Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHUONG TU TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.14 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TỪ TRƯỜNG 1.Tính chất cơ bản của từ trường là: a.tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó. b.tác dụng lực điện lên một điện tích c.tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó d.tác dụng lực từ lên hạt mang điện 2.Xung quanh điện tích chuyển động luôn tồn tại: a.môi trường chân không b.chỉ duy nhất điện trường c.cả điện trường lẫn từ trường d.chỉ duy nhất từ trường 3.Quy ước nào sau đây là SAI khi nói về các đường sức từ? a.có thể là đường cong khép kín b.có thể cắt nhau c.vẽ dày hơn ở những chỗ từ trường mạnh d.có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam 4.Từ trường đều có các đường sức từ: a.song song và cách đều nhau b.khép kín c.luôn có dạng là đường tròn d.có dạng thẳng 5.Chọn câu ĐÚNG. a.Các đường sức từ đặc trưng cho từ trường về phương diện hình học b.Vectơ cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực c.Bất kì nam châm nào cũng có hai cực: cực bắc và cực nam d.Cả a, b và c đều đúng 6.Chọn câu SAI. a.Những nơi từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó dày hơn b.Các đường sức từ luôn có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam. c.Các đường sức từ không thể là đường thẳng d.Tại mỗi điểm trong từ trường, chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua. 7.Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện vào trong từ trường có vectơ cảm ứng từ ⃗ B , lực từ tác dụng lên dây dẫn có phương a.nằm dọc theo trục của dây dẫn b.vuông góc với vectơ ⃗ B ⃗ c.vừa vuông góc với dây dẫn, vừa vuông góc với vectơ B d.vuông góc với dây dẫn 8.Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ ⃗ B , dây dẫn không chịu tác dụng của lực từ nếu dây dẫn đó: a.song song với ⃗ b.vuông góc với ⃗ c.hợp với ⃗ d.hợp với ⃗ B B B một góc nhọn B một góc tù 9.Theo quy tắc bàn tay trái thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện: a.có chiều hướng theo vectơ cảm ứng từ ⃗ b.chỉ vuông góc với đoạn dây dẫn B c.vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và vectơ cảm ứng từ ⃗ d.chỉ vuông góc với vectơ cảm ứng từ ⃗ B B 10.Một dây dẫn mang dòng điện I đặt trong từ trường đều ⃗ B , chịu tác dụng của lực từ ⃗ F . Nếu dòng điện trong dây dẫn đổi chiều còn vectơ cảm ứng từ ⃗ B vẫn không đổi thì vectơ lực ⃗ F sẽ: a.không thay đổi b.quay một góc 900 c.đổi theo chiều ngược lại d.chỉ thay đổi về độ lớn 11.Theo định luật Ampe thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có dòng điện chạy qua sẽ tỉ lệ thuận với: a. độ dài của đoạn dây b.cảm ứng từ B c.cường độ dòng điện d. Cả a,b và c đều đúng 12. Theo định luật Am-pe, nếu đoạn dây dẫn đặt song song vecto cảm ứng từ ⃗ B thì lực từ tác dụng lên đoạn dây sẽ: a. có giá trị tùy thuộc vào cường độ dòng điện trong dây dẫn đó b.có giá trị nhỏ nhất. c. bằng không d. có giá trị lớn nhất 13. Chọn câu sai: a. trong từ trường đều, vectơ cảm ứng từ taị mọi điểm đều bằng nhau b. cảm ứng từ là đại lượng vectơ c. nếu đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt song song với các đường cảm ứng từ thì không có lực từ tác dụng lên đoạn dây d. đối với nam châm thẳng, vectơ cảm ứng từ tại mọi điểm luôn cùng phương 14. Một ống dây dài l được quấn N vòng dây sít nhau. Dòng điện ống dây có cường độ I. Tại mỗi điểm trong lòng ống dây, cảm ứng từ ⃗ B có độ lớn là: a. B = 4. −7. π . 10. N I. l. b. B = 4. π . 10. 7. N I l. c. B = 4 π .10-7 N/l. d. B = 4 π .10-7. I Nl. 15. Đối với ống dây dài có dòng điện chạy qua, từ trường trong lòng ống dây có vecto cảm ứng từ ⃗ B : a. có hướng không đổi nhưng độ lớn thay đổi theo vị trí b. nhỏ ở hai đầu c. lớn nhất tại điểm chính giữa d. như nhau tại mọi điểm 16. Một ống dây dài mang dòng điện gây ra trong lòng ống dây một từ trường đều. Nếu cắt đi vài vòng dây nhưng vẫn duy trì dòng điện như cũ thì cảm ứng từ trong lòng ống dây sẽ: a. triệt tiêu b. tăng c. không thay đổi d. giảm 17. Dạng đường sức từ của nam châm thẳng giống với dạng đường sức từ của: a. dòng điện trong cuộn dây b.dòng điện tròn c.dòng điện trong ống dây dài d.dòng điện thẳng 18. Các cực từ của Trái Đất có vị trí: a.nằm trên đường xích đạo của trái đất b.