Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KE HOACH DOI MOI PHUONG PHAP DAY HOC TIENG ANH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.4 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Năm học 2015 - 2016 I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học GDTH năm học 2015-2016 của phòng GD & ĐT Yên Thủy; Căn cứ vào kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong năm học 2015-2016 của trường Bảo Hiệu; Căn cứa vào kế hoạch đổi nới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá của tổ Khoa học xã hội; Tôi xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá học sinh như sau: II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Bản thân đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. - Bản thân nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đổi mới PPDH, có ý thức thực hiện đổi mới PPDH, có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại. - Có ý thức tìm tòi trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Ngày càng có nhiều khả năng vận dụng và tiếp cận internet cùng các phương tiện dạy học hiện đại. 2. Khó khăn: - Trường thiếu trang thiết bị bộ môn phục vụ cho công việc dạy và học cũng như việc đổi mới phương pháp dạy, học của học sinh. - Do là bộ môn năng khiếu nên việc dạy và học chủ yếu thông qua hình thức truyền đạt bằng miệng và phần lớn học sinh có ý thức học tập chưa cao. - Một số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm và chăm lo đến việc học tập của con em mình. - Học sinh còn nghỉ học nhiều khi trời mưa rét hay mùa vụ, nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. A. ĐỐI VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT TRONG ĐỔI MỚI PPDH: - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của trường, của tổ chuyên môn. - Thường xuyên tìm tòi, học hỏi bằng nhiều hình thức, bồi dưỡng công tác chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao vốn hiểu biết của mình để giảng dạy được tốt hơn. Học hỏi và đúc rút nhiều kinh nghiệm quý giá qua các chuyên đề, dự giờ thăm lớp. - Công tác giảng dạy: + Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. + Thực hiện trung bình 10 tiết dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin/năm - Dự giờ tối thiểu 18tiết/năm. - Kết hợp tốt với gia đình học sinh trong công tác giáo dục. II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi được phân công giảng dạy môn Âm nhạc khối 6, 7, 8, 9. Với công việc được giao tôi luôn thực hiện nghiêm túc chủ đề năm học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục đổi mới PPDH.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới gắn với khai thác, sử dụng thiết bị dạy học trên cơ sở bám chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đi đôi với việc truyền thụ kiến thức bộ môn cần chú trọng tích hợp kiến thức nhiều môn có liên quan. Bản thân tôi đã lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học theo các định hướng sau: 1. Công tác tham mưu: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, Đội, đồng thời phối hợp với Hội phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh tốt về văn hóa, đạo đức và kĩ năng sống. 2. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: - Soạn bài bằng giáo án điện tử; luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu nhằm để phục vụ cho công tác giảng dạy. Bước đầu biết lập nguồn “học liệu mở” bao gồm tư liệu tranh ảnh phục vụ cho dạy học, các bài soạn, ngân hàng đề thi,… - Tích cực tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, trong đó chú trọng công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT vào trong dạy học. - Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: 2 tiết/ năm. - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, vừa dạy vừa ứng dụng CNTT. - Tích cực dự giờ tham lớp và một số chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT. Sau khi thực hiện chuyên đề có trao đổi và rút kinh nghiệm để áp dụng, cụ thể tập trung vào các vấn đề sau: + Dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, + Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh, + Dạy học chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học của học sinh, + Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, + Dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Thực hiện nghiêm túc công tác thăm lớp dự giờ theo quy định của chuyên môn tối thiểu: 2 tiết/tháng. - Tham gia mượn và sử dụng các thiết bị dạy học có hiệu quả. - Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH. + Quan điểm về đổi mới: Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử”, hưởng ứng tới mục tiêu đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh và là động lực để học tập và rèn luyện. Tăng cường các biện pháp quản lí quá trình tổ chức kiểm tra (từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi,…). Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thực hiện trong suốt quá trình học tập để động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đổi mới kiểm tra đánh giá vừa phải đạt được tới mục tiêu là đánh giá chính xác, công bằng, khách quan trình độ học vấn của học sinh, vừa phải góp phần điều chỉnh và thúc đẩy đổi mới PPDH và động viên, khuyến khích học sinh học tập. + Hình thức kiểm tra, đánh giá: Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, phối hợp giữa kiểm tra miệng, kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm; đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu ài, vận dụng kiến thức, hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc. Đối với các môn xã hội khuyến khích ra đề kiểm tra mở nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Rèn luyện khả năng tự kiểm tra đánh giá của học sinh để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình theo hướng dẫn của giáo viên trong yêu cầu của đổi mới PPDH. - Khuyến khích học sinh tự học và tự rèn luyện. Chú