GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH CN TÀU THỦY
CÁI LÂN
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty :
* Định hướng phát triển
Theo quan điểm được xây dựng trên một nền tảng lấy các sản phẩm phục
vụ công nghiệp đóng tàu làm chủ đạo kết hợp phát triển các ngành sản xuất,
dịch vụ lien quan đến giao thông, vận tải và đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển.
Do vậy theo định hướng trung và dài hạn Cailanshinco thực hiện chiến lược
Tăng trưởng ngang và đa dạng hóa cụ thể như sau:
Tăng trưởng ngang
Chiến lược tăng trưởng ngang được thể hiện qua ba hình thức:
a. Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động
- Phát triển mở rộng khách hàng từ chủ yếu trong ngành Công nghiệp
đóng tàu ra các doanh nghiệp ngoài ngành như Thủy điện, giao thông, khai thác
mỏ...
- Cailanshinco đang tích cực phát triển mạng lưới sản xuất và kênh phân
phối sản phẩm trên toàn quốc, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm
dịch vụ mới để cung cấp cho thị trường đang và có thị trường mới trong tình
hình yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép,
chúng tôi sẽ mở văn phòng đại diện tại Hàn Quốc.
b. Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh
- Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ với các tổ chức tài
chính, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng nghiên cứu phát triển sản
phẩm mới, dịch vụ mới để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.
- Phối hợp nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
với Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực sản xuất và giới thiệu các
thiết bị kiểm định, kiểm tra không phá hủy (NDT); Đăng ký thực hiện các đề tài
Khoa học cấp Nhà nước để đưa vào thực tiễn.
c. Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập
- Cailanshinco từng bước xây dựng năng lực đa ngành nghề, tiếp nhận
từng bước đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược
hợp nhất và sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ lẻ có cùng lĩnh vực kinh doanh khi
điều kiện cho phép để tạo thành một thế mạnh hơn trong lĩnh vực đó.
Đa dạng hóa
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà Cailanshico quan
tâm thực hiện. Chúng tôi đã có các nhà máy Điện, kho dầu, tàu khách, các trang
thiết bị san lấp mặt bằng thủy bộ... đang thành hoạt động với vị thế cạnh tranh
đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường. Trong thời gian sắp tới,
Cailanshinco có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng
bước trở thành nhà sản xuất cung cấp dịch vụ năng lượng, công nghiệp, giao
thông vận tải... toàn diện thông qua các hoạt động sau đây:
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài để phối hợp
cung cấp các giải pháp công nghệ quốc tế cho khách hàng tại Việt Nam và nước
thứ ba.
- Nghiên cứu thành lập công ty phát triển năng lượng từ sức gió tại Bình
thuận và các đảo lớn tại Việt Nam.
- Tiếp nhận công nghệ cao và trình độ tổ chức tiên tiến để đầu tư sản
xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử, điện lạnh công nghiệp và dân dụng, thiết bị
thông tin, nghi khí hàng hải...
- Đầu tư và quản lý khai thác khu Công nghiệp vệ tinh quanh thủ đô Hà
Nội tại khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, kết hợp phát triển hạ tầng đô
thị.
* Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng hệ thống doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ có cơ cấu tương
đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất các nguyên vật liệu, trang thiết bị hình thành
nên một con tàu và toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho
việc sản xuất các thành phẩm chính cho nhiều ngành công nghiệp khác; đáp ứng
đủ và ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
Góp phần phân bổ lực lượng sản xuất theo ngành và theo vùng lãnh thổ,
tạo nên sự phát triển cân đối, hợp lý;
Góp phần tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thực hiện
quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam và chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm công nghiệp trọng
điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu đóng mới và sửa chữa của ngành
công nghiệp tàu thủy: Thép đóng tàu; Kết cấu thép; Nội thất tàu thủy;
Mục tiêu cụ thể:
▪ Hoàn thành đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tàu thủy: Khu công nghiệp
tàu thủy Cái Lân; Tổ hợp dịch vụ cảng biển Hải Hà … để đảm bảo cơ sở vật
chất phục vụ cho sản xuất vật tư, máy móc thiết bị tàu thủy cụ thể là sản xuất
thép tấm đóng tàu (với công suất nhà máy là 500.000 tấn/năm).
