Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

DE KIEM TRA PHAT TRIEN THI THPT QUOC GIA 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.78 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT LAI VUNG 3. ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA Năm học: 2016-2017 Môn thi: SINH HỌC TN5 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề). Câu 1: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là nói về thể đột biến? A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng. D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao. Câu 3: Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện NST số II có các gen phân bố theo trình tự ở 3 trường hợp như sau: 1. ABCGFEDHI 2. ABCEFIHDG 3. ABCEFGDHI Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dạng 2 có đoạn IHDG đảo đoạn tạo dạng 3, dạng 3 có đoạn CEFG đảo đoạn tạo ra dạng 1. B. Dạng 1 có đoạn GFE đảo đoạn tạo dạng 3, dạng 3 có đoạn GDHI đảo đoạn tạo ra dạng 2. C. Dạng 3 có đoạn GDHI đảo đoạn tạo dạng 2, dạng 2 có đoạn IHDG đảo đoạn tạo ra dạng 1. D. Dạng 1 có đoạn GFE đảo đoạn tạo ra dạng 2, dạng 2 có đoạn IHDG đảo đoạn tạo ra dạng 3. Câu 4: Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau: 1. ABCDEFGHI 2. HEFBAGCDI 3. ABFEDCGHI 4. ABFEHGCDI Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là: A. 1 → 3 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 4 → 2. C. 1 → 4 → 2 → 3. D. 1 → 2 → 4 → 3. Câu 5: Một gen có cấu trúc có 150 chu kì xoắn có số nucleotit loại T chiếm 30 % tổng số nucleotit của gen . Một đột biến điểm đã tạo ra gen đột biến có chiều dài 5100 A0 và có 3599 liên kết hidro. Gen trên đã bị đột biến dạng: A. Thay thế một cặp nucleotit A - T bằng một cặp G - X. B. Thay thế một cặp nucleotit G - X bằng một cặp A - T. C. Thêm một cặp A - T. D. Mất một cặp A - T. Câu 6: Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường là: (1) Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân. (2) Phân li NST trong giảm phân. (3) Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. (4) Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân. (5) Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào. Câu trả lời đúng là: A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (3), (4) và (5). C. (1), (2), (3) và (5). D. (1), (2), (4) và (5). Câu 7: Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi. Tế bào đó đang ở A. kì đầu hoặc kì sau của nguyên phân. B. pha G1 hoặc pha G2 trong chu kỳ tế bào. C. pha G1 của chu kỳ tế bào. D. kì đầu I hoặc kì đầu II của giảm phân. Câu 8: Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau: (1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa. Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là A. (1) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4). Bài 9: Khi lai 2 thứ bí tròn khác nhau có tính di truyền ổn định người ta thu được F 1 đồng loạt bí dẹt, F2 thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Kiểu gen của thế hệ P có thể là A. AaBb x AaBb. B. aaBB x Aabb. C. AABB x aaBB. D. AABB x aabb. Bài 10: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F 1 gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?. Bb. Ad ad bb aD x ad .. AB ab Dd dd B. ab x ab .. Bb. AD ad bb ad x ad .. Aa. BD bd aa bd x bd .. A. C. D. Bài 11: Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST thường, lôcut I có 2 alen, locut II có 3 alen, locut III có 4 alen. Nếu tất cả các lôcut đều liên kết với nhau và trật tự sắp xếp các gen trên 1 NST có thể thay đổi. Số loại giao tử tối đa khác nhau có thể có trong quần thể, là bao nhiêu? A. 144. B. 276. C. 300. D. 24..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2 Bài 12: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 2, 3 và 4. Biết các gen đều nằm trên một cặp NST thường. Nếu trật tự sắp xếp các gen có thể thay đổi. Số kiểu gen đồng hợp và dị hợp về các cặp gen có thể có trong quần thể lần lượt là: A. 144 và 270. B. 24 và 1518. C. 24 và 253. D. 144 và 1656. Bài 13: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính. AB AB theo lí thuyết, phép lai ab DdEe x ab DdEe liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A. 7/32. B. 9/64. C. 9/16. D. 3/16. Câu 14: Lai ruồi giấm ♀ mắt đỏ - cánh bình thường x ♂ mắt trắng, cánh xẻ → F 1 100% mắt đỏ - cánh bình thường. F1 x F1→ F2: ♀ 300 mắt đỏ - cánh bình thường; ♂ : 120 mắt đỏ - cánh bình thường : 120 mắt trắng - cánh xẻ : 29 mắt đỏ - cánh xẻ : 31 mắt trắng - cánh bình thường. Hãy xác định KG của F1 và tần số hoán vị gen? A.. X bA X Ba X BAY , f 30% A B. a b. A B. X X X Y , f 40%. .. B. A B. a b. X bA X Ba X BaY , f 20%. .. a B. X X X Y , f 10%. C. .D. . Câu 15: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.. AB D d AB D X X  X Y ab Phép lai: ab cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 13,125%. Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là A. 20%. B. 13,125%. C. 30%. D. 16%. Câu 16: Ở một loài động vật, có 3 gen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; C,c). Khi kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, C cho kiểu hình lông đen; các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình lông trắng. Thực hiện phép lai P: AABBCC x aabbcc → F1: 100% lông đen. Cho các con F1 giao phối tự do với nhau được F2. Tính theo lí thuyết tỉ kiểu hình lông trắng ở F2 sẽ là bao nhiêu? A. 43,71%. B. 57,81%. C. 56,28%. D. 53,72%. Câu 17: Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:. Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây? (1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H. (2) Chỉ bị bệnh H. (3) Chỉ bị bệnh G. (4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 18: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi có toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này? (1) Cho cây T tự thụ phấn. (2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen. (3) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen. (4) Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng. (5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử. (6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng. A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 19: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn với gen a quy định hạt dài. Gen B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt trắng. 2 cặp gen phân li độc lập, khi thu hoạch ở 1 quần thể cân bằng di truyền người ta thu được 63% tròn, đỏ : 21% tròn, trắng : 12% dài, đỏ : 4% dài, trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b, là A. A=0,5, a=0,5, B= 0,6, b= 0,4. B. A= 0,7, a= 0,3, B= 0,6, b= 0,4..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3 C. A= 0,6, a= 0,4, B=0,5, b= 0,5. D. A=0,5, a=0,5, B=0,7, b=0,3. Câu 20: Quần thể A có 1000 cá thể có kiểu gen AA, 300 cá thể có kiểu gen aa. Người ta thấy trong mùa sinh sản có 200 cá thể Aa từ quần thể khác đến quần thể A để hình thành quần thể B. Biết trong quần thể B các cá thể đều có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Người ta cho quần thể B tự phối qua 3 thế hệ, 4 thế hệ tiếp theo cho ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể B ở thế hệ cuối là: A. 0,1254 AA : 0,8745Aa : 0,0001aa. B. 0,456 AA : 0,4356 Aa : 0,1084 aa. C. 0,1365 AA : 0,8535Aa : 0,0001aa. D. 0,537 AA : 0,3912 Aa : 0,0711 aa. Câu 21: 3 gen A, B, C nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. Gen A có 3 alen, gen B có 4 alen, gen C có 5 alen. Tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể: A. 900. B. 840. C. 180. D. 60. Câu 22: Thứ tự nào sau đây là đúng với qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến: A. Tạo dòng thuần chủng, xử lí mẫu vật, chọn lọc thể đột biến có lợi. B. Xử lí mẫu vật, chọn lọc thể đột biến có lợi, tạo dòng thuần chủng. C. Xử lí mẫu vật, tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có lợi. D. Tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có lợi, xử lí mẫu vật. Câu 23: Bằng phương pháp lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần sẽ tạo ra tế bào lai có bộ nhiễm sắc thể là A. tổ hợp bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai tế bào gốc. B. có bộ nhiễm sắc thể tứ bội (4n) của hai tế bào gốc. C. tổ hợp bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai tế bào gốc. D. chỉ có một trong hai bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc. Câu 24: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình:. Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu O. Xác suất để đứa con này bị bệnh Pheninketo niệu là: A. 22,25%. B. 27,5%. C. 5,5% D. 2,75% Câu 25: Nghiên cứu hóa thạch có ý nghĩa: (1) Biết được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của các loài hóa thạch. (2) Từ việc xác định tuổi của hóa thạch cho phép suy ra tuổi của các lớp đá chứa chúng. (3) Dựa vào hóa thạch cho phép biết được loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau. (4) Dựa vào hóa thạch cho biết được trình độ phát triển của sinh vật. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 26: Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp: A. Cách ly tập tính. B. Cách ly địa lý. C. Cách ly sinh thái. D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 27: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới, hướng tiến hóa cơ bản nhất là: A. Ngày càng đa dạng và phong phú. B. Tổ chức ngày càng phức tạp. C. Tổ chức ngày càng đơn giản D. Thích nghi ngày càng hợp lý. Câu 28: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận dưới đây: (1) Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật. (2) Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên. (3) Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm. (4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới. (5) Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. (6) Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn. (7) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng. (8) Chọn lọc tự nhiên trực tiếp loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi chứ không trực tiếp loại bỏ kiểu gen. A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 29: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây diễn ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học? A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ). B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4 C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. Câu 30: Chuột cát đài nguyên có thể sống ở -50˚C đến +30˚C nhưng phát triển tốt nhất ở khoảng 0˚C đến 20˚C. Khoảng nhiệt độ từ 0˚C đến 20˚C được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái. C. khoảng chống chịu. D. khoảng ức chế. Câu 31: Hình thức phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì: A. