Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

co the hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.6 KB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 1: HỆ XƯƠNG, KHỚP I. HỆ XƯƠNG 1. Cấu trúc tổng quát bộ xương gia súc Chia làm các phần: xương trục, xương chân và xương nội tạng 1.1 Xương trục Gồm có: cột sống, xương sườn, xương ức, xương đầu 1.1.1. Xương đầu Xương đầu gồm: Xương sọ và xương mặt. - Xương sọ: Có 6 xương hợp thành gồm: xương trán, xương đỉnh, xương chẩm (xương ót), xương bướm, xương sàng (xương cân) và xương thái dương. Các xương này mỏng, dẹp, rỗng ở giữa, liên kết với nhau bằng các khớp bất động tạo thành xoang sọ chứa não. Phía sau khớp với đốt sống cổ số 1 có thể cử động dễ dàng. - Xương mặt: Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và xương hàm dưới. Các xương đều mỏng, dẹp, đa dạng, tạo thành các hốc (hốc mắt, hốc mũi, hốc miệng…) và các xoang. Các xương dính liền tạo thành khối. Xương hàm dưới khớp với xương thái dương của hộp sọ, tạo thành khớp toàn động duy nhất ở vùng đầu. 1.1.2. Xương sống (xương cột sống) - Xương sống là trục chính của bộ xương do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành. Đốt sống cổ số 1 khớp với lồi cầu xương chẩm tạo khớp toàn động làm cho đầu có thể quay về mọi phía. Phía sau các đốt sống thoái hóa dần tạo thành đuôi. Cột sống chia thành 5 vùng: đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống hông, đốt sống khum, đốt sống đuôi đuôi. 1.1.3. Xương sườn Số lượng đôi sườn tương ứng với số lượng các đốt sống ngực. Mỗi sườn có 2 phần chính: - Xương sườn: phần xương, có đầu trên gắn vào các đốt sống ngực, đầu dưới nối với sụn sườn - Sụn sườn: phần sụn, đầu dưới gắn vào xương ức, chỉ có một số sườn có phần dưới gắn vào xương ức những sườn này gọi là sườn thật còn những sườn có phần sụn không gắn vào xương ức gọi là sườn giả. Phần dưới của sườn giả hợp thành vòng cung sườn, giới hạn đáy lòng ngực. Cũng có đôi khi sườn cuối không gắn vào các sườn phía trước được gọi là sườn trôi (chó, người). Giữa các sườn có các khoảng liên sườn Các sườn thường khác nhau về chiều dài, độ cong và các đặc tính,. Mỗi sườn đầu trên có 1 đầu sườn, 1 cổ sườn và 1 củ sườn. Đầu sườn khớp với hố khớp sườn của.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> các đốt sống ngực. Củ sườn khớp với mặt khớp mõm ngang. Giữa đầu sườn và củ sườn là cổ sườn 1.1.4. Xương ức Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa cho các sụn sườn. Bò gồm 7 đốt, heo 6 đốt và ở chó có 8 đốt Chia làm 3 phần: - Cán ức: là đốt ức đầu tiên, giới hạn phần dưới của cửa trước lồng ngực, tiếp nhận 2 sụn sườn đầu tiên. - Thân xương ức: các đốt ức giữa - Sụn mõm kiếm: là phiến sụn mỏng nằm phía dưới cửa sau lồng ngực 1.2 Xương chân 1.2.1. Xương chân trước Gồm các xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay (xương cườm), xương bàn tay và xương ngón tay. - Xương bả vai: gia súc có hai xương bả vai không khớp với xương sống. Nó được đính vào hai bên lồng ngực nhờ các cơ và tổ chức liên kết. Xương bả vai mỏng, dẹp, hình tam giác, đầu to ở trên gắn với mảnh sụn, đầu nhỏ ở dưới khớp với xương cánh tay. Xương nằm chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. - Xương cánh tay: là xương ống (xương dài) có một thân và hai đầu. + Đầu trên to, phía trước nhô cao, phía sau lồi tròn gọi là lồi cầu để khớp với hố lõm đầu dưới của xương bả vai. + Đầu dưới nhỏ hơn, phía trước có các lồi tròn, khớp với đầu trên xương quay + Thân trơn nhẵn, mặt ngoài có mấu lồi là u delta dưới đó là rãnh xoắn. Xương cánh tay nằm từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. - Xương cẳng tay: gồm hai xương là xương quay và xương trụ. + Xương quay: tròn hơn nằm ở phía trước, là xương dài, hơi cong, lồi về phía trước. + Xương trụ: nhỏ, nằm dính sát vào mặt sau cạnh ngoài xương quay, đầu trên có mỏm khuỷu, phần dưới thon nhỏ kéo dài đến nửa xương quay ở ngựa, hay đến đầu dưới xương quay ở trâu, bò lợn. - Xương cổ tay (xương cườm): gồm hai xương nhỏ, nằm giữa xương cẳng tay và xương bàn tay. - Xương bàn tay: số lượng xương khác nhau tùy thuộc vào từng loại gia súc. Ngựa có 1 xương bàn chính, một xương bàn phụ rất nhỏ. Trâu bò có hai xương bàn chính dính làm một chỉ ngăn cách bởi một rãnh dọc ở mặt trước, có 1 – 2 xương bàn phụ. Heo có bốn xương bàn. - Xương ngón: ngựa có một ngón gồm ba đốt là đốt cầu, đốt quán và đốt móng. Trâu bò có hai ngón mỗi ngón có ba đốt và hai ngón phụ có 1 – 2 đốt. Heo có hai ngón chính mỗi ngón có ba đốt, có hai ngón phụ mỗi ngón có hai đốt..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.2.2. Xương chi sau Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. - Xương chậu: gia súc có hai xương chậu là xương chậu phải và xương chậu trái khớp với nhau ở phía dưới bởi khớp bán động háng và bán động ngồi. Ở phía trên xương chậu khớp với xương sống vùng khum và cùng xương khum tạo thành xoang chậu chứa các cơ quan tiết niệu, sinh dục. Mỗi xương chậu gồm ba xương tạo thành: + Xương cánh chậu: nằm ở phía trước và phía trên xương háng và xương ngồi. Phía trước hình tam giác hơi lõm là nơi bám của khối cơ mông. Góc trong giáp với xương khum là góc mông, góc ngoài là góc hông góp phần tạo ra hai lõm hông hình tam giác ở trên và sau bụng con vật. Phía sau xương cánh chậu cùng với xương háng, xương ngồi hợp thành một hố lõm sâu gọi là ổ cối để khớp với chỏm khớp ở đầu trên xương đùi. + Xương háng: hai xương háng nhỏ nằm dưới xương cánh chậu, khớp nhau bởi khớp bán động háng, hai bên khớp có hai lỗ bịt. + Xương ngồi: hai xương ngồi nằm sau xương háng, khớp nhau bởi khớp bán động ngồi ở giữa, từ đó kéo dài về phía sau thành hai u ngồi. - Xương đùi: là xương dài nằm ở dưới xương chậu, chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, có một thân và hai đầu. + Đầu trên to, phía ngoài nhô cao là mẩu động lớn, phía trong là chỏm khớp hình lồi cầu, khớp vào ổ cối của xương chậu. + Đầu dưới nhỏ, phía trước có ròng rọc để khớp với xương bánh chè. Phía sau là hai lồi cầu để khớp với xương chày. + Thân tròn, trơn, trên to, dưới nhỏ. - Xương cẳng chân: + Xương chày: là xương dài, hình khối lăng trụ, có một thân và hai đầu. Đầu trên to, chính giữa nhô cao là gai chày ngăn cách gò ngoài và gò trong. Đầu dưới nhỏ có hai rãnh song song để khớp với xương sen của cổ chân. Thân có ba mặt, hai mặt bên ở phía trước gặp nhau ở mào chày bị uốn cong. Mặt sau giống hình chữ nhật nho lên các đường xoắn để cơ kheo bám vào. + Xương mác: là xương nhỏ giống cái trâm cài đầu, nằm ở phía ngoài đầu trên xương chày. Ở trâu bò xương mác thoái hóa chỉ là một mấu nhỏ ngắn, ở lợn kéo dài bằng xương chày. + Xương bánh chè: là một xương nhỏ mỏng, chắc, đặc, hình thoi nằm chèn giữa xương đùi và xương chày, còn gọi là nắp đầu gối. - Xương cổ chân: tương ứng với cổ tay ở chi trước, gồm 2 – 3 hàng và 5 – 7 xương. 1.3 Xương nội tạng Gồm những xương phát triển ở nội quan hay cấu tạo mểm như xương dương vật ở loài ăn thịt như chó, mèo và xương tim ở bò, cừu 2. Cấu tạo của xương.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngoài cùng là ngoại cốt mạc, kế tiếp là mô xương, trong cùng là xoang tủy 2.1 Mô xương 2.1.1 Mô xương đặc Là lớp xương mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, sắp xếp thành từng lớp mỏng gọi là các phiến xương. Các phiến xương này bao quanh các hệ thống ống rất nhỏ chạy dọc theo chiều dài của xương gọi là các ống havers. Trong ống chứa các mạch máu và thần kinh rất nhỏ. Có các ống ngang nối các ống havers với nhau gọi là ống volkmann 2.1.2 Mô xương xốp: ở mô xương này các ống havers và ống volkmann không còn chạy dọc và ngang nữa mà hòa lẫn với nhau, hơn nữa chúng tăng số lượng rất nhiều, làm cho xương có nhiều hốc rất nhỏ như bọt bể, do đó xương có độ xốp 2.1.3 Tủy xương: là một chất dịch lỏng nằm trong xoang tủy hoặc trong các hốc của mô xương xốp, chứa rất nhiều chất béo. Trên thú có sức khỏe bỉnh thường có 2 loại tủy là tủy đỏ và tủy vàng. Trên thú già yếu hay bệnh tật còn có thêm tủy xám * Trên xương dài: ngoài cùng là ngoại cốt mạc nhưng lớp màng này không hiện diện ở đầu khớp, kế tiếp là mô xương đặc, ở 2 đầu xương mô xương đặc biến mất chỏ có sự hiện diện của mô xương xốp. Lớp mô xương xốp mỏng ở thân xương dày ở 2 đầu xương. Trong cùng là xoang tủy chứa tủy xương, xoang tủy chỉ hiện diện ở xương dài Trên xương ngắn, xương dẹt và xương bất định bên ngoài là lớp ngoại cốt mạc, trừ đầu khớp. Một lớp mô xương đặc rất mỏng . Phần lớp bê trong của xương là mô xương xốp 3. Phân loại của hệ xương - Về hình dáng: + Xương dài: xương cánh tay, cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân…có tác dụng nâng đỡ cơ thể, tác động như đòn bẩy khi vận động + Xương ngắn: xương cổ tay, cổ chân…có tác dụng làm giảm sự ma sát giữa các khớp + Xương dẹt: xương vai, xương ức, xương vòm sọ….có tác dụng che chở cho các cơ quan mềm như não, các cơ quan thuộc vùng chậu và là diện bám rộng cho các cơ + Xương hình bất định: xương hàm trên, xương thái dương, xương sàng…không có tác dụng nhất định, dùng làm trụ đỡ, bảo vệ và là nơi bám móc cho các cơ, dây chẳng + Xương vừng: là xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương bánh chè có tác dụng làm giảm sự ma sát ở các khớp - Về phương diện mô học + Xương cốt mạc hay xương mảng: do màng xương tạo ra + Xương sụn hay xương Havers: do tủy xương tạo ra 3. Chức năng, nhiệm vụ của bộ xương - Nâng đỡ: bộ xương là một khung rắn chắc để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Nhờ có bộ xương mà cơ thể gia súc có một hình dáng và vị trí nhất định.