu, địch ra lệnh, cứ đến 17 giờ hằng ngày tất cả cán bộ, đảng viên và các gia đình có con em đi tập kết, những người tình nghi có quan hệ với Cộng sản nằm vùng, phải mang vác chăn chiếu đến tập trung tại sân đình cũ của Hà Lam để bọn công dân vụ quản lý, dụ dỗ, dọa nạt, tra khảo, truy bức để khai báo, tố cáo, xé cờ Đảng, ly khai Cộng sản. Chúng tuyên truyền vu khống nói xấu Đảng, xuyên tạc các chính sách của Đảng trong kháng chiến chống Pháp về thuế nông nghiệp, về dân công phục vụ hiến trường; cảnh màn trời chiếu đất, ngày dài, đêm thâu ròng rã, chịu sự hành hạ, khảo tra nhiều người phải chịu cảnh tàn tật suốt đời. Mặt khác, bọn công dân vụ, mật vụ cùng Ban khai thác lập danh sách cán bộ, đảng viên và quần chúng tình nghi ở từng thôn, ấp để chúng thường xuyên bắt bớ, tập trung tra khảo, hãm hại. Tháng 3.1957, địch mở chiến dịch “tố cộng” đợt 2, chúng phân loại cán bộ, đảng viên và gia đình có người tham gia kháng chiến ra làm 3 loại (a, b, c) để có biện pháp quản lý, đối xử cụ thể. Loại l(a), bao gồm cán bộ lãnh đạo xã trở lên; loại này bắt giam giữ tra tấn, khai thác, kết án nặng hoặc thủ tiêu. Loại 2(b), bao gồm cán bộ thôn, xóm, tổ trưởng đảng thì bắt khai thác, đánh đập, phân hóa... Loại 3(c), bao gồm đảng viên thường, quần chúng tích cực thì bắt giam giữ, tra tấn, khai thác và đưa đi hành dịch. Đến giữa năm 1957, địch bắt tất cả đảng viên, quần chúng trung kiên tập trung học &quot;tố cộng”. Loại l(a), học ở quận thời gian 02 tháng; loại 2 (b), học ở liên xã (khu), thời gian 01 tháng; loại 3 (c), học ở xã thời gian 10 ngày. Chúng đưa bọn mật vụ, công dân vụ về xã thực hiện &quot; ba cùng” trong dân để dò xét, phát hiện tổ chức của ta, bắt bớ tra hỏi, chuẩn bị cho lớp ‘‘tố cộng” tiếp theo. Cứ như thế chúng mở nhiều đợt “tố cộng ”, chà đi xát lại nhiều lần nhằm thực hiện ý đồ đen tối của chúng là: “đảnh rắn phải đánh dập đầu ”, &quot;nhổ cho sạch gốc cỏ củ &quot; (cỏ gấu), “quyết tẩy não Cộng sản”, “thà giết lầm hơn bỏ sót&quot;, “lấy Cộng sản diệt Cộng sản”. Để đối phó với âm mưu “tố cộng, diệt cộng ” của kẻ thù, Huyện ủy Thăng Bình cử một số cán bộ về xã Bình Hà và Bình Liễu để lãnh, chỉ đạo cán bộ và quần chúng nhân dân đấu tranh giữ gìn phong trào. Chúng bắt buộc đảng viên, các gia đình cơ sở cách mạng hoặc có liên can với “Cộng sản & quot; trong xã đưa đi di dân. Ở Bình Hà và Bình Liễu, số người bị chúng buộc đi dinh điền khá đông. Hiện nay, số đông bà con ta vẫn còn cư trú, sinh sống lập nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> III. GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1960 -1965) 1. Chuyển hướng đấu tranh cách mạng theo Nghị quyết 15, xây dựng phong trào, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng. Việc đấu tranh đòi địch thi hành những điều khoản Hiệp định Giơ-ne- vơ theo phương pháp đấu tranh chính trị hòa bình đơn thuần từ năm 1954 đến năm1959 cho thấy không phù hợp với âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, độc ác của chính quyền tay sai Ngô Đỉnh Diệm. Minh chứng lịch sử, Nhân dân Bình Hà - Bình Liễu - Bình Nguyên đã chịu nhiều tổn thất về người và của không sao kể hết, là giai đoạn đen tối nhất của cách mạng miền Nam, của Thăng Bình nói chung và của Bình Hà - Bình Liễu - Bình Nguyên nói riêng. Thực tế lịch sử khẳng định, đối với bạo lực chống cách mạng, ta không thể tổ chức đấu tranh chính trị hòa bình đơn thuần. Cho nên, yêu cầu cấp thiết lúc này là phải có đường lối cách mạng phù hợp với bối cảnh lịch sử và yêu cầu của cách mạng đặt ra. Ngày 13.01.1959, Hội nghị lần thứ 15, Ban Chấp hành Trung ương Đản&#39;g (khóa II), đã đánh giá tình hình và ra nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc, dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của Nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà. Nghị quyết 15 kết luận: &quot;Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khỏi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng, thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ uyền thống trị của đế quốc và phong kiến dựng nên chính quyền cách mạng của Nhân dân... Nghị quyết 15 ra đời, đáp ứng yêu cầu cấp thiết nhất của cách mạng miền Nam và nguyện vọng chính đáng của quần chúng cách mạng, đánh dấu bước chuyển trong tư tưởng và hành động của cán bộ và nhân dân, nhờ đó thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong khi đó, chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành luật 10/59, đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, xét xử và giết hại những người Cộng sản tại chỗ. Địch sử dụng những tên tay sai phục vụ đắc lực trong các đợt “tố cộng ” triệt để thực thi thủ đoạn “dĩ cộng diệt cộng”. Rút kinh nghiệm những năm vừa qua, nhân dân đấu tranh khéo léo, mềm dẻo hơn, biết lấy &quot;gậy ông đập lưng ông”, dùng chiêu bài “chỉnh nghĩa quốc gia”, ngăn chặn thủ đoạn man rợ, ám muội của bọn thừa hành, hoặc lợi dụng quan hệ thân quen với thân hào, nhân sĩ, có bà con, anh em đi tập kết để răn đe, hạn chế mức độ đánh phá của địch. Sau khi có Nghị quyết 15, phong trào đồng khởi Bến Tre và nhiều nơi khác mở ra, là bước đột phá cho phong trào phá thế kìm kẹp của địch đối với cách mạng miền Nam, tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh vũ trang nổ ra ở nhiều nơi. ở Tây Nguyên lực lượng du kích làm hầm chông, bẩy đá, bẩy thò, đánh tiêu hao lực lượng địch; không khí cách mạng bùng phát mạnh mẽ, những đơn vị vũ trang bước đầu hoạt động mang tính tự.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> vệ, bảo vệ căn cứ, cơ quan lãnh đạo và hỗ trợ cho Nhân dân nổi dậy đấu tranh chính trị dần dần chủ động phục kích, bao vây tấn công tiêu diệt địch. Vào ngày 28.8.1959, nổ ra cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Quảng Ngãi, sau đó lan nhanh ra khắp miền Tây tỉnh Quảng Ngãi; Nhân dân và lực lượng vũ trang phối hợp truy lùng bọn ác ôn, xóa bỏ ách kìm kẹp, phát động chiến tranh du kích, đánh địch càn quét, bảo vệ vùng làm chủ. Đây là thắng lợi đầu tiên của quan điểm dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, dùng bạo lực của quần chúng chống lại bạo lực của kẻ thù, từ đấu tranh chính trị chuyển sang kết hợp với các hình thức đấu tranh có vũ trang để tự vệ, từ xây dựng lực lượng chính trị tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang, từng bước chiến thắng kẻ thù. Nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình trên chiến trường, Trung ương Đảng có chủ trương lần lượt đưa một số đơn vị lực lượng vũ trang, một số quân nhân và sĩ quan quân đội về tăng cường cho các địa phương ở miền Nam. Nhiều đảng viên, cán bộ con&#39;em của Hà Lam - Bình Nguyên bị địch bắt giam giữ ở các nhà tù của Mỹ ngụy đã mãn hạn tù về lại địa phương. Tháng 9 năm 1960, diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III; Đại hội đã đề ra đường lối cách mạng mới, đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, ngày 20.12.1960, Đại hội đại biểu Nhân dân miền Nam được triệu tập tại Tây Ninh và tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Thực hiện chủ trương của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, phát huy thắng lợi đồng khởi năm 1960, Liên khu ủy 5 chủ trương tập hợp tất cả các lực lượng, thành phần trong xã hội, chủ động tấn công địch, mở rộng và xây dựng căn cứ miền núi, phát động phong trào nông thôn đồng bằng, diệt ác phá kìm, phát triển cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang.Những sự kiện nói trên thổi bùng lên luồng sinh khí mới vào phong trào cách mạng miền Nam nói chung và phong trào cách mạng ở Hà Lam – Bình Nguyên nói riêng. 2. Góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1960 -1965). Sau thất bại của “Chiến tranh đơn phương” (1954- 1959) - Chiến tranh không tuyên bố của chính sách dùng viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam không thành; đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, với việc sử dụng lực lượng quân đội ngụy là chủ yếu, chúng tiến hành kế hoạch Stalay-Taylo với 3 giải pháp: Một là, tăng cường quân đội ngụy do cố vấn Mỹ chỉ huy; sử dụng nhiều máy bay trực thăng (trực thăng vận), nhiều xe thiết giáp (thiết xa vận) nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang của Cộng sản. Hai là, dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn, tiến hành &quot;bình định và lập ấp chiến lược”, giữ vững thành thị, xây dựng chính quyền ngụy Sài Gòn vững mạnh. Ba là, ngăn chặn vùng giới tuyến, kiểm soát chặt vùng biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc, cô lập miền Nam..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trước âm mưu của địch, Đảng chủ trương, phát huy thắng lợi đồng khởi, tiếp tục tấn công địch, mở rộng và xây dựng căn cứ quân sự miền núi, phát động phong trào nông thôn, đồng bằng, diệt ác phá kìm phát triển cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội địa phương của tỉnh, huyện và du kích đánh địch, hỗ trợ cho Nhân dân nổi dậy diệt ác, phá kìm, mở rộng vùng giải phóng. Sau những năm tháng đàn áp khủng bố ác liệt của kẻ thù, phong trào cách mạng của toàn miền Nam nói chung, phong trào cách mạng ở Hà Lam – Bình Nguyên nói riêng bị tổn thất nặng nề, cơ sở cách mạng bị bể vỡ, việc hồi sinh gầy dựng lại phong trào cách mạng phải có thời gian nhất định. Một số ít cơ sở cách mạng còn lại có nhiều cố gắng bám sát dân, tuyên truyền vận động làm cho Nhân dân nhận rõ bản chất của kẻ địch, mặc dù kẻ địch có nhiều âm mưu thâm độc, hành động tàn bạo, xảo quyệt, nhưng không đè bẹp được phong trào cách mạng mà vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển lớn mạnh trong lòng Nhân dân. Ở Tây Nguyên nhiều nơi đã phá được thế kìm kẹp của địch, giải phóng được một vùng rộng lớn làm bàn đạp, làm căn cứ, tạo chỗ dựa cho đồng bằng, ven biển phát triển phong trào cách mạng. Một sự kiện chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tác động trực tiếp đến tình hình và sự phát triển của phong trào cách mạng ở huyện Thăng Bình, trong đó có Hà Lam - Bình Nguyên. Đó là, ngày 31.12.1961, Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định Ban cán sự Đảng huyện Thăng Bình, do đồng chí Ngô Thanh Dũng (Ngô Tấn Tâm) làm Bí thư và sau đó Tỉnh ủy tăng cường cho Ban cán sự Đảng nhiều cán bộ chính trị, quân sự, nâng số lượng cán bộ thoát ly của huyện lên 25 đồng chí. Sau thời gian được thành lập, đã tố chức vũ trang tuyên truyền tại các địa phương phía Tây của huyện, gây ảnh hưởng và tạo thế đứng chân hoạt động, tấn công phá thế kìm kẹp của địch; phối hợp với các đơn vị vũ trang của tỉnh tấn công giải phóng các xã Phước Sơn, Phước cẩm, Phước Hà, huyện Tiên Phước, làm căn cứ địa trực tiếp của phong trào cách mạng các huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn. Có bàn đạp, có cơ sở, các lực lượng vũ trang mở đường, Huyện ủy Thăng Bình xuống đứng chân tại An Lâm (Thăng Phước). Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, lực lượng vũ trang huyện tổ chức xây dựng cơ sở cách mạng, thực hiện diệt ác, phát động quần chúng đóng góp công sức xây dựng thực lực cách mạng. Thực hiện chủ trương trên, ở Quảng Nam, Tỉnh ủy quyết định phát động quần chúng đồng khởi giành lại nông thôn, đồng bằng, trọng điểm là vùng Đông Thăng Bình, Đông Tam Kỳ, Đông Quế Sơn. ở Thăng Bình, theo kế hoạch, chọn xã Bình Dương làm trọng điểm, mở ra cho cuộc đồng khởi giành lại vùng Đông. Cuối tháng 8 năm 1964, ta tập trung và chuẩn bị các lực lượng cần thiết. Trong đó, lực lượng của tỉnh đưa xuống trước ở nhà cơ sở tại thôn 1,2,3 và thôn 6, cùng một số cán bộ xã, huyện xuống từ trước. Trưa ngày 