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường. B. Các cá thể cạnh tranh gay gắt về nguồn sống , nơi ở. C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi từ môi trường. D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 32: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 33: Mức độ sinh sản của quẩn thể là 1 trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể. Nhân tố này lại phụ thuộc vào 1 số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất: A. Số lượng con non của 1 lứa đẻ. B. Tỉ lệ đực : cái của quần thể. C. Điều kiện thức ăn, nơi ở, khí hậu. D. Số lứa đẻ của 1 cá thể cái và tuối thành thục sinh dục của cá thể. Câu 34: Cho các nhóm loài thực vật: (1) Cây thân thảo ưa sáng (2) Cây bụi ưa bóng (3) Cây thân thảo ưa bóng (4) Cây bụi ưa sáng (5) Cây gỗ lớn ưa sáng Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những nhóm loài nào xuất hiện sau cùng: A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4), (5). Câu 35: Quá trình phát triển của thảm thực vật kế tiếp trên nương rẫy bỏ hoang được gọi là: A. Diễn thế thứ sinh. B. Diễn thế nguyên sinh. C. Diễn thế phân hủy. D. Diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh. Câu 36: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo. C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, thỏ, nai. Câu 37: Cho các ví dụ sau về các mối quan hệ trong quần xã: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá. (2) Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ. (3) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh. (4) Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn. Có bao nhiêu ví dụ phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là: A. trong mối quan hệ này chỉ thúc đẩy sự tiến hóa của vật ăn thịt mà không thúc đẩy sự tiến hóa của con mồi. B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái. D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau. Câu 39: Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, xét các kết luận sau: (1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡng. (2) Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định. (3) Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường. (4) Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử ôxi quá mức này là: A. sự tiêu dùng ôxi của thực vật B. sự tiêu dùng ôxi của cá. C. sự tiêu dùng ôxi của các sinh vật phân hủy D. sự ôxi hóa của các nitrat và phốt phát. Hết.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 5. ĐÁP ÁN. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10. Đáp án D C B B B A A A B A. Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20. Đáp án A D A C C B B D C D. Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30. Đáp án C B C A A D D B A A. Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40. Đáp án A C C B A D B D A C. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT Câu 1.Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A.tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. B.một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. C.một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. D.tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. Câu 1: D Thể đa bội chẵn là tăng số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài lớn hơn 2: bộ nhiễm sắc thể dạng kn trong đó k là số chẵn. Cơ chế phát sinh thể đa bội là tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. Câu 2.Hiện tượng nào sau đây là nói về thể đột biến? A.Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa. B.Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. C.Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng. D.Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao. Câu 2: C Các hiện tượng A, B, D. là thường biến, những thay đổi không liên quan tới vật chất di truyền. Câu 3: Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện NST số II có các gen phân bố theo trình tự ở 3 trường hợp như sau: 1. ABCGFEDHI 2. ABCEFIHDG 3. ABCEFGDHI Phát biểu nào sau đây là đúng? A. dạng 2 có đoạn IHDG đảo đoạn tạo dạng 3, dạng 3 có đoạn CEFG đảo đoạn tạo ra dạng 1 B. dạng 1 có đoạn GFE đảo đoạn tạo dạng 3, dạng 3 có đoạn GDHI đảo đoạn tạo ra dạng 2 C. dạng 3 có đoạn GDHI đảo đoạn tạo dạng 2, dạng 2 có đoạn IHDG đảo đoạn tạo ra dạng 1 D. dạng 1 có đoạn GFE đảo đoạn tạo ra dạng 2, dạng 2 có đoạn IHDG đảo đoạn tạo ra dạng 3 Câu 3: B Đột biến đảo đoạn khiến một đoạn NST đứt ra, đảo 180° rồi nối lại, nên ta quan sát 3 kiểu gen, tìm điểm khác nhau giữa chúng và thấy sự sai khác nào là do đảo đoạn thì ta ghi lại, lập nên 1 sơ đồ Câu 4: Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau: 1. ABCDEFGHI 2. HEFBAGCDI 3. ABFEDCGHI 4. ABFEHGCDI.