Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.73 KB, 60 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 29/9/2017. Ngày dạy: 03/10/2017 - Dạy lớp 7B 04/10/2017 - Dạy lớp 7A. Tiết 26. Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ 1. Mục tiêu a. Về kiến thức - Nắm được khái niệm quan hệ từ - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản b. Về kỹ năng - Nhận biết quan hệ từ trong câu - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ trong câu c. Về thái độ Học sinh có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án + Bảng phụ b. Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) * Câu hỏi: Dùng từ Hán Việt có tác dụng gì? * Đáp án: Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để: - Tạo sắ thái tôn trọng, thể hiện thái độ tôn kính. - Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. - Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa. * Đặt vấn đề :(1’) ở bậc Tiểu học, các em đã được tìm hiểu về quan hệ từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về quan hệ từ và cách sử dụng từ loại này... b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ: (10’) 1. Ví dụ: H Đọc VD1 VD1 (SGK t81) ? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu trên? ? Trong VDa, từ của dùng để liên kết a, Đồ chơi của chúng tôi chẳng có những từ nào với nhau? Ý nghĩa của từ nhiều. (Khánh Hoài) của là gì? - của: Nối phần phụ với từ trung tâm -> Quan hệ sở hữu. ? Quan hệ từ và, như trong VDb dùng b, Hùng Vương thứ 18 có một để liên kết những từ nào trong câu? người con gái tên là Mị Nương, Chúng biểu thị ý nghĩa gì? người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) - là, như: nối giữa phần phụ với từ trung tâm -> quan hệ so sánh..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ?. ? ?. H ?. ?. ?. ?. VDc có mấy vế câu? Quan hệ từ và có c, Bởi tôi ăn uống điều độ và làm tác dụng gì trong VD đó? việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. - và: Nối hai vế trong câu ghép ->Quan hệ bình đẳng. Từ bởi, nên góp phần thể hiện quan hệ - bởi, nên -> quan hệ nhân quả. nào giữa các vế câu trong VDc? Qua các VD trên, em thấy quan hệ từ 2. Ghi nhớ: (SGK t97) là những từ được dùng để làm gì? II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ: (10’) H. Đọc VD1 1.Ví dụ: VD1 Trong các trường hợp sau, trường hợp Các trường hợp K. BB nào bắt buộc phải có quan hệ từ? a. Khuôn mặt của cô gái Trường hợp nào không? b. Lòng tin của nhân dân c.Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua d. Nó đến trường bằng xe đạp e. Giỏi về Toán g. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây h. Làm việc ở nhà i. Quyển sách đặt ở trên bàn Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó xảy ra? - Các trường hợp a,c,e,i ->Dùng hay không dùng quan hệ từ không ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa của câu. => không bắt buộc phải dùng. -Các trường hợp b,d,g,h -> Nếu không dùng sẽ làm cho câu văn bị đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. => bắt buộc phải dùng. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp VD2 với các quan hệ từ sau? - Nếu.... thì... - Vì .... nên.... - Tuy.... nhưng... - Hễ .... thì.... - Sở dĩ.... là vì..... Hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ a, Nếu cậu ấy đến thì bạn bảo tôi vừa tìm được? đi rồi. b, Vì trời mưa nên tôi không đi chơi. c, Tuy nhà nghèo nhưng Hoa luôn cố gắng học tập. d, Hễ bạn đi đâu thì tôi đi theo.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ?. H ? ? G. G. đấy. e, Sở dĩ An học giỏi là vì An rất chăm học. Qua các VD trên, em thấy ta cần lưu ý 2. Ghi nhớ: (SGK t98) những điều gì khi sử dụng quan hệ từ? II. LUYỆN TẬP: (14’) Đọc đoạn từ đầu đến cho kịp giờ ( VB: Bài 1 Cổng trường mở ra) VD: Tìm quan hệ từ trong đoạn văn trên? Của, là, với, như, và, mà, nhưng... Bài 2 Điền quan hệ từ vào chỗ trống trong - Lần lượt điền như sau: đoạn văn? C1: với; C2: và; C4: với; C7: bằng; C8: nếu...thì; C9: và. Nêu yêu cầu bài tập. Bài3 - Cho 1 HS làm trên bảng theo hình - Câu đúng: b, d, g, i, k, l. thức trắc nghiệm. - Câu sai: a, c, e, h. Bài 4 Hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn có -VD: Năm học vừa qua, do có chứa quan hệ từ. nhiều thành tích trong học tập nên em được nhà trường cho đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Bãi biển Cửa Lò là nơi nghỉ mát rất lí tưởng. Em và các bạn được thoả thích vui đùa cùng sóng biển. Chúng em còn được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản của biển. Chuyến đi nghỉ này thật là bổ ích với chúng em.. c. Củng cố- luyện tập:(3’) - Nhắc lại nội dung bài học d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:(2’) - Phân tích ý nghĩa của câu văn có sử dụng quan hệ từ - Nắm chắc nội dung bài học. - Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi về quan hệ từ. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ………..........................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày soạn: 29/9/2017. Ngày dạy: 03/10/2017 - Dạy lớp 7B 04/10/2017 - Dạy lớp 7A. Tiết 27- Tập làm văn: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. Mục tiêu a. về kiến thức - Hiểu đặc điểm thể loại biểu cảm - Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách vthể hiện tình cảm, cảm xúc b. về kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm c. về thái độ - HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập văn bản biểu cảm. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án b. chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. * đặt vấn đề :(1’) Để g úp ác em ắm chắc ược các bước làm 1 bài văn biểu cảm chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết luyện tập b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung G G. Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của I. CHUẨN BỊ: (5’) học sinh. II. THỰC HÀNH: (30’) H H. Chép đề Đề bài: Loài cây em yêu. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: ? Xác định thể loại và yêu cầu của đề * Tìm hiểu đề: bài? - Thể loại: Văn biểu cảm. - Đối tượng biểu cảm: một loài cây. - Tình cảm cần thể hiện: Yêu thích. * Tìm ý: ? Em yêu cây gì? Vì sao em? Có thể chọn: ? yêu thích cây đó hơn các loại cây - Em yêu cây bàng vì cây bàng gắn khác? với những kỉ niệm về bạn bè... - Em yêu cây đa vì cây đa gắn với kỉ niệm về quê hương... - Em yêu cây ngọc lan vì nó gắn với kỉ niệm về bà nội và gia đình... 2. Lập dàn ý: G Hướng dẫn HS lập dàn ý bài văn với dự kiến chọn cây ngọc lan..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ?. Phần mở bài cần nêu được những nội a. Mở bài: dung gì? - Giới thiệu vị trí, hình dáng, hoa lá... của cây ngọc lan. - Lí do yêu thích cây ngọc lan (Gắn bó với kỉ niệm về bà và gia đình, bè bạn...) ? Phần thân bài phải nêu được những ý b. Thân bài: chính nào? ? Cây Ngọc lan có từ khi nào? - Cây ngọc lan do bà nội trồng từ khi gia đình mới chuyển về đây. ? Cây ngọc lan gắn bó với cả gia đình - Đã 2 lần nhà được xây lại, cây như thế nào? ngọc lan vẫn lên xanh tốt, vươn cành, toả bóng mát, trổhoa, dâng hương... Bà thường hái hoa ngọc lan để thắp hương mỗi khi đến ngày lễ tết... ? Có những kỉ niệm nào với bạn bè gắn - Bạn bè đến chơi, cả bọn kéo nhau bó với cây ngọc lan? ra gốc cây ngọc lan để chơi những trò: + Bán hàng. + Chế biến món ăn. + Dùng lá lan uốn hình những con vật... + Hái hoa lan ép vào vở cho thơm... ? Có những kỉ niệm nào thuở nhỏ, khi - Cửa sổ phòng học quay ra phía cây cắp sách đến trường gắn với ngọc ngọc lan. Bóng lan, hương lan làm lan? dịu cơn nóng bức, oi ả, ngột ngạt của mùa ôn thi... ? Có kỉ niệm buồn nào không? - Con đường trước nhà được mở rộng, cây lan bị đốn mất nửa số cành chĩa ra đường để tránh che lấp tầm nhìn... -> thương cây lan ứa nhựa, chảy máu. ? Phần kết bài cần nêu được nội dung c, Kết bài: gì? - Khẳng định tình cảm mãi mãi gắn bó với cây ngọc lan. 3. Viết thành văn: G Hướng dẫn HS viết phần MB và KB VD: tại lớp. MB: Trước cửa nhà em có một cây ngọc lan, mùa nào cũng ra hoa thơm ngào ngạt. Cây ngọc lan cành lá xum xuê toả bóng mát cả khoảng sân nhà em. Cây ngọc lan lâu nay đã là người bạn thân thiết, gắn bó với gia đình và tuổi thơ của em..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> KB: Sáng nay, lúc quét sân, em thấy những bông ngọc lan lấp ló trên cành. Em hít một hơi dài, cảm nhận hương hoa thấm sâu trong lồng ngực. G yêu cầu HS trình bày trước lớp. - Nhận xét. G G. Hướng dẫn HS sửa lỗi các phần đã 4. Kiểm tra, sửa lỗi. viết. c. Củng cố- luyện tập:(3’) - Nhắc lại nội dung bài học d. Hướng dẫn hs học bài ở nhà:(2’) - Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm. - Viết tiếp phần thân bài để có một bài văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài: Viết bài Tập làm văn số 2. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ………......................................................................................................................... ………......................................................................................................................... ……….......................................................................................................................... Ngày soạn: 29/9/2017. Ngày dạy: 04/10/2017 - Dạy lớp 7B 10/10/2017 - Dạy lớp 7A.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 28 - Văn bản QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan) 1. Mục tiêu a. Về kiến thức - Hiểu sơ giản về tác giả Bà huyện Thanh Quan - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua đèo ngang - Cảnh đèo ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản. b. Về kỹ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ c. Về thái độ - Khơi gợi t/y thiên nhiên đất nước, thái độ quí trọng, cảm phục người phụ nữ tài ba. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. b. Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của VB Sau phút chia li ? * Đáp án: Bằng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. * Đặt vấn đề:(1’) Ai đã từng một lần đi trên con đường xuyên Việt hẳn đều biết đến Đèo Ngang.Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, nơi phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có rất nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang nhưng nổi tiếng nhất và được nhiều người yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.... b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG: ? Dựa vào phần chú thích (t102), hãy (7’) nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác 1. Tác giả, tác phẩm: phẩm? - Tác giả: Tên thật là Nguyễn Thị GV Bà là một nữ sĩ tài danh hiếm có thời Hinh, sống ở thế kỉ XIX, quê ở bấy giờ. Là người học rộng, có tài làm làng Nghi Tàm, nay thuộc quận thơ và còn rất giỏi nữ công gia chánh. Tây Hồ, Hà Nội, chồng làm tri Vì thế bà được vua Minh Mệnh vời vào huyện Thanh Quan. Phú Xuân giữ chức Cung trung giáo tập - Tác phẩm: là bài thơ nổi tiếng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> (dạy các công chúa, cung phi).. được bà được viết trên đường vào Huế nhậm chức.. GV HD đọc: giọng buồn da diết. GV Đọc. HS Đọc. - Lưu ý chú thích giải nghĩa từ SGK t102. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ -> Thể thơ Thất ngôn bát cú. nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? - Mỗi bài có 8 câu. Mỗi câu 7 chữ. Vần gieo ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6, 8. Có phép đối giữa các câu 3-4, 5-6. Thanh của các tiếng được gieo theo luật bằng, trắc. Không đúng với các qui định đó gọi là thất luật. ? Bố cục bài thơ được chia làm mấy 2. Bố cục: 4phần (đề, thực, luận, phần? kết) ? Đọc bài thơ em thấy bài thơ diến tả mấy ý chính? - Cảnh sắc Đèo Ngang và tâm trạng nhà thơ. II. PH ÂN T ÍCH: 1. Cảnh sắc Đèo Ngang: (12’) ? Tác giả miêu tả cảnh Đèo Ngang vào - Bước tới Đèo Ngang bóng xế thời điểm nào? tà ? Bóng xế tà? - Bóng đã ngả, mặt trời nằm ngang sườn núi, thời gian đi dần vài hoàng hôn, chỉ còn vài tia nắng yếu ớt. ? Thời điểm đó thường gợi cho ta cảm giác như thế nào? - Buồn, vắng vẻ, bâng khuâng... - Đọc lời thơ của bà ta nhớ đến buổi chiều buồn trong ca dao: Chiều ra đứng ngõ sau... Chiều chiều là thời điểm dễ gợi trong lòng người nỗi khắc khoải cô đơn nhớ nhà.tuy cảnh chiều đã muộn nhưng trời vẫn dư sáng để nhà thơ nhận ra cảnh vật. ? Cảnh Đèo Ngang hiện ra trước mắt thi - Cỏ cây chen đá, lá chen hoa nhân qua những chi tiết nào? Em có -> Điệp từ . nhận xét gì về cách sử dụng từ của tác giả ở câu thơ này? - Câu thơ có 7 tiếng thì 5 tiếng nói về.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> ? ?. ? ? ? ? ? ?. ?. sự vật. Mỗi tiếng là một sự vật khác nhau, chỉ còn hai tiếng là từ chen. Em hiểu chen có nghĩa là gì? - Lẫn vào nhau, xâm lấn nhau không ra hàng lối gì cả. Theo em có thể thay từ chen bằng từ xen có được không? Sự lặp lại từ chen trong câu thơ gây cho ta ấn tượng như thế nào về cảnh ở đây? - Không! Vì từ xen gợi cảm giáccó sự sắp xếp cảnh vật theo một trật tự. Còn từ chen được nêm vào giữa hai vế câu đã diễn tả cảnh vật ở Đèo Ngang rất um tùm, rậm rạp, có nhiều thứ, nhiều cây cỏ chen lẫn vào nhau để cùng tồn tại, gây ấn tượng về một cảnh sắc thật hoang sơ của thiên nhiên, cây cỏ. Cảnh Đèo ngang ở hai câu thơ trên là cận cảnh. Vậy phóng tầm mắt ra xa, tác giả thấy những gì? Hãy chỉ ra các phép tu từ trong 2 câu thơ trên? Chú tiều? - Người làm nghề đốn củi. Lom khom? - Tư thế cúi, dáng người không thẳng, có một chút gò bó. Lác đác? - Ít ỏi, thưa thớt. Qua các phép tu từ trong 2 câu thơ trên, em có nhận xét gì về thế giới con người hiện lên ở đây? - Lẽ ra có thêm thế giới con người thì cảnh phải sống động hơn. Nhưng con người xuất hiện ở nơi này sao mà quá nhỏ bé, ít ỏi và khốn khổ tội nghiệp. Chỉ có vài chú tiều đang lom khom, nhặt nhạnh dưới núi, mấy nóc nhà ít ỏi của những quán chợ nghèo càng khiến cho cảnh vật thêm hắt hiu, cô quạnh. Cảnh Đèo Ngang còn được gợi tả qua những âm thanh nào? - Tiếng chim cuốc và đa đa. Tiếng chim cuốc và đa đa gợi cho ta. - Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. -> NT: Từ láy tượng hình, đảo trật tự cú pháp, đối.. - con quốc quốc - cái gia gia..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> cảm giác gì? - Buồn, vắng vẻ cô quạnh của tiếng chim gọi bầy lúc hoàng hôn. GV * Tích hợp môi trường: Qua phân tích các chi tiết miêu tả trên, em có cảm nhận gì về cảnh sắc Đèo ngang? với cảnh sắc như vậy thị môi trường lúc bây giờ và bây giờ có khác nhau ko?. - Tuy hoang sơ nhưng môi trường trong lành mát mẻ và nó khác xa bây giờ GV Cảnh thì như thế còn lòng người thì sao?... ? Việc miêu tả cảnh hoang sơ, xa lạ như thế đã giúp ta cảm nhận được điều gì trong tâm trạng của tác giả? - Buồn, một nỗi buồn man mác. ? Vậy tác giả buồn vì lẽ gì?. ?. ?. => Cảnh Đèo Ngang lúc xế tà thật hoang sơ, heo hút cô tịnh và buồn.. 2. Tâm trạng của nhà thơ: (11’). - Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Ở hai câu luận, tác giả dùng những -> NT: đối ý, đối thanh, chơi biện pháp NT nào? chữ, lối nói ẩn dụ. - Đối ý: Câu trên đối ý với câu dưới. - Đối thanh: TT BBB TT / BB TTT BB - Chơi chữ: Tác giả mượn cách phát âm giống nhau của chữ quốc quốc và gia gia với tên gọi của loài chim cuốc (còn gọi là chim đỗ quyên) và chim đa đa (cũng viết là da da). Như vậy, quốc vừa được hiểu là chim cuốc vừa được hiểu là nước; gia vừa được hiểu là chim đa đa vừa được hiểu là nhà. - Lối nói ẩn dụ: Mượn tiếng chim rừng để bộc lộ nỗi buồn thấm thía trong cõi lòng toả rộng trong không gian Đèo Ngang tới miền quê thân yêu. Qua đó em hiểu như thế nào về nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả? Tiếng chim cuốc và đa đa nhớ nước thương nhà cũng chính là nỗi nhớ nhà da diết của đứa con tha hương lữ thứ (lúc này bà đang vào Phú Xuân để làm bà giáo dạy cung nữ), là nỗi hoài niệm về một thời dĩ vãng tươi đẹp của đất.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> HS ?. ?. ?. ?. ?. ?. ?. nước. Nhớ miền quê thân thương nơi đang có những người yêu dấu mong đợi. Nhớ thành Thăng Long hoài cổ. Tiếng chim kêu càng khiến lòng tác giả nặng trĩu nỗi u buồn, hoài vọng, nhìn cảnh vật càng thêm quạnh quẽ, cô liêu. Đọc hai câu cuối. - Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Câu thơ thứ 7 cho ta thấy tác giả xuất hiện với hành động nào? - Dừng chân, đứng lại để nhìn trời, nhìn non, nhìn nước. Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả? Đó là không gian ra sao? - Rộng lớn, mênh mang, xa lạ và tĩnh vắng. Hãy tìm trong câu thơ thứ 8 hình ảnh -> Hình ảnh đối lập. đối lập với không gian mênh mang, rộng mở ấy? - Mảnh tình riêng của tác giả. Nhận xét cách dùng từ ở câu 8? Em -> Lặp đại từ ta. hiểu thế nào là mảnh tình riêng ta với ta ? - Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay, một phạm vi chật hẹp. Tương quan giữa cảnh “trời, non, nước” và “mảnh tình riêng” là tương quan như thế nào? - Đối lập, ngược chiều. “Trời, non, nước” bát ngát rộng mở bao nhiêu thì “mảnh tình riêng” càng chật hẹp, nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Theo em “tình riêng” của tác giả ở đây là gì? - Nỗi nhớ nước thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ. Thông qua cụm từ ta với ta tác giả bộc lộ cảm xúc nào? - Nỗi buồn cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang với trời cao thăm thẳm, non nước bao la..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> ?. Qua phân tích, em hiểu gì về tâm trạng =>Tình thương nhà, nỗi nhớ của nhà thơ trước cảnh Đèo Ngang? nước da diết, âm thầm, lặng lẽ; nỗi buồn cô đơn, lẻ loi của tác giả. ? Tác giả đã sử dụng những phương III. T ỔNG K ẾT: (5’) pháp biểu cảm nào trong bài thơ này? 1.Nghệ thuật: - Tả cảnh để bộc lộ cảm xúc (biểu cảm - Tả cảnh ngụ tình. gián tiếp). - Trực tiếp bộc lộ cảm xúc (biểu cảm trực tiếp). -> Hai phần đầu nặng tả cảnh nhẹ tình, hai phần sau nặng tình nhẹ cảnh. => Tả cảnh ngụ tình. ? Bài thơ có những nét đặc sắc nào về - Phong cách thơ trang nhã. mặt nghệ thuật? - Sử dụng tài tình, điêu luyện các biện pháp nghệ thuật: đối, điệp từ, chơi chữ... ? Hãy khái quát giá trị nội dung của tác 2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK phẩm? t104) ? Đọc thuộc lòng bài thơ? IV. LUY ỆN T ẬP: c. Củng cố- luyện tập:(3’) - Nhắc lại nội dung bài học d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét về các cách biểu lộ cản xúc của Bà Thanh Quan trong b ài thơ - Làm bài tập phần luyện tập (SGK t104) - Chuẩn bị: Bạn đến chơi nhà. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:06/10/2017. Ngày dạy:09/10/2017; Lớp 7B 11/10/2017; Lớp 7A. Tiết 29 - Văn bản BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) 1. Mục tiêu a. Về kiến thức - Hiểu sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ b. Về kỹ năng - Nhận biết được thể loại của văn bản - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. - Phân tích một một bài thơ Đường luật c. Về thái độ - Tình cảm bạn bè trong sáng, hồn nhiên vô tư. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. b. Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Qua Đèo Ngang ? * Đáp án: Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sứ sống của con người nhưng còn hoang sơ; đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơng của tác giả. * Đặt vấn đề: (1’) Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ thật hay về cảnh làng quê, về nỗi buồn và niềm vui trong cuộc ssóng ẩn dật nơi thôn dã. Viết về tình bạn, ông đã để lại cho đời hai bài thơ đặc sắc: Bạn đến chơi nhà và Khóc Dương Khuê. Mỗi bài một vẻ. Nếu Khóc Dương Khuê thể hiện nỗi sót xa, đau đớn khi bạn qua đời thì Bạn đến chơi nhà lại là nụ hóm hỉnh, mừng vui khi bạn đến thăm... b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ? Dựa vào phần chú thích (t104), hãy I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG: nêu vài nét sơ lược về tác giả Nguyễn (5’) Khuyến? 1. Tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Khuyến (1835-1909), quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam; là nhà thơ lớn của dân tộc; còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. ? Bài thơ được sáng tác khi nào? - Tác phẩm: Sáng tác vào giai đoạn sau ngày ông cáo quan về ở ẩn. G HD đọc: giọng hóm hỉnh, vui, thân V mật. Đọc. - Học sinh đọc. - Lưu ý chú thích SGK t105. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ -> Thể thơ Thất ngôn bát cú..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> ?. ?. ?. ?. ?. ?. ?. ?. nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? Nội dung biểu cảm chủ yếu trong bài thơ làgì? - Cảm xúc vui mừng khi có bạn tới chơi. Thông thường một bài thơ thất ngôn bát cú ĐL có bố cục gồm 4 phần. Mỗi phần một cặp 2 câu. Nhưng nếu xét về nội dung ở bài thơ này, em thấy nên phân tích bài thơ theo bố cục như thế nào? Vì sao? - Phân tích như vậy sẽ đảm bảo sự liền mạch về cảm xúc của tgiả trong bài thơ hơn.. 2. Bố cục: 3phần - P1: Câu thơ đầu. - P2: Câu tiếp theo. - P3: Câu thơ cuối.. II. PHÂN TÍCH: 1. Câu thơ đầu:(7’) - Đã bấy lâu nay bác tới nhà. ở câu thơ thứ nhất, tgiả thông báo điều gì? - Bạn đến chơi, sau một thời gian đã lâu. Trong lời thông báo có mấy chi tiết đáng chú ý? - 2 chi tiết: thời gian và cách xưng hô. Đã bấy lâu nay được chủ nhà nhắc tới có ý nghĩa nhắc nhở về thời gian hay bày tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu? - Bày tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từlâu Em có suy nghĩ gì về cách xưng hô của tác giả đối với bạn trong câu thơ này? - Cách gọi dân dã, thể hiện sự thân tình, gần gũi, gắn bó giữa chủ và khách. Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu câu thơ? - Giọng hồ hởi, vui vẻ. Câu thơ như một tiếng chào, một lời reo vui khi có khách đến chơi. Lời chào quen thuộc, gần gũi ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày: Đã lâu lắm rồi, nay bác mới có dịp tới chơi, thật là quí hoá. Như vậy, câu thơ 1 cho ta biết nhà =>Cảm xúc phấn khởi, hồ hởi, vui thơ có cảm xúc như thế nào khi bạn sướng thoả lòng khi bạn đến chơi.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> đến chơi nhà? G Những cảm xúc ấy chỉ có khi quan hệ V tình bạn bền chặt, thân thiết, thuỷ chung. Đặc biệt, đối với Nguyễn Khuyến khi rũ áo từ quan về chốn quê nghèo có bạn tới thăm, điều đó thật quí hoá, thật xúc động. - Theo phép xã giao khi khách đến chơi, chủ nhà phải tiếp đón, thết đãi bạn một cách tử tế. Vậy để biết NK tiếp đãi bạn như thế nào.... HS Đọc 6 câu tiếp theo. ? Theo nội dung của câu1, em dự đoán NK sẽ phải thết đãi bạn như thế nào? - Bạn thân ở xa đến chơi, nhất thiết phải mời cơm mời rượu, không sơn hào hải vị thì cũng phải cơm gà cá gỡ để tỏ lòng thân thiện. ? Thế nhưng lúc này NK đón bạn trong hoàn cảnh như thế nào? ? Kể ra hoàn cảnh đó, NK muốn giãi bày với bạn điều gì? - Nhà thơ muốn giãi bày rằng: Lâu ngày bạn đến chơi, muốn tiếp đãi bạn một cách tử tế nhưng chợ thì xa, nhà thì vắng người, chẳng có ai để nhờ cậy, tôi thì già yếu, không thể đi chợ được. Muốn tiếp bạn tử tế e là khó thực hiện được. ? Không đi chợ được, nhà thơ định chuyển hướng thết đãi bạn bằng cách nào? - Theo cách cây nhà lá vườn, ở nhà có gì thì thết đãi bằng thứ đó. ? Tác giả kể ra những thứ nào định tiếp đãi bạn - Rất nhiều thứ, thức ăn sang trọng có, dân dã có. ? Thế nhưng tất cả những thứ đó, tác giả có thể dùng để thết đãi bạn được không? Vì sao? - Sản vật của gia đình rất phong phú: Ao nhiều cá, vườn nhiều gà. Nhưng vì ao sâu, nước cả (lớn), không thể. nhà.. 2. Sáu câu tiếp theo:(11’). - Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. - Cá: Ao sâu, nước cả -> khôn chài. - Gà: Vườn rộng, rào thưa -> khó đuổi. - Cải: chửa ra cây. - Cà: mới nụ. - Bầu: vừa rụng rốn..