Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.92 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2016 Kính gửi : Hội đồng khoa học huyện Cát Hải. Họ và tên : Đỗ Thị Thủy Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS TT Cát Bà Tên sáng kiến: Biện pháp đổi mới hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho HS thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể nhằm ngăn chặn hành động bạo lực học đường của học sinh lớp 6A4- trường THCS thị trấn Cát Bà, năm học 2015- 2016. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm. 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết * Ưu điểm - HS cả lớp cùng lắng nghe nên với những HS có ý thức tốt sẽ tự rút ra những kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho mình. - Sự tham gia vào cuộc của các lực lượng giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức của nhiều HS chưa ngoan về bạo lực học đường và thức tỉnh thái độ vô cảm, thờ ơ của nhiều HS trước tình huống bạo lực. * Hạn chế - GVCN là người điều khiển mọi hoạt động nên học sinh thụ động, các em không có cơ hội để giao tiếp và chia sẻ lẫn nhau, kĩ năng giao tiếp ứng xử của các em không được bộc lộ, điều chỉnh ngay trong hoạt động giáo dục tập thể. - Còn mang tính răn đe, chưa loại bỏ được những dấu hiệu bạo lực ở HS. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến - Tính mới, tính sáng tạo * Tính mới: Thay vì GVCN là người điều khiển mọi hoạt động như trước đây thì HS sẽ là người điều khiển hoạt động dưới sự hướng dẫn, tư vấn của GV đã tạo ra sự chuyển biến từ giáo dục thụ động sang tự giáo dục. * Tính sáng tạo: Giải pháp của sáng kiến đã tạo ra cơ hội để các em được trải nghiệm, đúc rút nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm về các kĩ năng giao tiếp ứng xử. Góp.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> phần ngăn chặn hành động bạo lực học đường đang là mối lo ngại của các nhà trường và xã hội. - Khả năng áp dụng, nhân rộng Sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các lớp chủ nhiệm ở Trường THCS TT Cát Bà và những lớp học có điều kiện tương tự trên địa bàn huyện Cát Hải. - Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp * Hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm về mặt thời gian, công sức, vật chất trong việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh cho GVCN nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục toàn diện, bền vững hơn hẳn so với các biện pháp trước đây đã thực hiện. * Hiệu quả xã hội - Nâng cao chất lượng các nội dung đánh giá theo mô hình Trường học mới của lớp chủ nhiệm. - Giáo dục được nhiều học sinh trở thành công dân có kĩ năng giao tiếp và ứng xử tốt, “vừa hồng vừa chuyên” góp phần xây dựng huyện đảo Cát Bà. * Các giá trị làm lợi khác Sáng kiến cung cấp thêm giải pháp cho các cấp quản lí, các bậc phụ huynh - những người không trong ngành giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên để phòng chống bạo lực ở nhà, ở trường và ngoài xã hội, tránh những điều đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và người khác, tránh những nguy cơ nhiều thanh thiếu niên mắc vào vòng pháp luật. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Hải Phòng, ngày 9 tháng 1 năm 2016. ......................................................................... Người viết đơn. ........................................................................ ........................................................................ ......................................................................... Đỗ Thị Thủy.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Biện pháp đổi mới hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể nhằm ngăn chặn hành động bạo lực học đường của học sinh lớp 6A4- trường THCS thị trấn Cát Bà, năm học 2015- 2016. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Có thể áp dụng ở tất cả các lớp chủ nhiệm ở Trường THCS TT Cát Bà và những lớp học có điều kiện kiện tương tự trên địa bàn huyện Cát Hải. 3. Tác giả Họ và tên: Đỗ Thị Thủy Ngày tháng / năm sinh: 09/12/1986 Điện thoại : DĐ 0983406399 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị : Trường THCS TT Cát Bà Địa chỉ. : Cát Bà – Cát Hải – Hải Phòng.. I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành vấn đề nhức nhối với toàn xã hội và ngành giáo dục Việt Nam khiến xã hội sốt sắng, nhà trường lo lắng, gia đình bất an… Hiện tượng HS đánh nhau là hiện tượng không mới, nhưng gần đây những hành động bạo lực của HS ở một số địa phương đã bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ HS dùng hung khí đánh nhau, làm nhục bạn, rạch mặt bạn, đâm chết bạn ở trong và ngoài trường học mà các phương tiện truyền thông đưa tin. 1. Thực trạng - Tập thể lớp 6a4 có 34 em (trong đó có 18 em HS nữ, 16 em HS nam). Trong 16 HS nam của lớp thì 02 HS ở độ tuổi 14 vì lưu ban. 1.1. Thuận lợi - Lớp chủ nhiệm nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, đề ra kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong suốt năm học. - Đa số phụ huynh trong lớp và Ban đại điện cha mẹ học sinh lớp luôn quan tâm và có sự phối hợp chặt chẽ với lớp trong các hoạt động..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Có sự kết hợp, hỗ trợ kịp thời của Liên đội. - Sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với các lực lượng giáo dục (BGH, GVBM, PH) cùng cộng tác giáo dục HS. - Đa số HS đều chăm ngoan, biết vâng lời, có ý thức vươn lên trong học tập. - Trong các hoạt động, 1 nửa số HS của lớp đã tiếp cận với mô hình Trường học mới từ cấp 1 (trường TH Nguyễn Văn Trỗi) nên mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có khả năng dẫn chương trình tương đối tốt. - Giáo viên chủ nhiệm trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm và bám lớp thường xuyên. 2. Khó khăn - Kết quả đầu vào của HS là không đồng đều ở các nội dung đánh giá (kết quả học tập, năng lực và phẩm chất), đặc biệt là 1 số HS nam còn chưa ngoan. Khi tôi nhận lớp, GVCN lớp 5 của em Vũ Đức Thành đã trao đổi về những hành động bạo lực học đường của em ở tiểu học. - Một số em chưa được sự quản lí, giáo dục sát sao từ phía gia đình trong lời ăn tiếng nói, các em chưa biết quý trọng lời nói đẹp, có văn hóa dẫn tới những ứng xử chưa đúng chuẩn mực đạo đức. Đầu tháng 8/2015 khi vừa nhận lớp, lớp tôi chủ nhiệm đã xảy ra hiện tượng HS đánh nhau giữa em Vũ Đức Thành với 2 HS là em Vũ Thành Đạt và em Bùi Quang Hiếu khi không có giáo viên. Nhưng chỉ là những xô đẩy nhẹ, lí do là đều vì xích mích trong lời nói của các em. - Sự bùng nổ về truyền thông đã tác động rất lớn đến thái độ, hành vi ứng xử của các em học sinh. Nhiều em HS đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trên Game online, các truyện tranh bạo lực, phim ảnh đầy cảnh chém giết lẫn nhau,… Đầu năm học, trên các mạng xã hội như zalo, facebook, zingme,… đã xuất hiện những câu nói tục, những từ “nóng”, ...của HS lớp tôi chủ nhiệm. Việc nghe, nhìn thấy hằng ngày khiến nhiều em bắt chước và học theo đặc biệt là với lứa tuổi HS lớp 6- rất dễ uốn nắn nhưng rất dễ học đòi để khẳng định bản thân. 2. Các giải pháp đã áp dụng Trong các hoạt động giáo dục tập thể tôi cũng đã giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho HS nhưng thông qua việc: - Phân tích lỗi sai, tác hại của những hành động bạo lực..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Kết hợp với các lực lượng giáo dục (BGH nhà trường, GVBM và PH) cùng giáo dục HS. * Ưu điểm - HS cả lớp cùng lắng nghe nên với những HS có ý thức tốt sẽ tự rút ra 1 số kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho mình. - Sự tham gia vào cuộc của các lực lượng giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức của nhiều HS chưa ngoan về bạo lực học đường và thức tỉnh thái độ vô cảm, thờ ơ của nhiều HS trước tình huống bạo lực. * Hạn chế - GVCN là người điều khiển mọi hoạt động nên học sinh thụ động, các em không có cơ hội để giao tiếp và chia sẻ lẫn nhau, kĩ năng giao tiếp ứng xử của các em không được bộc lộ, điều chỉnh ngay trong hoạt động giáo dục tập thể. Lâu dần, những lệch lạc về chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử và tính khí bất thường do tâm lí lứa tuổi biến động sẽ dễ kích động người khác và biến nhiều em thành nạn nhân của hành vi bạo lực. - Còn mang tính răn đe, chưa loại bỏ được những dấu hiệu bạo lực ở HS: giảm hứng thú học tập, tâm trạng chán nản vì bị GV, bố mẹ khiển trách, các bạn xa lánh; thiếu kĩ năng kiểm soát sự giận dữ,… II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN II.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất 1. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS. Tôi đã lồng ghép các chủ điểm tháng với các nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử thông qua các tiểu phẩm, câu chuyện, video, tranh ảnh, bài hát... Thông qua hoạt động trải nghiệm, tôi chú trọng rèn luyện cho các em những kĩ năng giao tiếp ứng xử cơ bản sau đây: chào hỏi khi gặp gỡ; chào tạm biệt khi chia tay; thể hiện sự biết ơn khi được giúp đỡ, được quan tâm; khi có lỗi hoặc khi phải làm phiền người khác; thể hiện sự không hài lòng với người khác; thể hiện sự không đồng ý với quan điểm của người khác; khi muốn ngắt lời người khác… Ví dụ: trong tháng 9, với chủ điểm “Truyền thống nhà trường”. Ngoài việc lắng nghe các kế hoạch tuần, thảo luận hoặc đánh giá công việc hàng tuần thì các em được xem tiểu phẩm kịch có nội dung về lời chào và cách xưng hô, ứng xử giữa các.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> bạn HS với nhau, với các thầy cô giáo và khách đến trường. Sau đó, các em theo các nhóm được tham dự phần thi với ba đội chơi: lễ phép, tế nhị, chân thành. Ba đội thực hiện trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan về cách giao tiếp, ứng xử trong tiểu phẩm, tìm những câu ca dao tục ngữ liên quan đến hành vi giao tiếp ứng xử. Tương tự như vậy, với các chủ điểm tháng 10 “Chăm ngoan học giỏi”, chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”,… tôi xây dựng những câu chuyện, sưu tầm đoạn clip, các em vẽ tranh có nội dung liên quan tới hoạt động chủ yếu của các em trong những tháng đó. Thông qua phần thi hùng biện, thi bình tranh,… các em sẽ đưa ra những lí do thuyết phục cho việc lựa chọn cách xử lí tình huống phù hợp. 1.1. Cách tổ chức - Bước 1: Phổ biến nội dung + HS điều khiển giúp cả lớp nắm được: Tên, mục đích, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại…của các hoạt động trải nghiệm. + Giáo viên gợi ý chọn số lượng học sinh tham gia vừa bảo đảm thời gian của hoạt động nhưng không bỏ rơi những học sinh chưa ngoan, HS nhút nhát, ít phát biểu. - Bước 2: Học sinh trải nghiệm Các em sẽ đóng kịch, kể chuyện, vẽ tranh,… và thảo luận với nhau để thực hiện các yêu cầu sao cho nhanh nhất và chính xác nhất. - Bước 3: Tổng kết, đánh giá Học sinh điều khiển đánh giá việc thực hiện hoạt động trải nghiệm của các nhóm, rút ra bài học gì qua hoạt động này và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có)? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. Khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách + Tặng một tràn pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi. + Trao thưởng phần quà động viên cho đội thắng. Có hình thức xử phạt với những đội thua cuộc một cách vui vẻ, hợp lí. 1.2. Kinh nghiệm để tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả - Để khuyến khích mọi đối tượng HS tham gia tôi gợi ý có cơ chế động viên, khuyến khích cá nhân, nhóm có ý nghĩ nhanh, đúng nhất. - Tùy từng chủ điểm tiết học, tùy tình hình thực tế học sinh lớp chủ nhiệm và óc sáng tạo mà GV có thể sáng tạo nhiều trò chơi sao cho phù hợp với thời gian của.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> hoạt động, thu hút nhiều HS tham gia và đạt được hiệu quả giáo dục. 2. Tăng cường giao lưu chia sẻ giữa các em với nhau. 2.1. Mục đích HS sẽ là người điều khiển, dẫn chương trình của hoạt động. GVCN là người tư vấn cho các em trước khi tổ chức hoạt động, quan sát và tháo gỡ vướng mắc cho các em trong quá trình hoạt động. Thông qua hình thức thảo luận, chia sẻ trong nhóm và thống nhất trong tập thể, cách giải quyết tình huống mà các em lựa chọn sẽ vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả tập thể. Từ đó, kĩ năng giao tiếp ứng xử của học sinh trước mỗi tình huống, nhiệm vụ được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng định hay uốn nắn kịp thời. 2.2. Cách thực hiện - GVCN sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng hoạt động giáo dục tập thể. - Nhóm HS được phân công chuẩn bị sẽ căn cứ vào kế hoạch hoạt động mà thảo luận và cử đại diện điều khiển hoạt động. - HS điều khiển có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm liên kết các thành viên trong lớp với nhau, tập hợp và thống nhất các ý kiến. Đặc biệt không bỏ rơi các bạn HS còn nhút nhát, HS chưa ngoan của lớp. Vì thế, trong những hoạt động đầu tiên, GVCN cần rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử (về lời chào hỏi, cách