Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Giao an tuan 1 6 Khanh Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.33 KB, 110 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 SÁNG: Thứ hai, ngày 28 tháng 08 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 1 - 2 - Sgk/ 4 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM Thời gian dự kiến: 70 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * - Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh) - Lắng nghe tích cực - Kiên định - Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện) B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Luyện đọc - Gv đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đọc từng câu trong nhóm. Theo dõi sửa sai, kết hợp luyện đọc từ khó - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Yêu cầu các nhóm thi đọc - Đọc đồng thanh đoạn 1, 2 Tiết 2  Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Yêâu cầu học sinh đọc thầm bài & TLCH trong SGK 1/ Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? ( Mỗi khi cầm sách.......nguệch ngoạc cho xong ) * Chính vì vậy cậu bé phải tự đánh giá, điều chỉnh về công việc của mình 2/ Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì? ( Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ) 3/ Bà cụ giảng giải thế nào? ( mỗi ngày mài....thành tài ) * Đến lúc này, cậu bé tin lời bà cụ và cậu hiểu ra ngay, quay về nhà học bài 4/ Câu chuyện này khuyên em điều gì? ( Câu chuyện khuyên em nhẫn nại, kiên trì...)  Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Gv đọc mẫu lần 2. Đọc thể hiện đúng nội dung bài, phân biệt lời cậu bé, lời bà cụ. - Yêu cầu hs thi đọc bài. Mỗi em đọc 1 đoạn. Theo dõi hs đọc bài, tuyên dương.  Hoạt động 4: Củng cố - Yêu cầu hs đọc lại bài và nêu nội dung bài học - Dặn dò, nhận xét tiết học.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TOÁN - Tiết 1 - Sgk/ 4 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. - Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 B-Đồ dùng dạy học: GV: 1 bảng các ô vuông, SGK HS: Vở , SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố về số có 1 chữ số, số có 2 chữ số. Bài 1: Số?  Mục tiêu: Biết thứ tự các số từ 0 đến 100: số có 1 chữ số, số có 2 chữ số. - Yêu cầu hs nêu đề bài, hướng dẫn hs. Cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs nêu kết quả, sửa sai cho hs - Chốt: Có 10 số có 1 chữ số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Số 0 là số bé nhất có 1 chữ số. Số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số. Bài 2: Viết tiếp các số có hai chữ số  Mục tiêu: Biết thứ tự các số từ 0 đến 100: số có 1 chữ số, số có 2 chữ số. - Bảng phụ. Vẽ sẵn 1 bảng cái ô vuông - Hướng dẫn HS viết tiếp các số có 2 chữ số theo nhóm. Gọi mời các nhóm nối tiếp nhau đọc số. - Chốt: Số bé nhất có 2 chữ số là 10, số lớn nhất có 2 chữ số là 99.  Hoạt động 2: Củng cố về số liền trước, số liền sau. Bài 3: Số?  Mục tiêu: Biết số liền trước, số liền sau. - Hướng dẫn HS viết số liền trước, số liền sau - Cả lớp làm vào vở. Hs nêu kết quả theo trò chơi lá thăm may mắn, nhận xét  Hoạt động 3: Củng cố - Trò chơi: Ai nhanh hơn: “Nêu nhanh số liền sau, số liền trước của 1 số cho truớc”. GV nêu 1 số rồi chỉ vào 1 HS nêu ngay số liền sau rồi cho 1 HS kế tiếp nêu số liền trước hoặc ngược lại. - Nhận xét – Dặn dò D.Phần bổ sung:......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TIẾNG VIỆT ( BS ) CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. B-Đồ dùng dạy học: GV và HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Gv đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đọc từng câu trong nhóm. Theo dõi sửa sai, kết hợp luyện đọc từ khó - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Yêu cầu các nhóm thi đọc - Đọc đồng thanh đoạn 1, 2  Hoạt động 2: Rèn hs thi đọc bài: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” - Yêu cầu hs thi đọc bài giữa các nhóm - Gv theo dõi sửa sai cho hs - Nhận xét tiết học .......................................................... TOÁN ( BS ) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 A-Mục tiêu: - Củng cố cách đếm, đọc, viết các số đến 100. - Củng cố nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. B-ĐDDH: - Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: - Củng cố về số có 1 chữ số, số có 2 chữ số.  Hoạt động 2: - Củng cố về số liền trước, số liền sau.  Hoạt động 3: - Sửa bài, nhận xét. Thu vở chấm - Nhận xét tiết học ........................................................... SÁNG: Thứ ba, ngày 29 tháng 08 năm 2017 CHÍNH TẢ ( TẬP CHÉP ) - Tiết 1 - Sgk/ 6 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM Thời gian dự kiến: 35 phút.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A-Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT (SGK); trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm được các bài tập 2, 3, 4. B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ chép bài mẫu, SGK HS: Vở HS, SGK, Bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép  Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn chép, viết đúng từ khó. - GV đọc đoạn chép trên bảng. Gọi hs đọc lại - Đoạn chép này là lời của ai nói với ai? - Hướng dẫn HS nhận xét: Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? - Chữ đầu đoạn viết ntn? - Hướng dẫn viết bảng con từ khó: Mài, ngày, cháu, sắt. Hướng dẫn HS chép bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. Chấm, sửa bài. GV nhận xét.bài viết của học sinh.  Hoạt động 2: Luyện tập  Mục tiêu: HS làm bài tập. Thuộc bảng chữ cái Bài 2: Điền vào chỗ trống - Yêu cầu HS làm mẫu. Cả lớp làm vở bài tập. Gv n/xét Bài 3: - Viết những chữ cái còn thiếu vào vở - Gọi hs lên bảng viết. Nhận xét, sửa sai Bài 4: Đọc thuộc bảng chữ cái ở bài tập 3 - Gọi hs đọc thuộc và đúng thứ tự bảng chữ cái  Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc 9 chữ cái - Nhận xét dặn dò: D- Phần bổ sung:...................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 2 - Sgk/ 4 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT) Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số. - Biết so sánh các số trong phạm vi 100. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3, bài 4, bài 5 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng cài – số rời HS: Bảng con – vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn tập các số đến 100.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Số liền trước của 72 là số nào? - Số liền sau của 72 là số nào? - HS nối tiếp đọc số từ 10 đến 99. Nhận xét  Hoạt động 2: Củng cố về đọc, viết, phân tích số Bài 1: Viết ( theo mẫu )  Mục tiêu: Viết và đọc số chục, đơn vị của số có 2 chữ số - Hướng dẫn: 8 chục 5 đơn vị viết số là: 85. Hs làm bài cá nhân - Các nhóm lần lượt nêu cách đọc các số, nhận xét sửa sai hs  Hoạt động 3: So sánh các số Bài 3: Viết các số  Mục tiêu: Biết được >, <, = và viết đúng thứ tự dãy số. - Cho hs làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng viết số theo hình thức truyền bóng. Nhận xét , chữa bài  Hoạt động 4: Viết các số Bài 4:  Mục tiêu: Biết viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại - Cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng viết theo thứ tự - Nhận xét, sửa sai Bài 5:  Mục tiêu: Biết viết số thích hợp vào ô trống - Tương tự như bài 4  Hoạt động 5: Củng cố - Trò chơi: Viết nhanh - Nhận xét dặn dò D-Phần bổ sung:...................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP - Tiết 1 CHỮ HOA: A A-Mục tiêu: - Rèn viết đúng chữ hoa. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. B-Đồ dùng dạy học: HS: Bảng, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn viết chữ cái hoa - GV viết mẫu - GV hướng dẫn cách viết và nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con. Theo dõi sửa sai, uốn nắn hs  Hoạt động 2: Viết vở - GV nêu yêu cầu viết vào vở – GV theo dõi, giúp đỡ HS - Chấm, chữa bài. – GV nhận xét chung. - Nhận xét tiết học .........................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TOÁN ( BS ) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT) A-Mục tiêu: - Củng cố cách viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số. - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 100. B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: - Củng cố về đọc, viết, phân tích số  Hoạt động 2: - So sánh các số và viết đúng thứ tự dãy số.  Hoạt động 3: - Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại - Điền số thích hợp vào ô trống  Hoạt động 4: - Sửa bài, nhận xét. Thu vở chấm - Nhận xét tiết học .............................................................. TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( BS ) CƠ QUAN VẬN ĐỘNG Thờigian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Củng cố về cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ. - Củng cố sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ – xương) HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Thực hành - Yêu cầu 1 HS thực hiện động tác “lườn”, “vặn mình”, “lưng bụng”. - Chốt: Các bộ phận này hoạt động nhịp nhàng là nhờ cơ quan vận động. Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.  Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh hơn - GV phổ biến luật chơi. - GV chốt ý: Muốn cơ quan vận động khỏe, ta cần năng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ săn chắc, xương cứng cáp. Cơ quan vận động khỏe chúng ta nhanh nhẹn. - Nhận xét - dặn dò ........................................................... SÁNG: Thứ tư, ngày 30 tháng 08 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 3 - Sgk/6 TỰ THUẬT Thời gian dự kiến: 35 phút.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. - Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch) (trả lời được các câu hỏi trong SGK). B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng câu hỏi tự thuật, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - HS đọc từng đoạn chuyện: Có công mài sắt có ngày nên kim và trả lời câu hỏi + Tính nết cậu bé lúc đầu ntn? + Vì sao cậu bé lại nghe lời bà cụ để quay về nhà học bài? - Nhận xét  Hoạt động 2: Luyện đọc - Gv đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu hs đọc từng câu nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - Đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài ). Nhận xét tuyên dương  Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HD hs đọc thầm TLCH về ND bài đọc 1/ Em biết những gì về bạn Thanh Hà? 2/ Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy? 3/ & 4/ Gv cho HS chơi trò chơi “phỏng vấn” để trả lời các câu hỏi về bản thân nêu trong bài  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Gv đọc mẫu lần 2 - Yêu cầu hs thi đua đọc bài. Gv nxét, tuyên dương  Hoạt động 4: Củng cố: - Tự thuật là gì? Hãy nêu những người thường hay viết tự thuật - Nhận xét, dặn dò: D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 3 - Sgk/ 5 SỐ HẠNG - TỔNG Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết số hạng; tổng. - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, bảng chữ, số , SGK HS: SGK, vở toán, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu số hạng và tổng  Mục tiêu: Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. Biết viết 1 phép cộng theo cột dọc. - Gv ghi bảng phép cộng: 35 + 24 = 59 - Gọi HS đọc - Gv chỉ vào từng số trong phép cộng và nêu: 35 gọi là số hạng ( ghi bảng ), 24 gọi là số hạng, 59 gọi là tổng. - Yêu cầu HS đọc tính cộng theo cột dọc ( SGK ). Nêu tên các số trong phép cộng theo cột dọc - Trong phép cộng 35 + 24 cũng là tổng. - Gv giới thiệu phép cộng: 63 + 15 = 78 - Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép cộng. Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Thực hành . * Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống ( Theo mẫu )  Mục tiêu: Biết tính tổng - Muốn tìm tổng ta phải làm ntn? Yêu cầu hs làm bài vào vở cá nhân - Gọi hs nêu kết quả. Nhận xét * Bài 2: Đặt tính rồi tính ( theo mẫu )  Mục tiêu: Biết đặt tính rồi tính - Gv HD bài mẫu. Yêu cầu hs làm bài vào vở - Gọi 4 hs lên bảng ( bốc thăm ) - Nhận xét sửa sai * Bài 3: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải toán có lời văn bằng một phép cộng - Hướng dẫn HS tóm tắt. Cả lớp giải bài vào vở cá nhân - Gọi hs lên bảng giải. Nhận xét, sửa bài  Hoạt động 3: Củng cố - Thi đua viết phép cộng và tính tổng nhanh. Gv nêu phép cộng: 24 + 24 = ? - Nhận xét tuyên dương - Nhận xét dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 1 - SGK/ 8 TỪ VÀ CÂU Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành. - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2); viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh và ảnh rời., Thẻ chữ có sẵn, Thẻ chữ để ghi. SGK HS: SGK, VBT C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Cung cấp các biểu tượng về Từ Bài tập 1: Treo tranh: 8 ảnh rời * Mục tiêu: Nhận biết từ qua hình ảnh và tìm được từ. - Có 8 ảnh vẽ hình người, vật, việc. Mỗi người, vật, việc, đều có tên gọi. Tên gọi đó được gọi là từ. - Giao việc: Tìm ở bảng phụ thẻ chữ gọi tên từng hình vẽ. Mỗi nhóm có 8 em thi đua. Từng em của các nhóm lần lượt tìm thẻ chữ gắn đúng ở dòng hình vẽ sao cho tên gọi phù hợp với hình vẽ. Tất cả 8 hình 8 thẻ chữ / nhóm. - Nhận xét – Tuyên dương - Chốt: Tên gọi cho mỗi người, vật, việc, đó là từ. Từ có nghĩa.  