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> ?. ?. ?. quăng chài bắt cá được. Vườn rộng - Mướp: đương hoa. rào lại thưa không thể đuổi gà được. Các loại rau quả cũng rất nhiều nhưng cải chưa thành cây, cà thì vừa mới thành nụ, bầu còn non, mướp chưa thành quả. Tóm lại là cái gì cũng có nhưng lại là không có vì không thể dùng chúng để tiếp bạn được. Quan sát các cặp câu 3-4, 5-6, hãy - NT: đối, liệt kê, dùng nhiều tính từ, chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật và phó từ. nhận xét cách dùng từ ở các cặp câu trên? Tác dụng? - Phép đối rất chặt chẽ: Cảnh đối cảnh, vật đối vật, trên dưới, trắc bằng phân minh tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng, hoà hợp gợi nên cảnh vườn tược xinh xắn, hữu tình. - Các tính từ sâu, cả, rộng, thưa, ... cùng với các phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động: chửa, mới, vừa, đương,... hô ứng hỗ trợ cho nhau thật khéo léo, tự nhiên, dung dị. Thêm vào đó là các chi tiết miêu tả chấm phá làm hiện lên khung cảnh vườn tược, cây cối đang đơm hoa kết trái, ẩn chứa một sức sống mơn mởn tiềm tàng. Ta như hình dung ra hình ảnh NK đang dắt tay bạn thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Tất cả các thủ pháp nghệ thuật đó được sử dụng trong phần thực và luận đều nhằm mục đích gì? - Tất cả đều nhằm diễn giải tính chất có đấy mà chẳng có gì của các sản vật được tác giả kể và tả ở đây: Trong nhà, ngoài vườn tôi có bao nhiêu thứ nhưng thực ra lại chẳng có gì để thết đãi bác cả vì tất cả mọi thứ, mọi thức đều chưa đến lúc, đến thời. Tiếp khách quí, nhà thơ còn thiếu cả thứ gì nữa? - Người xưa thường nói: Miếng trầu.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> là đầu câu chuyện. Miếng trầu không thể thiếu vắng trong bất kì cuộc hội ngộ nào, dù vui hay buồn, đám hiếu hay đám hỉ. Thế mà lúc này, ngay cả đến miếng trầu là thứ thông dụng nhất để tiếp bạn cũng không. ? Em có thể hình dung NK đang gặp tình huống như thế nào không? Trong thực tế đời thường, liệu có tình huống như thế không? - Có lẽ không vì lúc về ở ẩn, cáo quan lui về cuộc sống bình dị ở chốn vườn Bùi quê cũ, NK có Năm gian nhà cỏ thấp le te và Chín sào tư thổ là nơi ở thì chuyện không có cả miếng trầu để tiếp khách là điều khó có thể xảy ra. ? Vậy NK cố tình dựng lên tình huống như thế là để nhằm mục đích gì? - Để đùa vui với bạn. Để bộc lộ tình cảm chân thực không khách sáo của mình với bạn. ? Em có thể hình dung nét mặt của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lúc đó không? - Nét mặt vui tươi, nụ cười homd hỉnh, ánh mắt thân tình... Đây là nụ cười rất riêng của NK. Không thể lẫn với ai trong làng cười VHVN. HS Đọc câu thơ kết. ? Trong câu thơ cuối có chi tiết ngôn từ nào đáng chú ý? ? Em hiểu ta ở đây là ai? - Ta là chủ nhân (Tác giả- Tôi) - Ta là khách (Bạn – Bác) ? Theo em ý nghĩa của cụm từ ta với ta ở bài thơ này có gì khác so với cụm từ ta với ta ở bài thơ Qua Đèo Ngang? - ở bài Qua Đèo Ngang: chỉ sự hoà hợp nội tâm của một con người với tâm trạng buồn, cô đơn của BHTQ lúc qua Đèo Ngang. - Còn ở bài Bạn đến chơi nhà: Chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong một tình bạn. Ta với ta tuy 2 mà 1. ở đây có sự chuyển đổi ngôi thứ: bác (ngôi. => Nụ cười vui, hóm hỉnh, hài hước bộc lộ tình cảm chân thực của tác giả với bạn.. 3. Câu thơ kết: (7’) - Bác đến chơi đây ta với ta. -> Lặp đại từ ..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> ?. ?. 2) chuyển thành ta(ngôi 1). Câu thơ nhấn mạnh: Bác đến chơi đây tôi với bác tuy 2 nhưng mà là 1. Có ý kiến cho rằng ý nghĩa bài thơ dồn cả vào ba từ ta với ta. Theo em có đúng không? Vì sao? - Đúng. Ta với ta, tôi với bác, tuy 2 nhưng là 1. Bằng cụm từ này, nhà thơ khẳng định: Đã là tri kỉ tri âm thì tôi với bác gắn bó với nhau bằng sự đồng cảm chân thành, đâu cần đến mâm cao cỗ đầy, rượu sớm trà trưa. Ta đến với nhau là đến với một tình bạn trong sáng, thanh khiết, tự nó đã là một bữa tiệc linh đình, bữa tiệc tinh thần sang trọng đủ sự ngon lành rồi. Đó là một tình bạn thật chân thành cao đẹp. Ngoài ra cụ Tam Nguyên Yên Đổ còn muốn nói: Đôi bạn già đã không nhập cuộc với những kẻ bon chen xu nịnh đầy rẫy trong cuộc đời này. Đó chẳng phải là điều đáng tự hào lắm sao? Như vậy, từ sự đùa vui ở 6 câu thơ trên tác giả nhằm khẳng định điều gì ở câu thơ kết? - Từ cái không tuyệt đối của vật chất tôn lên cái có của một tình bạn tuyệt vời. Một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, thân thiết.... => Khẳng định một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, thân thiết vượt lên mọi lề thói, lễ nghi, mọi cám dỗ vật chất tầm thường.. III. T ỔNG K ẾT: (5’) ? Bài thơ được lập ý bằng cách nào? 1. Nghệ thuật: - Lập ý bằng cách dựng lên một tình huống khó sử. ? Bài thơ có những nét đặc sắc nào về - Bút pháp trào lộng nhẹ nhàng, lựa mặt nghệ thuật? chọn những hình ảnh tiêu biểu, ngôn ngữ điêu luyện. - Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh. ? Bài thơ thể hiện tình cảm nào của 2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK t105) tác giả? ? So sánh ngôn ngữ bài Bạn đến chơi IV. LUYỆN TẬP: nhà với bài Sau phút chia li? - BĐCN: ngôn ngữ bình dị, dân dã, chất phác... - SPCL: Ngôn ngữ bác học, chau HS Đọc phần đọc thêm (t106). chuốt....
<span class='text_page_counter'>(19)</span> c. Củng cố- luyện tập:(3’) - Nhắc lại nội dung bài học d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ, tìm 1 số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về tình bạn - Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của bài Bạn đến chơi nhà - Làm bài tập phần luyện tập (SGK t106) - Chuẩn bị: Xa ngắm thác núi Lư. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:09/10/2017. Ngày dạy:11/10/2017; Dạy lớp 7B 12/10/2017; Dạy lớp 7A. Tiết 30 + 31. Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VĂN BIỂU CẢM 1. Mục tiêu a. Về kiến thức - Ôn tập về cách làm bài văn tự sự và bài văn miêu tả, về cách dùng từ, đặt câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. b. Về kỹ năng - Vận dụng những kiến thức đó vào việc làm bài văn cụ thể và hoàn chỉnh. c. Về thái độ.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - HS có ý thức độc lập làm bài tự giác, nghiêm túc. 2. Đề bài Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em. 3. Đáp án biểu điểm 3.1. Đáp án: a. Yêu cầu chung: - Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về khu vườn. Thể hiện tình yêu thương, quí trọng cây cối theo truyền thống của nhân dân ta. - Về hình thức: + Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả. + Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB. + Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ. b. Yêu cầu cụ thể: Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: * Mở bài: - Giới thiệu chung về khu vườn của gia đình mình (Vị trí, diện tích,...). - Cảm xúc chung của bản thân về khu vườn (yêu thích, gần gũi...). * Thân bài: - Miêu tả khu vườn theo trình tự không gian hoặc thời gian: + Từ xa nhìn lại, khu vườn trông như thế nào? Có gì gây ấn tượng nhất? + Đến gần, khu vườn có những gì nổi bật? Có loài cây nào em thích? + Buổi sáng, khu vườn có gì đáng chú ý? (Tiếng chim hót, hương thơm của các loại hoa quả...). + Chiều về, khu vườn trông ra sao?... - Bộc lộ cảm xúc của bản thân về khu vườn: + Khu vườn đáng yêu như thế nào? + Khu vườn có những kỉ niệm nào gắn bó với em? Nếu phải xa nó em cảm thấy như thế nào? + Khu vườn có gắn với kỉ niệm về người thân nào trong gia đình em không? Đó là kỉ niệm gì? + Em có suy nghĩ gì mỗi lần ra thăm vườn?... - ở mỗi chi tiết miêu tả có thể kết hợp bộc lộ đan xen thái độ, cảm xúc riêng của mình về khu vườn .... * Kết bài: - Khẳng định tình cảm của mình về khu vườn... 3.2. Biểu điểm: - Điểm 9,10: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Vận dụng tốt các phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả. Bài viết sinh động, có cảm xúc sâu sắc. Trình bày sạch đẹp..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Điểm 7,8: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng. Vận dụng tương đối tốt phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả. Cảm xúc khá chân thật song đôi chỗ chuyển ý chưa thật nhuần nhuyễn. Còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 5,6: Nội dung tương đối đầy đủ. Đúng thể loại. Bố cục đủ 3 phần song trình bày chưa khoa học.Còn mắc lỗi diễn đạt dùng từ. Cảm xúc còn gượng ép, chưa tự nhiên. - Điểm 3,4: Nội dung còn thiếu hoặc bố cục chưa đầy đủ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt dùng từ. - Điểm 1,2: Bài viết mắc quá nhiều lỗi hoặc lạc đề. - Điểm 0: Không nộp bài.K * Sau 90’ HS viết bài, GV thu bài về nhà chấm. - Nhận xét giờ viết bài của HS . d. Hướng dẫn học bài ở nhà:(2’) - Ôn tập về các bước làm bài văn biểu cảm. - Chuẩn bị: Cách lập ý của bài văn biểu cảm. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:08/10/2017. Ngày dạy:12/10/2017; Lớp 7B 17/10/2017; Lớp 7A. Tiết 32 Tiếng Việt CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: - Biết một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi b. Về kĩ năng: - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Phát hện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ c. Về thái độ: - Học sinh có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. bảng phụ b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: ? Thế nào là quan hệ từ? * Đáp án: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong một đoạn văn. * Đặt vấn đề :(1’) Khi nói hoặc viết, ta thường phạm lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về sử dụng quan hệ từ khá đa dạng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết một số kiểu lỗi vè SD quan hệ từ ... b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QUAN HỆ TỪ: (20’) 1. Ví dụ: HS Đọc VD1 VD1 (SGK t106) ? Em có nhận xét như thế nào về nội a. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá dung các câu trên? kẻ khác. - Khó hiểu vì nội dung các phần b. Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội trong câu chưa liên kết với nhau chặt xưa, còn ngày nay thì không đúng. chẽ. -> Nội dung các phần trong câu chưa liên kết với nhau chặt chẽ. ? Làm thế nào để ý câu văn được liên -> Chữa: Điền thêm từ vào câu: kết chặt chẽ hơn? a. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. b. Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa, còn đối với ngày nay thì không đúng. ? Các từ dùng để điền thêm vào các câu văn trên thuộc từ loại nào? - Quan hệ từ. ? Như vậy, hai câu văn trên đã phạm => Lỗi thiếu quan hệ từ. lỗi nào? HS Đọc VD2. VD2 ? Hãy xác định các vế câu ở câu a? a. Nhà em ở trường xa trường / và Nhận xét mối quan hệ giữa các vế bao giờ em cũng đến trường đúng câu đó? giờ. -> Quan hệ tương phản..