Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Le Van LuongCD Nghe nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.8 KB, 121 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ IV : NGHÀNH NGHỀ NHÁNH: CÔ CHÚ CÔNG NHÂN, NÔNG DÂN Thời gian: Tuần1(Từ ngày 13/11/2017 - 17/11/2017) A. MỤC TIÊU 1. Phát triển nhận thức. - Trẻ biết được mục đích của phép đo. Biết được độ dài của một đối tượng qua việc đo bằng các hình chữ nhật cho trước. - Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đo cho trẻ. - Rèn kĩ năng so sánh. 2. Phát triển thể chất. -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo). Trẻ biết cách đập bóng xuống sàn và bắt bóng mà không để rơi bóng. - Phát triển vận động. 3. Phát triểnngôn ngữ. - Trẻ nhận biết các chữ cái u, ư và các chữ cáiđã học. Trẻ phát âm chuẩn không bị ngọng, trẻ nhớ mặt chữ, phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái u, ư. Và trẻ biết chơi với các thẻ chữ. 4. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội. - Trẻ biết được công việc các cô chú công nhân, hàng ngày phải làm việc vất vả để sáng tạo và làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với các cô chú công nhân qua bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. Trẻ hát thể hiện được tình cảm, hát rõ lời bài hát. - Trẻ yêu quý và kính trọng các cô chú công nhân và biết giữ gìn sản phẩm mà cô chú công nhân đã làm ra. 5. Phát triển thẩm mĩ. - Trẻ biết được gạch là một nguyên vật liệu dùng trong xây dựng, để xây dựng lên những công trình lớn như nhà ở, trường học, bệnh viện.Trẻ biết thể hiện khả năng của mình qua việc thiết kế những viên gạch hoa qua bài vẽ, trang trí hình vuông - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng tô màu, kĩ năng vẽ. - Phát triểm tính thẩm mĩ cho trẻ. - Trẻ yêu thích bộ môn học. B. NỘI DUNG Phần I: ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN-ĐIỂM DANH - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. - Cho trẻ tự cất đồ dùng vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích. - Điểm danh đầu giờ. Phần II: THỂ DỤC SÁNG: Hô hấp: 2, tay: 2, chân: 2, bụng: 2, bật: 2. I. Mục đích - Yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng, phối kết hợp giữa tay, chân, toàn thân, rèn kĩ năng vận động. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật. - Cô chuẩn bị các động tác thể dục. - Đầu đĩa, nhạc bài “Lại đây múa hát” - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. III. Tổ chức thể hiện: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Khởi động - Cô và trẻ cùng khởi động theo - Trẻ khởi động cùng cô lời bài hát “Tập thể dục buổi theo nhạc và theo khẩu sáng” và kết hợp đi các kiểu lệnh của cô. chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn - Trẻ về hàng tập thể chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi dục chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 2. Trọng động hàng để tập thể dục. - Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 1. Hô hấp : Hít vào thở ra 2. Tay : Đứng xoay tròn 2 cánh tay (4 Lần x 8 nhịp) 3.Chân : Đứng đưa chân ra các phía (4 Lần x 8 nhịp). 3. Hồi tĩnh. 4. Bụng : Đứng quay người sang hai bên (4 Lần x 8 nhịp) - Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.. 5. Bật : Bật về các phía (4 Lần x 8 nhịp) - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp. Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.HĐCCĐ - Quan sát trang phục của cô chú công nhân thợ xây. - Quan sát trò chuyện về nghề thợ may. - Quan sát thời tiết. - Vẽ trang phục của cô chú công nhân. 2.TCCL: - Lộn cầu vồng. - Cửa hàng bán hoa. - Người đư thư. 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. I. Mục đích -Yêu cầu: - Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, được quan sát thời tiết trong ngày và trẻ học được một số cách dự báo thời tiết qua một số câu tục ngữ những bài học dân gian mà cha ông để lại. Trẻ được quan sát và trò chuyện với nhau về các cô chú công nhân may, công nhân xây dựng, trẻ biết được trang phục của các cô chú công nhân xây dựng và thể hiện được sự hiểu biết của mình qua việc thiết kế những bộ trang phục cho các cô chú công nhân xây dựng. - Trẻ chơi hứng thú với các trò chơi và chơi đúng luật, biết cách chơi. - Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, trẻ yêu quý và tôn trọng các cô chú công nhân và biết quý trọng những sản phẩm mà các cô chú công nhân đã làm ra. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về nghề thợ xây, nghề thợ may, một số bộ trang phục lao động của các cô chú công nhân. Phấn đủ cho mỗi trẻ. - Địa điểm quan sát và trò chuyện: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát, tạo không gian thoải mái khi trò chuyện. III.Tổ chức thực hiện. 1.Hoạt động có chủ đích a. Quan sát trang phục của cô chú công nhân xây dựng. -Các con ơi! Chúng mình cùng đoán xem hôm nay có ai đến thăm với lớp chúng mình này! + Cô xin giới thiệu với cả lớp chúng mình đây là bác Hà bác ấy là công nhân xây dựng, bác ấy đang xây dựng công trình trụ sở uỷ ban xã Xuân Nha của chúng mình đấy, hôm nay cô mời bác ấy đến tham gia giờ học với lớp chúng mình đấy? + Chúng mình có biết bộ trang phục của bác ấy đang mặc có màu gì không? + Quần áo của bác Hà như thế nào? À, rất rộng rãi và thoáng mát phải không các con? + À, vậy ngoài quần áo ra thì chúng mình cùng quan sát xem trang phục của bác ấy còn có gì nữa?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Ngoài quần áo ra, thì còn có mũ này, giầy này. Mũ của các bác thợ xây là một loại mũ lưỡi chai và cũng có màu xanh đấy. Công việc của các bác ấy thì cần phải có những bộ trang phục gọn gàng và thuận tiện. Còn giầy của các bác là một loại giầy bata màu đen, có như thế các bác làm việc sẽ không sợ bị bẩn chân. + Chúng mình cùng quan sát tiếp và hỏi bác xem quần áo của bác được làm bằng chất liệu gì nhé? + Chúng được làm bằng 100% chất côt tông, rất tốt và rất bền đấy các con ạ. + Chúng mình thấy trang phục của các bác thợ xây thế nào? + Mỗi ngành nghề đều có những bộ trang phục riêng và mỗi trang phục đều có những vẻ đẹp riêng và đặc trưng riêng của ngành nghề mà mình đang làm đấy. b. Quan sát,trò chuyện về nghề thợ may + Các con ơi! Hôm nay cô nhận được một hộp quà rất to mà cô hiệu trưởng gửi tặng lớp chúng mình, bây giờ cô và chúng mình cùng khám phá nhé! + Cô mời các con hãy lên trên này và lấy cho mình một món quà trong hộp này nhé! + Nào mời tất cả lớp chúng mình cùng về chỗ nào, con lấy được món quà gì? À, cô thấy các con có rất nhiều bạn cũng lấy đựơc món quà giống của bạn Đức Anh đấy đó là cái gì các con đọc to (Kim chỉ) + Thế còn con lấy được gì vậy? Có ai lấy được mảnh vải giống với bạn không? + Thế còn những bạn còn lại các con lấy được món quà gì? + À, chúng mình vừa được khám phá xong hộp quà rồi, chúng mình có nhận xét gì về những món quà này không? Chúng đều được dùng để làm gì? + Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì nữa đấy? + Bức tranh này vẽ ai vậy? + Đây là bức tranh nói về nghề thợ may đấy các con ạ! + Chúng mình cùng quan sát cô thợ may đang làm gì đây? + À, để may được một cái áo, cái quần trước tiên cô thợ may cần phải đo vải, cắt vải sau đó cô sẽ may. + Chúng mình cùng quan sát xem đây là cái gì? + Để may đựoc thì cô phải cần dùng đến chiếc máy khâu này, và phải cần đến kim chỉ đúng không nào? + Các cô đã phải rất vất vả và phải thật khéo léo thì mới tạo ra được những bộ quần áo đẹp, những bộ trang phục mà hàng ngày chúng mình vẫn thường mặc đấy, chính vì thế mà các con phải biết yêu quý và tôn trọng các cô thợ may và phải biết quý trọng, giữ gìn những sản phẩm mà các cô đã làm ra không chơi bẩn để quần áo bị rơ bẩn và bị rách nhé. c. Quan sát thời tiết + Các con ơi! Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi chính vì vậy cô quyết định thưởng cho chúng mình một cuộc dạo chơi ngoài sân trường chúng mình có thích không?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây? + Hôm nay trên sân trường này, chúng mình sẽ được quan sát thời tiết và chơi những trò chơi rất thú vị đấy. + Nhưng trước hết chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé! + Hôm nay trời rất lạnh phải không các con, trời lạnh thì chúng mình phải làm gì khi đi ra đường? +À, trời lạnh rồi nên khi chúng mình ra đường thì chúng mình phải mặc quần áo ấm, quàng khăn để giữ cho cơ thể được ấm áp, giữ cho cổ họng của chúng mình không bị ho này, bịt khẩu trang để giữ ấm phần miệng và mũi của chúng mình tránh cảm cúm khi thời tiết lạnh như thế này? Và chúng mình phải đọi mũ để làm gì? Để giữ ấm cho cái đầu phải không nào? Còn tay chúng mình phải đi cái gì để giữ ấm đôi bàn tay? Còn chân thì sao, chúng mình cũng phải đi tất, giầy thật ấm để giữ ấm cho đôi chân nhé! + Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay như thế nào nữa, trời lạnh lên bầu trời như thế nào? + Quang cảnh xung quanh trường thì như thế nào? + Thời tiết lạnh còn có gì nữa nhỉ? (Gió nữa ạ) + Bây giờ cô con mình cùng vận động cho cơ thể chúng mình nóng lên nhé, nào chúng mình cùng chơi trò chơi. d.Vẽ trang phục cô chú công nhân -Chúng mình cùng quan sát này, cô giáo có gì đây? + Bức tranh này vẽ gì vậy? + Đây là trang phục của nghề nào? + Còn đây là trang phục của nghề nào? + Đây là những bộ trang phục của một số nghề khác nhau mà được các nhà thiết kế thiết kế riêng cho các cô chú công nhân. + Chúng mình có muốn thiết kế những bộ quần áo để tặng các cô chú công nhân không? + Cô có những viên phấn này, chúng mình sẽ sử dụng viên phấn này, chúng mình sẽ cùng nhau thiết kế một số mẫu trang phục cho cô chú công nhân nhé! + Trong khi trẻ vẽ cô quan sát và hướng dẫn trẻ chưa vẽ được. + Hết giờ, cô quan sát và nhận xét bao quát cả lớp. 2.TCCL: - Lộn cầu vồng. - Cửa hàng bán hoa. - Người đư thư. 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Nấu ăn, bán hàng. 2. Góc XD: Xây dựng nhà cửa, trường học, bệnh viện. 3. Góc HT: Xem tranh ảnh về các ngành nghề 4. Góc NT: Đọc thơ “Chiếc cầu mới”.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5. Góc TN: Chơi với cát, sỏi. I. Mục đích – yêu cầu. 1. Góc phân vai: - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: biết chào hỏi lễ phép… Thể hi ện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. Thể hiện là người đi mua hàng lịch sự và biết cho hỏi, biết cần nói lên điều mình cần. Trẻ thể hiện được vai người nấu ăn biết chế biến món ăn ngon, hợp vệ sinh và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả gia đình và mọi người khi ăn. - Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi. - Rèn kĩ năng giao tiếp, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết quý trọng những ngành nghề trong xã hội. 2. Góc nghệ thuật: - Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ thể hiện năng khiếu đọc thơ qua bài thơ “Chiếc Cầu mới” qua đó trẻ biết được công việc hàng ngày của các cô chú công nhân xây dựng và thể hiện được tình cảm của mình với các cô chú công nhân xây dựng. - Rèn kĩ năng đọc thơ, rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi. 3. Góc học tập: - Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát tranh ảnh và trò chuyện với bạn bè trong nhóm chơi về các ngành nghề có trong bức tranh và trẻ kể tên được các ngành nghề có trong xã hội mà trẻ biết. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. - Phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng học tập cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi. 4. Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được những công trình nhà ở, bệnh viện, trường học thật khang trang, thật rộng, thật đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ. - Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. 5. Góc thiên nhiên: - Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi với cát, sỏi, không nghịch cát sỏi, không sử dụng cát sỏi để ném nhau. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.Góc phân vai: - Đồ chơi bán hàng: Đồ chơi một số dụng cụ của một số ngành nghề, một số sản phẩm của các nghành nghề: Ngô, gạo, các loại rau, củ, quả, quần áo, dầy dép... - Đồ chơi nấu ăn: Nồi, bếp, bát, thìa... 2. Góc nghệ thuật: - Nội dung bài thơ trong chủ điểm: Chiếc cầu mới, tranh minh hoạ bài thơ. 3. Góc học tập: - Tranh, ảnh một số ngành nghề: Nghề thợ điện, nghề ca sĩ, nghề công an, nghề làm nương, nghề làm ruộng, nghề thợ mộc, nghề dạy học, nghề thợ may... 4. Góc xây dựng: - Nhiều ống nút, gạch, khối, bộ lắp giáp, hàng rào, thảm cỏ, hoa… 5. Góc thiên nhiên: - Hộp đựng cát, sỏi. III. Cách tiến hành: a. Thỏa thuận trước khi chơi: Các con ơi! Chúng mình thấy đói không? Cô thì thấy đói lắm, vậy chúng mình đến cửa hàng phía trước và cùng mua một ít đồ để về chế biến các món ăn nhé. Đến cửa hàng rồi, chúng mình thấy ở đây có những gì? Có rất nhiều đồ ăn phải không nào? Các con sẽ tham gia chơi mua hàng ở góc chơi này nhé. Ngoài đồ ăn ra chúng mình còn thấy cửa hàng còn có gì nữa? À, có rất nhiều sản phẩm của các ngành nghề đấy chúng mình hãy lựa chọn cho mình một món đồ nhé? Nào ai sẽ tham gia chơi ở góc phân vai này nào? Các con ơi! Mau cùng cô đến với góc nghệ thuật nào, hôm nay chúng ta sẽ đến với góc nghệ thuật và khám phá xem hôm nay ở góc nghệ thuật chúng ta sẽ được chơi gì ở đó nhé. Cô đã nhìn thấy có băng dôn chúng mình cùng lắng nghe xem nhé: “Chào mừng các bạn đã đến tham gia chương trình bé yêu thơ năm 2011- 2012”. Chúng mình biết chúng mình sẽ được tham gia hoạt động gì ở góc chơi này chứ. Đúng rồi chúng ta sẽ thi đọc thơ xem ai đọc thuộc thơ, đọc chính xác, không bị ngọng, và đọc diễn cảm bài thơ, bạn nào có số điểm cao nhất sẽ được tham gia thi vòng huyện đấy, các con ai sẽ tham gia góc chơi này nào? Chúng mình có muốn tham quan phòng triển lãm không, hôm nay cô sẽ đưa chúng mình đến với góc học tập vào phòng triễn lãm của các nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng và cùng khám phá xem ở đó các nhà nhiếp ảnh đã chụp được những bức ảnh như thế nào nhé! Các con ơi! Chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình sẽ cùng tập làm những cô chú kỹ sư xây dựng thiết kế lên những những công trình nhà ở, bệnh viện, trường học, cùng tham gia xây dựng cùng những cô chú công nhân xây dựng xây dựng lên những công trình nhà ở, công trình bệnh viện, công trình trường học thật khang trang, thật đẹp, và rộng nhé. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên những công trình nhà ở, bệnh viện, trường học nhé!.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Các con ơi! Hôm nay chúng mình thấy gì ở góc thiên nhiên không? ở góc thiên nhiên hôm nay có rất nhiều cát, sỏi đấy, chúng mình có biết cát, sỏi được dùng để làm gì không? Hôm nay chúng mình sẽ cùng tham gia chơi với cát, sỏi ở góc thiên nhiên này. Ai sẽ tham gia chơi ở góc này? Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn. b. Qúa trình chơi: Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: 1. Góc phân vai: Chào bạn, hôm nay tham gia chơi ở góc phân vai này các bạn tham gia nấu ăn rất vui phải không nào? Bạn đang nấu món gì vậy? + Bạn sẽ chế biến món này như thế nào? + Bạn lựa chọn những thực phẩm này như thế nào? + Bạn mua được những loại thực phẩm ngon như thế này, tươi như thế này và lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như thế này ở cửa hàng nào vậy? + Cảm ơn bạn, tôi cũng phải đến đó để mua một ít thực phẩm để nấu bữa tối cho cả gia đình đây? + Chào bác chủ cửa hàng, bác ơi hôm nay nhà mình có nhiều hàng mới không? Bác bán cho tôi 1 mớ rau ngót, 1 túi cà và 0.5kg đậu phụ nhé. + Chị còn muốn mua gì nữa không? Ngoài đồ ăn là những sản phẩm của nghề nông, chúng tôi còn có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của các bạn đảm bảo về chất lượng, giá cả lại hợp lý nữa, bạn sẽ chọn một món đồ chứ? + Bác lấy cho tôi 10cái bát và 10 đôi đũa luôn. + Bác tính tiền giúp tôi luôn? + Vâng, cảm ơn bạn đã đến với cửa hàng chúng tôi, hẹn gặp lại bạn. 2. Góc nghệ thuật: + Chào các bạn, các bạn có hồi hộp không khi mà đến lượt mình thi? + Chủ đề của hội thi ngày hôm nay là gì vậy? + Đề bài mà ban tổ chức đưa ra là bài thơ gì vậy? + Và ban tổ chức yêu cầu gì ở các bạn? + Các bạn đã thể hiện khả năng đọc thơ của mình như thế nào, bạn có thể đọc lại cho tôi và toàn thể khán giả đang xem và cổ vũ cho bạn bài thơ mà bạn vừa tham gia thi như thế nào không? + Bạn đọc thơ rất hay, chúc mừng bạn, hy vọng bạn sẽ được giải trong cuộc thi này. 3. Góc học tập: Xin chào mừng các bạn đã đến với phòng triển lãm của chúng tôi, đến với phòng triển lãm các bạn đã quan sát được những bức ảnh nào rồi? + Bạn đã quan sát được những bức ảnh nào? Bức ảnh mà bạn quan sát đựoc nói về điều gì? + Bức ảnh này nói về nghề gì? + Bức ảnh này cô giáo đang làm gì? + Còn bức ảnh này thì sao, bức ảnh này nói về nghề gì? + Đây là ai? Chú ấy đang làm gì? Nghề này được gọi là nghề gì? + Còn đây nữa, người đang cầm ống nghe để khám bệnh là ai vậy?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Ngoài ra chúng mình còn quan sát được những bức ảnh nào khác nữa, chúng nói về những nghề nào trong xã hội? + Các bạn tiếp tục tham quan phòng triển lãm của chúng tôi nhé! 4. Góc xây dựng: + Chào các nhà thiết kế tài ba nhỏ tuổi, các bạn đã thiết kế được những công trình lớn như nhà ở, trường học, bệnh viện, những bản thiết kế rất là đẹp và hợp lý. Và hôm nay các bác thợ xây đang nỗ lực thi công công trình cho kịp thời gian phải không ạ? + Chào các bác thợ xây, các bác đang thi công công trình gì vậy? + Các bác sẽ xây dựng khu trường học ở đâu? Khu bệnh viện các bác sẽ xây ở khu vực nào? + Còn công trình nhà ở các bác sẽ bố trí như thế nào? + Các bác sử dụng những nguyên vật liệu gì? + Các bác sẽ xây dựng như thế nào? + Các bác cứ tiếp tục xây dựng đi nhé, tôi sẽ sang góc phân vai đặt cơm cho các bác, trưa các bác sang đó để nghỉ ngơi và ăn cơm nhé! 5. Góc thiên nhiên: Chào các con, các con đang chơi gì mà say sưa vậy? + Đây là gì vậy? + Cát, sỏi này được dùng để làm gì? + Các con đang làm gì với cát, sỏi vậy? + Các con chơi không được dùng cát, sỏi ném nhau đâu nhé. Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi. c. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về các công trình nhà ở và bệnh viện mà các chú kĩ sư và các bác thợ xây đã xây dựng. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Phần V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA I. Hướng dẫn thao tác rửa tay: 1. Mục đích - Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay. * Kỹ năng: - Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước. * Thái độ: - Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau tay sạch - Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn. 3. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan” - Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì? - Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì? - Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì? - Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay: + Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dưới vòi nước sạch làm ướt. + Bước 2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau tạo bọt. + Bước 3: Dùng tay trái xoay rửa cổ tay phải và ngược lại. + Bước 4: Dùng lòng bàn tay và các ngón tay trái xoay rửa các ngón tay phải và ngược lại. + Bước 5: Dùng lòng bàn tay trái trà rửa lên mu bàn tay phải và ngược lại + Bước 6: Dùng các ngón tay trái trà rửa kẽ ngón tay phải và ngược lại. + Bước 7: Chụm các ngón tay trái xoáy vào lòng bàn tay phải và ngược lại. - Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước. - Cho trẻ phát âm tiếng việt các từ, câu ngắn kết hợp với thực hiện quy trình rửa tay. - Cho trẻ rửa tay lần lượt 2 trẻ 1 lần, cô bao quát, hướng dẫn trẻ rửa tay và lâu khô tay. Nhắc trẻ không vẩy nước và làm tràn nước ra ngoài. II. Tổ chức ăn trưa: 1. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn sạch gọn, không rơi cơm. Biết kể tên món ăn trong bữa ăn, biết lợi ích của việc ăn đủ chất. - Rèn thói quen văn minh trong ăn uống, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn. 2. Chuẩn bị: - Bàn, ghế, khăn tay sạch, đĩa đựng cơm rơi (mỗi bàn 1 khăn, 1 đĩa). - Bát thìa, cơm, thức ăn cho mỗi trẻ. 3. Tổ chức hoạt động: - Cô cùng trẻ kê bàn ghế, cho trẻ ngồi vào bàn, cô mở cạp lồng cơm cho trẻ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ăn”. - Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện, nô đùa khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi. Trẻ mời cô ăn cơm và bạn ăn cơm. - Cô quan sát động viên trẻ ăn hết cơm. - Trẻ ăn xong cho trẻ tự cất cạp lồng cơm, cô cùng trẻ kê dọn bàn ghế. - Cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đánh răng, lau mặt. III. Hướng dẫn thao tác đánh răng: 1. Mục đích - Yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Kiến thức: Trẻ biết cách đánh răng sạch sẽ theo quy trình. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16). - Kỹ năng: Rèn thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. - Thái độ: Giáo dục trẻ đánh răng để phòng tránh sâu răng, giúp hàm răng luôn chắc khỏe. 2. Chuẩn bị: - Bàn chải đánh răng, cốc đựng nước (mỗi trẻ 1 cốc).Nước sạch, kem đánh răng. 3. Tổ chức hoạt động: - Bước 1: Lấy nước sạch vào cốc lấy 1 lượng kem vừa đủ (bằng hạt ngô) lên mặt của bàn chải răng. Tay trái cầm cốc nước, tay phải cầm bàn chải. - Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước làm ướt, ngụm 1 ngụm nước nhỏ súc miệng và nhổ ra. - Bước 3: Thực hiện các bước chải răng theo quy trình. - Bước 4: Rửa bàn chải, lau miệng và cất vào nơi quy định. Phần VI : HOẠT ĐỘNG CHIỀU Thứ 2: Đọc thơ “Chiếc cầu mới” Thứ 3: Đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” Thứ 4: Bé tập làm các chú thợ mộc đo bàn ghế. Thứ 5: Trang trí hình vuông Thứ 6: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” I. Mục đích - yêu cầu: -Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc hát các bài hát và đọc thơ. Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và đọc các bài thơ “Chiếc cầu mới” và “Bé làm bao nhiêu nghề” - Trẻ được tập viết chữ cái u, ư trong vở ô ly. Trẻ được chơi với sách với bút và biết cách trang trí hình vuông, tô màu khéo không để màu chờm ra ngoài. - Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm các bài thơ và nhớ tên các bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hát rõ lơì bài hát và biểu diễn hồn nhiên. II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ “Chiếc cầu mới” và “Bé làm bao nhiêu nghề” - Đầu đĩa, Đĩa nhạc và Nội dung bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ để trẻ thể hiện và biểu diễn. - Tranh vẽ hình vuông chưa được trang trí, màu tô. - Vở ô ly, bút chì đủ cho mỗi trẻ. III. Tiến hành: Thứ 2: Đọc thơ “Chiếc cầu mới”. Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ 2 - 3 lần kèm tranh minh hoạ. + Chúng mình vừa được nghe cô giáo đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói đến cái gì? + Chiếc cầu được ai xây dựng lên?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Những cô chú được gọi là gì? - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về những cô chú công nhân xây dựng, các cô chú đã phải lao động rất vất vả để xây dựng lên được công trình lớn, xây dựng lên những cây cầu bắc qua những con sông lớn để mọi người được qua lại một cách dễ dàng và ai cũng đều vui sướng và hớn hở vì được đi trên cây cầu mới và mọi người đều biết ơn các cô chú công nhân xây dựng đấy, còn các con thì sao, các con sẽ thể hiện tình cảm và sự biết ơn của mình như thế nào với các cô chú công nhâ xây dựng. - Cả lớp đọc cùng cô 4 - 5 lần - Tổ: 3 tổ đọc thi - Nhóm: 2 -3 nhóm đọc - Cá nhân: 5 – 6 trẻ đọc. Thứ 3: Đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”. Các con ơi, bạn nào giỏi kể cho cô và cả lớp cùng nghe trong xã hội chúng mình có những nghề nào? + Sau này lớn lên chúng mình ước mơ được làm nghề gì? + Cô biết có một bạn nhỏ, bạn ấy ước làm rất nhiều nghề? Chúng mình cùng lắng nghe xem bạn nhỏ ấy ước làm những nghề gì nhé! +Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ 2 - 3 lần kèm tranh minh hoạ. + Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? + Bài thơ nói về điều gì? + Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ là những nghề nào? - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ đã thể hiện được những ước mơ, nhứng khát vọng của một bạn nhỏ về những dự định trong tương lai như bạn ước được làm nghề: Thợ xây, Thợ mỏ, thợ hàn, làm bác sĩ thầy thuốc, làm cô giáo… Bạn nhỏ của chúng mình đã có những ước mơ rất cao đẹp phải không các con, bạn ước mơ những ngành nghề trong xã hội, những nghề đều có ích và mang lại hạnh phúc và niềm vui cho mọi người vì được lao động. Còn ước mơ của chúng mình thì sao, chúng mình có ước mơ giống với bạn nhỏ ấy không? - Cả lớp đọc cùng cô 4 – 5 lần, Tổ: 3 tổ đọc nối tiếp nhau theo nhịp tay của cô - Nhóm: 2 -3 nhóm đọc Cá nhân: 5 – 6 trẻ đọc. Thứ 4: Bé tập làm các chú thợ mộc đo bàn ghế. Thứ 5. Trang trí hình vuông. - Các con ơi! Chúng mình biết đây là hình gì không? - Hình vuông của cô có màu gì? - Để hình vuông đẹp hơn chúng mình cần phải làm gì? - Đúng rồi, sáng nay chúng mình đã được cô hướng dẫn cách trang trí hình vuông rất là đẹp rồi phải không nào? - Và các con cùng quan sát trong rổ của các con có gì? - Chúng mình hãy trang trí cho những hình vuông đó nhé - Để trang trí được hình vuông việc trước tiên các con sẽ phải cần có gì? - Khi ngồi vẽ các con phải làm gì? - Con sẽ trang trí hình vuông của con như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Nào bấy giờ các con hãy trang trí cho hình vuông của mình thật đẹp nhé! - Cô quan sát, động viên khuyễn khích trẻ vẽ. Cô giúp đỡ những trẻ chưa làm được. - Trưng bày sản phẩm và cho trẻ nhận xét bài của các bạn và cô nhận xét bao quát chung cả lớp. Thứ 6: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: + Cô hát 3 - 4 lần - Cô vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói đến những cô chú thợ gì? - Chúng mình hãy thể hiện sự yêu mến và kính trọng các cô chú thợ xây, cô thợ may qua bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” nhé! + Cho tập thể hát 4 – 5 lần + Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc: 3 tổ + Nhóm thể hiện với nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - 3 nhóm. + Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ. * Nêu gương bình cờ, phát bé ngoan cuối tuần - Cho trẻ hát bài các bài trong chủ điểm.Cô thấy chúng mình hát rất hay cô khen lớp mình nào. - Chúng mình có biết hôm nay là thứ mấy không? Đúng rồi hôm nay là thứ 6 là ngày chúng mình mong chờ nhất phải không ? vậy chúng mình mong chờ gì ở ngày thứ 6 nhỉ? .bạn nào ngoan ,và được nhiều lá cờ nhất thì bạn đó sẽ được thưởng thêm 1 lá cờ và 1 phiếu bé ngoan đấy đúng không nào . Bây giờ cô mời bạn lớp trưởng đứng lên nhận xét xem trong tuần này lớp mình có những bạn nào hay nghỉ học, hay đánh bạn ,trong giời cô giáo dạy học bạn nào không chú ý nghe cô giảng bài. Và trong tuần bạn nàođi học đều,đúng giờ, ở trong lớp ngoan ngoãn chăm chú học tập nhỉ. - Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp. - Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ. - Vậy bạn ... ngoan như vậy xứng đáng nhận được một chàng pháo tay và xứng đáng nhận được một lá cờ phải không nào. - Cô giáo dục trẻ. Cô phát phiếu bé ngoan./. Vệ sinh cá nhân cho trẻ - Cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ trước khi về Chuẩn bị tư trang – trả trẻ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ngày soạn: 10/ 11/ 2017 2017. Ngày dạy: Thứ 2, 13/11/. A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển thể chất Tên lĩnh vực: ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN VÀ BẮT BÓNG I.Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết cách đập bóng xuống sàn cho bóng nảy lên và bắt bóng bằng hai tay không để rơi bóng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận động, kĩ năng đập và bắt bóng. Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: Trẻ chăm tập thể dục và đoàn kết với bạn trong khi tập. II. Chuẩn bị: - Sân tập rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật - Bóng cao su đủ cho cô và trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện *Cô đọc câu đố: -Trẻ chú ý lắng nghe (3-5 phút) Nghề gì bạn với vữa, vôi cô đố! Xây nhà cao đẹp, bạn, tôi đều cần + Đó là nghề gì vậy các con? -Trẻ trả lời! -Đúng rồi đó chính là nghề xây dựng nghề của các cô chú công nhân xây dựng đấy các con ạ! + Các bác thợ xây xây lên những -Trẻ chú ý lắng nghe công trình như thế nào? và trả lời câu hỏi của + Các bác ấy dùng dụng cụ gì để cô! xây? Chúng mình thường ngày cũng chơi làm bác thợ xây ở góc chơi nào? + Ngoài nghề thợ xây ra chúng mình còn biết những nghề nào các nữa? Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng, những khó -Trẻ chú ý lắng nghe! khăn, vất vả riêng. Nhưng nghề nào cũng đáng quý và đáng được tôn trọng. Chính vì vậy các con phải biết yêu quý các cô chú công nhân,và phải biết giữ gìn những sản phẩm mà Hoạt động 2 cô chú công nhân đã làm ra. Khởi động Các con ơi hôm nay chúng ta sẽ tập (5 - 6 phút) làm những cô chú công nhân xây.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> dựng nhé, và hôm nay chúng ta sẽ đến công trường đang thi công công trình trường học, nhưng để có một sức khẻo tốt để có thể tham gia xây dựng được trước hết chúng ta phải khởi động trước khi lên đường. Cô và trẻ đi theo vòng tròn vừa đi vừa hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” và đi kết hợp các kiểu chân: Đi thường, đi chậm, đi nhanh, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm và về hàng. * Bài tập phát triển chung: Các con ơi! Muốn cho cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng ra thì chúng mình cần làm gì nữa? Nào chúng ta cùng tập thể dục nhé! Tay: Hai tay đưa ra phía trước, sang ngang. (4 Lần x 8 nhịp) Chân: Hai tay chống hông đưa 1 Hoạt động 3 chân ra trước. Trọng động (4 Lần x 8 nhịp) (15 - 22 phút) Bụng: Đứng quay người sang hai bên. (4 Lần x 8 nhịp) Bật: Bật về các phía (4 Lần x 8 nhịp) Cho trẻ chuyển đội hình để tập *Vận động cơ bản: Các con ạ! Bây giờ chúng mình cùng tâp thêm một bài tập nữa để cho cơ thể khoẻ mạnh thì chúng ta cùng tập thêm một bài tập nữa nhé! Và bài tập hôm nay cô muốn giới thiệu với chúng mình bài “Đập bóng xuống sàn và bắt bóng” + Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích + Lần 2: Các con ơi! Cô có gì đây? Cô có quả bóng bằng nhựa cầm bên tay trái và quả bóng bên tay phải cô cầm là. -Trẻ chú ý lắng nghe!. -Trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa khởi động theo các kiểu chân. -Trẻ tập thể dục!. -Trẻ chú ý lắng nghe!. -Trẻ chú ý quan sát!.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> quả bóng cao xu. Cô mời một bạn lên đây giúp cô đập hai quả bóng này xuống sàn nhé. -Trẻ đập bóng và nhận + Trẻ đập lần luợt từng quả bóng và xét về hai quả bóng cô cho trẻ nhận xét: nhựa và bóng cao su. Khi con đập bóng nhựa xuống thì nó có nảy lên không? Còn khi con đập quả bóng cao su thì sao? À, như vậy bài tập đập bóng xuống sàn chúng ta chỉ có thể sử dụng bằng quả bóng cao su phải không nào, bạn nào sẽ lên giúp cô và cả lớp thực hiện mẫu bài tập nào, cô mời một trẻ lên thực hiện theo lời phân tích của cô: Con cầm bóng bằng 2 tay đập bóng xuống sàn thẳng xuống phía chân và bắt bóng bằng hai tay khi bóng nảy lên. + Trẻ thực hiện: + Cho mỗi trẻ một quả bóng và thực hiện trong vòng 5 – 6 phút. Khi trẻ -Trẻ thực hiện bài tập. thực hiện cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ. *Trò chơi vận động “Mèo đuổi chuột” Cô giới thiệu tên trò chơi “Mèo đuổi chuột” Cho trẻ đứng thành vòng tròn Hoạt động 4 + Cô nêu cách chơi và luật chơi: Cô Hồi tĩnh chọn hai bạn có sức ngang nhau, một (1-2p) bạn làm mèo, một bạn làm chuột, khi cô vỗ tay vào vai bạn chuột và hô -Trẻ chơi trò chơi vận chạy thì bạn chuột phải chạy thật động tích cực. nhanh, còn bạn mèo sẽ đuổi bạn -Trẻ hát và đi ra ngoài. chuột. Trong thời gian 1 phút mà bạn mèo không bắt được bạn chuột thì bạn hai bạn lại đổi vai chơi và quay ngược lại để bắt bạn chuột. Trong thời gian 1 phút không đuổi được thì cặp khác sẽ vào chơi. + Cô cho trẻ chơi: 5 - 6 lần - Cô và trẻ hát “Bác đưa thư” và đi ra ngoài. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát trang phục của cô chú công nhân thợ xây.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng. 2. Góc xây dựng: Xây dựng nhà cửa, trường học, bệnh viện 3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về các ngành nghề D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1, Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. 2, Đọc thơ “Chiếc cầu mới”. 3, Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. 4, Đánh giá trẻ cuối ngày. 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1.Tổng số: …/ 15; vắng: ………… 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: .................................................................................................. ............................... ................................................................................................. ................................ 4.Kiến thức kỹ năng của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… *=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=* Ngày soạn: 11/ 10 / 2017 Ngày dạy: Thứ 3, 14/ 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Tên lĩnh vực: NHẬN BIẾT MỤC ĐÍCH PHÉP ĐO I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ biết được mục đích của phép đo. Biết được độ dài của một đối tượng qua việc đo bằng 1 thước đo cho trước. 2. Kĩ năn: Rèn kĩ năng quan sát, phát triển nhận thức cho trẻ, rèn kĩ năng so sánh chiều dài của hai đối tượng. - Rèn kĩ năng đo, phát triển tư duy cho trẻ. - Rèn kĩ năng học tập. 3. Thái độ: Trẻ ngoan, chú ý lắng nghe cô giảng bài và yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 1 băng giấy màu xanh: 3 cm x 30 cm, 1 băng giấy màu đỏ: 3 cm x 35 cm, 1 băng giấy màu vàng: 3 cm x 40 cm, 5 hình chữ nhật và các thẻ số từ 1 đến 5..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Của cô giống của trẻ nhưng kích thứoc lớn hơn: 5 x 30 cm, 5 x 35 cm, 5 x 40 cm. Phấn. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Cô đọc câu đố: -Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc Trò chuyện. Ai người đo vải câu đố! (3 – 5 phút) Rồi lại cắt may Áo quần mới đẹp Nhờ bàn tay ai? + Đó là ai vậy các con? -Trẻ trả lời! + À, đúng rồi đấy đó chính là cô thợ may đấy. - Quần áo, váy….. + Cô thợ may may lên những - Trẻ trả lời! cái gì? + Để may được cái quần, cái áo đẹp, một bộ váy thì các cô -Kim chỉ, máy may, thước đo, thợ của cần phải làm những phấn kẻ.. gì? + Dụng cụ để phục vụ cho công việc của các cô thợ may là những dụng cụ nào? Các con ạ! Những cô thợ may hay còn được gọi là các -Trẻ chú ý lắng nghe! cô công nhân may, nghề thợ may là một nghề cũng rất vất vả và cần phải đòi hỏi cao sự khéo léo của đôi bàn tay, độ chính xác cao trong khi may, nếu không sẽ không có được những sản phẩm đẹp. Để chúng mình có quần áo đẹp để Hoạt động 2 mặc các cô thợ đã phải làm -Cô đây... cô đây! Ôn so sánh việc rất hăng say. Chính vì - Băng giấy ạ! chiều dài vậy mà chúng mình phải biết - Trẻ đếm và trả lời! (5 – 7 phút) yêu quý các cô thợ dệt và phải -Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. biết giữ gìn và lúc nào cũng phải giữ vệ sinh quần áo sạch sẽ không để quần áo nhơ bẩn các con đồng ý không nào và chơi không để làm rách quần áo. a. Bé với chiều dài các băng giấy + Trốn cô … trốn cô -Trẻ chú ý quan sát cô giáo Hoạt động 3 + Cô đâu?... cô đâu? thực hiện đo các băng giấy!.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Nhận biết mục đích phép đo (15 – 20 phút). Các cháu xem cô có gì đấy? + Có tất cả là mấy băng giấy? + Băng giấy có màu gì? + Các con có nhận xét gì về chiều dài của các băng giấy này? + Băng giấy xanh như thế nào với băng giấy đỏ? + Còn băng giấy đỏ như thế nào với băng giấy vàng? b. Xác định độ dài qua phép đo Bây giờ để biết được băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất chúng mình cùng quan sát cô làm nhé. Cô xếp lần lượt nối tiếp các hình chữ nhật sát cạnh theo chiều dài của băng giấy. + Các con cùng đếm xem cô đo được chiều dài của băng giấy bằng mấy lần hình chữ nhật. + Như vậy, băng giấy xanh dài bằng 5 lần hình chữ nhật, tương ứng với số mấy, bạn nào lên chọn giúp cô số 5 và đặt vào bên cạnh băng giấy. + Cô tiếp tục đo băng giấy màu đỏ và màu vàng bằng các hình chữ nhật và cô cho trẻ kiểm tra kết quả và gắn thẻ số tương ứng. Như vậy là cô đã vừa đo xong chiều dài của các băng giấy vậy bạn nào giỏi giúp cô:. -Trẻ đếm và trả lời cô. - Trẻ lấy và gắn thẻ số tương ứng với chiều dài các hình chữ nhật. -Trẻ quan sát cô đo băng giấy đỏ và băng giấy xanh, trẻ đếm kiểm tra kết quả và gắn thẻ số tương ứng.. -Trẻ lấy rổ và lấy các băng giấy và các hình chữ nhật để đo. -Trẻ thực hiện đo chiều dài của các đối tượng. -Trẻ trả lời!. -Trẻ đo chiều dài cái bàn học và giá đồ chơi bằng cách đếm số gạch lát nền.. + Băng giấy nào dài nhất? -Trẻ chơi trò chơi tích cực. băng giấy nào ngắn nhất? *Trẻ thực hiện: Biểu diễn -Trẻ thu dọn đồ dùng và đi ra chiều dài của băng giấy qua ngoài. chiều dài của hình chữ nhật. - Các con ơi, rổ đằng sau mau mau đưa về trước, trong rổ chúng mình có gì ?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Chúng mình dùng nhiều hình chữ nhật để đo chiều dài của các băng giấy này, xem băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất ? - Cho trẻ đo chiều dài của băng giấy màu xanh. + Con đang đo băng giấy màu gì vậy? + Con đo như thế nào? - Băng giấy xanh được xếp kín bằng bao nhiêu hình chữ nhật? - Lấy số 5 đặt tương ứng. - Cho trẻ xếp hình chữ nhât Hoạt động 4 lên băng giấy màu đỏ và vàng. Kết thúc trẻ lấy số 3, 4 đặt tương ứng (1-2p) với hình chữ nhật. * Liên hệ: - Cho trẻ đo chiều dài của bàn học, giá đồ chơi dài bằng mấy viên gạc lát nền, bằng cách cho trẻ cho trẻ đếm số gạch lát nền. * Luyện tập: - Cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh” - Cô sẽ đọc tên băng giấy màu nào thì chúng mình tìm nhanh số tương ứng với chiều dài của băng giấy mà chúng mình đã vừa được đo nhé. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô nói băng giấy dài nhất thì chúng mình tìm băng giấy đó và giơ thật nhanh nhé, cô nói băng giấy ngắn nhất chúng mình cùng giơ thật nhanh và đọc to tên của băng giấy đó nhé. - Cho trẻ chơi ,Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và đi ra ngoài. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trò chuyện về nghề thợ may 2. Trò chơi vận động: Cửa hàng bán hoa 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Nâú ăn, bán hàng. 2. Góc xây dựng: Xây dựng nhà cửa, trường học, bệnh viện 3. Góc nghệ thuật: Đọc thơ “Chiếc cầu mới” D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1, Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. 2, Đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”. 3, Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. 4, Đánh giá trẻ cuối ngày. 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1.Tổng số: …/15; vắng: ………… 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: .................................................................................................. ............................... ................................................................................................................................. 4.Kiến thức kỹ năng của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................. Ngày soạn: 12/ 11 / 2017. Ngày dạy: Thứ 4, 15 / 11 / 2017. A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Tên hoạt động : LÀM QUEN CHỮ CÁI U Ư I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết được chữ cái u, ư. Trẻ phát âm chính xác các chữ cái và biết cách chơi các trò chơi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, rèn kĩ năng so sánh cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ: Phát âm chính xác lưu loát các chữ cái. - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng vận động. 3. Thái độ: Trẻ ngoan, chú ý trong giờ học và trẻ yêu quý và kính trọng cô bác nông dân, biết quý trọng các sản phẩm của nghề nông..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> II. Chuẩn bị: - Các thẻ chữ cái đủ cho mỗi trẻ. Quân xúc xắc, mũ múa thể hiện của từng đội: Mũ bắp cải xanh, mũ cà chua đỏ, mũ lúa mì. - Tranh ảnh về cô bác nông dân trong ngày mùa. - Tranh cô bác nông dân đang gặt lúa có từ gặt lúa phía dưới tranh. Tranh bác nông dân đang cày ruộng và có từ “Cày bừa” - Bài giảng trên máy tính với các hình ảnh cho trẻ làm quen chữ cái u, ư. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 * Giới thiệu: Trò chuyện Xin chào mừng quý vị và các bạn đã (3 – 5 phút) đến tham gia hội thi “Bé luôn đúng” của chúng tôi ngày hôm nay, và đến tham gia dự thi là sự hiện diện của 3 đội chơi: Xin chào mừng đội bắp cải - Trẻ vỗ tay hưởng ứng xanh, đội cà chua đỏ và cuối cùng là đi vào vẫy tay chào! đội lúa mì, xin một tràng pháo tay thật lớn chào mừng 3 đội chơi. Đến tham gia hội thi cả 3 đội sẽ phải trải qua 3 phần thi + Phần 1: Trả lời câu hỏi tình huống + Phầ 2: Phần thi chung sức + Phần 3: Thi “Ai đoán giỏi” -Trẻ chú ý lắng nghe Và ngày bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thi thứ nhất. Phần thi này mỗi đội sẽ trả lời 1 câu hỏi tình huống của chương trình, đội nào trả lời đúng sẽ ghi điểm cho đội mình, nếu như không trả lời được, đội khác sẽ được quyền trả lời và ghi điểm. Và câu hỏi đầu tiên dành cho đội lúa mì như sau: Cong cong như một vầng trăng -Cái liềm ạ! Có mũi, có lưỡi, có răng không mồm Nhà nông gần gũi sớm hôm Siêng năng hễ thấy cỏ liền cắt ngay Là cái gì? Rất giỏi, đó chính là cái liềm đấy, các cô bác thường dùng chúng để cắt cỏ, gặt lúa đấy. Câu hỏi tiếp theo dành cho đội cà chua đỏ: - Cái cày ạ! Chúng mình cùng lắng nghe nhé: Tôi cũng có lưỡi - Trẻ chú ý lắng nghe! Nhưng chẳng nói năng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Xới lên mặt ruộng Những hàng thẳng băng Là cái gì? Rất chính xác, đó chính là cái cày đấy. Và đây là câu hỏi dành cho đội bắp cải xanh: Như chiếc vòi rồng Mồm uống nước sông Phun ra cánh đồng Bọt tung trắng xoá Là cái gì? Vừa rồi cả ba đội đã rất xuất sắc trải qua phần thi thứ nhất và ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thi chung sức, cả ba đội chúng ta cùng tham gia trả lời, trả lời đúng điểm số sẽ cộng vào cho mỗi đội. + Vừa rồi chúng ta đã giải được các câu đố của chường trình, và đã tìm hiểu được một số dụng cụ như: Cái cày, cái liềm, cái máy bơm nước. Chúng là dụng cụ phục vụ cho nghề gì? Chúng mình cùng đoán xem nhé: Hoạt động 2 Nghề gì vất vả sớm hôm Ai đoán giỏi Cho ta hạt gạo ấm no mỗi ngày Làm quen chữ Đó là nghề gì? cái u Đúng rồi đó là nghề nông đấy, nghề (7 – 10 phút) nông là một nghề rất vất vả, các cô bác nông dân một sương hai nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo nuôi sống mọi người. Chính vì vậy các con phải biết kình trọng cô bác nông dân, khi ăn cơm các con phải nhớ đến người làm ra hạt gạo, các con phải ăn hết cơm, không được bỏ dở, và không để làm rơi cơm ra bàn, xuống đất các con nhớ chưa nào?. - Máy bơm nước ạ!. - Nghề nông ạ!. - Trẻ lắng nghe!. - Trẻ lắng nghe!. - Trẻ quan sát.. * Thi xem ai đoán giỏi Trước khi đến với phần thi, cô mời tất cả chúng mình cùng thưởng thức - Trẻ đọc 3 lần. một bài hát “Ngày mùa” của nhạc sĩ Văn Cao do cô Hồng Nhung trình.