Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.08 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:. HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 6 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong chương trình đia lí 6, học sinh bắt đầu làm quen với bộ môn đia lí một cách độc lập. Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh mình. Tự đó các em có thể tìm cách giải thích được các hiện tượng tự. Trong việc giảng dạy bộ môn địa lí nhất là bộ môn địa lí lớp 6, việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học theo hướng tích cực trong các tiết dạy là điều cần thiết để giúp học sinh có hứng thú trong học tập, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong những năm gần đây thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Do đó nội dung của SGK địa lí nói chung và SGK địa lí lớp 6 nói riêng chủ yếu được biên soạn ở cả hai kênh: kênh hình và kênh chữ. Trong đó kênh hình cung cấp một lượng lớn kiến thức mà các em cần phải chiếm lĩnh. Với đặc trưng kiến thức của bộ môn như vậy, mà đối tượng cung cấp là học sinh lớp 6 vốn có nhiều yếu hạn chế trong việc học tập bộ môn địa lí như: + Năng lực trí tuệ chưa cao do tuổi còn nhỏ. + Chưa học qua bộ môn địa lí riêng biệt ở bậc tiểu học. + Còn thói quen học tập thụ động, ý thức tự học tự nghiên cứu chưa cao…. Rèn kỹ năng khai thác kênh hình còn giúp các em phát triển khả năng tư duy bản thân nói chung và tư duy địa lí nói riêng. Khi thực hiện việc khai thác kiến thức địa lí qua kênh hình yêu cầu học sinh phải luôn quan sát, tưởng tượng phân tích, đối chiếu, so sánh tổng hợp, khái quát hoá kiến thức. Từ đó xác định các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí làm cho tư duy của các em luôn hoạt động và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu của việc nắm bắt kiến thức của học sinh lớp 6 là rất khó. Vì vốn hiểu biết ở độ tuổi các em còn hạn chế, do đó việc xây dựng các khái niệm, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu phải lấy tranh ảnh, mô hình làm điểm tựa nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức bằng sự học hỏi của chính bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên do đó kiến thức sẽ sâu sắc hơn, đồng thời học sinh thấy được kiến thức rất cần thiết và rất gần với các em vì nó là thế giới xung quanh chúng ta. Vì vậy tôi đã cố gắng viết đề tài: “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 6”..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. THỰC TRẠNG. Thuận lợi: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của ngành giáo dục đầu tư về mọi mặt. Giáo viên được học thay sách và đổi mới phương pháp dạy học, được dự các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, …. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ngày càng được tăng cường giúp giáo viên thực hiện khâu hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình được thuận lợi hơn. Mặt khác do sự phát triển của khoa học kỷ thuật tiên tiến như hiện nay giúp học sinh có điều kiện thuận lợi hơn trong việc học tập. Các em có thể dẽ dàng mở rộng kiến thức của mình qua các nguồn khác nhau như: Sách báo, tranh ảnh, phim, truyền thanh, truyền hình, mạng internét… 1. Khó khăn: Tuy được sự quan tâm của ngành giáo dục trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học song nhìn chung còn một vài mặt hạn chế. + Một số đồ dùng dạy học đưa về trường chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Một số đồ dùng được cấp phát về nhưng sử dụng không hiệu quả. + Đối tượng là học sinh lớp 6 mới chuyển từ bậc tiểu học lên. Do đó các em chưa quen với việc khai thác kiến thức từ kênh hình nên còn lúng túng trước một số hình ảnh chứa đựng kiến thức trừu tượng . Ví dụ 1: Khi học đến bài 17 học sinh nhận thức còn chậm khi xác định các thành phần không khí cũng như chưa xác định được vị trí của lớp ôdôn trong không khí… Ví dụ 2: Khi học bài: “ Hơi nước trong không khí. Mưa’’ học sinh còn lúng túng trong việc xác định lượng mưa và so sánh lượng mưa giữa các vùng trên thế giới. III. NỘI DUNG Kênh hình trong sách giáo khoa địa 6 được chia làm 03 nhóm: + Tranh ảnh: + Bản đồ, lược đồ: + Biểu đồ: 1.Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong SGK địa 6. * Sách giáo khoa địa 6 có 59 hình ảnh địa lí chứa đựng lượng kiến thức tương đối lớn vì vậy hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường ứng với mỗi hình ảnh trong sách giáo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khoa đều có hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện kỹ năng phân tích ảnh địa lí. Tuy nhiên đối với một số em học sinh lớp 6 thì đây là một vấn đề tương đối khó các em có thể khó nắm bắt được kiến thức. Do đó trong quá trình dạy giáo viên chú ý nội dung kiến thức thể hiện trên các hình ảnh để đưa ra những câu hỏi phù hợp giúp học sinh khai thác kiến thức một các dễ dàng hơn. * Tóm lại trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh có thể tiến hành theo các bước sau đây: - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bức tranh (ảnh địa lí) để xác định chủ đề của tranh thể hiện nội dung gì. Ví dụ 1: Khi cho học sinh quan sát hình 20 sgk địa 6 giáo viên yêu cầu học sinh xác định chủ đề của bức tranh là gì bằng cách đưa ra câu hỏi: ? Quan sát hình 20 và cho biết bức tranh thể hiện nội dung gì? Ví dụ 2: Khi cho học sinh quan sát hình 24 sgk địa 6 giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi mở để giúp các em xác định được chủ đề của ảnh: ? Quan sát hình 24 cho biết nội dung của bức ảnh là gì? ? Quan sát hình 45 cho biết bức ảnh thể hiện nội dung gì? - Bước 2: Sau khi học sinh đã xác định được chủ đề của tranh (ảnh địa lí) giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh xác định các đối tượng địa lí được thể hiện trong đó thông qua bảng chú giải hoặc màu sắc thể hiện trong ảnh. Ví dụ 1: Khi học sinh quan sát hình 20 “Các khu vực giờ trên Trái Đất’’ giáo viên cho học sinh xác định các đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh thông qua sự giới thiệu của mình: + Phía dưới của bức ảnh kí hiệu đồng hồ là thể hiện giờ của các khu vực, dãy số thể hiện khu vực múi giờ được quy định. + Phía trên thể hiện giới hạn kinh độ của mỗi múi giờ ….. Ví dụ 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 24 “Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí’’. + Đối với hình này giáo viên có thể đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm đối tượng địa lí. ? Đường thẳng nối từ điểm B tới điểm N là đường gì? (Trục nghiêng của Trái Đất) ? Đường thẳng nối từ điểm S đến điểm T là đường gì? (đường phân chia ánh sáng) ? Nửa được tô màu tím thể hiện hiện tượng gì? (ban ngày) ? Nửa được tô màu vàng nhạt thể hiện hiện tượng gì? (ban ngày) Ví dụ 3: Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình 45 “Các thành phần của không khí’’. Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào màu sắc kết hợp với phần chữ tương ứng để xác định các đối tượng địa lí. Hoặc giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu các đối tượng địa lí thể hiện trên hình..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? Màu cam thể hiện thành phần nào của không khí? Màu tím thể hiện thành phần nào của không khí? Màu xanh thể hiện thành phần nào của không khí? - Bước 3: Sau khi học sinh xác định được đối tượng địa lí giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi soạn sẵn để hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức thể hiện trên hình ảnh địa lí. Giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng hơn. Ví dụ 1: Giáo viên cho học sinh quan sát và khai thác kiến thức ở hình 20 “Các khu vực giờ trên Trái Đất’’ giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức như: + Giáo viên muốn cho học sinh tìm hiểu khoảng cách giữa các múi giờ có thể đưa ra câu hỏi: ? Quan sát hình 20 dựa vào giờ khu vực và múi giờ thể hiện trên hình hãy cho biết mỗi khu vực giờ cách nhau mấy giờ đồng hồ? (1 giờ) + Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi sau đây để giúp học sinh tìm hiểu diễn biến thời gian giữa phía Đông và phía Tây kinh tuyến gốc. ? Từ kinh tuyến gốc đi về phía Đông thời gian diễn biến như thế nào qua mỗi khu vực giờ? (mỗi khu vực giờ tăng lên một giờ đồng hồ) ? Từ kinh tuyến gốc đi về phía Tây thời gian diễn biến như thế nào qua mỗi khu vực giờ? (mỗi khu vực giờ giảm xuống một giờ đồng hồ) Ví dụ 2: Khi dạy phần 2 bài “Lớp vỏ khí’’ tức tìm hiểu về cấu tạo của lớp vỏ khí. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 46 sgk và hỏi. ? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì? (Gồm 3 tầng, tầng gần mặt đất là tầng đối lưu) ? Tầng nằm trên tầng đối lưu là tầng gì? giới hạn độ cao trung bình của tầng này là bao nhiêu? ( Tầng bình lưu có độ cao từ 16 km đến 80 km.) ? Tầng trên cùng là tầng gì có độ cao là bao nhiêu? ( Các tầng cao khí quyển , có độ cao từ 80 km trở lên)…. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Khí áp và gió trên Trái Đất’’ phần khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất, giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh xác định vị trí giới hạn của các đai khí áp. ? Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào? (vĩ độ: 0o, 60o) ? Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào? (vĩ độ 30o, 90o) ? Các đai khí áp này phân bố như thế nào? (xen kẻ nhau từ xích đạo về hai cực.) Hoặc khi dạy tới phần 2: Gió và các hoàn lưu khí quyển. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 51 sgk và đưa ra các câu hỏi phù hợp để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức ở trên hình. ? Kể tên các loại gió chính trên Trái Đất? (Gió Tín Phong, Gió Tây Ôn Đới, Gió Đông Cực) ? Cho biết gió Tín Phong thổi từ áp cao nào về áp thấp nào? ? Gió Tây Ôn Đới thổi từ áp cao nào về áp thấp nào?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Từ hai câu hỏi trên giáo viên có thể cho học sinh rút ra kết luận về nguyên nhân sinh ra gió bằng câu hỏi: ? Nguyên nhân nào sinh ra gió? ( Sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp)  Nhìn chung ở bước này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh khai thác những kiến thức được thể hiện rõ nét ở trên hình ảnh. Thông qua hình ảnh học sinh có thể nắm được nội dung kiến thức cơ bản mà bức ảnh thể hiên. - Bước 4: Sau khi giáo viên cho học sinh khai thác kiến thức trên tranh (ảnh địa lí). Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức, bước đầu hình thành kĩ năng lập mối liên hệ, so sánh giữa các đối tượng địa lí, tìm cách giải thích nguyên nhân của một số sự vật hiện tượng địa lí trong bài học hoặc bước đầu biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết một số bài tập liên quan đến bài học. Ví dụ 1: Khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức ở hình 20 “Các khu vực giờ trên Trái Đất’’ Giáo viên có thể cho học sinh vận dụng để tính thời gian ở một số địa điểm trên Trái Đất như: ? Khi ở Mát- xcơ- va là 21 giờ thì ở nước ta là bao nhiêu giờ? (2 giờ) ? Khi ở Việt Nam là 14 giờ thì ở Tô-ki-ô là mấy giờ? (16 giờ)… Giáo viên cho học sinh so sánh độ dày của 3 tầng khí quyển. Từ đó rút ra kết luận: Tầng đối lưu có độ dày nhỏ nhất nhưng có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống của con người và sinh vật. Ví dụ 2: Khi học bài “Các đới khí hậu trên Trái Đất’’ Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức ở hình 58: Các đới khí hậu. Giáo viên nên cho học sinh kết hợp kiến thức ở hình 58 với kiến thức ở hình 49 để tìm hiểu góc chiếu sáng của mặt Trời để nắm được đặc điểm nhiệt độ của mỗi đới. Kết hợp hình 58 với hình 51 để biết được các loại gió thổi thường xuyên ở mỗi đới. Kết hợp hình 58 với hình 54 để biết được đặc điểm lượng mưa của từng đới. Như vậy sau khi cho học sinh kết hợp kiến thức giữa các hình xong. Giáo viên cho các em rút ra đặc điểm khí hậu của từng đới một thông qua hệ thống câu hỏi như: ? Qua việc phân tích các hình trên em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới khí hậu nhiệt đới? Để học sinh trả lời được câu hỏi này giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi gợi mở như: góc chiếu sáng, nhiệt độ, lượng mưa, loại gió thổi thường xuyên… 2) Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, trong sách giáo khoa địa 6 Trong sách giáo khoa địa 6 số lượng bản đồ, lược đồ, biểu đồ không nhiều. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng phần kiến thức tương đối quan trọng trong chương trình địa lí 6. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, hình thành cho các em kỹ năng khai.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, để làm nền tảng cho các em trong việc học tập bộ môn địa lí ở các lớp trên. - Để học sinh khai thác được kiến thức trên bản đồ, lược đồ trước hết học sinh phải hiểu và đọc được được bản đồ, lược đồ nghĩa là phải nắm được lí thuyết về bản đồ. Trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ… - Đọc bản đồ, lược đồ là kỹ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh. Trong kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức về bản đồ và kiến thức về địa lí. Trên cơ sở đó hiểu biết tính khái quát của bản đồ để tìm ra những tri thức địa lí trên bản đồ, lược đồ. * Để đọc được bản đồ, lược đồ học sinh cần nắm được các bước sau đây: - Bước 1: Nhận biết được các kí hiệu và các biểu tượng rõ ràng về sự vật và hiện tượng địa lí thể hiện qua các đối tượng trên bản đồ, lược đồ. Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh làm bài thực hành: “Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn’’. Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ hình 44: Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn. Giáo viên cho học sinh xác định đối tượng địa lí được thể hiện trên lược đồ là gì. Nhận biết được các kí hiệu thể hiện trên biểu đồ bao gồm những kí hiệu gì? ý nghĩa của từng kí hiệu? (nghĩa là xác định các đối tượng địa lí qua từng kí hiệu được thể hiện trên lược đồ)… Ví dụ 2: Khi học bài: “Hơi nước trong không khí. Mưa’’. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 54: “Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới’’ để tìm hiểu sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bảng chú giải để tìm hiểu các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. Hoặc giáo viên có thể sử dụng câu hỏi gợi mở giúp các em xác định các đối tượng địa lí dễ dàng hơn: ? Màu xanh đậm thể hiện lượng mưa bao nhiêu mm? (Dưới 200mm) ? Màu xanh nhạt thể hiện lượng mưa bao nhiêu mm? (Từ 200- 500mm) ? Màu vàng thể hiện lượng mưa bao nhiêu mm? (Từ 500-1000mm) ? Màu cam thể hiện lượng mưa bao nhiêu mm? (Từ trên 1000-2000mm) ? Màu đỏ đậm thể hiện lượng mưa bao nhiêu mm? (Trên 2000mm) - Bước 2: Làm sáng tỏ tính chất của các biểu tượng và hiện tượng riêng biệt được miêu tả và biểu hiện trên lược đồ ( Hiểu rõ đặc trưng, số lượng, chất lượng, động lực phát triển của sự vật hiện tượng địa lí.) Ví dụ : Khi phân tích sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Sau khi cho học sinh xác định được các kí hiệu trên lược đồ, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi của mình để hướng dẫn học sinh xác định sự phân bố mưa ở các khu vực trên thế giới: ? Khu vực nào có lượng mưa trên 2000mm? (Hai bên đường xích đạo) ? Khu vực nào có lượng mưa từ dưới 200mm? (Hai bên đường chí tuyến)…..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Bước 3: Biết so sánh và phân tích các đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ, lược đồ nhằm mục đích có được một biểu tượng tổng quát về các đối tượng hoặc hiện tượng có trong các lãnh thổ nói chung để tìm ra các mối quan hệ giữa chúng. Tìm ra những đặc điểm và tính chất địa lí của lãnh thổ mà bản đồ, lược đồ không biểu hiện trực tiếp. Ví dụ: Sau khi học sinh xác định được sự phân bố lượng mưa ở các khu vực trên thế giới. Giáo viên cho học sinh so sánh lượng mưa giữa các khu vực để đưa ra nhận xét chung là sự phân bố lượng mưa trên thế giới không đồng đều. * Đọc bản đồ, lược đồ có ba mức độ khác nhau: - Mức độ thứ nhất: đây là mức độ sơ đẳng nhất, chỉ mới thể hiện ở chổ đọc được các đối tượng địa lí. Có được các đối tượng địa lí thông qua các kí hiệu ghi trên bảng chú giải. Tuy đây là mức độ đơn giản nhưng học sinh phải thực hiện theo quy trình sau đây: + Nắm được mục đích hoạt động. + Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu quy ước chỉ các đối tượng cần tìm trên bản đồ, lược đồ… + Tái hiện biểu tượng địa lí dựa vào các kí hiệu. + Căn cứ vào các kí hiệu để tìm vị trí của chúng trên bản đồ, lược đồ… - Mức độ thứ hai: Yêu cầu cao hơn mức độ thứ nhất đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết về bản đồ, lược đồ kết hợp với kiến thức địa lí để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của các đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ, lược đồ. Để đọc được bản đồ, lược đồ ở mức độ này học sinh cần phải tiến hành như sau: + Nắm được mục đích hoạt động. + Đọc bảng chú giải trên bản đồ, lược đồ để biết được các kí hiệu quy ước. + Tái hiện đối tượng địa lí dựa vào các kí hiệu. + Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ , nhận xét đặc điểm tính chất của nó. - Mức độ thứ 3: Đây là mức độ tương đối cao đòi hỏi khi đọc bản đồ, lược đồ học sinh còn phải biết kết hợp giữa kiến thức địa lí sâu hơn để so sánh phân tích tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ rồi vận dụng tư duy so sánh đối chiếu để rút ra kết luận từ đó có được kiến thức địa lí. Tóm lại đối với học sinh lớp 6 khi giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ nhằm hình thành và rèn luyện cho các em có được kỹ năng khai thác bản đồ, lược đồ đạt ở mức độ thứ nhất và mức độ thứ hai là chủ yếu. Còn mức độ thứ 3 có thể áp dụng hướng dẫn cho những học sinh có khả năng tư duy tốt và có học lực khá giỏi. 3) Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ trong sách giáo khoa địa 6 - Trong sách giáo khoa địa 6 chỉ có loại biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đây cũng là dạng biểu đồ đầu tiên các em học sinh lớp 6 làm quen, nên việc hướng dẫn cho các em biết cách khai thác kiến thức từ biểu đồ là hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho các em khi học địa lí ở lớp sau. - Để có thể giúp học sinh có được kỹ năng phân tích các loại biểu đồ, giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Đọc tên của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì? (tức tìm xem đối tượng địa lí nào được thể hiện trên biểu đồ.) + Bước 2: Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ. (Nghĩa là phải xác định được mục đích tìm kiến thức gì trong biểu đồ.) Ví dụ: Khi quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội thì phải xác định được mục tiêu là tìm hiểu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội qua các tháng trong năm. + Bước 3: Quan sát toàn bộ biểu đồ để biết được các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì? (Số dân, ngành kinh tế, nhiệt độ, lượng mưa, thời gian…) trên lãnh thổ nào? Vào thời gian nào?... Các đại lượng đó được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, theo cột hay hình quạt..). Trị số của đại lượng được tính bằng gì? (triệu người, kg, co, mm, %...) Ví dụ: Khi quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là gì thông qua hệ thống câu hỏi. ? Trục dọc bên phải dùng để tính các đại lượng cho yếu tố nào? (dùng để tính cho yếu tố nhiệt độ) ? Trục dọc bên trái dùng để tính các đại lượng cho yếu tố nào? (dùng để tính cho yếu tố lượng mưa) ? Trục nằm ngang dùng để tính các đại lượng cho yếu tố nào? (dùng để tính cho yếu tố thời gian) ? Các yếu tố nhiệt độ lượng mưa được thể hiện trên lãnh thổ nào? (Hà Nội) ? Yếu tố nhiệt độ được thể hiện bằng kí hiệu gì? (kí hiệu đường) ? Yếu tố lượng mưa được thể hiện trên biểu đồ bằng kí hiệu gì? (hình cột) ? Đơn vị để tính nhiệt độ là gì? (Co) Đơn vị để tính lượng mưa là gì? (mm) + Bước 4: Đối chiếu so sánh các hợp phần (biểu đồ cột chồng, biểu biểu đồ quạt, biểu đồ miền), chiều cao của các cột (biểu đồ cột), độ dốc của đồ thị (biểu đồ đường), kết hợp với các số liệu (nếu có) rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ. Ví dụ: Sau khi xác định được đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ, giáo viên cho học sinh: - Quan sát độ dốc của đồ thị biểu diễn nhiệt độ để tìm hiểu diễn biến nhiệt độ ở Hà Nội qua các tháng trong năm. ? Tháng nào có nhiệt độ cao nhất? nhiệt độ là bao nhiêu ? ? Tháng nào có nhiệt độ thấp nhất? nhiệt độ là bao nhiêu?