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Bảo vệ: ở gia súc hộp sọ và cột sống bao bọc lấy hệ thần kinh, lồng ngực bảo vệ cho tim phổi và các mạch máu lớn quan trọng, khung chậu che chở cho một số tạng thuộc hệ niệu – dục - Vận động: xương là nơi cơ đến bám nên được coi như một hệ đòn bẫy mà điểm tựa là các khớp xương. Như vậy bộ xương đóng vai trò thụ động trong bộ máy vận động - Tạo máu và trao đổi chất: tủy xương là nơi tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Tủy xương cũng là nơi dự trữ các chất mỡ, muối khoáng đặc biệt là canxi, phosphor II. KHỚP XƯƠNG 1. Khái niệm Nhờ các khớp, các xương của cơ thể động vật liên kết với nhau bằng nhiều cách, sự liên kết này gọi là sự khớp, các xương nối với nhau bằng các khớp xương. Tùy theo chức phận của xương mà có liên kết xương khác nhau, người ta thường chia các khớp xương thành 3 loại: khớp bất động, khớp bán động và khớp di động 1.1 Khớp bất động Là kiểu khớp liên kết các xương một cách liên tục nhờ mô liên kết có thể là xương, sợi, sụn hay màng. Ví dụ: các khớp của xương sọ và xương mặt 1.2 Khớp bán động Là loại khớp trung gian giữa khớp động và khớp bất động. Nó khác khớp động ở chỗ là không có bao khớp và khác khớp bất động là nó có khoang khớp. Ví dụ: khớp giữa thân các đốt sống, khớp khum chậu, khớp giữa 2 xương hang 1.3 Khớp động hay khớp hoạt dịch Là những khớp có cử động nhiều, giữa 2 xương có ổ khớp và bao hoạt dịch Cấu tạo của 1 khớp di động - Mặt khớp: thường ở đầu xương dài, góc xương dẹp hay bề mặt các xương ngắn, luôn trơn láng để xương có thể di động . Tùy theo hình dạng mà có tên hõm khớp, hố khớp, đầu khớp, chùy. Mặt khớp thường không liên tục vì có các tiểu hố, nơi chứa chất hoạt dịch - Sụn khớp: là một lớp sụn mỏng bao bọc mặt khớp. Ở trạng thái tươi đó là một lớp sụn láng, màu sáng và dính chặt vào xương. Chiều dày lớp sụn cũng rất thay đổi ở chùy xung quanh mỏng hơn ở giữa, ngược lại ở hõm khớp, bên ngoài dày hơn. Lớp sụn này không có mạch máu nên việc nuôi dưỡng và bài tiết đều nhờ vào sự thẩm thấu qua bề mặt nhờ vào chất hoạt dịch - Bao khớp: là một màng bao bọc xung quanh khớp,nối liền 2 đầu xương của 2 xương kế nhau. Bao khớp chỗ dày, chỗ mỏng tùy theo động tác của khớp. Cấu tạo của bao khớp gồm 2 lớp: lớp ngoài là màng sợi là khớp dày ở ngoài, chủ yếu là mô sợi, có tính chất bảo vệ - Lớp trong là màng hoạt dịch. Màng hoạt dịch là mô liên kết sợi xốp giàu mạch máu và giàu sợi đàn hồi, trong đó có tế bào tiết dịch nhờn gọi là hoạt dịch. Hoạt dịch là một chất dịch trong màu vàng nhạt có vai trò làm trơn khớp giúp giảm sự ma sát.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Dây chằng: là những bó sợi sinh keo đàn hồi. Những dây chằng này hoặc nằm ngay trong thành bao sợi làm cho nó dày lên hoặc tập trung thành bó riêng biệt ở ngoài gọi là dây chằng ngoại biên. Trường hợp cá biệt dây chằng nằm ngay trong khoang bao khớp gọi là dây chằng gian khớp và được bao quanh bởi màng hoạt dịch Có 2 loại dây chằng: dây chằng vàng và dây chằng trắng + Dây chằng vàng: có tính đàn hồi, màu vàng, nhờ đó nó có thể tự động kéo các đòn bẩy xương về chỗ cũ sau khi cử động. Ví dụ: dây chằng cổ + Dây chằng trắng: màu trắng xa cừ, không co giãn được. Ví dụ: dây chằng ngoại biên các khớp, dây chằng khớp - Chất hoạt dịch: là một chất lỏng sệt giống như lòng trắng trứng, chứa nhiều chất nhầy, ph kiềm, có nhiệm vụ làm trơn để khớp cử động dễ dàng, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ là bảo vệ và nuôi dưỡng các thành phần khác của khớp Động tác của khớp di động: - Xoay tròn - Co – duỗi - Khép - dang.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> BÀI 2: HỆ CƠ 1. PHÂN LOẠI - Cơ là cơ quan chuyên hóa cao độ, có đặc tính co tút khi bị kích thích - Có 3 loại cơ: cơ vân, cơ trơn, cơ tim + Cơ vân: Thường gắn trực tiếp hay gián tiếp vào xương nên còn được gọi là cơ xương. Cơ co rút thì xương vận động xung quanh các khớp. Sự vận động của cơ xương thường theo nguyên tắc đòn bẫy cơ học Cơ vân bao phủ phần lớn cơ thể nên nó giữ vai trò quan trọng trong việc định hình dáng của con vật Cơ vân có màu đỏ, có hình dạng thay đổi. Cơ vân bám vào da gọi là cơ bì, nếu cơ vân bao quanh lỗ tự nhiên gọi là cơ vòng 2. CẤU TẠO CỦA CƠ VÂN - Mỗi cơ cấu tạo gồm phần thịt và gân - Phần thịt là tập hợp những sợi cơ xếp song song với nhau, làm thành bó và bọc ngoài bởi một màng liên kết sợi xốp mỏng. Nhiều bó nhỏ hợp lại thành một bó lớn hơn và cuối cùng tạo nên một màng phủ ngoài cũng bằng một màng liên kết sợi xốp - Phần gân của cơ nối với xương - Thường ở các chân hay gặp những cơ có 2 đầu gân nhưng cũng có khi cơ chỉ có một đầu gân còn một đầu là thịt - Trong 2 đầu cơ có một đầu bám coi như điểm xuất phát và một đầu móc. Đầu bám thường coi như điểm tựa là điểm không chuyển dịch khi vận động, đầu móc là điểm vận động 3 DANH PHÁP HAY NHỮNG ĐIỂM CẦN KHẢO SÁT CỦA MỘT BẮP CƠ Để đặt tên cơ thường dựa vào các đặc điểm sau: - Hình dáng: các bắp cơ dài – ngắn, rộng – hẹp, dày – mỏng bất thường. Cơ dài thưởng gặp ở các chân. Cơ ngắn phần lớn là những lớp cơ sâu giữa các đốt sống ở mặt lưng hoặc cơ gian sườn. Ngoài những cơ có hình dạng đơn giản còn có những cơ có hình dạng đặc biệt như cơ lưng to có hình quạt mỏng, cơ răng cưa, cơ hình thang… - Vị trí: xem bắp cơ nằm ở nơi nào đối với cơ thể - Chiều hướng: bắp cơ gồm các sợi cơ có chiều hướng gần như song song nhau, cũng có khi chiều hướng tỏa ra như hình quạt - Nơi bám móc: thường một bắp cơ gắn vào 2 nơi của 2 xương khác nhau, đôi khi cũng bám lên sụn, cân mạc ha dây chằng, da + Nơi bám: là nơi mà một đầu của bắp cơ gắn vào xương làm gốc để gây cử động đầu kia + Nơi móc: nơi mà đầu kia của cơ bám vào 1 xương khác. Nơi móc sẽ cử động khi cơ co.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đối với cơ chân, đầu trên là nơi bám, đầu dưới là nơi móc. Đối với cơ vùng thân đầu nào gần mặt phẳng giữa là đầu bàm - Nhiệm vụ của cơ = tác động: khi một cơ co nghĩa là rút ngắn khoảng cách bám và móc của nó từ đó làm cho cơ thể cử động. Ở khớp nó làm co – duỗi, khép – dang…, cơ vòng thì đóng lỗ tự nhiên, cơ bì thì dời chỗ một phần da - Theo sự phân chia nhiều đầu: cơ nhị đầu, cơ tam đầu cánh tay 4.. NHỮNG CẤU TẠO HỖ TRỢ CHO CƠ. a. Cân mạc = màng bao cơ Là những mô liên kết sợi xốp, gồm phần lớn là các bó sợi trắng chen lẫn với ít nhiều sợi đàn hồi, dùng phân cách cơ với da, các cơ với nhau hoặc cơ với xương Có 2 loại cân mạc: cân mạc cạn và cân mạc sâu - Cân mạc cạn: nằm tiếp giáp dưới da, gồm một lớp mô liên kết lỏng lẻo, có ít hay nhiều mỡ tùy tình trạng mập ốm cảu con vật - Cân mạc sâu: gồm 1 hay nhiều lớp mô sợi dày đặc dính vào các cấu trúc bên dưới. Tại nhiều nơi nó bám vào xương, dây chằng hay cả dây gân, có khi cân mạc sâu cũng tách ra thành những lá chen vào giữa các cơ tạo nên vách liên cơ để sau cùng nó bám vào các dây chằng - Cân mạc phát triển không đều ở các bộ phận cơ thể. Tại các chân hệ thống cân mạc vừa chắc vừa phát triển mạnh. Ở vùng mặt, cân mạc phát triển yếu, nhiều khi khó phân biệt giữa cân và các màng cơ b. Bao sợi = gân Là các bó sợi co liên kết chặt chẽ, có pha lẫn mô sụn, làm cầu nối trung gian giữa cơ và xương khi cần đi qua các vùng hẹp, gân thường thấy ở các cơ vùng chi và không bắt buộc tất cả các cơ đều phải có gân c. Màng hoạt dịch = bao hoạt dịch Là các túi thông với bao khớp làm gân trượt dễ dàng, chúng hình thành trong quá trình các mô kiên kết bị hóa xốp tại những vùng xảy ra sự cọ sát nhiều của các cơ quan khi vận động, ngoài ra màng này còn tiết chất nhờn làm giảm sự ma sát.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> BÀI 3: HỆ HÔ HẤP Cơ quan hô hấp gồm hốc mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi 1. HỐC MŨI = XOANG MŨI Xoang mũi nhỏ ở vùng đầu được giới hạn phía trước là hai lỗ mũi, sau có hai lỗ thông với yết hầu, trên là xương mũi, dưới là vòm khẩu cái ngăn cách với xoang miệng. Ở chính giữa có một vách sụn và xương lá mía chia xoang mũi thành hai phần giống nhau là xoang mũi phải và trái. + Lỗ mũi: là hai hốc tròn hoặc hình trứng, là nơi cho không khí đi vào xoang mũi. Cấu tạo bởi một sụn giống neo tầu thủy làm chỗ bám cho các cơ mũi. Bên ngoài phủ bởi lớp da. + Cấu tạo xoang mũi - Xoang mũi được cấu tạo khung xương gồm các xương: xương mũi, xương hàm trên, liên hàm, khẩu cái, lá mía. Trong xoang mũi từ thành bên đi vào trong có 3 đôi xương ống cuộn là ống cuộn mũi (ở trên), ống cuộn hàm (ở dưới), ống cuộn sàng (ở sau). Đây là các xương rất mỏng cuộn lại và được phủ bởi niêm mạc nhằm tăng diện tích tiếp xúc không khí với niêm mạc mũi. - Niêm mạc: niêm mạc bao phủ toàn bộ mặt trong xoang mũi chia làm hai khu: Khu niêm mạc hô hấp: bao phủ 2/3 phía trước mặt trong xoang mũi. Niêm mạc màu hồng, có các lông để cản bụi, tế bào biểu mô phủ có lông rung, dưới là các tuyến tiết dịch nhầy và mạng lưới mao mạch dày đặc. Chức năng: cản bụi, lọc sạch, tẩm ướt và sưởi nóng không khí trước khi đưa vào phổi. Khu niêm mạc khứu giác nằm ở phía sau có màu vàng nâu. Trên niêm mạc chứa các tế bào thần kinh khứu giác, sợi trục của chúng tập trung lại thành dây thần kinh khứu giác liên hệ với bán cầu đại não. Chức năng: nhận cảm giác mùi trong không khí. 2. YẾT HẦU Yết hầu là một xoang ngắn, hẹp nằm sau xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi. Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản. Ngoài ra từ yết hầu còn có hai lỗ thông lên xoang nhĩ (bên trong màng nhĩ tai) nhờ hai ống nhĩ hầu. 3. THANH QUẢN Là một xoang ngắn hẹp nằm sau yết hầu và màng khẩu cái, trước khí quản, dưới thực quản. Thanh quản vừa là đường dẫn khí vừa là cơ quan phát âm. Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn thanh quản, lie6nhe65 với nhau bằng cơ và dây chằng Sụn thanh quản: có 4 loại sụn: Sụn trên hẩu = sụn tiểu thiệt giống như nửa lá cây nằm sau yết hầu, có tác dụng như cái nắp đậy lên thanh quản để khi nuốt thức ăn không lọt vào thanh quản.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sụn phễu: hình phễu ở trước sụn nhẫn, phía trước có mõm để dây thanh âm gắn vào Sụn giáp trạng: to nhất xoang thanh quản, giống như quyển sách mở nằm giữa sụn tiểu thiệt và sụn nhẫn tạo thành đáy thanh quản. Sụn nhẫn: giống như chiếc nhẫn, phía trước dính vào sụn phễu và sụn giáp trạng, phía sau gắn vào khí quản Tác dụng: thanh quản cũng như lỗ mũi có thể nở rộng ra để không khí vào nhiều hay ít tùy theo nhu cầu hô hấp của gia súc. Nếu các cơ co rút ở đó bị liệt thì sinh ra bệnh khó thở. Ngoài ra thanh quản còn có các dây thanh âm, nên nó còn là cơ quan phát âm 4. KHÍ QUẢN Là ống dẫn khí từ thanh quản đến rốn phổi. Gồm nhiều vòng sụn không trọn vẹn xếp nối tiếp nhau nhờ mô liên kết, phía trên được thay thế bằng 1 tấm cơ trơn. Heo có khoảng 35 vòng sụn, trâu bò có khoảng 45 vòng sụn. Khí quản chia làm hai đoạn: đoạn cổ và đoạn ngực. + Đoạn cổ: bắt đầu từ thanh quản đến cửa vào lồng ngực, nằm dưới thực quản, liên hệ 2 bên bởi thùy bên của tuyến giáp trạng, động mạch cổ chung, tĩnh mạch cổ và dây thần kinh phế vị giao cảm, ống bạch huyết và những hạch bạch huyết + Đoạn ngực: bắt đầu từ cửa vào lồng ngực đến rốn phổi. Đoạn này nằm giữa 2 lá của phế mạc. Mặt trong khí quản được lọt bởi niêm mạc có nhiều tế bào lông rung và có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi và những vật lạ lọt vào đường hô hấp 5. PHẾ QUẢN Khi đến rốn phổi, phế quản tách ra làm 2 phế quản chính phải và trái vào 2 rốn phổi tương ứng. Sau khi qua rốn phổi, phế quản phân nhánh đến các thùy của phổi, rồi lại phân nhánh tiếp tục làm cho các phế quản càng ngày càng nhỏ cuối cùng là các tiểu phế quản tận cho ra nhiều nhánh thông với những nang nhỏ đó là phế nang 6. PHỔI 6.1 Vị trí và hình dạng của phổi - Vị trí: gia súc có hai lá phổi hình nón, chiếm gần hết xoang ngực và ngăn cách nhau bởi tung cách mạc. Trong tung cách mạc có tim, thực quản và các mạch máu lớn - Hình dạng của phổi uốn theo chiều cong của lồng ngực và các bộ phận bên trong. Mặt ngoài của phổi cong lồi tựa vào thành xoang ngực nên thấy các dấu của sườn. Mặt trong lõm uốn theo các bộ phận bên trong như tim, thực quản, mạch máu. Đỉnh phổi hướng về phía trước có hình tháp hẹp. Đáy phổi hướng về phía sau, cong lõm theo cơ hoành 6.2 Cấu tạo - Ngoài cùng là lớp màng phổi bao bọc. - Trong là mô phổi, mỗi lá phổi gồm nhiều thùy phổi. Thùy phổi là tập hợp của các đơn vị cấu tạo bởi tiểu thùy phổi. Mỗi tiểu thùy hình đa giác có thể tích khoảng một cm3 bên trong gồm các chùm phế nang (giống chùm nho) và các túi phế nang (giống quả nho). Phế nang là phần tận.