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> bày. * Làm quen chữ cái “u” - Cho trẻ nghe bài “Ngày mùa” Các con ơi ! Cô Hồng Nhung hôm nay không đến dự được với lớp mình lên cô đã gửi tặng lớp mình đĩa bài hát của cô đấy, và cô còn gửi tặng lớp chúng mình một bức tranh đấy. Chúng mình cùng quan sát xem hình ảnh này có gì? + Dưới hình ảnh cô bác nông dân đang gặt lúa, cô có từ gặt lúa đấy. - Cho trẻ đọc từ “Gặt lúa” - 3 lần - Cô còn có từ “Gặt lúa” được ghép bằng các thẻ chữ rời đấy. - Cho trẻ đọc từ “Gặt lúa” trong thẻ chữ rời - 3 lần. - Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô những chữ cái đã được học. - Trong từ “Gặt lúa” có hai chữ cái chúng mình đã được học đó là chữ cái a, ă. Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình thêm 1 chữ cái nữa, đó là chữ cái “u” còn các chữ cái còn lại giờ sau cô sẽ dạy chúng mình. - Cô giới thiệu chữ “u”. - Cô phát âm 3 lần. Làm quen chữ - Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái “u” cái ư được cấu tạo bởi một nét móc dưới ở (7 – 10 phút) phía bên trái và 1 nét sổ thẳng bên phải của nét móc dưới. - Cho trẻ phát âm: + Tập thể: 3 - 4 lần, Tổ: 3 lần + Nhóm: 2 - 3 nhóm. Cá nhân trẻ phát âm. - Cô giới thiệu chữ cái u in thường, u viết thường. * Làm quen chữ cái “ư” Các con ơi! Ngày mùa rất vui vì ai cũng gặt được nhiều lúa, thu hoạch được nhiều thóc gạo nên ai cũng phấn khởi, và như ở chiềng Khừa chúng mình còn có lễ mừng cơm mới nữa đấy rất vui phải không nào. Khi đã gặt xong mọi người lại bắt. - Trẻ đọc. - Trẻ quan sát và trả lời qua hình ảnh. - Trẻ quan sát và lắng nghe! - Trẻ lắng nghe!. -Cả lớp phát âm 3 - 4 lần. - Tổ phát âm 3 L - 2 - 3 nhóm - 4 - 5 trẻ - Trẻ quan sát và lắng nghe!. - Trẻ lắng nghe!. - Trẻ trả lời!. - Trẻ trả lời qua hình ảnh!.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> So sánh. Hoạt động 3 Trò chơi (4 – 5 phút). đầu cày ruộng để tiếp tục gieo trồng hoa màu đấy, chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đấy? Cô có hình ảnh gì đây? + Đó là hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng phải không nào? + Dưới hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng cô có từ “Cày bừa” + Cho cả lớp đọc từ “Cày bừa” - 3 lần Cô còn có từ “Cày bừa” được ghép từ các thẻ chữ rời đấy. + Cho tìm chữ cái giống nhau Trong từ “Cày bừa” có hai chữ cái giống nhau đó là chữ cái a mà chúng mình đã được học, và bây giờ cô muốn giới thiệu thêm một chữ cái nữa đó là chữ cái “ư”, còn chữ c, b, y các giờ học khác cô sẽ dạy chúng mình. + Cô giới thiệu chữ cái ư + Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái ư: - Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái “ư” được cấu tạo bởi một nét móc dưới ở phía bên trái và 1 nét sổ thẳng bên phải của nét móc dưới, và có thêm một nét móc ở phía trên bên phải của nét sổ thẳng. - Cho trẻ phát âm: Tập thể: 3 - 4 lần. + Tổ: 3 làn, Nhóm: 2 - 3 nhóm. + Cá nhân trẻ phát âm. * So sánh sự giống và khác nhau của chữ cái u và ư: + Giống nhau: Cả chữ u và ư đều được cấu tạo bởi một nét móc dưới ở phía bên trái và 1 nét sổ thẳng bên phải của nét móc dưới. + Khác nhau: Chữ cái ư có thêm một nét móc ở phía trên bên phải của nét sổ thẳng. * Trò chơi: + Trò chơi 1: xem chữ cái nào biến mất Cô phát cho trẻ rổ chữ cái có các chữ. - Trẻ lắng nghe! - Tập thể phát âm 3 - 4 lần - Tổ phát âm 3L - 2 - 3 nhóm - 4 - 5 trẻ. - Trẻ so sánh. - Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi cách chơi và chơi tích cực..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> cái u, ư, a, ă. Cô có hình ảnh các chữ cái u, ư, a, ă, cô lần lượt cho các chữ cái biến mất, chỉ chú ý quan sát tên màn hình xem chữ cái nào biến mất thì sẽ nhanh tay nhặt chữ tương ứng có trong rổ và rơ thật nhanh và phát âm chữ cái tìm được. - Trẻ lắng nghe và đi ra Hoạt động 4 - Cô cho trẻ chơi, bao quát trẻ sửa ngoài Kết thúc(2-3p sai cho những trẻ chọn sai. + Trò chơi 2: Chơi với xúc xắc và Tìm chữ cái trong từ có ở phía dưới tranh tương ứng với chữ cái ở quân xúc xắc. - Cô có quân xúc xắc với các chữ cái gì đây? - Cô các bức tranh nói về một số nghành nghề trong xã hội, chúng mình cùng quan sát xem bức tranh này nói về nghề gì? Còn bức tranh này?... Phía dưới mỗi bức tranh đều có chứa những chữ cái chúng mình đã được học. Nhiệm vụ của các con là sau khi quân xúc sắc đổ ra được chữ cái nào thì chúng ta chạy thật nhanh về bức tranh có từ chứa chữ cái tương với chữ cái mà chúng mình thấy được ở quân xúc sắc vừa đổ được. Chúng mình đã rõ luật chơi chưa nào, và bạn nào chọn sai thì bạn đó sẽ phải nhảy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Củng cố lại bài học và cho trẻ đi ra ngoài. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết 2. Trò chơi vận động: Người đư thư 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Bán hàng, bác sĩ khám bệnh 2. Góc xây dựng: Xây dựng bệnh viện, trường học. 3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong vườn D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1, Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2, Bé tập làm các chú thợ mộc đo bàn ghế. 3, Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. 4, Đánh giá trẻ cuối ngày. 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1.Tổng số: …/15; vắng: ………… 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: .................................................................................................. ............................... ................................................................................................. ................................ 4. Kiến thức kỹ năng của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… *=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=* Ngày soạn: 13/ 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 5, 16/ 11 / 2017 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ Tên hoạt động: VẼ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I.Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết trang trí hình vuông giống mẫu của cô. - Biết sử dụng các nét đơn giản để vẽ, trang trí hình vuông và biết cách tô màu khéo không để màu chờm ra ngoài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. - Rèn kĩ năng cầm bút, kĩ năng vẽ, tô màu cho bức tranh - Rèn kĩ năng học tập. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, chú ý trong giờ học và yêu thích bộ môn học. II. Chuẩn bị: -Tranh mẫu của cô, bút chì bút màu, giấy vẽ của cô. - Bút chì, bút màu, giấy vẽ đủ cho mỗi trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Cô đọc câu đố: Trò chuyện Hòn gì bằng đất nặn ra - Trẻ lắng nghe cô (3 – 5 phút) Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày đọc câu đố! Khi ra, da đỏ hây hây Người ta dùng nó để xây cửa nhà? + Đố chúng mình đó là gì? -Hòn gạch ạ! + Đúng rồi đó là những viên gạch.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hoạt động 2 Nhà thiết kế tương lai (24 – 27 phút). dùng để xây nhà, xây những công trình lớn như bệnhviện. trường học, nhà máy, các toà nhà cao tầng… -Nhưng để có được những viên gạch đó chúng mình cần phải nhờ đến bàn tay của ai? - Đúng rồi đó chính là bàn tay của các cô chú công nhân, hàng ngày họ đã phải lao động rất vất vả để làm ra những viên gạch đep, chắc để xây các công trình đấy, chính vì thế chúng mình phải biết ơn các cô chú công nhân đã làm ra những viên gạch và chúng mình phải biết quý trọng những viên gạch đó nhé. Be tập làm nhà thiết kế: - Các con ạ! Công việc năng nhọc của các cô chú công nhân là làm ra những viên gạch rồi, và đây cô vừa đã có một bản thiết kế cho mẫu gạch mới sắp tới của nhà máy gạch đấy, chúng mình cùng quan sát xem: + Viên gạch này có hình gì? + Viên gạch này rất đẹp phải không nào chúng đẹp bởi các đường nét, các hoạ tiết trên viên gạch trông rất đẹp và viên gạch này các chú thiết kế để lát nền nhà đấy? + Chúng mình cùng xem viên gạch này được trang trí như nào đây? + Ở giữa viên gạch được trang trí bởi hình gì? + Xung quanh viên gạch thì sao? + Các hoạ tiết này được tô bằng màu gì? -Viên gạch rất đẹp, chúng mình có muốn vẽ và trang trí viên gạch hình vuông như thế này không? -Vậy hôm nay, chúng ta sẽ cùng tập làm những nhà thiết kế để thiết kế những viên gạch thật đẹp. Nhưng để thiết kế được chúng mình cùng quan sát cô thiết kế trước một mẫu cho chúng mình quan sát nhé! * Cô vẽ mẫu:. -Trẻ lắng nghe! -Các cô chú công nhân ạ! -Trẻ lắng nghe!. -Trẻ lắng nghe! -Trẻ quan sát! -Hình vuông ạ! -Trẻ chú nghe!. ý lắng. -Trẻ quan sát và trả lời! -Có ạ! -Vâng ạ!. -Trẻ quan sát cô vẽ mẫu! -Trẻ trả lời!.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Hoạt động 3 Kết thúc (1-2p). - Cô đã có một viên gạch tượng trưng bởi hình vuông như thế này. Đầu tiên cô sẽ vẽ một hình tròn nhỏ ở chính giữa viên gạch làm nhị hoa, sau đó cô vẽ các nét cong tròn ôm khít nhị hoa. + Cô đã có gì rồi? + Cô lại tiếp tục vẽ các nét cong ở 4 góc. Và cô đã trang trí xong viên gạch để bản thiết kế hoàn chỉnh hơn cô tô màu cho những hoạ tiết trên viên gạch này: Cô tô màu vàng cho nhị hoa, màu đỏ cho những cánh hoa, 4 nét cong xung quanh hình vuông cô tô màu xanh, màu nền gạch cô tô màu hồng. Cô tô nhẹ nhàng, khéo léo để màu không chờm ra ngoài. Thế là cô đã thiết kế xong một mẫu gạch rồi. Nào các con hãy làm những nhà thiết kế thật tài ba nào? *Những nhà thiết kế tí hon: + Cho trẻ lấy rổ đồ dùng. + Các con hãy cùng nhau thiết kế những viên gạch này nhé, + Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ vẽ và vẽ đúng bố cục bức tranh. Giúp đỡ những trẻ chưa làm được. + Con đang vẽ gì cho viên gạch này vây? + Tiếp theo con sẽ vẽ gì? + Vẽ xong con sẽ làm gì để viên gạch của con được đẹp hơn? + Con sẽ tô màu cho những hoạ tiết này? -Cô quan sát trẻ vẽ và tô màu. * Trưng bày sản phẩm và nhận xét: + Cho trẻ mang bài lên treo trên giá sản phẩm + Con thích bài nào nhất? + Vì sao con thích? + Cô nhận xét bao quát chung bài của cả lớp. + Khuyến khích những trẻ đã vẽ được, động viên những trẻ chưa làm được. - Trẻ thu dọn đồ dùng và đi ra ngoài.. -Trẻ quan sát và lắng nghe!. -Trẻ những nhà thiết kế trong tương lai! -Trẻ trả lời các câu hỏi của cô!. -Trẻ mang bài lên trưng bày và nhận xét bài của các bạn. -Trẻ lắng nghe cô nhận xét bài. -Trẻ cất gọn đồ dùng và đi ra ngoài!.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ trang phục của cô chú công nhân. 2. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Nâú ăn, bán hàng. 2. Góc xây dựng: Xây dựng nhà cửa, trường học, bệnh viện 3. Góc thiên nhiên: Chơi với cát, sỏi D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1, Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. 2, Trang trí hình vuông. 3, Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. 4, Đánh giá trẻ cuối ngày. 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1.Tổng số …/15; vắng: ………… 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: .................................................................................................. ............................... ................................................................................................. ................................ 4.Kiến thức kỹ năng của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ************************************ Ngày soạn: 14/11/2017 Ngày dạy: Thứ 6, 17/ 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực : Tình cảm xã hôị Tên lĩnh vực : CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN Dạy hát: Cháu yêu cô chú công nhân Nghe hát: Anh phi công ơi Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu cảu bài hát. Trẻ biết tên bài cô hát, trẻ hưởng ứng theo bài cô hát và biết cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ca hát, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, hát rõ lời và thể hiện được tình cảm qua bài hát. 3. Thái độ: Trẻ yêu ca hát..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> II. Chuẩn bị: - bài hát, đầu đĩa nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”, “A phi công ơi” - Dung cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ...Mũ chóp âm nhạc III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Cô và trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao Trò chuyện nhiêu nghề” và hỏi trẻ: - Trẻ đọc thơ cùng (3 – 5 phút) + Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? cô! + Trong bài thơ bé được làm bao nhiêu - Trẻ trả lời các câu nghề? hỏi của cô! + Ngoài những nghề đó ra chúng mình còn biết những ngành nghề nào khác nữa? - Trẻ kể các ngành Các con ạ trong xã hội có rất nhiều nghề mà trẻ biết! ngành nghề khác nhau, và mỗi ngành nghề đều có những khó khăn vất vả riêng, song nghề nào cũng đáng quý và - Trẻ chú ý lắng đáng được trân trọng. Chính vì thế mà nghe! chúng mình phải biết kính trọng các ngành nghề và biết trân trọng những sản phẩm của các ngành nghề đã làm ra Hoạt động 2 các con đồng ý không nào? Bé với âm nhạc .Dạy hát “Cháu yêu cô chú công (10 – 15 nhân” phút) Các con ạ! Các cô chú công nhân xây dựng đã xây cho cuộc đời những ngôi nhà cao tầng thật đẹp. Để thể hiện tình cảm yêu quý của các em bé đối với các - Trẻ chú ý lắng cô chú công nhân, nhạc sĩ Hoàng Văn nghe! Yến đã sáng tác bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” Chúng mình cùng thưởng thức nhé! + Lần 1: Cô hát đúng nhạc kèm cử chỉ - Trẻ lắng nghe và điệu bộ quan sát. -Cô vừa hát bài hát gì? + Lần 2: Cô hát kết hợp với dụng cụ âm nhạc Bài hát nói về các cô chú công nhân xây dựng xây lên những toà nhà cao - Trẻ lắng nghe! tầng, các cô thợ may đã may lên những bộ quần áo thật đẹp để cho chúng mình hằng ngày vẫn mặc đấy.Chúng mình phải biết giữ gìn và bảo vệ chúng không để mất quần áo, không để bị - Cả lớp hát cùng cô.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> rách quần áo các con đồng ý không nào? Và bây giờ các con hãy thể hiện sự yêu quý của chúng mình với các cô chú công nhân nào. + Cả lớp hát cùng cô 4 - 5 lần. 4 - 5 lần! - Tổ hát nối tiếp theo nhịp tay của cô! - 2 - 3 nhóm hát! - 3 - 4 cá nhân trẻ hát!. + Tổ hát theo nhịp tay của cô. + Nhóm hát (2 - 3 nhóm) thể hiện Hoạt động 3 +Cá nhân thể hiện với các loại khác Bé chơi trò nhau. chơi âm nhạc Trò chơi: “Bao nhiêu bạn hát” (5 – 8 phút) Các con hát và thể hiện bài hát rất hay, chính vì thế cô muốn thưởng cho chúng mình một trò chơi chúng mình có thích không? Trò chơi được mang tên “Bao nhiêu bạn hát” Cô mời một bạn lên đội mũ chóp âm nhạc, ở dưới lớp cô mời hai bạn lên hát một bài, kết thúc bài hát cô cho trẻ đội mũ chóp đoán xem có tất cả bao nhiêu bạn hát. Nếu đoán đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu đoán sai thì phải hát lại bài hát đó. Độ khó tăng dần theo số trẻ hát. - Tổ chức cho trẻ 3 - 4lần. Hoạt động 4 Bé thưởng thức âm nhạc (3 – 5 phút). Nghe hát “Anh phi công ơi” Mỗi bạn nhỏ chúng ta đều có những ước mơ những hoài bão cho riêng mình và mỗi chúng ta đều có những ước mơ về những ngành nghề khác nhau, và co một bạn nhỏ lại ước mơ trở thành những chú phi công được bay lượn trên bầu trời và bài hát “Anh phi công ơi” của nhạc sĩ Xuân Giao đã thể hiện được điều đó. + Lần 1: Cô hát kèm dụng cụ âm nhạc Cô vừa hát bài hát gì? + Lần 2: Cô hát với nhạc đệm và trẻ hưởng ứng theo cô. Bài hát nói về ước mơ của một bạn nhỏ, bạn ấy ước mơ làm gì vậy? À, bạn ấy ước muốn được giống như những. - Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biết cách chơi và luật chơi.. - Trẻ chơi tích cực. -Trẻ lắng nghe!. -Trẻ quan sát và lắng nghe cô hát! -Trẻ nghe và hưởng ứng theo cô!. -Trẻ hát và đi ra ngoài!.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> chú phi công được dang rộng đôi cánh bay trên bầu trời hoà bình mang lại hạnh phúc và niểm vui cho mọi người. Cô và trẻ hát “Cháu yêu cô chú công Hoạt động 5 nhân” và đi ra ngoài. Kết thúc (1-2p) B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trang phục của cô chú công nhân thợ xây. 2. Trò chơi vận động: Cửa hàng bán hoa 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng. 2. Góc xây dựng: Xây dựng nhà cửa, trường học, bệnh viện 3. Góc học tập:Xem tranh ảnh về các ngành nghề D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1, Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. 2, Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. 3, Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. 4, Đánh giá trẻ cuối ngày. 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1.Tổng số …/15; vắng: ………… 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: .................................................................................................. ............................... ................................................................................................. ................................ 4.Kiến thức kỹ năng của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(34)</span> CHỦ ĐỀ III : NGHÀNH NGHỀ NHÁNH: NGHỀ CỦA BỐ MẸ Thời gian: Tuần2 ( Từ ngày 31 / 10 / 2017 - 04/ 11 / 2017) A. MỤC TIÊU 1. Phát triển nhận thức. - Trẻ nhận biết được khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật qua hình dạng, đặc điểm của các khối và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hai khối. - Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. - Rèn kĩ năng so sánh. 2. Phát triển thể chất. - Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân(Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo). - Trèo lên xuống thang, chạy nhấc cao đùi 3. Phát triển ngôn ngữ. - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc lời bài thơ, trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ. - Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ, trẻ không ngọng. 4. Phát triển thẩm mĩ. - Trẻ nhận biết và phân biệt được hình vuông to - nhỏ. Trẻ có thể cắt được các hình vuông và dán hình vuông to - nhỏ khác nhau. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng cầm kéo, kĩ năng cắt, kĩ năng dán hình vuông to - nhỏ theo bố cục bức tranh. - Trẻ yêu thích bộ môn học. 5. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội. - Trẻ biết được công việc của bố mẹ mà hằng ngày bố mẹ vẫn thường hay làm, điực chỉ nơi bố mẹ công tác, dụng cụ phục vụ cho ngành nghề của bố mẹ. - Trẻ yêu quý và kính trọng nghề nghiệp của bố mẹ. Biết tôn trọng và gìn giữ những sản phẩm mà bố mẹ đã làm ra. B. NỘI DUNG Phần I: ĐÓN TRẺ.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. - Cho trẻ tự cất đồ dùng vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích. - Điểm danh đầu giờ.. Phần II: THỂ DỤC SÁNG Hô hấp: 3, tay: 3, chân: 3, bụng: 3, bật: 2. I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng, phối kết hợp giữa tay, chân, toàn thân, rèn kĩ năng vận động. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật. - Cô chuẩn bị các động tác thể dục. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Khởi động - Cô và trẻ cùng khởi động theo - Trẻ khởi động cùng cô lời bài hát “Tập thể dục buổi theo nhạc và theo khẩu sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: lệnh của cô. đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, - Trẻ về hàng tập thể dục chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục. 2. Trọng động - Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 1. Hô hấp 3 : Hít vào thở ra 2. Tay 3 : Đứng xoay tròn 2 cánh tay (4 Lần x 8 nhịp) 3. Chân 3 : Đứng đưa chân ra các phía (4 Lần x 8.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> nhịp) 4. Bụng 3 : Đứng quay người sang hai bên (4 Lần x 8 nhịp) 3. Hồi tĩnh 5. Bật 2 : Bật về các phía (4 Lần x 8 nhịp). - Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.. - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp. 1.HĐCCĐ: * Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ. * Quan sát tranh và trò chuyện về nghề nông nghiệp * Quan sát và trò chuyện về dụng cụ nghề nông nghiệp. 2.TCCL: Lộn cầu vồng. Người làm vườn.. Nhảy ra, nhảy vào. 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, trẻ được trò chuyện với mọi người về những người thân trong gia đình mình và được trò chuyện với mọi người về nghề nghiệp của bố mẹ mình hàng ngày vẫn thường làm và trẻ được làm quen và trò chuyện với cô giáo và bạn bè về nghề bác sĩ và nghề thợ may. - Trẻ chơi hứng thú với các trò chơi và chơi đúng luật. - Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, trẻ yêu quý và kính trọng công việc của bố mẹ, biết giữ gìn và bảo vệ những sản phẩm do bố mẹ làm ra và của các ngành nghề khác. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về một số nghề phổ biến trong xã hội. Nội dung trò chuyện về các ngành nghề: Bác sĩ, thợ may, làm nương rẫy, công nhân… - Địa điểm quan sát và trò chuyện: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát, tạo không gian thoải mái khi trò chuyện. III.Tổ chức hoạt động. 1. Hoạt động có chủ đích. a, Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ Cô đọc câu đố: Nghề gì vất vả sớm hôm Làm ra hạt thóc nuôi em hằng ngày?.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Đó là nghề gì vậy các con? + Các con ạ! Ở xã Xuân Nha của chúng mình chủ yếu là làm nghề nông nghiệp, bố mẹ chúng mình phải tần tảo sớm hôm, một sương hai nắng để làm ra hạt gạo, hạt thóc để nuôi chúng mình, làm ra hạt ngô để phục vụ cho chăn nuôi phải không nào? Chính vì thế chúng mình phải biết yêu quý và kính trọng công việc của bố mẹ chúng mình và chúng mình phải nhớ ơn những người đã làm ra hạt gạo cho chúng mình ăn, phải ăn hết xuất, không làm rơi vãi cơm xuống nền nhà các con nhớ chưa nào? + Trong lớp chúng mình có những ai là bố mẹ làm nghề nông? + Bạn Đức Anh lớp mình thì có bố làm công chức xã đấy? + Ngoài ra trong xã mình ngoài nghề nông ra còn có rất nhiều nghề khác chúng mình cùng kể cho nhau xem còn những nghề nào khác nữa? b. Quan sát tranh và trò chuyện về nghề nông nghiệp Lắng nghe… lắng nghe! Chúng mình cùng lắng nghe xem cô đố này: Nghề gì vất vả sớm hôm Làm ra hạt gạo ấm no mọi ngày + Đó là ai vậy nhỉ? + Nghề nông nghiệp làm ra những gì? + Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đây? + Tranh vẽ ai đây? + Bác nông đân đang làm gì vậy? + Bác mặc áo màu gì? + Trên đầu bác có gì vậy? c. Quan sát và trò chuyện về dụng cụ của nghề nông nghiệp Chúng mình cùng quan sát cô có tranh vẽ gì đây? + Chúng mình thấy trong tranh có ai đây? + Để biết được chúng mình cùng quan sát xem xung quanh bác ấy có những đồ dùng dụng cụ gì đây nhé? + Chúng mình có biết chúng dùng để làm gì không? + Đây là cày này, đây là cuốc này, chúng đều phục vụ cho nghề nông nghiệp... + Để có những bắp ngô, củ săn, bát cơm, rau xanh, hoa, quả ăn thì chúng mình phải nhờ công của ai? + Các cô, bác nông dân ngày đêm cũng phải làm việc rất vất vả, sự sáng tạo cao để có thể tạo ra những sản phẩm. Chính vì thế chúng mình phải biết giữ gìn và bảo vệ những và phải biết yêu quý, kính trọng những cô thợ may. 2.TCCL: - Lộn cầu vồng. - Người làm vườn. - Nhảy ra, nhảy vào. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh. 2. Góc XD: Xây dựng bệnh viện, trường học.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 3. Góc HT: Tô màu tranh một số ngành nghề. 4. Góc NT: Đọc các bài thơ có trong chủ điểm. 5. Góc TN: Tập đong nước vào các chai. I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Góc phân vai: - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: biết chào hỏi lễ phép… Thể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. Thể hiện vai bác sĩ khám bệnh tận tình và chăm sóc bệnh nhân chu đáo, ân cần. - Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi. Rèn kĩ năng giao tiếp. - Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết quý trọng những ngành nghề trong xã hội. 2. Góc nghệ thuật: - Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ tự do thể hiện năng khiếu của mình với khả năng đọc thơ diễn cảm với các bài trong chủ điểm. - Rèn kĩ năng đọc thơ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi 3. Góc học tập: - Trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát tranh ảnh và trẻ biết tô màu tranh một số ngành nghề đẹp và không bị chờm ra ngoài. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng tô màu. - Phát triển tư duy, phát triển tính thấm mỹ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi. 4. Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được những công trình trường học, bệnh viện thật khang trang, thật rộng, thật đẹp. - Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. 5. Góc thiên nhiên: - Trẻ biết cách đong nước vào chai thật khéo mà không bị đổ nước ra bên ngoài. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị: 1. Góc phân vai: - Đồ chơi bán hàng: Đồ chơi một số dụng cụ của một số ngành nghề. - Đồ chơi bác sĩ khám bệnh 2. Góc nghệ thuật:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Nội dung các bài thơ trong chủ điểm: Chú bộ đội hành quân trong mưa… 3. Góc học tập: - Tranh, ảnh vẽ một số ngành nghề chưa được tô màu. Màu sáp, màu nước… 4. Góc xây dựng: - Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa… 5. Góc thiên nhiên: - Địa điểm đong nước, chai, cốc, chậu nước… III. Cách hoạt động. a. Thỏa thuận trước khi chơi: Các con ơi! Khi chúng ta bị ốm hay người nhà chúng ta bị ốm thì chúng ta phải đến đâu và phải làm gì? À, phải rồi chúng ta phải đến bệnh viện gặp bác sĩ để khám bệnh và bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và sẽ kê đơn thuốc cho chúng mình, hôm nay đến với góc phân vai chúng mình có muốn làm bác sĩ không? Ai muốn làm bác sĩ thì cùng cô đến với góc phân vai. đến với góc phân vai chúng mình còn được chơi đóng vai bán hàng ở đây đấy. Chúng mình có thích không? Nào bạn nào sẽ cùng tham gia chơi ở góc phân vai nào? Cô mời các con cùng đến với góc nghệ thuật và khám phá xem hôm nay chúng mình được chơi gì ở góc chơi này nhé. Cô thấy thông báo ở đây hôm nay có cuộc thi giọng đọc thơ hay để tuyển vào làm người dẫn chương trình cho đài truyền hình đấy, chúng mình có thấy các bạn nhỏ dẫn chương trình trong chương trình Đồ rê mí không? Các bạn ấy thật xuất sắc phải không nào? Các con có muốn giống các bạn ấy không? Vậy thì chúng mình hãy đăng ký thật nhanh để tham gia vào chương trình nhé. Nào bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc nghệ thuật này nào? Các con ơi! Hôm nay ở góc học tập cũng có một cuộc thi “Thi xem ai khéo” với nội dung tô màu tranh một số ngành nghề, chúng mình cùng tham gia hội thi chứ. Nào ai sẽ tham gia hội thi thì đăng ký nhanh với cô nào. Các con ơi! Chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình sẽ cùng tập làm những kỹ sư xây dựng, những bác thợ xây tài ba để xây dựng lên những công trình trường học, công trình bệnh viện thật khang trang, thật đẹp, và rộng nhé. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên những công trình trường học, bệnh viện nào. Các con ơi! Hôm nay ở góc thiên nhiên có một điều thú vị mà cô muốn mời lớp chúng mình cùng khám phá. Nào nhanh chân lên các con, chúng mình cùng khám phá xem ở đó hôm nay chúng mình sẽ được chơi gì ở đó nhé: Chúng mình biết đây là cái gì không? Đây là chậu nước và những cái chai, vậy là cô đã đoán được là hôm nay chúng mình sẽ được chơi gì ở đây rồi, đó là chúng mình sẽ được tập đong nước vào các chai, các con đong sao thật khéo không để nước bị chàn ra ngoài các con đồng ý không nào? Bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này? Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn. b. Qúa trình chơi:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: 1. Góc phân vai: Chào bác sĩ, bác khám giúp tôi với, chẳng hiểu tại sao dạo này tôi bị ho suốt khó chịu lắm bác sĩ ạ. Chào bác sĩ ạ! Bác khám cho tôi với, tôi đau bụng quá, suốt từ hôm qua đến giờ tôi đau bụng mà không ăn được gì? Tôi bị làm sao hả bác? Tôi có phải nằm viện không? Tôi phải uống thuốc hay phải tiêm ạ? Cảm ơn bác sĩ ạ. Chào bác ạ, có hàng gì mới không bác? Bác bán cho tôi một cái chổi thật tốt để quét đường phố, dạo này đường vừa bẩn lại lắm rác nữa Bác còn muốn mua gì nữa không? Không cảm ơn bác. 2. Góc nghệ thuật: Chào các bạn, các bạn đang chuẩn bị cho cuộc thi gì vậy? Các bạn sẽ tham gia thi với bài thơ gì vậy? Bài thơ bạn đang đọc là bài thơ gì vậy? Bài thơ nói về nghề gì? Qua bài thơ này bạn rút được gì cho bản thân? Các bạn đọc thơ rất hay. 3. Góc học tập: Các bạn ơi! Các bạn đang xem tranh ảnh nói về điều gì? + Ồ, ở đây có rất nhiều tranh ảnh về các ngành nghề khác nhau, tranh này vẽ về nghề gì? + Những bức tranh này chưa được tô màu lên hơi kho nhận biết một chút, các bạn tham gia hội thi này thì chúng mình phải tô màu tranh sao cho thật khéo, thật đẹp và cho phù hợp với màu áo của từng nghề khác nhau. 4. Góc xây dựng: Chào các bạn! Cho tôi hỏi ở đây ai là kĩ sư thiết kế những công trình bệnh viện và trường học này vậy? Bạn sẽ thiết kế những công trình này như thế nào? Ai chịu trách nhiệm thi công công trình này vậy? Bác sẽ xây bệnh viện này thành mấy khu nhà? Chỗ này bác sẽ xây khu nhà gì? Còn công trình trường học này bác sẽ xây thành mấy dãy và bao nhiêu phòng học? Phòng của thầy cô hiệu trưởng bác định xây ở khu vực nào? 5. Góc thiên nhiên: Chào các bạn! Các bạn đang làm gì mà tập trung thế. Các bạn phải đong nước vào những cái chai này à? Các bạn phải thật khéo nhé, không thì nước sẽ bị chàn hết ra ngoài, và phải cầm chai thật chắc không rơi chai đổ nước ra ngoài. Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi. c. Kết thúc quá trình chơi:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về các công trình trường học và bệnh viện mà các chú kỹ sư và các bác thợ xây đã xây dựng. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Phần V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA I. Hướng dẫn thao tác rửa tay: 1. Mục đích - Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay. * Kỹ năng: - Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước. * Thái độ: - Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. - NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau tay sạch - Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn. 3. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan” - Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì? - Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì? - Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì? - Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay: + Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dưới vòi nước sạch làm ướt. + Bước 2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau tạo bọt. + Bước 3: Dùng tay trái xoay rửa cổ tay phải và ngược lại. + Bước 4: Dùng lòng bàn tay và các ngón tay trái xoay rửa các ngón tay phải và ngược lại. + Bước 5: Dùng lòng bàn tay trái trà rửa lên mu bàn tay phải và ngược lại + Bước 6: Dùng các ngón tay trái trà rửa kẽ ngón tay phải và ngược lại. + Bước 7: Chụm các ngón tay trái xoáy vào lòng bàn tay phải và ngược lại. - Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Cho trẻ phát âm tiếng việt các từ, câu ngắn kết hợp với thực hiện quy trình rửa tay. - Cho trẻ rửa tay lần lượt 2 trẻ 1 lần, cô bao quát, hướng dẫn trẻ rửa tay và lâu khô tay. Nhắc trẻ không vẩy nước và làm tràn nước ra ngoài. II. Tổ chức ăn trưa: 1. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn sạch gọn, không rơi cơm. Biết kể tên món ăn trong bữa ăn, biết lợi ích của việc ăn đủ chất. - Rèn thói quen văn minh trong ăn uống, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn. 2. Chuẩn bị: - Bàn, ghế, khăn tay sạch, đĩa đựng cơm rơi (mỗi bàn 1 khăn, 1 đĩa). - Bát thìa, cơm, thức ăn cho mỗi trẻ. 3. Tổ chức hoạt động: - Cô cùng trẻ giải chiếu, cho trẻ ngồi vào chiếu, cô chia cơm cho trẻ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ăn”. - Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện, nô đùa khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi. Trẻ mời cô ăn cơm và bạn ăn cơm. - Cô quan sát động viên trẻ ăn hết cơm. - Trẻ ăn xong cho trẻ tự cất bát cơm, cô cùng trẻ kê dọn chiếu. - Cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đánh răng, lau mặt. III. Hướng dẫn thao tác đánh răng: 1. Mục đích - Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết cách đánh răng sạch sẽ theo quy trình. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16). - Kỹ năng: Rèn thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. - Thái độ: Giáo dục trẻ đánh răng để phòng tránh sâu răng, giúp hàm răng luôn chắc khỏe. 2. Chuẩn bị: - Bàn chải đánh răng, cốc đựng nước (mỗi trẻ 1 cốc).Nước sạch, kem đánh răng. 3. Tổ chức hoạt động: - Bước 1: Lấy nước sạch vào cốc lấy 1 lượng kem vừa đủ (bằng hạt ngô) lên mặt của bàn chải răng. Tay trái cầm cốc nước, tay phải cầm bàn chải. - Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước làm ướt, ngụm 1 ngụm nước nhỏ súc miệng và nhổ ra. - Bước 3: Thực hiện các bước chải răng theo quy trình. - Bước 4: Rửa bàn chải, lau miệng và cất vào nơi quy định. Phần VI : HOẠT ĐỘNG CHIỀU Thứ 2: Giải câu đố về các ngành nghề Thứ 3: Tập viết bảng chữ cái e, ê Thứ 4: Đọc thơ “Làm nghề như bố” Thứ 5: Đọc thơ “Uớc mơ của Tý”.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Thứ 6: Ôn kĩ năng vệ sinh răng miệng. I. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc giải các câu đố về các ngành nghề - Trẻ được tập viết bảng chữ cái e, ê. - Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm các bài thơ “Làm nghề như bố” và “Uớc mơ của Tý” - Trẻ được ôn và củng cố kỹ năng vệ sinh răng miệng. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ “Làm nghề như bố” và “Uớc mơ của Tý”. - Nội dung câu đố về các ngành nghề. - Bảng, phấn đủ cho mỗi trẻ. - Đồ dùng phục vụ ôn luyện kĩ năng vệ sinh răng miệng. III. Tổ chức hoạt động. Thứ 2: Giải câu đố về các ngành nghề. - Các con ơi! Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau, mối nghề đều có những khó khăn, vất vả riêng, và hôm nay cô con mình sẽ cùng khám phá một số những ngành nghề trong xã hội qua việc giải các câu đố về một số ngành nghề trong xã hội. - Cô đọc một số câu đố cho trẻ giải và bạn nào giải đúng cô sẽ có quà cho các bạn giải đúng: Nghề gì vất vả sớm hôm Làm ra hạt thóc nuôi em hàng ngày. ( Nghề nông) Ai mặc áo trắng Có chữ thập xinh Tiêm thuốc chúng mình Sẽ mau lành bệnh ( Y tá) Cô tiếp tục đưa ra các câu đố cho trẻ giải và tìm hiểu về các ngành nghề. Thứ 3: Tập viết bảng chữ cái e, ê - Cô cho trẻ đọc các chữ e, ê trong bảng chữ cái và các thẻ chữ cái - Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đây? - Hôm nay chúng mình sẽ cùng tập viết các chữ cái e, ê bằng bảng nhé. - Trong bảng có những ô kẻ, và trong mỗi ô đều có 5 dòng kẻ chúng ta sẽ viết theo đúng mẫu của cô giáo nhé. viết ở trên hai dòng kẻ ngang như thế này nhé. Thứ 4: Đọc thơ “Làm nghề như bố” - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ 2 - 3 lần kèm tranh minh hoạ. - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về nghề của bố hai bạn Tuấn và Hùng, đó là nghề lái tàu, hai bạn nhỏ của chúng ta từng được nghe bố kể về những nơi bố các bạn ấy đi qua, các bạn ấy rất thích thú với những điều đó và.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> thích theo nghề của bố và hai bạn ấy cũng tham gia vào việc đóng giả làm người lái tàu đấy. - Cả lớp đọc cùng cô 4 - 5 lần - Tổ, nhóm, cá nhân đọc. Thứ 5. Đọc thơ “Uớc mơ của Tý” - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ 2 - 3 lần kèm tranh minh hoạ. - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói ước mơ của bạn Tý, bạn ấy muốn sau này lớn lên bạn ấy sẽ trở thành chú cảnh sát giao thông để dẹp yên đường phố, không để xảy ra những tai nạn thương tíêc xảy ra và mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành tốt luật lệ giao thông. Còn ước mơ của các con thì sao? - Cả lớp đọc cùng cô 4 - 5 lần - Tổ, nhóm, cá nhân đọc. Thứ 6: Ôn kĩ năng vệ sinh răng miệng - Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đây? Đây là những dụng cụ để chúng mình sử dụng trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày đấy, và vệ sinh như thế nào cho đúng và hợp vệ sinh hôm nay cô con mình cùng ôn lại một chút kỹ năng vệ sinh răng miệng nhé. + Trước hết chúng ta phải nhúng ướt bài chải và bôi kem. + Sau đó chúng ta xúc miệng + Dùng bàn chải đánh mặt ngoài của cửa răng hàm trên, đánh xoay tròn chiều kim đồng hồ, sau đó đưa vào mặt trong, vừa đánh vào vừa đẩy ra ngoài sau đó đổi bên. + Sau đó đánh mặt dưới của răng, đánh tiếp mặt trong của răng. Sau đó đánh mặt nhai của răng xoay tròn hàm trên và hàm dưới. Thời gian ít nhất là 3 phút. Sau đó xúc miệng bằng nước sạch. Rửa sạch bàn chải đánh răng. * Chơi ở các góc- Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Cô giới thiệu các góc chơi. - Cho trẻ nhận góc chơi. - Hỏi ý định của trẻ. - Cho trẻ về góc chơi, cô quan sát gợi ý trẻ chơi . - Cho trẻ giao lưu giữa các góc , - Trẻ giới thiệu sản phẩm mình tạo ra. - Cô và trẻ cùng nhận xét góc chơi - Cho trẻ cất dọn đồ chơi. * Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp. - Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ. - Cô giáo dục trẻ. - Cô phát phiếu bé ngoan./. ______________________________________ Ngày soạn: 28 / 10 / 2017.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Ngày dạy: Thứ 2, 31/ 10 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển thể chất: Tên hoạt động: TRÈO LÊN XUỐNG THANG,CHẠY NHẤC CAO ĐÙI I. Mục đích - Yêu cầu: 1.Kiến thức - Trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung kết hợp với lời ca của bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” 2.Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng trèo và chạy khéo léo cho trẻ. - Rèn kỹ năng thực hiện được mục tiêu. Kỹ năng thực hiện theo nhóm . - Rèn cho trẻ có thói quen ăn uống hợp vệ sinh. - Trẻ có thói quen làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 3. Giáo dục. - Trẻ mạnh dạn tự tin và có ý thức trong giờ học, biết kính trọng các nghề trong xã hội. - Thường xuyên tập luyện thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị : - Thang thể dục. - Các bài hát bài thơ về các nghành nghề - Sân tập bằng phẳng. - Quần áo gọn gàng, sức khỏe tốt. III.Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Khởi động: Trò chuyện - Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ ( 3 – 5 phút ) "Bé làm bao nhiêu nghề" - Trẻ trả lời - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ em bé đã làm những nghề gì? - 2-3 trẻ - Con có biết bố mẹ con làm nghề gì ? - Nghề đó có ích gì cho xã hội ? - Trong xã hội có rất nhiều nghề đấy như - Lắng nghe nghề gióa viên, bác sỹ , công an . . mỗi nghề đều có ích vì vậy các con phải biết kính trọng và yêu quý các nghề nhé. - Hôm nay cô sẽ cho chúng mình đi thăm công trường của bác thợ xây..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Cô cho trẻ đi chạy vòng tròn. Kết hợp các kiểu chân làm tàu lên dốc, tàu xuống dốc, tàu đi thường, tàu chạy chậm, tầu chạy nhanh, tàu chạy chậm, tàu đi thường, chuyển đội hình tập bài tập phát triển chung. Bé tập thể dục. Hoạt động 2. - Các con ơi muốn cho cơ thể của chúng Khởi động mình luôn khỏe mạnh thì chúng mình phải ( 5 – 6 phút ) làm gì? - Ngoài tập thể dục ra thì chúng mình còn làm gì nữa nhỉ? - Vậy chước khi ăn các thức ăn chúng mình phải làm gì? - Khi thức ăm đã bị ôi, thiu có mùi rồi chúng mình có được ăm không nào? - Vì sao nhỉ? => Đúng rồi ngoài ra các con còn phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như: cơm, rau, thịt, tôn, cua, cá khi thức ăm đã bị ôi thiu rồi các con không được ăn vì sẽ bị đau bụng và con phải luôn vệ sinh cơ thể hàng ngày nữa đấy.. - Trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô.. - Tập thể dục ạ - Trẻ trả lời. - Không ạ - Sẽ bị đau bụng ạ - Trẻ lắng nghe. - Vậy bây giờ chúng mình cùng hát và tập kết hợp bài hát "Cháu yêu cô chú công nhân"... a. Bài tập phát triển chung Hoạt động 3 + ĐT Tay 1: “ Chú công . . . áo mới” Trọng động Hai tay ra chước lên cao ( 15- 22phút ) + ĐTChân 3: “Cháu vui . . . công nhân” Hai tay ra chước khụy gối + ĐT Bụng 2:“Chú công . . . áo mới” Quay người sang hai bên + ĐT bật 1: “Cháu vui . . . công nhân” Bật chum tách chân b. VĐCB: Trèo lên xuống thang - Chạy nhấc cao đùi - Các bác thợ xây muốn xây được những. x x x x x.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> x ngôi nhà cao tầng bác phải trèo lên những chiếc thang để xây đấy hôm nay cô con x mình sẽ làm những bác thợ sây xem ai x x x x x trèo lên xuống thang thật giỏ nhe. * Cô Tập mẫu: - Cô tập mẫu lần 1 : Tập hoàn chỉnh - Trẻ chú ý theo doi (Không phân tích động tác) - Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác : TTCB: Bước chân phải lên bậc thang đầu tiên bước tiếp chân trái lên rồi bước tiếp chân phải lên bậc thứ 2 và tiếp tục bước chân trái cứ thế đến bậc thang trên - Lắng nghe cùng và bước tiếp xuống từng bậc thang bên kia( Nếu trẻ bước chưa thạo thì cho trẻ bám vào thành thang) bước hết thang đi về cuối hàng. * Trẻ Thực hiện: - Cho Trẻ nhắc lại tên vận động. - Cô cho 2, 3 trẻ khá lên tập trước. - Cô cho từng cá nhân trẻ thực hiện vài lần sau đó cô kiểm tra theo tổ. - Cô khuyến khích trẻ tập, trẻ nào chư tập được cô động viên khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn. * Chạy nhấc cao đùi - Cô tập mẫu cho trẻ xem: TTCB: Đứng chân trước chân sau trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chạy cô chạy nhấc cao đùi, đến đích cầm lá cờ và đi về cuối hàng. - Cho trẻ chạy theo tổ, nhóm. c. Trò chơi : “ Ai nhanh hơn” - Cách chơi Ai chậm phải nhẩy lò cò một vòng hoặc phải ra ngoài một lần chơi ( Trò chơi tiếp tục cô động viên trẻ ) : Cô chuẩn bị 3 cái vòng chọn 4 trẻ chơi đi vòng chòn vừa đi vừa hát các bài trong chủ điểm khi có hiệu lệnh của cô thi phải nhảy thật nhanh vào vòng. Cách chơi Ai chậm phải nhẩy lò cò một vòng hoặc. - Trẻ nhắc lại tên vận động - Trẻ tập. - Lắng nghe. - Trẻ thi đua tập. - Trẻ chơi.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> phải ra ngoài một lần chơi Hoạt động 4 ( Trò chơi tiếp tục cô động viên trẻ ) - Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 Kết thúc Bé đi nhẹ nhàng. vòng ( 1 phút ) * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 phút kết hợp hát bài “Cháu thương chú bội đội” B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ 2. Trò chơi vận động: - Lộn cầu vồng 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh. 2. Góc XD: Xây dựng bệnh viện, trường học 3. Góc HT: Tô màu tranh một số ngành nghề. D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Giải câu đố về các ngành nghề. * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ......................................................................................................... - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ........................

