Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn đạo đức luật sư đề tài pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.06 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
(Thi kết thúc học phầnLS1/Kỳ thi phụ)

Đề tài: Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam
Thực trạng và hướng hoàn thiện

Họ và tên: Nguyễn Văn An
Số báo danh:
Ngày sinh: Ngày 20 tháng 10 năm 1985
Lớp: Đào tạo nghề Luật sư
Luật sư khóa: K22 tại Hậu Giang

Hậu Giang, ngày 01 tháng 09 năm 2021

1


MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU................................................................................................ 3
Lời nói đầu:................................................................................................................ 3

PHẦN 2 NỘI DUNG.............................................................................................4
1. Thực trạng quá trình tập sự hành nghề luật sư hiện nay, đánh giá và kiến
nghị:
..................................................................................................................................... 4
1.1 Thực trạng tập sự hành nghề luật sư hiện nay:.................................................... 4


1.2 Đánh giá các quy định pháp luật không phù hợp đối với tập sự hành nghề luật
sư hiện nay:................................................................................................................ 6
1.3 Kiến nghị về quy định pháp luật đối với tập sự hành nghề luật sư.......................6
2. Thực trạng của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng, đánh giá và kiến
nghị:
..................................................................................................................................... 6
2.1 Thực trạng của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng:.................................... 6
2.2 Đánh giá những khó khăn vướng mắc hiện nay của luật sư trong quá trình tham
gia tố tụng:................................................................................................................. 9
2.3 Kiến nghị hoàn hoàn thiện pháp lý để khắc phục những khó khăn hiện nay:.....10
3. Thực trạng của luật sư trong việc không tố giác tội phạm, đánh giá và kiến
nghị.......................................................................................................................... 11
3.1 Thực trạng của pháp luật quy định về việc trách nhiệm Luật sư không tố giác tội
phạm:....................................................................................................................... 11
3.2 Đánh giá quy định của BLHS với thực tiển hành nghề luật sư hiện nay:...........11
3.3 Những kiến nghị sửa đổi quy định khoản 3 Điều 19 của BLTTHS hiện nay:......11

PHẦN 3 KẾT LUẬN.......................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................13

1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

BLTTHS

Bộ luật tố tụng dân sự 2015


BLTTDS

Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ
sung 2017

BLHS

Bộ Luật tố tụng hành chính 2015

BLTTHC

Luật luật sư 2012 và được sủa đổi bổ
sung 215

Luật luật sư

Người tập sự hành nghề luật sư

Luật sư tập sự


BÀI TIỀU LUẬN
Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam
Thực trạng và hướng hoàn thiện
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
Lời nói đầu:
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước khơng ngừng hồn thiện về pháp
luật nhất là về pháp luật tố tụng, luôn đặt ra bảo vệ các giá trị quyền con người được
tôn vinh và là đích đến của tồn bộ hệ thống tư pháp. Trong đó hoạt động của nghề
Luật sư với sứ mệnh bảo vệ công lý, công bằng xã hội, được coi là một đại lượng để

đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp, là một tất yếu cho sự phát triển
của Đất nước trong dòng chảy của xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tại
Nghị quyết 08- NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng
nghề Luật sư ở nước ta đang có những cơ hội phát triển đầy thuận lợi “Nhà nước tạo
điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách
nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình".
Vai trị của luật sư trong q trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển,
nhất là trong hoạt động tố tụng. Kể từ khi các bộ luật tố tụng được sửa đổi bổ sung
quyền luật sư được tham gia rộng hơn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho các bị can, bị cáo, đương sự, luật sư ngày càng được coi trọng hơn. Việc tham gia
tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị
cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa
những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhưng thực tế với quy định của pháp luật cũng
còn nhiều điều bất cập và người thực thi pháp luật có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn
đến gây khó khăn cho luật sư khi tham gia q trình tố tụng.
Ngồi việc thay đổi đổi về pháp luật tố tụng, thì việc đào tạo nghề luật sư được
Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho mỗi thành phần trong xã hội được học
tập và tổ chức nhiều thời gian phù hợp để mọi thành phần được tham gia. Nhưng pháp
luật về luật sư hiện còn nhiều hạn chế, rào cản cho người tập sự hành nghề luật sư
không được thực hành như những ngành nghề khác chỉ cho phép luật sư tập sự được
tiếp cận hạn hẹp một số lĩnh vực so với hành nghề luật sự đang hoạt động.
Truớc những khó khăn trong quá trình thực tập luật sư, cũng như trong q trình
hành nghề luật sư hiện nay cịn nhiều bất cập. Với tầm quan trọng như trên nên học
viên mới chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt
Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện”, để làm tiểu luận cho môn học.