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> cùng của đường hô hấp, thành của chúng là 1 màng rất mỏng. Bao quanh phế nang là một mạng lưới mao mạch. Qua thành mỏng của phế nang và mao mạch, quá trình trao đổi khí được thực hiện Ở trâu bò đoạn khí quản cách chỗ phân nhánh ra 2 phế quản gốc khoảng 3 – 4cm, tách ra 1 phế quản phụ đi vào thùy đỉnh phổi phải. Phổi phải to hơn phổi trái, phổi có các rãnh sâu để phân chia thành các thùy phổi một cách rõ rang. Phổi trái chia làm 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim và thùy hoành. Phổi phải có 5 thùy: thùy đỉnh, 2 thùy tim, thùy hoành và thùy phụ ở mặt trong lá phổi phải Ở heo, chó cũng có 1 nhánh phế quản phụ như bò. Phổi trái có 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành. Phổi phải có 4 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành và thùy phụ 7. XOANG NGỰC VÀ MÀNG PHỔI = PHẾ MẠC 7.1 Xoang ngực Là khoảng giới hạn ở phía trên bởi các đốt sống ngực, 2 bên bởi các sườn và các cơ liên sườn, phía dưới là xương ức và các sụn sườn. Phía trước là cửa vào giới hạn bởi 2 xương sườn thứ nhất, phía sau gọi là cửa ra có cơ hoành ngăn cách xoang ngực và xoang bụng. Vách ngăn giữa xoang ngực (hay tung cách mạc) chia xoang ngực ra làm 2 phần 7.2 Phế mạc Đó là lớp tương mạc lót mặt trong xoang ngực và bao bọc các cơ quan bên trong như tim, phổi, khí quản, phế quản. Gồm 2 lá: -. Lá tạng bao lấy phổi và dính vào mô phổi. -. Lá thành: gồm 3 phần: + Phần lót mặt trong thành bên xoang ngực + Phần cơ hoành, lót 1/3 mặt trước cơ hoành. + Phần phế mạc giữa (tung cách mạc) là chỗ lá thành bên trái và phải áp lại nhau ở mặt phẳng giữa và bao trùm 1 số khí quan khác như tim, khí quản, thực quản. Giữa lá thành và lá tạng, phế mạc tạo nên xoang phế mạc. Đây là một xoang ảo chứa 1 ít dịch làm giảm sự ma sát khi phổi cử động. Trường hợp bệnh lí xoang này chứa đầy dịch.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> BÀI 4: HUYẾT QUẢN HỌC I.HỆ MẠCH MÁU 1. Chức năng của máu - Hô hấp: vận chuyển oxy từ phổi về các mô và khí CO2 từ các mô về phổi - Dinh dưỡng: chuyên chở các chất dinh dưỡng cho các mô và cơ quan - Bài tiết: thải những sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất từ các mô và cơ quan ra ngoài - Duy trì cân bằng nước trong cơ thể - Điều hòa thân nhiệt: đem nhiệt độ sinh ra từ cơ thể ra ngoài qua bề mặt cơ thể nhờ các mao quản máu - Vận chuyển: mang các chất sinh ra ở cơ quan này đến cơ quan khác - Bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn và các độc tố bằng bạch cầu và kháng thể 2. Vòng tuần hoàn 2.1 Vòng tuần hoàn lớn Tim co bóp đẩy máu từ tâm thất trái (máu này giàu chất dinh dưỡng và oxy) vào động mạch chủ rồi đến các phân nhánh của động mạch và tận cùng là mao mạch của động mạch. Mao mạch là hệ thống lưới dày đặc chạy qua các mô, các cơ quan. Tại các mô có sự trao đổi chất nghĩa là máu chuyên chở chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào và lấy đi các chất cặn bã và khí CO2 sẽ thấm vào mao mạch của tĩnh mạch rồi tập hợp lại thành những tĩnh mạch lớn hơn, sau đó nó đổ vào tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau để về tâm nhĩ phải của tim 2.2 Vòng tuần hoàn nhỏ Từ tâm nhĩ phải máu được chuyển xuống tâm thất phải để theo động mạch phổi đến phổi. Động mạch phổi chia ra nhiều nhánh rồi đến hệ thống mao mạch dày đặc bao xung quanh phế nang. Sau quá trình trao đổi khí nghĩa là nó thải CO 2 và lấy O2. Máu lại theo các mao mạch tập trung vào các tĩnh mạch, cuối cùng nó theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái để vào vòng tuần hoàn lớn 3. Tim 3.1 Vị trí và hình dáng của tim - Vị trí: quả tim là cơ quan rỗng cấu tạo bởi cơ tim, có hình nón lộn ngược, nằm trong lồng ngực giữa 2 lá phổi, chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau và từ phải sang trái. Đỉnh tim tựa lên xương ức và nằm trong khoảng sườn từ 3 – 6 (ở bò) và từ 3 – 7 (ở heo) - Hình dáng ngoài: tim có 2 mặt, 1 đáy và 1 đỉnh. Mặt đối diện với cơ hoành gọi là mặt hoành cách mô, mặt đối diện với xương ức gọi là mặt ức sườn. Đáy tim nằm phía trên và trước có các mạch máu. Đỉnh tim nằm phía dưới và sau. Mặt ngoài của tim có 1 rãnh ngang gọi là rãnh vành tim, chia tim làm 2 phần, phần trên nhỏ gồm 2 tâm nhĩ, phần dưới to hơn gồm 2 tâm thất. Có một rãnh dọc gọi là rãnh liên thất, trong các rãnh ngang và dọc có các mạch máu nuôi tim gọi là mạch máu hình vành (mạch máu vành tim).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hình thái trong: Bổ dọc tim ta thấy: Chính giữa tim là một vạch ngăn dọc bằng cơ chia tim làm hai nửa rỗng chứa máu: Nửa tim phải hay xoang tim phải chứa máu đỏ sẫm, nửa tim trái hay xoang trái chứa máu đỏ tươi. Xoang tim phải gồm phần trên là xoang thất phải, vách cơ dày hơn vách tâm nhĩ phải. Nơi tiếp giáp giữa nhĩ phải và thất phải có 2 lỗ: lỗ nhĩ thất phải lớn hơn có van 3 lá để thông máu từ nhĩ phải xuống thất phải, lỗ nhỏ hơn có van 3 lá tổ chim là lỗ động mạch phổi để thông máu lên phổi. Xoang tim trái gồm 2 phần: - Phần trên là xoang nhĩ trái, vách mỏng có các lỗ tĩnh mạch phổi đổ về. - Phần dưới: thất trái vách cơ rất dày. - Nơi tiếp giáp giữa nhĩ trái và thất trái có 2 lỗ: lỗ lớn hơn là lỗ nhĩ – thất trái để thông máu từ nhĩ trái xuống thất trái, có van hai lá. Lỗ nhỏ hơn là lỗ động mạch chủ gốc có van tổ chim giống lỗ động mạch phổi. - Vách ngăn dọc giữa tim gồm 2 phần: phần trên là vách liên nhĩ ngăn cách hai xoang nhĩ trái và nhĩ phải. Phần dưới là vách liên thất ngăn cách hai xoang tâm thất với nhau. Ở vách ngăn tâm nhĩ trái, phải và tâm thất trái, phải có hạch thần kinh, điều khiển hoạt động tự động của tim 3.2. Cấu tạo của tim Ngoài cùng là màng bao tim bao bọc tim và các mạch quản lớn của tim, gồm 2 màng: ngoài là màng sợi, trong là màng ngoại tâm mạc phủ mặt ngoài cơ tim. Giữa hai màng hình thành xoang bao tim, chứa chút dịch trong để giảm ma sát khi tim hoạt động. Ở đỉnh tim, màng bao tim kéo dài dính vào chân cơ hoành. Cơ tim: cơ tim cấu tạo giống như cơ vân, tạo nên vách khối tâm nhĩ và tâm thất. Vách thất trái cơ dầy hơn, xen kẽ giữa các sợi cơ trên còn có các sợi cơ pha thần kinh làm cho tim có tính tự động co bóp. Màng trong tim là lớp màng mỏng lót ở bên trong các xoang tim tiếp xúc với máu, hình thành các chân cầu của van tim. 4. Động mạch 4.1 Đặc điểm của động mạch - Động mạch là những mạch mang máu từ tim đi khắp cơ thể - Động mạch khi đi vào các cơ quan co dãn nhiều thì ngoằn ngoèo để tránh bị căng đứt - Động mạch thường đi chung với tĩnh mạch và dây thần kinh. Khi đi với 2 tĩnh mạch thì động mạch thường nằm giữa. Khi đi với 1 tĩnh mạch thì động mạch thường nằm sâu hơn - Các động mạch tận cùng trong các tổ chức cơ thể bằng các tiểu động mạch rồi đến hệ thống mao mạch và sau quá trình trao đổi chất thì các mao mạch tập hợp lại thành các tiểu tĩnh mạch, rồi đến các tĩnh mạch lớn hơn. Mao mạch được xem là mạng lưới trung gian giữa động mạch và tĩnh mạch.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4.2 Một số động mạch chính - Động mạch phổi: xuất phát từ tâm thất phải, chia ra làm 2 nhánh, mỗi nhánh đi vào 1 lá phổi tương ứng. Khi vào phổi động mạch chia ra làm nhiều nhánh nhỏ đến các thùy của phổi rồi tận cùng ở các tiểu động mạch ở các phế nang - Động mạch chủ: là động mạch lớn nhất và quan trọng nhất của cơ thể. Xuất phát từ tâm thất trái đi về phía trước 1 đoạn rồi uốn cong thành cung động mạch chủ và tiếp tục đi về phía sau, chạy dọc và nằm phía dưới cột sống. Khi đến vùng hông nó chia ra làm động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài, các động mạch này sẽ cho các nhánh quan trọng đến chân sau, vùng chậu và vùng bẹn + Ở phần bụng, động mạch chủ cho ra các nhánh như: động mạch gan, động mạch thận, động mạch lách, động mạch màng treo ruột trước và sau + Phần hướng về phía trước của động mạch chủ khi đi ra khỏi tim thì cho ra 2 động mạch vành tim phải, trái. Tại cung động mạch chủ cho ra các nhánh động mạch tay đầu, động mạch dưới đòn, động mạch cổ chung đưa máu đến vùng đầu và cổ 5. Tĩnh mạch 5.1 Đặc điểm chung - Hệ tĩnh mạch xuất phát từ mao mạch và dẫn máu từ cơ quan về tim, thành tĩnh mạch mỏng hơn thành động mạch - Dọc đường đi của tĩnh mạch có các van, cửa miệng van hướng về phía tim nghĩa là theo chiều vận chuyển của máu giúp cho máu không chảy ngược chiều - Tĩnh mạch thường đi kèm với động mạch và có cùng tên với động mạch. Phần lớn những tĩnh mạch sâu trong cơ thể là những tĩnh mạch đi kèm với động mạch. Ngoài ra có một số tĩnh mạch cạn gần da không có động mạch đi kèm nên số lượng tĩnh mạch vượt xa số lượng động mạch 5.2 Một số tĩnh mạch chính - Tĩnh mạch chủ trước: thu hồi máu từ nữa phần trước cơ thể gồm đầu, cổ, chân trước, xoang ngực và các nội quan trong xoang ngực. Tĩnh mạch chủ trước tiếp nhận các nhánh: + Tĩnh mạch lẻ: thu nhận máu từ xoang ngực ở các tĩnh mạch gian sườn, tĩnh mạch thực quản, khí quản + Tĩnh mạch nách: tập hợp máu phần chân trước và trước ngực về tim + Tĩnh mạch đốt sống + Tĩnh mạch ngực trong + Tĩnh mạch dưới đòn + Tĩnh mạch cổ gốc: thu nhận máu từ tĩnh mạch cổ trong và tĩnh mạch cổ ngoài - Tĩnh mạch chủ sau: thu hồi máu ở nữa phần sau cơ thể, các tạng vùng xoang chậu, xoang bụng và chân sau, bắt đầu từ vùng hông bằng các tĩnh mạch trong chậu và tĩnh mạch ngoài chậu - Tĩnh mạch cửa: là một hệ tĩnh mạch đặc biệt, thu hồi máu từ một số tạng lẻ trong xoang bụng đổ vào gan. Tĩnh mạch cửa nằm ở rãnh cửa của gan. Tĩnh mạch cửa hình thành do 3 nhánh là tĩnh mạch lách, tĩnh mạch màng treo ruột trước và sau. Tĩnh.