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6. cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là: A. 1 → 3 → 2 → 4 B. 1 → 3 → 4 → 2 C. 1 → 4 → 2 → 3 D. 1 → 2 → 4 → 3 Câu 4: B Quan sát KG 2, 3, 4 rồi so sánh với kiểu 1, ta thấy giữa kiểu 1 và kiểu 3 có sự đảo ngược các gen CDEF thành FEDC nên ta có thể kết luận từ nòi 1 phát sinh ra nòi 3 Tương tự vậy, ta tìm được trình tự là ABCDEFGHI -> ABFEDCGHI -> ABFEHGCDI -> HEFBAGCDI Câu 5: Một gen có cấu trúc có 150 chu kì xoắn có số nucleotit loại T chiếm 30 % tổng số nucleotit của gen . Một đột biến điểm đã tạo ra gen đột biến có chiều dài 5100 A0 và có 3599 liên kết hidro . Gen trên đã bị đột biến dạng A. Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X B. Thay thế một cặp nucleotit G- X bằng một cặp A- T C. Thêm một cặp A- T D. Mất một cặp A- T Câu 5: B Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotit Tổng số nucleotit trong gen là 150 x 20 = 3000 T = A = 0.3 x 3000 = 900 G= X = 3000 : 2 – 900 = 600 Xét gen đột biến có 3000 nucleotit và 3599 liên kết H G = 3599 – 3000 = 599 Gen đột biến có chiều dài ( số nucleotit bằng với gen bình thường ) và G ít hơn gen đột biến 1 nucleotit Vậy đột biến thay thế một G – X bằng 1 A-T Câu 6.Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường là: 1. Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân. 2. Phân li NST trong giảm phân. 3. Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. 4. Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân. 5. Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào. Câu trả lời đúng là: A.1, 2, 3 và 4. B.1, 3, 4 và 5. C.1, 2, 3 và 5. Câu 6: A Cơ chế di truyền của cặp NST thường là:. D.1, 2, 4 và 5.. Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân. Phân li NST trong giảm phân → Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. Ngoài ra còn có sự liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân. Câu 7.Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi. Tế bào đó đang ở A.kì đầu hoặc kì sau của nguyên phân B.pha G1 hoặc pha G2 trong chu kỳ tế bào C.pha G1 của chu kỳ tế bào. D.kì đầu I hoặc kì đầu II của giảm phân Câu 7: A Hàm lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi, chứng tỏ tế bào đã trải qua quá trình nhân đôi ADN..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7. A. Kì đầu nguyên phân NST vừa nhân đôi, kỳ sau NST phân li về 2 cực của tế bào tuy nheien chưa có sự phân chia tế bào chất → hàm lượng ADN gấp đôi hàm lượng ADN tế bào bình thường. B. Pha G2 NST đã nhân đôi, tuy nhiên pha G1 NST chưa nhân đôi. C. Pha G1 NST chưa nhân đôi. NST nhân đôi ở pha S D. Kì đầu I hàm lượng NST tăng gấp đôi tuy nhiên kì đầu II hàm lương ADN như hàm lượng ở 1 tế bào bình thường ( khác biệt là ở tế bào bình thường NST tồn tại từng cặp đơn, thì ở kì đầu II NST ở dạng n kép). Câu 8.Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau: (1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa. Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là A.(1) và (4). B.(1) và (3). C.(3) và (4). D.(2) và (4). Câu 8: A Từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội bằng cách đa bội hóa bộ NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội. Không có đột biến gen, những thể tứ bội được tạo ra bằng cách đa bội hóa từ hợp tử lưỡng bội là: AAaa (đa bội hóa từ cơ thể lưỡng bọi Aa) và aaaa (đa bội hóa từ cơ thể aa). Bài 9.Khi lai 2 thứ bí tròn khác nhau có tính di truyền ổn định người ta thu được F1 đồng loạt bí dẹt, F2 thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Kiểu gen của thế hệ P có thể là A.AaBb x AaBb B.aaBB x AAbb C.AABB x aaBB D.AABB x aabb Câu 9: B Lai bí tròn → bí dẹt → F2 có tỷ lệ 9 dẹt: 6 tròn:1 dài → 16 tổ hợp giao tử → F1 dị hợp hai cặp gen. Hai cặp gen cùng tương tác quy định hình dạng quả. Tỷ. lệ. tương. tác. 9. A-B-:quả. dẹt:. 3A-bb. +3aaB-:. quả. tròn:. 1. aabb:quả. dẹt. Phép lai ở P hai thứ bí tròn khác nhau → phép lai là AAbb × aaBB Bài 10.Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên? Ad ad Bb bb aD x ad A. AB ab Dd dd B. ab x ab AD ad Bb bb ad x ad C. BD bd aa bd x bd D. Câu 10: A thấy tính trạng cao- dài luôn đi với nhau, thấp - tròn luôn đi với nhau --> 2 gen này nằm trên 1 NST --> loại B và D. Cao luôn đi với dài thì chỉ có A phù hợp Aa.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 8. Bài 11.Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST thường, lôcut I có 2 alen, locut II có 3 alen, locut III có 4 alen. Nếu tất cả các lôcut đều liên kết với nhau và trật tự sắp xếp các gen trên 1 NST có thể thay đổi. Số loại giao tử tối đa khác nhau có thể có trong quần thể, là bao nhiêu A.144. B.276. C.300. D.24. Câu 11: A số loại giao tử chính bằng số loại NST đơn chính = 2.3.4=24 nhưng vì trật tự sắp xếp các gen trên 1 NST có thể thay đổi nên số loại giao tử tối đa khác nhau có thể có trong quần thể lŕ: 24.4!=144 Bài 12.Số alen của gen I, II và III lần lượt là 2, 3 và 4. Biết các gen đều nằm trên một cặp NST thường. Nếu trật tự sắp xếp các gen có thể thay đổi. Số kiểu gen đồng hợp và dị hợp về các cặp gen có thể có trong quần thể lần lượt là: A.144 và 270. B.24 và 1518. C.24 và 253. D.144 và 1656. Câu 12: D Số kiểu gen đồng hợp, nếu ko đổi chỗ đc cho nhau: 2.3.4=24 -->Số gen đồng hợp khi đổi chỗ đc cho nhau là:24.3!=144 Số kiểu gen tối đa: 24.25/2.3!=1800 --> số gen dị hợp tối đa: 1800-144=1656 Bài 13.Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn AB AB toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai ab DdEex ab DdEe liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A.7/32. B.9/64. C.9/16. D.3/16. Câu 13: A xét lầm lượt: 1, AB/ABddee: 1/4.1/4.1/4=1/64 2, AB/ab....: 1/2.(1/4.1/4.2+1/2.1/2)=3/16 3, ab/abDDEE: 1/4.1/4.1/4= 1/64  7/32 Câu 14: Lairuồigiấm♀mắtđỏ-cánhbìnhthườngx♂mắttrắng,cánhxẻ →F1100%mắtđỏ-cánhbìnhthường. F1 x F1→. F2:♀: 300 mắt đỏ - cánh bình thường ♂: 120 Mắt đỏ - cánh bình thường: 120 mắt trắng - cánh xẻ: 29 mắt đỏ - cánh xẻ: 31 mắt trắng - cánh bìnhthường. Hãy xác định KG của F1 và tần số hoán vị gen? A a A A a a A. X b X B X B Y , f 30% B. X b X B X BY , f 20% A a A A a a C. X B X b X B Y , f 40% D. X B X b X BY , f 10% Câu 14: Đáp án C P: ♀ đỏ, bình thường x ♂ trắng, xẻ F1 : 100% đỏ, bình thường F1 x F1 → F2∶ ♀ : 10 đỏ, bình thường : ♂ 4 đỏ, bình thường : 4 trắng xẻ : 1 đỏ xẻ: 1 trắng, bình thường Xét riêng sự phân li từng tính trạng:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 9. đỏ 3 bình thường 3  ,  traéng 1 xeû 1 → đỏ trội so với trắng, bình thường trội so với xẻ. Quy ước : A: đỏ, a: trắng; B: bình thường, b: xẻ. Nhận thấy cả tính trạng màu mắt và hình dạng cánh phân bố không đồng đều ở 2 giới → gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.. X Ta có P : ♀ đỏ, bình thường A B. a b. A B. X BA . x.  X Y ♂ trắng, xẻ a b. (do F1 đồng tính). A B.  F1 : X X , X Y. F1 F1 : ♀X BA X ba X BAY a Xét cơ thể ♂ trắng, bình thường : X BY 1/ 10 0,1 0,1  X Ba  0, 2 0,5 Suy ra f=40% Câu 15: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính. AB D d AB D X X  X Y ab X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: ab cho F1có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 13,125%. Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là A. 20% B. 13,125% C. 30% D. 16% Câu 15: Đáp án C Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái: AB D d AB D P: X Y  X Y ab ab ab D X  0,13125 F1 có đen, cụt, đỏ ab 2. 1  1 X X    4  2 có tỉ lệ D. D Kiểu hình đỏ X . D. 2. 1  1 X DY    4  2 2. 1  1 X X    4  2 ab D ab 3 X   . 0,13125 ♀ab 0,5 3 / 4 0,13125 ab 4 Ta có ab  ab 0,35 D. d. f 2.  0,5  0,35  0,3 30% Vậy Câu 16: Ở một loài động vật, có 3 gen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; C,c). Khi kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, C cho kiểu hình lông đen; các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình lông trắng. Thực hiện phép lai P: AABBCC x aabbcc → F1: 100% lông đen. Cho các con F1 giao phối tự do với nhau được F2. Tính theo lí thuyết tỉ kiểu hình lông trắng ở F2 sẽ là bao nhiêu? A. 43,71%. B. 57,81%. C. 56,28%. D. 53,72%..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 10. Câu 16: Đáp án B Ta có quy ước: A-B-C- : đen F1 x F1∶ AaBbCc x AaBbCc F2∶ (3A- : 1aa) : (3B- : 1bb) : (3C- : 1cc) 3. 27  3 A  B  C     64  4 F1 cho kiểu hình lông đen Vậy tỉ lệ kiểu hình lông trắng là: 27 37 1  0,5781 57,81% 64 64 Câu 17: Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:. Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây? (1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H. (2) Chỉ bị bệnh H. (3) Chỉ bị bệnh G. (4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 17: Đáp án B Dựa vào sơ đồ tương tác ta có thể qui ước: + A-B-: Bình thường + aaB- và aabb: bệnh H + A-bb: bệnh G → Người đàn ông bị bệnh H (có kiểu gen aabb hoặc aa,B-) kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G (có kiểu gen A-,bb) - Không bị đồng thời cả hai bệnh (vì đây là tương tác của 2 gen cùng quy định 1 tính trạng) → (1) sai và (2) và (3) cũng đúng. - Vì bố có thể có B và mẹ có A → con có thể có A và B → bình thường.a Câu 18: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi có toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này? (1) Cho cây T tự thụ phấn. (2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen. (3) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen. (4) Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng. (5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 11. (6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng. A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 * Qui ước: - A-B- : đỏ - A-bb: vàng - aaB-: hồng - aabb: trắng * Cây đỏ (T) có kiểu gen dạng A-B-; muốn biết chính xác kiểu gen thì phải tiến hành lai với cây không có kiểu gen đồng hợp trội. Vậy khi lai cây (T) với các cây có kiểu gen sau sẽ không xác định được kiểu gen của (T). - (3) hoa đỏ dị hợp 1 cặp gen có dạng AaBB hoặc AABb - (6) đỏ thuần chủng có kiểu gen AABB Câu 19: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn với gen a quy định hạt dài. Gen B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt trắng. 