<span class='text_page_counter'>(49)</span> ......................................................................................................................._____ __________________________ Ngày soạn: 29/ 10 / 2017 Ngày dạy: Thứ 3 /01/ 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNH CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển nhận thức. Tên hoạt động: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức:Trẻ nhận biết và phân biệt được khối cầu và khối trụ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng nhận biết phân biệt. - Phát triển nhận thức cho trẻ, khả năng tư duy nhạy bén cho trẻ. 3. Giáo dục:Trẻ ngoan, chú ý trong giờ học. II. Chuẩn bị. - Mỗi trẻ 2 khối cầu, 2 khối trụ. Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn. - Một số đồ dùng có dạng khối cầu, khối trụ để xung quanh lớp. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện về * Các con ơi! Chúng mình có biết đây là - Cái bút ạ! chủ điểm cái gì không? (3->5 phút) + Cái bút dùng để làm gì? - Dùng để viết ạ! + Đây là bút cô dùng để viết bài, soạn bài... Để dạy các con đấy. - Trẻ lắng nghe! + Chúng mình biết cô giáo đang làm nghề gì không ? - Nghề dạy học! + Chúng mình hãy kể những nghề mà chúng mình biết ngoài nghề dạy học ra. - 2 -3 trẻ kể! Hoạt động 2 Nhận biết, * Bé nhận biết khối cầu, khối trụ: phân biệt khối Các con ơi! Chúng mình cùng xem này cô cầu, khối trụ, có gì đây? - Khối cầu, khối trụ ạ! khối vuông, khối chữ nhật + Cô có khối cầu này, còn đây là khối trụ - Trẻ lắng nghe ! (19->22 phút) đấy. Cô khen cả lớp chúng mình và cô thưởng cho chúng mình mỗi bạn một rổ đồ dùng, chúng mình cùng quan sát xem trong rổ - Trẻ chọn khối và đọc của chúng mình có gì vậy ? to khối mà trẻ chọn.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Trẻ lấy rổ đồ dùng. - Cho trẻ chọn khối và đọc. - Cho trẻ chơi “Thi xem ai nhanh”. + Cô nói: Khối cầu Khối trụ + Cô giơ khối. * Phân biệt khối cầu với khối trụ: - Các con quan sát khối cầu và khối trụ có đặc điểm gì giống và khác nhau? * Giống nhau: Cả hai khối đều lăn được. + Tại sao các khối này đều lăn được? (Vì đường bao quanh của khối cầu và khối trụ là đường cong nên chúng lăn được) * Khác nhau: Để biết được chúng có đặc điểm gì khác nhau chúng mình cùng quan sát cô từng loại khối lên nhau thì chỉ có khối trụ chồng được lên nhau còn khối cầu không chồng được lên nhau. Bởi vì khối trụ có mặt phẳng, khối cầu không có mặt phẳng Hoạt động 3 Trò chơi: “Về đúng nhà” (4->5 phút). Hoạt động 4 Kết thúc. - Cho trẻ chơi “Nhắm mắt chọn hình” + Trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô. được theo yêu cầu của cô.. - Trẻ trả lời ! - Trẻ lắng nghe ! - Trẻ quan sát và lắng nghe!. - Trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô! - Trẻ chọn hình theo yêu cầu của bạn!. + Chọn theo yêu cầu của bạn - Cho trẻ chơi theo nhóm Chúng mình cùng tìm nhanh xem xung quanh lớp xem đồ vật gì có dạng khối cầu, khối trụ. * Với khối vuông, khối chữ nhật cô cho trẻ - Trẻ chơi tích cực với quan sát tương tự. trò chơi. Cô có 3 ngôi nhà khối cầu, khối trụ, khối vuông. + Chúng mình cùng hát bài “Nhà của tôi” khi nào kết thúc bài hát thì bạn nào có khối nào thì chạy nhanh về nhà có khối tương ứng. Bạn nào về sai nhà thì bạn đó sẽ phải - Trẻ hát và đi ra nhảy lò cò. ngoài ! - Cô và trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra ngoài.. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát tranh và trò chuyện về nghề nông nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 2. Trò chơi vận động: - Người làm vườn 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh. 2. Góc NT: Đọc các bài thơ có trong chủ điểm. 3. Góc TN: Tập đong nước vào các chai. D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Tập viết bảng chữ e, ê. * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ...................................................................................................................... ______________________________________ Ngày soạn: 30/ 10 / 2017 Ngày dạy: Thứ 4 /02 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Tên hoạt động: LÀM NGHỀ NHƯ BỐ I.Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ thuộc thơ, hiểu ND bài thơ.Cảm nhận được nhịp điệu vui vẻ của bài thơ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm. - Phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: Trẻ ngoan, chăm học, yêu quý các nghề của bố. - Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. II. Chuẩn bị. - Tranh thơ minh họa. - Tranh chữ to. - Lô tô về các nghề: Giáo viên, xây dựng, bác sĩ, bộ đội... III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 - Cô và trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - Trẻ hát cùng cô. Trò chuyện và hỏi trẻ: về chủ điể + Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời câu hỏi (3->5 phút) + Do ai sáng tác? của cô. + Bài hát nói đến những nghề nào? + Thế bố mẹ các con làm nghề gì? À, có bạn bố mẹ thì làm giáo viên này, có bạn bố mẹ làm phát thanh viên này, có bạn thì bố làm thợ điện nữa và có những bạn thì bố mẹ làm nghề nông đấy. Rất nhiều nghề khác nhau phải không nào và mỗi nghề đều - Trẻ lắng nghe! cao quý và có ích trong xã hội. Các con khỏe mạnh, học giỏi sau này lớn lên mơ ước trở thành cô giáo, bác sĩ, công an, bộ đôi... Và còn có những bạn nhỏ khác mơ ước được làm nghề như nghề của bố mình đấy, chúng mình cùng xem đó là những bạn nhỏ nào nhé và các bạn ấy thích được làm nghề gì như bố. Chúng mình cùng lắng nghe! - Trẻ lắng nghe! Hoạt động 2 + Lần 1: Đọc diễn cảm kèm cử chỉ điệu bộ. Làm nghề + Lần 2: Kèm tranh minh họa. - Trẻ quan sát và như bố - Cô vừa đọc bài thơ gì ? lắng nghe! (10->15 - Do ai sáng tác ? phút) * Giảng nội dung: Trong bài thơ nói về các nghề của bố bạn Tuấn và bố bạn hùng đố chính là nghề lái tàu hỏa đấy các con ạ. Nghề lái tàu rất là vui phải không các con được đi qua rất là nhiều.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> vùng quê này, ngắm rất là nhiều phong cảnh - Trẻ lắng nghe! đẹp và được gặp rất là nhiều người nên bạn Tuấn và bạn Hùng rất thích được làm nghề như bố. * Trích dẫn, đàm thoại làm rõ ý: Bố Tuấn lái tàu Bố Hùng đốt lửa Từng nghe bố kể -Trẻ lắng nghe và Qua lắm vùng quê. đàm thoại cùng cô! Đoạn thơ nói đến nghề của bố bạn Tuấn và bố bạn Hùng, vậy bố bạn Tuấn và bố bạn Tuấn làm nghề gì? + Bố bạn Tuấn làm nhiệm vụ gì? + Bố bạn Hùng làm nghề gì? + Nghề lái tàu sẽ được qua những đâu? Được qua nhiều vùng quê rất là vui chính vì thế mà các bạn nhỏ rất mê và thích được làm nghề như bố: Tuấn, Hùng rất mê Làm nghề như bố Và các bạn ấy đã chơi trò chơi giả làm nghề như bố: Bao nhiêu ghế nhỏ Buộc níu vào nhau - Trẻ đàm thoại cùng Cu Tuấn làm tàu cô! Hùng làm người lái + Các bạn ấy đã chơi trò chơi như thế nào để được giống như bố? + Bạn Tuấn thì làm nhiệm vụ gì? + Còn bạn Hùng thì làm nhiệm vụ gì? Thổi kèn lá chuối Cho tàu rời ga Chạy khắp lòng nhà Tàu kêu thích thích Các bạn ấy đã điều khiển cho tàu của mình rời ga và chạy khắp xung quanh lòng nhà rất là vui. Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài - Trẻ lắng nghe! thơ: + Lần 3: Liên hệ giáo dục Mỗi chúng ta đều có những ước mơ cho riêng mình một nghề khác nhau và nghề nào cũng rất cao quý và có ích trong xã hội, chúng mình phải chăm ngoan, học giỏi để lớn lên ước mơ của chúng mình sẽ thành - Trẻ lắng nghe!.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> hiện thực sẽ trở thành những cô giáo, bác sĩ, công an... Chúng mình phải biết yêu quý và tôn trọng các nghề đó các con đồng ý không Hoạt động 3 nào? Bé với nghệ thuật + Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 4 -5 lần. - Cả lớp đọc cùng cô (10->13 4 -5 lần. phút) + Cho các tổ thi đua nhau. - Tổ đọc thi. + Nhóm yêu thơ thể hiện bài thơ. - Nhiều cá nhân trẻ + Mời cá nhân trẻ đọc thơ. đọc. Hoạt động 4 - Cô và trẻ nghe nhạc bài “Cháu yêu cô Kết thúc. chú công nhân” - Ra ngoài. - Trẻ ra ngoài!. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát và trò chuyện về dụng cụ nghề nông nghiệp. 2. Trò chơi vận động: - Nhảy ra, nhảy vào 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh. 2. Góc XD: Xây dựng bệnh viện, trường học 3. Góc HT: Tô màu tranh một số ngành nghề D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Làm nghề như bố” * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: .........................................................................................