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> mạch cửa đi vào gan phân nhánh đến các tiểu thùy của gan để tạo thành 1 lưới mao mạch và sau đó tập trung lại thành 3 – 4 tĩnh mạch gan để đổ vào tĩnh mạch chủ sau II. HỆ BẠCH HUYẾT 1. Sự thành lập bạch huyết Bạch huyết là một chất lỏng trong suốt hơi vàng hiện diện khắp nơi và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào Ở các mô, huyết tương từ máu ngấm qua lớp mô bì mong manh của thành mao quản đi ra các khoảng trống gian bào đồng thời cũng có một số bạch cầu thoát ra nhờ tính xuyên mạch Chất lỏng nằm trong các khoảng trống gian bào gọi là dịch mô, đó là nguồn tạo ra bạch huyết. Dịch mô có vai trò trung gian giữa các yếu tố tế bào và máu. Dịch mô sau khi nhường chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận những chất cặn bã do tế bào thải ra nó lại ngấm vào các mao quản bạch huyết thành bạch huyết và trở về tim quan các mạch bạch huyết Sự thành lập bạch huyết tiến hành không ngừng và áp suất máu càng mạnh thì bạch huyết càng được thành lập mau 2. Mạch bạch huyết - Mao mạch bạch huyết: là những ống mạch rất nhỏ, một đầu kín, thành mao mạch rất mỏng, chúng cho ra những nhánh thông nhau làm thành một mạng lưới dày có trong hầu hế các mô (ngoại trừ não, nhu mô lạch, trong da và màng nhầy), từ đó tập hợp lại thành mạch bạch huyết - Mạch bạch huyết: cấu tạo giống tĩnh mạch, có nhiều van, các mạch bạch huyết thường chạy song song nhau, ít nối tiếp nhau. Trên đường đi các mạch bạch huyết thường đi qua các hạch bạch huyết và tập trung vào 2 ống bạch huyết chính: ống ngực và ống bạch huyết phải - Ống bạch huyết + Ống bạch huyết ngực: bắt đầu từ chỗ phình rộng gọi là bể chứa, nằm ở vùng dưới hông đi về phía trước, nằm phía trên và bên phải động mạch chủ. Ống ngực nhận dịch bạch huyết của phần sau cơ hoành và nửa phần trước cơ hoành đổ vào tĩnh mạch chủ trước hoặc phần cuối của tĩnh mạch cổ + Ống bạch huyết phải: nằm bên phải cửa vào lồng ngực, nhận dịch bạch huyết của nữa phần đầu, cổ, ngực và chân trước phía bên phải đổ vào tĩnh mạch chủ trước hoặc phần cuối của tĩnh mạch cổ 3. Các hạch bạch huyết Các hạch bạch huyết nằm trên đường đi của các mạch bạch huyết. Kích thước và hình dạng của các hạch thay đổi: hình bầu dục hoặc tròn, hơi dẹp, độ lớn thay đổi từ 2 – 20mm. Hạch bạch huyết của gia súc non to hơn gia súc già. Nó có tác dụng như một máy lọc nghĩa là giữ lại vi trùng, các vật lạ do bạch huyết đem đến và tận diệt bằng hình thức thực bào Trong cơ thể, bạch huyết thường tập hợp lại thành từng đám. Mạch bạch huyết của bộ phận cơ thể nào đều đi qua hạch bạch huyết cảu vùng đó Các hạch bạch huyết chính.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Hạch bạch huyết dưới hàm: nằm cạnh sau xương hàm dưới + Hạch mang tai: nằm dưới khớp thái dương hàm dưới, cạnh tuyến mang tai + Hạch yết hầu + Hạch cổ: nằm dọc 2 bên khí quản + Hạch trước vai: nằm phía trước cơ trên gai + Hạch ức, hạch bạch huyết phế quản, hạch màng ruột + Hạch khoeo: nằm phí sau khớp đầu gối, phía trên cơ bắp chân + Hạch bẹn nông: bò cái hạch bẹn nông nằm ở cạnh sau bầu vú, heo cái nằm phía ngoài đôi vú tứ 5 – 6 III. CƠ QUAN TẠO MÁU 1. Tủy đỏ xương Trong phần xốp của xương có chứa tủy, tủy xương là mô liên kết lỏng lẽo, có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Có 3 loại tủy: tủy đỏ, tủy vàng và tủy xám - Tủy đỏ: phổ biến trong xương ở giai đoạn bào thai và gia súc non vì chúng có trên xương đang phát triển. Ở gia súc già tủy đỏ biến dần thành tủy vàng - Tủy đỏ xương chính là cơ quan tạo máu. Tại đây các hồng cầu và các loại bạch cầu hạt liên tục được hình thành. Trong tủy đỏ xương người ta thấy hồng cầu và bạch cầu ở các giai đoạn phát triển khác nhau nằm trong yếu tố liên kết hình lưới võng mô. Trong võng mô có nhiều mao mạch bạch huyết, hồng cầu và bạch cầu sẽ từ võng mô xuyên qua thành mạch vào mao mạch bạch huyết - Tủy vàng: cấu tạo bằng mô mỡ. Tủy vàng được xem là cơ quan tạo máu dự trữ, khi sinh vật mất nhiều máu, tủy vàng sẽ biến thành tủy đỏ và tham gia vào việc tạo hồng cầu - Tủy xám: không có mỡ màu vàng, lỏng gần như xu xoa. Bình thường tủy này có trong xương sọ, xương mặt. 2. Lách Ở bò: lách nằm bên trái dạ cỏ, theo vòng cung sườn 10 – 11 – 12 Ở heo: lách dài và hẹp, đầu trên của lách nằm phía dưới đầu trên của 3 sườn cuối. Đầu dưới nhỏ hơn nằm trên sàn bụng. Mặt thành cong lồi, áp vào thành bụng trái, mặt tạng lõm áp vào dạ dày Nhu mô lách được chia làm 2 phần: tủy trắng và tủy đỏ. Tủy trắng là nơi tạo ra những tế bào lympho, tuổi càng cao tủy trắng càng kém phát triển. Tủy đỏ là nơi tiêu hủy hồng cầu già. Trong lách liên tục xảy ra sự tiêu hủy hồng cầu già, phân giải hemoglobulin, giải phóng chất sắt dùng để tạo hồng cầu mới trong tủy đỏ xương. Ngoài ra lách còn là nơi tích trữ máu, điều tiết lượng máu trong cơ thể. Lách là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, lách tạo ra lamba cầu và bạch cầu đơn nhân. Trong thời kì bào thai lách tạo ra hồng cầu 3. Hạch bạch huyết.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> BÀI 5: HỆ TIÊU HÓA Hệ tiêu hóa là một hệ thống đảm nhận nhiệm vụ: tiếp nhận, chế biến các loại thức ăn cả về mặt cơ học lẫn hóa học để cơ thể hấp thu, bài tiết, đảm bảo sự dinh dưỡng cần thiết Hệ tiêu hóa gồm 2 phần chính là ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa - Ống tiêu hóa: là ống dài mà thức ăn đi qua, bắt đầu từ miệng qua hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và tận cùng ở hậu môn. Ngoại trừ miệng và hầu có hình dạng đặc biệt, các phần còn lại có hình ống rỗng nên gọi là ống tiêu hóa - Tuyến tiêu hóa: tiết các dịch tiết có men tiêu hóa giúp quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuyên tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, gan, tụy tạng 1. MIỆNG Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng. 1.1 Môi: gồm môi trên và môi dưới gặp nhau ở mép. Xung quanh môi có lông xúc giác. Dê và ngựa có môi dài, linh hoạt dễ cử động, dùng để lấy thức ăn. 1.2 Má: Má kéo dài từ hàm trên xuống hàm dưới và taọ thành mặt bên của xoang miệng. Má đẩy thức ăn vào giữa hai mặt răng khi nhai. Ở loài nhai lại, niêm mạc má có những gai thịt nhọn hướng vào bên trong. 1.3 Vòm khẩu cái (khẩu cái cứng): là phần ngăn cách giữa xoang mũi (ở trên) và xoang miệng (ở dưới), nằm sau môi trên, giữa hai hàm trên. Cấu tạo là mô sợi bị sừng hóa. Ở chính giữa có đường sọc dọc, hai bên là 15 – 20 gờ ngang. Vòm khẩu cái làm điểm tựa cho lưỡi khi nuốt. 1.4 Màng khẩu cái (khẩu cái mềm): là màng mỏng giống đầu lá cây do niêm mạc khẩu cái tạo thành, nằm ngăn cách giữa miệng (ở trước) và yết hầu ở phía sau. Màng này hạ xuống khi thở, uốn cong lên trên về phía sau để đóng kín đường lên mũi khi nuốt. 1.5 Lưỡi: Nằm trong quãng nội hàm như nằm trong long máng, phần sau cố định bám vào xương thiệt cốt, phần trước tự do nằm tựa lên xương hàm dưới, phía sau vòm cung răng cửa. Phía dưới lưỡi có một gấp nếp niêm mạc gọi là dây hãm lưỡi, gắn vào phía trên của phần dưới xoang miệng Mặt trên của lưỡi có nhiều gai cảm giác. Có 4 loại gai: + Gai hình chỉ: nhỏ, mảnh, phân bố ở khắp mặt lưỡi + Gai hình nấm: gai này ít hơn nằm xen giữa các gai hình chỉ, chủ yếu nằm ở đầu lưỡi và 2 bên bờ lưỡi, gai này có chức năng xúc giác + Gai hình đài: rất ít, tương đối to, nằm ở gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác + Gai hình lá: rất ít nằm 2 bên bờ gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác Ngoài ra, ở gần gốc lưỡi còn có nhiều gai thịt nhọn dài và mềm mại. Lưỡi bò dài và nhám, không có gai hình lá.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cấu tạo: lưỡi chính là một khối cơ gồm nhiều bó sợi sắp xếp theo nhiều chiều hướng khác nhau khó tách rời. - Tác dụng: lấy thức ăn (ở trâu bò), và đưa thức ăn vào thực quản và phát ra âm thanh. 1.6 Răng: là bộ phận cứng nhất trong xoang miệng dùng để cắt, xé và nghiền nát thức ăn. Tùy theo chức phận có thể chia làm 3 loại răng: - Răng cửa (C) mỏng dẹt, có một chân răng để cắt, cắn thức ăn. Loài nhai lại không có răng cửa hàm trên thay vào đó là phiến sừng chắc khỏe. - Răng nanh (N) hình tháp, chắc khỏe, nhọn, dùng để xé thức ăn. Loài nhai lại không có răng nanh. Một số loài chỉ có con đực có răng nanh. - Răng hàm: Chia thành răng hàm trước (HT) và răng hàm sau (HS), có 2 – 3 chân răng cắm vào trong xương hàm. Chức năng của răng hàm là nghiền nát thức ăn. Hình thái và cấu tạo răng: Mỗi răng chia làm 3 phần: vành, cổ và chân răng. + Vành răng là phần trắng nhô ra ngoài xương hàm. + Cổ răng là phần tiếp giáp xương hàm được lợi ôm lấy chân răng (rễ răng) cắm vào trong xương hàm, bên trong chứa tủy răng. + Răng được cấu tạo bởi: ngà răng giống như xương chắc. Men răng cứng nhất bao bọc bằng ngà răng làm răng trắng bóng. Vỏ răng giống như xi măng nằm ở kẽ hai răng. Tủy răng nằm trong ống tủy ở chân răng chứa mạch máu. - Công thức răng của gia súc Bò:. + công thức răng tạm thời: 2(0/4C 0/0N. 3/3TH 0/0H) = 20. + công thức răng trưởng thành: 2(0/4C 0/0N 3/3TH 3/3H)=32 Heo:. + công thức răng tạm thời: 2(3/3C 1/1N. 4/4TH 0/0H) = 32. + công thức răng trưởng thành: 2(3/3C 1/1N 4/4TH 3/3H)= 44 2. THỰC QUẢN Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Thực quản chia làm 3 đoạn: cổ, ngực và bụng. - Phần cổ từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sườn số 1), 2/3 phía trước nó đi trên khí quản, 1/3 phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song song bên trái khí quản. - Phần ngực: là phần từ cửa vào lồng ngực đến cơ hoành, nằm chen giữa 2 lá phổi - Phần bụng: là phần từ cơ hoành đến dạ dày Thực quản có nhiệm vụ chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Riêng đối với loài nhai lại thực quản còn có nhiệm vụ chuyển thức ăn ngược lại đưa lên miệng để nhai lại 4. XOANG BỤNG VÀ MÀNG BỤNG 4.1 Xoang bụng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Là xoang lớn nhất cơ thể ngăn cách với xoang ngực bởi cơ hoành và liên tục phía sau với xoang chậu. Giới hạn bởi phía trên là các đốt sống hông, phía trước là cơ hoành, 2 bên và phía dưới là cơ vùng bụng và đường trắng. Ở sinh vật trưởng thành có tất cả 5 lỗ xuyên qua vách xoang bụng: 3 lỗ xuyên qua cơ hoành (lỗ thực quản, lỗ động mạch chủ, lỗ tĩnh mạch chủ sau) và 2 lỗ bẹn ở vùng háng. Ngoài ra ở bào thai còn có thêm lỗ rốn. Xoang bụng chứa các bộ phận tiêu hóa và niệu sinh dục 4.2 Phúc mạc Là lớp thanh mạc hay lớp vỏ ngoài của ống tiêu hóa lót ở phần bụng- đó là một túi kín gồm 2 lá: lá thành lót thành bụng và lá tạng che phủ các tạng nằm trong khoang bụng. Giữa lá thành và lá tạng là xoang phúc mạc, bình thường xoang này rất hẹp, chứa một ít dịch để làm giảm sự ma sát khi cơ quan di chuyển. Khi bị viêm màng bụng thì xoang này to rava2 chứa nhiều nước Ở gia súc đực, xoang phúc mạc hoàn toàn kín, ở gia súc cái nó thông với bên ngoài qua 2 ống dẫn trứng Chỗ 2 lá thành và lá tạng giáp nhau để treo các cơ quan gọi là dây treo. Trong xoang bụng có các dây treo sau: - Màng treo ruột: là nếp màng bụng nối dính ruột vào xoang bụng. Trong màng treo ruột có nhiều mạch máu, dây thần kinh và hạch bạch huyết - Màng võng hay màng nối: nối từ dạ dày vào thành xoang bụng hay các cơ quan khác. Có 2 loại màng võng + Màng võng lớn: đi từ đường cong lớn của dạ dày và từ lách đến kết tràng tạo thành một túi lỏng lẻo chứa nhiều mỡ phủ lên các cơ quan trong xoang bụng + Màng võng nhỏ: đi từ đường cong nhỏ của dạ dày đến gan - Các dây chằng: nối các cơ quan như gan, tử cung vào thành xoang bụng như dây chằng liềm nối gan vào cơ hoành, dây chằng tử cung nối tử cung vào xưng khum, dây tròn nối từ rốn đến gan. Các dây chằng có ít mạch máu và dây thần kinh 5. DẠ DÀY Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa. Tùy loài gia súc khác nhau dạ dày có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau. Dạ dầy ở gia súc gồm hai loại dạ dày: Dạ dầy đơn ( người, lợn, chó, mèo…) và dạ dày kép (trâu, bò, dê, cừu ..) 