5 tháng 9 năm 1964, sau khi tấn công tiêu diệt và bắt sống toàn bộ bọn Hội đồng ngụy xã Bình Dương. Tối hôm đó, ta tổ chức mit tinh mừng chiến thắng và phát động toàn thể nhân dân Bình Dương nổi dậy thị uy đánh trống, gõ mỏ, dân quân du&#39;kích mang súng giả, lựu đạn giả đồng loạt kéo đi phá ấp chiến lược. Phát huy thắng lợi, quân và dân các xã vùng Đông Thăng Bình tiếp tục tấn công và nổi dậy giành quyền làm chủ. Đên ngày 27 tháng 9 năm 1964, ta đã giải phóng hoàn toàn 07 xã vùng Đông, là: Bình Dương, Bình Giang, Bình Đào,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bình Hải, Bình Nam, Bình Triều, Bình Sa và ba thôn: Ngọc Sơn (Bình Phục), Tú Nghĩa (Bình Tú), Tứ Sơn (Bình Trung). Như vậy, chỉ trong vòng 23 ngày, tại vùng Đông ta đã phá tan 20 ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn 7 xã, trên 50.000 dân, Hơn 800 nam nữ thanh niên gia nhập quân giải phóng và bổ sung cho các ngành của huyện và tỉnh. Tính chung trong toàn huyện, đến tháng 11 năm 1964, toàn huyện có 10 xã giải phóng hoàn toàn và 7 xã giải phóng một số thôn với hơn 55.000 dân. Đối với xã Bình Nguyên vẫn là vùng địch tạm kiểm soát. Sau khi giải phóng vùng Đông Thăng Bình; tháng 3 năm 1965, Huyện ủy Thăng Bình chỉ định đồng chí Ngô Tặng về làm Bí thư Chi bộ xã Bình Nguyên. Chi ủy có 3 đồng chí, gồm: Ngô Tặng Bí thư, Phan Tư (Tư Hiền) phó Bí thư, Nguyễn Hữu Thạnh (Dâng) chi ủy viên. Cùng với Chi bộ được thành lập, Đội công tác vũ trang ra đời, các chiến sĩ được trang bị súng liên thanh (carbine) do đồng chí Đoàn Đỉnh Danh làm Đội trưởng. Đội công tác tăng cường đi vào vùng địch tạm chiếm móc nối, liên lạc và tổ chức lại cơ sở cách mạng, chủ yếu nhằm vào khu vực chung quanh quận lỵ Thăng Bình và địa bàn Hà Lam. Qua một thời gian công tác, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ và đồng chí Ngô Tặng Bí thư đã tập trung xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng ở Hà Lam. Các cơ sở đã hăng hái, nhiệt tình đảm trách nhiệm vụ, phát huy tác dụng trong việc nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin, đào hầm bí mật, củng cố và phát triển cơ sở cách mạng. Cuối năm 1965, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình và sự hỗ trợ của đơn vị VI5 bộ đội huyện; chi ủy xã Bình Nguyên phát động nhân dân một số thôn trong xã đồng khởi (chủ yếu là cảnh Bắc) phá thế kìm kẹp của địch, thành lập ủy ban Nhân dân tự quản. Từ đó, các tổ chức cách mạng ở các thôn được hình thầnh làm nhiệm vụ theo dõi nắm bắt tình hình, âm mưu thủ đoạn của địch, thông tin báo cáo cho tổ chức, nuôi giấu cán bộ các cấp và liên lạc với cơ sở cách mạng của các xã bạn (Bình Quý, Bình Phú, Bình Phục) để phối kết hợp hoạt động. Tại Hà Lam có Phan Thị Minh, Phan Thị Cảnh, Phan Thị Thí, Phan Thị Hương, Phan Công Văn, Võ Văn Anh, Nguyễn Công Sem, Võ Thị Liên, Đinh Thị Phi, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Công Thanh, số cán bộ này, thống nhất việc liên lạc, thông tin tình hình, lấy quán cắt tóc của anh Võ Văn Anh làm nơi liên lạc, trao đổi thông tin. Một số cán bộ liên lạc với Nguyễn Trinh cơ sở ở thôn Phú Mỹ (xã Bình Quý), Đỗ Hòa ở thôn Tú Trà, xã Bình Tú (nay là xã Bình Chánh) để nhận truyền đơn, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đem về phân công, bố trí người đi rải truyền đơn, treo cờ ở quanh khu vực quận lỵ, khu chợ và ngã tư Hà Lam. Phong trào cách mạng của Hà Lam - Bình Nguyên phát triển mạnh mẽ, hàng chục cán bộ cơ sở và học sinh trường trung học Tiểu La thoát ly ra vùng giải phóng hoạt động. Đội công tác vũ trang&#39; lần lượt được thành lập và phát triển, thường xuyên bám địa bàn, bám dân, xây dựng cơ sở, liên tục tấn công tiêu diệt bọn tề ngụy, rải truyền đơn tuyên truyền, vận động binh lính địch về với cách mạng, gây ảnh hưởng lớn trong xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với cách