2 cặp gen phân li độc lập, khi thu hoạch ở 1 quần thể cân bằng di truyền người ta thu được 63% tròn đỏ, 21% tròn trắng, 12% dài, đỏ, 4% dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b, là A. A=0,5, a=0,5, B= 0,6, b= 0,4 B. A= 0,7, a= 0,3, B= 0,6, b= 0,4 C. A= 0,6, a= 0,4, B=0,5, b= 0,5 D. A=0,5, a=0,5, B=0,7, b=0,3 Câu 19: Đán án C Xét sự di truyền từng cặp tính trạng +) Tính trạng hình dạng hạt Hạt tròn : Hạt dài = 84% : 16% ⇒ Tỉ lệ aa = 0,16 ⇒ a = 0,4, A = 0,6 +) Tính trạng màu sắc hạt Hạt đỏ : Hạt trắng =75% : 25% ⇒ Tỉ lệ bb = 0,25 ⇒ b = 0,5, B = 0,5 Câu 20: Quần thể A có 1000 cá thể có kiểu gen AA, 300 cá thể có kiểu gen aa. Người ta thấy trong mùa sinh sản có 200 cá thể Aa từ quần thể khác đến quần thể A để hình thành quần thể B. Biết trong quần thể B các cá thể đều có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Người ta cho quần thể B tự phối qua 3 thế hệ, 4 thế hệ tiếp theo cho ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể B ở thế hệ cuối là: A. 0,1254 AA: 0,8745Aa : 0,0001aa B. 0,4567 AA: 0,4356 Aa: 0,0177 aa Câu 20: Đán án D 2 2 3 1000 AA : 2000 Aa : 300aa  AA : Aa : aa 3 15 15 Quần thể B sau sự di nhập có: Sau ba thế hệ tự phối , tỉ lệ F3 là 3. 2  1 1 Aa     15  2  60. 2 1  2 15 60 29 AA    3 2 40 2 1  3 15 60 31 aa    15 2 120 29 1 31 AA : Aa : aa 60 120 ⇒ Tp kiểu gen ở F3 là: 40.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 12. 29 1 11  :2  40 60 15 11 4 a 1   15 15 ⇒ Tỉ lệ kiểu gen sau 4 thế hệ ngẫu phối là 121 88 16 AA : Aa : aa  0,537 AA : 0,3912 Aa : 0, 0711aa 225 225 225 Cách khác nhanh hơn để giải trắc nghiệm : Tự phối và ngẫu phối qua bao nhiêu thế hệ thì tần số alen sẽ không đổi nên: 2 2 3 11 4 AA : Aa : aa A  ,a  3 15 15 15 15 có  A. 11 4 A  ,a  15 15 kiểm tra các đáp án thì chỉ có đáp án D cho tần số Câu 21: 3 gen A, B, C nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. Gen A có 3 alen, gen B có 4 alen, gen C có 5 alen. Tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể: A. 900 B. 840 C. 180 D. 60 Câu 21: Đán án C n  n  1  2 Xét từng gen thì số kiểu gen dị hợp (n: số alen của một gen) 3  3  1 4  4  1 5  5  1   180 2 2 2 ⇒ Số kiểu gen dị hợp tối đa được tạo ra là: Câu 22. Thứ tự nào sau đây là đúng với qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến: A. tạo dòng thuần chủng, xử lí mẫu vật, chọn lọc thể đột biến có lợi. B. xử lí mẫu vật, chọn lọc thể đột biến có lợi, tạo dòng thuần chủng. C. xử lí mẫu vật, tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có lợi. D. tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có lợi, xử lí mẫu vật. Câu 22: B Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là: + Xử lý mẫu vật bằng các tác nhân gây đột biến, tùy liều lượng xác định và thời gian xử lí tối ưu. + Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn: dựa vào những đặc điểm nhận biết được để tách chúng ra khỏi nhóm các cá thể được xử lí đột biến. + Tạo dòng thuần: sau khi chọn lọc xong, chúng ta cho các cá thể sinh sản để nhân lên thành dòng thuần. Câu 23. Bằng phương pháp lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần sẽ tạo ra tế bào lai có bộ nhiễm sắc thể là A. tổ hợp bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai tế bào gốc. B. có bộ nhiễm sắc thể tứ bội (4n) của hai tế bào gốc. C. tổ hợp bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai tế bào gốc. D. chỉ có một trong hai bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc. Câu 23: C Lai tế bào sinh dưỡng hoặc dung hợp tế bào trần → tế bào lai mang đặc điểm của cả hai giống. Loại bỏ thành tế bào thực vật → cho các tế bào vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau → nuôi cấy, phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào lai là sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai tế bào gốc. Câu 24: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 13. Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu O. Xác suất để đứa con này bị bệnh Pheninketo niệu là: A. 22,25%. B. 27,5%. C. 5,5% D. 2,75% Câu 24: Đán án A Quy ước: M – bình thường m: bệnh pheninketo niệu  người số 3 có kiểu gen IBMIOm , 4 có kiểu gen IAm IOm Khoảng cách giữa hai gen này là 11cM nên bố tạo ra giao tử IBM = IOm = 44,5% và IOM = IBm = 5,5% Xác suất để đứa con bị bệnh là 50% x 44,5% = 22,25%. Câu 25: Nghiên cứu hóa thạch có ý nghĩa: 1) Biết được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của các loài hóa thạch 2) Từ việc xác định tuổi của hóa thạch cho phép suy ra tuổi của các lớp đá chứa chúng 3) Dựa vào hóa thạch cho phép biết được loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau 4) Dựa vào hóa thạch cho biết được trình độ phát triển của sinh vật Phương án đúng là: A. 1, 2, 3 B. 1,2 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 25: Đán án A Hóa thạch không thể cho biết trình độ phát triển của sinh vật. Đây là một bằng chứng tiến hóa trực tiếp. Câu 26. Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp: A. Cách ly tập tính. B. Cách ly địa lý. C. Cách ly sinh thái. D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 26: D Câu 27. Trong các hướng tiến hóa của sinh giới, hướng tiến hóa cơ bản nhất là: A. Ngày càng đa dạng và phong phú. B. Tổ chức ngày càng phức tạp. C. Tổ chức ngày càng đơn giản D. Thích nghi ngày càng hợp lý. Câu 27: D Trong các hướng tiến hóa của sinh giới: - Ngày càng đa dạng phong phú. - Tổ chức ngày càng cao. - Thích nghi ngày càng hợp lí. Đây là hướng cơ bản nhất. nó đã giải thích được các trường hợp song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao. Câu 28. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận dưới đây: (1) Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 14. (2) Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên. (3) Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm. (4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới. (5) Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. (6) Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn. (7) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng. (8) Chọn lọc tự nhiên trực tiếp loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi chứ không trực tiếp loại bỏ kiểu gen. A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 28: B Xét các phát biểu của đề bài: (1) đúng vì chọn lọc tự nhiên sàng lọc những kiểu hình thích nghi, đào thải những kiểu hình không thích nghi, qua đó chọn lọc kiểu gen thích nghi với điều kiện sống → chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật. (2) đúng vì động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn → các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở, sinh sản. Từ đó chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những cá thể khỏe mạnh, có sức sinh sản vượt trội. (3) sai vì áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng ) nhanh. (4) đúng. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa duy nhất quy định chiều hướng, nhịp điệu của quá trình tiến hóa. (5) đúng. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. Kiểu gen chỉ có thể được tạo ra qua quá trình đột biến và quá trình giao phối. (6) đúng. Alen lặn thường tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng và bị alen trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình, do đó không bị chọn lọc tự nhiên tác động, chỉ khi ở trạng thái đồng hợp lặn chúng mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Qua giao phối, các alen lặn được phát tán trong quần thể. Trong khi alen trội đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình. Do đó Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn. (7) sai vì các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo nhiều hướng khác nhau. (8) đúng vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình. Qua đó gián tiếp làm biến đổi kiểu gen. Vậy có 6 kết luận đúng Câu 29. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây diễn ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học? A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ). B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic. C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. Câu 29: A Tế bào nguyên thủy (các giọt coaxecva) được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học. B, C, D là các sự kiện được diễn ra ở giai đoạn tiến hóa hóa học. Câu 30. Chuột cát đài nguyên có thể sống ở -50˚C đến +30˚C nhưng phát triển tốt nhất ở khoảng 0˚C đến 20˚C. Khoảng nhiệt độ từ 0˚C đến 20˚C được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái. C. khoảng chống chịu. D. khoảng ức chế. Câu 30: A.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 15. Chuột cát đài nguyên có thể sống từ -50 độ → 30 độ nhưng phát triển tốt nhất ở 0 độ → 20 độ. Trong đó từ -50 độ → 30 độ là giới hạn sinh thái. -50 độ là điểm giới hạn dưới. 30 độ là điểm giới hạn trên. 0 độ → 20 độ là khoảng thuận lợi. Câu 31: Hình thức phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì: A. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường B. Các cá thể cạnh tranh gay gắt về nguồn sống , nơi ở, chỉ có những cá thể thích nghi nhất mới tồn tại C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi từ môi trường D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể Câu 31: Đán án A Hình thức phân bố ngẫu nhiên là hình thức trung gian giữa hình thức phân bố theo nhóm và phân bố đồng đều. Nó xảy ra khi không có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể và nguồn sống trong môi trường phân bố đồng đều, giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường. Câu 32: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu ḱ? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 32: Đán án C - Biến động số lượng cá thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. - Biến động không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể tăng giảm 1 cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết hoặc do hoạt động khai thác của conngười. Câu 33: Mức độ sinh sản của quẩn thể là 1 trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể. Nhân tố này lại phụ thuộc vào 1 số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất: A. Số lượng con non của 1 lứa đẻ B. Tỉ lệ đực : cái của quần thể C. Điều kiện thức ăn, nơi ở, khí hậu D. Số lứa đẻ của 1 cá thể cái và tuối thành thục sinh dục của cá thể Câu 33: Đán án C Điều kiện thức ăn , nơi ở ,… là yếu tố làm ảnh hưởng đến mức sinh sản nhiều hay ít Các yếu tố : số lượng con /lứa ,tỉ lệ đực /cái , số lứa đẻ của một cá thể là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức sinh sản nhưng chúng cũng đều phụ thuộc vào điều kiện thức ăn, nơi ở. Câu 34: Cho các nhóm loài thực vật: 1) Cây thân thảo ưa sáng 2) Cây bụi ưa bóng 3) Cây thân thảo ưa bóng 4) Cây bụi ưa sáng 5) Cây gỗ lớn ưa sáng Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những nhóm loài nào xuất hiện sau cùng: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 2, 3, 5 C. 1, 2, 4 D. 2, 3, 4, 5 Câu 34: Đán án B Trong giai đoạn cuối cùng của quá trình diễn thể sẽ hình thành nên một quẫn xã ổn định với các cấu trúc phântầng.Trongđótầngtrêncùnglàcâygỗlớnưasáng,tiếptheolàcâythânthảoưabóngvàcuốicùnglà cây bụi ưabóng. Câu 35: Quá trình phát triển của thảm thực vật kế tiếp trên nương rẫy bỏ hoang được gọi là: A. Diễn thế thứ sinh B. Diễn thế nguyên sinh C. Diễn thế phân hủy D. Diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh Câu 35: Đán án A Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó đã từng có sinh vật sinh sống..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 16. Câu 36: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo. C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, thỏ, nai. Câu 36: Đán án D Ta có lưới thức ăn:. - Bậc dinh dưỡng cấp 2 là sinh vật tiêu thụ bậc 1, ăn sinh vật sản xuất. Câu 37: Cho các ví dụ sau về các mối quan hệ trong quần xã: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá. (2) Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ. (3) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh. (4) Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn. Có bao nhiêu ví dụ phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37. Đáp án B. Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Ví dụ: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh. Do đó, (1),(3) đúng. (2) là mối quan hệ hội sinh . (4) là mối quan hệ cạnh tranh. Câu 38: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là: A. Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là: B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái. D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau. Câu 38. Đáp án D. Vật ăn thịt là nhân tố quan trọng khống chế kích thước con mồi, ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt. Mối quan hệ hai chiều này tạo trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên. Trong quan hệ con mồi- vật ăn thịt, nhiều trường hợp, khi số lượng con mồi quá đông, hiệu quả tấn công của vật ăn thịt giảm. Chính vì vậy, cách tụ họp của con mồi là một trong các biện pháp bảo vệ có hiệu quả trước sự tấn công của vật ăn thịt, trong khi, nhiều động vật ăn thịt lại họp thành bầy để săn bắt con mồi có hiệu quả hơn, do đó ta thấy các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau. Câu 39: Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, xét các kết luận sau: (1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡng. (2) Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định. (3) Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường. (4) Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới. Có bao nhiêu kết luận đúng?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 17. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 39 Đáp án A. (1) sai vì mỗi hệ sinh thái chỉ có một lưới thức ăn. (2) sai vì mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng ổn định. (3) đúng. (4) sai vì khi bị mất một mắt xích nào đó thì cấu trúc của mạng lưới ngay lập tức thay đổi. Câu 40: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử ôxi quá mức này là: A. sự tiêu dùng ôxi của thực vật B. sự tiêu dùng ôxi của cá. C. sự tiêu dùng ôxi của các sinh vật phân hủy D. sự ôxi hóa của các nitrat và phốt phát.HẾT. Câu 40. Đáp án C.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×