PHẦN 2 NỘI DUNG

Thực trạng pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam
Đánh giá và kiến nghị
1. Thực trạng quá trình tập sự hành nghề luật sư hiện nay, đánh giá và kiến nghị:
1.1 Thực trạng tập sự hành nghề luật sư hiện nay:
Theo quy định của pháp luật người nào muốn hành nghề luật sư phải hội tụ đủ
các điều kiện quy định tại Điều 10 Tiêu chuẩn luật sư, Điều 11 Điều kiện hành nghề
luật sư, Điều 12 Đào tạo nghề luật sư của Luật luật sư. Ngoài ra muốn cấp giấy chứng
nhận hành nghề luật sư buộc Luật sư tập sự, đăng ký tập sự hành nghề tại tổ chức hành
nghề luật sư với thời gian là 12 tháng, trừ những trừơng hợp quy định tại khoản 2 Điều
16 Luật luật sư. Cho thấy quy trình tập sự hành nghề luật sư là điều kiện bắt buộc để
cho Luật sư tập sư có kinh nghiệm trước khi trở thành luật sư chính thức. Theo quy
định tại khoản 3 Điều 14 Luật luật sư 2015 quy định Tập sự hành nghề luật sư quy
định như sau: “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong
hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho khách hàng tại phiên tịa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự
khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư
hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến
vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố
tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn
khi được khách hàng đồng ý. Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về
các hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản này”. Xét thấy
trong thời gian thực tập, Luật sư tập sự chỉ được làm những gì luật sư hướng dẫn cho
phép và Luật sư tập sự không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho khách hàng tại phiên tịa, khơng được ký văn bản tư vấn pháp luật. Với quy
định nêu trên còn nhiều vấn đề hạn chế trong việc thực hành đối với Luật sự tập sự.
Tuy nhiên hành nghề luật sư Việt Nam hiện nay hầu hết các Luật sư tham gia quá trình
tố tụng là chính, mà Luật luật sư lại hạn chế khơng cho Luật sư tập sự thực hành, là

ngược với yêu cầu thực tiển hiện nay. Trong khi đó theo khoản 2 Điều 3 Luật giáo dục
nghề nghiệp 2014 khái niệm Đào tạo nghề nghiệp “là hoạt động dạy và học nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể
tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao
trình độ nghề nghiệp”. Như vậy theo yêu cầu đặt ra người học nghề phải có đầy đủ
kiến thức cần thiết, nếu như Luật luật sư không cho Luật sư tập sự không được đại


diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tịa, khơng
được ký văn bản tư vấn pháp luật, Luật sư tập sự không được thực hành, chất


lượng đào tạo không đạt yêu cầu của Luật giáo dục nghề nghiệp quy định. Từ đó cho
thấy quy định tại khoản 3 Điều 14 Tập sự hành nghề luật sư của Luật luật sư 2015, so
với Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 là bất hợp lý. Bởi vì, nghề luật sư, là một nghề
thực hành và cộng với nghiên cứu pháp lý. Luật sư tập sự chỉ được hỗ trợ nghiên cứu
hồ sơ, đi cùng luật sư hướng dẫn quan sát học hỏi… Xét về tâm lý cho thấy một người
mang tư cách tham gia hỗ trợ và người trực tiếp tham gia trong vụ án là hai tâm lý
hoàn toàn khác nhau, trách nhiệm khác nhau. Đứng trước phiên tồ để tranh luận, bảo
vệ quan điểm của mình khơng phải dễ, địi hỏi luật sư tập sự phải có kỹ năng, được
“rèn dũa” qua những phiên tồ, khơng phải ai cũng làm được nếu khơng có trải nghiệm
từ thực tiển.
Theo quy định người đại diện được tham gia tố tụng cụ thể như sau: Tại Điều 85
Người Đại diện của BLTTDS và tại khoản 3 Điều 60 BLTTHC quy định Người đại
diện uỷ quyền “Người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng hành chính phải là người
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật
của đương sự uỷ quyền bằng văn bản”. Cho thấy pháp luật không bắt buộc người đại
diện phải trình độ, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định.
Hơn nữa pháp luật quy định người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự
tham gia các vụ án hình sự, dân sự, hành chính cụ thể như sau: Tại điểm b khoản 2