mạng, góp phần cùng với quân và dân toàn huyện và cả nước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy. Như vậy, trong vòng 5 năm (1960 -1965), thực hiện Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Huyện ủy Thăng Bình, cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Lam - Bình Nguyên đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, gian khổ, không ngại hy sinh, đã bám địa bàn, bám dân, bám cơ sở, anh dũng chiến đấu, xây dựng, gìn giữ và phát triển phong trào cách mạng, từng bước trưởng thành, góp phần cùng quân và dân ta đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Câu 4. Đồng chí, anh, chị hãy nêu những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ thị trấn Hà Lam được đúc kết, rút ra sau 15 năm (1985-2000) triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng? (1.0 điểm) Trả lời: Qua 15 năm Đảng bộ thị trấn Hà Lam lãnh, chỉ đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới trên địa bàn thị trấn Hà Lam và đã thu được những kết quả to lớn. Từ thực tiễn đổi mới, Đảng bộ Thị trấn Hà Lam càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Có thể rút ra một số bài học sau đây: - Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới phải tuần thủ thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng đề ra tại Đại hội VI, VII, VIII và các Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng, Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy Thăng Bình.Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và trong tám thập kỷ qua, Đảng ta luôn kiên trì mục tiêu đó. Trong hơn 15 năm đổi mới, tình hình thế giới biến động rất phức tạp. Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Chủ nghĩa xã hội hiện thực bị lâm vào thoái trào, phong trào cách mạng thế giới gặp những khó khăn to lớn chưa từng thấy. Tình hình đó đã tác động đến cách mạng nước ta. Trong những năm đổi mới, Đảng ta đã có sự nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn đối với chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội VII của Đảng thông qua năm 1991 Đảng ta đã đưa tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng nước ta. Trên cơ sở đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, Đảng ta đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là kiên định tính biện chứng, là điều kiện cơ bản bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới vô cùng phức tạp của tình hình thế giới. - Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, phù hợp thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện về bản chất mang tính nhân dân sâu sắc thể hiện ở chỗ nó bắt nguồn từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và do nhân dân thực hiện. Chính những sáng kiến của nhân dân, của cơ sở.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> nảy sinh từ cuộc sống thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc để hình thành chủ trương đổi mới của Đảng. Đường lối đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thể hiện ý Đảng lòng dân nên được toàn dân ủng hộ và thực hiện một cách sáng tạo đã giải phóng được mọi tiềm năng của lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định sự phát triển xã hội, khơi dậy được tài sức của nhân dân để xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiện nay, công cuộc đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn mà Đảng ta phải nghiên cứu giải quyết. Vì vậy, phải tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Những bài học rút ra trong sự nghiệp đổi mới vừa qua sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đi tới thành công, nhất là phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhiều vấn đề cấp bách khác như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, v.v.. - Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp Công cuộc cải tổ, cải cách ở một số nước xã