5.1. Dạ dày đơn + Vị trí, hình thái Dạ dày là túi chứa thức ăn, hình trăng khuyết nằm trong xoang bụng, sau cơ hoành và gan, trước khối ruột, hơi lệch về bên trái bụng, khoảng xương sườn số 6 – 12. Cửa vào của dạ dày gọi là thượng vị thông với thực quản, cửa ra gọi là hạ vị thông với tá tràng của ruột non và có cơ vòng hạ vị. Dạ dày có 2 đưởng cong: - Đường cong nhỏ: là đường ngắn nhất đi từ thượng vị đến hạ vị. Đường cong nhỏ có dây chằng gắn chặt dạ dày vào rốn gan (mặt sau gan) và mặt sau cơ hoành..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Đường cong lớn: là đường dài nhất đi từ thượng vị đến hạ vị. Đường cong lớn có màng treo gắn chặt vào dưới thành bụng. + Cấu tạo Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp: - Lớp ngoài cùng: là tương mạc. - Lớp giữa: lớp cơ trơn gồm: cơ vòng ở trong, cơ chéo ở giữa và cơ dọc ở ngoài. - Lớp trong: là niêm mạc có nhiều tuyến tiết ra dịch tiêu hóa và axít clohydric HCl Ở heo: niêm mạc mặt trong dạ dày có chứa nhiều tuyến tiết dịch tiêu hóa được chia làm 4 vùng: vùng thực quản, không tuyến; vùng tuyến thượng vị, vùng tuyến thân vị (tuyến đáy) và tuyến hạ vị Ở chó: niêm mạc mặt trong dạ dày chia làm 3 vùng: vùng tuyến thượng vị (nằm xung quanh thượng vị), vùng tuyến thân vị và vùng tuyến hạ vị + Chức năng dạ dày: tiêu hóa cơ học là chính (tích trữ, nhào trộn, nghiền nát thức ăn) một phần tiêu hóa hóa học (nhở men do tuyến dạ dầy tiết ra). 5.2 Dạ dày kép Dạ dày loài nhai lại: trâu, bò, dê, cừu. Dạ dày làm thành một khối lớn chiếm nửa trái xoang bụng. Dạ dày kép được chia làm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế 5.2.1 Dạ cỏ Là túi lớn nhất (80% dạ dày), chiếm toàn bộ nữa trái xoang bụng Nhìn từ mặt ngoài, dạ cỏ chia thành 2 túi nằm song song nhau và song song với mặt phẳng giữa của thú. Đầu trước của túi trái có một lỗ thông với thực quản, bao giờ túi trái cũng nằm trên so với túi phải Mặt trên và mặt phải của dạ cỏ tiếp xúc vơi khối ruột, gan, tụy tạng, thận gọi là mặt tạng. Mặt dưới và trái tiếp xúc với thành bụng và lá lách gọi là mặt thành Nhìn từ phía ngoài, dạ cỏ cũng có các rãnh nhỏ, chia thành nhiều phần khác nhau, đó chính là dấu vết của các chân cầu của niêm mạc dạ cỏ. Niêm mạc dạ cỏ màu nâu, với nhiều gai thịt. Xen kẽ với các gai thịt là các chân cầu. Ở các chân cầu, các gai thịt rất nhỏ và có màu sáng. Có 2 chân cầu là chân cầu trước chạy xéo từ phải sang trái và ở đáy dạ cỏ và chân cầu sau nằm ngang. Hai chân cầu này có các nhánh nối liền với nhau. Ngoài ra còn có các chân cầu dạ cỏ của tổ ong là một bức ngăn thấp, tạo nên một cửa rộng giữa dạ cỏ và dạ tổ ong Dạ cỏ là một túi lớn thực hiện các chức năng sau: - Dự trữ: thú sẽ ăn vội vàng để chứa đầy cỏ trong dạ cỏ, khi thú nghỉ ngơi, cỏ còn thô sẽ được đưa lên xoang miệng để nhai lại thành một dịch lỏng, sệt sau đó đưa ngược trở lại dạ cỏ để lên men - Lên men: ở dạ cỏ có một hệ thống các vi sinh vật, có thể tiết ra các men phân hủy cellulose để tạo thành chất dinh dưỡng cho chúng. Sau đó các vi sinh vật này sẽ là nguồn cung cấp protein cho thú 5.2.2 Dạ tổ ong.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Là túi nhỏ nhất (5% dạ dày) nằm trước 3 túi kia, phía sau cơ hoành và nằm đè lên mỏm kiếm xương ức, khoảng sụn sườn 6 – 8 bên trái. Niêm mạc mặt trong có nhiều ô nhỏ như tổ ong. Dạ tổ ong là nơi chứa thức ăn lỏng. Có rãnh thực quản chạy qua, rãnh thực quản dẫn thức ăn lỏng đã nhai lại sang dạ lá sách và giữ lại những ngoại vật như đinh, sắt 5.2.3 Dạ lá sách Là túi hình bầu dục nằm bên phải mặt phẳng giữa chiếm 7 – 8% dạ dày. Đối diện với xương sườn 7 – 11, nằm phía trên dạ cỏ và dạ múi khế. Mặt trong dạ lá sách gồm nhiều phiến lá mỏng cong như lưỡi liềm xếp chồng lên nhau. Dạ có 2 lỗ: một lỗ thông với dạ tổ ong, một lỗ thông với dạ múi khế. - Chức năng: nghiền nát thức ăn và ép thức ăn đã nhai lại giữa các phiến lá thức ăn được biến thành những miếng mỏng nhuyễn và đưa xuống dạ múi khế. 5.2.4 Dạ múi khế Là túi tiêu hóa hóa học giống như dạ dày đơn, dung tích 8 – 20 lít. Nằm dưới và sau dạ lá sách trên đường thẳng giữa bụng nối từ xương ức đến háng trong khoảng xương sườn số 9 – 13. Có hai lỗ thông: lỗ trước thông với dạ lá sách, lỗ sau (lỗ hạ vị) thông với tá tràng của ruột non Niêm mạc mặt trong dạ múi khế chia làm 2 vùng: + Vùng phía trước gọi là vùng tuyến đáy, có nhiều tuyến tiết dịch tiêu hóa và hình thành hơn 10 nếp gấp niêm mạc giống hình múi khế + Vùng sau gọi là vùng tuyến hạ vị - Chức năng của dạ múi khế là tiêu hóa hóa học do các tuyến trong niêm mạc tiết dịch vị 6.. RUỘT. 6.1 Ruột non Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến van hồi manh tràng. Ở bò ruột non dài khoảng 30 – 40 m, đường kính 5 – 6 cm. Ở heo ruột non dài từ 15 - 20 m, đường kính 2 - 3 cm. Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là: - Tá tràng: là đoạn đầu tiên nối tiếp sau dạ dày, bắt đầu từ hạ vị, tá tràng đi ngược đường lên vùng dưới hông rồi bẻ cong lại thành quai tá tràng, ở heo và ngựa quai tá tràng thường bẻ cong hình chữ S hoặc hình chữ U (bò). Trên niêm mạc tá tràng có lỗ đổ ra của ống mật và ống dẫn tụy. - Không tràng = hổng tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ dày sát lõm hông trái (heo), ở bò nó nằm phía sau và dưới bụng bên phải. - Hồi tràng: thành ruột dày hơn phần không tràng. Hồi tràng đi ngược lên về phía trước vùng dưới hông bên phải và đến thông với manh tràng của ruột già - Hình thái: ruột non có 2 đường cong: + Đường cong lớn tròn, trơn, tự do..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Đường cong nhỏ có màng treo ruột bám vào. Màng treo ruột là nơi cho mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết (lâm ba) đi vào ruột để nuôi dưỡng và vận chuyển chất dinh dưỡng hấp thụ từ ruột theo máu về gan. Trên màng treo ruột có các hạch lâm ba. - Cấu tạo Ngoài là lớp tương mạc. Giữa là lớp cơ trơn gồm vòng trong, dọc ngoài, chéo giữa. Trong là lớp niêm mạc màu hồng nhạt tạo ra nhiều nếp gấp dọc để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Niêm mạc ruột có các tuyến tiết dịch ruột chứa các men tiêu hóa: đạm, mỡ và bột đường… - Chức năng: ruột non tiêu hóa hóa học, phân giải thức ăn thành những chất đơn giản nhất, hấp thụ qua các tế bào biểu mô vào máu và bạch huyết. 6.2 Ruột già Ruột già là đoạn nối với ruột non ở manh tràng và thông ra ngoài qua hậu môn, ruột già được chia làm 3 đoạn: + Manh tràng: là đoạn đầu của ruột già thông với ruột non ở đoạn hồi tràng. + Kết tràng: ở trâu bò nó cuộn lại thành 3 – 4 vòng tròn áp sát thành bụng bên phải. Ở lợn manh tràng cuộn lại thành 3 – 4 vòng xoắn ốc sau dạ dày, trước manh tràng, bên trái bụng. + Trực tràng: là đoạn ruột thẳng sau kết tràng, từ cửa xoang chậu đến hậu môn, trong xoang chậu nó đi dưới xương khum, trên tử cung âm đạo (ở con cái), trên bóng đái, niệu đạo (ở con đực). + Cấu tạo ở ruột già: chia làm ba lớp: Ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc. Trong cùng là lớp niêm mạc. niêm mạc ruột già không có gấp nếp dọc, không có lông nhung nhưng có nhiều nang bạch huyết. - Chức năng: chủ yếu là tái hấp thu nước và ép phân thành khuân đưa ra ngoài. 6.3 Sự cố định của ruột non vào xoang bụng * Các đoạn ruột được cố định nhờ màng treo ruột - Đoạn tá tràng là đoạn cố dịnh nhất của ruột non, được dính với thận, gan, kết tràng và các cơ lưng bởi màng treo tá tràng - Đoạn không hồi tràng nhờ màng treo ruột lớn, dính từ đường cong nhỏ của ruột lên vòm trên của xoang bụng. Trên màng này có nhiều hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, các động mạch, tĩnh mạch, các dây thần kinh và một ít mô mỡ - Màng treo kết tràng liên kết kết tràng với vòm trên xoang bụng không phải là màng treo ruột lớn - Riêng đoạn trực tràng được cố định gồm màng treo trực tràng dính từ trực tràng lên vòm trên xoang chậu. Nếp niệu dục của phúc mạc. Một vòng mô liên kết ở sát phía trước của cơ vòng hậu môn * Các mạch máu và thần kinh.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Mạch máu đến là các động mạch màng ruột trước và động mạch màng ruột sau, đều xuất phát từ động mạch chủ, chạy theo các màng treo ruột để đến ruột - Mạch máu đi là các tĩnh mạch ruột, cũng chạy theo màng treo ruột, sau đó nhập vào tĩnh mạch cửa gan - Thần kinh chi phối chủ yếu là các hạch giao cảm nằm trong xoang bụng, phân nhánh đến các đoạn ruột, và 1 nhánh của dây thần kinh số X 7. TUYẾN TIÊU HÓA 7.1.Tuyến nước bọt Gia súc có 3 đôi tuyến nước bọt đều ở vùng đầu, tiết ra nước bọt theo các ống dẫn đổ vào xoang miệng làm mềm thức ăn. - Tuyến dưới tai: là tuyến hình tháp lộn ngược màu vàng nhạt nằm dưới tai và dọc theo cạnh sau nhánh đứng xương hàm dưới. - Tuyến dưới hàm: nằm dưới tuyến dưới tai, kéo dài theo nhánh nằm ngang hàm dưới về trước. Ống dẫn nước bọt vào xoang miệng ở sau các răng cửa hàm dưới. - Tuyến dưới lưỡi: nhỏ hơn hai tuyến trên, gồm hai thùy nằm chồng lên nhau ở dưới thân lưỡi. có nhiều ống dẫn nước bọt đổ ra hai hàng gai thịt ở mặt bên của lưỡi và cửa hàm dưới. Nước bọt gia súc có chứa men tiêu hóa tinh bột 7.2 Gan Là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nằm trong xoang bụng sau cơ hoành, trước dạ dày. Gan được giữ trong xoang bụng nhờ 2 dây chằng: dây chằng liềm nối dính gan vào cơ hoành và bao lấy tĩnh mạch chủ sau; dây chằng gan đi từ rãnh cửa của gan đến đường cong nhỏ dạ dày và tá tràng ruột non - Hình thái: gan có hai mặt và hai cạnh: Mặt trước cong lồi theo chiều cong cơ hoành. Mặt sau sát dạ dày, chứa rốn gan nơi đi vào của động mạch gan, tĩnh mạch cửa và thần kinh, các hạch lâm ba và ống dẫn mật. Cạnh trên dày, có tĩnh mạch chủ sau và thực quản đi qua. Cạnh dưới mỏng, sắc có các mẻ chia gan thành nhiều thùy. - Cấu tạo Mặt ngoài gan được bao bọc bởi màng sợi rất mỏng. Màng này chui vào trong nhu mô gan tạo thành các vách ngăn phân chia thành các thùy, tiểu thùy gan. Ở ngựa gan có 5 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ. Không có túi mật. Ở bò: bên trái xoang bụng chiếm bởi dạ cỏ nên gan chỉ nằm bên phải từ xương sườn thứ 6 đến xương sườn 13 (đầu trên). Gan bò rất dày phân thùy không rõ ràng, gồm 4 thùy: thùy trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ. Túi mật dính vào thùy vuông. Ở heo: gan nằm phía bên phải từ xương sườn 7 – 13, phía bên trái từ xương sườn 8 – 10, gan có phần gữa dày, mép mỏng, có 4 thùy chính và 1 thùy phụ: thùy bên trái,.