đối xứng nhau qua trục quay của trái đất c.không trùng với vị trí các cực địa lí d.trùng với vi trí các cực địa lí 19. Đối với từ trường trái đất, kinh tuyến từ là: a.các đường sức từ của trái đất b.các đường sức từ của trái đất nằm trên mặt đất c.các đường cong nối hai cực từ của trái đất d.các đường cong trùng với kinh tuyến địa lí 20. Góc lệnh giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí của trái đất gọi là: a. độ từ thiên b. độ từ thẩm c. độ từ khuynh d. góc từ khuynh 21. Chọn câu sai: a. bão từ là hiện tượng biến đổi các yếu tố của từ trường trái đất như cảm ứng từ, độ từ thiên, độ từ khuynh xảy ra trên quy mô hành tinh. b. các đường sức từ của từ trường trái đất nằm trên mặt đất gọi là các kinh tuyến từ. c. các cực từ của trái đất có vị trí cố định, không thay đổi d. góc lệnh giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 22. Sở dĩ có tương tác từ giữa hai dòng điện đặt gần nhau là vì: a.Giữa các dây dẫn có lực hấp dẫn b.Các dòng điện nằm trong từ trường của nhau. c.Xung quanh các dây dẫn có điện trường mạnh d.Trong các dây dẫn có các hạt mang điện tự do 23.Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song với nhau, cách nhau một khoảng r. Gọi I 1 và I2 là dòng điện trong các dây dẫn, lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của các dây dẫn tỉ lệ với: a.độ tự thẩm của môi trường đặt các dây dẫn b.tích các dòng điện I1I2 c.chiều dài dây dẫn d.khoảng cách r 24.Chọn câu ĐÚNG. a.Sở dĩ hai dây dẫn mang dòng điện tương tác được với nhau vì trong dây dẫn luôn có hạt mang điện b.Hai dây dẫn song song mang dòng điện ngược chiều sẽ hút nhau c.Lực tương tác giữa hai dây dẫn song song mang dòng điện phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong các dây dẫn và khoảng cách giữa các dây dẫn. d.Hai dây dẫn song song mang dòng điện cùng chiều sẽ đẩy nhau 25.Tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện thực hiện thông qua: a.trường hấp dẫn b.từ trường c. điện trường d.trường trọng lực 26. Đặt khung dây hình chữ nhật ABCD có dòng điện chạy qua sao cho các cạnh AB và CD song song với các đường sức từ. Kết luận nào sau đây là ĐÚNG? a.Lực từ có tác dụng làm kéo dãn khung dây b.Chỉ có các cạnh AB và CD mới chịu tác dụng của lực từ c.Chỉ có các cạnh BC và DA mới chịu tác dụng của lực từ d.Tất cả các cạnh của khung dây đều chịu tác dụng của lực từ 27.Chọn câu SAI. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường đều luôn: a.tỉ lệ với cảm ứng từ b.có giá trị lớn nhất khi mặt phắng khung vuông góc với các đường sức từ c.phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung d.tỉ lệ với diện tích của khung 28.Trong động cơ điện một chiều, khung dây quay được là do: a.có lực từ tác dụng lên khung dây b.trong khung dây luôn có các hạt mang điện c.khung dây được đặt trong từ trường biến thiên nhanh d.dòng điện trong khung dây có cường độ luôn thay đổi 29.Lực Lorenxơ là lực do từ trường tác dụng lên: a. ống dây b.dòng điện c.hạt mang điện chuyển động d.nam châm 30.Khi hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều B với vận tốc v, lực Lorenxơ có phương: a.song song với mặt phẳng chứa v và B b.song song với cảm ứng từ B c.song song với vận tốc v d.vuông góc với mặt phẳng chứa v và B 31.Trong điện trường đều, lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích chuyển động luôn tỉ lệ với: a. độ lớn của cảm ứng từ B b.vận tốc của hạt c. điện tích của hạt d.Cả a, b và c 32.Chọn câu đúng và đầy đủ nhất. Phương của lực Lorenxơ: a.vuông góc các đường sức từ b.trùng với phương vectơ vận tốc của hạt c.song song với phương của vectơ cảm ứng từ d.vuông góc với cả vectơ cảm ứng từ và vectơ vận tốc 33.Chọn câu SAI. Chất thuận từ là chất: a.mà từ trường của các dòng điện trong phân tử khử nhau không hoàn toàn b.có dòng điện phân tử rất mạnh c.có phân tử mang từ tính d.khi đặt trong từ trường thì nó bị từ hóa 34.Chất nghịch từ là chất: a.hoàn toàn không mang từ tính hoặc không bị nhiễm từ b.mà từ trường của các dòng điện trong phân tử khử nhau hoàn toàn c.có phân tử mang từ tính d.khi đặt trong từ trường