hội chủ nghĩa cho thấy, nếu xác định đúng mục tiêu, song không xác định đúng phương hướng, bước đi thì vẫn có thể không thành công. Đối với nước ta, đổi mới là một sự nghiệp có tính chất cách mạng, toàn diện, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới toàn diện phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, tuy nhiên phải xác định trọng tâm, trọng điểm và phải có các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt trong mỗi thời kỳ, phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh, trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng, đổi mới phải kết hợp sức mạnh bên trong với tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Sức mạnh bên trong, trước hết là sự đồng thuận hưởng ứng của Nhân dân, tích cực tham gia công sức, tiền của, trí tuệ thực hiện đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay, nhân tố mới; từ đó, Đảng bộ sơ tổng kết kịp thời, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, qua đó phát huy nhân tố tích cực, khắc phục những tồn tại, vướng mắc và bổ sung những yêu cầu thực tiễn đặt ra của công cuộc đổi mới. Đổi mới là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Sự hỗ trợ của bên ngoài không kém phần quan trọng, trước hết là nguồn lực kinh tế, kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được vận dụng hợp lý vào điều kiện cụ thể của địa phương để thúc đẩy sản xuất phát triển Trong quá trình đổi mới, nước ta kế thừa những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc, những thành tựu của cách mạng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại, trong đó có mặt tích cực của kinh tế thị trường, những giá trị tư tưởng về nhà nước pháp quyền. Để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, nước ta đã bảo đảm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Gắn kết chặt chẽ kinh tế với văn hóa và bảo đảm môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> hội trong từng bước phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại. - Phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân Thực tiễn công cuộc đổi mới đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của đổi mới. Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn, ngày càng hoàn thiện, vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng được tăng cường, do đó, công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng được đông đảo nhân dân hưởng ứng biến thành hành động sôi nổi, rộng khắp của quần chúng. Trong quy trình đổi mới, Đảng ta rất coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, coi việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện mới là nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta rất coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Dân chủ hóa đời sống xã hội sẽ làm cho mọi tiềm năng của con người được phát huy, tính tích cực, chủ động của nhân dân được tăng lên, sự tham gia của nhân dân vào quá trình sáng tạo ra xã hội mới sẽ ngày càng có hiệu quả hơn. Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa phải tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở lợi ích chung của đất nước, lấy việc giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng. Phải tạo điều kiện và cơ chế cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Câu 5. Đồng chí, anh, chị hãy nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình về một tấm gương tiêu biểu là người con của quê hương thị trấn Hà Lam đã anh dũng chiến đấu, hy sinh; lao động, công tác, học tập trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giai đoạn 1930-2015? (1,5 điểm) Trả lời: Qua đọc nghiên cứu lịch sử đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân thị trấn Hà Lam (1930 – 2015) bản thân thấy ngay những ngày đầu khi có đảng ra đời 03/02/1930 ở thị trấn Hà Lam đã có một số tri thức yêu nước giác ngộ sớm