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> thùy trung trái, thùy trung phải, thùy bên phải và thùy phụ. Túi mật nằm giữa thùy trung trái và trung phài Ở chó: gan tương đối lớn, có 6 thùy gồm 4 thùy chính và 2 thùy phụ: thùy bên trái, thùy trung trái, thùy trung phải, thùy bên phải, thùy đuôi và thùy vuông. Thùy vuông hẹp nằm giữa thùy trung phài và thùy trung trái. Túi mật nằm trong hố túi mật ở thùy trung phải, từ túi mật có ống chính dẫn mật đổ vào tá tràng cách hạ vị 5 – 8 cm - Chức năng + Tiết ra mật đổ vào tá tràng của ruột non để tiêu hóa chất béo. + Sản xuất ra urê và tham gia vào chức năng bài tiết + Hồng cầu bị phá hủy ở lách sang gan để biến thành sắc tố mật + Gan là nơi dự trữ glycogen + Gan có vai trò bảo vệ cơ thể vì có tế bào kupfer làm nhiệm vụ thực bào + Gan sản xuất ra heparin làm cho máu không đông 7.3.Tuyến tụy Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn quai tá tràng (chữ S hoặc U). + Chức năng: có hai chức năng - Ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn. - Nội tiết: tiết ra hoocmone tuyến tụy gồm: * Glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữ ở gan thành đường glucose tự do đi vào máu đưa đến các mô bào. * Insulin tăng cường sự tổng hợp glucose thành glycogen để tích trữ ở gan..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> BÀI 6: HỆ TIẾT NIỆU, SINH DỤC 1. Giải phẫu hệ tiết niệu Gồm thận, 2 ống dẫn tiểu, bàng quang và ống thoát tiểu 1.1.Thận 1.1.1.Vị trí, hình thái thận Thận là cơ quan bài tiết nước tiểu, gia súc có hai quả thận, màu đỏ nâu, nằm ở hai bên cột sống và dưới các đốt sống lưng hông, ngoài màng bụng. Thận trâu, bò: có hình bầu dục, mặt ngoài được các rãnh nhỏ phân chia khoảng 20 thùy hình đa diện, giữa các rãnh có mỡ. Hai quả thận không đều nhau, thận phải có hình bầu dục dài, thận trái có hình dạng khác với thận phải, cong hơn thận phải. Mỗi quả thận nặng 500 – 600g. Ở cạnh trong thận, chỗ lõm gọi là tể hay rốn thận, đó là nơi đi ra vào của mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tiểu + Thận phải nằm dưới sườn cuối, mõm ngang của 2 – 3 đốt sống hông đầu tiên + Thận trái thường nằm dưới mõm ngang các đốt sống hông 3 – 4 – 5 Ở heo: mặt ngoài thận nhẵn, 2 quả thận đều hình hạt đậu dẹt trên – dưới, thận phải nằm từ cạnh trước mõm ngang đốt sống hông 1 đến đốt hông 4. Thận trái thường xa về phía trước hơn thận phải. Ở heo lớn thận nặng khoảng 200 – 250g 1.1.2. Cấu tạo thận Bổ dọc thận đi qua rốn từ ngoài vào gồm có: + Màng thận: là lớp màng mỏng bao bọc bề mặt thận. Màng này chui qua rốn thận vào trong lót thành xoang thận (bể thận). + Mô thận: là mô mềm chia thành miền vỏ và miền tủy. - Miền vỏ: ở ngoài sát bề mặt thận, màu nâu nhạt chứa các hạt lấm tấm như hạt cát là các tiểu cầu thận, và hệ ống thận. - Miền tủy: ở trong miền vỏ bao quanh xoang thận. Miền tủy màu đỏ nâu gồm các khối hình nón gọi là tháp Malpighi. Đỉnh tháp đâm vào xoang thận, đáy hướng ra miền vỏ. đỉnh tháp là nơi đi ra của ống dẫn nước tiểu. Xen kẽ giữa các tháp Malpighi là mạch máu, thần kinh phân nhánh vào miền vở và miền tủy thận. + Bể thận: là xoang chứa nước tiểu, trước khi xuống bàng quang. 2. Giải phẫu hệ sinh dục 2.1. Giải phẫu hệ sinh dục đực Bộ máy sinh dục đực gồm dịch hoàn, phụ dịch hoàn (cả hai nằm trong bao dịch hoàn), ống dẫn tinh, niệu đạo, dương vật và các tuyến sinh dục phụ. 2.1.1. Dịch hoàn (tinh hoàn) + Vị trí, hình thái, cấu tạo: - Gia súc đực có hai dịch hoàn, hình trứng hơi dẹp, hai mặt tròn trơn, được treo trong bao dịch hoàn bởi thừng dịch hoàn. Thừng dịch hoàn là nơi có mạch máu dây thần kinh, ống dẫn tinh đi qua..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Trâu bò: dịch hoàn nằm thấp hơn sau bụng trước bẹn, treo ở hai bên dương vật sau 4 vú nhỏ. Chó: hai dịch hoàn nằm trong bao dịch hoàn, dưới lỗ hậu môn. Heo: bao dịch hoàn nằm dưới lỗ hậu môn. + Cấu tạo dịch hoàn: - Ngoài cùng là màng bao dịch hoàn (màng bao riêng) bao toàn bộ dịch hoàn. - Trong là lớp nhu mô dịch hoàn, lớp này chứa các ống sinh tinh nhỏ uốn lượn và tổ chức kẽ. Tổ chức kẽ có các mạch máu, thần kinh và tế bào kẽ (tế bào lydig) tiết ra hóc môn sinh dục đực. + Chức năng của dịch hoàn: - Chức năng ngoại tiết là sản sinh ra tinh trùng tham gia giao phối và thụ tinh. - Chức năng nội tiết: tiết ra hoocmon sinh dục đực Androgen, tạo ra đặc tính sinh dục phụ ở con đực. 2.1.2 Mào tinh: nằm sát tinh hoàn, có các ống sinh tinh uốn lại quanh co. Tinh trùng sau khi được thành lập trong tinh hoàn sẽ đến nằm trong mào tinh chờ dịp ra ngoài 2.1.3 Ống dẫn tinh: bắt đầu từ phần đuôi mào tinh đi theo thừng tinh hoàn chui qua ống bẹn để vào xoang bụng, bẻ cong vào phía sau và đổ vào phía sau cổ bàng quang, nơi có các tuyến sinh dục phụ 2.1.4 Các tuyến sinh dục phụ + Tuyến tinh nang: là 2 tuyến nằm ở vùng cổ bàng quang, có màu hồng nhạt và có cấu tạo thùy rõ rang. Ở bò, heo tinh nang giống hình chùm nho, chó không có tinh nang. Tinh nang tiết ra chất keo và dịch pha loãng tinh dịch. Chất keo se làm thành cái nút bít cửa âm đạo giữ cho tinh dịch khỏi chảy ra ngoài. Đồng thời dịch tinh nang có chứa nhiều dưỡng chất làm tăng hoạt lực của tinh trùng + Tuyến tiền liệt = nhiếp hộ tuyến Nằm ở phía trên cổ bàng quang, bị 2 tinh nang che phủ. Tiền liệt tuyến tiết ra chất lỏng, trong suốt có mùi đặc biệt, pH trung tính hay hơi kiềm. Tác dụng của tuyến là pha loãng tinh dịch, làm tăng hoạt lực của tinh trùng, trung hòa khí CO 2 do tinh trùng tiết ra trong quá trình hoạt động của nó, trung hòa môi trường axit trong âm đạo của con cái + Tuyến Cowper’s = tuyến củ hành Ở bò, ngựa giống hai củ hành, ở heo to nhất giống như hai ngón tay, nằm hai bên đoạn cuối niệu đạo trong xoang chậu. Tiết ra dịch trong, môi trường trung tính có tác dụng rửa đường niệu đạo con đực khi giao phối. 2.2. Giải phẫu hệ sinh dục cái 2.2.1.Buồng trứng + Vị trí, hình thái: - Gia súc cái có hai buồng trứng nằm ở hai bên cửa xoang chậu và được cố định trong xoang chậu bằng màng treo tử cung, buồng trứng hay còn gọi là màng treo rộng..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Buồng trứng gia súc có hình thái khác nhau từ loài gia súc. Ngựa buồng trứng bên phái hình quả thận, bên trái hình bầu dục. Bò cả hai buồng trứng hình bầu dục. Lợn buồng trứng hình quả dâu màu hồng - Ở gia súc cái trưởng thành, bề mặt buồng trứng hơi lồi lõm, đặc biệt là ở động vật đa thai. Đó là các nang trứng đang phát triển hoặc là các sẹo của thể vàng thoái hóa. + Cấu tạo: ngoài là lớp màng mỏng trong là lớp nhu mô gồm hai miền: - Miền vỏ: ở ngoài sát với bề mặt buồng trứng. Miền vỏ là nơi sinh ra các loại nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau như nang trứng sơ cấp, thứ cấp và nang trứng trưởng thành. - Miền tủy ở trong: chứa các mạch máu, mạch bạch huyết và các sợi thần kinh chi phối, nuôi dưỡng buồng trứng . + Chức năng: buồng trứng có 2 chức năng: - Ngoại tiết: sinh ra nang trứng tham gia vào quá trình giao phối, thụ tinh. - Nội tiết: tiết ra hóc môn sinh dục cái estrogen và Progesteron (hóc môn thể vàng). Cả hai hoocmon này tạo ra đặc tính sinh dục ở con cái. 2.2.2.Ống dẫn trứng + Vị trí, hình thái Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một đầu thông với sừng tử cung, một đầu phát triển hình loa kèn bao lấy buồng trứng để hứng trứng rụng, ống dẫn trứng nằm trên dây chằng tử cung- buồng trứng. + Cấu tạo theo diện cắt ngang. - Ngoài là tương mạc. - Giữa là lớp cơ trơn. - Trong cùng là lớp tương mạc. + Chức năng: - Là nơi gặp nhau của trứng và tinh trùng xảy ra quá trình thụ tinh khi con vật giao phối - Chức năng vận chuyển trứng và hợp tử về tử cung. 2.2.3.Tử cung (dạ con) + Vị trí, hình thái: Tử cung nằm trong xoang chậu dưới trực tràng, trên bàng quang và được cố định trong xoang chậu bởi dây chằng rộng (màng treo tử cung buồng trứng). Tử cung gia súc gồm: sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. - Sừng tử cung gia súc gồm sừng tử cung bên trái và bên phải. Sừng tử cung có cấu tạo hình ống một đầu thông với ống dẫn trứng, một đầu thông với thân tử cung ở ngã ba tử cung. - Thân tử cung: cấu tạo hình ống, một đầu thông với sừng tử cung, một đầu thông với âm đạo qua cổ tử cung..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cổ tử cung là khối cơ vòng chắc một đầu thông với thân tử cung, một đầu thông với âm đạo. Niêm mạc cổ tử cung có nhiều nếp gấp. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ mở khi con vật động dục hoặc con vật đẻ, vì vậy có tác dụng vệ thai khi con vật chửa. + Cấu tạo: gồm lớp màng sợi ở ngoài, giữa là 3 lớp cơ trơn dày có khả năng co giãn đàn hồi cao, trong là niêm mạc có tuyến tiết dịch nhày. Ở trâu bò niêm mạc sừng tử cung có các gấp nếp hình bát úp là tiền thân của núm nhau mẹ khi con vật chửa. + Chức năng của tử cung là nơi làm tổ của thai khi con vật chửa. Động vật đơn thai, thai làm tổ ở thân tử cung. Động vật đa thai, thai làm tổ ở sừng tử cung. 2.2.4. Âm đạo + Vị trí, hình thái: Âm đạo cấu tạo hình ống một đầu thông với tử cung, một đầu thông với âm hộ. Ở 1/3 phiá ngoài niêm mạc âm đạo có lỗ đổ ra của đường tiết niệu. Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật con đực khi giao phối và vận chuyển thai ra ngoài khi con vật đẻ. 2.2.5. Âm hộ Là bộ phận cuối cùng của bộ máy sinh dục cái. Âm hộ nằm dưới hậu môn, bên trong có nhiều tuyến tiết dịch nhày khi gia súc động dục. Trong âm hộ có âm vật tương tự như dương vật thu nhỏ là nơi tiếp nhận kích thích khi giao phối. 2.2.6. Tuyến vú + Vị trí và số lượng. Vú là bộ phận bên ngoài của hệ sinh dục.Tùy theo loài gia súc mà số lượng vú nhiều hay ít. - Ở bò, ngựa, trâu có hai đôi vú nằm ở phía dưới bụng, tiếp giáp vùng háng. - Heo, chó, mèo có 6-7 đôi vú xếp thành hai hàng chạy từ ngực xuống bụng..