Điều 84 Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự của BLTTHS và
căn cứ điểm d Điều 75 Người bảo vệ quyề lợi ích hợp pháp của đương sự của
BLTTDS, ngồi ra tại điểm c khoản 2 Điều 61 Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của đương sự của BLTTHC quy định như sau “Cơng dân Việt Nam có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được
xố án tích, khơng thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính,
khơng phải cán bộ cơng chức trong cơ quan Tồ án, Thanh tra, Viện kiểm sát, Thi
hành án; Công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành công an”. Xét thấy các quy định
nêu trên khơng có quy định nào bắt buộc người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp phải là
luật sư, cơng dân có đầy đủ kiến thức pháp lý là được tham gia tố tụng với tư cách là
người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp.
Ngồi ra quy định của pháp luật khơng hạn chế về chun mơn, trình độ, bất cứ
người nào đủ điều kiện nêu trên đều được tham gia các vụ án với tư cách là người đại
diện hoặc người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong các vụ án, khơng cần người có
thẻ luật sư, nếu làm đại diện khơng cần trình độ chun mơn, đương sự yêu cầu bằng
văn bản nộp cho toà án đúng quy định là được chấp nhận. Trong khi Luật sư tập sự
trình độ tối thiểu là cử nhân luật và đã qua quá trình đào tạo bài bản để làm luật sư
chính thức thì khơng được làm đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của
đương sự, so với quy định của Luật luật sư hiện nay là không phù hợp.


1.2 Đánh giá các quy định pháp luật không phù hợp đối với tập sự hành nghề
luật sư hiện nay:
Theo quy định hiện nay tại khoản 3 Điều 14 Tập sự hành nghề luật sư của Luật
luật sư 2015 còn nhiều bất hợp lý so với Khoản 3 Điều 14 Luật luật sư năm 2006 quy
định về Tập sự hành nghề luật sư “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư
hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp
lý cho khách hàng”. Cho thấy Luật luật sư 2006 quy định Luật sư tập sự vẫn được
tham gia phiên toà cùng luận sư chính thức và được phát biểu ngay tại phiên toà trước
khi luật sư hướng dẫn phát biểu. Tuy nhiên Luật luật sư 2015, sửa đổi lại thì khơng cho

Luật sư tập sự, không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
khách hàng tại phiên tòa. Xét thấy theo với quy định hiện nay là rào cản tích luỹ kinh
nghiệm thực tiển, bị giới hạn, rất thiệt cho Luật sư tập sự so với các ngành nghề khác .
1.3 Kiến nghị về quy định pháp luật đối với tập sự hành nghề luật sư:
Tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, đồng thời tạo cơ hội
cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng
hành nghề. Trước sự bất cập tại khoản 3 Điều 14 Tập sự hành nghề luật sư của Luật
luật sư 2015 đề nghị Bộ tư pháp và Liên đoàn luật sư Việt Nam, kiến nghị Quốc hội
sửa đổi bổ sung cho phép luật sư tập sự được bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
cho đương sự và được làm đại diện như các cơng dân bình thường. Trong quá trình tập
sự hành nghề luật sư nếu người nào vi phạm thì có chế tài phạt nặng, khơng vì vài
người vi phạm pháp luật cấm ln những người chân chính chấp hành đúng pháp luật.
2. Thực trạng của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng, đánh giá và kiến
nghị:
2.1 Thực trạng của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng:
Nền tư pháp nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước đang cải thiện về quy trình tự
thủ tục xét xử mục đích đến là phải công bằng, khách quan, không bỏ lọt tội phạm,
không được xét xử oan sai người vơ tội. Từ đó Nhà nước đã ban hành 3 bộ luật tố tụng
bao gồm: BLTTDS, BLTTHS và BLTTHC, đều có quy định quyền và nghĩa vụ luật sư
khi tham gia tố tụng từ giai đoạn khởi tố vụ án đến quá trình xét xử, nhưng cịn nhiều
có khăn cho Luật sư cụ thể như sau:
- Từ khi khởi tố vụ án Luật sư cung cấp đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 78
Thủ tục đăng ký bào chữa của BLTTHS, thì Cơ quan điều tra tạo điều kiện cho luật sư
được tham gia từ giai đoạn khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra. Như vậy quyền luật
sư được tham gia tất cả các buổi hỏi cung bị can trong suốt quá trình điều tra vụ án,
quy định tại Điều 79 Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa của BLTTHS, như
sau: “1.Cơ quan thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước một thời gian hợp


lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành tố tụng mà họ có quyền tham

gia theo


quy định của Bộ luật này; 2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan tiến hành
tố tụng báo trước mà khơng có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ
trường hợp quy định tại điều 291 của Bộ luật này”. Theo quy định Cơ quan điều tra
phải thông báo trước một thời gian hợp lý, cho thấy rằng việc quy định thời gian báo
trước là khơng rõ ràng, khơng có xác định báo trước thời gian là bao lâu, từ đó sẽ được
hiểu nhiều cách khác nhau, miễn sao có báo trước cho luật sư là đúng quy định. Ví dụ
Luật sư A có văn phịng tại Thành Phố Cần Thơ trong khi đó tham gia bào chữa cho
cho bị can tại Cơ quan điều tra tỉnh Kom Tum ngày hỏi cung bị can là vào lúc 8h ngày
5/9/2021 ngày luật sư nhận thông báo của cơ quan điều tra hỏi cung bị can ngày
4/9/2021. Như vậy từ Cần thơ đi đến Kom Tum với thời gian đi bằng phương tiện ơ tơ
thì Luật sư khơng thể nào có mặt tại buổi hỏi cung bị can, Cơ quan điều tra vẫn tiến
hành điều tra theo quy định, dám chắc rằng cán bộ điều tra trong buổi hỏi cung bị can
có khách quan, móm cung, bức cung nhục hình bị can khơng. Hiện nay rất nhiều vụ án
bị oan sai do cơ quan điều tra bức cung nhục hình làm sai lệch vụ án dẫn đến xét xử
oan sai.
- Đối với quyền luật sư được gặp bị can trong q trình điều tra gặp nhiều khó
khăn, trong khi đó theo quy định tại Điều 80 Gặp người bị tạm giữ, bị cán cáo đang bị
tạm giam của BLTTHS. Cho thấy điều luật không quy định từ khi Luật sư làm thủ tục
xin gặp bị can đến khi Cơ quan điều tra quyết định cho luật sư gặp bị can thời gian là
bao nhiêu ngày luật không quy định rõ. Quy định đã có, nhưng việc luật sư được
quyền gặp bị can cịn nhiều khê, bởi vì Cơ quan điều tra nếu không muốn Luật sư gặp
bị can trong giai đoạn này, nên tìm mọi cách làm khó, cứ hẹn, tìm mọi lý do ngăn cản
làm cho luật sư gặp được thân chủ mình, đây là vấn đề khó khăn của luật sư hiện nay.
- Quyền Luật sư được được tiếp cận nghiên cứu hồ sơ đối với vụ án hình sự tại
Cơ quan điều tra được quy định tại điểm l khoản 1 Điều 73 Quyền và nghĩa vụ của
người bào chữa của BLTTHS “Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ
vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra” và ngoài ra tại khoản 1

Điều 82 Đọc ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án quy định của BLTTHS như
sau: “Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yếu cầu đọc, ghi chép, sao chụp, tài liệu trong
hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp
tài liệu trong hồ sơ vụ án”. Ngoài ra tại Điều 16 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày
10/10/2019 của Bộ công an “1. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều
tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định
đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa; 2. Sau khi kết thúc điều tra, nếu người
bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên
quan đến việc bào chữa, nếu hồ sơ vụ án đang thuộc quyền quản lý của Cơ quan điều
tra thì Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện yêu
cầu này. Điều tra viên bố trí cho người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu tại


phòng làm việc thuộc trụ sở Cơ quan điều tra. Trong quá trình người bào chữa đọc,
ghi chép, sao chụp tài liệu, Điều