<span class='text_page_counter'>(55)</span> ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... Ngày soạn: 31 / 10 / 2010 Ngày dạy: Thứ 5 /03/ 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Tên hoạt động: CẮT DÁN HÌNH VUÔNG TO - NHỎ I. Mục đích - Yêu cầu. 1.Kiến thức: Trẻ cắt đôi hình vuông to, nhỏ thành hình vuông to, nhỏ khác nhau 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát. - Rèn kĩ năng cắt giấy, dán hình vuông to - nhỏ. 3.Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức trong học tâp. II.Chuẩn bị. - Cô: Mẫu cắt dán hình vuông to - nhỏ - Giấy mầu, kéo, hồ dán. - Trẻ: Giấy mầu, kéo, hồ dán. III.Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 * Trong xã hội có rất nhiều nghề, chúng Thợ xây, nông dân, Trò chuyện mình cùng kể tên các nghề trong xã hội bác sĩ... (2->3 phút) nào? - Hát "Cháu yêu cô.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Hoạt động 2 Bé thử tập làm bác thợ xây (7->10 phút). - Cho trẻ hát "Cháu yêu cô chú công nhân" -Bài hát nói về ai? - Cô chú công nhân đang làm gì? - Các con có ước mơ mai sau sẽ làm chú công nhân xây nên những ngôi nhà cao tầng không? - Nếu con là chú công nhân con sẽ xây nhà bao nhiêu tầng? - Xây nhà cần những dụng cụ gì? - Nguyên vật liệu dùng để xây nhà là những gì? - Hôm nay chúng mình cùng làm chú công nhân xây những ngôi nhà cao tầng nhé! - Giới thiệu tranh: Cô có 2 ngôi nhà cao tầng được xây bằng những hình gì? - Hình vuông có mấy cạnh? Đếm số cạnh của hình vuông. - Các cạnh của hình vuông như thế nào? - Chúng mình cùng đế xem nhà có bao nhiêu tầng? - Hai ngôi nhà cao tầng này có gì khác nhau không các con? - Muốn có các tầng nhà hình vuông giồng như trong tranh của cô phải làm như thế nào? - Cô làm mẫu: Từ tờ giấy hình chữ nhật cô gấp đôi tờ giấy sao cho các cạnh và các góc của nó trùng khít lên nhau rồi cô mở ra cắt theo đường gấp ở giữa. Khi cắt tay trái cô giữ giấy, tay phải cầm kéo. Cô cắt được mấy hình vuông? - Cô cắt được hai hình vuông bằng nhau phải không nào? Tiếp tục cô dùng hình chữ nhật bé hơn và cắt tương tự cô được 2 hình vuông bằng nhau nhưng có kích thước nhỏ hơn hình vuông trước như vậy cô đã cắt được hai hình vuông to - nhỏ rồi đấy. - Sau đây cô lật mặt trái của hình vuông rồi phết hồ rồi dán. Cô dán từng hình chồng lên nhau của hình vuông to như vây cô đã có một ngôi nhà hai tâng to bởi hai hình vuông to- và ngôi nhà 2 tầng bên. chú công nhân" - Cô, chú công nhân - Cô công nhân đang dệt áo mói, chú công nhân đang xây nhà cao tầng. - 3 trẻ - 2 trẻ - 3 trẻ. - Hình vuông ạ! - Hình vuông có 4 cạnh 1…4 tất cả có 4 cạnh - Bằng nhau. - Đếm - Một ngôi nhà to và một ngôi nhà nhỏ.. - Quan sát cô cắt dán. - Cắt dán hình vuông và dán thành nhà cao tầng..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Hoạt động 3 Bé tập thiết kế nhà ở (15->20 phút). Hoạt động 4 Kết thúc. cạnh nhỏ hơn bởi hai hình vuông nhỏ hơn. - Nào chúng mình cùng hãy cùng nhau xây cho mình mỗi người hai ngôi nhà nhé.. - Trưng bày cả lớp. - 3 trẻ. - Cô quan sát động viên trẻ, hướng dân trẻ cắt và dán. - Trẻ cất đồ dùng và - Con đang làm ngôi nhà gì vậy? Để làm ra ngoài. được con phải làm thế nào? * Trưng bày sản phẩm. - Hết giờ rồi các con nhanh tay mang sản phẩm lên cùng trưng bày nào! * Nhận xét sản phẩm: - Con thích bài nào nhất? - Vì sao con thích? - Cô nhận xét bao quát cả lớp. - Cô và trẻ thu dọn đồ dùng và ra ngoài.. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát tranh và trò chuyện về nghề nông nghiệp. 2. Trò chơi vận động: - Lộn cầu vồng 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh. 2. Góc NT: Đọc các bài thơ có trong chủ điểm. 3. Góc TN: Tập đong nước vào các chai. D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Đọc thơ “Uớc mơ của Tý”. * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng……...