xưng hô, giọng điệu, ngôn ngữ cử chỉ, ánh mắt,…) cho HS điều khiển mẫu. - Khi các em đã quen với hình thức hoạt động giáo dục tập thể mới, GVCN sẽ phân công nhiệm vụ điều khiển hoạt động đều cho các nhóm và đều cho các thành viên trong nhóm. - Cuối mỗi hoạt động khuyến khích phần chia sẻ, thông điệp của tập thể với những HS chưa ngoan cách lập kế hoạch thay đổi bản thân bằng việc điều chỉnh hành đông/ hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân. Tạo cơ hội để các em báo cáo kết quả việc thực hiện của các em trước cả lớp. * Ưu điểm - Tạo điều kiện, cơ hội giao tiếp, ứng xử cho HS trong lớp thay vì đơn thuần chỉ là giao tiếp thầy- trò như trước đây. Các em tự tin và hoàn toàn làm chủ giao tiếp, ứng xử. Không khí dân chủ, thân thiện cởi mở, hòa đồng do chính các em tạo nên đã góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, môi trường học tập hiệu quả. - Khi các em được giao lưu, chia sẻ sẽ tự thay đổi cách xưng hô: gọi bạn xưng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> tôi. Chính lời lẽ lễ độ, cách xưng hô đúng mực, hòa nhã, thái độ giao tiếp lịch sự sẽ tạo ra môi trường giao tiếp học đường có sự đoàn kết, tôn trọng, thông cảm giữa các thành viên trong lớp. Qua các hoạt động trải nghiệm các em thẳng thắn liên hệ và chỉ ra những khuyết điểm của bản thân, của bạn mà không chê cười, xa lánh thay vào đó là sự động viên, tìm cách giúp đỡ, không phân biệt đối xử giữa các thành viên trong lớp. Từ đó đã thay đổi thói quen giao tiếp, ứng xử của nhiều thành viên trong lớp. - Hoạt động giáo dục tập thể là giờ “vừa học, vừa chơi”, kết hợp được việc giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử và giới thiệu truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam một cách nhẹ nhàng, sinh động. Qua tiểu phẩm, câu chuyện, trò chơi,… nhiều đối tượng học sinh đều có cơ hội hóa thân vào các nhân vật, thể nghiệm hiểu biết, thái độ, hành vi của mình, hình thành được niềm tin vào những thái độ hành vi tích cực. Các em hùng biện nói lên suy nghĩ, lựa chọn cho mình cách xử lí tình huống đúng đắn phù hợp và đề xuất các biện pháp ngăn chặn tình huống đặt ra. Giờ học tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng hơn, giải tỏa tâm lý căng thẳng tránh gây áp lực và nhàm chán, vì thế đã loại bỏ được những dấu hiệu bạo lực ở HS. - Thay vì thời gian dành cho game online, facebook,…như trước đây thì nhiều HS chưa ngoan như em Vũ Đức Thành lại dành thời gian suy nghĩ, tập luyện cùng các bạn cho kịch bản của tiểu phẩm, câu chuyện,… hoặc lập kế hoạch thay đổi bản thân để thể hiện, báo cáo trước tập thể. Nên đã hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài đến các em. * Hạn chế - Do HS độ tuổi còn nhỏ, chưa tiếp cận với hình thức hoạt động giáo dục tập thể mới nên trong những hoạt động đầu tiên GVCN phải dành thời gian để hướng dẫn, tư vấn HS cách điều khiển hoạt động; cách giao tiếp, ứng xử (giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, biết tôn trọng ý kiến,…) cho các HS khác học tập. Sau khi trải qua 1 vài hoạt động tương tự, các em đã thực hiện rất tốt và có hiệu quả. * Kết quả Qua 1 thời gian thực hiện và nhân rộng giải pháp đổi mới hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể ở lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy đây là biện pháp giáo dục mới, có tính khả thi, khích lệ được tính tự giác của HS lớp chủ nhiệm trong việc thay đổi hành vi giao tiếp ứng xử.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> trở nên có văn hóa góp phần ngăn chặn hành động bạo lực học đường. - Tập thể bạn học thân thiện: gọi bạn xưng tôi, lễ phép với thầy cô và khách đến trường, không nói tục, hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập. Trong HK I, lớp tuyệt đối không có hiện tượng vô lễ với giáo viên, đánh nhau trong và ngoài trường học. - Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi ốm, những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ cho thư viện trường,… - 1 số HS nam trong đó có em Vũ Đức Thành đã có nhiều thay đổi trong giao tiếp, ứng xử như nói năng lễ phép, phản ứng bình tĩnh, không tỏ thái độ giận dữ khi không hài lòng, biết giơ tay khi muốn ngắt lời người khác,... - Qua trao đổi và kết hợp theo dõi cùng PH của những HS chưa ngoan, ở nhà các em đã có những chuyển biến tích cực trong giao tiếp, ứng xử với