đi theo con đường đấu tranh giải phóng dân tộc trong đó có ông Nguyễn Hữu Khiêm đã tham gia cách mạng từ những năm (1933 -1935) của thế kỉ trước đến 1937 ông Nguyễn Hữu Khiêm được ông Trịnh Văn Dục, Phạm Xuân Tiêu giao nhiệm vụ phát hành sách báo tiến bộ để tuyên truyền phát huy ảnh hưởng cách mạng trong quân chúng nhân dân ở Hà Lam, Thăng Bình, vận động lấy chữ ký đòi ân xá chính trị phạm, chống sưu cao, thuế nặng.Năm 1939 ông Khiệm đi dự “ Đại hội Giáo giới” tại Hội An. Đại hội thành lập: Hội ái hữu Giáo giới thảo luận chương trình hành động và nội dụng hoạt động hội. Nhận nhiệm vụ của Hội ái hữu giáo giới Ông Khiêm còn.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> tổ chức các hội đọc sách ở các xã ngọc Chánh, Việt An, Đình Sơn, Hội Trường, Hiền Lương và Hội tỵ đổ( Chống cờ bạc) ở Ngọc Phô. Ông kinh qua các nhiệm kỳ quan trọng lại kết án tù 1 năm (1940) đến 23/09/1941. ông Nguyễn Hữu Khiêm là một trong 6 người tham gia chi bộ đảng “Vân Nam” đầu tiên của thị trấn Hà Lam đến năm 1942 lại bị địch kết án 6 năm tù giam đến 15/08/1945 ông tham gia uỷ ban khởi nghĩa Thăng Bình 20/08/1945(cùng với ông Nguyễn Hữu Đức) ông là chủ tịch UBNDCM lâm thời huyện Thăng Bình năm 1945. Thời kỳ sau năm 1975 có ông Nguyễn Công Xuân. Ông là cháu của cụ Nguyễn Uýnh tham gia phong trào Nghĩa Hội – Cần vương( 1885-1887) ở Quảng Nam. Ông Nguyễn Công Xuân đã tham gia công tác tại xã Bình Nguyên trước đây ( Nay là Thị trấn Hà Lam) từng giữ chức vụ chủ chốt Phó Bí thư, Bí thư đảng uỷ xã Bình Nguyên ( Thị Trấn Hà Lam) trong rất nhiều nhiệm kỳ.Trong cuộc sống đời thường ông luôn là người thanh bạch và giản dị thường xuyên giúp đỡ mọi người trong xóm làng, đóng góp tích cực cho các phong trào của tộc họ như khuyến học, khuyến tài… Câu 6. Đồng chí, anh, chị hãy nêu cảm tưởng của mình về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Hà Lam, giai đoạn 1930-2015? (2.0 điểm) Trả lời: Hà Lam là trung tâm của Phủ Thăng Hoa xưa, nay là Huyện Thăng Bình – Tỉnh Quảng Nam. Với vị trí đặc trưng đó Hà Lam luôn gắn liền với sự thăng trầm của Huyện Thăng Bình qua các thời kỳ sôi động của cách mạng Việt Nam Từ khi đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản khoa học được các đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Cầu, Nguyễn Đức Đính, Đinh Đáng, Phạm Thị Trịnh và nhiều đồng chí khác đã lãnh đạo nhân dân Hà Lam đứng lên làm cách mạng.Tham gia cuộc vận động tổng khởi nghĩa lật đổ nền thống trị hằng trăm năm của chế độ thực dân, phong kiến. Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiền thân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Hà Lam một lòng trung kiên, yêu nước vững chắc một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Hà Lam rất đỗi tự hào đã có hàng nghìn nam, phụ, lão, ấu đóng góp một phần công sức nhỏ bé về nhân tài, vật lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại độc lập tự do, thống nhất tổ quốc và ngày nay đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Hà Lam đã trải qua một chặng đường chông gai, thử thách mà anh dũng vinh quang; là dòng chảy kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai; tiếp tục được bồi đắp làm cho trang sử vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Hà Lam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Với tấm lòng trân trọng, thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ, tri ân những công sức, của cải, máu xương và nước mắt của các thế hệ cha ông đã cống hiến xuất.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Hà Lam có được như ngày hôm nay, góp phần cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam; đó là, kỷ nguyên của độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc. Hà Lam là một niềm tin yêu và rất đáng tự hào cho các thế hệ chúng ta./..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

×