trọng phụ đạo học sinh yếu kém. Đồng thời tổ chức các phong trào học tập như: Đôi bạn cùng tiến (Trong một bàn bạn khá, giỏi kèm bạn yếu hơn mình để cùng tiến bộ), phong trào Học nhóm ở nhà, Hoa điểm 10,.... - Mượn sách, đồ dùng học tập cuat thư viện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo điều kiện trong học tập. - Qua từng tiết dạy – học giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động và phát huy tính sáng tạo của mình, đồng thời chú ý lồng ghép giáo dục đạo đức, bảo vệ môi trường và kĩ năng sống qua từng tiết dạy, qua các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Giao lưu văn nghệ nhân các ngày lễ trong năm, tham gia hội khỏe phù đổng, tìm hiểu luật an toàn giao thông, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ,…. - Thăm hỏi gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có học sinh cá biệt, qua đó nắm bắt thông tin về việc học và hoàn cảnh gia đình các em cụ thể hơn để cùng phụ huynh giáo dục các em tốt hơn về mọi mặt. - Sau từng tháng, từng kì bản thân tôi tự kiểm điểm và đánh giá những gì mình làm được và chưa làm được để có kế hoạch tốt hơn cho tháng tới, kì tới. Đồng thời cũng hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình trong thời gian qua để có kế hoạch phấn đấu và đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới. 4. Kế hoạch cụ thể: Thời Nội dung cụ thể Điều gian chỉnh - Tham gia thảo luận về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ. - Thực hiện giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy Tháng - Soạn giáo án bằng vi tính 9/2015 - Dự giờ thăm lớp để đúc rút kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. - Khảo sát chất lượng đầu năm để có ké hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Dự giờ những tiết thao giảng, chuyên đề do các giáo viên trong nhà trường giảng dạy, rút kinh nghiệm. - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt Tháng động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú. 10/2015 - Tìm kiếm thông tin trên mạng phục vụ cho việc soạn giảng. - Xây dựng kho tư liệu dạy học. - Dự giờ thăm lớp để đúc rút kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh để thúc đẩy PPDH - Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh được.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tháng tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình 11/2015 khám phá, lĩnh hội kiến thức. - Xây dựng kho tư liệu dạy học. - Dự giờ thăm lớp để đúc rút thêm kinh nghiệm và phương pháp dạy học. - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh để thúc đẩy PPDH. Tháng - Thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, 12/2015 thao giảng minh họa chuyên đề. - Tiếp tục xây dựng kho tư liệu phục vụ cho các giờ dạy. - Xây dựng ngân hàng đề thi (tự luận và trắc nghiệm) - Dự giờ và thăm lớp đẻ đúc rút linh nghiệm và phương pháp dạy học. - Tiếp tục việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh để thúc đẩy PPDH. Tháng - Soạn giáo án điện tử. 01/2016 - Phân loại học sinh, chuẩn bị công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Dự giờ thăm lớp để đúc rút kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. - Tiếp tục việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi Tháng mới phương pháp đánh giá học sinh để thúc đẩy PPDH. 02/2016 - Thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, thao giảng minh họa chuyên đề. - Thực hiện phụ đạo học sinh yếu. - Dụ giờ thăm lớp để đúc rút thêm kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. - Tiếp tục việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi Tháng mới phương pháp đánh giá học sinh để thúc đẩy PPDH. 03/2016 - Thực hiện phụ đạo học sinh yếu. - Dự giờ thăm lớp để đúc rút thêm kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. - Tham gia thảo luận rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện Tháng đổi mới phương pháp dạy học tại đơn vị năm học 2015-2016 04/2016 - Dự giờ thăm lớp để đúc rút kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy - Dự giờ thăm lớp để đúc rút kinh nghiệm và phương pháp Tháng giảng dạy. 05/2016 - Xây dựng ngân hàng đề thi. - Coi thi và chấm thi đúng theo công văn hướng dẫn của BGD&ĐT. - Dự thảo kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong năm học 2016-2017. B. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. MỤC ĐÍCH VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI KTĐG HỌC SINH. 1. Mục tiêu: Nhằm tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong hoạt động dạy học nói chung và trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá, chấm điểm nói riêng đáp ứng yêu cầu đánh giá thực chất năng lực trình độ của học sinh, tạo không khí thi đua rộng khắp giữa các khối lớp, các học sinh với nhau, thông qua đó đánh giá mặt bằng yêu cầu chung đối với giáo viên trong khi thực hiện bối dưỡng chuyên đề nâng cao góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mũi nhọn của nhà trường. 2. Yêu cầu: a) Đối với giáo viên: Luôn có ý thức trách nhiệm trong kiểm tra đánh giá học sinh, nắm vững quy chế kiểm tra đánh giá, cho điểm của Bộ GD&ĐT. Quá trình xây dựng đề kiểm tra phải luôn bám sát chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng. Cần có sự đầu tư về thời gian để ra đề hay và có chất lượng. Đánh giá chất lượng thực chất và phân loại được học sinh. Tổ chức thực hiện khâu coi kiểm tra nghiêm túc. Tất cả các bài kiểm tra đều được xây dựng đáp án, biểu điểm chi tiết cụ thể. Thực hiện chấm bài nghiêm túc, chính xác, công bằng, có nhận xét cụ thể cho bài làm của học sinh. Thực hiện chấm trả bài đúng quy định. Thực hiện cập nhật điểm vào sổ ghi điểm và phần mềm quản lí học sinh đúng quy định. b) Đối với học sinh: Thực hiện tốt các cuộc vận động hai không. II. NỘI DUNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ A. Yêu cầu của đề kiểm tra (Câu hỏi kiểm tra) - Nội dung phải đảm bảo đơn vị kiến thức (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở mức độ đã được quy hoạch trong chương trình môn học, cấp học. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Phù hợp với thời gian kiểm tra. - Góp phần đánh giá khách quan trình độ của học sinh. B. Tiêu chí của đê (Câu hỏi) 1. Các tiêu chí cần đạt: - Nội dung không nằm ngoài. - Câu hỏi trong đề có tỉ lệ phù hợp giữa câu hỏi khách quan và câu hỏi tự luận, bốc thăm. 2. Quy trình biên soạn đề kiểm tra: Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả cao hơn. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để biên soạn đề kiểm tra cẩn thực hiện theo quy trình sau:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đê, một bài, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục tiêu yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: 1, Đề kiểm tra tự luận (lí thuyết) 2, Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 3, Đề kiểm tra bốc thăm bài hát hay bài TĐN bất kì 4, Đề kiểm tra kết hợp cả ba hình thức trên: có cả câu hỏi dạng lí thuyết và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh gia kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra ( Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận biết của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao) Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và tổng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) Cấp độ Tên chủ đề (nội dung, Chương,…) Chủ đề 1. Số câu Số điểm Tỉ lệ %. Nhận biết. Chuẩn KT, KN cần k.tra (Ch) Số câu Số điểm. Thông hiểu. Vận dụng Cấp độ thấp. Cấp độ cao. (Ch). (Ch). (Ch). Số câu Số điểm. Số câu Số điểm. Số câu Số điểm. Cộng. Số câu điểm=…%.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm=…% % …………. …………. Chủ đề n (Ch) (CH) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm=…% Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % % % % Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: B1: Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, bài,….) cần kiểm tra; B2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3: Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề; B4: Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5: Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %; B6: Tính tỉ lệ % số điểm và quyết định số câu hỏi mỗi chuẩn tương ứng; B7: Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi của mỗi cột; B8: Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9: Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tót, cần biên soạn câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra). a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng. sau đó xếp loại cho điểm đạt và chưa đạt; 3) Câu dẫn phải đặt câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng dễ hiểu đối với học sinh; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra; 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án đều đúng” hoặc “Không có phương án nào đúng”..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo; 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó; 6) Yêu cầu câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh; 7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền đạt được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh; 9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận, thời gian để viết bài luận, các tiếu chí cần đạt; 10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không đơn thuần là nêu quan điểm đó. c. Các yêu cầu đối với câu hỏi bốc thăm: 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề bốc thăm; 3) Câu hỏi phải nằm trong chương trình của khối, lớp; 4) Câu hỏi phải đánh giá được giọng của từng học sinh Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: - Nội dung: khoa học và chính xác; - Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; - Phù hợp với ma trận đề kiểm tra. (Hướng tới xây dựng mô tả mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá) Cách tính điểm: a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 10 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 1 điểm. Sau đó phân chia thành điểm đạt và chưa đạt Từ 0 đến 4 điểm xếp loại chưa đạt (CĐ) Từ 5 đến 10 điểm xếp loại đạt (Đ) Cách 2: Tổng số điểm của bài kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm, và xếp loại đạt và chưa đạt như ở cách 1 b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tụ luận và trắc nghiệm khách quan Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNLQ thewo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3/12=0,25 điểm. Sau đó phân chia xếp thành điểm đạt và chưa đạt. c. Đề kiểm tra tự luận Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận. d. Đề kiểm tra đối với bài bốc thăm: Điểm đạt phải thực hiện được các yêu cầu sau: Hát, đọc đúng cao độ, tiết tấu, thể hiện đúng sắc thái của bài hát, bài tập đọc nhạc. Điểm chưa đạt: là điểm chưa thực hiện được một trong những yêu cầu của loại chưa đạt. Bước 6: Trả bài kiểm tra: (Nhận xét và sửa bài cho học sinh) Việc trả bài kiểm tra cho học sinh phải thực hiện nghiêm túc; khi trả bài phải chú ý khâu chữa lỗi và nhận xét chung về bài làm của học sinh. 3. Chế độ cho điểm môn: Thực hiện theo quy định 4. Cập nhật điểm Sau khi trả bài cho học sinh giáo viên phải cập nhật vào sổ điểm cá nhân ngay khi gọi điểm và sổ cái, chậm nhất là sau ngày trả bài 1 ngày. Việc ghi điểm và các thông tin khác vào dổ điểm cái (trừ việc sửa điểm bằng mực đỏ) thống nhất dùng chung một loại mực đen. Trên đây là kế hoạch thực hiện việc đổi mới PPDH – KTĐG học sinh của bản thân tôi, rất mong quý cấp lãnh đạo và tổ chuyên môn góp ý để tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy và đath được hiệu quả cao hơn trong những năm tới. Bảo Hiệu, ngày…….tháng……năm 2015 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN. Nguyễn Thị Thân.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×