tra viên, Cán bộ điều tra phải giám sát chặt chẽ. Việc sao chụp tài liệu do người bào
chữa thực hiện. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao
nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư
hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định
của pháp luật. Việc đọc, ghi chép hoặc sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan
đến việc bào chữa của người bào chữa phải được lập biên bản ghi nhận, tài liệu giao
cho người bào chữa phải có bản thống kê các tài liệu kèm theo”. Như vậy các cơ quan
tiến hành tố tụng tạo điều kiện cho luật sư được nghiên cứu sao chụp hồ sơ từ khi kết
thúc điều tra nhưng không quy định rõ kể từ ngày nào và bao nhiêu ngày phải cho luật
sự được nghiên cứu và đọc hồ hơ thì pháp luật khơng ghi mà chỉ có quy định nghĩa vụ
trong vịng 2 ngày kể từ ra bản kết luận điều tra thì phải giao cho đương sự và luật sư.
Ngoài ra đối với các vụ mà luật sư tham gia trong giai đoạn xét xử kể từ khi tồ án có

thơng báo thụ lý vụ án quy định tại khoản 2 Điều 76 Quyền, nghĩa vụ của Người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự của BLTTDS và tại điểm b khoản 6 Điều
61 Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự của BLTTHC năm 2015 cùng
quy định “…Nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần
thiết có trong hồ sơ vụ án…”. Cho thấy pháp luật đã ghi rõ quyền và trách nhiệm của
các quan tiến hành tố tụng đối với luật sư khi có yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Trong khi đó các Bộ luật tố tụng khơng ghi rõ nghĩa vụ tồ án bao nhiêu ngày thì cung
cấp hồ sơ cho Luật sư để nghiên cứu và sao chụp các tiều liệu liên quan trong vụ án.
Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền hẹn bao nhiêu lần và bất cứ thời
gian nào miễn sao trước ngày xét xử là vẫn đúng quy định của pháp luật. Đối với
những Luật sư ở các tỉnh xa đi lại tốn nhiều chi phí, tồ án cứ hẹn hết lần này đến lần
khác, đi vài lần mới sao chụp được tài liệu. Muốn chụp nhanh luật sự phải tận dụng tất
cả mối quan hệ quen biết để được sao chụp hồ sơ mới được thuận tiện.
- Ngoài ra cần quy định thêm các trường hợp bất khả kháng vắng mặt của Luật sư
trong phiên xét xử. Bởi vì, tại điển a khoản 1 Điều 162 Hỗn phiên tồ của BLTTHC
“Các trường hợp phải hỗn phiên toà: Trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4
Điều 155, khoản 1 Điều 157,Khoản 2 Điều 161 của luật này” và tại Điểm a khoản 1
Điều 297 của BLTTHS “Tồ án hỗn phiên tồ khi thuộc một trong các trường hợp:
Có một trong những căn cứ quy định điều tại các điều 53, 288, 289, 290, 291, 292,
293, 294 và 295 của Bộ luật này” và tại khoản 1 Điều 233 của BLTTDS quy định Thời
hạn hoãn phiên tồ và quyết định hỗn phiên tồ “Hội đồng xét xử được quyết định
hỗn phiên tồ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62,
khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231,
Điều 241, của Bộ luật này…”. Căn cứ các quy định trên thì Luật sư được vắng mặt khi
toà án triệu tập xét xử lần thứ nhất, đối với triệu tập xét xử lần thứ hai luật sư vắng mặt
không rơi vào trường hợp bất khả kháng thì tồ án vẫn tiến hành xét xử. Trong khi đó


Luật sư trùng lịch xét xử hai phiên toà Luật sư không thể tham dự xét xử cùng lúc 2
phiên toà,