Hoạt động 2: Luyện tập về Từ Bài tập 2: * Mục tiêu: Biết tìm các từ có liên quan đến hoạt động học tập. - Giao việc: Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, từ chỉ hoạt động của HS, từ chỉ tính nết của HS. - Các nhóm nhiều em ghi từ tìm được vào thẻ ghi gắn vào tờ giấy lớn của nhóm, có kẻ sẵn 3 nhóm từ. Xong, nhóm trưởng sẽ mang lên bảng. - Nhóm nào tìm được nhiều từ và nhanh, đúng sẽ thắng. - Nhận xét – Tuyên dương. Chốt lại.  Hoạt động 3: Luyện tập về Câu Bài tập 3: * Mục tiêu: Biết dùng từ đặt thành câu. - Treo tranh yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh gì? + Trong tranh có những ai? + Các bạn trong tranh đang làm gì? - Giao việc: Mỗi nhóm sẽ viết 1 câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh. Tự chọn tranh. Viết xong, dán lên bảng lớp. - Chốt lại: Khi trình bày sự việc, chúng ta dùng từ diễn đạt thành 1 câu nói để người khác hiểu được ý mình nói.  Hoạt động 4: Củng cố - Cho hai nhóm thi đua: 1 nhóm nêu từ và 1 nhóm nêu câu với từ đó và ngược lại. - Gv: Trong bài học hôm nay các em đã biết tìm từ và đặt câu. Các em sẽ tiếp tục luyện tập ở các tiết sau. - Nhận xét - dặn dò: D-Phần bổ sung:....................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TẬP LÀM VĂN - Tiết 1 - Sgk/ 12.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1); nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn (BT2). * - Tự nhận thức vể bản thân. - Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến ngưới khác B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, SGK HS: SGK, vở bt C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ( ĐDDH: tranh )  Mục tiêu: Thực hành hỏi – đáp về bản thân, về 1 bạn. Xem tranh kể lại sự việc. * Bài tập 1: - Gv giúp hs hiểu y/cầu - Gv hỏi từng câu - Cho HS chơi trò chơi: “Phóng viên” - Dựa vào câu hỏi để hỏi bạn. – Gv nxét * Bài 2: Nói lại những điều em biết về bạn - Dựa vào câu hỏi bài 1 để nói lại những điều em biết về bạn. - Gv nxét . Chốt: Em biết nói về bản thân về bạn chính xác, diễn đạt tự nhiên * Các em đã biết tự mình giới thiệu về mình cho các bạn biết và các bạn đã lắng nghe ý kiến * Bài 3: Nêu yêu cầu bài - Gv cho HS kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể bằng 1 hoặc 2 câu - Sau đó cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Nhận xét, tuyên dương * Kể chuyện một cách tự tin đó chính là ý thức của bản thân  Hoạt động 2: Củng cố - Lần lượt cho hs nối tiếp nhau tự giới thiệu về mình cho các bạn - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) LUYỆN TẬP A-Mục tiêu: - Ôn viết lại bài chính tả: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” - Ôn viết lại chữ hoa A và câu ứng dụng: Anh em thuận hoà B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ chép bài mẫu, SGK HS: Vở, SGK, Bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn viết lại bài chính tả: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” - GV đọc đoạn chép trên bảng. Gọi hs đọc lại, cả lớp đồng thanh - Hướng dẫn viết bảng con các từ đã viết sai tiết trước. Hướng dẫn HS chép bài vào vở..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV theo dõi, uốn nắn. Chấm, sửa bài. GV nhận xét.bài viết của học sinh.  Hoạt động 2: Ôn viết lại chữ hoa A và câu ứng dụng: Anh em thuận hoà - GV viết mẫu chữ A - GV hướng dẫn lại cách viết. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con. - GV nhận xét uốn nắn. - Hướng dẫn viết câu ứng dụng: Anh em thuận hòa - GV viết mẫu - HS viết bảng con - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài. - Nhận xét tiết học. .................................................................. TIẾNG VIỆT ( BS ) TỪ VÀ CÂU A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc đúng và rõ ràng; biết nghỉ hơi sau các dấu câu các bài tập đọc - Củng cố các từ liên quan đến hoạt động học tập; viết được câu đúng chính tả B-Đồ dùng dạy học: SGK, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Tìm các từ có liên quan đến hoạt động học tập.  Hoạt động 2: Củng cố cách dùng từ đặt thành câu.  Hoạt động 3: Viết một đoạn chính tả - Sửa bài, nhận xét. Thu vở chấm - Nhận xét tiết học ............................................................... SÁNG: Thứ năm, ngày 31 tháng 08 năm 2017 TOÁN - Tiết 4 - Sgk/ 6 LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số. - Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 2), bài 3 (a,c), bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, Bảng phụ HS: SGK, vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: HD hs làm bài tập Bài 1: Tính.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng tính - Gv nxét, sửa sai cho hs. Đổi vở chấm chéo Bài 2 : Tính nhẩm * Mục tiêu: Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số. - Cả lớp làm vào vở. Gọi hs nêu kết quả - Nhận xét sửa sai hs Bài 3: Đặt tính rồi tính tổng * Mục tiêu: Biết cách đặt tính rồi tính tổng - Tương tự như bài 1. Gọi hs lên bảng đặt tính rồi tính tổng Bài 4: Giải toán * Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng - Gv giúp hs nắm y/c bài toán. Tóm tắt bài toán - Cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét sửa sai  Hoạt động 2: Củng cố: - Tổ chức cho hs chọn thẻ từ có kq đúng gắn vào ô trống ( nhóm ) - Nhận xét tuyên dương - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TẬP VIẾT - Tiết 1 - Sgk/9 CHỮ HOA: A Thời gian dự kiến: 35phút A-Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em thuận hoà (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu A. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ HS: Bảng, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa  Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ A * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: * Gắn mẫu chữ A - Chữ A cao mấy li? - Gồm mấy đường kẻ ngang? - Viết bởi mấy nét? - GV chỉ vào chữ A và miêu tả: + Nét 1: gần giống nét móc ngược (trái) hơi lượn ở phía trên và nghiêng bên phải. + Nét 2: Nét móc phải. + Nét 3: Nét lượn ngang. - GV viết mẫu A - GV hướng dẫn cách viết..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con. – GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn.  Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.  Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ. * Giới thiệu câu: Anh em thuận hòa - Giải nghĩa: Lời khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau. * Quan sát và nhận xét: - Nêu độ cao các chữ cái. – Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Anh lưu ý nối nét A và n * HS viết bảng con: Anh  Hoạt động 3: Viết vở  Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. - GV nêu yêu cầu viết. – GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài. – GV nhận xét chung.  Hoạt động 3: Củng cố: - Tổ chức cho các em thi viết chữ hoa đẹp - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ ( NV ) – Tiết 2 -Sgk/ 11 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi?; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT3, BT4; BT(2) b B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, SGK HS: SGK, bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs viết bảng - 2 HS lên bảng, đọc HS viết bảng: tảng đá, chạy tản ra. Cả lớp viết bảng con - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: ( ĐDDH: Bảng phụ )  Mục tiêu: Hiểu được nội dung chính và biết cách trình bày khổ thơ - Gv đọc mẫu khổ thơ cuối - Nắm nội dung: + Khổ thơ này chép từ bài thơ nào? + Khổ thơ là lời của ai nói với ai? + Khổ thơ có mấy dòng? + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết ntn? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? - Gv cho HS viết bảng con những tiếng dễ sai..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>  Hoạt động 3: Luyện viết chính tả  Mục tiêu: Nghe và viết đúng chính tả 1 khổ thơ của bài tập đọc - Gv đọc bài cho HS viết - Gvtheo dõi uốn nắn - Chấm, chữa bài  Hoạt động 4: Làm bài tập  Mục tiêu: Nắm được bảng chữ cái, thuộc tên 10 chữ cái * Bài 2b: - Nêu yêu cầu: Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống - Cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs làm bảng phụ - Gv và hs nhận xét sửa sai * Bài 3: - Viết các chữ cái theo thứ tự đã học. Gọi hs lên bảng viết các chữ cái còn thiếu vào bảng - Nhận xét sửa sai cho hs, cả lớp đồng thanh và làm vào vở bt * Bài 4: - Nêu yêu cầu, Gv cho HS đọc bảng chữ cái. Rèn học thuộc bảng chữ cái  Hoạt động 5: Củng cố - Nhận xét bài viết. - Dặn dò nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KỂ CHUYỆN - Tiết 1 - Sgk/ 5 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện ( ĐDDH: tranh )  Mục tiêu: HS kể từng đoạn bằng lời theo tranh dựa vào câu hỏi. - Hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.  Kể theo tranh 1: Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách ntn? Vậy còn lúc tập viết thì ra sao?  Kể theo tranh 2: Tranh vẽ bà cụ đang làm gì? Cậu bé hỏi bà cụ điều gì? - Bà cụ trả lời thế nào? Cậu bé có tin lời bà cụ nói không?  Kể theo tranh 3: Bà cụ trả lời thế nào? Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?  Kể theo tranh 4: Em hãy nói lại câu tục ngữ Câu tục ngữ khuyên em điều gì? - Chốt: “Có công mài sắt có ngày nên kim” khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại..

<span class='text_page_counter'>(15)</span>  Hoạt động 2: Kể chuyện theo nhóm  Mục tiêu: HS tiếp nối nhau kể từng đoạn theo nhóm. - Cho HS kể theo từng nhóm, theo dõi chung, giúp đỡ nhóm làm việc - Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện. Nhận xét tuyên dương  Hoạt động 3: Kể chuyện trước lớp  Mục tiêu: HS kể chuyện kèm với động tác, điệu bộ - Cần 3 người đóng vai: Người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ. Mỗi vai kể với giọng riêng có kèm với động tác, điệu bộ.  Nhận xét cách kể của từng nhóm  Hoạt động 4: Củng cố - Yêu cầu hs kể lại toàn bộ câu chuyện - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU TOÁN ( BS ) LUYỆN TẬP A-Mục tiêu: - Ôn lại cách gọi tên các thành phần trong phép cộng và cách thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Ôn lại cách giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: Vở, Bảng con, nháp C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn lại cách gọi tên các thành phần trong phép cộng - Yêu cầu hs gọi tên các thành phần trong phép cộng. Nhận xét, tuyên dương - Gọi hs nêu ví dụ và gọi tên các thành phần trong phép cộng đã cho. Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Ôn cách thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - HD bài mẫu cách đặt tính và cách tính ( dành cho hs yếu ) - Yêu cầu hs làm bài cá nhân. Gọi hs lên bảng, nhận xét, sửa bài  Hoạt động 3: Ôn lại cách giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng. - Yêu cầu hs đọc đề toán, hd tóm tắt bài toán - Cả lớp giải bài cá nhân vào vở. Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, sửa bài - Nhận xét tiết học .............................................................. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Tiết 1 GIỮ GÌN ĐÔI MẮT SÁNG. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Hiểu được tầm quan trọng của đôi mắt - Rèn luyện những thói quen giữ gìn đôi mắt sáng: rửa mặt sạch sẽ, ngủ đủ giấc, tập nhìn xa B-Đồ dùng dạy học: GV và HS: Sách thực hành KNS C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Đọc truyện, xử lí tình huống và thực hiện bài tập thông qua câu chuyện - Gv yêu cầu hs đọc truyện: Trò chơi nguy hiểm - Gv kể lại câu chuyện cho hs nghe. Yêu cầu hs thảo luận trong nhóm xử lí tình huống và thực hiện đánh dấu chéo vào ô trống theo câu hỏi trong sách KNS/ 4, 5 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung - Gv chốt ý nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Vận dụng bài học vào cuộc sống - Yêu cầu hs thảo luận và cho biết được những thực phẩm bổ sung vitamin cho đôi mắt sáng khỏe - Cách giữ gìn đôi mắt sáng và những điều nên tránh để giúp bảo vệ mắt - Đại diện trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung - Gv chốt ý, rút ra bài học  Hoạt động 3: Củng cố - Yêu cầu hs đọc lại phần bài học - ? Để giữ gìn đôi mắt sáng các em cần phải làm gì? - Nhận xét tiết học ....................................................................... ÂM NHẠC ( BS ) ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1 – NGHE HÁT QUỐC CA A-Mục tiêu: - Ôn lại một số bài hát đã học ở lớp 1. - Giáo dục cho hs khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. B-Đồ dùng dạy học: Máy nghe, nhạc cụ quen dùng C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn lại một số bài hát đã học ở lớp 1. - Cho hs hát lại 1 số bài hát lớp một - Cho hs b/diễn trước lớp ( đơn ca, tốp ca) - Nhận xét t/dương - Tổ chức cho hs hát theo nhóm ( vừa hát vừa gõ theo phách )  Hoạt động 2: Nghe bài hát Quốc ca - Cho Hs nghe bài hát Quốc ca - Giáo dục hs khi chào cờ phải đứng như thế nào? - Nhận xét tiết học ...........................................................

