Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tiet 24 On TDN TDN so 7 ANTT Am nhac thieu nhi Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.96 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài: 6- Tiết: 24 Tuần dạy: 25. - ÔN TẬP BÀI HÁT: KHÚC CA BỐN MÙA - ÔN TẬP,TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC. THIẾU NHI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức:  Học sinh thuộc bài hát biết hát diễn cảm và cảm nhận được tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/8  Ôn lại bài TĐN số 7, kết hợp đánh nhịp 3/4  Hiểu biết đôi nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam. Nêu được tên tác giả và một số bài hát thiếu nhi được yêu thích 2/ Kỹ năng:  Học sinh hát thuộc bài đúng nhạc, trình bày hát đơn ca, song ca, tốp ca, kết hợp động tác múa minh hoạ.  Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 7.Ghép lời ca chính xác  Học sinh hiểu về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam đây là một bộ phận trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Được nghe và tiếp xúc với một số ca khúc thiếu nhi chọn lọc qua các giai đoạn lịch sử. 3/ Thái độ:  Học sinh học tập nghiêm túc. Qua phần âm nhạc thường thức học sinh hiểu thêm về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam. II. NỘI DUNG HỌC TẬP:  Học sinh thuộc bài hát biết hát diễn cảm và Ôn lại bài TĐN số 7, kết hợp đánh nhịp 3/4  Hiểu biết đôi nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam. Nêu được tên tác giả và một số bài hát thiếu nhi được yêu thích. III. CHUẨN BỊ: 1/Giáo viên: Đàn Organ, song loan, máy casseet ( băng đĩa). Nếu có 2/ Học sinh: sgk, tìm hiểu bài trước. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định lớp và kiểm diện: 1 phút - Kiểm tra sĩ số - Cho hs hát một bài hát tập thể 2/ Kiểm tra miệng: Đan xen trong tiết dạy 3/ Tiến trình bài học: Vào bài: 1 phút.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy HĐ 1: 13 phút 1/ Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa  GV: Cho học sinh luyện giọng  GV: Đàn lại giai điệu cho học sinh nghe  HS: Hát cùng nhạc đệm  HS: Hát kết hợp vỗ tay theo phách  HS: Đứng hát và làm động tác minh hoạ  GV: Gọi tổ nhóm cá nhân hát Nhận xét – xếp loại  Thang điểm: Hát thuộc bài: ( 4 điểm) Đúng cao độ: ( 2 điểm) Đúng trường độ: (2 điểm) Động tác minh hoạ đẹp: ( 1 điểm) 2/ Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 7  HS: Hát lại bài cùng nhạc đệm HĐ 2: 10 phút QUÊ HƯƠNG Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 7 Dân ca: U – Crai –na  GV: Cho học sinh đọc gam La thứ La –Si- Đô - Rê- Mi- Pha- Son- (La) Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN  HS: Đọc cùng đàn, đọc ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo phách Chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1 đọc cao độ, nhóm 2 ghép lời ca ( sau đó đổi ngược lại) Gọi nhóm, cá nhân đọc Nhận xét – xếp loại  Thang điểm: Đọc đúng tên nốt: ( 2điểm) Đọc đúng cao độ: ( 3điểm) Đọc đúng trường độ: ( 3điểm) 3/ Âm nhạc thường thức: Ghép lời ca chính xác: ( 2 điểm) VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC THIẾU NHI  HS: Đọc lại bài cùng nhạc đệm VIỆT NAM HĐ 3: 10 phút Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam  GV thuyết trình: Nhu cầu của trẻ em đối với âm nhạc ca hát. Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết trong đời sống tình thần của thiếu nhi. Từ bao đời nay trong nhân dân ta đã lưu truyền những bài đồng dao, những câu nói vần hát đố ở nông thôn có 1 số bài dân ca của tuổi nhỏ hát trong những đêm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trăng, ngày mùa trong khi chơi các trò chơi đánh chuyền, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ…….. Có thể nói rằng trước CMT8 ở Việt Nam chưa có nền âm nhạc cho thiếu nhi và cũng chưa có 1 nền âm nhạc dành riêng cho thiếu nhi. Sau CMT8 phong trào thiếu nhi, nhi đồng phát triển mạnh hoạt động ca hát của các em ngày càng được các nhạc sĩ sáng tác và chú ý Những bài hát thiếu nhi tiêu biểu qua mỗi giai đoạn: Giai đoạn 1945 – 1954 có bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của Phong Nhã. “ Reo vang bình minh” của Lưu Hữu Phước. Hè về, thằng cuội, tuổi thơ, con mèo trèo cây cau của Lê Thương Giai đoạn 1954 – 1975 có bài: Bài Em là mầm non của Đảng ( Mộng Lân); Tiến lên đoàn viên ( Phạm Tuyên); Bông hoa mừng cô ( Trần Thị Duyên)……… GV: Hát trích đoạn bài trên cho học sinh nghe Giai đoạn 1975 đến nay: Bài Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác ( Hoàng Long- Hoàng Lân); Trái đất này của chúng em ( Trương Quang Lục); Tia nằng hạt mưa ( Khánh Vinh – Lệ Bình)…….  GV: Hát trích đoạn cho học sinh nghe Có thể nói trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thể thiếu âm nhạc để hiểu sâu hơn nhiều hơn các em có thể tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, ti vi, đài phát thanh, Internet……. 4. Tổng kết: 5 phút - Củng cố từng phần . - GV: Giáo dục đạo đức cho học sinh 5. Hướng dẫn học tập :5 phút * Đối với bài học ở tiết học này: Về nhà xem lại các kiến thức đã học * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Tuần sau ôn tập V. PHỤ LỤC:. Giai đoạn 1945 – 1954 có bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của Phong Nhã. “ Reo vang bình minh” của Lưu Hữu Phước. Hè về, thằng cuội, tuổi thơ, con mèo trèo cây cau của Lê Thương Giai đoạn 1954 – 1975 có bài: Bài Em là mầm non của Đảng ( Mộng Lân); Tiến lên đoàn viên ( Phạm Tuyên); Bông hoa mừng cô ( Trần Thị Duyên) ……… GV: Hát trích đoạn bài trên cho học sinh nghe Giai đoạn 1975 đến nay: Bài Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác ( Hoàng Long- Hoàng Lân); Trái đất này của chúng em ( Trương Quang Lục); Tia nằng hạt mưa ( Khánh Vinh – Lệ Bình)……..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> VI. RÚT KINH NGHIỆM :.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×