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ......................................................................................... ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... Ngày soạn: 01/ 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 6 /04 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển tình cảm - xã hội Tên lĩnh vực: TRÒ CHUYỆN VỀ CÔ BÁC NÔNG DÂN I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ được làm quen với công việc của các bác nông dân. - Hiểu được quá trình làm ra hạt thóc hạt gạo của bác nông dân 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, tư duy cho trẻ. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý và trân trọng sp lao động của người nông dân II. Chuẩn bị: - Cô: +Tranh ảnh các bác nông dân đang làm đất, cấy lúa, gặt lúa + Các dụng cụ phục vụ nghề nông, liềm, cuốc, xẻng.... - Trẻ: + Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng cuốc xẻng, liềm....

<span class='text_page_counter'>(59)</span> III. Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động 1 Cho trẻ đọc bài ca dao Trò chuyện: Trâu ơi ta bảo trâu này (3->5 phút) Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta Cấy cày vốn việc nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công + Để làm ra những hạt thóc hạt gạo bác nông dân đã phải làm những công việc gì? * Bé tìm hiểu công việc của cô bác nông dân. Hoạt động 2. - Chúng mình cùng xem các bác nông dân Công việc của dâng làm những công việc gì nhé. cô bác nông - Cô cho trẻ xem tranh bác nông dân cuốc dân đất,cấy lúa,tát nước, gặt lúa. (10->15 phút) + Muốn cấy lúa bác nông dân phải làm gì? + Sau khi cuốc đất xong bác nông dân đã làm công việc gì tiếp theo? + Khi tát nước bác nông dân cần dụng cụ gì? + Khi lúa chín vàng bác nông dân sẽ làm gì? + Khi gặt lúa bác nông dân cần dụng cụ gì? - Để làm ra hạt thóc hạt gạo, công việc đàu tiên của bác nông dân là phải làm đất, sau đó gieo mạ rồi cấy lúa… Rồi mới thu hoạch. +Ngoài việc trồng lúa ra bác nông dân phải làm những công việc gì nữa? + Để trồng những loại cây đó các bác nông dân cần phải làm những công việc gì? (Làm đất, gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cho cây và thu hoạch sản phẩm.) + Để tỏ lòng biết ơn và kính trọng bác nông dân, chúng ta phải làm gì? * Bé tập làm cô bác nông dân - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Làm bác nông dân” - Cô chia trẻ ra làm 4 nhóm chơi. - Cho trẻ đếm số dụng cụ của từng nhóm, cuốc, xẻng, gầu, liềm. Hoạt động 3 - Cho trẻ chọn thẻ số đặt tương ứng với các Bé tập làm cô nhóm dụng cụ. bác nông dân * Cho trẻ chơi trò chơi “Người chăn nuôi (8->12 phút) giỏi” - Cô hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: - Chọn 4 trẻ đóng vai 4 con vật, khi có hiệu lệnh: “Đi kiếm ăn” thì cả “4 con vật” chạy lên. Hoạt động của trẻ - Cả lớp đọc bài thơ. - 2-3 trẻ kể. - Trẻ xem tranh về bác nông dân -Trẻ nêu nhận xét của mình về bức tranh. Và trả lời câu hỏi của cô. -Trồng cây hoa màu, trồng các loại rau củ, quả nữa! - 2-3 trẻ trả lời - 2 – 3 trẻ trả lời. - Nhóm cuốc đất - Nhóm trồng lúa - Nhóm tát nước - Nhóm gặt lúa - 1…6 tất cả 6 cái xẻng - 1 tất cả 1 cái liềm - 1…5 tất cả 5 cái.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> bàn chọn thức ăn cho mình (Gợi ý cho trẻ chọn các loại thức ăn mà các con vật đó được) - Khi chọn xong trẻ lần lượt giơ cao tranh lôtô lên đầu và nói tên con vật mà trẻ đóng vai và thức ăn của nó (VD: Tôi là thỏ, tôi ăn rau, ăn củ cà rốt…) Sau đó để tranh về chỗ cũ, cô gọi một vài trẻ khác lên chơi tiếp Hoạt động 4 Kết thúc.. - Cho trẻ chơi trò chơi - Cô và trẻ hát “Lớn lên cháu lái máy cày”. cuốc - Trẻ đếm số dụng cụ của từng nhóm, chọn thẻ số đặt tương ứng với mỗi nhóm đồ dùng. - Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến trò chơi. - Cho trẻ chơi 3- 4 lần.. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát tranh và trò chuyện về nghề nông nghiệp. 2. Trò chơi vận động: - Lộn cầu vồng 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh. 2. Góc NT: Đọc các bài thơ có trong chủ điểm. 3. Góc TN: Tập đong nước vào các chai. D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Ôn kĩ năng vệ sinh răng miệng. * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. .............

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... .......................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(62)</span> CHỦ ĐỀ III : NGHÀNH NGHỀ NHÁNH: CÔ GIÁO CỦA EM Thời gian: Tuần 3 ( Từ ngày 07 / 11 / 2017 - 11/ 11 / 2017) A. MỤC TIÊU 1. Phát triển nhận thức. - Trẻ biết được mục đich của phép đo. Biết thao tác đo độ dài một đối tượng. - Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đo cho trẻ. - Rèn kĩ năng so sánh. 2. Phát triển thể chất. -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo). - Trẻ thể hiện được sức bật của mình, trẻ biết bật liên tục qua 4 - 5 vòng thể dục như những chú ếch con. - Phát triển khả năng vận động cho từng trẻ. 3. Phát triển ngôn ngữ..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Em cũng là cô giáo” của tác giả “Lê Ngân”, trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ đọc thuộc bài thơ, thể hiện khả năng đọc thơ qua việc đọc diễn cảm bài thơ. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ không ngọng. 4. Phát triển thẩm mĩ. - Trẻ thuộc bài hát ,hiểu nội dung bài hát.biểu diễn tự nhiên , - Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ ,phát triển hát múa cho trẻ. 5. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội. - Trẻ biết được công việc các cô giáo hàng ngày, trẻ thể hiện được tình cảm của mình bằng lời ca tiếng hát qua bài hát “Cô giáo”. Nhạc: Đỗ Mạnh Thường, Lời thơ “Nguyễn Hữu Tường”, trẻ thuộc và hát rõ lời bài hát. - Trẻ yêu quý và kính trọng cô giáo, biết vâng lời cô giáo, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. B. NỘI DUNG Phần I: ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. - Cho trẻ tự cất đồ dùng vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích. - Điểm danh đầu giờ.. Phần II: THỂ DỤC SÁNG Hô hấp: , tay: 4, chân: 4, bụng: 2, bật: 2. I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng, phối kết hợp giữa tay, chân, toàn thân, rèn kĩ năng vận động. 3. Thái độ:Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật. - Cô chuẩn bị các động tác thể dục. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Khởi động. - Cô và trẻ cùng khởi động theo lời - Trẻ khởi động cùng cô bài hát “Tập thể dục buổi sáng” theo nhạc và theo khẩu và kết hợp đi các kiểu chân: đi lệnh của cô. thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> bằng mũi bàn chân,chạy chậm, - Trẻ về hàng tập thể chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về dục xếp thành 3 hàng để tập thể dục. 2. Trọng động. - Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 1. Hô hấp: Hít vào thở ra 2. Tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, phía sau. (4 Lần x 8 nhịp) 3. Chân: Nâng cao chân, gập gối (4 Lần x 8 nhịp) 4. Bụng: Nghiêng người sang hai bên (4 Lần x 8 nhịp) 5. Bật: Bật về các phía (4 Lần x 8 nhịp) Hoạt động 3 Hồi tĩnh. * Hồi tĩnh: - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp. - Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.. Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.HĐCCĐ - Quan sát và trò chuyện về công việc của cô giáo. - Kể tên các đồ dùng học tập, đồ chơi hàng ngày của trẻ. - Vẽ quyển vở, cái bút. - Quan sát thời tiết. 2.TCCL: - Lộn cầu vồng. - Kéo co - Nhảy ra, nhảy vào. 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, được quan sát thời tiết trong ngày và trẻ biết được một số cách dự báo thời tiết qua một số câu tục ngữ những bài học dân gian mà cha ông để lại. Trẻ được quan sát và trò chuyện với nhau về công việc hàng ngày của cô giáo vẫn thường làm. Trẻ kể được tên các dụng cụ học tập và đồ chơi hàng ngày của trẻ mà hàng ngày trẻ.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> vẫn được học và được chơi. Trẻ biết sử dụng các nét đơn giản để vẽ được quyển vở, cái bút một đồ dùng học tập hàng ngày của trẻ. - Rèn kĩ năng quan sát, Ghi nhớ chú ý có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, trẻ yêu quý và kính trọng công việc của các cô giáo, trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, trẻ chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. II. Chuẩn bị: - Nội dung trò chuyện với trẻ. Phấn đủ cho mỗi trẻ. - Tranh ảnh một số đồ dùng học tập, đồ chơi của trẻ. - Địa điểm quan sát và trò chuyện: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát, tạo không gian thoải mái khi trò chuyện. III.Tổ chức thực hiện. 1.Hoạt động có chủ đích a. Quan sát và trò chuyện về công việc của cô giáo -Các con ơi! Hàng ngày đến lớp chúng mình được gặp ai? Ai ra đón chúng mình? - Đến lớp chúng mình được cô giáo dạy chúng mình những điều gì? - Hôm nay chúng mình sẽ được trò chuyện với cô giáo Cúc chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé sẽ cùng trò chuyện với chúng mình về công việc hàng ngày của các cô giáo ở trường nhé. Nào chúng mình cùng ra ngoài và gặp gỡ trò chuyện với cô Cúc nhé! - Chúng mình chào cô giáo chưa? Cô hãy giới thiệu cô với cả lớp đi nào? - Công việc hàng ngày của các cô giáo từ sáng cho đến trường là như thế nào? - Khi đón trẻ các cô phải như thế nào? - Đến giờ học các cô dạy trẻ những điều gì? - Các cô chăm sóc các cháu như thế nào? - Chiều các cô trả trẻ cho phụ huynh như thế nào? - Có bạn nào muốn hỏi cô cúc điều gì nữa không? b. Kể tên các đồ dùng học tập, đồ chơi hàng ngày của trẻ - Các con ơi! Hàng ngày đến lớp chúng mình được học và được chơi những trò chơi như thế nào? - Bạn nào giỏi giúp cô và các bạn kể tên các loại đồ dùng học tập hàng ngày mà các con vẫn được học? Những loại đồ dùng đồ chơi mà chúng mình vẫn thường chơi ở các góc? Bạn nào giỏi nào? - Trẻ không nhớ hết cô gợi ý để trẻ trả lời. - Cho cả lớp cùng kể. c. Vẽ quyển vở, cái bút + Các con ơi! Chúng mình đoán xem cô có gì đây? + Đây là quyển vở ô ly mà hàng ngày chúng mình vẫn thường được tập viết các chữ cái vào đây đúng không nào? + Để viết được chúng mình cần phải có gì nữa? + Và hôm nay ra ngoài sân trường chúng mình sẽ thể hiện là những hoạ sĩ để vẽ cho mình những quyển vở, cái bút thật đẹp bằng những viên phấn này nhé, các con có thích không?.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> + Con sẽ vẽ quyển vở như thế nào? Còn con con sẽ vẽ cái bút như thế nào? + Cô quan sát trẻ vẽ, động viên khuyến khích trẻ vẽ, giúp những trẻ chưa vẽ được. + Cô nhận xét bài của cả lớp. + Cho cả lớp đi vệ sinh rửa tay và chơi trò chơi. d. Quan sát thời tiết + Các con ơi! Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi chính vì vậy cô quyết định thưởng cho chúng mình một cuộc dạo chơi ngoài sân trường chúng mình có thích không? Mùa này chuyển sang mùa đông rồi lên trời rất lạnh nên trước khi ra ngoài sân trường chúng mình hãy cùng kiểm tra lại trang phục đã mặc đủ ấm chưa để đảm bảo sức khoẻ tránh bị cảm lạnh, cảm cúm về mùa đông. + Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây? + Chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé! + Hôm nay trời rất lạnh phải không các con, trời lạnh thì chúng mình phải làm gì khi đi ra đường? + Bầu trời hôm nay như thế nào? + Mây như thế nào? + Chúng mình có thấy gió không? Gió mạnh hay gió nhẹ? + Chúng mình thấy thế nào? Các con có lạnh không? +À, trời lạnh rồi nên khi chúng mình ra đường thì chúng mình phải mặc quần áo ấm, quàng khăn để giữ cho cơ thể được ấm áp, giữ cho cổ họng của chúng mình không bị ho này, Bịt khẩu trang để giữ ấm phần miệng và mũi của chúng mình tránh cảm cúm khi thời tiết lạnh như thế này? Và chúng mình phải đội mũ để làm gì? Để giữ ấm cho cái đầu phải không nào? Còn tay chúng mình phải đi cái gì để giữ ấm đôi bàn tay? Còn chân sao, chúng mình cũng phải đi tất, giầy thật ấm để giữ ấm cho đôi chân nhé! + Bây giờ cô con mình cùng vận động cho cơ thể chúng mình nóng lên nhé, nào chúng mình cùng chơi trò chơi. + Cô có một câu tục ngữ dân gian mà cha ông ta thường dùng để dự báo thời tiết đấy: “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi” hay cô còn có câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm” Chúng mình cùng đọc với cô nhé! 2.TCCL: - Lộn cầu vồng. - Kéo co. - Nhảy ra, nhảy vào. 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Đóng vai làm cô giáo. 2. Góc XD: Xây dựng trường học với các lớp học và nhà ở cho hs. 3. Góc HT: Tô mầu một số đồ dùng học tập. 4. Góc NT: Biếu diễn bài hát có trong chủ điểm:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 5. Góc TN: Chăm sóc cây xanh I. Mục đích – yêu cầu. 1. Góc phân vai: - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết th ể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Trẻ biết thể hiện trong vai cô giáo đang dạy học và vui chơi với bé, trẻ biết chào hỏi l ễ phép v ới ng ười l ớm tuổi, biết chơi với bạn đoàn kết gắn bó với bạn bè..Thể hi ện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. Thể hiện là người đi mua hàng lịch sự và biết cho hỏi, biết cần nói lên đi ều mình cần. Trẻ thể hiện được vai người nấu ăn biết chế biến món ăn ngon, hợp vệ sinh và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả gia đình và mọi người khi ăn. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định,phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi. - Rèn kĩ năng giao tiếp, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết qúy trọng những ngành nghề trong xã hội. 2. Góc nghệ thuật: - Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ thuộc lời các bài hát và biểu diễn bài hát một cách tự nhiên và trẻ sử dụng thành thạo các loại dụng cụ âm nhạc khi trẻ biểu diễn. - Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động, kĩ năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc tốt. - Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi. 3. Góc học tập: - Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát và kể tên các loại đồ dùng phục vụ dạy và học tập của cô và trẻ. Nhận biết so sánh được các loại đồ dùng qua nhận dạng đặc điểm, hình dáng và công dụng của mỗi loại đồ dùng. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. Rèn kĩ năng so sánh, phát triển tư duy nhận thức cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng học tập cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi. 4. Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được một ngôi trường học thật đẹp, không gian thật hợp lý phù hợp để trẻ có được một môi trường học khang trang và rộng thoáng, trẻ có nơi ở, ngủ nghỉ hợp lý và đảm bảo an toàn và thoải mái. - Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. 5. Góc thiên nhiên:.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người hàng ngày, trẻ biết cách chăm sóc cho cây xanh luôn được tươi tốt và mau lớn. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng chăm sóc cây xanh, kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị 1.Góc phân vai: - Đồ dùng dạy học của cô. - Đồ chơi bán hàng: Một số các loại đồ dùng học tập, đồ dùng đồ chơi cua một số góc. Các loại thực phẩm để chế biến các món ăn. - Đồ chơi nấu ăn: Nồi, bếp, bát, thìa… 2. Góc nghệ thuật: - Nội dung các bài hát có trong chủ điểm: Cháu yêu cô chú công nhân, Bác đưa thư vui tính. - Dụng cụ âm nhạc. 3. Góc học tập: - Tranh, ảnh, các loại đồ dùng học tập và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy của cô và học tập của trẻ. 4. Góc xây dựng: - Nhiều ống nút, gạch, khối, bộ lắp giáp, hàng rào, thảm cỏ, hoa… 5. Góc thiên nhiên: - Địa điểm chăm sóc cây xanh, dụng cụ chăm sóc cây xanh. III. Cách tiến hành: a.Thỏa thuận trước khi chơi: Các con ơi! Hàng ngày đến lớp chúng mình được làm những gì? + Chúng mình được cô giáo dạy chúng mình những gì? + Cô giáo cho chúng chơi những trò chơi gì? + Chúng mình có muốn được chơi đóng vai cô giáo không? Vậy thì các con hãy cùng cô đến với góc phân vai ở đó chúng mình sẽ được đóng vai cô giáo, chúng mình sẽ thể hiện là một cô giáo như thế nào chúng mình cùng tham gia nhé. Đến với góc phân vai chúng mình còn được chơi bán hàng và nấu ăn nữa đấy, cô giáo sẽ dạy học sinh của mình như thế nào khi đi mua hàng, chúng mình thể hiện là một người đi mua hàng giỏi biết chọn cho mình những đồ dùng cần thiết, những loại thực phẩm ngon, sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé. Ai sẽ tham gia chơi ở góc phân vai nào? Hôm nay, ở góc nghệ thuật đang đang diễn ra chương trình liên hoan tiếng hát trẻ thơ đấy, đối tượng tham gia chương trình dành cho tất cả các bé 5 tuổi. Vậy tại sao chúng mình không đến đó xem và đăng ký thật nhanh tiết mục với chương trình để được biểu diễn sớm nhé. Nào chúng mình nhanh chân lên đi thôi. Ai sẽ tham gia chơi ở góc nghệ thuật này? Ở góc này có rất nhiều loại dụng cụ âm nhạc để chúng mình thoả sức thể hiện và biểu diễn đấy các con ạ? Nào các con hãy cùng cô đến với góc học tập ở đó chúng ta sẽ cùng khám phá xem hôm nay ở đó có gì nhé! Ồ ở đây có rất nhiều là đồ dùng phục vụ cho việc dạy học của cô cũng như việc học của chúng mình đấy, và hôm nay chúng.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> mình sẽ cùng khám phá những đồ dùng này nhé! Ai sẽ tham gia chơi ở góc học tập? Các con ơi! Chúng mình có muốn ngôi trường của chúng mình khang trang và rộng hơn nữa không? Vậy thì hôm nay đến với góc xây dựng các con hãy cùng thiết kế và xây dựng cho chúng mình một ngôi trường thật khang trang và rộng rãi với các dãy lớp học đủ cho cả trường mình và chúng mình có một chỗ ngủ nghỉ cũng thật rộng và thoáng nữa nhé! Nào ai sẽ tham gia với góc chơi này? Các con chúng mình thấy trên sân trường chúng mình có đẹp không? Sân trường rất đẹp bởi có rất nhiều cây và hoa đúng không nào? Để cho cây mau lớn và phát triển tốt chúng mình phải làm gì? Và hôm nay đến với góc thiên nhiên chúng mình sẽ cùng nhau chăm sóc cho cây hoa nhé! Ai sẽ đến tham gia góc chơi này nào? Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn. b. Qúa trình chơi: Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: 1. Góc phân vai: - Chào cô giáo, cô giáo đang dạy học ạ! Hôm nay lớp đi học có đông không cô. Lớp mình vắng bạn nào vậy cô? + Hôm nay cô dạy gì cho học sinh vậy? + Dạy song cô cho các cháu làm gì khác nữa? + Hàng ngày đến lớp chúng mình mỗi học sinh chúng ta phải làm gì vậy con? + Để có được những đồ dùng phục vụ cho học tập này ở đấu vậy chỉ cho tôi với tôi cũng muốn mua một số đồ dùng để giảng dạy và cho các cháu học bài? + Chào bác chủ cửa hàng, bác chọn giúp tôi 1 cái bút, 1 viên tẩy, 1 quyển vở thật tốt bác nhé! + Bác cho tôi gửi tiền ạ! Chào bạn! Hôm nay tham gia chơi ở góc phân vai này các bạn tham gia nấu ăn rất vui phải không nào? Bạn đang nấu món gì vậy? + Bạn sẽ chế biến món này như thế nào? + Bạn lựa chọn những thực phẩm này như thế nào? + Bạn mua được những loại thực phẩm ngon như thế này, tươi như thế này và lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như thế này ở cửa hàng nào vậy? + Cảm ơn bạn, tôi cũng phải đến đó để mua một ít thực phẩm để nấu bữa tối cho cả gia đình đây? + Chào bác chủ cửa hàng, bác ơi hôm nay nhà mình có nhiều hàng mới không? Bác bán cho tôi 1kg thịt lợn, 1 mớ rau với! Cho tôi gửi tiền. + Vâng, cảm ơn bạn đã đến với cửa hàng chúng tôi, hẹn gặp lại bạn. 2. Góc nghệ thuật: + Các bạn ơi! Các bạn đang hát bài gì mà hay thế? + Bài hát đó nói về điều gì và nói về ai vậy? + Với bài hát “Bác đưa thư vui tính” nói về nghề nào trong xã hội?.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> + Còn bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” Nói về những cô chú công nhân xây dựng và các cô thợ may đã xây dựng lên những công trình lớn, đã may lên những bộ quần áo đẹp, và các bạn nhỏ trong bài hát rất biết ơn và không bao giờ quên ơn các cô chú công nhân. Còn chúng mình thì sao? + Các bạn hãy thể hiện tình cảm và sự biết ơn của chúng mình tới các cô chú công nhân đi nào? 3. Góc học tập: Chào các bạn, các bạn đang làm gì vậy? + Rất nhiều đồ dùng học tập ở đây? + Đây là cái gì? Bút dùng để làm gì? + Bút là là bút gì? Ai thường dùng bút này? + Còn các con các con thường dùng bút gì để viết? + Còn đây là cái gì? Chúng được dùng để làm gì? + Các bạn hãy tiếp tục khám phá những đồ dùng này và cùng xem chúng có ích như thế nào đối với việc học tập của chúng ta nhé! 4. Góc xây dựng: + Các bác thợ xây ơi, các bác lao động vất vả từ sáng tới giờ chắc các bác mệt lắm rồi, các bác nghỉ ngơi một chút đi, dừng tay nói chuyện với tôi một lát. + Công trình này các bác đang thi công là công trình gì vậy? + Ai là người thiết kế công trình trường học này vậy? + Theo thiết kế thì các bác sẽ xây dựng mấy phòng học? + Khu vực nhà ở cho học sinh các bác sẽ xây ở chỗ nào? + Xung quanh khuôn viên trường các bác sẽ xây gì thêm nữa không? + Vâng cảm ơn các bác, các bác lại tiếp tục công việc của mình đi, tôi sẽ sang góc phân vai và đặt cơm cho các bác nhé, tý nữa hết giờ các bác sang đó để ăn cơm trưa nhé! 5. Góc thiên nhiên: Chào các con, các con đang làm gì với những cây hoa này vậy? + Để cho hoa phát triển tốt và luôn ra hoa thì chúng mình phải chăm sóc thường xuyên có như thế cây mới mau lớn và phát triển tốt phải không nào? + Con được phân công làm gì vậy? + Còn con con đang làm công việc gì vậy? + Ai có nhiệm vụ tưới nước cho cây? Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi. c. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về các công trình truờng học mà các cô chú công nhân xây dựng vừa xây dựng xong. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Phần V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA I. Hướng dẫn thao tác rửa tay:.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 1. Mục đích - Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay. * Kỹ năng: - Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước. * Thái độ: - Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. - NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau tay sạch - Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn. 3. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan” - Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì? - Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì? - Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì? - Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay: + Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dưới vòi nước sạch làm ướt. + Bước 2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau tạo bọt. + Bước 3: Dùng tay trái xoay rửa cổ tay phải và ngược lại. + Bước 4: Dùng lòng bàn tay và các ngón tay trái xoay rửa các ngón tay phải và ngược lại. + Bước 5: Dùng lòng bàn tay trái trà rửa lên mu bàn tay phải và ngược lại + Bước 6: Dùng các ngón tay trái trà rửa kẽ ngón tay phải và ngược lại. + Bước 7: Chụm các ngón tay trái xoáy vào lòng bàn tay phải và ngược lại. - Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước. - Cho trẻ phát âm tiếng việt các từ, câu ngắn kết hợp với thực hiện quy trình rửa tay. - Cho trẻ rửa tay lần lượt 2 trẻ 1 lần, cô bao quát, hướng dẫn trẻ rửa tay và lâu khô tay. Nhắc trẻ không vẩy nước và làm tràn nước ra ngoài. II. Tổ chức ăn trưa: 1. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn sạch gọn, không rơi cơm. Biết kể tên món ăn trong bữa ăn, biết lợi ích của việc ăn đủ chất. - Rèn thói quen văn minh trong ăn uống, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 2. Chuẩn bị: - Bàn, ghế, khăn tay sạch, đĩa đựng cơm rơi (mỗi bàn 1 khăn, 1 đĩa). - Bát thìa, cơm, thức ăn cho mỗi trẻ. 3. Tổ chức hoạt động: - Cô cùng trẻ giải chiếu, cho trẻ ngồi vào chiếu, cô chia cơm cho trẻ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ăn”. - Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện, nô đùa khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi. Trẻ mời cô ăn cơm và bạn ăn cơm. - Cô quan sát động viên trẻ ăn hết cơm. - Trẻ ăn xong cho trẻ tự cất bát cơm, cô cùng trẻ kê dọn chiếu. - Cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đánh răng, lau mặt. III. Hướng dẫn thao tác đánh răng: 1. Mục đích - Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết cách đánh răng sạch sẽ theo quy trình. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16). - Kỹ năng: Rèn thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. - Thái độ: Giáo dục trẻ đánh răng để phòng tránh sâu răng, giúp hàm răng luôn chắc khỏe. 2. Chuẩn bị: - Bàn chải đánh răng, cốc đựng nước (mỗi trẻ 1 cốc).Nước sạch, kem đánh răng. 3. Tổ chức hoạt động: - Bước 1: Lấy nước sạch vào cốc lấy 1 lượng kem vừa đủ (bằng hạt ngô) lên mặt của bàn chải răng. Tay trái cầm cốc nước, tay phải cầm bàn chải. - Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước làm ướt, ngụm 1 ngụm nước nhỏ súc miệng và nhổ ra. - Bước 3: Thực hiện các bước chải răng theo quy trình. - Bước 4: Rửa bàn chải, lau miệng và cất vào nơi quy định. Phần VI : HOẠT ĐỘNG CHIỀU Thứ 2: Đọc thơ “Cô giáo của em” Thứ 3: Ôn bài hát “Cháu yêu cô chú công Thứ 4: Chơi ở các góc. Thứ 5: Đọc thơ “Em cũng là cô giáo” Thứ 6: Hát “Cô giáo” I. Mục đích - Yêu cầu: -Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc ôn các bài hát và đọc các bài thơ có trong chủ điểm và được ôn lại những kiến thức cũ của buổi sáng mà trẻ được học. Ôn bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, hát “Cô giáo” và đọc các bài thơ “Cô giáo của em” và “Em cũng là cô giáo” - Trẻ biết thao tác đo độ dài một đối tượng, biết cách đo chiều dài của bàn ghế trong lớp học..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm các bài thơ và nhớ tên các bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hát rõ lơì bài hát và biểu diễn hồn nhiên. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ “Cô giáo của em” và “Em cũng là cô giáo” - Đầu đĩa, Đĩa nhạc và Nội dung bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và bài “Cô giáo”. Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ để trẻ thể hiện và biểu diễn. - Dụng cụ thước đo, phấn để trẻ thực hiện thao tác đo chiều dài của bàn, ghế. III. Tiến hành: Thứ 2: Đọc thơ “Cô giáo của em” -Khi đến trường chúng mình được gặp ai? Cô giáo dạy các con những gì? - Chúng mình có yêu quý cô giáo không? - Cô gíao có một bài thơ nói về công việc hàng ngày của các cô giáo, và khi trẻ đến trường được học biết bao nhiêu điều thú vị và các bạn nhỏ ấy rất yêu cô giáo của mình, chúng mình đã đoán được đó là bài thơ gì chưa? Đó chính là bài thơ “Cô giáo của em”. - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ 2 - 3 lần kèm tranh minh hoạ. + Chúng mình vừa được nghe cô giáo đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói đến ai? + Đến lớp các bé được cô giáo dạy những gì? - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về những cô giáo của em, hàng ngày đến trường các bé được học biết bao điều thú vị: được học hát, học múa, học các bài học bổ ích và cô dạy chúng mình có thói quen những hành vi thường ngày trong cuộc sống: Như xếp hàng cho thật thẳng, nói những điều hay ý đẹp và ngoan ngoãn, lễ phép với những người lớn tuổi xung quanh mình. Chính vì thế mà mỗi chúng ta các con phải chăm ngoan học giỏi để không phụ công dạy dỗ của các cô giáo các con có đồng ý không nào? - Cả lớp đọc cùng cô 4 - 5 lần - Tổ: 3 tổ đọc luân phiên nhau. - Nhóm: 2 -3 nhóm đọc - Cá nhân: 5 - 6 trẻ đọc. Thứ 3: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: + Cô hát 3 - 4 lần - Cô vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói đến những cô chú thợ gì? - Chúng mình hãy thể hiện sự yêu mến và kính trọng các cô chú thợ xây, cô thợ may qua bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” nhé! + Cho tập thể hát 4 - 5 lần + Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc: 3 tổ + Nhóm thể hiện với nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”- 3 nhóm..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> + Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ. Thứ 4: Chơi ở các góc. + Các con ơi! Hôm nay chúng mình học rất giỏi nên cô sẽ cho chúng mình chơi đồ chơi ở các góc nhé. Cho trẻ về góc mà trẻ chọn ,cô tham gia chơi cùng trẻ ,động viên giúp đõ trẻ ,bao quát trẻ. Thứ 5: “Em cũng là cô giáo” Các con ơi, bạn nào giỏi kể cho cô và cả lớp cùng nghe trong xã hội chúng mình có những nghề nào? + Sau này lớn lên chúng mình ước mơ được làm nghề gì? + Cô biết có một bạn nhỏ, bạn ấy ước làm rất nhiều nghề? Chúng mình cùng lắng nghe xem bạn nhỏ ấy ước làm những nghề gì nhé! +Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ 2 - 3 lần kèm tranh minh hoạ. + Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? + Bài thơ nói về điều gì? + Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ là những nghề nào? - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ đã thể hiện được những ước mơ, nhứng khát vọng của một bạn nhỏ về những dự định trong tương lai như bạn ước được làm nghề: Thợ xây, Thợ mỏ, thợ hàn, làm bác sĩ thầy thuốc, làm cô giáo… Bạn nhỏ của chúng mình đã có những ước mơ rất cao đẹp phải không các con? bạn ước mơ những ngành nghề trong xã hội, những nghề đều có ích và mang lại hạnh phúc và niềm vui cho mọi người vì được lao động. Còn ước mơ của chúng mình thì sao, chúng mình có ước mơ giống với bạn nhỏ ấy không? - Cả lớp đọc cùng cô 4 - 5 lần - Tổ: 3 tổ đọc nối tiếp nhau theo nhịp tay của cô. - Nhóm: 2 - 3 nhóm đọc - Cá nhân: 5 - 6 trẻ đọc. Thứ 6: Hát “Cô giáo” Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: + Cô hát 3 - 4 lần - Cô vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói đến ai? - Cô giáo được ví như ai? - Chúng mình có yêu quý cô giáo không? - Chúng mình hãy thể hiện sự yêu mến và kính trọng cô giáo bằng những lời ca tiếng hát trong trẻo thân thương và tình cảm của chúng mình dành cho cô giáo qua bài hát “Cô giáo” nhé! + Cho tập thể hát 4 - 5 lần + Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc: 3 tổ hát luân phiên theo nhịp tay của cô giáo. + Nhóm thể hiện với nhạc bài hát “Cô giáo” - 3 nhóm. + Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> * Chơi ở các góc- Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Cô giới thiệu các góc chơi. - Cho trẻ nhận góc chơi. - Hỏi ý định của trẻ. - Cho trẻ về góc chơi, cô quan sát gợi ý trẻ chơi . Cho trẻ giao lưu giữa các góc , - Trẻ giới thiệu sản phẩm mình tạo ra. - Cô và trẻ cùng nhận xét góc chơi - Cho trẻ cất dọn đồ chơi. * Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp. - Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ. - Cô giáo dục trẻ. - Cô phát phiếu bé ngoan./. ______________________________________. Ngày soạn:04/ 11/ 2017. Ngày dạy: Thứ 2/ 07 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực : Phát triển thể chất Tên lĩnh vực: BẬT LIÊN TỤC 4 - 5 VÒNG THỂ DỤC I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết bật chụm chân liên tục qua 4 -5 vòng, không chạm chân vào vòng, không dẫm lên vòng..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận động, sự dẻo dai và sức bền của cơ thể. - Rèn kĩ năng quan sát. 3. Thái độ: Trẻ mạnh dạn tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật tốt và yêu thích môn học II. Chuẩn bị: - Cô : 10 vòng thể dục, hoa nhựa. - Trẻ : Trang phục gọn. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Cô và trẻ đọc bài thơ “Cô giáo của em” và Trò chuyện hỏi trẻ: - Trẻ đọc cùng cô! (3-5 phút) + Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói đến ai? - Trẻ trả lời! + Trong bài thơ cô giáo đã làm những công việc gì chăm sóc bé? + Hàng ngày đến lớp chúng mình thấy cô giáo làm những công việc gì? + Cô giáo yêu thương chúng mình như những người con, còn chúng mình chúng mình yêu quý cô giáo như thế nào? + Sau này lớn lên chúng mình ước được làm nghề gì? À, mỗi bạn đều có những ước mơ làm những ngành nghề khác nhau, vậy thì ngay từ bây giờ các con phải ngoan, học thật - Trẻ lắng nghe! giỏi thì sau này chúng mình mới trở thành những cô giáom những chú công an… Nhưng để học giỏi được trước hết các con phải có sức khoẻ tốt phải không nào? Hoạt động 2 Nào bây giờ chúng mình cùng khởi động Khởi động cho cơ thể ấm lên nhé. (5 - 6 phút) Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi chậm, đi nhanh, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm - Trẻ khởi động theo và về hàng. cô! b. Trọng động: * Bài tập phát triển chung : 1. Tay 3: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. 2. Chân 3: Từng chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang. 3. Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> bên. Hoạt động 3 Trọng động (15 - 22 phút). Hoạt động 4 Hồi tĩnh. 4. Bật 5: Bật lên trước, lùi lại sang bên. * Vận động cơ bản : - Cô giới thiệu tên bài “Bật liên tục qua 4-5 vòng” - Cô tập mẫu lần 1 : Hoàn chỉnh. - Trẻ lắng nghe! - Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác : - Trẻ quan sát! TTCB : 2 tay thả xuôi, chân khép, khi có hiệu lệnh tay chống hông, gối hơi khuỵu để lấy đà bật liên tục qua các vòng, chạm đất - Trẻ quan sát và lắng nghe! nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân - Cô mời 1- 2 trẻ khỏ thực hiện mẫu. - Trẻ khá thực hiện - Lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện - Lần lượt trẻ lên - Trẻ tập: 2 đội thi đua nhau bật kết hợp thực hiện - Hai tổ thi đua nhau mang hoa lên tặng cô giáo, đội nào có số hoa nhiều hơn là đội đó chiến thắng, trong khi bật đội nào bị dẫm phải vòng thì coi số hoa đó sẽ không được tính. * Trò chơi vận động : “Mèo đuổi chuột” - Trẻ lắng nghe cô - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho phổ biến cách chơi, trẻ chơi 4 - 5 lần. luật chơi. * Hồi tĩnh: - Trẻ đi nhẹ nhàng 1- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng. 2 vòng rồi vào lớp.. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát và trò chuyện về công việc của cô giáo. 2. Trò chơi vận động: - Lộn cầu vồng. 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Cô giáo, bán hàng, nấu ăn. 2. Góc XD: Xây dựng trường học với các lớp học và nhà ở cho hs. 3. Góc HT: QS và kể tên các đồ dùng phục vụ dạy và học của cô và của trẻ D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Cháu yêu cô chú công nhân * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ........................................................................................................................ Hoạt động 4 Tuy nhiên còn một số bạn hơi chậm,lần Thao tác đo độ sau con cố gắng nhé. dài một đối Kết thúc cho trẻ mang tranh về góc. tượng (2 – 3 phút).