<span class='text_page_counter'>(17)</span> SÁNG: Thứ sáu, ngày 01 tháng 09 năm 2017 TOÁN - Tiết 5 – Sgk/ 7 ĐỀ- XI- MÉT Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm. - Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 B-Đồ dùng dạy học: GV: Băng giấy có chiều dài 10 cm Các thước thẳng dài 2 dm, 3 dm hoặc 4 dm với các vạch chia cm HS: SGK, thước có vạch cm C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài Đê-xi-mét  Mục tiêu: Nắm được tên gọi, ký hiệu của dm - Gv phát băng giấy cho HS yêu cầu HS đo độ dài và ghi số đo lên giấy. - Giới thiệu “10 xăngtimét còn gọi là 1 đêximét”, ghi lên bảng đêximét. - Đêximét viết tắt là dm. Trên tay các em đã có băng giấy dài 10 cm. Nêu lại số đo của băng giấy theo đơn vị đo là đêximét - Yêu cầu HS ghi số đo vừa đọc lên băng giấy cách số đo 10 cm. - Vây 10 cm và 1 dm có quan hệ ntn? Hãy so sánh và ghi kết quả lên băng giấy. - Yêu cầu HS đọc kết quả rồi ghi bảng: 10 cm = 1 dm - 1 dm bằng mấy cm?. Yêu cầu HS chỉ ra trên thước thẳng đoạn có độ dài 1 dm. - Gv đưa ra 2 băng giấy yêu cầu HS đo độ dài và nêu số đo. - 20 cm còn gọi là gì?. Yêu cầu HS chỉ ra trên thước đoạn dài 2 dm, 3 dm  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi  Mục tiêu: Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; - Gv nêu câu hỏi, hs trả lời. Nhận xét sửa sai Bài 2: Tính (theo mẫu)  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đềxi-mét. - Gv lưu ý: Không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả. - Cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng tính - Nhận xét,sửa sai. Đổi vở chấm chéo Bài 3: Vẽ đoạn thẳng MN dài 1dm - HD hs vẽ đoạn thẳng vào vở. Gọi hs xung phong lên bảng vẽ - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức cho hs thực hành đo chiều dài một số đồ vật - Nhận xét tuyên dương.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... SINH HOẠT TẬP THỂ - Tuần 1 TỔNG KẾT CUỐI TUẦN I. N. Xét tình hình tuần qua: - Hs đi học chưa đầy đủ , có đầy đủ dụng cụ, sách vở. - Đi học chuyên cần và đúng giờ. - Tập t.dục nhanh nhưng chưa đều và đẹp. - Vệ sinh lớp sạch nhưng còn chậm. II. Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục ổn định cho HS đi vào nề nếp. - Chỉnh đốn lại các tổ & chỗ ngồi. - Phân công việc truy bài đầu giờ; kiểm tra đd học tập kĩ trước khi vào học. - Phân công nhóm học ở nhà; Hs K, G kèm hs yếu ở nhà. - Vệ sinh lớp cần sạch hơn.. --.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TUẦN 2 SÁNG: Thứ tư, ngày 06 tháng 09 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 4+ 5 - Sgk/ 13 PHẦN THƯỞNG Thời gian dự kiến: 70 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4). * - Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác. - Thể hiện sự cảm thông B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, tranh, thẻ rời HS: SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Tự thuật - GV gọi 2 HS đọc & TLCH trong sgk - Nhận xét v Hoạt động 2: Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm . Theo dõi sửa sai rèn đọc cho hs - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm, nhận xét tuyên dương - Đọc đồng thanh đoạn 1, 2 Tiết 2 v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HD HS đọc thầm từng đoạn & TLCH trong sgk 1/ Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na? ( Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, san sẻ những gì mình có cho bạn ) * Na đã hiểu được giá trị việc làm của mình 2/ Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì? ( Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người ) * Các bạn đã tôn trọng và thừa nhận việc làm của Na là đáng khen 4/ Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng ntn? ( Na vui mừng đến mức tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Cô giáo và các bạn vui mừng vỗ tay vang dậy. Mẹ vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt ) * Mọi người thể hiện sự thông cảm  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - GV đọc mẫu lần 2 - Tổ chức chức cho hs thi đọc theo nhóm. Nhận xét tuyên dương  Hoạt động 5: Củng cố.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung bài học - Dặn dò- Nhận xét tiết học D. Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... . CHIỀU: TOÁN - Tiết 6 - Sgk/ 8 LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản. - Nhận biết được độ dài đề-xi-mét trên thước thẳng. - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản. - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1, 2), bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm, SGK HS: SGK, Vở, bảng con. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: Số?  Mục tiêu: Nhận biết độ dài 1 dm. Quan hệ giữa dm và cm. Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm. - GV yêu cầu HS đọc đề, cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs nêu kết quả, thực hành vẽ đoạn thẳng - Nhận xét, sửa sai cho hs Bài 2: Số ?  Mục tiêu: Nhận biết độ dài dm trên thước thẳng. Quan hệ giữa dm và cm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Muốn làm đúng phải làm gì? - Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác - Có thể nói cho HS “mẹo” đổi: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi ở sau số đo cm 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả. - Cả lớp làm bài cá nhân. Đại diện nhóm làm bảng phụ, đính bảng - Nhận xét, sửa sai Bài 3: ( cột 1, 2 ) Số  Mục tiêu: Biết mối quan hệ giữa dm và cm - Yêu cầu cả lớp làm bài. Gọi hs lên bảng - Nhận xét sửa sai, đổi vở chấm chéo Bài 4: Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm  Mục tiêu: Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Yêu cầu hs hs quan sát tranh và điền vào vở - Gọi hs nêu kết quả, nhận xét  Hoạt động 2: Củng cố - Tổ chức cho hs làm toán chạy về mối quan hệ giữa dm và cm - Nxét tuyên dương - Nhận xét tiết học D. Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) PHẦN THƯỞNG A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, tranh, thẻ rời HS: SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm . Theo dõi sửa sai rèn đọc cho hs - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm, nhận xét tuyên dương - Đọc đồng thanh đoạn 1, 2 - Nhận xét tiết học ................................................................ TOÁN ( BS ) LUYỆN TẬP A-Mục tiêu: - Củng cố độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét. B-Đồ dùng dạy học: Thước đo cm, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố về độ lớn của đơn vị đo dm - So sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản - Nhận xét, sửa sai  Hoạt động 2: Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét. - Hs làm bài cá nhân. Gọi hs lên bảng tính - Nhận xét, sửa sai. Thu vở chấm.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Nhận xét tiết học ................................................................ SÁNG: Thứ năm, ngày 07 tháng 09 năm 2017 CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) – Tiết 3 - Sgk/ 15 PHẦN THƯỞNG. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn toám tắt bài Phần thưởng (SGK). Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT3, BT4; BT(2) b B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK, vở ,bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - 2 HS lên bảng, GV đọc cho HS viết: nàng tiên, làng xóm, nhẫn nại, ăn no... - GV nhận xét - Vài HS đọc và viết 19 chữ cái đã học. Nhận xét  Hoạt động 2: HD tập chép  Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn viết và biết cách trình bày bài văn xuôi - GV đọc đoạn chép trên bảng. - GV hướng dẫn HS nhận xét: + Đoạn này có mấy câu? + Cuối mỗi câu có dấu gì? + Chữ đầu câu viết ntn? + Chữ đầu đoạn viết ntn? - GV hướng dẫn HS viết bảng con - GV theo dõi, uốn nắn  Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2b: Điền vào chỗ trống: ăn / ăng.  Mục tiêu: Làm BT phân biệt ăn/ ăng . - Gv nêu y/c, cả lớp làm bài vbt. Gọi hs nêu kết quả, nhận xét Bài 3: Điền chữ cái vào bảng  Mục tiêu: Thuộc toàn bộ bảng chữ cái (29 chữ) - Nêu yêu cầu bài, cả lớp làm bài vbt. Gọi hs nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái - GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: Học thuộc lòng bảng chữ cái - Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng bảng chữ cái. Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 4: Củng cố - GV cho HS nhắc lại qui tắc viết chính tả với g/gh - Đọc lại tên bảng chữ cái. Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(23)</span> TOÁN - Tiết 7 - Sgk/ 9 SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ – HIỆU Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. - Bài tập về nhà: Bài 1, bài 2 (a, b, c), bài 3 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ: mẫu hình, thẻ chữ ghi sẵn, thăm, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu số bị trừ – số trừ – hiệu  Mục tiêu: Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. - GV ghi bảng phép trừ: 59 – 35 = 24 - Yêu cầu HS đọc lại phép trừ. GV chỉ từng số trong phép trừ và nêu. - Trong phép trừ này, 59 gọi là số bị trừ (GV vừa nêu vừa ghi bảng), 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu. - GV yêu cầu HS nêu lại. - GV yêu cầu HS đặt phép tính trừ trên theo cột dọc. - Em hãy dựa vào phép tính vừa học nêu lại tên các thành phần theo cột dọc. - Em có nhận xét gì về tên các thành phần trong phép trừ theo cột dọc. - GV chốt: Khi đặt tính theo cột dọc, tên các thành phần trong phép trừ không thay đổi. - GV chú ý: Trong phép trừ 59 – 35 = 24, 24 là hiệu, 59 – 35 cũng là hiệu. - GV nêu 1 phép tính khác 79 – 46 = 3. Hãy chỉ vào các thành phần của phép trừ rồi gọi tên. - GV yêu cầu HS tự cho phép trừ và tự nêu tên gọi.  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Nối ( theo mẫu)  Mục tiêu: Làm bài tập về phép trừ các số có 2 chữ số (không nhớ) - Gv HD bài mẫu. Cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs lên bảng làm bài. Nxét, chữa bài Bài 2: ( a, b, c ) Đặt tính rồi tính hiệu ( theo mẫu )  Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - GV hướng dẫn: Số bị trừ để trên, số trừ để dưới, sao cho các cột thẳng hàng với nhau. Chốt: Trừ từ phải sang trái. - Cả lớp làm bài, gọi 3 hs lên bảng ( bốc thăm ) - Gv nxét, sửa sai hs. Đổi vở chấm chéo Bài 3: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép trừ - Gv giúp hs hiểu y/c. Đề bài yêu cầu tìm thành phần nào trong phép trừ. - Để biết phần còn lại của sợi dây ta làm ntn? Dựa vào đâu để đặt lời giải - Cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải. Nxét, chữa bài  Hoạt động 3: Củng cố.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Cho 3 nhóm thi làm bài nhanh. Nhận xét tuyên dương - Nxét – Dặn dò D-Phần bổ sung:......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP CHỮ HOA Ă ; Â A-Mục tiêu: - Rèn hs viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu HS: Bảng con , vở tập viết C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn viết chữ hoa - GV đính chữ mẫu - Gv viết mẫu (nêu cách viết ) - Rèn kĩ năng viết vở - GV nêu yêu cầu - Gv theo dõi, uốn nắn - Thu một số bài chấm  nxét  Hoạt động 2: Thi đua viết đẹp - Thi viết chữ đẹp giữa các nhóm. - Nhận xét tiết học .............................................................................. TOÁN: ( BS ) SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ – HIỆU Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Củng cố số bị trừ, số trừ, hiệu. - Củng cố cách thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Củng cố cách giải bài toán bằng một phép trừ. B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ HS: Vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Gv HD bài mẫu. Cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs lên bảng làm bài. Nxét, chữa bài - Củng cố cách đặt tính rồi tính hiệu ( theo mẫu ) - Cả lớp làm bài, gọi 3 hs lên bảng ( bốc thăm ).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Gv nxét, sửa sai hs. Đổi vở chấm chéo  Hoạt động 2: Củng cố cách giải bài toán bằng một phép trừ. - Gv giúp hs hiểu y/c bài toán. HD hs tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng - Cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải. Nxét, chữa bài  Hoạt động 3: Củng cố - Cho 3 nhóm thi làm bài nhanh. Nhận xét tuyên dương - Nxét tiết học ................................................................ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( BS ) BỘ XƯƠNG A-Mục tiêu: Củng cố tên và vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, Mô hình bộ xương người, Phiếu học tập HS: SGK C-Các hoạt động dạy học  Hoạt động 1: Củng cố xương, khớp xương của cơ thể - Yêu cầu HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí các xương trong cơ thể mà em biết - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương SGK chỉ vị trí, nói tên một số xương. GV kiểm tra. - GV đưa ra mô hình bộ xương yêu cầu hs nêu tên một số xương: Xương đầu, xương sống....  Hoạt động 2: Cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương. - HS làm phiếu học tập cá nhân - Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần làm gì? - Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương? - Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày chúng ta ngồi, đi đứng không đúng tư thế và mang, vác, xách các vật nặng. - Giáo dục HS: Thường xuyên tập thể dục, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác các vật nặng để bảo vệ xương và giúp xương phát triển tốt. - Nhận xét tiết học ...................................................................... SÁNG: Thứ sáu, ngày 08 tháng 09 năm 2017 TẬP ĐỌC – Tiết 6 - Sgk/ 16 LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI Thời gian dự kiến: 35 phút.