người thân. * Từ đó chất lượng các nội dung đánh giá HS theo mô hình Trường học mới của lớp 6A4 (căn cứ công văn 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015) tăng lên rõ rệt so với đầu vào, cụ thể Tổng số. Kết quả học tập. Năng lực. Phẩm chất. 34 HS Hoàn thành. Có nội dung. SL TL% SL TL% 20 58,8 14 41,2. Tổng số. Còn hạn. chưa hoàn thành. Đầu vào lớp 6. Đạt. Đạt. chế. Cần rèn luyện thêm. SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 20 58,8 14 41,2 30 88,23 4 11,77. Kết quả học tập. Năng lực. Phẩm chất. 34 HS Hoàn thành Học kì 1. Có nội dung chưa hoàn thành. Đạt. Còn hạn chế. Đạt. Cần rèn luyện thêm. SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 24 70,6 10 29,4 24 70,6 10 29,4 33 97,1 1 2,9 * Ngoài thành tích về các nội dung đánh giá như trên, lớp 6A4 do tôi chủ nhiệm còn đạt nhiều thành tích trong công tác hội- đội như sau - Đăng kí thi đua thành công ngày, tuần học tốt, xếp thứ tự: số 1nhiều tuần liên tiếp. - Giải nhất thi chấm lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn ở các tháng trong HKI. - Hội khỏe Phù Đổng cấp trường.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Giải nhất chạy bền + Giải nhì ném bóng - Đạt danh hiệu lớp tiên tiến, xếp thứ 2 toàn trường trong học kì 1 vừa qua. II.2. Tính mới, tính sáng tạo 1. Tính mới - Thay vì GVCN là người điều khiển mọi hoạt động như trước đây thì HS sẽ là người điều khiển hoạt động dưới sự hướng dẫn, tư vấn của GV đã tạo ra sự chuyển biến từ giáo dục thụ động sang tự giáo dục. 2. Tính sáng tạo - Giải pháp của sáng kiến đã tạo ra cơ hội để các em được hóa thân vào các nhân vật, trải nghiệm, đúc rút nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm về các kĩ năng giao tiếp ứng xử. Góp phần ngăn chặn hành động bạo lực học đường đang là mối lo ngại của các nhà trường và xã hội. II.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng Sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các lớp chủ nhiệm ở Trường THCS TT Cát Bà và những lớp học có điều kiện tương tự trên địa bàn huyện Cát Hải. II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm về mặt thời gian, công sức, vật chất trong việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường nhưng vẫn đạt được hiệu quả giáo dục toàn diện, bền vững hơn hẳn so với các biện pháp trước đây đã thực hiện. b. Hiệu quả xã hội - Nâng cao chất lượng các nội dung đánh giá (kết quả học tập, năng lực, phẩm chất) của lớp chủ nhiệm. - Giáo dục được nhiều học sinh trở thành công dân có kĩ năng giao tiếp và ứng xử tốt, “vừa hồng vừa chuyên” góp phần xây dựng huyện đảo Cát Bà tích cực, phát triển, văn minh. c. Các giá trị làm lợi khác Sáng kiến cung cấp thêm giải pháp cho các cấp quản lí, các bậc phụ huynh - những người không trong ngành giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên để phòng chống bạo lực ở nhà, ở trường và ngoài xã hội, tránh.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> những điều đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và người khác, tránh những nguy cơ nhiều thanh thiếu niên mắc vào vòng pháp luật. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Hải Phòng, ngày 9 tháng 1 năm 2016. ......................................................................... Tác giả sáng kiến. ........................................................................ ........................................................................ ......................................................................... Đỗ Thị Thủy.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> PHỤ LỤC Là minh chứng về kết quả thi đua của lớp 6A4 trong học kì 1 năm học 20152016 do ban thi đua của trường THCSTT Cát Bà cung cấp..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾT QUẢ CHẤM HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG TỔNG ĐIỂM:........................................................ XẾP LOẠI:.............................................................. T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC. KẾT QUẢ CHẤM HỘI ĐỒNG CẤP HUYỆN TỔNG ĐIỂM:........................................................ XẾP LOẠI:.............................................................. T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.
<span class='text_page_counter'>(14)</span>
<span class='text_page_counter'>(15)</span>