<span class='text_page_counter'>(79)</span> B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Kể tên các đồ dùng học tập, đồ chơi hàng ngày của trẻ. 2. Trò chơi vận động: Kéo co. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Đóng vai làm cô giáo. 2. Góc XD: Xây dựng trường học với các lớp học và nhà ở cho hs. 3. Góc HT: Tô mầu một số đồ dùng học tập. D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Đọc thơ “Cô giáo của em” * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:................................................................................... ...................................... ....................................................................................................... - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... Ngày soạn: 06 / 11 / 2017.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Ngày dạy: Thứ 4, 09 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ Tên lĩnh vực: BÉ TÀI NĂNG (Em cũng là cô giáo) I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kĩ năng đọc diễn cảm bàithơ. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, yêu quý cô giáo và vâng lời cô giáo, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. II. Chuẩn bị: -Tranh minh họa cho bài thơ. III. Tổ chức hoạt động : Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 * Cô và trẻ đọc thơ “Bàn tay cô giáo” và hỏi Trò chuyện trẻ: - Trẻ đọc bài thơ cùng (3 – 5 phút) - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? với cô! - Bài thơ nói đến ai? - Trẻ trò chuyện với - Bàn tay cô giáo đã làm những điều gì cô về bài thơ! cho bé? Bàn tay cô giáo đã làm biết bao nhiêu điều cho các bé phải không nào: Cô vá áo cho chúng mình này, cô tết tóc cho chúng mình nữa này và cô còn làm biết bao điều - Trẻ chú ý lắng nghe! khác cho chúng mình nữa phải không nào? Chính vì thế mà các con phải ngoan nghe lời cô giáo và phải học thật giỏi các con đồng ý không nào? Hoạt động 2 Bé yêu thơ *Dạy trẻ: (7 – 10 phút) - Các con ạ! Đến trường các con không chỉ được học tập và vui chơi, không những - Trẻ lắng nghe! vậy chúng mình còn được sự quan tâm chăm sóc của các cô giáo dành cho chúng mình, các cô lo cho chúng mình từng bữa ăn giấc ngủ và bất cứ ở vị trí nào thì các cô giáo ở trường luôn là người mẹ hiền thứ 2 - Trẻ chú ý lắng nghe! của các bé. + Lần 1: Cô đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “Em cũng là cô giáo” của nhà thơ Thu Thủy + Bạn nào nhắc lại cho cô và cả lớp cùng biết xem cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ của nhà thơ nào? + Lần 2: Kèm tranh minh họa - Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “Em cũng là cô giáo”. Bài thơ mà tác giả Lê Ngân sáng tác là để dành tặng cho các cô cấp dưỡng, người mà đã mang lại cho chúng mình những bữa ăn ngon miệng và nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo cho chúng mình có sức khỏe hoạt động trong cả ngày đấy. - Các cô giành tất cả tình thương của mình dành cho tuổi thơ của các bé, ngày qua ngày cứ hai buổi như thế cô luôn mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các bé: Em cũng là cô giáo Ngày hai buổi đến trường Giành tất cả tình thương Cho tuổi thơ của bé + Công việc của các cô cấp dưỡng là gì? + Các cô đối với chúng mình như thế nào? Các cô luôn mong cho các con luôn được mạnh khỏe, nhìn các con ăn ngon miệng các cô thấy rất vui, cô thấy hạnh phúc và ấm tình cô và trẻ. Nhìn bé ăn vui vẻ Ngon miệng và vệ sinh Dù nóng lạnh bên mình Ấm tình cô với bé + Nhìn các bé vui vẻ như vậy, các cô như thế nào? Ngày qua ngày như vậy, cô thấy bé lớn mỗi ngày, mỗi ngày là một ngày vui và thấy bé khỏe, bé ngoan như vậy cô cũng thấy ấm lòng và như được động viên cổ vũ, niềm yêu nghề của cô nhiều hơn. Ngày qua ngày như thế Chăm bé khỏe, bé ngoan + Hàng ngày, các cô chăm cho bé từng bữa ăn giấc ngủ và các cô như thế nào khi được nhìn chúng mình ngoan, lễ phép, biết. - Trẻ nhắc lại theo yêu cầu của cô!. - Trẻ quan sát và lắng nghe!. - Trẻ lắng nghe! - Trẻ trả lời cô!. -Trẻ lắng nghe!. -Trẻ trả lời!. -Trẻ lắng nghe!. -Trẻ lắng nghe và trả lời!.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Hoạt động 3 Bé tài năng. (10 – 15 phút). Hoạt động 4 Kết thúc. chào hỏi như vậy. Dù ở vị trí nào, dù làm công việc gì, nhưng vẫn được chăm sóc các bé thì các cô vẫn luôn yêu thương các bé như con của mình. Và các bé cũng vậy nhé, các con phải luôn nhớ và biết ơn các cô cấp dưỡng nhé, các cô ấy cũng là cô giáo đấy. Bục giảng hay bếp than Bé luôn chào cô giáo Bài thơ nói đến nghề của các cô giáo mầm non nhưng ở bộ phận nấu cơm hàng ngày cho các bé ngày 2 buổi, bữa trưa và bữa chiều. Dù các cô không được đứng lớp, nhưng các cô vẫn luôn quan tâm đến chúng mình và các cô luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất dành cho chúng mình. Nào các con hãy cùng thể hiện tình cảm của chúng mình dành cho các cô ấy nhé!. -Trẻ lắng nghe!. -Trẻ lắng nghe!. - Cả lớp đọc cùng cô giáo 4 -5 lần. -Tổ đọc nối tiếp nhau. - 2 - 3 nhóm lên đọc. -5-6 cá nhân trẻ đọc. + Trẻ đọc: -Trẻ đọc bài thơ và ra - Cô và trẻ đọc 4 – 5 lần. ngoài. - Tổ đọc luân phiên theo nhịp tay của cô: Cô chỉ đến tổ nào thì tổ đó có nhiệm vụ đọc tiếp đoạn thơ mà đội bạn vừa đọc. - Nhóm: 2 – 3 nhóm đọc - Nhiều cá nhân trẻ đọc.. - Cô và trẻ đọc bài thơ “Em cũng là cô giáo” và ra ngoài! B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Vẽ quyển vở, cái bút. 2. Trò chơi vận động: Thi xem. Ai nói đúng. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Cô giáo, bán hàng, nấu ăn. 2. Góc XD: Xây dựng trường học với các lớp học và nhà ở cho hs. 3. Góc HT: QS và kể tên các đồ dùng phục vụ dạy và học của cô và của trẻ D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> * Chơi ở các góc. * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:................................................................................... ...................................... ....................................................................................................... - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ...................................................................................................................... ________________ Ngày soạn: 07 / 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 5, 10 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực : Phát triển nhận thức Tên lĩnh vực: THAO TÁC ĐO ĐỘ DÀI MỘT ĐỐI TƯỢNG I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ biết thao tác đo độ dài một đối tượng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh. - Phát triển tư duy với thao tác đo độ dài một đối tượng. 3. Thái độ: Trẻ yêu thích bộ môn học. II. Chuẩn bị: -Một 1 thanh gỗ, một băng giấy dài bằng 5 lần thanh gỗ. Phấn viết đủ cho mỗi trẻ và cô, của cô kích thước băng giấy lớn hơn. III. Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 * Cô giáo của em.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Trò chuyện. (2 – 3 phút). Cô và trẻ đọc bài thơ “Bàn tay cô giáo” và hỏi trẻ: + Chúng mình vừa được đọc bài thơ gì? -Trẻ đọc cùng cô! + Bài thơ nói về ai? + Đôi bàn tay của cô giáo đã làm những -Trẻ trả lời! gì cho bé? + Cô rất yêu thương chúng mình và cô quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ. Chính vì thế các con phải ngoan, học giỏi và phải biết vâng lời cô giáo như thế cô giáo mới luôn vui, các -Trẻ lắng nghe! con đồng ý không nào? Hoạt động 2 * Em làm chú thợ: Ôn nhận biết Phần 1: Mục đích đo mục đích phép - Các con rất giỏi,cô quyết định thưởng đo cho lớp chúng mình một trò chơi. (3 – 5 phút) Trò chơi… trò chơi! Trò chơi “Thi ai bật xa”. Lần lượt hai -Trẻ thi bật và kiểm tra bạn lên chơi, các bạn sẽ cùng thi xem bạn kết quả cùng với cô. nào bật xa hơn bằng cách kiểm tra bằng các ô gạch ô vuông trên sàn nhà. Kết quả của mỗi bạn bật xa sẽ được phát bằng thẻ số tương ứng. Đến cuối trò chơi chúng ta sẽ giơ thẻ số tương ứng với kết quả của mình lên. Bạn nào có thành tích cao nhất sẽ được thươnge 1 bông hoa điểm 10. Hoạt động 3 Phần 2: Thao tác đo Thao tác đo độ + Cả lớp xem cô có gì đây? dài một đối + Băng giấy của cô có màu gì? - Băng giấy ạ! tượng + Và cô có gì đây nữa? Bây giờ để biết - Màu đỏ ạ! (5 – 7 phút) được chiều dài của băng giấy dài bằng - Thanh gỗ ạ! mấy lần chiều dài của thanh gỗ này chúng mình cùng quan sát cô thực hiện thao tác đo nhé! + Cô làm mẫu và phân tích: Tay trái cô cầm thanh gỗ, tay phải cô cầm phấn. Cô đo từ trái qua phải. Cô đặt thanh gỗ trùng khít lên băng giấy, một đầu của thanh gỗ -Trẻ quan sát lắng nghe trùng khít với đầu của băng giấy. Sau đó cô đo và phân tích cách vạch phấn sát với đầu kia của thanh gỗ, đo. nhấc thanh gỗ lên, rồi lại đặt tiếp thanh gỗ lên băng giấy, một đầu của thanh gỗ trùng với vạch phấn, cô lại dùng phấn và vạch vào đầu kia của thanh gỗ, và cô đo thêm.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> được một đoạn nữa của băng giấy rồi. Cứ như vậy, cô đo hết được chiều dài của -Trẻ đếm và kiểm tra băng giấy. kết quả. + Cô đã đo xong chiều dài của băng giấy rồi. Chúng mình cùng kiểm tra kết quả với cô nhé, chúng mình cùng đếm xem có tất -Trẻ chọn thẻ số 5 và cả bao nhiêu vạch phấn nhé! gắn số tương ứng. + Như vậy, 5 vạch phấn tương ứng với chiều dài của băng giấy, băng giấy lúc này - Trẻ khá lên thực hiện. có chiều dài bằng 5 lần thanh gỗ. Và sẽ Hoạt động 4 tương ứng với số mấy. Bạn nào chọn giúp Bé làm chú thợ cô số 5. -Trẻ lấy rổ và quan sát (8 – 10 phút) Trẻ thực hiện: đồ dùng trong rổ. + Mời một trẻ khá lên thực hiện. - Các con ơi! Chúng mình rất giỏi chính vì vậy mà các con đã được thưởng những rổ quà đấy, chúng mình rổ đằng sau mau -Trẻ thực hiện thao tác mau đưa về trước nào? đo độ dài của băng giấy. - Trong rổ của các con có gì? + Các con hãy cùng nhau đo và kiểm tra kết quả chiều dài băng giấy của chúng mình xem chúng có chiều dài bằng bao nhiêu thanh gỗ và đo xong chúng mình -Trẻ đo bàn, ghế ngồi Hoạt động 5 cùng tìm và gắn thẻ số tương ứng với của trẻ. Luyện tập, chiều dài nhé. củng cố Phần 3: Luyện tập (5 – 7 phút) Bây giờ các con hãy cùng đo chiều dài -Trẻ hát và đi ra ngoài! của cái bàn, cái ghế xem chúng có chiều dài như thế nào nhé? Kiềm tra kết quả bằng việc đếm số vạch phấn. Hoạt động 6 - Cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định Kết thúc và hát “Tập đếm” và ra ngoài! B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Kể tên các đồ dùng học tập, đồ chơi hàng ngày của trẻ. 2. Trò chơi vận động: Thi xem. Ai nói đúng. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Cô giáo, bán hàng, nấu ăn. 2. Góc NT: Biếu diễn bài hát có trong chủ điểm: Bác đưa thư vui tính, cháu yêu cô chú công nhân… 3. Góc TN: Chăm sóc cây xanh D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Em cũng là cô giáo * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... **************************************** Ngày soạn: 08/ 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 6, 11 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển: Tình cảm xã hội Tên lĩnh vực: TRÒ CHUYỆN CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA CÔ GIÁO I. Mụcđíc - Yêu cầu: 1. Kiến thức: Tẻ biết được công việc hàng ngày ở lớp của cô giáo. - Trẻ hiểu được 1 số hoạt động của cô làm hàng ngày ở lớp 2. Kĩ năng: Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, tư duy cho trẻ. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý và tôn trọng cô giáo II. Chuẩn bị: - Cô: +Tranh ảnh về 1 một số hoạt động của cô ở trường.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Trẻ: + một số đồ dùng của cô giáo để phục vụ cho việc day học III. Tổ chức hoạt động : Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 * Cho trẻ đọc bài “Bàn tay cô giáo” Trò truyện + Lớp chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Trẻ đọc thi (3 – 5 phút) + Bài thơ nói về ai? - Bàn tay cô giáo + Hàng ngày ở lớp các con thấy cô giáo - Nói về cô gáo thường làm những công việc gì? + Giờ ăn cô giáo làm công việc gì? - dạy trẻ học và + Ở lớp cô dậy các con học những gì? chăm sóc trẻ. - Cho trẻ rửa tay, chia + Ở lớp cô dạy các con học hát, đọc thơ, cơm cho trẻ … kể chuyện, dạy vẽ, dạy học chữ, học - Tập thể dục, học đọc số… thơ ,kể truyện ,hát, học chữ cái ,chữ số… + Ai giỏi hãy đọc chữ và số mà cô đã dạy chúng mình nào? + Đến lớp các con được cô giáo dạy những bài thơ gì bạn nào giỏi đọc cho cô và các bạn nghe nào? - Trẻ trả lời + Ngoài ra con được cô dạy con hát những bài gì nữa? - Trẻ đọc thơ +Ước mơ sau này lớn lên con làm nghề - Trẻ hát Hoạt động 2 gì? Tìm hiểu bài mới * Bài mới (18 – 20 - Cô cho trẻ quan sát tranh truyện về một phút) số hoạt động của cô giáo. + Tranh cô giáo đang đón trẻ + Tranh cụ giỏo cho trẻ ăn + Tranh Cô dạy học - Trẻ trả lời + Tranh cô cho trẻ ngủ - Cô đàm thoại với trẻ về từng công việc.Của từng bức tranh + Trẻ quan sát và nói lên nhận xét từng nội dung bức tranh + Con có yêu cô giáo của con không? Vì sao? * Các con ạ cô giáo là người mẹ hiền thứ - Trẻ trả lời 2 của các con đấy ở lớp cô giáo đã thay mẹ chăm sóc các con từng bữa ăn giấc ngủ , cô còn dạy cho các con những điều.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> hay lẽ phải. Biết giao tiếp ứng sử với mọi người… - Trẻ hát * Để tỏ lòng yêu quí cô giáo cô cùng các con hát bài “Cô giáo” nào. + Thế bây giờ các con có thích chơi đóng - Trẻ thể hiện vai Hoạt động 3 vai cô giáo không? chơi Chơi đóng vai cô giáo * Cho trẻ chơi trò chơi “Làm cô giáo” (5 – 8 phút) - Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ chơi - Trẻ vẽ chân dung cô trò chơi. giáo Hoạt động 4 - Cô cho trẻ lờn đóng vai cô giáo dạy học Kết thúc Cô cho trẻ đọc thơ “Cô giáo của em” về góc vẽ chân dung cô giáo. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát và trò chuyện về công việc của cô giáo. 2. Trò chơi vận động: Thi xem. Ai nói đúng. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Cô giáo, bán hàng, nấu ăn. 2. Góc XD: Xây dựng trường học với các lớp học và nhà ở cho hs. 3. Góc HT: QS và kể tên các đồ dùng phục vụ dạy và học của cô và của trẻ D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Hát “Cô giáo”. * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ..............