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * - Tự nhận thức về bản thân: ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì. - Thể hiện sự tự tin: có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng từ, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Phần thưởng - Gọi 3 HS đọc 3 đoạn và TLCH trong sgk - Nhận xét  Hoạt động 2: Luyện đọc - Gv đọc mẫu lần 1 - Luyện đọc câu từng câu nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - Đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài: ĐT, cá nhân ) - Đọc đồng thanh  Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HD hs đọc thầm và TLCH về ND bài đọc 1/Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì? ( ...đồng hồ báo giờ; cành đào làm đẹp mùa xuân; gà trống đánh thức mọi người; tu hú báo mùa vải chín; chim bắt sây bảo vệ mùa màng ) * GD hs biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường 2/ Bé làm những việc gì? ( Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em ) - Hằng ngày các em làm những công việc gì? * Các em biết làm những công việc hằng ngày là các em đã trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành công việc 3/ Đặt câu với mỗi từ rực rỡ, tưng bừng? ( Ý kiến từng hs: Vd: Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ...; Lễ khai giảng thật tưng bừng... )  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - GV tổ chức cho hs thi đọc bài theo nhóm, uốn nắn sửa chữa cho hs - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay và đung  Hoạt động 5: Củng cố - Gọi hs đọc lại toàn bài và nêu nội dung bài học - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:....................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(27)</span> TOÁN – Tiết 8 - Sgk/ 10 LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số. - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK , thẻ cài HS: SGK , bảng , bút dạ quang C-Các hoạt động dạy học: -  Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng tính - GV nhận xét sửa sai cho hs. Đổi vở chấm chéo Bài 2 : ( cột 1, 2 ) Tính nhẩm  Mục tiêu: Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số. -Tương tự như bài 1 Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết:  Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Cả lớp tính. Gọi hs lên bảng tính. Nhận xét sửa sai - Đổi vở chấm chéo Bài 4: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép trừ. - Gv giúp hs nắm y/c của bài toán. Cả lớp giải vào vở - Gọi hs lên bảng giải, nhận xét chữa bài  Hoạt động 2: Củng cố - Cho 3 nhóm thi làm bài nhanh, nhận xét tuyên dương - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 2 - Sgk/ 17 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1). - Đặt câu được với 1 từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3); biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4)..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> B-Đồ dùng dạy học:. GV: Bảng phụ, bảng cài, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - GV kiểm tra một số học sinh làm lại bài 2, 4 - GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 1,2  Mục tiêu: Biết dùng từ đặt câu Bài 1: Tìm các từ có tiếng : học, tập (học hành, tập đọc) - Gv giúp hs nắm y/c, cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs nêu kết quả. Gv nxét, chốt ý Bài 2 : Đặt câu với từ tìm được ở bài 1 - Với mỗi từ đặt 1 câu. GV cho học sinh trao đổi theo nhóm, các nhóm thi đua theo cách tiếp sức. GV chọn nhóm trọng tài gồm 3 học sinh. Sau mỗi học sinh đọc xong 1 câu, các trọng tài cùng đồng thanh nhận xét : đúng / sai. GV đếm số lượng câu. Nhóm nào đặt được đúng tất cả các câu, lại đặt nhiều câu hơn, nhanh hơn là thắng.  Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 3,4.  Mục tiêu: Biết sắp xếp từ tạo câu mới Bài 3 : Nêu yêu cầu đề bài : Từ 2 câu cho sẵn các em sắp xếp lại tạo câu mới - Gv Hd hs cả lớp làm bài, nêu câu mới. Nhận xét sửa sai - Gv chốt ý đúng Bài 4: Đặt dấu câu - Gv giúp hs nắm y/c của bài tập, cả lớp làm bài. Gọi hs lên bảng điền dấu - Gv nxét & kết luận  Hoạt động 4: Củng cố - Câu hỏi dùng làm gì ? - Cuối câu hỏi đặt dấu gì ? - Có thể đảo vị trí các từ trong câu được không? - GV nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TẬP LÀM VĂN - Tiết 2 - Sgk/ 20 CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân (BT1, BT2). - Viết được một bản tự thuật ngắn (BT3). * - Tự nhận thức về bản thân - Giao tiếp, cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác - Tìm kiếm và xử lí thông tin.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> B-Đồ dùng dạy học:. GV: SGK , Tranh , Bảng phụ HS: Vở bài tập C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Gọi 1 số HS lên bảng tự nói về mình. Sau đó nói về 1 bạn - GV nhận xét  Hoạt động 2: Làm bài tập miệng  Mục tiêu: Biết cách chào hỏi, tự giới thiệu Bài 1: Nói lời của em - GV cho HS dựa vào 1 nội dung trong bài để thực hiện cách chào + Nhóm 1: - Chào mẹ để đi học - Chào mẹ để đi học: phải lễ phép, giọng nói vui vẻ + Nhóm 2: - Chào cô khi đến trường - Đến trường gặp cô: giọng nói nhẹ nhàng, lễ độ + Nhóm 3: - Chào bạn khi gặp nhau ở trường - Chào bạn khi gặp nhau ở trường: giọng nói vui vẻ hồ hởi * Các em giao tiếp ( chào hỏi, tự giới thiệu ) thể hiện một cách tự tin, cởi mở, vui vẻ và lễ phép đối với người lớn Bài 2: - Gv nêu y/c, Gọi hs lần lượt nhắc lại lời các bạn trong tranh - Gv chốt : Ba bạn hs chào hỏi, tự giới thiệu để làm quen với nhau rất lịch sự, đàng hoàng thân mật như người lớn. Hãy học theo cách chào & giới thiệu của các bạn trong tranh  Hoạt động 3: Làm bài tập viết  Mục tiêu: Biết viết tự thuật theo mẫu Bài 3: Viết tự thuật theo mẫu. - GV uốn nắn, hướng dẫn hs. Cả lớp viết bản tự thuật về mình - Gọi vài hs đọc lại bản tự thuật, nhận xét tuyên dương * Đa số các em nắm được một vài thông tin về bản thân của mình giới thiệu cho các bạn biết  Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức cho hs chào hỏi và tự giới thiệu. Một hs đọc lại bản tự thuật của mình cho các bạn biết - Nhận xét, dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) ÔN TẬP A-Mục tiêu: - Ôn chép lại chính xác bài: Phần thưởng. - Ôn viết lại 2 chữ hoa Ă, Â và câu ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK, vở , bảng con.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn chép lại chính xác bài: Phần thưởng. - GV đọc đoạn chép trên bảng. Hs đọc lại, cả lớp đồng thanh đoạn chép - GV hướng dẫn HS viết bảng con - GV theo dõi, uốn nắn - Cả lớp chép bài vào vở. Thu vở chấm, nhận xét  Hoạt động 2: Ôn viết lại 2 chữ hoa Ă, Â và câu ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ - Gv viết mẫu (nêu cách viết ) - GV yêu cầu HS viết bài vào vở và bảng con - Gv theo dõi, uốn nắn - Thu một số bài chấm  nxét - Nhận xét tiết học. ................................................................. TIẾNG VIỆT ( BS ) MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI A-Mục tiêu: - Rèn hs viết chính tả; đọc lại các bài tập đọc - Củng cố cách đặt câu với từ vừa tìm được; Biết sắp xếp các từ thành câu mới - Củng cố cách đặt dấu câu vào cuối mỗi câu B-Đồ dùng dạy học: Vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs viết chính tả; đọc lại các bài tập đọc - Cả lớp đọc lại các bài tập đọc đã học và viết lại bài chính tả tiết trước - Gv theo dõi uốn nắn hs và sửa sai cho hs  Hoạt động 2: Củng cố cách đặt câu có chứa từ đã cho - Cả lớp làm cá nhân - Gọi hs đọc kết quả - Nhận xét, sửa sai  Hoạt động 3: Củng cố cách xếp từ tạo thành câu mới - Gv đưa ra một số từ, yêu cầu hs các nhóm sắp xếp các từ thành câu - Nhận xét, tuyên dương. Cho hs chữa bài  Hoạt động 4: Củng cố cách đặt dấu câu - Hs làm bài, gọi hs nêu kết quả. Nhận xét, sửa sai - Nhận xét tiết học ....................................................................... SÁNG: Thứ bảy, ngày 09 tháng 09 năm 2017 TOÁN - Tiết 9 - Sgk/ 10 LUYỆN TẬP CHUNG Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. - Nhận viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b, c, d), bài 3 (cột 1, 2), bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ HS: Vở , SGK và bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Thực hành Bài 1 : Viết các số  Mục tiêu: Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. - GV chỉ học sinh đếm số - Gv nxét - Cả lớp viết số vào vở Bài 2: ( a, b c, d ) Viết số  Mục tiêu: Nhận viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước. - Cả lớp viết số vào vở. Gọi hs nêu kết quả - GV nhận xét Bài 3: ( cột 1, 2 ) Đặt tính rồi tính  Mục tiêu: Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - GV lưu ý : Khi đặt tính các số xếp thẳng hàng với nhau. Cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs lên bảng đặt tính rồi tính. GV nhận xét, đổi vở chấm chéo Bài 4: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Gv giúp hs nắm y/c bài toán. Cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải. Nxét, sửa bài  Hoạt động 2: Củng cố - Tổ chức hs thi làm toán chạy - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TẬP VIẾT - Tiết 2 - Sgk/ 17 CHỮ HOA Ă ; Â Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc Â), chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu HS: Bảng con , vở tập viết C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - HS viết bảng con chữ A, Anh - Nhận xét bài viết  Hoạt động 2: HD viết chữ hoa  Mục tiêu: Biết viết chữ hoa Ă, Â cỡ nhỏ - GV đính chữ mẫu - HD hs qsát & nxét các chữ Ă, Â - Gv viết mẫu (nêu cách viết )  Hoạt động 3: HD viết cụm từ ứng dụng  Mục tiêu: HS biết viết cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ theo cỡ nhỏ - GT cụm từ ứng dụng . Gv giúp hs hiểu nghĩa cụm từ - Gv viết mẫu - GV yêu cầu HS viết bài vào vở và bảng con  Hoạt động 4: HD viết vở tập viết  Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết vở - GV nêu yêu cầu , HD HS viết - Gv theo dõi, uốn nắn - Thu một số bài chấm  nxét  Hoạt động 5: Củng cố - Thi viết chữ hoa đẹp. Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:....................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ ( NV ) - Tiết 4 - Sgk/ 19 LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3). B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng cài HS: Vở + bảng con, vở bt C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - GV đọc cho HS ghi: cố gắng, gắn bó, gắng sức. Lớp và GV nhận xét - 2 HS viết thứ tự bảng chữ cái - Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết  Mục tiêu: Hiểu nội dung bài và biết trình bày - GV đọc bài, hs theo dõi. Hdẫn hs nhận xét và tìm hiểu bài: + Bé làm những việc gì + Bé thấy làm việc ntn? + Đoạn này có mấy câu? + Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất? - GV cho HS viết lại những từ dễ sai ở bảng con - GV đọc bài cho hs viết vào vở - Đọc cho hs soát bài, chấm lỗi - GV chấm một vài bài của hs, nhận xét  Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập * Mục tiêu: Biết qui tắc chính tả: g – gh và nắm được bảng chữ cái..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Bài 2: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh - GV cho từng cặp HS lần lượt đối nhau qua HS chơi thi tìm chữ - Nhận xét, chốt ý đúng Bài 3: Sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái - Yêu cầu hs sắp xếp tên 5 bạn trong nhóm học tập theo thứ tự bảng chữ cái - Yêu cầu hs nối tiếp nhau nêu tên, nhận xét  Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức cho hs thi đọc thuộc bảng chữ cái - Nhận xét, dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KỂ CHUYỆN - Tiết 2 - Sgk/ 14 PHẦN THƯỞNG Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, 2, 3). B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Có công mài sắt có ngày nên kim - Gọi hs kể chuyện ( từng đoạn, cả bài ). Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.  Mục tiêu: HS kể từng đoạn bằng lời theo tranh dựa vào câu hỏi. * Kể từng đoạn theo tranh: Gv nêu y/c * Kể chuyện trong nhóm: Gv hướng dẫn hs quan sát tranh và cho hs kể theo câu hỏi gợi ý. * Kể chuyện trước lớp: Nhận xét ( nội dung, diễn đạt, thể hiện) * Kể toàn bộ câu chuyện : Gvn xét tuyên dương hs  Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức cho hs thi kể chuyện, nhận xét bình chọn nhóm kể hay - Nhận xét dặn dò: Về kể lại câu chuyện cho người thân. D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TOÁN ( BS ) LUYỆN TẬP CHUNG A-Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Củng cố cách đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100; Nhận viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước. - Củng cố cách làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100; giải bài toán bằng một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: Vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. - Hs làm bài cá nhân vào vở. Nêu kết quả - Nhận xét, sửa sai  Hoạt động 2: Củng cố cách viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước. - Thực hiện tương tự như hoạt động 1  Hoạt động 3: Củng cố cách làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Củng cố cách giải bài toán bằng một phép cộng. - Hs làm bài. Gọi hs lên bảng - Nhận xét, sửa sai. Thu vở chấm - Nhận xét tiết học. ....................................................... GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Tiết 2 GIỮ GÌN ĐÔI MẮT SÁNG ( TT ) Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Hiểu được tầm quan trọng của đôi mắt - Rèn luyện những thói quen giữ gìn đôi mắt sáng: rửa mặt sạch sẽ, ngủ đủ giấc, tập nhìn xa B-Đồ dùng dạy học: GV và HS: Sách thực hành KNS C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Đánh giá và nhận xét - Yêu cầu hs tự đánh giá theo ba nội dung trước khi học bài này và sau khi học bài này như sau: + Nhận thức được tầm quan trọng của đôi mắt + Nhận biết được những thực phẩm có lợi cho đôi mắt + Thực hiện những việc giúp bảo vệ đôi mắt - Gv nhận xét hs theo nhóm theo hai mức: Thực hiện tốt và chưa tốt  Hoạt động 2: Củng cố - Yêu cầu hs nêu lại phần bài học - Nhắc nhở hs chưa thực hiện tốt cố gắng thực hiện tốt về giữ gìn đôi mất sáng - Nhận xét tiết học .................................................................. ÂM NHẠC: ( BS ).