thì nó không bị từ hóa 35.Các chất thuận từ và nghịch từ đều bị từ hóa khi đặt trong từ trường. Nếu từ trường ngoài bị triệt tiêu thì: a.cả chất thuận từ và nghịch từ đều duy trì được từ tính b.chỉ có chất thuận từ mới duy trì được từ tính c.cả chất thuận từ và nghịch từ đều mất ngay từ tính d.chỉ có chất nghịch từ mất ngay từ tính 36.Các chất có đặc điểm là tính từ hóa rất mạnh gọi là: a.chất thuận từ b.chất nghịch từ c.chất sắt từ d.chất sắt từ mềm 37.Chất sắt từ mềm là chất có từ tính: a.rất mạnh b.rất yếu c.chỉ tồn tại khi có từ trường ngoài d.tồn tại vĩnh cửu 38.Chất sắt từ cứng là chất có từ tính: a.chỉ tồn tại khi có từ trường ngoài b.rất yếu c.rất mạnh d.tồn tại khá lâu sau khi từ trường ngoài triệt tiêu 39.Nam châm vĩnh cửu khác với nam châm điện ở chỗ: a.Nam châm vĩnh cửu có thể tạo ra từ trường đều còn nam châm điện thì không thể tạo ra từ trường đều b.Nam châm vĩnh cửu chỉ duy trì từ tính trong một thời gian dài, còn nam châm điện chỉ duy trì từ tính khi có dòng điện chạy qua c.Nam châm vĩnh cửu làm bằng chất nghịch từ, còn nam châm điện là một ống dây mang dòng điện có lõi sắt bên trong d.Nam châm vĩnh cửu có từ trường rất mạnh, còn nam châm điện có từ trường rất yếu 40.Trong hiện tượng từ trễ thì từ trường của lõi thép sẽ: a.giảm chậm hơn so với từ trường ngoài b.không phụ thuộc vào từ trường ngoài c.giảm tỉ lệ với từ trường ngoài d.là từ trường kháng 41. Một đoạn dây dẫn thẳng , dài 15cm mang dòng điện 4A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,008T sao cho đoạn dây dẫn vuông góc với vecto cảm ứng từ ⃗ B . Lực tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là: a. F = 4,8.10-2N. b. F = 4,8.10-3N. c. F = 4,8.10-1N d. F = 4,8.10-4N -3 42. Một dây dẫn thẳng dài đặt trong từ trường đều có B = 2.10 T. Dây dẫn dài l = 10cm đặt vuông góc với vecto cảm ứng từ và chịu lực từ là F = 10-2. cường độ dòng điện trong dây dẫn là: a. I = 5A b. I = 50A c. I = 2,5A d. I = 25A 43. Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I = 20A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -3T. Dây đặt vuông góc với vecto cảm ứng từ và chịu lực từ là 10-3N. chiều dài đoạn dây dẫn là: a. l = 1cm b. l = 10cm c. l = 1m d. l = 10m.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 44. Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ ⃗ B một góc α=300. Biết dòng điện -4 chạy qua dây là 10A, cảm ứng từ B=2.10 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là: a.F=10-4N b.F=2.10-4N c.F=10-3N d.F=2.10-3N 45.Một đoạn dây dẫn dài l=80cm đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ ⃗ B một góc α=600. Biết dòng điện -2 I=20A và dây dẫn chịu lực từ là F=2.10 N. Độ lớn của cảm ứng từ B là a.B=1,4T b.B=0,14T c.B=1,4.10-2T d.B=1,4.10-3T 46.Một đoạn dây dẫn dài 0,5m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ ⃗ B một góc α=450. Biết cảm ứng từ -3 -2 B=2.10 T và dây dẫn chịu lực từ F=4.10 N. Cường độ dòng điện trong dây dẫn là a.I=40A b.I=40 √ 2 A c.I=80A d.I=80 √ 2 A 47.Một đoạn dây dẫn MN đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,5T. Biết MN=6cm, cường độ dòng điện qua MN bằng 5A, lực từ tác dụng lên đoạn dây là 0,075N. Góc hợp bởi MN và vectơ cảm ứng từ là a.α=0 b.α=300 c.α=450 d.α=600 48.Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l=5cm, khối lượng m=5g bằng hai sợi dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B=0,5T và dòng điện đi qua dây dẫn là I=2A. Nếu lấy g=10m/s 2 thì góc lệch α của dây treo so với phương thẳng đứng là a.α=300 b.α=450 c.α=600 d.α=750 49.Tại điểm M cách dây dẫn một khoảng r=50cm, cảm ứng từ do dòng điện trong dây dẫn tạo ra là B=2,5.10 -5T. Cường độ dòng điện trong dây dẫn là a.I=6,25A b.I=62,5A c.I=625A d.I=0,625A Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 50,51.Một dòng điện I=2A chạy qua một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong chân không 50.Tại điểm M cách dây dẫn một khoảng r=4cm, độ lớn cảm ứng từ B là a.B=2.10-5T b.B=8.10-5T c.B=16.10-5T d.B=10-5T -6 51. Biết cảm ứng từ tại điểm N là B=10 T. Điểm N nằm trên: a.mặt trụ tròn có trục là dây dẫn, bán kính đáy r=40cm b.mặt trụ tròn có trục là dây dẫn, bán kính đáy r=20cm c.mặt cầu có bán kính r=40cm d. đường tròn có bán kính r=40cm 52.Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R=5cm mang dòng điện I=1A. Độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là a.B=4.10-5T b.B=4.10-6T c.B=1,256.10-5T d.B=1,256.10-6T -4 53.Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn trong chân không là B=8.10 T. Biết vòng dây có bán kính R=4cm. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là a.I=5,1A b.I=51A c.I=25,5A d.I=2,55A 54.Cảm ứng từ tại tâm vòng dây trong chân không là B=6.10-5T. Biết dòng điện chạy trong vòng dây là I=42A.Vòng dây có bán kính là a.R=4,396cm b.R=43,96cm c.R=87,92cm d.R=8,792cm 55.Khung dây tròn có bán kính R=12cm mang dòng điện I=48A đặt trong chân không. Biết khung dây gồm có 15 vòng. Độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là a.B=2,512.10-4T b.B=2,512,10-3T c.B=3,768.10-4T d.B=3,768.10-3T 56.Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn là D 1 và D2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng d=2m. Dòng điện trong hai dây dẫn cùng chiều và cùng cường độ I1=I2=I=10A. Tại điểm M cách D1 và D2 lần lượt là r1=2m và r2=4m, độ lớn cảm ứng từ B là a.B=0,5.10-6T b.B=1,5.10-5T c.B=0,5.10-5T d.B=1,5.10-6T Sử dụng dữ kiện sau, trả lời các câu 57 và 58. Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R=10cm mang dòng điện I=50A 57. Độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là a.B=6,28.10-4T b.B=6,28.10-5T c.B=3,14.10-4T d.B=3,14.10-5T 58.Nếu cho dòng điện nói trên qua vòng dây có bán kính R’=R/4 thì tại tâm vòng dây, độ lớn của vectơ cảm ứng từ B là a.B=7,85.10-3T b.B=7,85.10-5T c.B=1,256.10-3T d.B=1,256.10-5T 59.Hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau một khoảng cố định 42cm. Dòng điện trong các dây dẫn là cùng chiều, có cường độ I 1=3A và I2=1,5A. Những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không cách các dòng điện I1 và I2 lần lượt là a.r1=28cm, r2=14cm b.r1=14cm, r2=28cm c.r1=21cm, r2=21cm d.r1=0cm, r2=42cm 60.Một ống dây có dòng điện I=25A chạy qua. Biết cứ mỗi mét chiều dài của ống dây được quấn 1800 vòng. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là a. B=1,413.10-2T b.B=2,826.10-2T c.B=5,625.10-2T d.B=5,625.10-3T 61. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì: a. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó. b. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó. c. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. d. có lực tácdụng lên một vật dẫn đứng yên đặt bên cạnh nó. 62. Tính chất cơ bản của từ trường là a. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. b. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. c. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. d. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. 63. Từ phổ là a. hình ảnh của các đường mang hạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường. b. hình ảnh tương tác của hai nam châm đối nhau. c. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm. d. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hay dây dẫn thẳng song song. 64. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? a. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. b. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. c. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. d. Các đường sức từ là những đường cong kín. 65. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? Từ trường đều là từ trường có a. các đường sức song song và cách đều nhau. b. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. c. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. d. phương và chiều của lực từ tác dụng lên nam châm tại mọi điểm là như nhau. 66. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ. b. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ. c. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường. d. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ. 67. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? a. Các đường mạt sắt của từ phổ không phải là các đường sức từ. b. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau. c. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín. d. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ. 68. Dây dẫn mang dòng điện KHÔNG tương tác với a. các điện tích chuyển động b. nam châm đứng yên c. các điện tích đứng yên d. nam châm chuyển động 69. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi a. đổi chiều dòng điện ngược lại. b. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ c. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại. d. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ 70. Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều a. thẳng đứng hướng từ trên xuống b. thẳng đứng hướng từ dưới lên. c. nằm ngang hướng từ trái sang phải. c. nằm ngang hướng từ phải sang trái. 71. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc: a. vặn đinh ốc 1. b. vặn đinh ốc 2. c. bàn tay trái d. bàn tay phải 72. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? a. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện. b. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ. c. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ. d. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ. 73. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? a. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện. b. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ. c. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện. d. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ. 74. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? a. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực. b. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B = trong từ trường. c. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B =. F Il sin α. F Il sin α. phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt. không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn. đặt trong từ trường. d. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ. 75. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? a. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây. b. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài đoạn dây. c. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ. d. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây. 76. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ a. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. b. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. c. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. d. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. 77. Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là a. 0,4 (T) b. 0,8 (T) c. 1,0 (T) d. 1,2 (T) 78. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì a. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây. b. lực từ chỉ tác dụng lên trung điểm của đoạn dây. c. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. d. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây. 79. Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6(cm) có dòng điện I=5(A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,5(T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F=7,5.10-2(N). Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là a. 0,50 b. 300 c. 600 d. 900 80. Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực tác dụng lên dây có a. phương ngang hướng sang trái b. phương ngang hướng sang phải I  ⃗ c. phương thẳng đứng hướng lên d. phương thẳng đứng hướng xuống B 81. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? a. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song với dòng điện. b. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn. c. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng song song với cách đều nhau. d. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 82. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N và BM và BN thì a. BM = 2BN b. BM = 4BN c. BM = 1/2BN d.BM = 1/4BN 83. Dòng điện I=1(A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10(cm) có độ lớn là a. 2.10-8(T) b. 4.10-6(T) c. 2.10-6(T) d. 4.10-7(T) -6 84. Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5(A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10 (T). Đường kính của dòng điện đó là a. 10 (cm) b. 20 (cm) c. 22 (cm) d. 26 (cm) 85. Một dây dẫn thẳng dài có cường độ I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là KHÔNG đúng? a. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau. b. M và N đều nằm trên một đường sức từ. c. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau. c. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau. 86. Một dòng điện có cường độ I = 5(A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10 5 (T). Khoảng cách từ điểm M tới dây dẫn là a. 25 (cm) b. 10 (cm) c. 5 (cm) d. 2,5 (cm) 87. Một dòng điện thẳng dài có cường độ 20(A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm) có độ lớn là a. 8.10-5(T) b. 8 π .10-5(T) c. 4.10-6(T) d. 4 π .10-6(T) 88. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10 -5 (T). Cường độ dòng điện chạy trên dây là a. 10 (A) b. 20 (A) c. 30 (A) d. 50 (A) 89. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32(cm) trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5(A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng hai dòng điện, ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng I 2 8(cm). Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2 phải thoả mãn a. cường độ I2 = 2(A) và cùng chiều với I1. b. cường độ I2 = 2(A) và ngược chiều với I1. c. cường độ I2 = 1(A) và cùng chiều với I1. d. cường độ I2 = 1(A) và ngược chiều với I1. 90. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32(cm) trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5(A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1(A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là a. 5,0.10-6 (T) b. 7,5.10-6(T) c. 5,0.10-7(T) d. 7,5.10-7(T) 91. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32(cm) trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5(A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1(A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng hai dòng điện, ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng I 1 8(cm). Cảm ứng từ tại M có độ lớn là a. 1,0.10-5 (T) b. 1,1.10-5(T) c. 1,2.10-5(T) d. 1,3.10-5(T) 92. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 40(cm). Trong hai dây có hai dòng điện cùng cường độ I 1=I2=100(A), cùng chiều chạy qua. Điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 10(cm), cách dòng I2 30(cm). Độ lớn của cảm ứng từ tại M là a. 0 (T) b. 2.10-4(T) c. 24.10-5(T) d. 13,3.10-5(T) 93. Một ống dây dài 50(cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2(A). Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10 -4(T). Số vòng dây của ống là a. 250 b. 320 c. 418 d. 497 94. Một sợi dây đồng có đường kính 0,8(mm), lớp sơn cach1 điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này quấn đều trên một ống dây dài l = 40(cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là a. 936 b. 1125 c. 1250 d. 1379 95. Một sợi dây đồng có đường kính 0,8*mm), điện trở R = 1,1 ( Ω ), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40(cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10 -3(T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là a. 6,3 (V) b. 4,4 (V) c. 2,8 (V) d. 1,1 (V) 96. Một dây dẫn rất dài thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6(cm), tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện như hình vẽ. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4(A). Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là a. 7,3.10-5(T) b. 6,6.10-5(T) -5 c. 5,5.10 (T) d. 4,5.10-5(T) 97. Hai dòng điện có cường độ I 1 = 6(A) và I2 = 9(A) chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 (cm) trong chân không (I 1 ngược chiều I2). Điểm M cách I1 là 6(cm) và cách I2 là 8(cm) có độ lớn là a. 2,0.10-5(T) b. 2,2.10-5(T) c. 3,0.10-5(T) d.3,6.10-5(T) 98. Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10(cm) trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 5(A) và ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10(cm) có độ lớn là a. 1.10-5(T) b. 2.10-5(T) c. √ 2 .10-5(T) d. √ 3 .10-5(T) 99. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng? a. Lực tương tác giữa hai dòng điện song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và vuông góc với hai dòng điện. b. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau. c. Hai dòng điện thẳng song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau. d. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng điện. 100. Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên a. 3 lần b. 6 lần c. 9 lần d. 12 lần 101. Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10(cm) trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I 1 = 2(A) và I2 = 5(A). Lực từ tác dụng lên 20(cm) chiều dài của mỗi dây là a. lực hút có độ lớn 4.10-6 (N) b. lực hút có độ lớn 4.10-7 (N) c. lực đẩy có độ lớn 4.10-7 (N) d. lực đẩy có độ lớn 4.10-6 (N).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 102. Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1(A). Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10-6(N). Khoảng cách giữa hai dây đó là a. 10(cm) b. 12(cm) c. 15(cm) d. 20(cm) 103. Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I 1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là a. F = 2.10-7. I1 I2. I1 I2 r. 2. b. F = 2 π .10-7. I1 I2 r. c. F = 2.10-7. 2. I1 I2 r. d.. F. =. 2 π .10-7. r2 104. Lực Lo-ren-xơ là a. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường. b. lực từ tác dụng lên dòng điện. c. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đứng yên trong từ trường. d. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia. 105. Quy tắc xác định chiều của lực Lo-ren-xơ là a. quy tắc bàn tay trái b. quy tắc bàn tay phải c. quy tắc cái đinh ốc d. quy tắc vặn nút chai 106. Chiều của lực Lo-ren-xơ không phụ thuộc vào a. chiều chuyển động của hạt mang điện. b. chiều của đường sức từ c. điện tích của hạt mang điện. d. mật độ các hạt mang điện. 107. Độ lớn của lực Lo-ren-xơ được tính theo công thức a. f = |q|vB b. f= |q|vBsin α c. f = qvBtan α d. f = |q|vBcos α 108. Phương của lực Lo-ren-xơ là a. trùng với phương của vectơ cảm ứng. b. trùng với phương vectơ vận tốc của hạt mang điện c. vuông góc với mặt phẳng vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. d. trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. 109. Chọn phát biểu ĐÚNG nhất: Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ trường a. trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn b. hướng về tâm quỹ đạo khi hạt tích điện dương. c. hướng về tâm quỹ đạo khi hạt tích điện âm. d. luôn hướng về tâm quỹ đạo không phụ thuộc âm hay dương. 110. Một êlectron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T) với vận tốc ban đầu v 0=2.105(m/s) vuông góc với vectơ B. Lực Lo-ren-xơ tác dụng vào êlectron có độ lớn là a. 3,2.10-14(N) b. 6,4.10-14(N) c. 3,2.10-15(N) d. 6,4.10-15(N) -4 111. Một êlectron bay vào không gian từ trường đều có cảm ứng từ B=10 (T) với vận tốc ban đầu v 0=3,2.106(m/s) vuông góc với vectơ B, khối lượng của êlectron là 9,1.10-31kg. Bán kính quỹ đạo của êlectron trong từ trường là a. 16,0(cm) b. 18,2(cm) c. 20,4(cm) d. 27,3(cm) 112. Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.10 6(m/s) vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 (T) theo hướng hợp vơớ vectơ cảm ứng từ một góc 300. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10-19(C). Lực Lo-renxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là a. 3,2.10-14(N) b. 6,4.10-14(N) c. 3,2.10-15(N) d. 6,4.10-15(N) v 0 vuông góc cảm ứng từ. Quỹ đạo của êlectron trong từ 113. Một êlectron bay vào không gian có từ trường đều ⃗ B với vận tốc ban đầu ⃗ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm ứng từ lên gấp đôi thì bán kính quỹ đạo của êlectron trong từ trường a. tăng lên gấp đôi b. giảm đi một nửa c. tăng lên 4 lần d. giảm đi 4 lần. ĐÁP ÁN..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1 11 21 31 41 51 61 71 81 91 101 111 121 131 141. 2 12 22 32 42 52 62 72 82 92 102 112 122 132 142. 3 13 23 33 43 53 63 73 83 93 103 113 123 133 143. 4 14 24 34 44 54 64 74 84 94 104 114 124 134 144. 5 15 25 35 45 55 65 75 85 95 105 115 125 135 145. 6 16 26 36 46 56 66 76 86 96 106 116 126 136 146. 7 17 27 37 47 57 67 77 87 97 107 117 127 137 147. 8 18 28 38 48 58 68 78 88 98 108 118 128 138 148. 9 19 29 39 49 59 69 79 89 99 109 119 129 139 149. 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×