Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

BAI TAP TU LUAN HOA 9 CHUONG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.74 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHƯƠNG II : KIM LOẠI II . BÀI TẬP NÂNG CAO. Câu 1. Cho các cặp chất sau, viết phương trình phản ứng nếu có (ghi rõ điều kiện phản ứng) a) Na và H2O b) Cu và H2SO4 (đặc, nóng) c)Fe và FeCl3 d)Al và H2SO4 (đặc, nguội) e) Zn và CuSO4 g) C và H2SO4 (đặc, nóng) h) Mg và CO2 i) Al2O3 và H2 k) S và Fe Câu 2. Điền các chất thích hợp vào chữ cái A, B, C…. để hoàn thành phương trình phản ứng sau: t0 a) FeS2 + O2 A+ B +M A. + +. đpnc. N. Q. +C Fe. + +. D. FeCl2. E. b) A B +E B + NaOH + C  NaAlO2 + D NaAlO2 + G + C  H NaHCO3 t0 H A +C Câu 3. A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với B được chất C. Nung B ở nhiệt độ cao thu được chất rắn C, hơi nước và chất khí D. Biết D là hợp chất của cacbon. D tác dụng với A theo tỉ lệ 1 : 2 tạo C, còn theo tỉ lệ 1 : 1 tạo ra B. a) Xác định A, B, C , D và giải thích các thí nghiệm trên bằng phương pháp phản ứng. b) Cho C tác dụng với dung dịch BaCl2, cho dung dịch A tác dụng với Al. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 4. Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian thu được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong axit H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B và chất khí C. Khí C tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch D. D vừa tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng được với dung dịch KOH. Cho B tác dụng với NaOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. Câu 5. Viết phương trình thực hiện chuỗi biến hoá sau: Với A, B,C, M ,N, Q : là những chất khác nhau. Câu 6. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các kim loại sau: a) Na, Ba , Mg và Al b) Al, Ag, Fe ,K Câu 7. Có một hỗn hợp Al, Al2O3, Fe và Cu. Viết sơ đồ tinh chế nhôm ra khỏi hỗn hợp. Câu 8. Hoà tan 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HCl 14,6% (d = 1,08g/ml) thu được 4,48 lít khí H2 thoát ra (đo ở đktc) a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại. b) Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu phải dùng c) Tính nồng độ % các muối có trong dung dịch sau phản ứng. Câu 9. Cho 4,48 gam một oxit kim loại hoá trị II tác dụng hết với 100ml dung dịch H2SO4 0,8M. Đun nhẹ dung dịch thu được 13,76 gam tinh thể. a) Xác định công thức phân tử của oxit b) Xác định công thức phân tử của hiđrat Câu 10. Đem khử hoàn toàn 4 gam hỗn hợp CuO và sắt FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao, sau đó thu được 2,88 gam chất rắn, hoà tan chất rắn này với 400 ml dung dịch HCl (vừa đủ) thì có 896 ml khí thoát ra ở đktc. a) Tính % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng. c) Xác định công thức của oxit sắt đã dùng. Câu 11. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm một kim loại hoá trị (II) và một kim loại hoá trị III phải dùng 170 ml dung dịch HCl 2M. a) Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối. b) Tính thể tích H2 (đo ở đktc) thu được sau phản ứng. c) Nếu biết kim loại hoá trị III là Al và nó có số mol gấp 5 lần số mol của kim loại hoá trị II. Hãy xác định tên kim loại hoá trị II. Hoá học 9 – Thạc sĩ. Ngô Thị Thùy Dương– ĐT: 091.9127649. Trang 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 12. Một hỗn hợp kim loại A, B trong dãy hoạt động hoá học Beketop được chia làm 3 phần bằng nhau và tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch axit HCl thu được 1,792 lít khí đo ở đktc. - Thí nghiệm 2: Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH thu được 1,344 lít khí (đo ở đktc) và còn lại một chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng mỗi phần. - Thí nghiệm 3: phần 3 cho tác dụng với oxi dư thu được 5,68 gam hỗn hợp oxit a) Tính khối lượng của hỗn hợp kim loại. b) Xác định tên của kim loại A, B biết chúng có hoá trị không đổi Câu 13. Nhúng một tấm kẽm vào dung dịch chứa 6,8 gâmgNO3, sau một thời gian phản ứng xong lấy ra và kiểm tra thấy lượng bạc bị đẩy bám hết vào tấm kẽm và tấm kẽm tăng lên 4%. Xác định khối lượng tấm kẽm ban đầu. Câu 14. Một thanh kim loại M có hoá trị II nhúng vào 1000 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng thanh kim loại tăng 1,6 gam và nồng độ CuSO4 giảm còn 0,3M. a) Xác định kim loại M b) Nhúng 8,4 gam thanh kim loại M vào 500 ml dung dịch AgNO3 0,4M và CuSO4 0,2M. Cho biết thanh kim loại M tan hết không ? Tính khối lượng chất rắn A thu được sau phản ứng và nồng độ mol các muối sau phản ứng. (Giả sử sự hoà tan không làm thể tích dung dịch thay đổi). Câu 15. Cho 2 thanh kim loại M có hoá trị II có khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh kim loại 1 vào dung dịch CuSO4 và thanh kim loại 2 vào Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khối lượng thanh 1 giảm 0,2% và khối lượng thanh 2 tăng 28,4% so với ban đầu. Số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 trong cả hai dung dịch đều giảm như nhau. Xác định kim loại M. Câu 16. a) Biết rằng 300 ml dung dịch HCl 1M đủ để hoà tan 5,1 gam oxit của kim loại R hoá trị III. Hãy xác định tên kim loại. b) Cũng lấy thể tích dung dịch HCl 1M như trên để hoà tan 3,9 gam kim loại R xác định được .Tính thể tích khí hiđro thoát ra ở đktc. Câu 17. Cho 4,4 gam hỗn hợpA gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí ở đktc a) Viết phương trình phản ứng hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. c) Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 4,4 gam hỗn hợp A. Câu 18. Cho 12,5 gam hỗn hợp bột các kim loại nhôm, đồng và magie tác dụng hết với HCl dư. Phản ứng xong thu được 10,08 lít khí đktc và 3,5 gam chất rắn không tan. a) Viết các phương trình phản ứng hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. Câu 19. Cho hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Dẫn khí tạo thành lội qua nước vôi trong có dư thì thu được 10 gam kết tủa và còn lại 2,8 lít khí không màu (ở đktc) a) Viết các phương trình của phản ứng hoá học xảy ra. b) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. Câu 20. Trong thành phần oxit của một kim loại R hoá trị III có chứa 30% oxi theo khối lượng.\ a) Hãy xác định tên kim loại. b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M để đủ hoà tan 6,4 gam oxit kim loại nói trên. ---------------------------------Hết--------------------------------. Hoá học 9 – Thạc sĩ. Ngô Thị Thùy Dương– ĐT: 091.9127649. Trang 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×