<span class='text_page_counter'>(89)</span> - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... CHỦ ĐỀ III : NGHÀNH NGHỀ NHÁNH: CHÚ BỘ ĐỘI Thời gian: Tuần 4 (Từ ngày 14/ 11 / 2017 - 18/ 11 / 2017) A. MỤC TIÊU 1. Phát triển nhận thức. - Trẻ biết được bộ đội là một nghề trong xã hội, biết được công việc hàng ngày của các chú bộ đội, trẻ biết được trang phục của các chú và biết được từng lĩnh vực của các chú: Bộ đội biên phòng canh giữ sự bình yên của bà con vùng biên giới, Lính hải quân canh giữ miền hải đảo xa xôi. Biết được sự vất vả, gian khổ của các chú vì sự bình yên của đất nước. - Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. - Rèn kĩ năng so sánh. 2. Phát triển thể chất. -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo). - Trẻ thể hiện được sự khéo léo chuyền bắt bóng qua đầu thật khéo mà không bị rơi. - Phát triển khả năng vận động cho từng trẻ. 3. Phát triển ngôn ngữ. - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của tác giả “Vũ Thùy Dương”, trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ đọc thuộc bài thơ, thể hiện khả năng đọc thơ qua việc đọc diễn cảm bài thơ. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ không ngọng. 4. Phát triển thẩm mĩ. - Trẻ biết sử dụng các màu cơ bản, biết phối màu hợp lý và biết cách tô màu không để màu chờm ra ngoài. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> - Rèn kĩ năng cầm bút, kĩ năng tô màu, rèn tư thế ngồi đúng khi trẻ ngồi vẽ. - Phát triểm tính thẩm mĩ cho trẻ. 5. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội. - Trẻ biết được công việc các chú bộ đội, trẻ thể hiện được tình cảm của mình bằng lời ca tiếng hát qua bài hát “Cháu thương chú bộ đội”. Nhạc sĩ “Hoàng Văn Yến”, trẻ thuộc và hát rõ lời bài hát. - Trẻ yêu quý và kính trọng các chú bộ đội và trẻ có ước mơ được làm chú bộ đội.. B. NỘI DUNG Phần I: ĐÓN TRẺ Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. Tuyên truyền phụ huynh chú ý sức khoẻ trẻ trong mùa đông, mặc ấm cho các cháu khi ra khỏi nhà. Phần II: THỂ DỤC SÁNG Hô hấp: 2, tay: 2, chân: 3, bụng: 3, bật: 2. I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng, phối kết hợp giữa tay, chân, toàn thân, rèn kĩ năng vận động. 3. Thái độ:Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật. - Cô chuẩn bị các động tác thể dục. - Đầu đĩa, nhạc bài “Chú bộ đội” - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. III. Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Khởi động. - Cô và trẻ cùng khởi động theo - Trẻ khởi động cùng cô lời bài hát “Tập thể dục buổi theo nhạc và theo khẩu sáng” và kết hợp đi các kiểu lệnh của cô. chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn - Trẻ về hàng tập thể dục chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 2. Trọng động. hàng để tập thể dục..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> - Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 1. Hô hấp 2 : Hít vào thở ra. Hoạt động 3 Hồi tĩnh. 2. Tay 2 : Đánh chéo hai tay ra phía trước, phía sau. (4 Lần x 8 nhịp) 3. Chân 2: Nâng cao chân, gập gối (4 Lần x 8 nhịp) 4. Bụng 2: Nghiêng người sang hai bên - Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ (4 Lần x 8 nhàng rồi vào lớp. nhịp) 5. Bật 2: Bật về các phía (4 Lần x 8 nhịp) * Hồi tĩnh: - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp. Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. HĐCCĐ: * Quan sát tranh và trò chuyện về chú bộ đội. * Bé tập làm chú bộ đội hành quân. * Quan sát thời tiết. * Bé tô mầu trang phục của các chú bộ đội. 2. TCCL: - Chạy tiếp cờ. - Tung bóng. - Nhảy ra, nhảy vào. 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, được quan sát thời tiết trong ngày và trẻ biết được một số cách dự báo thời tiết qua một số câu tục ngữ những bài học dân gian mà cha ông để lại. Trẻ được quan sát và trò chuyện với nhau về công việc hàng ngày của cô giáo vẫn thường làm. Trẻ kể được tên các dụng cụ học tập và đồ chơi hàng ngày của trẻ mà hàng ngày trẻ vẫn được học và được chơi. Trẻ biết sử dụng các nét đơn giản để vẽ được quyển vở, cái bút một đồ dùng học tập hàng ngày của trẻ. - Rèn kĩ năng quan sát, Ghi nhớ chú ý có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, trẻ yêu quý và kính trọng công việc của các cô giáo, trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, trẻ chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> II. Chuẩn bị: - Nội dung trò chuyện với trẻ. - Tranh ảnh các chú bộ đội hải quân, các chú bộ đội biên phòng đang hành quân, đang đi tuần tra biên giới. - Trang phục của các chú bộ đội. Phấn đủ cho mỗi trẻ. - Địa điểm quan sát và trò chuyện: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát, tạo không gian thoải mái khi trò chuyện. III.Tổ chức hoạt động. 1.Hoạt động có chủ đích a. Quan sát tranh và trò chuyện về chú bộ đội - Cô đọc câu đố: Ai nơi hải đảo biên cương Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn? + Đố chúng mình biết đó là ai vậy? - Đúng rồi, rất giỏi đó chính là chú bộ đội đấy? + Chúng mình biết gì về chú bộ đội? + Chúng mình có biết chú bộ đội trong câu đố cô vừa đố chúng mình là các chú bộ đội đanh làm nhiệm vụ gì và ở đâu không? - Đó chính là các chú bộ đội đang canh nơi miền hải đảo xa xôi, đầy sóng gió đấy các con ạ. + Cả lớp xem cô có gì đây? + Chú bộ đội đang làm gì? + Chúng mình thấy chú đứng gác trông rất là đẹp và rất là oai phong phải không trong bộ trang phục thật là đẹp phải không nào, chúng mình cùng quan sát xem bộ trang phục các chú đang mặc có màu gì? + Trên đầu chú có gì? + Quần áo của các chú còn có gì ở trên cầu vai vậy? + Trên vai chú còn có gì đây? + Ngoài công việc phải đứng gác ra chúng mình còn biết gì về những công việc khác nữa? + Chúng mình cùng quan sát cô có bức tranh nói về các chú bộ đội đang làm gì đây? - Các con ạ! Các chú bộ đội rất vất vả, công việc của các chú rất gian khổ và nguy hiểm nhưng các chú vẫn hiên ngang, bất khuất, bất chấp tất cả hy sinh vì Tổ Quốc, vì nền hòa bình của dân tộc Việt Nam, nhờ ơn các chú mà chúng ta mới có được như ngày hôm nay, mới được vui chơi học hành, được sống trong sự hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Chính vì thế chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của các chú bộ đội, chúng mình phải yêu quý và kính trọng các chú bộ đội. + Lớp chúng mình, ai ước mơ sau này lớn lên được làm chú bộ đội thì ngay từ bây giờ chúng mình phải ngoan và học thật giỏi các con có đồng ý không nào? b. Bé tập làm chú bộ đội hành quân - Các con ơi! Các con xem cô có gì đây? + Bức tranh này vẽ các chú bộ đội đang làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> + Khi hành quân các chú trong như thế nào? Các chú phải đeo balô này, vác súng trên vai này, và những bước đi của các chú rất mạnh mẽ và nhanh lẹ. Chúng mình có muốn tập làm những chú bộ đội đang hành quân không? - Hôm nay, cô con mình sẽ cùng tập làm chú bộ đội hành quân nhé! Nào tất cả các con lên đường. - Cả lớp chú ý, 3 hàng dọc tập hợp. - Cả lớp nghiêm, nghỉ. Lấy đầu hàng làm chuẩn dãn cách nhau một cánh tay. - Tất cả chú ý, tất cả đi đều bước theo nhịp đếm 1..2, và khi đi chú mình vung mạnh hai tay sang hai bên và đồng thời nâng cao chân, tay nọ chân kia. Chúng mình quan sát cô đi mẫu một lần nhé! - Nào tất cả các chiến sĩ tý hon của chúng ta cùng lên đường hành quân nào? - Các chú bộ đội của chúng ta đã mệt chưa? Các con thấy hành quân rất vất vả phải không nào, các chú bộ đội không chỉ đơn giản là hành quân như thế này đâu các chú còn phải hành quân rất vất vả vượt qua bao thác ghềnh, rừng núi trùng điệp để rèn luyện sức khỏe và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ trong mọi trường hợp. Rất vất vả nhưng các chú vẫn vui vẫn yêu đời, vẫn hăng say vì công việc và vì sự hòa bình của đất nước. c. Quan sát thời tiết + Các con ơi! Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi chính vì vậy cô quyết định thưởng cho chúng mình một cuộc dạo chơi ngoài sân trường chúng mình có thích không? Chúng mình cùng quan sát xem hôm nay ngoài sân trường thế nào? Mùa đông đến rồi, và chúng ta đang phải chịu cái lạnh của sương muối lên trời rất lạnh và buốt nữa, nên trước khi ra ngoài sân trường chúng mình hãy cùng kiểm tra lại trang phục đã mặc đủ ấm chưa để đảm bảo sức khoẻ tránh bị cảm lạnh, cảm cúm về mùa đông. + Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây? + Chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé! + Hôm nay, thời tiết rất đẹp phải không nào? Chúng mình thấy thời thiết hôm nay như thế nào? + Bầu trời hôm nay như thế nào? - Bầu trời cao và trong xanh, ánh mặt trời le lói sưởi ấm chúng ta trong cái lạnh buốt của sương muối. + Mây như thế nào? + Chúng mình có thấy gió không? Gió mạnh hay gió nhẹ? + Chúng mình thấy thế nào? Các con có lạnh không? +À, trời lạnh rồi nên khi chúng mình ra đường thì chúng mình phải mặc quần áo ấm, quàng khăn để giữ cho cơ thể được ấm áp, giữ cho cổ họng của chúng mình không bị ho này, Bịt khẩu trang để giữ ấm phần miệng và mũi của chúng mình tránh cảm cúm khi thời tiết lạnh như thế này? Và chúng mình phải đội mũ để làm gì? Để giữ ấm cho cái đầu phải không nào? Còn tay chúng mình phải đi cái gì để giữ ấm đôi bàn tay? Còn chân thì sao, chúng mình cũng phải đi tất, giầy thật ấm để giữ ấm cho đôi chân nhé!.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> + Chúng mình còn nhớ những câu cac dao, tục ngữ mà giờ trước cô đã dạy chúng mình về cách dự báo thời tiết không, nào cả lớp cùng đọc to nhé. “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi” hay câu “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm”. d. Bé tô mầu trang phục của các chú bộ đội - Cả lớp xem cô có gì đây? - Bộ quần áo này có màu gì? - Chúng mình có biết bộ quần áo này là trang phục của ai không? - Cô không chỉ có bộ quần áo của các chú như thế này đâu, cô còn có gì đây? - Bức tranh này vẽ gì? - Quần áo của chú bộ đội có màu gì? - Chúng mình có muốn vẽ được bộ quần áo của chú bộ đội không? - Cô phát phấn cho mỗi trẻ và cho trẻ vẽ - Cô quan sát động viên trẻ vẽ + Con vẽ quần áo cho chú bộ đội như thế nào? + Quần áo chú có màu gì? + Cô giúp những trẻ chưa vẽ được - Cô nhận xét bao quát cả lớp. 2. TCCL: - Chạy tiếp cờ. - Tung bóng. - Nhảy ra, nhảy vào. 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh.nấu ăn 2. Góc XD : Xây dựng doanh trại quân đội 3. Góc HT : Xem tranh ảnh chú bộ đội 4. Góc NT : Hát “Cháu thương chú bộ đội” 5. Góc TN : Chơi với cát, sỏi, nước. I. Mục đích – Yêu cầu. 1. Góc phân vai: - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Trẻ biết thể hiện vai bác sĩ khám bệnh tận tình cho bệnh nhân, lời nói nhẹ nhành, cử chỉ ân cần thân thiện chăm sóc bệnh nhân. Trẻ thể hiện được vai người nấu ăn biết chế biến món ăn ngon, hợp vệ sinh và đảm bảo chất dinh dưỡng cho mọi người khi ăn. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định,phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi. - Rèn kĩ năng giao tiếp, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết quý trọng những ngành nghề trong xã hội..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 2. Góc nghệ thuật: - Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ thuộc lời bài hát và biểu diễn bài hát một cách tự nhiên và trẻ sử dụng thành thạo các loại dụng cụ âm nhạc khi trẻ biểu diễn. - Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động, kĩ năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc tốt. - Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi. 3. Góc học tập: - Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát và trò chuyện với bạn bè về các chú bộ đôi: Về trang phục, về công việc của các chú bộ đội. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. Phát triển tư duy nhận thức cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng học tập cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi. 4. Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được một doah trai quân đội thật đẹp, thật kiên cố và thật an toàn. - Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. 5. Góc thiên nhiên: - Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi với sỏi, cát và nước. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi và biết giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ khi chơi và sau khi chơi song. II. Chuẩn bị 1.Góc phân vai: - Đồ chơi nấu ăn: bếp, nồi, xoong, chảo, bát, thìa….. - Đồ chơi bác sĩ: Ống nghe, kim tiêm, thuốc, kéo….. 2. Góc nghệ thuật: - Nội dung bài hát, băng đĩa nhạc bài “Cháu thương chú bộ đội” - Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, trống lắc, thanh gõ. 3. Góc học tập: - Tranh, ảnh các chú bộ đội đang tập luyện, đang hành quân, đang chơi thể thao, đang làm việc… 4. Góc xây dựng: - Nhiều ống nút, gạch, khối, bộ lắp giáp, hàng rào, thảm cỏ, hoa… 5. Góc thiên nhiên: - Địa điểm chơi, cát, sỏi, nước. III. Cách tiến hành: a.Thỏa thuận trước khi chơi:.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> - Các con ơi! Mỗi khi bị ốm bố mẹ chúng mình thường rất lo lắng cho chúng mình, mỗi khi ốm nhẹ thì bố mẹ thường làm gì cho chúng mình? À, phải rồi, khi ốm nhẹ thì bố mẹ có thể cho chúng mình uống thuốc, còn khi bị bệnh nặng thì chúng mình phải tìm đến đâu? Đến gặp bác sĩ bác sẽ làm gì trước tiên các con? Hôm nay chúng mình cùng đến góc phân vai và chúng mình sẽ được chơi đóng vai bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người nhé. Nào ai sẽ tham gia chơi ở góc chơi này? - Các con ơi! Sắp đến ngày 22/12 rồi ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, mọi người ai ai cũng nô nức chào đón ngày lễ của các chú bộ đội, và bằng những lời ca tiếng hát của chúng mình các con hãy hát tặng các chú bộ đội một bài hát thật hay nhé. Đến với góc nghệ thuật chúng ta cùng hòa mình với bản nhạc vui tươi, trẻ trung chúng mình hãy thể hiện bài hát “ Cháu thương chú bộ đội” thật hay nhé. Nào bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này? - Chúng mình cùng hướng tới góc học tập xem, sao hôm nay lại có đông người ở đóvậy nhỉ, chúng mình cùng đến đó xem sao. Thì ra hôm nay ở đây đang diễn ra triển lãm tranh chủ đề tranh nói về các chú bộ đội, chúng ta hãy tham gia vào cuộc triển lãm nàynhé, bạn nào sẽ chơi ở góc chơi này, các bạn sẽ tham gia chơi và quan sát trò chuyện với nhau xem là các chú bộ đội trong các bức tranh đang làm gì nhé! - Ở lớp mình đã ai được đi thăm doanh trại quân đội của các chú bộ đội chưa. Hôm nay đến với góc xây dựng chúng mình cùng nhau tham gia xây dựng cho các chú bộ đội một doanh trại thật đẹp, thật rộng, thật kiên cố và thật an toàn nhé. Bạn nào sẽ tham gia xây dựng? - Đến với góc thiên nhiên hôm nay, chúng ta sẽ được tham gia chơi với cát, nước, sỏi chúng mình có thích không? Bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này? Nào bây giờ các bạn đều đã chọn được cho mình một góc chơi rồi, chúng mình nhanh chân về góc chơi cùng nhau chơi thật vui nhé! Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn. b. Qúa trình chơi: Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: 1. Góc phân vai: - Chào bác sĩ? Bác khám bệnh cho tôi với. - Bạn bị làm sao? - Tôi mấy hôm nay thấy khó thở và ho nhiều? - Nào để tôi khám cho bạn? - Tôi bị làm sao hả bác sĩ? - Không sao đâu? Tôi cứ kê đơn thuốc cho bạn, bạn về nhớ uống đúng giờ, và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, và nghỉ ngơi hợp lý là khỏi bệnh thôi mà. - Vậy à, cảm ơn bác sĩ tôi sẽ làm đúng như lời bác sĩ dặn. Vậy mà tôi cứ lo quá. - Chào các bạn, các bạn đang nấu món gì mà ngon mà thơm thế? - Món này bạn chế biến như thế nào? - Bạn mua đồ nấu cho món ăn này ở đâu vậy? - Bạn có thể dạy cho tôi cách chế biến món ăn này như thế nào không?.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 2. Góc nghệ thuật: + Các bạn ơi, các bạn đang hát bài gì mà hay thế? + Bài hát đó là của nhạc sĩ nào vậy? + Bài hát nói về ai? Bài hát nói về tình cảm của những em nhỏ dành cho các chú bộ đội, các em nhỏ rất biết ơn các chú, và các em nhỏ được gửi lời cảm ơn và sự yêu quý qua bài hát “Cháu thương chú bộ đội” đấy. Và chúng mình cũng giống như các bạn ấy hãy thể hiện tình cảm của chúng mình với các chú bộ đội bằng lời ca tiếng hát thật trong trẻo để tặng các chú nhân ngày 22/12 sắp tới nhé! 3. Góc học tập: Chào các bạn, các bạn đang làm gì vậy? + Rất nhiều tranh ảnh vẽ các chú bộ đội? + Bức tranh này các chú bộ đội đang làm gì vậy? + Còn bức tranh này, các chú bộ đội đang làm gì đây? + Các chú bộ đội đang làm gì thế? + Các bạn hãy tiếp tục khám phá những bức tranh còn lại xem các chú bộ đội của đang làm gì nhé! 4. Góc xây dựng: + Chào các bác thợ xây, các bác xây doanh trại từ sáng tới giờ chắc cũng rất mệt rồi, các bác dừng tay và nghỉ ngơi một chút đi? + Các bác sẽ xây gì cho doanh trại này? + Các bác sẽ xây khu vực của chỉ huy ở chỗ nào? + Trong doanh trại này các bác dự định xây gì nữa? + Vâng cảm ơn các bác, các bác lại tiếp tục công việc của mình đi. 5. Góc thiên nhiên: + Các bạn đang chơi gì ở đây vậy? + Đây là gì? Còn đây? + Bạn sẽ chơi như thế nào với những thứ này? + Trong khi chơi các bạn phải chơi như thế nào? Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi. c. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về các công trình truờng học mà các cô chú công nhân xây dựng vừa xây dựng xong. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Phần V: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA Rèn kỹ năng vệ sinh: + Rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình. + Rửa mặt và đánh răng đúng cách. Kỹ năng tự phục vụ: + Trẻ biết tự cất dọn quần áo đồ dùng cá nhân. Tự giải chiếu và tự xúc cơm ăn không vãi. - Cô cho trẻ đi vệ sinh và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới với nước sạch. Rửa mặt trước khi ăn cơm. - Cho trẻ lấy cơm ra cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> - Cô nhắc trẻ ăn sạch, ăn đẹp, ăn hết xuất - Cô cho trẻ đi đánh răng vệ sinh . Trẻ lấy gối, chăn để CB chỗ ngủ - Trẻ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh. Phần VI: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Giải câu đố về các ngành nghề * Tô màu áo chú bộ đội * Đọc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” * Tập viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng. * Biểu diễn “Cháu thương chú bộ đội”, và “Cô giáo” I. Mục đích - Yêu cầu: -Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc đọc các bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” và hát các bài hát “Cháu thương chú bộ đội” và bài hát “Cô giáo” và giải các câu đố về các ngành nghề. - Trẻ biết chọn màu phù hợp để tô màu áo chú bộ đội. Trẻ biết viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 trong vở ô ly. - Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm các bài thơ và nhớ tên các bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hát rõ lơì bài hát và biểu diễn hồn nhiên. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” - Đầu đĩa, Đĩa nhạc và Nội dung bài hát “Cháu thương chú bộ đội” và bài “Cô giáo”. Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ để trẻ thể hiện và biểu diễn. - Tranh trang phục quần áo chú bộ đội, sáp màu, vở ô ly, bút chì đủ cho mỗi trẻ. III. Tiến hành: * Giải câu đố về các ngành nghề: - Lắng nghe… lắng nghe! Nghề gì chân lấm tay bùn Cho ta hạt gạo ấm no mỗi ngày? + Đó là nghề gì? + Chúng mình cùng lắng nghe tiếp nhé! Ai người đo vải Rồi lại cắt may Áo quần mới đẹp Nhờ bàn tay ai? + Đó là ai vậy các con? Ai người đến lớp Chăm chỉ sớm chiều Dạy bảo mọi điều Cho con khôn lớn? + Đố chúng mình đó là ai vậy? Cô còn rất nhiều câu đố nữa đố lớp chúng mình đấy, chúng mình nghe thật tinh và đoán xem đó là những nghề gì nhé! ( Nghề thợ xây, nghề bác sĩ,.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> nghề mộc, chú bộ đội, chú cảnh sát giao thông, cô cấp dưỡng). Cô lần lượt đọc các câu đố cho trẻ giải câu đố. * Tô màu áo chú bộ đội + Cả lớp lắng nghe này: Ai nơi hải đảo biên cương Diệt thù giữ nước coi thường hiểm nguy + Đố chúng mình đó là ai vậy? + Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đây? + Chú bộ đội mặc áo màu gì vậy các con? + Chúng mình cùng tạo mẫu áo cho chú bộ đội nhé bằng cách chúng mình hãy tô màu cho áo chú bộ đội? + Các con sẽ tô màu gì cho áo của chú bộ đội? + Khi tô các con phải tô như thế nào? + Các con cầm bút bằng tay nào? + Ngồi như thế nào cho đúng tư thế? + Trẻ tô cô quan sát trẻ tô, động viên khuyến khích trẻ tô cho đẹp và màu không chờm ra ngoài! * Đọc thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc bài thơ 2 – 3 lần kèm tranh minh hoạ. + Chúng mình vừa được nghe cô giáo đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói đến ai? - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về các chú bộ đội ngày đêm không quản gian khổ, dù trời có mưa, dù áo có ướt các chú vẫn hành quân trong đêm tối để đem lại hòa bình cho đất nước. - Cả lớp đọc cùng cô 4 – 5 lần - Tổ: 3 tổ đọc nối tiếp nhau. - Nhóm: 2 -3 nhóm đọc - Cá nhân: 5 – 6 trẻ đọc. * Tập viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng. + Cô giới thiệu các thẻ chữ số 1, 2, 3, 4, 5 . + Cho trẻ đọc các chữ số và giới thiệu với trẻ về chữ sô viết thường. + Cô viết mẫu, vừa viết cô vừa phân tích cách viết các chữ số. + Cô phát vở ôly đã viết mẫu các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 cho trẻ. + Cô quan sát trẻ viết, động viên khuyến khích trẻ tập viết. + Con đang viết số mấy vậy? + Con viết số 1 như thế nào? + Còn số 2 con sẽ viết như thế nào? * Biểu diễn “Cháu thương chú bộ đội” và “Cô giáo” Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả lần lượt từng bài. - Cô và trẻ cùng hát lần lượt các bài hát! - Sau đây xin giới thiệu với các bạn, tổ hoa hồng sẽ đến với chúng ta qua bài hát “Cháu thương chú bộ đội”. Lần lượt 3 tổ lên biểu diễn bài “Cháu thương chú bộ đội”.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> + Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc khác nhau và thể hiện theo các phong cách khác nhau. + 2- 3 Nhóm thể hiện. + Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ. -Tiếp theo chương trình là bài hát “Cô giáo” do sự thể hiện của tổ bướm vàng, tổ táo xanh và tổ hoa hồng. Xin mời sự thể hiện của 3 tổ. + Tổ hát nối tiếp nhau. + Nhóm biểu diễn theo nhạc đệm của bài hát “Cô giáo” + Nhiều cá nhân trẻ biểu diễn. * Chơi ở các góc- Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Cô giới thiệu các góc chơi. Cho trẻ nhận góc chơi. - Hỏi ý định của trẻ. Cho trẻ về góc chơi, cô quan sát gợi ý trẻ chơi . - Cho trẻ giao lưu giữa các góc , Trẻ giới thiệu sản phẩm mình tạo ra. - Cô và trẻ cùng nhận xét góc chơi. Cho trẻ cất dọn đồ chơi. * Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp. - Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ. - Cô giáo dục trẻ. Cô phát phiếu bé ngoan./. Ngày soạn:11 / 11/ 2017. Ngày dạy: Thứ 2/ 14 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất Tên lĩnh vực: TRUYỀN BẮT BÓNG QUA ĐẦU I.Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay chân tập các bài tập thể dục, trẻ tập chính xác các động tác thể dục, trẻ biết cách chuyền và bắt bóng sao cho thật khéo để bóng không bị rơi xuống đất. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. - Rèn sự khéo léo, kĩ năng vận động chính xác. 3. Thái độ: Trẻ ngoan và có thói quen tập thể dục. II. Chuẩn bị: - Sân tập rộng, thoáng, sạch sẽ không có chướng ngại vật. - Bóng 10 – 20 quả III. Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động 1 * Cô đọc câu đố: Đố bé biết. Ai nơi hải đảo biên cương (3-5 phút) Diệt thù giữ nước coi thường hiểmnguy. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe!.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> + Đó là ai các con? + Chú bộ đội mà cô đố chúng mình là chú đang canh gác ở đâu? + Các chú bộ đội rất vất vả, các chú ngày đêm không ngủ để canh gác giữ sự bình yên cho đất nước, đem lại sự tự do, ấm no cho mọi người. Chính vì thế các con phải luôn biết ơn, kính trọng các chú bộ đội, phải chăm ngoan, học giỏi để không phụ công lao của các chú các con có đồng ý không nào? Hoạt động 2 Khởi động (5 - 6 phút). Hoạt động 3 Trọng động (15 - 22 phút). - Trẻ trả lời!. - Trẻ lắng nghe!. - Hôm nay cô sẽ cho chúng mình đi thăm doanh trại quân đội nơi các chú bộ đội đang đóng quân ở đó. Đường đến - Trẻ khởi động cùng doanh trại hơi xa nên chúng mình sẽ cô theo bài hát và theo phải đi bằng tàu hỏa đấy, bây giờ cô mời khẩu lệnh của cô. tất cả chúng mình cùng lên tàu. Cô và trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” và kết hợp đi các kiểu chân: Đi chậm, đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh rồi về thành 3 hàng dọc. Cô cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. * Bài tập phát triển chung: Các con ơi! Đã đến doanh trại rồi hôm - Trẻ về hàng tập thể nay, cô con mình sẽ cùng giúp các chú dục bộ đội vận chuyển ít những quả bóng vào doanh trại để phục vụ cho hoạt động thể thao của các chú nhé! Nhưng trước hết để vận chuyển được thì chúng mình phải có một sức khỏe tốt. Để có sức khỏe tốt chúng mình cùng tập thể dục nào: 1. Tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, phía sau. (4 Lần x 8 nhịp) 2. Chân: Nâng cao chân, gập gối. (4 Lần x 8 nhịp) 3. Bụng: Nghiêng người sang hai bên. (4 Lần x 8 nhịp).

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 4. Bật: Bật về các phía. (4 Lần x 8 nhịp) * Vận động cơ bản. Chuyển đội hình thành hai hàng dọc Nào chúng mình đã có một sức khỏe thật tốt rồi, chúng ta cùng bắt tay vào công việc thôi, nhưng trước hết các con cùng nhìn cô giáo làm mẫu một lần nhé. + Lần 1: Cô làm hoàn chỉnh không phân tích. + Lần 2: Cô làm mẫu phân tích. Cô chọn một hàng làm mẫu: Cô đứng ở đầu hàng, cô cầm bóng bằng hai tay, cô đưa bóng từ dưới lên trên đầu và chuyền bóng qua đầu ra sau cho bạn đằng sau, bạn đằng sau sẽ có nhiệm vụ bắt lấy bóng thật khéo không để cho bóng rơi khi bạn trước chuyền cho mình. Cứ như thế các bạn sau cũng làm tương tự và chuyền bóng xuống cuối hàng. Sau khi bạn đầu hàng đã chuyền xong bóng cho bạn sau rồi thì chạy thật nhanh về phía cuối hàng bắt lấy bóng cho vào rổ, các bạn còn lại dồn hàng lên, cứ như vậy lần lượt từng bạn sẽ được chuyền và bắt bóng một lần chô đến hết hàng. + Trẻ thực hiện: - Cô mời 1 – 2 trẻ khá lên thực hiện mẫu ở hai hàng. - Cô cho trẻ ở cả hai hàng lên thực hiện - Cho hai tổ thi đua nhau: Đội nào chuyền và bắt bóng nhanh chính xác và chuyển được nhiều bóng về hơn trong thời gian là 1 phút thì đội đó giành chiến thắng. + Cô kiểm tra kết quả và nhận xét cả hai đội.. - Trẻ chuyển đội hình thành hai hàng dọc. - Trẻ quan sát cô làm mẫu.. - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát cô thực hiện.. - Trẻ khá ở hai hàng lên thực hiện mẫu. - Cả hai tổ ở hai hàng cùng thực hiện. - Hai tổ thi đua nhau! - Trẻ kiểm tra kết quả số bóng của hai đội.. - Trẻ chú ý lắng nghe!. - Trẻ chơi tích cực. *Trò chơi: - Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ Cô giới thiệu tên trò chơi “Chơi với nhàng rồi vào lớp. bóng” Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn Cách chơi, luật chơi: Các bạn trong.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> vòng tròn sẽ tung và bắt bóng cho nhau, bạn nào không bắt được làm rơi bóng, bạn đó sẽ phải nhảy lò cò. - Tổ chức cho trẻ chơi kết hợp với lời bài hát “Qủa bóng tròn tròn” Hoạt động 4 Hồi tĩnh.. Cô và trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2vòng.. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát tranh và trò chuyện về chú bộ đội.. 2. Trò chơi vận động: - Chạy tiếp cờ. 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn. 2. Góc XD : Xây dựng doanh trại quân đội 3. Góc HT : Xem tranh ảnh chú bộ đội D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Giải câu đố về các ngành nghề * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày. F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ..........................................................................................