▪ Đầu tư xây dựng các nhà máy trọng điểm sản xuất vật tư, máy móc thiết bị tàu
thủy với dây chuyền công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng yêu
cầu thực tế đặt ra, tiến tới hình thành được các khu vực công nghiệp phụ trợ tập
trung đi kèm với các trung tâm công nghiệp đóng tàu tại ba vùng: Bắc – Trung –
Nam.
▪ Tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, hình thành và phát triển các
cơ sở nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho
ngành công nghiệp tàu thủy;
▪ Xây dựng các trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ để đào tạo công nhân kỹ thuật,
cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành
công nghiệp tàu thủy nói riêng và nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp
nước ta cũng như trên thế giới.
▪ Phấn đấu đến năm 2015, toàn Tổng công ty công nghiệp nặng VINASHIN có
thể đáp ứng 60% nhu cầu sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp
tàu thủy; thực hiện các mục tiêu sản phẩm sau:
+ Sản xuất thép tấm đóng tàu thông dụng;
+ Lắp ráp và sản xuất động cơ tàu thủy có công suất lớn (VD: động cơ diezel đến
22.000 sức ngựa);
+ Sản xuất container các loại;
+ Sản xuất các loại thiết bị như: thiết bị điện tàu thủy, thiết bị trên boong tàu thủy,
thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, hộp số và chân vịt, nồi hơi tàu thủy, nội
thất tàu thủy … nhằm góp phần nâng tỷ lệ nội địa hoá lên 60% đối với sản
phẩm tàu thủy đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hoá 70%.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án tại công ty
TNHH một thành viên CN Tàu Thủy Cái Lân :
3.2.1. Xây dựng cơ chế quản lý dự án vừa tạo điều kiện để tăng tiến
độ vừa kiểm soát chất lượng :
- Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng quy trình quản lý :
Quy trình quản lý dự án được áp dụng trong rất nhiều các doanh
nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình áp dụng tại Công Ty TNHH một
thành viên CN Tàu Thủy Cái Lân vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của nó chính
vì thề đòi hỏi cần phải có những chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tế. Ngoài
ra các bộ phận hoạt động cần thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ
- Nâng cao chát lượng công trình :
Nhằm hướng công tác quản lý chất lượng phù hợp với chuẩn mực
quốc tế cần chủ động nghiên cứu nhằm đưa ra các cách thức mới với mục tiêu
nâng cao chất lượng công trình thực hiện đúng Thông tư số : 33/2009/TT-BXD
ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ
tầng kỹ thuật đô thị, mã số QCVN 03:2009/BXD.
3.2.2. Lập dự án tốt và hiệu quả cao trước khi tiến hành dự án :
Cần quan tâm hơn nữa trong nội dung thẩm định dự án. Tiếp tục
nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định kinh tế, kỹ thuật của dự án.
- Phối hợp với Ban tư vấn dự án nhằm có những buổi trao đổi học tập,
cung cấp thông tin cho các cán bộ quản lý trực tiếp thi công.
- Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác điều hành dự án.
Trên cơ sở thông tin nhằm đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời
với mục tiêu nâng cao chất lượng trong quản lý và điều hành dự án.
- Tăng cường công tác thẩm định trước dự án hiệu quả hơn nữa
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR cần chú
trọng hơn đến tính nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả Chỉ tiêu này không chỉ
giúp các nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động của các biến số sao
cho dự án có lãi và còn xác định trong dự án nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng
nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố đó
trong quá trình kế hoạch dự án.
- Dự án cần tính chính xác hơn nữa trong khâu giải phóng mặt bằng
về tiến độ thực hiện
Cần phân tích thực trạng các yếu tố kinh tế, xã hội nhằm đưa ra được
cách thức hợp lý và giúp thực hiện đúng tiến độ giải phóng là tiền đề để thực
hiện các kế hoạch tiếp đó.
3.2.3. Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ hơn :
- Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội
bộ cần phải có trách nhiệm xác minh, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các
thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt động. Cần có sự phân rõ trách
nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm soát trong ban quản lý đối với các dự án.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát, các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm
hơn nữa tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động.