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Quan sát độ cao của các cột trong biểu đồ để tìm hiểu diễn biến lượng mưa của Hà Nội. ? Ở Hà Nội mưa tập trung vào những tháng nào? (tháng 5,6,7,8,9) ? Tháng nào có lượng mưa lớn nhất (tháng 8) ? Những tháng nào ít mưa? (tháng 1,2,3,4,10,11,12) ? Tháng nào ít mưa nhất? (tháng 1 và tháng 12) + Bước 5: Kết hợp với kiến thức đã học, xác định các mối quan hệ để giải thích. Bước này đối với học sinh lớp 6 thì đây là một bước khó ít được áp dụng thực hiện, mà chủ yếu thực hiện qua 4 bước trên để các em nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. Mặt khác còn để hình thành và rèn kỹ năng khai thác kiến thức trên biểu đồ cho các em. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: - Qua việc áp dụng phương pháp rèn luyện kỹ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa 6. Đã góp phần gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Học sinh chủ động tìm hiểu nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng. Nhìn chung các em đã bắt đầu nắm được các kỹ năng địa lí và bước đầu biết khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí, bản đồ, lược đồ và biểu đồ. Các em có hứng thú học tập và yêu thích môn đị lí hơn. - Kết quả qua khảo sát cụ thể: ức độ Lớp. M Biết cách khai thác kiến Biết khai thác kiến thứ ở Chưa biết cách khai thác thức tốt mức độ trung bình kiến thức Trước khi Sau khi Trước khi Sau khi Trước khi Sau khi thực hiện thực hiện thực hiện thực hiện thực hiện thực hiện. 61 62 63. 35% 30% 25%. 50% 53% 57%. 15% 17% 18%. V. KẾT LUẬN: - Qua nội dung của sáng kiến tôi đưa ra một vài kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa để thầy cô cùng tham khảo. Tùy từng bài, từng phần, từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể áp dụng vào tiết dạy. - Trong tiết dạy địa lí nói chung và địa lí lớp 6 nói riêng giáo viên phải sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, biểu đồ… để gây hướng thú học tập cho học sinh tạo điều kiện cho các em nắm bắt kiến thức một cách chủ động. Đồng thời đây là đối tượng bắt buộc chúng ta phải hướng dẫn hình thành kỹ năng khai thác kiến thức kênh hình cho các em để làm tiền đề cho các lớp trên..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức kênh hình cho học sinh. Rất mong được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp. VI. KIẾN NGHỊ. - Các đồ dùng như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, mô hình… cần được cấp phát kịp thời chất lượng, để phục vụ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy và học tập. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tác giả: Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng. Nhà xuất bản : Đại học sư phạm Hà Nội, tái bản có bổ sung 2004 2. Lý luận dạy học địa lí (phần đại cương) giáo trình cao đẳng sư phạm Nhà xuất bản: Đại học sư phạm Hà Nội. 3. Một số bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh và át lát địa lí…. Người thực hiện. Trần Thanh Nhàn. MỤC LỤC. Nội dung. Trang.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I. Lí do chọn sáng kiến II. Thực trạng hiện nay. 1. Thuận lợi. 2. Khó khăn. III. Nội dung. 1. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa địa 6. 2) Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, trong sách giáo khoa địa 6. 3) Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ trong sách giáo khoa địa 6. IV. Kết quả thực hiện. V. Kết luận VI. Kiến nghị VII. Tài liệu tham khảo.. 1 2 2 2 2 2 6 8 9 9 10 10.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×