buộc phải vắng một phiên, mặc dù Luật sư chứng minh đầy đủ các chứng từ chứng
minh việc xin vắng. Cho thấy việc trùng lịch là ngoài ý muốn của Luật sư, trong
trường hợp này toà án vẫn tiến hành xét xử dẫn đến không khách quan vụ án, thiệt hại
chi cả thân chủ và Luật sư.
2.2 Đánh giá những khó khăn vướng mắc hiện nay của luật sư trong quá
trình tham gia tố tụng:
- Đối với Quyền luật sư được tham gia trong quá trình tố tụng vụ án kể từ khi giai
đoạn khởi tố vụ án được quy định tại Điều 79 Trách nhiệm thông báo cho người bào
chữa của BLTTHS so với thực tế mà Cơ Quan điều tra tuỳ theo mỗi vụ và tuỳ theo mỗi
địa phương mà quyền luật sư cũng khác. Bởi vì Điều 79 của BLTTHS không quy định
thời gian thông báo trước là mấy ngày và khơng tính đến tuỳ hồn cảnh đi lại, địa lý
hành chính nên việc thơng báo phải có thời gian đủ cho luật sư có khả năng tham gia.
Trong trường hợp Cơ quan điều tra nếu muốn làm khó và khơng muốn cho luật sư
tham gia buổi hỏi cung thì Cơ quan điều tra thơng báo thời gian sát ngày lấy cung, luật
sư không chuẩn bị kịp thời gian để tham dự. Việc buổi lấy cung hoặc buổi đối chất có
đúng quy định hay khơng, có bức cung nhục hình khơng thì luật sư khơng thể biết, sẽ
ảnh hưởng đến kết quả xét xử không khách quan.
- Đối với quyền luật sư được gặp bị can trong quá trình điều tra tại Điều 80 Gặp
người bị tạm giữ, bị cán cáo đang bị tạm giam của BLTTHS. Với quy định của điều
luật không rõ ràng không xác định thời gian từ khi luật sư làm thủ tục xin gặp bị can
đến khi có quyết định là bao nhiêu ngày thì luật khơng có quy định. Đây là vấn đề hạn
chế hiện nay, Cơ quan điều tra muốn không cho luật sư gặp bị can là rất dễ, vận dụng
điều luật sẽ làm kho luật sư không thể gặp bị can tại nơi tạm giam, tạm giữ.
- Quyền Luật sư được được tiếp cận nghiên cứu hồ sơ tại Cơ quan điều tra khi kết
thúc việc điều tra và quyền nghiên cứu hồ sơ tại toá án sau khi có thơng báo thụ lý của
Tồ án. Với quy định hiện nay không quy định rõ, ngày luật sư nộp đơn đề nghị nghiên
cứu hồ sơ, đến ngày Cơ quan điều tra và Toà án chấp nhận cho luật sư thì pháp luật là
khơng quy định rõ. Việc pháp luật quy định không rõ người quản lý hồ sơ họ có quyền

hẹn bao nhiêu lần cũng được, tận dụng tất cả mọi lý do luật sư không thể tiếp cận hồ
sơ, cũng không sai với quy định, sẽ làm ảnh hưởng việc đi lại của luật sư mất nhiều
thời gian và chi phí. Luật sư tiếp cận nghiên cứu hồ sơ kể từ khi kết thúc điều tra là
nhằm mục đích đánh giá tổng thể, trong trường hợp quá trình điều tra có sai sót thì luật
sư kiến nghị Cơ quan điều tra và Toà án hoàn thiện hồ sơ, từ đó tồ án mới có bộ sơ
hồn chỉnh xét xử khách quan, đúng người đúng tội không thể làm oan cho vô tội.
- Trường hợp bất khả kháng vắng mặt của Luật sư trong phiên xét xử tại điển a
khoản 1 Điều 162 Hỗn phiên tồ của BLTTHC và tại Điểm a khoản 1 Điều 297
BLTTHS, Đối với quy định Điều 241 Xem xét, quyết định hoãn phiên tồ khi có người
vắng mặt của BLDS thì “Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà không


thuộc trường hợp tồ án phải hỗn phiên tồ thì chủ toạ phiên tồ phải hỏi xem có ai
đề nghị hỗn phiên tồ hay khơng, nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét,
quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp
nhận trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do”. Theo quy định các trường
hợp bất khả kháng là thiên tai, lũ lụt, nằm viện… Nhưng đối với trường hợp bị trùng
lịch xét xử luật sư dự hai phiên tồ cùng lúc, khơng thuộc trường bất khả kháng, và
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 233 Thời hạn hoãn phiên tồ và
quyết định hỗn phiên tồ của BLDS, buộc luật sư phải lựa chọn loại bỏ một vụ. Theo
quy định của pháp luật thì tồ án có quyền quyết định tiếp tục đưa vụ án ra xét xét
hoặc tạm hoãn phiên toà là quyền quyết định của toà án. Xét thấy với quy định trên là
khơng phù hợp, vì trường hợp này cần được xem xét bất khả kháng, vì trường hợp
ngồi khả năng của luật sư, và khơng thể dự báo trước được.
Như phân tích và đánh giá nêu trên việc quy định quyền luật sự trong quá trình tố
tụng được pháp luật quy định rất rõ, nhưng vấn đề quy định thời gian mà luật sư được
thực hiện quyền của của mình thì Bộ luật tố tụng khơng quy định, người thực thi pháp
luật tận dụng để làm khó cho Luật sư trong q trình tố tụng diễn ra thường xuyên gây
khó khăn trong việc bào chữa của luật sư, và mất nhiều công sức đáng lẽ ra khơng phải
có.