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> BÀI 7: HỆ THẦN KINH I. Giải phẩu hệ thần kinh 1. Giải phẩu hệ não tủy 1.1.Tủy sống. + Là một khối hình trụ nằm ở trong ống cột sống của xương sống. Bắt đầu từ đốt sống cổ thứ nhất đến đốt sống khum cuối cùng + Cấu tạo tủy sống theo mặt cắt ngang gồm: Ngoài là lớp màng cứng, trong là lớp màng nhện, giữa hai lớp màng này hình thành xoang dưới màng cứng, trong màng nhện áp sát mô tủy sống là màng nuôi, trong màng nuôi là mô tủy sống. Mô tủy sống do chất xám và chất trắng tao thành, chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong, chất xám có hình chữ H. Chất xám do thân các tế bào thần kinh tạo thành, chất trắng do sợi trục và đuôi gai tế bào thần kinh tập trung tạo thành. + Chức năng tủy sống: - Dần truyền xung động thần kinh. - Trung khu vận động của các cơ quan phần sau cơ thể gia súc. 1.2. Não Não là bộ phận cao cấp của thần kinh não tủy, nằm trong hộp sọ, nối tiếp không có ranh giới với tủy sống. Não động vật gồm: + Hành não Là phần sau cuối cùng của não bộ, nối não với tủy sống, sau cầu não, trước tủy sống, là nơi xuất phát của các đôi dây thần kinh từ số 6 đến số 12. Hành não là trung khu của hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, bảo vệ cơ thể… Hành tủy là trung khu có tính chất sinh mệnh. Mọi tổn thương của hành tủy đều dễ gây nên chết vì làm ngừng hoạt động hô hấp. + Hậu não Gồm có cầu não và tiểu não: - Cầu não nối giữa hành não và đại não. Cầu não là nơi xuất phát của các đôi thần kinh từ số 5 đến số 9 và là trung khu ngủ và trung khu hô hấp - Tiểu não nằm trên hành tủy và cầu não, sau bán cầu đại não. Tiểu não là trung khu giữ thăng bằng cơ thể và thính giác. + Trung não gồm cuống não và củ não sinh tư - Cuống não nằm ở mặt dưới của não, trước cầu não, sau tuyến yên, dưới củ não sinh tư. Cuống não là nơi xuất phát của các đôi thần kinh số 3 và số 4 - Củ não sinh tư. Gồm 4 củ ở mặt trên của cuống não. Chức năng tiếp nhận thị giác. + Gian não.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Nằm khuất dưới bán cầu đại não gồm 2 phần chính: vùng dưới đồi và vùng trên đồi. * Vùng dưới đồi là cửa ngõ của vỏ não, truyền các xung động thần kinh từ cơ thể đến vỏ não. Ngoài ra nó còn là trung khu cao cấp của cảm giác đau đớn. * Vùng dưới đồi gồm củ tro, củ vú và tuyến yên. * Chức năng: - Là trung ương cao cấp của hệ thần kinh thực vật. - Điều hòa hoạt động tuyến yên. - Điều tiết thân nhiệt. - Điều hòa trao đổi chất. - Điều hòa hoạt động sinh dục (thông qua tuyến yên) + Cùng não Bao gồm bán cầu đại não, thể vân, các khí quan liên bán não và vỏ đại não (chất xám) - Bán cầu đại não: gồm bán cầu bên trai và phải chiếm 3/4 diện tích hộp sọ. Mặt trên của bán cầu đại não có rất nhiều nếp nhăn và dày đặc hệ thống mao mạch. Vỏ não là nơi cảm thụ tinh vi gồm nhiều bộ phận phân tích hợp lại, là cơ sở vật chất của sự vận động cao cấp của hệ thần kinh, là cơ quan điều hòa tối cao của cơ thể. Chính vì lẽ đó cơ thể động vật mới thích nghi được với ngoại cảnh, tồn tại và sống được. 1.3. Thần kinh ngoại biên + Thần kinh não bộ gồm 12 đôi thần kinh xuất phát từ não bộ: - Đôi số 1: dây thần kinh khứu giác. - Đôi số 2: dây thần kinh thị giác: nhận kích thích thị giác. - Đôi số 3: dây thần kinh vận nhãn chung: chỉ huy cơ mắt làm vận động nhãn cầu. - Đôi số 4: dây thần kinh cảm xúc: điều khiển các cơ mặt lộ vẻ vui, buồn… - Đôi số 5: dây thần kinh tam thoa: gồm 3 nhánh: một nhánh đi về tuyến lệ, một nhánh đi vào hàm trên như: mũi, răng, nhai, ngáp…, một nhánh đi về hàm dưới. - Đôi số 6: Dây thần kinh vận nhãn ngoài: điều khiển cử động nhãn cầu. - Đôi số 7: dây thần kinh mặt: điều khiển ở các cơ mặt. - Đôi số 8: dây thần kinh thính giác: nhận biết kích thích về thính giác. - Đôi số 9: dây thần kinh lưỡi hầu: nhận kích thích vị giác ở lưỡi và điều khiển cơ yết hầu hoạt động. - Đôi số 10: dây thần kinh phế vị (đại diện cho phổi và dạ dày): phân phối đến tất cả các cơ quan phủ tạng. - Đôi số 11: dây thần kinh gai tủy sống: điều khiển cơ hàm nhai, thiệt cốt, lưỡi..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Đôi số 12: dây thần kinh dưới lưỡi: vận động cơ dưới lưỡi. + Dây thần kinh tủy sống Cứ mỗi đốt sống có một đôi dây thần kinh tủy sống đi ra và phân bố đến các tổ chức cơ quan của cơ thể làm nhiệm vụ nhận mọi kích thích ví dụ: bò 31 đôi, ngựa 36 đôi, heo 32 đôi. 2. Giải phẫu hệ thần kinh thực vật Hệ thần kinh thực vật ở gia súc gồm 2 phần: thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh thực vật được cấu tạo gồm: - Trung khu giao cảm chỉ nằm ở những nơi nhất định của hệ thần kinh như: não giữa, hành não, tủy sống vùng ngực, hông khum - Hạch giao cảm gồm hai dãy hạch năm hai bên cột sống - Dây giao cảm đi vào các hạch trước khi tỏa đi chi phối các cơ quan trong cơ thể..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> BÀI 8: HỆ NỘI TIẾT 1. QUY LUẬT TÁC ĐỘNG CỦA HORMON Tác động của hormone có những đặc điểm sau - Hormon không đặc thù cho một loại gia súc nào - Hormon tác động ở một liều lượng rất thấp. Hormon tác động theo cách xúc tác nên không cần nhiều, đơn vị tính theo gama (1 gama = 1/1000 mg) - Hormon tác động theo thời gian ngắn dài tùy loại hormone - Hormon tác động ra xa. Hormon do tuyến nội tiết tiết ra phải vào máu tĩnh mạch của tuyến rồi về tim trái, sau đó mới theo động mạch chủ đi đến các khí quan tác động 2. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT 2.1 Tuyến yên = tuyến não thùy Là một tuyến lẻ, nằm ở mặt dưới cuống não, sau bắt chéo thị giác, trên hố tuyến yên của thân xương bướm, còn gọi là tuyến hạ não. Tuyến yên thông với buồng não III bởi cuống hạ não, cuống này là tổ chức thần kinh chứa đầy mạch quản để nuôi tuyến yên. Tuyến yên chia làm 3 phần - Thùy trước: tiết ra nhiều kích thích tố tác dụng khác nhau, có thể chia làm 3 loại chức phận + Đối với sự trưởng thành + Đối với các tuyến khác như tuyến sinh dục, tuyến thượng thận + Đối với sự chuyển hóa (gluxit, lipid, protid, nước - Thùy giữa: là một lá mỏng, ít mạch máu, thùy giữa tiết chất intermedin làm sẫm màu da - Thùy sau: là tổ chức thần kinh có nhiều mạch máu. Thùy sau tiết ra chất nội tiết kích thích hoạt động lớp cơ trơn trong thành mạch, làm tăng huyết áp, đặc biệt tác động tới tử cung làm nó co lại Tuyến tùng Còn gọi là tuyến trên não, ở vào phần lõm giữa củ não sinh tư và hạ khưu não, thành sau của buồng não III Hình dạng thay đổi, kích thước tương đối lớn ở gia súc non, ở gia súc lớn thì teo lại. Trong tổ chức của tuyến tùng có một cấu tạo đặc biệt gọi là đá canxi (cát não), số lương tăng theo tuổi gia súc. Tuyến tùng tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể Tuyến giáp trạng Heo: tuyến giáp trạng lớn màu đỏ nâu và nằm khá xa thanh quản. Những thùy bên hình tam giác không đều và dài 5 – 6 cm ở heo lớn, chúng nối với nhau ở dưới khá rộng nên không thấy được eo Bò: tuyến màu đỏ sẫm ở bê nghé và tái hơn ở trâu bò. Hai thùy bên có hình tam giác dài khoảng 8 cm và nối nhau bởi một eo nhỏ ở phía dưới.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Chó: 2 thùy bên của tuyến dài và hẹp có hình bầu dục dọc theo 2 bên của 6 – 7 vòng sụn đầu tiên của khí quản Tuyến giáp trạng có ảnh hưởng nhiều với ơ thể, hormone của nó kích thích sự trao đổi chất, tăng cường sự phát triển các loại mô đặc biệt là mô xương, bảo đảm sự phát triển bình thường cảu hệ thần kinh 2.4 Tuyến cận giáp = tuyến phó giáp trạng - Là tuyến rất nhỏ hình bầu dục hoặc hình tròn. Đa số động vật hữu nhũ có 4 tuyến riêng biệt nhau: 2 cái ở mặt ngoài, 2 cái ở mặt trong. Tuyến cận giáp nằm trong bao liên kết đầu trước của tuyến giáp và màu nhạt hơn tuyến giáp - Bò có 2 đôi tuyến cận giáp, đôi lớn phía ngoài và đôi trong nhỏ hơn - Heo chỉ có 1 đôi tuyến - Chó mèo chỉ có 1 tuyến ở mỗi bên Hormon của tuyến cận giáp tiết ra có chức năng điều hòa sự trao đổi Ca, P trong cơ thể 2.5 Tuyến ức Là một cấu tạo có nguồn gốc liên kết và bạch huyết. Tuyến được bao bọc bởi một nang liên kết, vào bên trong chia thành nhiều thùy nhỏ. Cấu tạo bởi 2 phần: tủy màu sáng và phần vỏ màu sẫm hơn. Trong phần vỏ có nhiều tế bào lympho Ở bò tuyến ức tương đối lớn, thường nằm trong long ngực, đến lúc trưởng thành mới tiêu đi. Ở bê, nghé dưới 6 tháng tuổi, tuyến ức phát triển gồm một đôi từ trong lồng ngực đi dọc 2 bên khí quản đến tận yết hầu Ở heo: tuyến ức kém phát triển hơn, phần ở trong lồng ngực thì không thành đôi, phần ở cổ thì thành đôi tuyến dọc 2 bên khí quản đến tận yết hầu Tuyến ức của chó nằm trong lồng ngực từ xương sườn 1 đến sườn 6. Gồm 1 đôi thùy bên trái to hơn thùy phải. Khi chó gần 3 – 4 tuổi thì tuyến ức chỉ còn 1 ít mằn trog lồng ngực Chức năng tiết hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của mô xương 2.6 Tuyến trên thận = tuyến thượng thận Mỗi tuyến nằm ở phía trước cạnh trong của thận, chia làm 2 miền: miền vỏ và miền tủy - Tác dụng của hormone miền vỏ: + Tác dụng đối với sự trao đổi natri và kali + Tác dụng đối với trao đổi nước, do giữ natri nên giữ nước lại + Tác dụng với trao đổi gluxit, lipit và protid (chủ yếu là tác dụng của cortisone) + Tác dụng đối với sự kích thích như nhiệt độ nóng lạnh, trúng độc, chấn thương, tinh thần căng thẳng, mệt nhọc - Tác dụng của hormone miền tủy: + Kích thích cơ tim làm việc, kích thích cơ trơn nội tạng, làm co thành mạch + Kích thích trao đổi đường, hệ thần kinh trung ương và máu.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2.7 Tuyến tụy Tuyến tụy có 2 chức năng: ngoại tiết: tiết dịch tụy và nội tiết: tiết hormone. Insulin là hormone do tế bào của đảo tụy tiết ra. Tác dụng chủ yếu của hormon tuyến tụy là làm giảm đường huyết. Tác dụng này có các mặt: - Xúc tiến tạo glycogen, làm cho glucose trong máu hợp thành glycogen chủ yếu ở gan kế đến là cơ - Xúc tiến sự oxy hóa đường - Xúc tiến sự chuyển biến glucose thành mỡ 2.8 Tuyến sinh dục - Tinh hoàn (dịch hoàn): tiết ra hormone sinh dục đực là androgen, bao gồm testosterone và andosteron. Vai trò của hormone là làm xuất hiện những đặc điểm giới tính thứ cấp, kích thích hệ thần kinh gây dục tính và có tác dụng đến sự trao đổi lipid của cơ thể - Noãn sào: tiết ra hormon oestrogen có tác dụng làm xuất hiện đặc điểm giới tính thứ cấp. Nhờ hormone này mà nang trứng chin trong buồng trứng. Ngoài ra còn có hormone progesterone do thể vàng tiết ra.