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> ?. ? ?. Sử dụng quan hệ từ và ở trường hợp này có hợp lí không? Vì sao? - Không. Vì quan hệ từ và quan hệ bình đẳng. Vậy nên dùng quan hệ từ nào thay cho từ và? Xác định mối quan hệ giữa các vế ở câu b?. -> SD từ và là không hợp lí.. ->Chữa: Thay bằng từ nhưng.. b. Chim sâu rất có ích cho nông dân / để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. -> Quan hệ nhân quả. (V1: kết quả; V2: nguyên nhân) ? Dùng từ để để liên kết 2 vế câu trên -> Dùng từ để không hợp lí. có hợp lí không? Vì sao? - Để: chỉ quan hệ phụ thuộc. (nội dung của vế phụ là mục đích của vế chính) ? Nên thay từ bằng từ nào? -> Chữa: Thay bằng từ vì. ? Như vậy các câu ở VD2 mắc lỗi gì? => Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. HS Đọc VD3. VD3 ? Các câu trên đã đủ các thành phần a.Qua câu ca dao “Công cha như núi câu chưa? Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ với con cái. b. Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. -> Chỉ có TN và VN. ? Muốn biến TN của các câu trên -> Chữa: Bỏ từ qua, và ở mỗi câu để thành CN của câu ta phải làm thế biến TN thành chủ ngữ. nào? ? Như vậy, các câu ở VD 3 phạm lỗi =>Lỗi thừa quan hệ từ. gì? HS Đọc VD4. VD4 a.Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam. b. Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị. ? Chú ý phần in đậm ở câu các VD -> Bộ phận kèm theo quan hệ từ trên, bộ phận kèm theo quan hệ từ không liên kết với bộ phận nào khác. có liên kết với bộ phận với bộ phận nào khác không?.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> ?. Xét về nội dung, các câu trên đã biểu đạt một nội dung trọn vẹn chưa? Vì sao? - Chưa. Vì: a. Đã là HS giỏi toàn diện thì phải giỏi tất cả các môn chứ không chỉ Văn và Toán. b. Còn thiếu bộ phận liên kết với từ chị. Chưa nêu rõ nội dung không thích cái gì với chị. ? Nên sửa như thế nào để ND các câu -> Chữa: trên được trọn vẹn? a. Không những giỏi về.... mà nó còn giỏi nhiều môn khác nữa. b. Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị. ? Các câu ở VD4 măc lỗi gì? => Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. ? Qua 4 VD vừa tìm hiểu, em thấy 2. Ghi nhớ: (SGKt107) trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? HS II. LUYỆN TẬP: (15’) ? Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn Bài 1 chỉnh các câu sau đây? - Câu 1: thêm từ từ (từ đầu HS đến cuối). - Câu 2: Thêm từ để hoặc cho (để/cho cha mẹ mừng). ? Thay quan hệ từ dùng sai trong các Bài 2 câu bằng những quan hệ từ thích - C1: thay với bằng như. hợp? Giải thích vì sao lại thay quan - C2: thay tuy bằng dù. hệ từ đó? - C3: thay bằng bằng về. - C1: với (quan hệ từ nối kết); như -> Lỗi dùng quan hệ từ không thích (quan hệ từ so sánh). hợp về nghĩa. - C2: tuy thường cặp với nhưng - C3: bằng (quan hệ phương tiện, chất liệu); về (quan hệ phương diện). ? Chữa các câu cho hoàn chỉnh? Bài 3 - C1: bỏ từ đối với. - C2: bỏ từ với. - C3: bỏ từ qua. -> Lỗi dùng thừa quan hệ từ. ? Các quan hệ từ in đậm dưới đây Bài 4 được dùng đúng hay sai? - Dùng đúng: a, b, d, h. - Dùng sai: + c -> nên bỏ từ cho..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> + e -> nên nói: quyền lợi của bản thân mình. + g-> bỏ từ của. + i-> giá chỉ dùng nêu điều kiện thuận lợi làm giả thiết. Bài 5. G Nêu yêu cầu bài tập. V Làm bài tập theo nhóm. HS c) Củng cố- luyện tập:(3’) - Nhắc lại nội dung bài học d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) - Nắm chắc nội dung bài học. - Nhận xét dùng quan hệ từ trong bài làm văn cụ thể. - Làm các bài tập phần luyện tập (SGK t108) - Chuẩn bị: Từ đồng nghĩa.. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ………......................................................................................................................... ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:13/10/2017. Ngày dạy:16/10/2017; Lớp 7B 18/10/2017; Lớp 7A. Tiết 33. Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa - Nắm được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn b) Về kỹ năng.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Nhận biềt từ đồng nghĩa trong văn bản - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh - Phát hiện lỗi và chữa lỗi từ đồng nghĩa c) Về thái độ - Học sinh có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa hợp lí khi nói và viết. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. bảng phụ b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: ? Trong việc sử dụng quan hệ từ, cần tránh mắc những lỗi nào? * Đáp án: - Cần tránh các lỗi sau: + Thiếu quan hệ từ. + Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. + Thừa quan hệ từ. + Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. * Đặt vấn đề :(1’) ở Tiểu học, các em đã được học về từ đồng nghĩa. Để giúp các em khắc sâu hơn kiến thức về từ đồng nghĩa. Tiết học hôm nay... b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA: (8’) HS Đọc bản dịch Xa ngắm thác núi Lư. ? Hãy giải nghĩa từ rọi, trông trong VD1 bản dịch thơ? Ngoài ra còn những - Rọi: Chiếu sáng, soi sáng (vào một từ nào có nghĩa với chúng? vật nào đó). -> Từ có nghĩa giống: chiếu, soi. - Trông: nhìn (để nhận biết). -> Từ có nghĩa giống hoặc gần giống: nhìn, ngó, nhòm, liếc... ? Gọi các từ trên là từ đồng nghĩa. => Từ đồng nghĩa. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? ? Ngoài nghĩa trông là nhìn để nhận VD2 biết ra thì từ trông còn có thể có Từ Các nghĩa Những từ những nghĩa nào? Hãy tìm những từ của từ đồng nghĩa đồng nghĩa với từ trông trong các 1. Nhìn để Nhìn, dòm, nghĩa tìm được? nhận biết. ngó, liếc Trông 2. Coi sóc, Trông coi, giữ gìn cho coi sóc, yên ổn. chăm sóc 3. Mong. Hi vọng, trông mong,.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> trông đợi, trông ngóng. ? Em có nhận xét gì về từ trông? => Trông: từ nhiều nghĩa, có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. ? Qua 2 VD trên, em hiể thế nào là từ 2. Ghi nhớ: (SGK t114) đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có đặc điểm gì? II. CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA:(8’) 1. Ví dụ: HS Đọc VD1 VD1 ? Trái? Quả? So sánh nghĩa của hai - Rủ nhau xuống bể mò cua, từ trên? Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. (Trần Tuấn Khải) - Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca dao) -> Trái, quả: Là một bộ phận của cây do bầu nhuỵ phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. -> Nghĩa giống nhau hoàn toàn, không phân biệt về sắc thái ý nghĩa. HS H. Đọc VD2. VD2 ? Từ hi sinh, bỏ mạng có ý nghĩa như - .... hàng vạn quân Thanh đã bỏ thế nào? Giữa hai từ đó có nét mạng. nghĩa nào khác nhau? - Công chúa Ha - ba- na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. -> - Giống: Đều có nghĩa là chết. - Khác: + Hi sinh: chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả (Sắc thái kính trọng). + Bỏ mạng: chết vô ích (Sắc thái khinh bỉ, giễu cợt) ? Như vậy có mấy loại từ đồng nghĩa? 2. Ghi nhớ: (SGK t114) Đó là những loại nào? III. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA: (5’) 1. Ví dụ: VD1 ? Các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ - Trái, quả: Có thể thay thế cho.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> mạng và hi sinh trong các VD ở mục nhau. Vì khi thay, ý nghĩa của câu ca II có thể thay thế cho nhau được dao không thay đổi. không? Vì sao? - Hi sinh, bỏ mạng: Không thể thay thế cho nhau vì chúng khác nhau về sắc thái ý nghĩa. ? ở bài 7, đoạn trích trong chinh phụ VD2: ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút - Chia li: Chia tay lâu dài, thậm chí chia li. Theo em có thể thay từ chia là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận. li bằng chia tay có được không? Vì - Chia tay: Chỉ mang tính chất tạm sao? thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong một tương lai gần. -> Không thể thay thế cho nhau. ? Như vậy khi sử dụng từ đồng nghĩa, 2. Ghi nhớ: (SGK t115) chúng ta cần lưu ý điều gì? IV. LUYỆN TẬP:(15’) ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các Bài 1 từ sau? - Gan dạ: dũng cảm, can trường, can HS Làm bài tập theo nhóm. đảm... GV Nhận xét, đánh giá. - Nhà thơ: thi sĩ, thi nhân... - Mổ xẻ: Phẫu thuật, giải phẫu... - Của cải: tài sản... - Nước ngoài: ngoại quốc. - Chó biển: hải cẩu. - Đòi hỏi: yêu cầu. - Năm học: niên khoá. - Loài người: nhân loại. - Thay mặt: đại diện. ? Tìm từ có gốc ấn - Âu đồng Bài 2 nghĩavới các từ sau? - Máy thu thanh: Ra- đi - ô. - Sinh tố: vi ta min. - Xe hơi: ô tô. - Dương cầm: Pi a nô. ? Tìm một số từ địa phương đồng Bài 3 nghĩa với từ toàn dân? - Hòm: rương; Thìa: muỗng; bao diêm: hộp quẹt; cha: tía, ba, bố, thầy; mẹ: má, bầm, u, đẻ; quả dứa: trái thơm. ? Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho Bài 4 nhừng từ in đậm? - Đưa: trao. - Nói: cười - Đưa: tiễn. (cho). - Kêu: phàn - Đi: từ trần. nàn. ? Phân biệt nghĩa của nhóm từ? Bài 5 *Ăn: Sắc thái bình thường.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> ?. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?. ?. Câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế cho nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa?. ?. Đặt câu với các từ sau?. Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao. Chén: Sắc thái thân mật, thông tục. *Cho: Người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận. Biếu: Người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc bằng với người nhận. Tặng: Người trao vật có ngôi thứ không phân biệt với người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến. *Yếu đuối: Sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần. Yếu ớt: Yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể. *Xinh: Chỉ người còn trẻ, dáng người nhỏ nhắn ưu nhìn. Đẹp: Có ý nghĩa chung hơn mức độ cao hơn xinh. *Tu: Uống nhiều, liền một mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng cốc hoặc vòi ấm. Nhấp: Uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để biết vị. Nốc: Uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục. Bài 6 a. C1: thành quả; C2: thành tích. b. C1: ngoan cố; C2: ngoan cường. c. C1: nghĩa vụ; C2: nhiệm vụ. d. C1: giữ gìn; C2: bảo vệ. Bài 7 - Câu có thể dùng hai từ thay thế: a1, b1. - Câu chỉ có thể dùng một trong hai từ: a2: đối xử. b2: to lớn. Bài 8 - Hoa là người bình thường. - Hắn là một kẻ tầm thường. - Cuối năm, lan đạt kết quả học tập rất tốt. - Hậu quả của sự dối trá là sẽ chẳng.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> còn ai tin mình nữa. ? Chữa các từ dùng sai trong các câu Bài 9 sau? Thay các từ sau vào chỗ từ in đậm trong các câu theo thứ tự sauT: a. hưởng thụ b. che chở c. dạy d. trưng bày c) Củng cố- luyện tập:(2’) - Nhắc lại nội dung bài học d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Nắm chắc nội dung bài học. - Làm các bài tập còn lại. - Tìm trong một số văn bản đã học những cặp từ đồng nghĩa. - Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:15/10/2017. Ngày dạy:18/10/2017; Dạy lớp 7B 19/10/2017; Dạy lớp 7A. Tiết 34. Tập làm văn: CÁNH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Hiểu được ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm - Biết được những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm b) Về kỹ năng - Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. c) Về thái độ - HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập văn bản biểu cảm. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ: (2’) - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. * Đặt vấn đề :(1’) Khi tạo lập một văn bản biểu cảm, người tạo lập VB bao giờ cũng phải thực hiện các bước lập ý cho văn bản của mình. Vậy có những cách lập ý nào khi tạo lập VB biểu cảm? b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯƠNG GẶP TRONG BÀI VĂN BIỂU CẢM: (27’) H Đọc đoạn văn. 1. Ví dụ: S ? Đoạn văn được trích từ VB nào? Của VD1 Đoạn văn (SGK t117) ai? ? Trong bài Cây tre Việt Nam , ở những đoạn văn trước đoạn văn này, tác giả đã giới thiệu những đặc điểm nào của cây tre? Trong tời kì nào? - Tre gắn bó với người VN trong cuộc sống lao động và chiến đấu từ lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước cho đến hiện tại. ? Trong đoạn văn vừa đọc, tác giả giới - Hình ảnh cây tre trong tương lai, thiệu cây tre ở thời nào? trong sự nghiệp công nghiệp hoá. ? Tác giả tưởng tượng trong tương lai cây tre vẫn giữ vai trò như thế nào với con người? - Cây tre dù ở thời hiện đại đã có nhiều xi măng, sắt thép vẫn luôn có công dụng rất lớn trong đời sống con người VN, tre còn mãi với người dân VN, là tượng trưng cao quí của dân tộc VN. ? Dự đoán, khẳng định vai trò của cây tre - Cảm xúc yêu mến, quí trọng cây trong tương lai như thế là tác giả thể tre. hiện tình cảm gì của mình đối với tre? ? Như vậy ở đoạn văn vừa tìm hiểu, tác => Lập ý bằng cách liên hệ hiện giả đã lập ý bằng cách nào? tại với tương lai. H Đọc ĐV. VD2 Đoạn văn (SGK t118) S ? TG kể đến sự vật nào trong đoạn văn?.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> ? ? ? ? ? H S ? ? ? H S ? ? ? H S ? ?. ?. - Con gà đất, một thứ đồ chơi của trẻ con. Theo dõi từ đầu đến kèn đồng, em thấy tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì của mình đối với con gà đất? ở thời điểm nào? Niềm say mê đó có ở thời điểm nào? Do đâu mà tác giả vẫn bộc lộ được trong đoạn văn này? Đoạn tiếp theo là những suy nghĩ nào của tác giả?. - Niềm say mê con gà đất từ thời ấu thơ. -> Hồi tưởng lại quá khứ.. - Hiểu ra sự hấp dẫn của đồ chơi trẻ con là do chính sự mong manh của nó. Những suy nghĩ này có được ở thời -> Suy nghĩ ở thời hiện tại. nào? Cách lập ý ở đoạn văn này có gì khác so => Lập ý bằng cách hồi tưởng với cách lập ý ở đoạn văn ở VD1? quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. VD3 Đọc đoạn văn. + Đoạn văn1 (SGK t119): Sau lời dặn: Đừng quên cô nhé! Của nhân vật cô giáo, là những suy nghĩ của ai? Về cái gì? Trong suy nghĩ của mình, người học trò bộc lộ những cảm xúc nào của mình đối với cô? Suy nghĩ đó có được nói ra trực tiếp không? Đọc đoạn văn 2.. - Suy nghĩ của người học trò về những kỉ niệm đối với cô giáo. - Cảm xúc: Yêu quí, kính trọng cô, hứa hẹn sẽ không bao giờ quên cô. -> Không nói ra trực tiếp mà chỉ nằm trong suy nghĩ, tưởng tượng. + Đoạn văn2 (SGK t119):. Đoạn văn thể hiện tình cảm nào của - Tình yêu đất nước, khát vọng mình đối với quê hương, đất nước? thống nhất đất nước. Tình cảm đó được bộc lộ nhờ đâu? -> Liên tưởng và tưởng tượng tình huống. Như vậy ở hai đoạn văn trong VD2, =>Lập ý bằng cách tưởng tượng người ta đã lập ý bằng cách nào? tình huống, hứa hẹn, mong ước. Đọc đoạn văn. VD4 Đoạn văn (SGK t120) Đoạn văn nhắc đến ai? - U tôi: Tác giả nhắc đến những hình ảnh nào ở + Cái bóng: đen đủi. u mình? + Khuôn mặt trăng trắng. + Đôi mắt nhỏ... + Tóc: lốm đốm, rụng... + Nếp nhăn đuôi mắt... + Hàm răng hểnh khuyết... Nhờ đâu mà hình bóng, nét mặt u được -> Quan sát..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> ? ? ? ?. ? ?. ?. ?. ? ?. ?. ?. miêu tả rõ nét như vậy? Khi quan sát và miêu tả mẹ, tác giả có bộc lộ suy ngẫm nào không? Tác giả còn bộc lộ những cảm xúc gì nữa?. -> Suy ngẫm: Nhớ những ngày đói khổ, nhận ra mẹ đã già. -> Cảm xúc: Thương mẹ, hối hận vì đã có lúc mình thờ ơ, vô tình với mẹ. Trong đoạn vă ở VD4, người ta còn có =>Lập ý bằng cách vừa quan sát cách lập ý nào khác với những cách lập vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm ý trên? xúc. Qua 4 VD vừa tìm hiểu, em thấy đối tượng biểu cảm ở các đoạn văn là gì? - Sự vật (cây tre, đồ chơi...); con người (cô giáo); cảnh vật thiên nhiên, đất nước (Cà Mau, Lũng Cú.., ) Em có nhận xét gì về tình cảm của các => Tình cảm bộc lộ rất chân thực. tác giả bộc lộ trong các đoạn văn đó? Tình cảm chân thực phải xuất phát từ đâu mới có được? - Từ trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu. -> Người đọc tin và đồng cảm. Nếu không có tình cảm chân thực thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? - Sự gượng ép, khô khan -> khó tìm được sự đồng cảm của người đọc. Tóm lại, để tạo ý và khơi mạch trong 2. Ghi nhớ:(SGK t121) bài văn biểu cảm, người viết cần phải làm gì? Tình cảm của người viết cần phải thể hiện ra sao? II. LUYỆN TẬP: (10’) Tập lập ý bài văn biểu cảm đề a? Đề: Cảm xúc về vườn nhà. Thể loại? Đối tượng biểu cảm? 1.Tìm hiểu đề: - Thể loại: biểu cảm. - Đối tượng biểu cảm: Vườn nhà - Tình cảm cần thể hiện: yêu thích, gắn bó... Có thể lập ý bằng những cách nào? 2. Tìm ý và lập dàn ý: - Quan sát, suy ngẫm. - Tưởng tượng tình huống... - MB: Giới thiệu vườn nhà và tình Cần quan sát, miêu tả, kể những gì về cảm với vườn. vườn? - TB: + Miêu tả vườn. + Những kỉ niệm buồn vui của gia.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> đình gắn bó với vườn. + Cuộc sống lao động của cha mẹ gắn với vườn. + Vườn qua 4 mùa. ? Cần bộc lộ những tình cảm nào với -> Cảm xúc, suy ngẫm về vườn vườn? (yêu thích, gắn bó...). ? Có thể tưởng tượng tình huống nào? +Tình huống: Chẳng may phải bán vườn cho người khác hoặc rơi vào diện giải toả mặt bằng, hoặc nhà chuyển đi nơi khác... ? Có thể kể ra những ước mơ gì? - KB: Khẳng định cảm xúc về vườn nhà. c) Củng cố- luyện tập:(3’) - Nhắc lại nội dung bài học d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Nắm chắc nội dungbài học. - Lập ý cho một trong các đề còn lại. - Tìm ví dụ chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong các bài văn biểu cảm. - Chuẩn bị: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:15/10/2017. Ngày dạy:18/10/2017; Lớp 7B 19/10/2017; Lớp 7A. Tiết: 35 - Văn bản CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH Tĩnh dạ tứ (Lí Bạch) 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Hính ảnh trăng - vầng trăng tác động đến tâm tình nhà thơ. b) Về kỹ năng - Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt - Nhận ra nghệ thuật dối của bài thơ - Bước đầu tập so sách bản dịch thơ và bản phiên âm tiếng Hán, phân tích tác phẩm. c) Về thái độ - Giáo dục lòng kính trọng biết ơn cha mẹ. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của học sinh Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ? * Đáp án: Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cach sinh động vẻ đẹp từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhien đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. * Đặt vấn đề :(1’) Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông. Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình đối với quê hươngl, có thể nói bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất mà lại có ma lực lớn nhất được truyền tụng rộng rãi nhất phải là bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, người được mệnh danh là Tiên thơ ... b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:(6’) GV Tác giả bài thơ là Lí Bạch - Một nhà thơ 1.Tác giả. nổi tiếng đời Đường mà chúng ta đã được tìm hiểu qua một bài thơ rất nổi tiếng của ông: đó là bài Vọng Lư sơn bộc bố. ? Em hãy nhắc lại những nét chính về nhà thơ Lí Bạch? - Lí Bạch (701 - 762) …ông được mệnh danh là tiên thơ. Từ trẻ ông đã xa gia đình để đi du lịch, đi tìm đường lập công danh sự nghiệp … 2. Đọc bài thơ GV Hướng dẫn HS đọc bài thơ: giọng đọc chậm buồn, nhịp 2 /3. GV Đọc mẫu - gọi 2 HS đọc bài. 3.Thể thơ: ? Bài thơ gồm có mấy câu? Mỗi câu mấy ngũ ngôn tứ tuyệt (cổ thể)..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> chữ? Vần được gieo như thế nào? ? Thể thơ này ta đã tìm hiểu qua bài thơ nào? - Bài Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải. GV Tĩnh dạ tứ là bài thơ thuộc thể ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng lại được viết theo hình thức cổ thể (còn gọi là ngũ ngôn cổ phong) Một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ. Cả bài có 4 câu nhưng không bị những qui tắc chặt chẽ về niêm luật, đối ràng buộc. - Trong 4 bài tuyệt cú ở thơ đường thì đây là bài đơn giản dễ hiểu nhất. Cả bài thơ, kể cả tiêu đề chỉ dùng có 23 chữ. Và cả 23 chữ này đều rất quen thuộc. Khi dịch sang Tiếng Việt đều trở thành yếu tố Hán Việt. Ví dụ: + Tĩnh khi sang tiếng việt trở thành yếu tố HV trong các từ: bình tĩnh, tĩnh dưỡng, tĩnh tại … + dạ: dạ hội, dạ quang, dạ hương + tứ: ý tứ, lao tâm khổ tứ. Song đơn giản dễ hiểu không có nghĩa là thô kệch nông cạn. Học giả Trương Minh Phi đã đánh giá về bài thơ như sau; Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất ngôn từ đơn giản nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch. Song bài có ma lực lớn nhất II. PHÂN TÍCH: được truyền tụng rộng rãi nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy. GV - Vậy nội dung nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ như thế nào chúng ta chuyển sang phần phân tích bài thơ. 1. Hai câu thơ đầu: (9’) HS Đọc lại phần phiên âm. GV Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ 2 câu đầu là thuần tuý tả cảnh. Còn hai câu cuối là thuần tuý tả tình. Em có tán ? thành ý kiến đó không? HS Thảo luận – đưa ra ý kiến. GV Vậy tình và cảnh trong bài thơ được thể hiện như thế nào chúng ta phân tích 2 câu đầu.. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương..