2.3 Kiến nghị hồn hồn thiện pháp lý để khắc phục những khó khăn hiện nay:
Do pháp luật quy định chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến gây
những khó khăn cho luật sư hiện nay nhất là quá trình tham gia tố tụng. Trước quy
định hiện tại của các BLTTHS, BLTTDS, BLTTHC hiện nay có một số đề xuất và kiến
nghị như sau:
- Kiến nghị Quốc hội cần bổ sung thêm số ngày kể từ khi có đơn yêu cầu của luật
sư gửi đến các cơ quan tiến hành tố tụng, đến khi luật sư được tham gia các vụ các vụ
án hình sự, dân sự, hành chính là bao nhiêu ngày cần phải quy định rõ. Vì vậy cần phải
bổ sung bao gồm điểu khoản cụ thể như sau: (1) tại điểm k Điều 73 Quyền và nghĩa vụ
của người bào chữa, Điều 79 Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa, Điều 80 Gặp
người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, tại điểm l khoản 1 Điều 73 Quyền và nghĩa
vụ của người bào chữa, tại khoản 1 Điều 82 Đọc ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ
vụ án quy định của BLTTHS; (2) đối với tại khoản 2 Điều 76 Quyền, nghĩa vụ của
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự của BLTTDS; (3) tại điểm b
khoản 6 Điều 61 Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự của BLTTHC
năm 2015;
- Đề nghị Toà án nhân dân tối cao cần hướng dẫn bổ sung các trường hợp bất khả
kháng khi vắng mặt của Luật sư khi trùng lich các phiên xét xử tại toà án khác cụ thể
bao gồm các điều khoản như sau: (1) Đối với tại điển a khoản 1 Điều 162 Hoãn phiên


toà của BLTTHC; (2) tại Điểm a khoản 1 Điều 297 của BLTTHS, (3) Điều 241 Xem
xét, quyết định hoãn phiên tồ khi có người vắng mặt của BLDS;
3. Thực trạng của luật sư trong việc không tố giác tội phạm, đánh giá và kiến nghị:
3.1 Thực trạng của pháp luật quy định về việc trách nhiệm Luật sư không tố
giác tội phạm:
Theo quy định của pháp luật người nào khi biết rõ người khác phạm tội mà
không tố giác đến các cơ quan có chức năng thì vi phạm pháp luật trừ các trường hợp
khơng chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong khi đó Luật sư với
vai trò là người bào chữa cho bị cáo, cũng phải có nhiệm vụ tố giác thân chủ mình theo

quy định tại: khoản 3 Điều 19 Khơng tố giác tội phạm của BLTTHS quy định “Người
không tố giác là người bào chữa khơng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định
tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII
của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà
mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa
biết rõ khi thực hiện việc bào chữa”. Với quy định của BLHS lại mâu thuẫn với đạo
đức ứng xử nghề nghiệp luật sư. Điều này cũng không phù hợp với đạo đức ứng xử
của rất nhiều nước phát triển trên thế giới và có lịch sử phát triển nghề luật sư hàng
trăm năm nay. Mặt khác, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến
hành tố tụng chứ không phải thuộc về ai khác. Trong khi đó bị can, bị cáo có quyền
chứng minh mình vơ tội cịn Luật sư chỉ có trách nhiệm bào chữa mà khơng có trách
nhiệm chứng minh buộc tội. Nếu thân chủ có hành vi phạm tội nêu trên Luật sư biết rõ
khơng tố giác tội phạm thì luật sư vi phạm pháp luật. Với hành vi phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng và tội Xâm phạm an ninh quốc gia, mà khi đó Luật sư là người được
thân chủ trả tiền bảo vệ cho mình và cũng là người tố cáo mình. Từ đó uy tín của Luật
sư bị giảm sút, thân chủ sẽ không tin tưởng.
3.2 Đánh giá quy định của BLHS với thực tiển hành nghề luật sư hiện nay:
Nếu quy định như hiện nay buộc luật sư tố giác thân chủ thì bản thân người dân
sẽ mất niềm tin, người dân làm sao cịn tìm đến luật sư khi vướng vòng lao lý. Khi đấy,
vấn đề oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự có thể lại tiếp tục xảy ra, điều mà toàn
xã hội, Đảng và Nhà nước đang cố gắng phấn đấu để loại trừ.
3.3 Những kiến nghị sửa đổi quy định khoản 3 Điều 19 của BLTTHS hiện nay:
Trước những bất cập nêu trên cho thấy tại khoản 3 Điều 19 BLTTHS quy định là
không phù hợp. Đề nghị Đảng và Nhà nước cần xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp
với thực tiển cụ thể như sau: “Trừ trường hợp không tố giác các tội phạm xâm phạm
an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại điều 389 của