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> BÀI 9: CƠ QUAN CẢM GIÁC I. CƠ QUAN XÚC GIÁC - DA 1. Hình thái ngoài của da Độ dày của da thay đổi tùy loài vật. Ở bò da dày so với các loài khác, ơ heo những nọc lớn da dày ở vùng vai. Da ở lưng dày hơn ở bụng. Da ở mặt trên các chân dày hơn da mặt dưới và mỏng nhất ở các lỗ tự nhiên Màu sắc của da thay đổi tùy loài vật 2. Cấu tạo bên trong 2.1 Thượng bì Dày hoặc mỏng tùy vùng trên cơ thể. Trên mặt thượng bì có các lỗ hở của các tuyến và các lỗ chân lông. Lớp sắc tố trong thượng bì làm da gia súc có màu 2.2 Lớp bì Dày có nhiều sợi đàn hồi và những sợi cơ trơn. Ngoài ra còn có phần tận cùng của các dây thần kinh cảm giác, có nhiều mạch máu đảm bảo cho sự trao đổi chất Ngoài 2 lớp bì kể trên, dưới da còn có tầng mỡ và cơ - Tầng mỡ: có tác dụng đệm, làm cho các cơ quan dưới da tránh được tổn thương, giữ cho nhiệt độ cơ thể kh6ong tỏa ra quá nhiều, giúp điều hòa thân nhiệt - Tầng cơ: là tầng sâu nhất của da, do cơ vân xếp thành một lớp mỏng. Tác dụng làm rung da để xua đuổi côn trùng hoặc các vật bẩn bám vào da 3. Các sản phẩm của da Gồm các tuyến, lông, móng 3.1 Tuyến Có 2 loại tuyến chính - Tuyến nhờn: thường phân bố khắp bề mặt cơ thể, chất nhờn tiết ra có tác dụng làm bong da, làm long giữ được sáng bong, giữ cho nước hoặc những chất có hại bên ngoài không thấm vào da và giữ cho nước trong cơ thể không bay hơi quá nhiều - Tuyến mồ hôi: nằm trong lớp bì, có hình ống cuộn và đổ ra ngoài giữa kẽ các chân lông 3.2 Lông Lông mọc từ tầng sâu của lớp da chính thức. Mỗi lông có một phần rễ nằm trong túi thượng bì và thân lông ló ra ngoài mặt da. Lông có nhiệm vụ giữ nhiệt cho cơ thể II.. CƠ QUAN THÍNH GIÁC – TAI. 1. Tai ngoài Gồm vành tai và ống tai ngoài - Vành tai: được cấu tạo bởi sụn có da bao phủ ngoài và mang nhiều lông, ở vùng thái dương có các cơ cử động tai để hướng tiếng động đi vào ống tai ngoài - Ống tai ngoài: phần đầu ống tai ngoài có lông. Trong da có tuyến tiết ra ráy tai, có tác dụng sát trùng. Ống tai ngoài cách biệt với tai giữa bởi màng nhĩ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2.. Tai giữa Gồm có xoang nhĩ, chuỗi xương tai và ống nhĩ hầu. 2.1 Xoang nhĩ Nằm trong xương thái dương. Xoang nhĩ ngăn cách với tai ngoài bằng màng nhĩ và cách tai trong bằng một vách xương mỏng có 2 lỗ nhỏ, đó là cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục 2.2 Chuỗi xương tai Những xương tai khớp liên tiếp với nhau đó là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Chuỗi xương tai có tác dụng truyền sóng âm từ tai ngoài qua tai giữa để vào tai trong 2.3 Ống nhĩ hầu = vòi eustache Đó là ống hơi dẹp, nối liền xoang nhĩ với yết hầu. Bình thường thì phía thông với hầu xẹp xướng và khép kín. Mỗi lần nuốt thì nó mở ra làm cho không khí ở hầu lọt vào xoang nhĩ 3. Tai trong Gồm có mê nhĩ xương và mê nhĩ màng - Mê nhĩ xương: gồm 3 phần + Phía ngoài là phần tiền đình: là cơ quan nhận âm thanh và giữ thăng bằng + Sau và trên là ống bán khuyên: gồm 3 ống hướng theo 3 chiều không gian + Phía trước là ốc tai có hình xoắn ốc - Mê nhĩ màng: cấu tạo bằng một màng mỏng nằm trong mê nhĩ xương. Các màng lót trong các phần của mê nhĩ xương gọi là tiền đình màng, bán khuyên màng và ốc tai màng. Các phần này có cơ quan thụ cảm để thu nhận kích thích liên hệ với vị trí và sự cử động của cơ thể trong không gian. Ngoài ra ốc tai màng còn có cơ quan cocti dùng để nhận cường độ hay âm sắc của âm thanh III. CƠ QUAN THỊ GIÁC – MẮT 1.. Nhãn cầu. Nằm trong hốc mắt, gồm có 3 màng từ ngoài vào trong là màng sợi, màng mạch và màng thần kinh Màng sợi Cấu tạo bằng mô sợi rất dai, chịu được sức ép khá mạnh mà không bị đứt. Ở 4/5 phía sau là cương mạc có màu trắng nên gọi là lòng trắng, ánh sáng không đi qua được. Còn 1/5 phía trước lồi ra, trong suốt gọi là giác mạc, ánh sáng đi qua được để vào nhân mắt Màng mạch = màng huyết quản Nằm phía trong màng sợi gồm 3 phần: màng nhện, thể mi và mống mắt (tròng đen).

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Màng nhện: còn gọi là màng bồ đào, là màng trong cùng, bọc lấy nhãn cầu, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng nhãn cầu, có sắc tố đen biến nhãn cầu thành một buồng tối - Thể mi: nối liền màng nhện với mống mắt, đó là nơi số lớn động mạch đi qua phân phối vào trong mắt. Thể mi gồm: + Cơ thể mi: có nhiệm vụ làm co dãn để làm thay đổi độ cong của nhân mắt giúp vào việc điều tiết của mắt + Gấp nếp thể mi: có khoảng 100 gấp nếp, chứa nhiều mao quản máu, có chức năng tiết thủy dịch - Mống mắt: phần trước màng nhện trở nên dẹt tạo thành một bản tròn giống đồng xu. Giữa mống mắt có một lỗ nhỏ để ánh sáng đi qua, đó là đồng tử hay con ngươi. Màu sắc của mống mắt thay đổi tùy theo sắc tốt trong lớp tổ chức sau cùng của mống mắt - Màng thần kinh = võng mạc: cảm thụ với ánh sáng và màu sắc - Nhân mắt = thủy tinh cầu: có hình lăng trụ, 2 mặt lồi trong suốt như pha lê và nằm ngay phía sau đồng tử, bên trong nhân mắt không có mạch máu và thần kinh. Có 1 nang trong suốt bọc lấy nó - Thủy tinh dịch: là chất lỏng nằm phía sau nhân mắt và phía trước võn mạc, trong suốt như pha lê có trạng thái hơi đặc như lòng trắng trứng và được bọc bởi 1 màng mỏng gọi là màng thấu quang - Thủy dịch: là chất lỏng rất trong, chứa ở phòng ngoài, nghĩa là ở phiá sau giác mạc và phía trước mống mắt. Thủy dịch do gấp nếp thể mi tiết ra 2. Mí mắt Hai mí bám vào hốc mắt. Mí trên và mí dưới là những nếp da nằm phía trước cầu mắt. Ở những động vật không dùng tay dụi mắt thì có thêm mí thứ 3 gọi là mí nháy 3. Tuyến lệ Nằm giữa hõm hốc mắt và nhãn cầu. Nước mắt có tính chất sát trùng, rửa những bụi bẩn, làm ướt cầu mắt. Nước mắt được hút vào cầu mắt nhờ hô hấp vì có đường thông với hốc mũi.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> BÀI 10: CƠ THỂ HỌC GIA CẦM I. DA VÀ LÔNG 1. Da Da mỏng, dễ bóc tách. Da không có tuyến mồ hôi và tuyến nhờn. Ở phao câu có 2 tuyến rất to tiết dịch nhờn màu vàng để gia cầm rỉa cho mướt lông, rất quan trọng ở loài thủy cầm 2. Lông Lông của gia cầm là long vũ, bao phủ khắp cơ thể, gồm các loại: - Lông ống: bao phủ khắp cơ thể, kích thước và hình dạng thay đổi tùy từng vùng trên cơ thể - Lông tơ: bao bọc khắp cơ thể gia cầm mới nở. Ở gia cầm lớn, long tơ nằm phía dưới lông bọc tạo thành một lớp cách nhiệt quan trọng đối với cơ thể - Lông măng: có hình sợi nhỏ như sợi tóc, phân bố ở đầu và cổ gia cầm lớn - Lông hình bút sơn: phân bố xung quanh ống tiết của tuyến phao câu II. BỘ XƯƠNG - Nhẹ và vững chắc để thích ứng với việc bay lượn - Xương có ít tủy và mỡ, đặc biệt trong hốc xương có không khí và một số xương thông với túi khí - Một số xương dính lại với nhau. Ngoài ra xương gia cầm có nhiều canxi nên cứng và dòn, ít độ dẻo nên dễ gãy 1. Xương đầu Nhỏ so với các phần khác của cơ thể, hốc mắt ra6t1 to, xương tiền hàm và xương hàm dưới biến thành mỏ 2. Cột sống và lồng ngực - Công thức cột sống gà: C14N7HK14D96, vịt có 14 – 15 đốt sống cổ, ngỗng có 17 – 18 đốt sống cổ - Xương sườn: có 7 đôi ở gà và bồ câu, 8 – 9 đôi ở vịt, xương sườn cuối không gắn vào xương ức - Xương ức: là chỗ bám cho cơ cánh nên to khỏe, phí trước nhô ra một gờ gọi là xương lưỡi hái 3. Xương cánh - Xương bả vai: có hình lưỡi hẹp, không có gai vai.Đâu trước dính với xương quạ, kéo dài về phía sau gắn song song với cột sống và gần chạm với xương cánh chậu - Xương quạ: là xương phát triển nhất vùng đai vai, khớp với xương đòn gánh và xương bả vai, đầu dưới khớ với xương ức - Xương tay: xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cườm tay, xương bàn tay, xương ngón tay 4. Xương chân.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Đai chậu: gồm 3 xương + Xương cánh chậu: to nhất dính với các đốt ngực cuối và các đốt hông khum + Xương ngồi: có hình tam giác + Xương háng: là một phiến xương mỏng, nằm ở cạnh dưới xương ngồi, về phía sau tách ra khỏi xương ngồi, không có khớp hàn hang - Xương chân: xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân III.. HỆ HÔ HẤP. 1. Hốc mũi: là một khe dài hẹp, nằm ở giữa hàm trên. Hốc mũi thông với xoang miệng qua một khe hẹp 2. Yết hầu: là phần sau của hốc mũi và xoang miệng 3. Thanh quản: không có sụn tiểu thiệt 4. Khí quản: khá dài gồm nhiều vòng sụn trọn vẹn xếp nối tiếp nhau 5. Phế quản: từ phần cuối của khí quản chia thành 2 phế quản đi vào 2 lá phổi 6. Phổi: tương đối nhỏ, có màu hồng nhạt, nằm chen vào các sườn 2 – 6. Phổi không co dãn theo nhịp thở, phổ có các lỗ thông với các túi khí. Ở gia cầm có 9 túi khí - 1 túi khí liên xương đòn gánh - 2 túi khí cổ - 2 túi khí ngực trước - 2 túi khí ngực sau - 2 túi khí bụng IV.HỆ TIÊU HÓA 1. Miệng: không có răng, mỏ do sự biến đổi của xương tiền hàm và xương hàm dưới nên cứng, gia cầm dùng mỏ để lấy thức ăn. Mỏ gà ngắn nhọ, dày và khỏe, được bao phủ bởi một lớp sừng cứng. Mỏ vịt và ngỗng dài và dẹp, được bao phủ bởi một lớp màng mỏng bằng sáp, trong miệng vịt có răng lược sắc - Lưỡi dễ cử động, lưỡi gà có hình mũi tên, có rãnh ở trên để giữ nước khi uống, tuyến nước bọt kém phát triển. - Vòm khẩu cái hẹp, có dạng tam giác, có khe thông với hốc mũi 2. Yết hầu: liền với miệng, không có màng khẩu cái 3. Thực quản: to và dài, chạy từ yết hầu đến tiền vị, đoạn trước khi vào lồng ngực có chỗ phình to gọi là diều. Ở vịt không có diều mà chỉ có chỗ phình thực quản 4. Dạ dày: có 2 phần dạ dày tuyến và dạ dày cơ - Dạ dày tuyến: là một túi hình bầu dục dài, thành dạ dày tuyến tương đối dày, niêm mạc mặt trong của dạ dày tuyến có nhiều tuyến tiết dịch tiêu hóa, thức ăn qua đây được tẩm dịch tiêu hóa rồi xướng dạ dày cơ.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Dạ dày cơ: tiếp nối dạ dày tuyến bởi một eo hẹp. Dạ dày cơ có hình lăng trụ, 2 mặt lồi. Là nơi nghiền thức ăn nhờ cấu tạo bởi lớp cơ dày và mặt trong có lớp niêm mạc hóa sừng 5. Ruột Có 2 phần: ruột non và ruột già - Ruột non: có 2 phần + Tá tràng: gấp khúc thành 2 nhánh song song gọi là quai tá tràng, giữa quai có chứa tụy tạng + Không – hồi tràng: cuộn khúc trong xoang bụng và được kết dính bởi màng treo ruột non - Ruột già: gồm 2 phần: + Manh tràng: gồm 2 nhánh, xuất phát từ phần cuối của ruột non + Trực tràng: bắt đầu từ chỗ manh tràng đến lỗ huyệt - Lỗ huyệt: còn gọi là ổ nhớp hay xoang niệu sinh hậu môn, là một xoang nở rộng, ở đây có chứa phân lẫn nước tiểu. Trong xoang này có chứa bộ phận giao hợp của gia cầm và túi fabricius - Gan, tụy tạng: dài và hẹp, có 2 ống tiết đổ vào tá tràng của ruột non - Lách: có hình hạt nhỏ, màu đỏ nâu, nằm ở chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ V. HỆ NIỆU – SINH DỤC 1. Cơ quan tiết niệu Thận: 2 thận màu đỏ nâu, áp vào cột sống vùng hông, ngay sau phổi. Thận có hình dáng không đều, có 3 thùy nằm trong hốc xương chậu Ống dẫn tiểu: gồm có 2 ống, bắt đầu từ thận chạy dọc 2 bên cột sống và đổ vào ổ nhớp 2. Cơ quan sinh dục Cơ quan sinh dục đực - Tinh hoàn: có dạng hình trứng, màu vàng nhạt, nằm phía dưới đầu trước của ống thận. Phó tinh hoàn không thấy rõ - Ống dẫn tinh: phát ra từ đầu sau của tinh hoàn, là một ống cong queo gấp khúc, đi theo cạnh ngoài ống dẫn tiểu và đổ vào ổ nhớp, gần chỗ tận cùng có một chỗ phình chứa tinh dịch. Cơ quan giao cấu của gà là một gai thịt nhỏ, nằm trên mép ổ nhớp, gai thịt có một rãnh để cho tinh dịch chảy dựa theo Cơ quan sinh dục cái - Noãn sào: ở gia cầm chỉ có noãn sào bên trái phát triển, còn noãn sào bên phải thoái hóa rất sớm. Noãn sào trái nằm dưới hông hình chùm gồm nhiều noãn phát triển ở nhiều giai đoạn khác nhau. Noãn còn non thì nhỏ có màu vàng và được bao bọc bởi một lớp màng bao noãn có nhiều mạch máu. Khi trứng chin vỏ nứt ra, noãn rơi vào ống dẫn trứng.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Ống dẫn trứng gồm các phần: loa kèn, thân ống dẫn trứng, eo ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo.

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×