<span class='text_page_counter'>(35)</span> HỌC HÁT: THẬT LÀ HAY A-Mục tiêu: - Củng cố lại bài hát Thật là hay, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. B-Đồ dùng dạy học: Thanh phách gõ C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn lại bài hát Thật là hay - Hs vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu, theo phách. Các nhóm thi đua hát -> Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Biểu diễn bài hát - Từng nhóm lên biểu diễn bài hát - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ................................................................... SÁNG: Thứ hai, ngày 11 tháng 09 năm 2017 TOÁN - Tiết 10 - Sgk/ 11 LUYỆN TẬP CHUNG Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - Biết số hạng, tổng. - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. - Bài tập cần làm: Bài 1 (viết 3 số đầu), bài 2, bài 3 (làm 3 phép tính đầu), bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ HS: Vở, SGK và bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Thực hành Bài 1 : ( 3 số đầu ) Viết các số (theo mẫu)  Mục tiêu: Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - GV hướng dẫn mẫu: 25= 20 + 5 - Cả lớp lần lượt làm vào vở. Gọi hs lên bảng viết - Nhận xét, tuyên dương Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống  Mục tiêu: Biết số hạng, tổng- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. - Gv nêu yêu cầu & và hướng dẫn củng cổ về cách tính tổng, hiệu - Cả lớp làm bài, gọi hs lên bảng. GV nhận xét Bài 3: ( 3 phép tính đầu ) Tính  Mục tiêu: Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. GV lưu ý: các số xếp thẳng hàng với nhau theo cột dọc.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Gọi hs lên bảng tính. GV nhận xét, đổi vở chấm chéo Bài 4 : Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép trừ. - Giúp hs nắm y/c bài toán, cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, sửa sai  Hoạt động 2: Củng cố - Tổ chức cho hs thi làm toán chạy - Nhận xét - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... SINH HOẠT TẬP THỂ - Tuần 2 TỔNG KẾT CUỐI TUẦN I- N. xét tình hình tuần qua: - Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung - Gv bổ sung: + Đi học chuyên cần và đúng giờ. + Tập t.dục chưa đều + Vệ sinh lớp sạch nhưng còn chậm. + Học còn rất chậm (đọc, viết ) + Một số hs mang chưa đầy đủ dụng cụ học tập II- Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục ổn định cho HS đi vào nề nếp. - Rèn kĩ năng đọc , viết cho hs - Tăng cường công tác hỗ trợ hs yếu - Phân công Hs khá, giỏi kèm hs yếu ở lớp - Vệ sinh lớp cần sạch hơn.. *. * * * *.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> TUẦN 3 SÁNG: Thứ ba, ngày 12 tháng 09 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 7- 8 - Sgk/ 22 BẠN CỦA NAI NHỎ Thời gian dự kiến: 70 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * - Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác - Lắng nghe tích cực B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, Bảng phụ, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Làm việc thật là vui - Gọi hs đọc bài và trả lời câu hỏi trong Sgk - GV nxét  Hoạt động 2: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - GV yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh cả bài Tiết 2  Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và TLCH trong SGK: 1/ Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? ( Đi chơi xa cùng bạn ) Cha Nai Nhỏ nói gì? ( Cha không ngăn cản con. nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con ) 2/ Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình? ( + Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi + Nhanh trí kéo nai Nhỏ chạy khỏi lão hổ đang rình sau bụi cây + Lao vào gã sói, dùng gạc húc sói ngã ngửa để cứu Dê Non ) * Bạn của Nai Nhỏ đã có hành động đúng đắn, không nghĩ về mình mà chỉ nghĩ đến người khác. Dám liều mình vì người khác 3/ Mỗi hành động của Nai nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào? ( Hs nêu ý kiến của mình ) -> Làm cho mọi người tán thưởng vì đó là đặc điểm của một người dũng cảm, tốt bụng.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 4/ Theo em, người bạn tốt là người như thế nào? ( Người bạn tốt là người có sức khoẻ, thông minh nhanh nhẹn, sẵn lòng giúp người, cứu người )  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Gv đọc mẫu lần 2. Tổ chức cho hs thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài ) - GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay  Hoạt động 5: Củng cố - Gọi hs đọc lại toàn bài và hỏi: Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TOÁN - Tiết 11 KIỂM TRA Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau. - Kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. - Giải bài toán bằng một phép tính đã học. - Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng. B-Đồ dùng dạy học: GV: Đề kiểm tra trong Sgv/ 40 HS: Vở toán C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: GV chép đề kiểm tra lên bảng  Hoạt động 2: - Hs cả lớp làm bài kiểm tra - Thu bài chấm, nhận xét - Nhận xét tiết kiểm tra D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) BẠN CỦA NAI NHỎ A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs luyện đọc.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - GV đọc mẫu toàn bài lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - GV yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh cả bài - Nhận xét tiết học ............................................................. TOÁN ( BS ) KIỂM TRA A-Mục tiêu: Tập trung sửa sai bài kiểm tra của hs: - Củng cố cách đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau. - Củng cố kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. B- Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: GV cho hs kiểm tra bài làm của mình, sửa sai Củng cố lại kiến thức đã hỏng  Hoạt động 2: - Gv nhận xét bài kiểm tra của từng hs - Nhận xét tiết học ............................................................ SÁNG: Thứ tư, ngày 13 tháng 09 năm 2017 CHÍNH TẢ (Tập chép) - Tiết 5 - Sgk/ 24. BẠN CỦA NAI NHỎ. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bạn của Nai Nhỏ (SGK). Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT2, BT(3) a B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập chép, Bút dạ, giấy khổ to HS: Vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - 2 HS viết trên bảng lớp: 2 tiếng bắt đầu bằng g, 2 tiếng bắt đầu bằng gh., 7 chữ cái đứng sau chữ cái r theo thứ tự trong bảng chữ cái. Cả lớp viết bảng con - Nhận xét  Hoạt động 2: HD tập chép  Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn viết và viết đúng từ ngữ khó. - GV đọc bài trên bảng - Hướng dẫn nắm nội dung bài: + Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn? - Hướng dẫn HS nhận xét - Hướng dẫn HS viết từ khó.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - GV gắn thẻ chữ có từ khó, phân tích: Đi chơi, khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, yên lòng  Hoạt động 3: Viết bài vào vở  Mục tiêu: HS biết cách chép và trình bày bài. HS nhìn bảng, đọc nhẩm, chép đúng, đạt tốc độ 3 chữ/ phút - GV lưu ý từng em - Nhắc nhở tư thế ngồi, để vở - Chấm 5,7 bài - Nhận xét  Hoạt động 4: Làm bài tập chính tả Bài 2: Điền vào chỗ trống ng hay ngh? - Cả lớp làm bài vào vbt, gọi hs lên bảng. - Gv nxét, sửa sai cho hs Bài 3a: Điền vào chỗ trống: tr hay ch? - Tương tự như bài 2 - Gv nhận xét, sửa sai  Hoạt động 5: Củng cố - Tổ chức trò chơi: Tìm tiếng có âm ng, ngh theo nhóm. Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 12 - Sgk/ 12 PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết cộng hai số có tổng bằng 10. - Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10. - Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước. - Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số. - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2, bài 3 (dòng 1), bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, Bảng cài, que tính HS: 10 que tính C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Nhận xét bài kiểm tra  Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 6 + 4 = 10  Mục tiêu: Nắm được phép cộng có tổng bằng 10 và đặt tính. - GV yêu cầu HS thực hiện trên vật thật - Có 6 que tính, lấy thêm 4 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - GV nêu: Ta có 6 que tính thêm 4 que tính là 10 que tính: 6 + 4 = 10 - Hdẫn làm quen với cách cộng theo cột: Có 6 que tính (cài 6 que tính lên bảng, viết 6 vào cột đơn vị). Thêm 4 que tính (cài 4 que tính lên bảng dưới 6 que tính, viết 4 vào cột đơn vị dưới 6) Tất cả có mấy que tính? - Cho HS đếm rồi gộp 6 que tính và 4 que tính lại thành bó 1 chục que tính.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Như vậy: 6 + 4 = 10 - Đặt tính dọc: GV nêu: 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục.  Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Viết số thích hợp vào chỗ chấm  Mục tiêu: Biết cộng hai số có tổng bằng 10. - GV HD HS làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng, nhận xét - Đổi vở chấm chéo Bài 2: Tính  Mục tiêu: Biết cộng hai số có tổng bằng 10. - Gv nêu y/c - GV hướng HS đặt tính sao cho các chữ số thẳng cột (0 ở hàng đơn vị, 1 ở hàng chục) - Cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng tính, nhận xét - Đổi vở chấm chéo Bài 3: ( dòng 1 ) Tính nhẩm  Mục tiêu: Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số. - GV lưu ý HS ghi ngay kết quả phép tính bên phải dấu =, không ghi phép tính trung gian. - Gọi 1 vài HS tự nêu cách tính, nhận xét. Cả lớp làm bài vào vở, gọi hs nêu kết quả - Nhận xét, đổi vở chấm chéo Bài 4: Xem đồng hồ  Mục tiêu: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12. - Các nhóm hs xem đồng hồ, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 4: Củng cố - Gv nêu phép tính: 8 + 2 = ? - GV yêu cầu HS đặt tính và đọc cách đặt tính theo cột dọc - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP CHỮ HOA: B A-Mục tiêu: - Rèn hs viết đúng chữ hoa B. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu B. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs viết chữ cái hoa - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn.  Hoạt động 2: Rèn hs viết vở - GV nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - GV nhận xét chung. - Thi viết chữ hoa đẹp - Nhận xét tiết học .............................................................. TOÁN ( BS ) PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 A-Mục tiêu: - Củng cố cách tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10. - Củng cố cách viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước. - Củng cố cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12. B-Đồ dùng dạy học: Vở, bảng con, đồng hồ C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cộng hai số có tổng bằng 10; cách tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10 - Hs làm bài cá nhân - Gọi hs lên bảng - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Củng cố cách xem đồng hồ - Hs thực hành xem đồng hồ kim phút chỉ số 12 - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ....................................................................... TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( BS ) HỆ CƠ A-Mục tiêu: Củng cố tên và vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân. B-Đồ dùng dạy học: GV: Mô hình (tranh) hệ cơ, Hai bộ tranh hệ cơ và 2 bộ thẻ chữ có ghi tên 1 số cơ HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố hệ cơ - GV đưa mô hình hệ cơ yêu cầu hs chỉ tên 1 số cơ: Cơ mặt, cơ mông . . . - Nhận xét, tuyên dương. * Kết luận: Cơ thể gồm nhiều loại cơ khác nhau. Nhờ bám vào xương mà cơ thể cử động được.  Hoạt động 2: Củng cố co giãn của các cơ. Làm thế nào để cơ phát triển tốt, săn chắc?.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Yêu cầu HS làm động tác gập cánh tay, quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay. - Làm động tác duỗi cánh tay và mô tả xem nó thay đổi ntn so với khi co lại? - GV mời đại diện lên trình diễn trước lớp. Nhận xét, GV bổ sung. * Kết luận: Khi co cơ ngắn và chắc hơn. Khi duỗi cơ dài ra và mềm hơn. - Nhận xét tiết học .................................................................. SÁNG: Thứ năm, ngày 14 tháng 09 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 9 - Sgk/ 28 GỌI BẠN Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - Hiểu ND: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài). B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng phụ, SGK HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bạn của Nai nhỏ - Gọi hs đọc bài và trả lời câu hỏi. 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện - Gv nxét  Hoạt động 2: Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu hs đọc từng dòng thơ nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - Đọc từng khổ thơ nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc ĐT cả bài  Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - Đọc thầm từng khổ thơ và trả lời câu hỏi trong SGK Câu 1: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu? ( ... sống trong rừng xanh sâu thẳm ) Câu 2: Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? ( Vì trời hạn hán, cỏ cây héo khô, đôi bạn không còn gì để ăn... ) Câu 3: Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì? ( Dê Trắng thương bạn, chạy khắp nơi tìm gọi bạn ) Câu 4: Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu " Bê! Bê!" ? ( Vì Dê Trắng vẫn nhớ thương bạn... )  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Gv đọc mẫu lần 2 - Gv luyện hs đọc thuộc lòng bằng cách che dần từng từ ngữ, dòng thơ.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Thi đọc thuộc bài thơ - GV cho HS đọc nhẩm vài lần cho thuộc rồi xung phong đọc trước lớp.  Hoạt động 5: Củng cố - Đọc xong bài thơ em có nhận xét gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng? - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:....................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 13 - Sgk/ 13. 