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Đọc 2 câu thơ đầu. ? Dựa vào phần dịch nghĩa cho biết hai câu đầu miêu tả cảnh gì? - cảnh trăng sáng. GV Sàng tiền minh nguyệt quang ? ? Sàng có nghĩa là giường. Nếu thay từ sàng bằng một số từ khác như: án (bàn); đình( sân) thì ý tứ câu thơ có thay đổi không? Thay đổi như thế nào? - Chữ sàng trong câu thơ khiến người đọc hình dung ngay một cách có căn cứ rằng nhà thơ đang nằm trên gường, nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa . Nếu thay chữ sàng bằng chữ án (bàn) thì ý tứ câu thơ sẽ thay đổi vì: người đọc sẽ nghĩ là tác giả đang ngồi đọc sách và nhìn thấy ánh trăng. - Việc ngồi đọc sách và nhìn thấy trăng sáng với việc nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng sáng xuyên qua cửa thể hiện 2 tâm trạng hoàn toàn khác nhau. GV - Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa cũng vô cùng phong phú. Thủa nhỏ Lí Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở sau nhà để ngắm trăng. Từ 25 tuổi ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy trong một đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương, Lí Bạch đã trằn trọc không ngủ được (cũng có thể nhà thơ đã chợp ngủ rồi lại tỉnh và không sao ngủ tiếp được nữa) ? Trong trạng thái mơ màng như vậy GV nhà thơ có cảm nhận gì? - Nhìn trăng sáng ngỡ là sương. Trong tâm trạng đó chữ nghi và chữ sương đã xuất hiện một cách tự nhiên hợp lí. Vì trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương trên mặt đất là một điều có thật. Trước Lí Bạch mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương đã cảm nhận: “Dạ nguyệt tự thu sương – Trăng.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> ? ? ?. ?. đêm giống như sương thu”. Tuy nhiên ở Tiêu Cương đó là so sánh đối chiếu liên tưởng. Còn với Lí Bạch thì đó lại là khoảnh khắc suy nghĩ của con người. - Như vậy ngay trong 2 câu thơ đầu ta đã thấy hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình (tác giả mà cũng có thể là một đối tượng khác cũng trong hoàn cảnh xa quê hương trằn trọc không ngủ được) Ánh trăng dù đẹp tràn trề vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể trữ tình. So sánh phần dịch thơ với phần phiên âmchữ Hán của hai câu thơ đầu, nhận xét phần dịch thơ có sát nghĩa không? - Trong 2 câu đầu ở nguyên tác chỉ dùng 1 động từ nghi nhưng sang bản dịch đã thêm 2 động từ là rọi và phủ. Việc thêm 2 động từ rọi và phủ vào bản dịch thơ khiến cho 2 câu thơ có sự thay đổi như thế nào về ý nghĩa? - Thiên về tả cảnh. Đây chính là mặt hạn chế trong việc dịch thơ cổ. Như vậy qua phân tích em hãy khái quát lại nội dung của 2 câu thơ đầu?. ?. ?. ?. - Đọc 2 câu thơ cuối. 2 Câu thơ cuối miêu tả hành động gì của tác giả? - Cử đầu vọng (trông xa) -đề đầu tư (nhớ, lo nghĩ) Vì sao nhà thơ lại có hành động như vậy? - Hành động ngẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều đã đặt ra trong câu thơ 2: vùng sáng trước giường là sương hay trăng? - Ánh mắt nhà thơ chuyển từ trong ra ngoài từ mặt đất lên bầu trời. Từ chỗ chỉ thấy được ánh sáng trắng rọi vào giường nằm của mình đến chỗ thấy và khẳng định đó là ánh sáng của vầng trăng tuyệt. → Cảnh một đêm trăng đẹp tràn trề và sự thao thức trằn trọc của tác giả trong đêm trăng đó. 2. Hai câu thơ cuối: (12’) Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> đẹp. - Nhưng khi biết đó là ánh trăng sáng và nó cũng đơn côi lạnh lẽo như mình thì ngay sau hành động ngẩng đầu là hành động cúi đầu. Cúi đầu không phải là nhìn sương hay nhìn ánh trăng mà cúi đầu nhớ quê hương (tư cố hương). Hành ? động ngẩng đầu – cúi đầu của nhà thơ chỉ diễn ra trong khoảnh khắc đã động mối tình quê. Ta đủ thấy tình cảm đó luôn thường trực và sâu nặng biết bao. Trong 2 câu thơ này từ ngữ nào biểu hiện trực tiếp nỗi lòng của tác giả? ? - Đó là 3 từ tư cố hương là trực tiếp tả tình. Các từ ngữ còn lại tả hànhđộng của ? chủ thể trữ tình. Nhưng mỗi hành động cũng đều thấm đẫm tâm trạng. Tuy không phải là một bài đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối. Chỉ ra phép đối trong bài thơ? Tác dụng ? của nó? - Phép đối được sử dụng khá triệt để trong bài thơ: cử đầu / đê đầu vọng minh nguyệt / tư cố hương Nhận xét số lượng chữ của các bộ phận tham gia đối. Cấu trúc ngữ pháp từ loại của các bộ phận tham gia đối? - Số lượngchữ của các bộ phận tham gia đối bằng nhau. cấu trúc ngữ pháp giống nhau. - Từ loại của các chữ tương ứng ở 2 vế đối giống nhau. → Chỉ trong thơ cổ thể mới có thể đối trùng thanh trùng chữ. Thơ đường luật không thể làm như thế. - Vọng minh nguyệt – tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ? ngữ “vọng nguyệt hoài hương” dùng đã sáo mòn. Sáng tạo của nhà thơ là đưa thêm vào 2 cụm từ đối nhau “cử đầu – đê đầu” để hình dung ra cái cách “ vọng ? minh nguyệt – tư cố hương” ấy. - Ngẩng đầu là để hướng ra ngoại cảnh là HS để nhìn trăng; cúi đầu là hoạt động hướng nội trĩu nặng tâm tư.. → Phép đối. → Dùng nhiều động từ: cử, đê, vọng (diễn tả hành động); tư (diễn tả tâm trạng). →Tâm trạng nhớ quê hương da diết sâu nặng của nhà thơ..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> GV Như vậy 2 câu sau có phải chỉ thuần tuý tả tình không? HS Không. Chỉ có 3 từ tư cố hương là trực tiếp tả tình còn lại là tả cảnh tả hành động của chủ thể trữ tình.Nhưng tình ? người lại được thể hiện rất rõ qua việc tả cảnh, tả người. Nói cách khác tình và ? cảnh trong bài thơ này giao hoà với nhau. Vậy em hãy khái quát nội dung của hai câu thơ cuối? ? Bài thơ chỉ có 20 chữ nhưng dùng đến 5 động từ. Chỉ ra các động từ đó? - nghi, tư(chỉ sự cảm nghĩ) - vọng, đê, cử( chỉ hoạt động của cơ thể) Tìm chủ ngữ của 3 câu cuối? - Chủ ngữ đều bị lược bỏ. Dẫu bị lược bỏ nhưng vẫn có thể khẳng định chỉ có một chủ ngữ duy nhất là chủ thể trữ tình. Điều đó tạo nên tính thống nhất liền mạch của cảm xúc trong bài thơ. - Sự thống nhất liền mạch có thể sơ đồ hoá như sau: Nghi (thị sương) →cử (đầu) → vọng (minh nguyệt) Đê (đầu) → tư (cố hương). - Rút gọn chủ ngữ (CN ẩn) đã trở thành 1 biện pháp quen thuộc trong thơ cổ phương đông. Biện pháp nghệ thuật này làm cho tính khái quát của ý thơ của cảm xúc tăng lên gấp bội. Đó không chỉ là cảm xúc của Lí Bạch mà cũng là tâm ? trạng của nhiều người ở cùng thời thậm chí ở nhiều thời đại khác nhau cũng vẫn tìm thấy sự cộng hưởng đồng cảm với ? nhà thơ. Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Phép đối, dùng nhiều động từ. HS - Từ ngữ giản dị mà tinh luyện Bài thơ thơ thể hiện tâm trạng gì của nhà GV thơ? HS - nỗi nhớ quê hương da diết sâu nặng.. III. TỔNG KẾT:(4’) 1. Nghệ thuật.. 2. Nội dung * Ghi nhớ - SGK. Tr 124. IV. LUYỆN TẬP:(4’).
<span class='text_page_counter'>(41)</span> GV. Đọc ghi nhớ - SGK. Tr 124. - Đọc diễn cảm lại bài thơ. Hướng dẫn HS làm bài tập luỵện tập – SGK. Tr 125. Thảo luận – trình bày. * GV có thể đưa ra những nhận xét sau: - hai câu thơ dịch đã nêu ra được tương đối đủ ý, tình cảm của bài thơ. - Một số điểm khác : + Lí Bạch không dùng phép so sánh. Sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ củ nhà thơ. + Bài thơ ẩn chủ ngữ không nói rõ là Lí Bạch. + Năm động từ chỉ còn 3. Bài thơ còn cho ta biết Lí Bạch ngắm cảnh như thế nào. c. Củng cố - luyện tập:( 2’) ? Đọc diễn cảm lại bài thơ ? ? Bài thơ có những nét đặc sắc nghệ thuật nào ? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Học thuộc bài thơ. - Nắm nội dung nghệ thuật của bài. - Chuẩn bị bài: Hồi hương ngẫu thư 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:16/10/2017. Ngày dạy:19/10/2017; Dạy lớp 7B 24/10/2017; Dạy lớp 7A. Tiết:36 - Văn bản NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương) 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Hiểu được sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. - Nắm được nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. b) Về kỹ năng - Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán. c) Về thái độ - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Tĩnh dạ tứ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ? * Đáp án: + HS đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. + Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt. + Ngôn từ trong bài thơ giản dị mà tinh luyện. Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. * Đặt vấn đề :(1’) Hạ Tri Chương không phải là nhà thơ Đường hàng đầu như Lí Bạch nhưng ông cũng rất nổi tiếng với bài thơ Hồi hương ngẫu thư. Tiết học hôm nay … b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG: HS Đọc chú thích * SGK. Tr 127. 6’ GV Nhấn mạnh một số ý : 1. Vài nét về TG, TP. - Hạ Tri Chương (659 - 744) - Quê: Vĩnh Hưng - Việt Châu (nay thuộc Triết Giang TQ). - Ông đỗ tiến sĩ từng làm quan trên ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh 50 năm nào? - Bài thơ được sánh tác khi ông về thăm quê sau bao năn xa cách. ? Xác định thể thơ trong bản phiên âm và - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. 2 bản dịch thơ? - Hai bản dịch: dịch theo thể lục GV Tuy khác nhau về câu, nhịp, vần luật bát. nhưng các dịch giả đều cố chuyển được tâm trạng cảm xúc của nhà thơ khi về thăm quê cũ mà trẻ con lại tưởng ông là người khách lạ. GV Hướng dẫn HS đọc: giọng chậm, Câu 1, 2: giọng hơi ngạc nhiên; câu 3: giọng 2. Đọc..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> hơi cao hơn câu 4. GV Đọc mẫu - gọi 2 HS đọc. ?. Dựa vào chú thích * em hiểu thế nào về II. PHÂN TÍCH:(25’) lần thăm quê của ông quan Hạ Tri Chương này? - Sau hơn 50 năm làm quan ông từ quan cáo lão về quê . Lần về quê ấy là lần về quê đầu tiên sau bao năm xa cách và đây cũng là lần về cuối cùng ở hẳn quê của ông.(ngay trong năm đó 744 ông lâm bệnh và qua đời.) - Từ giã kinh đô từ giã triều đình để trở về quê hương đó là hành động đáng trân trọng của nhiều bậc chính nhân quân tử thời xưa. Như Khuất Nguyên thời xuân thu chiến quốc có 2 câu thơ nổi tiếng: Hổ tử bất thủ khâu Quyện điểu qui cựu lâm (cáo chết quay đầu về núi cũ Chim mỏi bay về rừng xưa) Khuất Nguyên đã dùng lối nói ẩn dụ để 1. Tìm hiểu về nhan đề bài thơ: làm nổi bật một tình cảm phổ biến mà mọi người đều có và phải có. ? Nhan đề bài thơ là Hồi hương ngẫu thư nghĩa là ngẫu nhiên viết chứ không phải tình cảm được bộc lộ một cách ngẫu nhiên, nhưng tại sao lại là ngẫu nhiên viết? - Vì tác giả không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. ? Duyên cớ nào khiến nhà thơ làm bài thơ này? - Đó chính là tình huống xảy ra đột ngột với nhà thơ một tình huống khiến nhà thơ không thể không viết. Tình huống đầy kịch tính đó được bộc lộ ở câu cuối: tác giả bị gọi là khách – đây là một cú sốc thật sự với tác giả nhưng đó chính là duyên cớ - mà duyên cớ thì bao giờ cũng có tính chất ngẫu nhiên. GV - Như vậy xét về mặt chủ quan cũng như khách quan việc viết bài thơ với nội dung cụ thể như Hồi hương ngẫu.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> thư là có tính chất ngẫu nhiên. Tuy nhiên nếu chỉ vì ngẫu nhiên thì bài thơ không thể haykhông thể rung động lòng người được. Mà đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên ấy là một nhân tố nói đúng hơn là một điều kiện có tính tất yếu đó là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực và bất cứ lúc nào nhà thơ cũng có thể bộc lộ. Tình cảm ấy như một dây đàn căng hết mức chỉ cần chạm khẽ là ngân lên , ngân mãi GV Tóm lại chữ ngẫu ở nhan đề chẳng những không làm giảm ý nghĩa của tác phẩm mà còn nâng ý nghĩa lên gấp bội. Nó giúp người đọc hiểu: dù chỉ là ngẫu nhiên nhưng vì có tình quê hương nên tác giả đã viết được bài thơ hay xúc động như thế. - Đọc 2 câu thơ đầu. ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu? - Đây là 1 biện pháp nghệ thuật rất phổ biến trong thơ đường luật. Trong đối có đại đối(đối câu trên – câu dưới); tiểu đối (đối giữa các phần các vế trong 1 câu thơ) ? 2 câu này dùng tiểu đối hay đại đối? - Dùng tiểu đối, ý và lời đều đối rất chỉnh: thiếu tiểu / lão đại hồi; li / hồi. ? Với 2 câu thơ trên em hiểu gì về cuộc đời tác giả? - Câu 1 kể khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan. Rời quê từ lúc còn trẻ, trở về quê lúc đã già. Từ lúc đi đến lúc trở về con người đã đổi thay về vóc dáng tuổi tác. Song đồng thời cũng hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. ? - Câu 2 dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Dù ông đã ? xa cách quê hương 50 năm nhưng giọng nói đặc trưng của quê hương ông vẫn không đổi bản sắc quê hồn quê hương vẫn không hề thay đổi trong ông.. 2. Hai câu thơ đầu: Thiếu tiểu li gia /lão đại hồi Hương âm vô cải / mấn mao tồi. → Phép đối (tiểu đối). → Khẳng định tình yêu quê hương đậm đà không bao giờ thay đổi..