bộ luật này khi có căn cứ rõ ràng cho thấy tội phạm đó đang được chuẩn bị thực hiện,
đang thực



hiện.” Như vậy sẽ phù hợp hơn, mới đúng hoàn cảnh hành nghề luật sư hiện nay, còn
các tội phạm đã thực hiện, khơng nên quy định vì quy định như vậy sẽ gây xung đột và
mâu thuẫn.
PHẦN 3 KẾT LUẬN
Pháp luật Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển, ln mong muốn có
sự cơng bằng cho mọi thành phần trong xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và
Nhà nước sửa đổi bổ sung rất nhiều luật trong đó có BLHS, BLTTHS, BLTTDS,
BLTTHS và Luật luật sư, nhằm lành mạnh hố, tiến tới q trình xét xử, được cơng
bằng, khách quan, khơng cịn các vụ xét xử các vụ oan sai. Việc hạn chế xét xử cần có
một trình giám sát nghiên cứu để bổ sung các điều khoản của luật chưa được hoàn
thiện, cần phải sửa chữa bổ sung sớm nhất, hạn chế những điều luật có nhiều cách hiểu
khác nhau, dẫn đến việc thực thi pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau,
khơng đảm bảo được khách quan trong q trình xét xử.
Cải cách tư pháp ngày một công bẳng và khách quan, thì vai trị, sứ mệnh của
luật sư là góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Hoạt động của luật sư có mối
quan hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp góp phần xây
dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế đất nước. Hoạt động của luật sư còn
là phương tiện hữu hiệu giúp cho cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Vì vậy Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển
đào tạo nghề luật sư, tạo điều kiện thuận lợi để Luật sư tập sự được tham gia sớm hơn,
thực chất hơn vào quá trình giải quyết các vụ án, đặc biệt là trong việc tranh tụng tại
phiên toà. Ngoài ra Đảng và Nhà nước xem xét sửa đổi bổ các quy định pháp luật còn
bất cập nhất là các Bộ luật tố tụng cho phù hợp góp phần phần làm lành mạnh hố nền
tư pháp nước nhà.
Sau một năm học tập, rèn luyện kỹ năng nghề luật sư của Học viện tư pháp đào
tạo bản thân có nhiều kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và tự tin đứng trước phiên toà,
tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình đây là sự nổ lực cố gắng của bản thân và sự
truyền đạt kiến thức của giáo viên và các luật sư nhiều kinh nghiệm đã hướng dẫn giải

quyết những vấn đề thực tiển xảy ra trong suốt q trình học. Hơm nay em có được kỹ
năng nghề luật sư là được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cơ và các luật sư, đã bỏ
nhiều công sức, đường sá xa xôi đến Hậu Giang truyền đạt cho chúng em trong suốt
thời gian đào tạo để nay đã hồn thành khố học. Khơng biết nói gì hơn em xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu Học viện tư pháp, các thầy cô và các luật sư giảng dạy
chúng em trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Học viện tư pháp-Giáo trình luật sư và nghề luật sư năm 2020;
2.
Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2017;
3.
Bộ luật Tố tụng hình sự hình sự năm 2015;
4.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
5.
Bộ luật Tố tụng hành chính 2015;
6.
Luật luật sư năm 2012 và được sửa đổi bổ sung năm 2015 và các văn bản
hướng dẫn thi hành;
7.
Luật luật sư 2006;
8.
Luật giáo dục nghề nghiệp 2014;
9.
Liên đoàn luật sư Việt Nam-Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư
Việt Nam (ban hành kem theo quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ, ngày 13/12/2019);

10.
Phó chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ: Tồ án là nơi tạo điều kiện nhiều nhất
cho luật sư tham gia tố tụng, nguồn: />


×