<span class='text_page_counter'>(104)</span> ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... Ngày soạn: 12 / 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 3, 15 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức Tên lĩnh vực: TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ BỘ ĐỘI I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết được đặc điểm về trang phục, công việc của chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. - Rèn kĩ năng so sánh. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, yêu quý và biết ơn các chú bộ đội. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh các chú bộ đội bộ binh, hải quân, đặc công. - Tranh vẽ các chú bộ đội dán ở xung quanh lớp, một số trang phục: Quần áo, giầy dép… Của chú bộ đội đặc công, hải quân, bộ binh. - Đĩa nhạc bài “Làm chú bộ đôi”, “Màu áo chú bộ đội”, “Chú bộ đội” - Mỗi trẻ một lô tô các chú bộ đội: Hải quân, bộ binh, đặc công. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Bé tập làm chú bộ đội. (2 – 3 phút). Hoạt động 2 Bé biết gì về chú bộ đội (3 – 5 phút). * Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Tập làm chú bộ đội” + Cô và trẻ cùng đi đều 1, 2.Tập làm chú bộ đội đứng ngắm súng, chú bộ đội đứng chào cờ, ….. + Chúng mình vừa được làm những chú bộ đội: Chú bộ đội vừa làm những công việc gì? - Có rất nhiều các chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại quân đội , các chú bộ đội làm rất nhiều công việc khác nhau và rất vất vả. Các chú ngày đêm canh giác giữ sự bình yên cho đất nước mang lại sự tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì thế mà các con mới có được như ngày hôm nay, các con phải yêu quý và biết ơn các chú bộ đội các con đồng ý không nào? a. Quan sát trò chuyện: * Quan sát chú bộ đội bộ binh: Để hiểu rõ hơn về các chú bộ đội và công việc của các chú làm như thế nào? Xin mời, các con chúng ta cùng hướng lên màn hình: + Các con quan sát xem trên bảng có hình ảnh ai đây? + Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?. - Trẻ đi đều 1, 2 tập làm chú bộ đội. - Trẻ trả lời!. - Trẻ lắng nghe!. -Trẻ lắng nghe và quan sát! - Chú bộ đội ạ! - Quần áo màu xanh ạ! - Chú đang duyệt binh! - Chú đang hành quân ạ! - Chú đeo balô - Vác súng ạ!. + Các chú đang làm gì vậy? + Các chú đang đi đâu đây?. - Trẻ đứng lên và hát bài “Làm chú bộ đội”.. + Trên lưng chú đeo cái gì? + Trên vai chú còn có gì nữa? -Trẻ chú ý lắng nghe! Nào cô mời cả lớp cùng đứng dậy và cùng làm chú bộ đội duyệt binh nhé, hát bài “Làm chú bộ đội” - Vừa rồi chúng mình đã được quan sát và trò chuyện về chú bộ đội bộ binh đấy: Các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng, lưng khoác balô..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Quan sát bộ đội hải quân. (3 – 5 phút). Hằng ngày, các chú thường tập luyện: Bắn súng diễn tập, duyệt binh. Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất: Trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà để tăng khẩu phẩn ăn hằng ngày, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc, ngày đêm canh gác để bảo vệ Tổ Quốc. * Quan sát chú bộ đội hải quân. Mặc quần áo trắng Đứng gác ngoài đảo + Đố cả lớp chúng mình đó là chú bộ đội gì?. - Chú bộ đội hải quân ạ! -Trẻ quan sát! - Chú bộ đội hải quân ạ! - Trên hải đảo ạ! - Màu trắng, viền xanh ạ! - Đang đứng gác ạ!. + Muốn biết được câu trả lời chính xac chúng mình cùng hướng lên màn - Trẻ chú ý lắng nghe! hình nhé: + Đây là ai?. Quan sát bộ đội đặc công (3 – 5 phút). + Chú bộ đội hải quân đang làm việc - Trẻ quan sát! ở đâu? + Các chú bộ đội hải quân mặc quần - Trẻ trả lời! áo màu gì? - Quần áo màu dàn di, gọn nhẹ. + Các chú bộ dội hải quân đang làm - Đang tập luyện ạ! gì? - Mũ lưỡi chai ạ! Chúng mình vừa được tìm hiểu chú - Súng ngắn ạ! bộ đội hải quân qua màn hình chúng mình đã biết được chú bộ đội hải quân mặc quần áo màu trắng có viền màu xanh nước biển, mũ có màu trắng, trên vai cũng có quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm việc trên đảo xa xôi và canh giữ vùng biển cho Tổ Quốc. - Trẻ lắng nghe! * Quan sát chú bộ đội đặc công: Cô còn có một hình ảnh của chú bộ đội nữa chúng mình cùng quan sát nhé! + Các con quan sát xem trên bảng hình có hình ảnh ai đây? + Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào? - Trẻ trả lời theo sự gợi ý của cô! + Các chú đang làm gì vậy? + Mũ của chú là kiểu mũ gì?.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Hoạt động 3 Bé tài năng (5 – 7 phút). Hoạt động 4 Luyện tập, củng cố (5 – 7 phút). + Vũ khí là súng của các chú có gì đặc biệt? Các con hình ảnh mà các con vừa quan sát thấy được đó chính là các chú bộ đội đặc công đấy, các chú ấy đang tập luyện bài tập tấn công vào đồn địch đấy, trang phục của các chú là những bộ quần áo gọn, ôm sát vào - Trẻ chơi hứng thú người để thuận tiện cho việc chiến với các trò chơi. đấu, có màu dàn di, đầu các chú đội 1 chiếc mũ lưỡi chai cũng màu dàn di, Chân các chú đi đôi giầy cao cổ gọn và nhẹ nhàng. Súng của các chú là loại súng ngắn. b. So sánh: Chúng mình vừa được làm quen với chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân và bộ đội biên phòng rồi. Bây giờ bạn nào giúp cô so sánh sự giống và khác nhau giữa bộ đội bộ binh và bộ đội hải quân. + Giống nhau: Đều là các chú bộ đội và đều là những công việc đứng gác giữ sự bình yên cảu Tổ Quốc. + Khác nhau: Về nơi đóng quân, về trang phục, cô gợi ý để trẻ trả lời. c. Ôn luyện, củng cố: * Trò chơi “Thi xem ai nhanh” Cho trẻ chơi các lô tô về chú bộ đội Lần 1: Cô nói đến chú bộ đội nào thì chúng mình giơ nhanh và nói tên chú bộ đội đó. Lần 2: Cô miêu tả trang phục, trẻ giơ hình ảnh và nói tên. Lần 3: Cô nói công việc trẻ nói tên và giơ hình ảnh lên. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen trẻ. * Trò chơi “Hãy tìm cho đúng” Cô chuẩn bị trên bàn có rất nhiều trang phục: Quần áo, giầy dép, mũ, ba lô… Của các chú bộ đội. Ở xung quanh lớp cô có các bức tranh vẽ các. - Trẻ chọn trang phục tương ứng với các hình ảnh.. -Trẻ hát và ra ngoài..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> chú bộ đội: Bộ binh, hải quân. Yêu cầu cảu trò chơi: Các con Hoạt động 5. phải tìm đúng trang phục quần áo. Kết thúc giầy, dép… Về chỗ hình ảnh chú bộ dội tương ứng với tranh vẽ. Ví dụ: Cháu tìm được quần áo màu xanh lá cây về tranh vẽ chú bộ đội bộ binh… - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần (Cho trẻ nghe nhạc bài “Màu áo chú bộ đội” -Cô và trẻ hát “Cháu thương chú bộ đội”. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Bé tập làm chú bộ đội hành quân. 2. Trò chơi vận động: Tung bóng. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn. 2. Góc NT : Hát “Cháu thương chú bộ đội” 3. Góc TN : Chơi với cát, sỏi, nước. D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Tô màu áo chú bộ độ. * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ......................................................................................... ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:................................................................................... ...................................... ........................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(109)</span> - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ...................................................................................................................... ********************************** Ngày soạn: 13/ 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 4, 16 / 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ Tên lĩnh vực: CHÚ BỘ ĐỘI HÀNH QUÂN TRONG MƯA I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc bài thơ. Trẻ đọc diễn cảm bài thơ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài thơ. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, yêu quý các chú bộ đội. II. Chuẩn bị: - Tranh thơ minh họa, tranh chữ to. III. Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động 1 Trò chuyện - Cho trẻ hát “Em thích làm chú bộ đội” (3 – 5 phút) và hỏi trẻ: + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác? + Bài hát nói đến ai? + Hằng ngày chúng mình có biết chú bộ đội làm những công việc gì không? Đúng rồi đấy, hằng ngày các chú phải luyện tập ngoài thao trường và phải hành quân rất vất vả đấy các con ạ. Các chú ngày đêm canh gác bảo vệ Tổ Quốc. Chúng mình phải yêu quý và biết ơn các chú bộ đội các con nhớ chưa nào? Hoạt động 2 Bé yêu thơ * Dạy trẻ: (7 – 10 phút) Các con ạ! Để thấy được sự vất vả ngày đêm canh giữ cho bầu trời hòa bình, thấy được sự vất vả của các chú bộ đội khi hành quân trong mưa, ngay cả trong đêm các chú. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát! - Trẻ trả lời câu hỏi của cô! - Trẻ lắng nghe!.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> vẫn hành quân.Chúng mình cùng lắng nghe - Trẻ lắngnghe! cô đọc bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của cô “Vũ Thùy Hương” nhé! + Lần 1: Đọc diễn cảm - Trẻ trả lời câu hỏi - Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ của cô! gì? - Do ai sáng tác? + Giảng nội dung: Bài thơ đã cho chúng ta thấy được phần nào đó sự vất vả của các - Trẻ lắng nghe! chú bộ đội, ngày đêm không quản khó vì nền hòa bình của đất nước, vì sự tự do - ấm no - hạnh phúc của nhân dân mà hàng ngày, hàng đêm dù trời có mưa, các chú vẫn đi. + Lần 2: Đọc theo tranh - Trẻ trả lời câu hỏi! * Giảng giải, trích dẫn, làm rõ ý: - Bài thơ nói về ai? Dù thời tiết khắc nghiệt như thế nào vẫn không ngăn được ý chí và nghị lực của các chú bộ đội, dù trời có mưa, dù trời có tối chú vẫn đi, vẫn đi Mưa rơi, mưa rơi ........................... Chú đi trong đêm + Dù đường hành quân rất khó khăn nhưng có ngăn được những bước hành quân - Trẻ lắng nghe! của các chú không? + Dù trời có mưa các chú vẫn như thế nào? Mặc dù đi trong đêm tối, chỉ có một tia sáng nhỏ từ bầu trời chiếu sáng mà các chú vẫn đi Long lanh sao đỏ Như ngọn đèn nhỏ Dù hành quân ra mặt trận rất vất vả nhưng chú bộ đội với lòng quyết tâm, dũng cảm không lùi bước một lần nữa ta lại thấy rằng dù trời có mưa nhưng không ngăn được bước hành quân của các chú: Mưa rơi, mưa rơi ............................ Chân rồn rập bước + Lần 3: Liên hệ giáo dục trẻ Qua bài thơ các con đã thấy được sự vất vả của các chú bộ đội rồi phải không nào và.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Hoạt động 3 Bé tài năng. (10 – 15 phút). Hoạt động 4 Kết thúc. hằng ngày công việc ngoài thao trường của các chú còn nhiều vất vả hơn nữa đấy các con ạ,các chú vất vả như vậy vì sự tự do ấm no - hạnh phúc của toàn thể nhân dân, Chính vì thế các con phải biết yêu quý, kính trọng, và biết ơn các chú bộ đội. - Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô giáo! + Lần 4: Dạy trẻ đọc thơ Lần 1: Cả lớp đọc cùng cô 4- 5 lần Lần 2: Tổ đọc Lần 3: Nhóm đọc - Trẻ làm động tác Lần 4: Cá nhân trẻ đọc 3-4 trẻ hành quân như chú bộ đội. - Cô và trẻ tập làm chú bộ đội hành quân đi 1, 2 và ra ngoài.. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Bé tô mầu trang phục của các chú bộ đội. 2. Trò chơi vận động: Nhảy ra, nhảy vào.. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn. 2. Góc XD : Xây dựng doanh trại quân đội 3. Góc TN : Chơi với cát, sỏi, nước. D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Tập viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ......................................................................................... ................................................................................................................................. ..............

<span class='text_page_counter'>(112)</span> - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ........................................................................................................ - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... Ngày soạn: 14/ 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 5, 17/ 11 / 2017 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ Tên lĩnh vực: TÔ MẦU TRANH CHÚ BỘ ĐỘI I.Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết ngồi đúng tư thế - Trẻ biết cách phối hợp màu và biết cách tô màu tranh chú bộ đội thật khéo không để màu chờm ra ngoài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý chủ định - Rèn kĩ năng cầm bút và tô màu cho trẻ. Phát triển khả năng thẩm mĩ cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết kính trọng và yêu quý chú bộ đội. II. Chuẩn bị: -Tranh tô mẫu chú bộ đội. - Sáp màu, giấy đủ cho mỗi trẻ. III. Tổ chức hoạt động. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 - Cho trẻ hát “Em thích làm chú bộ đội”.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Hát múa về chú bộ đội (3 – 5 phút). Hoạt động 2 Quan sát và đàm thoại. (8 – 10 phút). - Bạn nhỏ trong bài hát thích gì? - Cả lớp hát - Lớn lên chúng mình mơ ước sẽ làm nghề gì? - Thích làm chú bộ À, mỗi chúng ta đều có những ước mơ đội được làm những ngành nghề khác nhau phải không nào, vậy thì ngay từ bây giờ chúng mình phải thật ngoan và học thật giỏi các - 2- 3 trẻ kể con nhé! * Quan sát tranh: Các con ơi! Sắp đến ngày 22/12 rồi chúng mình biết đó là ngày gì không? Đó chính là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam đấy, và hôm nay ở phòng triển lãm của nhà văn hoá quân đội có trưng bày rất nhiều những hình ảnh các chú bộ đội đấy, chúng mình cùng đến đó và thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật nhé! + Chúng mình cùng quan sát xem đây là bức tranh vẽ ai đây? + Vì sao các con biết? + Chú bộ đội bộ binh được vẽ và tô màu rất đẹp phải không các con, đẹp bởi màu sắc của quần áo, và các phụ kiện kèm theo. + Quần áo của chú được tô bằng màu gì? + Mũ của chú tô màu gì? + Trên mũ có hình gì đây? Ngôi sao được tô bằng màu gì? *Cô tô mẫu: Cô hướng dẫn trẻ tô: đầu tiên cô tô màu mũ của chú bộ đội cô tô thật khéo, cô cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, cô di đều màu không để màu chờm ra ngoài. Tiếp tục cô tô màu áo chú bộ đội. cô hướng dẫn trẻ tô. Bức tranh chú bộ đội thật đẹp bởi màu sắc của các bức tranh, chúng mình có muốn làm quà để tặng các chú bộ đội không. Chúng mình cùng đến với khu vực tạo sản phẩm của phòng triển lãm và sẽ làm những món quà thật đẹp để tặng chú bộ đội nhé bằng cách chúng mình sẽ tô màu cho những bức tranh vẽ các chú bộ đội. - Chúng mình hãy tô màu thật đẹp cho chú bộ đội của chúng mình. Chúng mình tô xong cô sẽ gửi những bức tranh này tới tay các. - Trẻ lắng nghe!. - Vẽ về chú bộ đội - Vì quàn áo của các chú màu xanh, có đội mũ sao vàng… -Màu xanh lá cây ạ! - Chú bộ đội hải quân! - Màu trắng viền xanh ạ!. - Trẻ lắng nghe!. - Trẻ chọn bức tranh mà trẻ thích..

<span class='text_page_counter'>(114)</span> chú bộ đội chắc chắn các chú ấy rất vui đấy. Nào chúng mình nhanh tay để tạo ra bức tranh thật đẹp nào.. Hoạt động 3 Bé làm quà tặng chú bộ đội. (10 – 12 phút). Hoạt động 4 Trưng bày và nhận xét (3 – 5 phút). Hoạt động 5 Kết thúc. * Trẻ thực hiện: Cô quan sát bao quát trẻ tô màu - Trẻ nêu ý định + Con đang tô màu cái gì của chú bộ đội? của mình + Chú bđ mà con đang tô có quần áo màu gì? + Con tô màu như thế nào? + Con ngồi như thế nào cho đúng? - Trẻ thực hiện tạo + Con cầm bút bằng tay nào? sản phẩm Cô đến gần trẻ và hỏi các trẻ khác, cô động viên khuyễn khích trẻ tô, giúp đỡ những trẻ chưa tô được. * Trưng bày sản phẩm. - Trẻ lên treo tranh - Cho trẻ mang bài lên trưng bày trên giá trưng bày sản phẩm. * Nhận xét sản phẩm. - Trẻ nhận những - Con thấy thích bức tranh nào nhất? bài đẹp - Vì sao con thích? - Cô nhận xét chung cả lớp. Các bức tranh của các con tô rất đẹp, còn một số bạn chưa tô xong chiều chúng mình sẽ cùng tô cho hoàn chỉnh bức tranh của chúng mình và cô sẽ gửi cho các chú bộ đội làm quà cho các chú trong ngày 22/12. - Trẻ hát cùng cô! Cho trẻ hát: “Cháu thương chú bộ đội” và cất đồ dùng gọn gàng.. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết. 2. Trò chơi vận động: Kéo co 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh. 2. Góc NT : Hát “Cháu thương chú bộ đội” 3. Góc HT : Xem tranh ảnh chú bộ đội D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối..

<span class='text_page_counter'>(115)</span> * Chú bộ đội hành quân trong mưa * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ......................................................................................... ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... ..................................... ......................................................................................................... - Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ....................... ....................................................................................................................... Ngày soạn: 15/ 11 / 2017 Ngày dạy: Thứ 6, 18/ 11 / 2017 A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển: Tình cảm xã hôị Tên lĩnh vực: CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI DH: Cháu thương chú bộ đội. NH: Cháu hát về đảo xa. I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức. - Trẻ thuộc và hiểu nội dung của bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát (CS 100). Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát. Thể hiện được cảm xúc của bài hát “Cháu thương chú bộ đội”(CS 101) 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng nghe, hát và biểu diễn âm nhạc cho trẻ..

<span class='text_page_counter'>(116)</span> 3. Giáo dục. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng và biết ơn những người lính Cụ Hồ và các chú bộ đội Hải quân,... II.Chuẩn bị. Địa điểm: Lớp học. Hình ảnh các chú bộ đội cho trẻ quan sát ,phong bì thư,đĩa VCD Nhạc bài hát ( cháu thương chú bộ đội ) cho trẻ hát. Nhạc bài hát cho trẻ nghe( Cháu hát về đảo xa) Vòng thể dục cho trẻ chơi trò chơi. III. Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Các con ơi! Báo tin ,báo tin ! Trò chuyện về - Tin rằng ,hôm nay lớp mình có nhận Tin gì ,tin gì chú bộ đội. được một lá thư rất đặc biệt ,các con có (4 – 5 phút) muốn biết bức thư viết gì không ? Có ạ. - Vậy các con hãy lắng nghe cô đọc lá thư nhé. “ Các cháu yêu quý của chú ,được biết Trẻ nghe cô đọc các cháu học rất giỏi lại rất ngoan nữa , thư chú rất mừng rất phấn khởi và tự hào về các cháu ,các cháu là những mầm non tương lai của đất nước ,nhân dịp thành lập quân đội nhân dân việt nam ngày hội lớn của các chú ,chú gửi tặng các cháu một món quà nhỏ ,mong rằng các cháu sẽ thích và sẽ cố gắng học tập ngày càng giỏi hơn nữa ,chú chúc các cháu luôn vui,khỏe học tập thật tốt ,chú yêu các cháu” - Các con ạ ! Đây chính là món quà của Đĩa ạ. các chú bộ đội ,đố các con đây là quà gì? - À đúng rồi đây là đĩa VCD bây giờ chúng mình cùng mở xem nhé . Vâng ạ Cô mở đĩa cho trẻ xem ảnh của các chú bộ đội cô trò chuyện cùng trẻ về tranh. Trẻ QS và trò Cho trẻ QS 3-4 tranh cô tắt chuyện cùng cô - Vừa rồi các con được quan sát một số hình ảnh về các chú bộ đội gửi tặng chúng ta rồi các con biết không Trong lực.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Hoạt động 2 Cháu thương chú bộ đội. (15 – 18 phút). lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì gồm có rất nhiều những đơn vị chuyên trách khác nhau như: Quân đội nhân dân Việt Nam, Binh chủng phòng không không quân, Tổng cục hậu cần, Binh Lắng nghe đoàn tăng thiết giáp...Cũng như trong xã hội của chúng ta, ngoài nghề bộ đội thì còn có rất nhiều những ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại có một công việc khác nhau như: công nhân dệt may làm ra những bộ quần áo đẹp, chú thợ xây thì xây lên những ngôi nhà cao tầng, chú thợ điện thì mang ánh sáng đến những bản làng hay những bác lao công thì giúp cho những con đường và môi trường sống xung quanh chúng ta luôn sạch đẹp. Vì vậy các con phải luôn biết trân trọng những thành quả lao động của người khác và giữ gìn môi trường sống Có ạ sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định. Các con có đồng ý không nào? - Các con ạ ! Sắp đến ngày 22/12 ngày lễ lớn của các chú bộ đội cô con mình sẽ cùng tể hiện bài hát “Cháu thương chú bộ đội” của nhạc sĩ : Hoàng Văn Yến sáng tác.để các con gửi tặng các chú bộ đội nhân ngày lễ nhé. -Trẻ nghe cô hát Cô hát lần 1 không nhạc ,vừa hát vừa Cháu thương vỗ tay. chú bộ đội. ,nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. Cô vừa hát bài hát gì ? Của nhạc sĩ nào ? - Để bài hát thêm hay và sinh động hơn Vâng ạ cô sẽ múa theo nhịp bài hát và kết hợp hát với nhạc ,các con cùng chú ý nhé. Trẻ QS Cô hát lần 2 theo nhạc Bài hát Cháu thương chú bộ đội có nội Trẻ nghe dung nói về các bạn nhỏ rất thương các chú bộ đội nơi đảo xa ,vì các chú không ngại khó,không ngại khổ để canh giữ nơi rừng sâu biên giới để bảo vệ tổ quốc và Có ạ..

<span class='text_page_counter'>(118)</span> Trò chơi ( 6-7 phút). Nghe hát bài Cháu hát về đảo xa của nhạc sĩ Trần Xuân Tiên. biên giới hải đảo xa xôi ,để cho chúng ta Trẻ trả lời. được sự bình an ấm no hạnh phúc đấy. - Các con có yêu chú bộ đội không ? Lắng nghe - Yêu các chú các con phải như nào ? À các con phải chăm ngoan học giỏi Vâng ạ vâng lời bố mẹ ,và các con hãy luôn hướng về các chú bộ đội để tiếp sức cho các chú có thêm sức mạnh để bảo vệ tổ Lớp hát quốc mình nha, Tổ hát Bây giờ các con hãy cùng cô thể hiện bài Nhóm hát hát cháu thương chú bộ đội của tác giả Cá nhân hát Hoàng Văn Yến thật hay nhé, Lớp hát 3-4 lần Tổ hát : mỗi tổ hát một lần Nhóm : Nam + Nữ hát Cá nhân hát.cô chú ý sửa sai cho trẻ. Cô và trẻ hát lại một lần. - Các con vừa hát bài hát giừ vậy ? - Bài hát do ai sáng tác ? - Cô con mình sẽ thể hiện bài hát 1 lần nữa nhé. - Vừa rồi lớp mình vừa thể hiện bài hát rất hay hy vọng món quà này các chú bộ Trẻ trả lời đội sẽ rất vui , bây giờ cô có 1 trò chơi muốn thưởng cho các con đó là trò chơi Ai nhanh nhất. Cô cho trẻ nói mầu của vòng cho trẻ đếm vòng ,cô nêu cách chơi ,luật chơi. Cô chia thành 2 tổ chơi,cho trẻ chơi 2-3 lần.Cô tuyên dương khuyến khích trẻ chơi. Cô thấy có nhiều bạn chơi rất giỏi rất nhanh chân cò một số bạn hơi chậm chân một chút lần sau chơi các con sẽ nhanh chân hơn nhé. Để chúc mừng các bạn nhanh chân cô có một ca khúc muốn gửi tặng các con để các con cùng thưởng thức đó là bài hát “ Cháu hát về đảo xa” Cảu nhạc sĩ Trần Xuân Tiên sáng tác do nhóm Hoa hồng nhỏ thể hiện các con cùng thưởng thức nhé.. Bài hát Cháu hát về đảo xa, của nhạc sỹ Trần Xuân Tiên.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> Cô cho trẻ nghe hết lần 1 Các con vừa được thưởng thức bài hát gì ?của nhạc sỹ gì sáng tác. Các con ạ bài hát chúa hát về đảo xa ,viết về nơi biên cương hải đảo xa xôi những người lính bộ đội hải quân đang ngày đêm canh gác quần đảo trường sa và đảo hoàng sa của nước Việt Nam chúng ta để giữ sự bình yên của biển đảo tổ quốc ,các bạn nhỏ được học tập vui Trẻ nghe lần 2 chơi bên bạn bè ,bên trang vở thơm mùi nắng mới trong nền hòa bình thống nhất Hoạt động 4 và các bạn nhỏ luôn phấn đấu học hành Kết thúc để chắp cánh cho những ước mơ bay xa ,chấp cánh cho những yêu thương gửi tới cho chú canh gác ở đảo xa đấy. - Các con thưởng thức lại bài hát nhé - Và để thể hiện sự yêu quý chú bộ đội lớp Kết thúc cho trẻ về mình cùng hát vang bài hát cháu thương góc vẽ hoa chú bộ đội nhé . - Giờ học hôm nay cô thấy các con học rất giỏi mong rằng sau này lớn lên các con hãy góp một phần công sức của mình để bảo vệ tổ quốc nhé. - Bây giờ lớp mình cùng về góc vẽ thật nhiều bông hoa để đến hôm 22/12 chúng mình đi tặng các chú bộ đội nhé. B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Bé tô mầu trang phục của các chú bộ đội. 2. Trò chơi vận động: Tung bóng. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn. 2. Góc XD : Xây dựng doanh trại quân đội 3. Góc HT : Xem tranh ảnh chú bộ đội D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối. * Biểu diễn “Cháu thương chú bộ đội”, “Cô giáo” * Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần. * Đánh giá trẻ cuối ngày. * Vệ sinh cá nhân cho trẻ * Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY - Tổng số trẻ……………. Vắng…….. - Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ............ - Thái độ ,trạng thái cảm xúc:................................................................................... ...................................... ....................................................................................................... - Kiến thức , kỹ năng :.............................................................................................. ........................ ......................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(121)</span> Ngày soạn.

<span class='text_page_counter'>(122)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×