26 + 4 ; 36 + 24 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 B-Đồ dùng dạy học: GV: Que tính, bảng cài, bảng phụ, SGK HS: SGK, que tính, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 26 + 4  Mục tiêu: Nắm được phép cộng có nhớ, dạng tính viết, có tổng là số tròn chục - GV nêu bài toán: Có 26 que tính, thêm 4 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính? GV cho HS thao tác trên vật thật. Vậy: 26 + 4 = 30 - GV thao tác với que tính trên bảng: Có 26 que tính. GV gài 2 bó và 6 que tính lên bảng. Viết 2 vào cột chục, 6 vào cột đơn vị. Thêm 4 que tính nữa. Viết 4 vào cột đơn vị dưới 6. Gộp 6 que tính và 4 que tính được 10 que tính tức là 1 bó, 2 bó thêm 1 bó được 3 bó hay 30 que tính. Viết 0 vào cột đơn vị, viết 3 vào cột chục. Vậy: 26 + 4 = 30 - Đặt tính: 26 + 4 30 6 cộng 4 = 10 viết 0 nhớ 1 2 thêm 1 = 3 ,viết 3  Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 36 + 24  Mục tiêu: Nắm được phép cộng có nhớ dạng 36 + 24, tính viết, có tổng là số tròn chục - GV nêu bài toán: Có 36 que tính. Thêm 24 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? - GV cho hs thao tác trên que tính: Có 36 que tính (3 bó và 6 que rời) viết 3 vào cột chục và 6 vào cột đơn vị. Thêm 24 que tính nữa. Viết 2 vào cột chuc, 4 vào cột đơn vị. Gộp 6 que tính với 4 que tính được 10, tức là 1 bó. 3 bó cộng 2 bó bằng 5 bó, thêm 1 bó bằng 6 bó. Viết 0 vào cột đơn vị, viết 6 vào cột chục. - Đặt tính: 36 + 24 60 6 + 4 = 10, viết 0 nhớ 1.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 3 + 2 = 5, thêm 1 bằng 6, viết 6  Hoạt động+ 3: Thực hành Bài 1: Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. - Nêu yêu cầu - Viết kết quả sao cho chữ số trong cùng 1 cột ( Phải nhớ 1 vào các tổng các chục nếu tổng các đơn vị qua 10. ) - Cả lớp làm bài vào vở, gọi hs lên bảng tính. Nhận xét sửa sai - Đổi vở chấm chéo Bài 2: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Gv giúp hs nắm y/c bài toán: Ta phải tìm số con gà cả hai nhà nuôi - Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét, sửa bài  Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức hs thi đua làm toán chạy. Nhận xét - dặn dò - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 3 - Sgk/ 26 TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ? Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (BT1, BT2). - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT3). B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng phụ: câu mẫu HS: SGK, vở bài tập C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - Gọi hs Đặt câu với từ: đồng hồ, rực rỡ, bí mật. Sắp xếp từ để chuyển thành câu mới + Bà rất yêu cháu  Cháu rất yêu bà + Lan học chung lớp với Hà  Hà học chung lớp với Lan. - GV nhận xét  Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật  Mục tiêu: Nhận biết danh từ qua tranh - Nêu yêu cầu của bài tập. GV cho HS làm bài tập miệng. - GV nhận xét. GV giới thiệu khái niệm về danh từ , vài HS nhắc lại. Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật  Mục tiêu: Thi tìm nhanh các từ chỉ sự vật (danh từ) - GV cho mỗi nhóm tìm các danh từ :.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> + Nhóm 1: 2 cột đầu SGK + Nhóm 2: 2 cột sau SGK - Nhận xét chốt ý đúng  Hoạt động 3: Làm quen với câu  Mục tiêu: Đặt câu theo mẫu: Ai ( Con gì? Cái gì? ) là gì? - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập: A B Ai (cái gì, con gì?) Là gì? - GV lưu ý HS: Câu trong bài có cấu trúc như trên thường dùng để giới thiệu. Phần A có thể là 1 danh từ, có thể là 1 cụm từ. Khuyến khích HS đặt câu về chủ đề bạn bè. - GV nhận xét chung  Hoạt động 4: Củng cố - Thế nào là danh từ? Đặt câu theo mẫu: Ai là gì? - Nhận xét - dặn dò: D-Phần bổ sung:......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU. TẬP LÀM VĂN – Tiết 3 - Sgk/ 30 SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI. LẬP DANH SÁCH HỌC SINH Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn (BT1). - Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim gáy (BT2); lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu (BT3). * - Tư duy sáng tạo. Khám phá và kết nối các sự việc, độc lập suy nghĩ. - Hợp tác. - Tìm kiếm và xử lí thông tin B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng phụ, SGK HS: Vở bài tập, SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Xem phần tự thuật của HS - Nhận xét và củng cố thêm về cách viết lí lịch  Hoạt động 2: Làm bài tập Bài 1: Sắp xếp tranh  Mục tiêu: Sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện: Gọi bạn - Nêu yêu cầu - Gv hướng dẫn hs xếp lại thứ tự tranh của câu chuyện: Gọi bạn - Gv hướng dẫn hs thực hiện y/c kể chuyện theo tranh, nhận xét. Bài 2: Sắp xếp các câu cho đúng thứ tự câu chuyện  Mục tiêu: Sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự câu chuyện: Kiến và Chim Gáy - Nêu yêu cầu bài. Gv gợi ý.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Gv phát băng giấy rời ghi ND từng câu a, b, c, d cho 3, 4 hs thi dán nhanh lên bảng theo đúng thứ tự từng câu trong truyện Kiến & Chim Gáy * Các em đã đọc kĩ và suy nghĩ từng câu văn ( đoạn văn ) sắp xếp lại các câu ( nội dung ) đúng theo thứ tự các sự việc xảy ra của câu chuyện  Hoạt động 3: Lập bảng danh sách  Mục tiêu: Nắm được cách lập bảng danh sách lớp Bài 3: - Nêu yêu cầu - GV hướng dẫn hs lập danh sách một nhóm từ 3- 5 bạn trong tổ học tập của em - Các nhóm làm bài, đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét, tuyên dương ( Chú ý hs lập danh sách hs theo thứ tự các chữ cái đã học ) * Các em biết chọn cho mình một nhóm học tập để cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ các bạn trong học tập  Hoạt động 4: Củng cố - Yêu cầu hs đọc lại 29 chữ cái đã học theo thứ tự - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) BẠN CỦA NAI NHỎ. A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc lại bài tập đọc: Bạn của Nai Nhỏ - Ôn viết lại bài chính tả: Bạn của Nai Nhỏ B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập chép, SGK HS: Vở, bảng con, SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs đọc lại bài tập đọc: Bạn của Nai Nhỏ - GV đọc mẫu toàn bài lần 1 - Các nhóm đọc nối tiếp từng câu, gv theo dõi hs uốn nắn sửa sai - các nhóm đọc từng đoạn nối tiếp nhau, kết hợp sửa sai cho hs. Nhận xét, tuyên dương - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Ôn viết lại bài chính tả: Bạn của Nai Nhỏ - GV đọc bài trên bảng - Hướng dẫn HS viết từ khó, phân tích các từ đã viết sai tiết trước - GV lưu ý từng em - Nhắc nhở tư thế ngồi, để vở - Gv đọc cho hs viết vào vở - Đổi vở chấm chéo - Nhận xét chung - Nhận xét tiết học. ...............................................................

<span class='text_page_counter'>(48)</span> TIẾNG VIỆT ( BS ) TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ? A-Mục tiêu: - Rèn hs viết chính tả - Củng cố từ chỉ sự vật; đặt câu theo mẫu Ai là gì? B-Đồ dùng dạy học: Vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn viết chính tả bài Bạn của Nai Nhỏ - Gv đọc cho hs viết bài - Sửa sai các từ đã viết sai ở bảng con - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Tìm nhanh các từ chỉ sự vật - Thi đua giữa các nhóm. Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 3: Củng cố cách đặt câu theo mẫu: Ai là gì? - Làm bài vào vở - Gọi hs nối tiếp nhau đọc kết quả - Nhận xét, tuyên dương. Thu vở chấm - Nhận xét tiết học ................................................................. SÁNG: Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2017 TOÁN - Tiết 14 - Sgk/ 14. LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút. A-Mục tiêu: - Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1), bài 2, bài 3, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK, vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: ( dòng 1 ) Tính nhẩm  Mục tiêu: Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5. - Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả cuối cùng vào vở. Gọi hs nêu kết quả - Gv nxét Bài 2: Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. - Y/ cầu HS nêu cách tính, cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs lên bảng tính. Gv nxét, đổi vở chấm chéo Bài 3: Đặt tính rồi tính.

<span class='text_page_counter'>(49)</span>  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs lên bảng tính, nhận xét sửa sai. Đổi vở chấm chéo Bài 4: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Gọi hs nêu yêu cầu bài toán , cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải, nhận xét tuyên dương  Hoạt động 2: Củng cố - Tổ chức trò chơi: Câu cá - Nhận xét, dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TẬP VIẾT - Tiết 3 - Sgk/ 27 CHỮ HOA: B Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Bạn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Bạn bè sum họp (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu B. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Kiểm tra vở viết. Yêu cầu viết: A, Ă, Â, Ăn - GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa  Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ B, viết được chữ B cỡ vừa và nhỏ - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Gắn mẫu chữ B - Hs quan sát , nhận xét: - Chữ B cao mấy li? - Gồm mấy đường kẻ ngang? - Viết bởi mấy nét? - GV chỉ vào chữ B và miêu tả: + Nét 1: Giống nét móc ngược trái hơi lượn sang phải đầu móc cong hơn. + Nét 2: Kết hợp 2 nét cơ bản cong trên và cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn.  Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.  Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> * Treo bảng phụ - Giới thiệu câu: Bạn bè sum họp - Giải nghĩa: Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui. - Quan sát và nhận xét: + Nêu độ cao các chữ cái + Cách đặt dấu thanh ở các chữ. + Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Bạn lưu ý nối nét B và an - HS viết bảng con: Bạn - GV nhận xét và uốn nắn.  Hoạt động 4: Viết vở  Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. * Vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - GV nhận xét chung.  Hoạt động 5: Củng cố - Thi viết chữ hoa đẹp - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ( Nghe viết ) - Tiết 6 - Sgk/ 29. GỌI BẠN. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác; trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ gọi bạn. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT2; BT(3) a B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, Từ , Bảng phụ HS: Vở bài tập, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - GV đọc HS viết bảng lớp, bảng con các từ tiết trước - GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe viết  Mục tiêu: Hiểu nội dung bài viết đúng từ khó - GV đọc đầu bài & 2 khổ thơ cuối. - Hướng dẫn nắm nội dung: + Đề bài và 2 khổ cuối có những chữ nào viết hoa? Vì sao? + Có mấy dòng để trống? Để trống làm gì? + Tiếng gọi của Dê Trắng được đánh dấu bằng những dấu gì? + Tìm các tiếng trong bài có vần eo, ương, oai. Nêu các từ khó viết bảng - GV đọc cho HS viết bài vào vở  Lưu ý cách trình bày. - Đọc cho hs soát bài, chữa lỗi - Chấm 1 số bài, nxét  Hoạt động 3: Làm bài tập Bài 2: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: Nắm qui tắc ng/ ng - Các nhóm làm bài, đại diện nhóm lên bảng điền. Nhận xét sửa sai cho hs - Gv nxét bài của hs.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Bài 3a: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: ch/ tr - Tiến hành tương tự bài 2  Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức cho hs thi tìm tiếng có âm ngh/ ng hoặc ch/tr - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KỂ CHUYỆN - Tiết 3 - Sgk/ 24 BẠN CỦA NAI NHỎ Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình (BT1); nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn (BT2). - Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ ở BT1. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, nội dung chuyện, vật dụng hóa trang HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Phần thưởng - 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn chuyện theo tranh gợi ý - GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện  Mục tiêu: Quan sát tranh, nhắc lại lời kể của nhân vật 1/ Dựa vào tranh, hãy nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn. - GV treo tranh: Dựa theo tranh kể lại từng lời của Nai Nhỏ. - Gọi hs lần lượt kể lại lời của Nai Nhỏ, nhận xét tuyên dương 2/ Nhắc lại lời kể của Nai cha sau mỗi lời kể của Nai Nhỏ. - Hs lần lượt kể lời cha Nai Nhỏ - GV nhận xét và uốn nắn. Bình chọn hs kể tốt nhất  Hoạt động 3: Hướng dẫn dựng lại chuyện theo vai.  Mục tiêu: Kể chuyện phân vai - Lần 1: Gv làm người dẫn chuyện - Lần 2: HS kể theo nhóm - Lần 3: HS kể trước lớp - Nxét , bình chọn  Hoạt động 4: Củng cố - Gọi hs kể lại toàn bộ câu chuyện, nhận xét tuyên dương - Nhận xét - dặn dò D-Phần bổ sung:......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(52)</span> CHIỀU: TOÁN ( BS ) LUYỆN TẬP. A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. - Củng cố cách giải bài toán bằng một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: Vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. - Hs làm bài bảng con - Gọi hs lên bảng - Nhận xét, sửa sai * Hoạt động 2: Củng cố cách trình bày và giải bài toán bằng một phép cộng. - Cả lớp làm bài - Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, sửa sai. Thu vở chấm - Nhận xét tiết học ................................................................... GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Tiết 3 TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết và tránh được một số việc làm, hành động gây nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh - Biết tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm có thể gặp hằng ngày B-Đồ dùng dạy học: GV và HS: Sách thực hành KNS C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Đọc truyện, xử lí tình huống và thực hiện bài tập thông qua câu chuyện - Gv yêu cầu hs đọc truyện: Anh chàng hiếu động - Gv kể lại câu chuyện cho hs nghe. Yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi, thực hiện đánh dấu chéo vào ô trống theo câu hỏi trong sách KNS/ 8, 9 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung - Gv chốt ý nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Vận dụng bài học vào cuộc sống - Yêu cầu hs thảo luận và cho biết những việc giúp em bảo vệ bản thân - Những điều có nguy cơ bị tổn thương đến thân thể - Đại diện trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung - Gv chốt ý, rút ra bài học.