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> ?. ?. → Tác giả đã khéo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. hai câu thơ đầu khẳng định tình cảm gì ở nhà thơ?. HS ?. Chỉ ra phương thức biểu đạt trong hai câu thơ đầu? - Câu 1: biểu cảm qua tự sự. HS - Câu 2: Biểu cảm qua miêu tả. → Biểu cảm gián tiếp. ? So sánh và nhận xét bản dịch thơ ở với 2 câu đầu? - Mỗi bản dịch đều có cái hay riêng nhưng cũng có những hạn chế: + bản dịch 1: C1 đã làm rõ phép đối; C2 dịch còn thô (tóc đà khác bao) + Bản dịch 2: C1 phép đối chưa chỉnh; C2 dịch tương đối sát nghĩa. H. Đọc 2 câu cuối. ? Có một tình huống khá bất ngờ xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân về đến làng. Em hãy hình dung và kể lại tình huống đó? H. Kể . ? Tại sao lại xảy ra một chuyện như vậy điều gì có lí và điều gì vô lí trong tình huống này? - Lời chào hỏi của lũ trẻ là hoàn toàn có lí bởi chúng là những đứa trẻ sinh sau đẻ muộn. Khi nhà thơ rời quê ra đi thì bố mẹ chúng có lẽ chưa ra đời. Vậy thì làm sao mà chúng có thể biết ông được. Chúng lại vốn là những đứa trẻ ngoan tốt bụng hiếu khách thấy người lạ đến làng thì vui mừng hỏi han. - Nhưng điều hết sức vô lí với nhà thơ là bỗng nhiên ông trở thành người khách lạ ngay giữa quê hương mình. Ông vốn là người ở đây mà khi trở về chẳng ai nhận ra ông. Trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị coi như là khách. ? Tâm trạng của nhà thơ như thế nào trước lời hỏi han của lũ trẻ?. 3. Hai câu cuối: Nhi đồng tương kiến bất tương thức Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?. → Dùng hình ảnh âm thanh vui tươi để thể hiện cảm xúc xót xa ngậm ngùi.. → sự buồn tủi xót xa của tác giả vì ông xa quê lâu quá nên bị xem là.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Trở thành khách lạ ngay giữa quê khách lạ khi trở về quê hương . hương dù biết đó là quy luật của tự nhiên theo dòng chảy của cuộc đời. Những người bạn cùng trang lứa với ông chắc cũng không còn (năm đó tác giả đã 86 tuổi). Biết vậy nhưng đáy lòng ông vẫn nhói lên nỗi tủi buồn vì tình yêu nỗi nhớ quê hương tích tụ dồn nén trong trái tim nhà thơ đã hơn nửa thế kỉ mà ngờ đâu khi trở về lại bị xem như là khách nơi khác đến. Cho nên trẻ càng vui mừmg hớn hở bao nhiêu thì ông lại càng cảm thấy xót xa bấy nhiêu. ? Cách bộc lộ tình cảm của tác giả trong 2 câu cuối có gì đặc biệt? III. TỔNG KẾT:(4’) ? Sự biểu hiện tình quê trong 2 câu trên 1. Nghệ thuật: và 2 câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu? ? - 2 câu đầu: bề ngoài tỏ ra bình thản khách quan nhưng vẫn phảng phất nỗi buồn. ? - 2 câu cuối: Bề ngoài có vẻ khách quan 2. Nội dung: trầm tinh nhưng thấp thoáng sau đó là * Ghi nhớ - SGK. Tr128. nụ cười đau khổ trước hoàn cảnh trớ ? trêu của mình. Một giọng điệu bi hài IV. LUYỆN TẬP: thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan hóm hỉnh. ? Xót xa ngậm ngùi trước tình cảnh trớ trêu của mình như vậy càng bộc lộ rõ tình cảnh gì đối với quê hương? - Tình yêu quê hương thắm thiết sâu nặng của nhà thơ. ? Bài thơ là một văn bản biểu cảm. Hãy chỉ ra PTBC của bài thơ? - Biểu cảm thông qua miêu tả và tự sự. ? Bài thơ còn dùng những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu nào? - Đối, giọng điệu bi hài. Nội dung chính của bài thơ? HS Đọc ghi nhớ . ?. Quan sát bức tranh trong bài thơ. Bức tranh minh hoạ cảnh nào trong bài? - Cảnh tác giả vừa bước chân xuống.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> kiệu … ? Nội dung tình cảm biểu hiện trong bài thơ này có gì giống với bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch? - Hai bài thơ đều bộc lộ tình yêu quê hương. ? Em có biết bài hát nào thể hiện tình yêu quê hương không? c. Củng cố - luyện tập:( 2’) ? Đọc diễn cảm lại bài thơ ? ? Bài thơ có những nét đặc sắc nghệ thuật nào ? ? Bài thơ thể hiện t©m trạng g× của nhà thơ? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ - Sưu tầm những bài thơ viết về quê hương. - Chuẩn bị bài : Từ trái nghĩa. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ………......................................................................................................................... …….............................................................................................................................. Ngày soạn:20/10/2017. Ngày dạy:23/10/2017; Dạy lớp 7B 25/10/2017; Dạy lớp 7A. Tiết:37 - Tiếng việt TỪ TRÁI NGHĨA 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Nắm được khái niệm từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. b) Về kỹ năng - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - KNS: Lựa chọn cách sử từ trái nghĩa phù hợp với tình huốnggiao tiếp của bản thân c) Về thái độ - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? lấy ví dụ? * Đáp án: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào các nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Có 2 loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Ví dụ: Trái / quả : ĐN hoàn toàn; Chết / hi sinh: ĐN không hoàn toàn. * Đặt vấn đề :(1’) Chúng ta đã được học từ đồng nghĩa vậy từ trái nghĩa có gì khác so với từ đồng nghĩa bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI HS - Đọc lại bài bản dịch thơ của 2 bài NGHĨA:(10’) thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và 1. Ví dụ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. * Ví dụ 1. ? Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc Tiểu học tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ đó? - ngẩng / cúi (TN về hành động) ? Các từ trên có nghĩa trái ngược nhau - trẻ / già (TN về tính chất) dựa trên cơ sở chung nào? - đi / về (TN về hành động) ? Em có nhận xét gì về các cặp từ trên? GV Đưa ví dụ. → Là các cặp từ có nghĩa trái + đen / trắng; sáng / tối; sang / hèn; ngược nhau dựa trên một cơ sở chạy / nhảy. chung nào đó. ? Cặp từ nào trong các cặp từ trên không phải từ trái nghĩa? - chạy /nhảy. GV Đưa ví dụ 2. - Luống rau này già quá rồi. Từ già trong ví dụ trên có nghĩa là gì? * Ví dụ 2: ? - Quá lứa, cỗi quá mức thu hoạch. Già trái nghĩa với từ nào? ? Già trong câu khi đi trẻ lúc về già trái ? nghĩa với từ nào? - Già (rau già) / non (rau non) Từ xấu có thể thuộc các cặp từ trái ? nghĩa nào? - Già / trẻ Theo em từ già và từ xấu có phải là từ ? nhiều nghĩa không? - Xấu / đẹp (chữ xấu) Qua các ví dụ trên em hiểu gì về từ trái - xấu / tốt (tính nết) ? nghĩa - xấu / đẹp (người xấu) Đọc ghi nhớ . → Già, xấu : là từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ trái nghĩa.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> GV. khác nhau. Trong hai bài thơ: Tĩnh dạ tứ và hồi 2. Bài học: ? hương ngẫu thư từ trái nghĩa được (ghi nhớ - SGK. Tr 128.) dùng trong biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng gì? II. SỬ DỤNG TỪ TRÁI NGHĨA: (10’) Nhà văn L. tôn x tôi có tác phẩm Chiến 1. Ví dụ. ? tranh và hoà bình; Xi mô nôp có tác * Ví dụ 1: phẩm Ngày và đêm. Các cặp từ trên có - Từ trái nghĩa dùng trong phép đối ? phải là từ trái nghĩa không? tạo sự cân đối trong câu thơ và gợi Cách đặt tiêu đề như vậy có tác dụng hình ảnh đối lập tương phản. ? gì? * Ví dụ 2: Tìm thành ngữ có sử dụng từ trái - Chiến tranh và hoà bình. HS nghĩa. - ngày và đêm. ? Từ trái nghĩa trong thành ngữ trên ? có tác dụng gì? → Gây ấn tượng mạnh tạo sự hấp dẫn. ? Qua các ví dụ trên em hãy rút ra kết - chết vinh còn hơn sống nhục luận về việc sử dụng từ trái nghĩa? - Lá lành đùm lá rách GV: Khi dùng từ trái nghĩa cũng phải → Tạo sự đối lập khiến lời nói ? lựa chon cho phù hợp thêm sinh động - Ví dụ: trình độ cao/ trình độ hạ. Trình độ cao / trình độ thấp. 2. Bài học: ? * ghi nhớ - SGK. Tr 128. H. Đọc yêu cầu bài tập 1. Làm bài tập HS và trình bày – Gv chữa.. III. LUYỆN TẬP:(16’) GV Ghi bài tập lên bảng - gọi 3 hs lên bảng làm. Bài tập 1. Tr 129. - Nhận xét - chữa bài. a. lành / rách b. giàu / nghèo HS Đọc bài tập – làm bài tập và trình bày. c. ngắn / dài GV Chữa bài d. sáng / tối Bài tập 2. Tươi (cá tươi) / ươn(cá ươn) Tươi (hoa tươi) / khô (hoa khô) yếu (ăn yếu) / khoẻ (ăn khoẻ) Bài tập 3. Tr 129. Chân cứng đá mềm.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> Có di có lại gần nhà xa ngõ mắt nhắm mắt mở chạy sấp chạy ngửa c) Củng cố- luyện tập:( 2’ ) ? ThÕ nµo lµ tõ tr¸i nghÜa ? ? sử dụng từ trái nghĩa ntn ? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Học bài. Nắm vững thế nào là từ trái nghĩa. Cách sử dụng từ trái nghĩa. - Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học. - Hoàn thiện các bài tập 1, 2, 3. Làm bài tập 4. - ChuÈn bÞ tiÕt 40 :LuyÖn nãi vÒ v¨n biÓu c¶m. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ……….......................................................................................................................... Ngày soạn:22/10/2017. Ngày dạy:25/10/2017; Dạy lớp 7B 26/10/2017; Dạy lớp 7A. Tiết 38 - Tập làm văn. LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI 1. Mục tiêu a) Về kiến thức Rèn các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn bản nói biểu cảm Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm. b) Về kỹ năng - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người. - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. c) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, b. Chuẩn bị của trò: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> a. Kiểm tra bài cũ: (4’) GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS ở nhà. * Đặt vấn đề :(1’) Để các em tự tin khi nói trước đám đông và cũng là có kiến thức sâu hơn về văn bản nói. Hôm nay chúng ta cùng đi vào tiết luyện nói về… b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. ĐỀ BÀI: (12’) GV Nêu yêu cầu của giờ luyện nói: 1. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo Luyện nói trước lớp là luyện văn nói. những người lái đò đưa thế hệ trẻ Văn nói khác với văn viết ở chỗ câu cập bến tương lai. văn không dài. Nội dung không quá A. Mở bài: nhiều chi tiết. Nên chọn những ý và - Giới thiệu chung về đối tượng biểu chi tiết quan trong gợi cảm nhất. cảm: - Khi bắt đầu bài nói phải có lời mở + Hoàn cảnh gặp cô giáo cũ. Cảm đầu (lời thư gửi); kết thúc bài nói xúc khi gặp cô phải có lời cảm ơn thầy cô bạn bè đã Ví dụ: lắng nghe. - trên đường về thăm quê em gặp lại cô giáo chủ nhiệm em hồi lớp 5. GV Cùng HS bổ sung các dàn bài đã lập - Cảm thấy bồi hồi vui sướng ? Với đề 1 em có thể dùng cách nào để B. Thân bài: lập ý? - Hồi tưởng lại những kỉ niệm gắn - Hồi tưởng lại quá khứ để thể hiện với cô giáo: cảm xúc. + Bao kỉ niệm chợt ùa đến - Hoặc quan sát chi tiết và từ chi tiết + Hồi đó em thường đi học với Lâm nảy sinh cảm xúc. vì nhà hai đứa khá gần nhau. + Hôm đó chờ mãi không thấy Lâm (GV hướng dẫn HS lập dàn bài theo gọi đi học như mọi hôm em đành đi GV cách 1) trước và định chiều về sẽ sang nhà lâm + trời mưa, đường trơn em không sang nhà bạn được + Buổi tối trời tạnh em sang nhà Lâm cô giáo đã ở đó từ bao giờ, thì ra Lâm bị ốm. + Cô ngồi cạnh giường Lâm nằm, nét mặt hiền dịu, cử chỉ ân cần + cô động viên Lâm gắng điều trị cho mau khoẻ + Giọng nói của cô, cử chỉ của cô như một người mẹ hiền + Đứng ngoài ngắm nhìn cô lòng em rưng rưng xúc động ? Với đề 2 em chọn cách nào để lập ý? C. Kết bài - Có thể lập ý bằng cả 4 cách . + Việc làm đó của cô khiến em nhớ Hướng dẫn HS lập ý bằng cách quan mãi sát chi tiết và từ chi tiết nảy sinh cảm + Giờ đây khi đã trưởng thành.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> GV xúc. Chia lớp thành 3 nhóm - luyện nói trước nhóm. GV Theo dõi chung. - Lưu ý HS: trình bày bài nói theo GV Dàn ý đã lập. Tránh không viết thành bài văn và không cầm bài để đọc. Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp – HS nhận xét cách nói của bạn – GV Uốn năn sửa chữa.. nhưng hình ảnh cô giáo vẫn in đậm trong em. 2. Đề 2: Cảm nghĩ về một người thân. A. Mở bài: - Giới thiệu chung về người thân, tình cảm của bản thân đối với người thân. B. Thân bài: - Quan sát và miêu tả ngoại hìmh nổi bật của người thân: dáng vóc, khuôn mặt nước da, đôi mắt, nụ cười,Nhận xét, suy ngẫm của bản thân C. Kết bài:Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho người thân. II.THỰC HÀNH LUYỆN NÓI:(25’). c) Cñng cè- luyện tập:( 2’ ) - Cú thể lập ý bằng mấy cỏch ? đó là những cách nào ? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(1’) - Tập trình bày miệng 2 đề văn trên. - Tự luyện nói biểu cảm ở nhà với nhóm bạn hoặc trước gương. Viết thành văn 2 đề trên vào vở. Chuẩn bị bài cho tuần 11. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. Ngày soạn:22/10/2017 Ngày dạy:25/10/2017; Dạy lớp 7B 26/10/2017; Dạy lớp 7A Tiết: 39 - Văn bản KIỂM TRA VĂN 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Đánh giá việc tiếp thu nắm bắt kiến thức về văn bản của HS từ bài 1 đến bài 10. b) Về kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra. c) Về thái độ - GD ý thức tự giác độc lập tự chủ khi làm bài kiểm tra. 2. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: MA TRẬN: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nội TN TL TN TL TN TL số dung Tác Chỉ ra 1 giả được tên tác giả bài.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> thơ xa ngắm thác núi lư Số câu Số điểm Tỉ lệ: %. 1 0,25 2,5%. Thể thơ Bài thơ. Xác định được thể thơ cho từng bài thơ cụ thể. Chép lại theo trí nhớ được bài thơ. 1 1,5 15%. 1 0,5 5%. Số câu: Số điểm Tỉ lệ: %. Chỉ ra Phươn được g thức phương biểu thức biểu đạt đạt của hai câu thơ Số câu: 1 Số 0,25 điểm 2,5% Tỉ lệ: % Nội Nhớ được dung 2 câu thơ có cụm từ “ ta với ta” trong 2 bài thơ. 1 0,25 2,5%. 2 2 20% 1. 1 0,25 2,5% Chép lại được 2 câu thơ có chứa cụm từ “ ta với ta”. Phân tích cụm từ “Ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Bạn đến chơi nhà củaNguyễ.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> n Khuyến. Số câu: Số điểm Tỉ lệ: % Từ loại Số câu: Số điểm Tỉ lệ: % Nghệ thuật Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Tscâu TSđiể m Tỉ lệ %. 2,5 25%. 2 20%. 2,5 25%. 1 7 70%. Xác định được từ loại của các từ 0,5 0,25 2,5%. 0,5 0,25 2,5%. Nhận diện được biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ 0,5 0,25 2,5%. 0,5 0,25 2,5% 4,25 5 50%. 1,25 2,5 25%. 0,5 3 30%. 6 10 100%. Phần trắc nghiệm Câu 1: Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là của tác giả nào? A. Đỗ Phủ. B. Hạ Tri Chương C. Lí Bạch D. Tràn Quang Khải. Câu 2: Xác định thể thơ cho từng bài thơ bằng cách nối tên bài thơ với đáp án đúng. Tên bài thơ Thể thơ A. Nam quốc sơn hà 1. Ngũ ngôn tứ tuyệt(cổ thể).
<span class='text_page_counter'>(55)</span> B. C. D. E. F.. Vọng Lư sơn bộc bố 2. Thất ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ 3. Thất ngôn bát cú Hồi hương ngẫu thư 4. Lục bát Qua Đèo Ngang 5. Song thất lục bát Bạn đến chơi nhà 6. Thất ngôn Đường luật Câu 3: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương Khổ thơ trên dùng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả kết hợp biểu cảm D. Miêu tả kết hợp tự sự C. Biểu cảm trực tiếp. Câu 4:. Lom Khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. a. Từ lom khom , lác đác trong hai câu thơ trên là loại từ gì? A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ láy (phần vần) b. Hai câu thơ trên sử dụng bịên pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. đảo cấu trúc câu C. Cả hai đáp án A và B. Câu 5: Chép theo trí nhớ bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Phần tự luận: Câu 6: Phân tích cụm từ “ Ta với ta “ trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. 3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: Phần trắc nghiệm Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C D C B Chép đúng đẹp Câu 2 A. Nam quốc sơn hà : thất ngôn tứ tuỵêt B. Vọng Lư sơn bộc bố: thất ngôn tứ tuyệt C. Tĩnh dạ tứ : ngũ ngôn tứ tuyệt (cổ thể) D. Hồi hương ngẫu thư : thất ngôn tứ tuyệt E. Qua Đèo Ngang : thất ngôn bát cú. F. Bạn đến chơi nhà : thất ngôn bát cú Phần luận:(7 điểm) Câu 6: Cần làm rõ được các ý sau: - Cụm từ “ta với ta” trong mỗi bài thơ có nội dung thể hiện hoàn toàn khác nhau. + Trong bài Qua đèo Ngang cả hai từ ta đều chỉ chính tác giả và bộc lộ nỗi buồn cô đơn lẻ loi trước thiên nhiên rợp ngợp..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> + Trong bài bạn đến chơi nhà hai từ ta chỉ hai đối tượng khác nhau đó là tác giả và người bạn già của ông.Cụm từ ta với ta chỉ sự hoà hợp của hai con người hai tâm hồn. Bằng cụm từ này tác giả khẳng định tình bạn chân thành tri kỉ sẽ vượt qua mọi lễ nghi vật chất tâm thường … HS phải viết thành một đoạn văn ngắn. Trình bày mạch lạc súc tích. * Sau 45’ làm bài GV thu bài về nhà chấm. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Chuẩn bị bài: Từ đồng âm và Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Ngày soạn:23/10/2017. Ngày dạy:26/10/2017; Dạy lớp 7B 31/10/2017; Dạy lớp 7A. Tiết: 40 - Văn bản TỪ ĐỒNG ÂM 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Nắm được khái niệm từ đồng âm. - Nắm được việc sử dụng từ đồng âm b) Về kỹ năng - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản,;Phân biệt từ đồng âm với từ nhiểu nghĩa. - Đặt câu với từ đồng âm - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. c) Về thái độ - Có thái độ cẩn trọng tránh gây nhâm lẫn hoặc khó hiểu khi dùng từ đồng âm trong giao tiếp. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (4’).
<span class='text_page_counter'>(57)</span> * Câu hỏi: ? Thế nào là từ trái nghĩa? Xác định những từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời * Đáp án: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao: lành / rách. * Đặt vấn đề :(1’) - GV đưa ví dụ: + Đường vào Mường Men khúc khuỷ, gồ ghề. + Mẹ mua một túi đường. ? Từ đường trong câu 1 và từ đường trong câu 2 có nghĩa giống nhau không? - Nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau: Đường1 (đường đi); đường 2 (đường ăn). GV: Hai từ này phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau. Vậy những từ như vậy được gọi là loại từ gì. Tiết học này … b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung G V. Đưa ví dụ + Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên + Mua được con chim bạn tôi nhốt nay vào lồng. - 1 HS đọc lại ví dụ trên. - GV lưu ý HS 2 từ lồng. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ? lồng trong hai câu trên? Nghĩa của chúng có liên quan gì đến ? nhau không? - Nghĩa không liên quan gì đến nhau. Xét về từ loại thì mỗi từ lồng trên ? thuộc từ loại gì? Vậy em thấy 2 từ trên có điểm gì ? giống nhau và điểm gì khác nhau? Em hiểu thế nào là từ đồng âm? ? Vậy hai từ đường trong câu : Đường vào Mường Men quanh co, khúc khỷu Và: Mẹ mua một túi đường. Cũng là từ gì? - Từ đồng âm. Đọc ghi nhớ. HS Quay trở lại ví dụ trên em hãy suy ? nghĩ xem nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng?. I.THÉ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM: (9’) 1. Ví dụ: + Lồng (1): (trâu, ngựa, bò) nhảy dựng lên hoặc chạy xông xáo.(động từ) + Lồng(2): đồ đan bằng tre nứa mây … để nhốt chim, gà …(danh từ). → Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau → từ đồng âm. 2. Bài học. * Ghi nhớ - SGK. Tr135.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> G ? ?. ?. G ?. ? ?. Đưa ví dụ: Nếu tách khỏi ngữ cảnh thì câu trên có thể hiểu theo mấy nghĩa? - Hiểu theo 2 nghĩa.(câu đa nghĩa) Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa? - Kho 1: hoạt đọng chế biến thức ăn. - Kho 2: nơi chứa đựng cá. Như vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng dồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp? - ta cần phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp. Và tránh không nói nước đôi. Đưa ví dụ - chân người, chân bàn, chân tường Giải nghĩa các từ chân trong mỗi trường hợp trên? - Chân (chân người): Bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng … - Chân (chân bàn): bộ phận dưới cùng của một đồ vật có tác dụng đỡ mặt phẳng ở phía trên … - chân(chân tường): Phần dưới cùng, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền của bức tường Các từ chân trong 3 trường hợp trên đều có một nét nghĩa chung là gì? Vậy đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?. II. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM:(10’) 1. Ví dụ: * Ví dụ 1(phần I) - Dựa vào ngữ cảnh để phân biệt nghĩa của các từ “lồng” * Ví dụ 2: a1: Đem cá về kho.(câu đa nghĩa) + Kho: cách chế biến thức ăn. + Kho: chỗ chứa đựng vật nào đó a2: Đem cá về mà kho nghĩa ĐT Đem cá về nhập kho nghĩa DT. } câu đ. } câu đ.. 2. Bài học. * Ghi nhớ . SGK. Tr 136.. * Lưu ý : cần phân biệt từ đồng Đọc2 khổ thơ đầu của bài thơ Bài ca âm với từ nhiều nghĩa. HS nhà tranh … Hướng dẫn Hs làm bài tập (cho HS III. LUYỆN TẬP:(16’) G thảo luận theo nhóm – 2 HS một Bài tập 1. Tr 136. V nhóm) * Thu H. Trình bày - nhận xét + Thu 1: mùa thu Chữa. + Thu 2: thu tiền HS * cao G + cao1: núi cao (cao trái nghĩa với V thấp) + cao 2: cao khỉ (1 loại thuốc bổ nấu từ xương khỉ) * Tranh + Tranh lợp nhà (loại cỏ đan thành.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> phên lợp nhà) + Tranh công (giành lấy) * sang + đi sang lớp 7b (đi đến một nơi khác) + quần áo sang.(đắt tiền, quí giá, để lộ sự giàu có) Đọc bài tập 2 – làm bài tập và trình *nhè bày + nhè trước mặt(chỉ nhằm vào một Chữa bài. chỗ) HS + khóc nhè (khóc dài giọng) G V. Làm bài tập – trình bày - nhận xét Chữa bài. HS Thảo luận(3 nhóm)–các nhóm trình G bày. V Chữa. Trong cuộc sống, nhất là trong văn chương người ta thường lợi dụng hiện HS tượng đồng âm với mục đích tu từ (chơi chữ). G Ví dụ: V Trùng trục như con bò thui G Chín đầu, chín mắt, chín tai, chín V mồm (là con gì) - DG lợi dụng sự đồng âm khác nghĩa giữa chín (TT) chín (ST). c. Củng cố- Luyện tập:( 3’). Bài tập 2. Tr 136. a. Các nghĩa khác nhau của từ cổ - bộ phận nối liền giữa thân và đầucủa người hoặc động vật (cổ người , cổ mèo) - bộ phận nối liền giữa thân và miệng của một đồ vật (cổ chai) - bộ phận nối liền giữa cánh tay và bàn tay(cổ tay) → Mối liên quan giữa các nét nghĩa trên: bộ phận nối liền → Là từ nhiều nghĩa b.Từ đồng âm với từ cổ - cổ đại, cổ tích, cổ thụ( cổ: xưa cũ lâu đời) Bài tập 3. Tr 136 Đặt câu - Chúng em ngồi xung quanh bàn để bàn về việc đi cắm trại. - Bác ấy nghiên cứu rất sâu về việc phòng chống sâu bọ. - Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi. Bài tập 4. Tr 136. - anh chàng nọ ở đây đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh chàng nọ rằng: “vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà?” thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> ? Thế nào là từ đồng âm? ? Cách dùng từ đồng âm? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Nắm rõ thế nào là từ đồng âm. Cách dùng từ đồng âm. - Hoàn thiện các bài tập. - Tìm 1 bài ca dao, thơ… có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ à nêu giá trị của nó - Chuẩn bị bài cho tiết 44: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ………......................................................................................................................... ……............................................................................................................................. ………..........................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(61)</span>