<span class='text_page_counter'>(53)</span>  Hoạt động 3: Củng cố - Yêu cầu hs đọc lại phần bài học - ? Để bảo vệ bản thân em cần làm những việc gì? - Nhận xét tiết học .............................................................................. ÂM NHẠC ( BS ) ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY A-Mục tiêu: Ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. B-Đồ dùng dạy học: Một số dụng cụ thông thường C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn lại bài hát Thật là hay - Các nhóm hát lại bài hát kết hợp phụ họa - Các nhóm thi đua – Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Ôn lại bài hát vừa hát vừa gõ đệm theo phách - Gọi hs lên biểu diễn - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học .................................................................................. SÁNG: Thứ bảy, ngày 16 tháng 9 năm 2017 TOÁN - Tiết 15 - Sgk/ 15 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5 Thời gian dự kiến: 35 phút. A-Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số. - Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng. - Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng cài, que tính, SGK HS: SGK, vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng : 9 + 5 Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 - Gv nêu bài toán: Có 9 que tính thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Yêu cầu hs tính kết quả. ? Em làm ntn để có 14 que tính ? ? Ngoài cách sử dụng que tính chúng ta còn cách nào khác không? - Sử dụng bảng gài, que tính. HD HS thực hiện phép cộng bằng que tính theo các bước như đã giới thiệu khi dạy phép cộng 26 + 4. - Nêu: 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính bó lại thành 1 chục, 1 chục que tính với 4 que tính rời là 14 que tính. Vậy 9 cộng 5 bằng 14. - Hướng dẫn thực hiện tính viết. - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính. - Yêu cầu HS khác nhắc lại..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> * Hoạt động 2: Lập bảng cộng : 9 cộng với 1 số - HS lập bảng cộng theo nhóm và thuộc bảng cộng. - Y/C HS đọc thuộc lòng bảng cộng - GV xoá dần trên bảng yêu cầu HS học thuộc lòng. * Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Tính nhẩm * Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5. Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi hs nêu kết quả - Nhận xét Bài 2: Tính * Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 - Y/C HS tự làm bài trong vở, gọi hs lên bảng tính - Nxét chữa bài Bài 4: Giải toán * Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng. - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi hs lên bảng giải, nhận xét chữa bài * Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức trò chơi: Thi đọc thuộc bảng cộng - Nhận xét, dặn dò D-Phần bổ sung: ....................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN ( BS ) 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5 A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số. - Củng cố cách giải bài toán bằng một phép tính cộng. B-Đồ dùng dạy học: Vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 9 cộng với một số - Rèn hs học thuộc lòng bảng cộng 9 - Hs làm bảng con một số phép tính dạng 9 cộng với một số - Nhận xét, sửa sai  Hoạt động 2: Củng cố giải toán bằng một phép tính cộng - Làm bài cá nhân - Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, tuyên dương – Thu vở chấm - Nhận xét tiết học ................................................................. SINH HOẠT TẬP THỂ - Tiết 3 TỔNG KẾT CUỐI TUẦN I. N.xét tình hình tuần qua:.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung - Gv bổ sung: + Đi học chuyên cần và đúng giờ. + Tập t.dục chưa đều + Vệ sinh lớp sạch , đúng giờ + Học còn rất chậm (đọc, viết ) II.Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục ổn định cho HS đi vào nề nếp. - Rèn đọc cho những em đọc yếu, rèn viết cho hs - Tăng cường công tác hổã trợ hs yếu - Phân công hs khá, giỏi kèm hs yếu ở lớp. *. * *. *.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> TUẦN 4 SÁNG: Thứ hai, ngày 18 tháng 9 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 10+ 11 - Sgk/ 31 BÍM TÓC ĐUÔI SAM Thời gian dự kiến: 70 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * - Kiểm soát cảm xúc - Thể hiện sự cảm thông - Tìm kiếm sự hổ trợ - Tư duy phê phán B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, Bảng cài: từ, câu HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Gọi bạn - Gọi hs đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi - Gv nhận xét  Hoạt động 2: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - GV yêu cầu hs đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh (1- 2 đoạn) Tiết 2  Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HD HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa + Câu 1: Các bạn gái khen Hà ntn? ( Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá! ) + Câu 2: Vì sao Hà khóc? ( Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã.... ) * Tuấn thiếu tôn trọng bạn, không biết chơi với bạn nhất là bạn gái + Câu 3: Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? ( Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp ) * Nghe thầy khen, Hà rất vui mừng và tự hào về mái tóc của mình, trở nên tự tin không buồn vì sự trêu chọc của Tuấn + Câu 4: Nghe lời Thầy Tuấn đã làm gì? ( Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn ) - Gv nxét, chốt ND: Là học sinh, ngay từ nhỏ, các em phải học cách cư xử đúng. Khi chơi đùa với bạn nhất là bạn nữ không được đùa dai. Khi biết mình sai, phải chân thành nhận lỗi.

<span class='text_page_counter'>(57)</span>  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Yêu cầu hs đọc bài theo phân vai ( người dẫn chuyện, mấy bạn gái, Tuấn, thầy giáo, Hà ) - Tổ chức các nhóm thi đọc. Gv nxét, bình chọn nhóm đọc hay  Hoạt động 5: Củng cố - Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và đáng khen? - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TOÁN - Tiết 16 - Sgk/ 16 29 + 5 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5. - Biết số hạng, tổng. - Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (a, b), bài 3 B-Đồ dùng dạy học: GV: 3 bó que tính và 14 que rời, bảng cài, SGK HS: SGK, Bảng cài ( bộ đd học toán ) C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 29 + 5  Mục tiêu: Nắm được phép cộng có nhớ dưới dạng tính viết. - Gv nêu bài toán (vừa nêu vừa đính bảng): Có 29 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? - GV đính 5 que tính rời dưới 9 que tính rời của 29 - 9 que tính với 5 que tính được 1 chục (1 bó) và 4 que tính 2 chục (2 bó) thêm 1 chục (1 bó) là 3 chục (3 bó) và thêm 4 que tính nữa. Có tất cả 34 que tính.  Khi tính ta phải nhớ 1 (chục) sang hàng chục như cách tính dọc. 9 + 5 = 14, viết 4, nhớ 1 + 29 5 2 thêm 1 là 3 viết 3 34  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5. - GV nêu y/c - Lưu ý cách đặt tính cho đúng, viết các chữ số thẳng cột. - Cả lớp làm bài vào vở, gọi hs lên bảng tính - Nhận xét sửa sai , đổi vở chấm chéo Bài 2: ( a, b ) Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng  Mục tiêu: Biết cách đặt tính rồi tính ( phép cộng có nhớ dạng 29 + 5 ).

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Gv giúp hs nắm y/c. Cả lớp làm bài vào vở, gọi hs lên bảng - Nhận xét sửa sai cho hs - Yêu cầu hs nêu được tên gọi: Số hạng, tổng trong phép cộng Bài 3: Nối các điểm để có hình vuông  Mục tiêu: Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. - Gv giúp hs nắm y/c. Tổ chức cho hs thi đua lên bảng nối các điểm để có hình vuông - Nxét, tuyên dương  Hoạt động 3: Củng cố - Gv cho hs tính nhanh các phép tính dạng 29 + 5 vào bảng con. GV nhận xét, tuyên dương - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:...................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) BÍM TÓC ĐUÔI SAM A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, Bảng cài: từ, câu HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - GV yêu cầu hs đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh (1- 2 đoạn)  Hoạt động 2: Tổ chức thi đọc - Các nhóm thi đọc. Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ................................................................... TOÁN ( BS ) 29 + 5 A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5. - Củng cố giải bài toán bằng một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, Vở.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Củng cố cách đặt tính rồi tính ( phép cộng có nhớ dạng 29 + 5 ) - Hs làm bảng con - Gọi hs lên bảng tính - Nhận xét, sửa bài v Hoạt động 2: Củng cố cách giải bài toán có một phép tính - Gọi hs lên bảng tóm tắt bài toán - Cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, sửa bài - Đổ vở chấm chéo - Thu vở chấm - Nhận xét tiết học. ................................................................. SÁNG: Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2017 CHÍNH TẢ ( Tập chép) - Tiết 7 - Sgk/ 33 BÍM TÓC ĐUÔI SAM. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT2; BT(3) a B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, bảng cài, thẻ từ HS: Vở, bảng con. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Gọi 2 hs lên bảng, cả lớp viết bảng con một số từ đã viết sai của tiết trước - Nhận xét  Hoạt động 2: HD tập chép  Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn viết và viết đúng từ ngữ khó. - GV đọc bài trên bảng. Hướng dẫn nắm nội dung bài: + Đoạn văn nói về cuộc nói chuyện giữa ai với ai? + Vì sao Hà không khóc nữa? * Hướng dẫn HS nhận xét: + Trong đoạn văn có những dấu câu nào? + Bài chép có những chữ nào viết hoa? + Những chữ đầu hàng được viết ntn? * Hướng dẫn HS viết từ khó: GV gắn thẻ chữ có từ khó, phân tích: Xinh xinh, vui vẻ, khuôn mặt. Hs đọc từ và viết từ trên bảng con, nhận xét sửa sai cho hs  Hoạt động 3: Viết bài vào vở - Nhắc nhở tư thế ngồi, để vở - GV cho HS chép bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn - Gv đọc cho hs soát lỗi - GV chấm một vài bài, nhận xét  Hoạt động 4: Làm bài tập  Mục tiêu: Nắm qui tắc chính tả phân biệt Bài 2 : Điền iên hay yên vào chỗ trống:.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Cả lớp làm bài, gọi hs làm bảng phụ. Nhận xét sửa sai hs Bài 3a: Điền vào chỗ trống r, d, gi - Cách thực hiện như bài 2 - GV nhận xét.  Hoạt động 5: Củng cố - Thi đua giữa các tổ tìm từ có vần ân/ âng - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 17 - Sgk/ 17 49 + 25 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 3 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng cài, que tính, bảng phụ HS: que tính C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 49 + 25  Mục tiêu: Nắm được cách đặt tính phép cộng 49 + 25 - GV nêu đề bài, vừa nêu vừa đính que tính: Có 49 que tính (4 bó, 9 que rời) thêm 25 que tính nữa (2 bó, 5 que rời). GV đính thẳng 9 và 5 với nhau. Hỏi có bao nhiêu que tính? - GV yêu cầu HS đặt tính dọc và nêu kết quả tính  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25. - GV yêu cầu hs làm bài vào vở, gọi hs lên bảng tính - GV quan sát, hướng dẫn - Nxét, chữa bài. Đổi vở chấm chéo Bài 3: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Gv giúp hs p/tích & nắm y/c bài toán. Cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải, nhận xét sửa bài  Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức hs làm một số bài dạng 49 + 25 ở bảng con - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:.........................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(61)</span> ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP CHỮ HOA: C A-Mục tiêu: - Rèn hs viết đúng chữ hoa C; Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu C . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con: GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. - GV nêu yêu cầu viết vở - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài.  Hoạt động 2: Thi viết chữ đẹp - Gọi hs lên bảng thi viết chữ hoa. Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học. ............................................................... TOÁN ( BS ) 49 + 25 A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25. - Củng cố giải bài toán bằng một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25. - Cả lớp làm bảng con - Nhận xét, sửa bài  Hoạt động 2: Củng cố giải bài toán bằng một phép cộng. - Hs lên bảng tóm tắt bài toán - Cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải bài - Nhận xét, sửa bài - Đổi vở chấm chéo - Nhận xét tiết học.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> ................................................................ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( BS ) LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN? A-Mục tiêu: - Rèn cho hs tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ. Đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống. B-Đồ dùng dạy học: GV: Bộ tranh, phiếu thảo luận nhóm, chậu nước HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn cho hs tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ. Đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống. - Các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi: + Muốn cơ và xương phát triển tốt ta phải ăn uống thế nào? Hằng ngày em ăn uống những gì? + Bạn HS ngồi học đúng hay sai tư thế? Theo em vì sao cần ngồi học đúng tư thế? + Bơi có tác dụng gì? Chúng ta nên bơi ở đâu? Ngoài bơi, chúng ta có thể chơi các môn thể thao gì? + Bạn nào sử dụng dụng cụ tưới cây vừa sức? Chúng ta có nên xách các vật nặng không? Vì sao? * GV chốt ý: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin . . . ngoài ra chúng ta cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống. Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.  Hoạt động 2: Hs chơi trò chơi: Nhấc 1 vật - Các nhóm xếp thành 4 hàng dọc. - GV làm mẫu và lưu ý HS cách nhấc 1 vật. GV tổ chức cho cả lớp chơi. - Kết thúc Hs chơi. GV nhận xét, tuyên dương - GV mời 1 em làm đúng nhất lên làm cho cả lớp xem. GV sửa động tác sai cho HS. Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học. ....................................................................... SÁNG: Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 12 - Sgk/34 TRÊN CHIẾC BÈ Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu ND: Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi (trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK)..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng cài: Từ, câu. Bảng phụ đoạn 2. HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bím tóc đuôi sam - Hs đọc bài và trả lời câu hỏi trong sgk - GV nhận xét  Hoạt động 2: Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - Yêu cầu hs đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK. GV hướng dẫn học sinh cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp ở một số câu: + Những anh Gọng Vó đen sạm/ gầy và cao/ nghênh cặp chân gọng vó/ đứng trên bãi lầy/ bái phục nhìn theo chúng tôi// + Đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu/ thoáng gặp đâu cũng lăng xăng/ cố bơi theo bè chúng tôi/ hoan nghênh váng cả mặt nước.// - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh (đoạn 3)  Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HD hs đọc thầm từng đoạn và TLCH 1, 2 trong SGK + Câu 1 : Dế Mèn & Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào? ( Hai bạn ghép ba, bốn lá bèo sen lại thành một chiếc bè đi trên sông ) + Câu 2: Trên đường đi đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao? ( Nước sông trong vắt, có cây, làng gần, núi xa hiện ra luôn mới mẻ. Các con vật hai bên bờ đều tò mò, phấn khởi, hoan nghênh hai bạn )  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Gv đọc mẫu lần 2 - Yêu cầu hs thi đọc bài từng đoạn, cả bài. Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 5: Củng cố - Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị? - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 18 - Sgk/18 LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu - Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng 9 cộng với một số. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5; 49 + 25. - Biết thực hiện phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2, bài 3 (cột 1), bài 4.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ HS: Bảng con, vở, SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính nhẩm  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng 9 cộng với một số. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Nhận xét - Yêu cầu HS ghi lại kết quả vào vở Bài 2: Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5; 49 + 25. - Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài. - Gọi 4 hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào vở - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. Đổi vở chấm chéo Bài 3: Điền dấu <, >, =  Mục tiêu: Biết thực hiện phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20. - Cả lớp làm bài vào vở, gọi hs lên bảng điền dấu - Nhận xét, chữa bài Bài 4: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Gọi hs đọc đề bài toán, h/ dẫn hs tóm tắt bài toán - Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét, sửa bài  Hoạt động 2: Củng cố - Đặt tính và thực hiện phép tính 39 + 15 vào bảng con - Nhận xét – dặn dò - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 4 - Sgk/ 35 TỪ CHỈ SỰ VẬT. TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT1). - Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2). - Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý (BT3) B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, bảng cài HS: Vở bài tập C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Cho ví dụ từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối - Đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì)? Là gì? - GV nhận xét  Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập  Mục tiêu: Nắm được từ chỉ sự vật; ngày, tháng, năm Bài 1: Tìm các từ theo mẫu ( chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối ) - Nêu yêu cầu đề bài, cả lớp lần lượt làm bài vào vở bài tập - GV quan sát giúp đỡ, gọi hs nêu kết quả. Gv và hs nhận xét Bài 2: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm - Nêu yêu cầu đề bài, nối tiếp nhau từng cặp đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi - Gv và hs nhận xét bình chọn cặp đặt & TLCH hay nhất Bài 3: Ngắt đoạn văn thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả  Mục tiêu: Ngắt 1 đoạn văn thành những câu trọn ý. - Gv nêu y/c bài tập, h/ dẫn hs ngắt câu. Cả lớp chép bài vào bài tập cho đúng chính tả - Gọi hs làm bảng phụ, nhận xét, chữa bài  Hoạt động 3: Củng cố - Nêu nội dung vừa học: GV cho hs thi đua tìm từ chỉ người... - GV nhận xét, tuyên dương - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TẬP LÀM VĂN - Tiết 4 - Sgk/ 38 CẢM ƠN – XIN LỖI Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Nói được 2, 3 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi (BT3). * - Giao tiếp, cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác - Tự nhận thức về bản thân B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng phụ HS: SGK, vở bài tập C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - Gọi hs sắp xếp tranh, dựa theo nội dung tranh kể lại câu chuyện: Gọi bạn - Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.  Mục tiêu: Nói lời cám ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> * Bài 1: - GV cho HS nêu yêu cầu và thảo luận nhóm. Trình bày từng trường hợp, nhận xét - GV chốt ý: Đối với bạn, lời cảm ơn chân thành, thân mật. Đối với cô giáo là người trên, lời cảm ơn cần thể hiện thái độ lễ phép và kính trọng. Đối với em bé là người dưới lời cám ơn chân thành, yêu mến. * Bài2: - HS nêu yêu cầu ( tương tự như bài 1 ) - GV nhận xét, chốt ý: + Lời xin lỗi phải lịch sự, chân thành. + Tùy đối tượng giao tiếp, cần chọn lời xin lỗi thích hợp. * Trong giao tiếp, chúng ta phải cởi mở, tự tin và biết lắng nghe ý kiến người khác  Hoạt động 3: Kể sự việc theo tranh  Mục tiêu: Nhìn tranh kể lại sự việc trong đó có dùng lời cám ơn xin lỗi. * Bài 3: Gv nêu y/c - GV treo tranh: HD HS quan sát kĩ từng tranh - Dựa vào tranh hãy kể lại nội dung bức tranh bằng 3, 4 câu trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp. GV nhận xét. * Bài 4: - Gv nêu y/c bài. Cả lớp viết lại những câu em đã nói về một trong hai bức tranh trên ( bài tập 3 ) - Gọi hs nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. Nxét * Bản thân mình phải biết tự nhận thức khi nào nói lời cảm ơn, lời xin lỗi  Hoạt động 4: Củng cố - Gv nêu tình huống , hs nói lời cảm ơn, xin lỗi - Nhận xét – dặn dò: D. Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) TỪ CHỈ SỰ VẬT. TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc bài; Nghe viết một đoạn bài Trên chiếc bè - Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi về thời gian - Củng cố ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý B-Đồ dùng dạy học: Vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn đọc và nghe viết chính tả bài Trên chiếc bè - Hs nối tiếp nhau đọc câu, đọc đoạn -> Nhận xét, tuyên dương - Gv đọc cho hs viết chính tả -> Đổi vở chấm chữa bài  Hoạt động 2: Củng cố đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm - Từng cặp hỏi đáp với nhau -> Nhận xét, tuyên dương - Cả lớp làm bài vào vở - Đổi vở chấm chéo  Hoạt động 3: Ngắt đoạn văn thành câu rồi viết lại cho đúng chính tả - Cả lớp làm bài bài vào vở - Gọi hs nêu kết quả - Nhận xét, sửa bài - Thu vở chấm - Nhận xét tiết học.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> ........................................................................ TIẾNG VIỆT ( BS ) CẢM ƠN – XIN LỖI A-Mục tiêu: - Rèn cho biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản - Rèn cho hs nói- viết được lời cảm ơn, xin lỗi B-Đồ dùng dạy học: Tranh, Vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs nói lời cám ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. - Gv nêu tình huống - Hs dựa vào các tình huống nói lời cảm ơn, xin lỗi - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Rèn hs nói – viết lời cảm ơn, xin lỗi - Từng hs nối tiếp nói lời cảm ơn, xin lỗi -> Nhận xét, tuyên dương - Cả lớp viết lời cảm ơn, xin lỗi vào vở - Thu vở chấm, nhận xét - Nhận xét tiết học. .......................................................................... SÁNG: Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2017 TOÁN - Tiết 19 - Sgk/ 19 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng 8 cộng với một số. - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài 1, bài 2, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bộ thực hành Toán ( 20 que tính), bảng phụ HS: SGK, vở toán, đồ dùng học toán C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 8 + 5  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 - GV nêu đề toán có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu bao que tính? - GV nhận xét cách làm bài của HS và hướng dẫn: Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính. - GV yêu cầu HS lên đặt tính và nêu kết quả. GV nhận xét. - Hướng dẫn HS tự lập bảng 8 cộng với 1 số. - GV cho HS lập bảng cộng bằng cách cộng 8 với bắt đầu từ 3 đến 9. - Chia nhóm thảo luận lập bảng cộng 8. Rèn hs học thuộc bảng cộng  Hoạt động 2: Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Bài 1: Tính nhẩm  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng - Cả lớp lần lượt làm bài vào vở. - GV quan sát hướng dẫn, uốn nắn - Gọi hs nêu kết quả Bài 2: Tính  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5. - Nêu yêu cầu bài? GV cho HS ghi kết quả của phép tính - Nhận xét sửa sai, đổi vở chấm chéo Bài 4: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Hs nêu yêu cầu bài toán, h/ dẫn tóm tắt bài toán - Cả lớp làm bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét, chữa bài  Hoạt động 3: Củng cố - Nối tiếp nhau đọc lại bảng cộng 8 - Nhận xét- dặn dò - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:..................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TẬP VIẾT - Tiết 4 - Sgk/18 CHỮ HOA: C Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Chia (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu C . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - Kiểm tra vở viết. Yêu cầu hs viết lại chữ hoa: B, Bạn - Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa  Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ C 1/ Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Phát mẫu chữ C cho các nhóm - Chữ C cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? - GV chỉ vào chữ C và miêu tả: Chữ C gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. GV viết bảng lớp. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 2/ HS viết bảng con: GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn.  Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.  Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ. * Treo bảng phụ: 1/ Giới thiệu câu: Chia ngọt sẻ bùi - Gv giúp hs hiểu ND. Quan sát và nhận xét: + Nêu độ cao các chữ cái. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ. + Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Chia lưu ý nối nét C và hia 2/ HS viết bảng con: Chia - GV nhận xét và uốn nắn.  Hoạt động 4: Viết vở  Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. - GV nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài.  Hoạt động 5: Củng cố - Gọi hs lên bảng viết chữ hoa: C - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (Nghe- viết ) – Tiết 8 - Sgk/ 37 TRÊN CHIẾC BÈ. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác; trình bày đúng bài CT. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT2; BT(3) b B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, SGK HS: Vở, bảng con, SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Gọi hs lên bảng, cả lớp viết từ khó đã viết sai tiết trước ở bảng con - Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả.  Mục tiêu: Hiểu nội dung bài viết đúng chính tả. - GV đọc đoạn viết. Giúp HS nắm nội dung đoạn viết: + Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu? + Bài viết có những chữ nào viết hoa? - GV cho HS phân tích & viết bảng con những từ khó. - GV đọc cho HS viết vở. - GV đọc cho hs soát bài - GV thu vở chấm, nxét  Hoạt động 3: Làm bài tập.  Mục tiêu: Phân biệt iê/ yê; vần/ vầng.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Bài 1: Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê. - Thi đua tìm chữ, Gv nxét. Cả lớp làm vở Bài 3b: Phân biệt vần/ vầng - Cả lớp làm vở, nêu kết quả. Gv nxét sửa sai cho hs  Hoạt động 4: Củng cố - Cả lớp viết những từ sai ở bảng con, nhận xét Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KỂ CHUYỆN - Tiết 4 - Sgk/ 33 BÍM TÓC ĐUÔI SAM Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT2) - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, phiếu giao việc, vật dụng sắm vai HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bạn của Nai Nhỏ - Gọi hs kể lại từng đoạn câu chuyện, toàn bộ câu chuyện - Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện  Mục tiêu: Kể chuyện theo tranh Bài 1: Kể lại đoạn 1, 2 trong câu chuyện dựa theo tranh. - Gv cho hs qsát từng tranh trong Sgk nhớ lại ND các đoạn 1, 2 của câu chuyện để kể lại trong nhóm - Đại diện nhóm kể. GV nhận xét t/dương - Kể đoạn 3: 1 hs kể - GV nhận xét.  Hoạt động 3: Phân vai, dựng lại câu chuyện.  Mục tiêu: Kể chuyện theo nhân vật - Các nhóm phân vai kể trong nhóm - GV cho các nhóm xung phong nhận vai, người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo. - Hs kể chuyện theo vai. GV nhận xét, tuyên dương. Bình chọn nhóm kể hay  Hoạt động 4: Củng cố - Chọn 4 hs lên kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai - Nhận xét, dặn dò D. Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(71)</span> CHIỀU: TOÁN ( BS ) 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5 A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 - Củng cố cách giải bài toán bằng một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ HS: Vở toán, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 - Cả lớp lần lượt làm bài vào vở. - GV quan sát hướng dẫn, uốn nắn - Gọi hs nêu kết quả - Nêu yêu cầu bài? GV cho HS ghi kết quả của phép tính - Nhận xét sửa sai, đổi vở chấm chéo  Hoạt động 2: Củng cố cách giải bài toán bằng một phép cộng. - Hs nêu yêu cầu bài toán, h/ dẫn tóm tắt bài toán - Cả lớp làm bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét, chữa bài  Hoạt động 3: Củng cố - Nối tiếp nhau đọc lại bảng cộng 8 - Nhận xét- dặn dò - Nhận xét tiết học ............................................................. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Tiết 4 TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN ( TT ) Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết và tránh được một số việc làm, hành động gây nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh - Biết tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm có thể gặp hằng ngày B-Đồ dùng dạy học: GV và HS: Sách thực hành KNS C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Đánh giá và nhận xét - Yêu cầu hs tự đánh giá theo hai nội dung trước khi học bài này và sau khi học bài này như sau: + Cẩn thận đối với vật nguy hiểm + Cẩn thận đối với người lạ, người xấu - Gv nhận xét hs theo nhóm theo hai mức: Thực hiện tốt và chưa tốt  Hoạt động 2: Củng cố - Yêu cầu hs nêu lại phần bài học - Nhắc nhở hs chưa thực hiện tốt cố gắng thực hiện tốt về tự bảo vệ bản thân - Nhận xét tiết học.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> ........................................................... ÂM NHẠC ( BS ) HỌC HÁT: XOÈ HOA A-Mục tiêu: - Ôn lại bài hát Xòe hoa - Vừa hát vừa kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. B-Đồ dùng dạy học: SGK, thanh phách C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn lại bài hát Xòe hoa - Cho hs hát lại bài hát ( hát theo nhóm ) - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Ôn lại bài hát vừa hát vừa vỗ tay ( gõ đệm ) theo bài hát - Hát , gõ theo nhóm - Gv theo dõi, sửa sai cho hs - Gọi từng nhóm đại diện biểu diễn -> Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ............................................................. SÁNG: Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 TOÁN - Tiết 20 - Sgk/20 28 + 5 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5. - Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bộ thực hành Toán ( 2 bó que tính, 13 que tính rời). Bảng phụ. HS: SGK, vở, đồ dùng học toán C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 28 + 5  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng 28 + 5 - GV nêu đề toán: Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - GV hướng dẫn: Gộp 8 que tính với 5 que tính được 1 chục que tính (1 bó) và 3 que tính rời, 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục, thêm 3 que tính rời, có tất cả 33 que tính. Vậy: 28 + 5 = 33 - GV cho HS lên bảng đặt tính. GV cho HS lên tính kết quả.  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5. - GV quan sát, hướng dẫn HS làm vở..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Gọi hs lên bảng tính, nhận xét. Đổi vở chấm chéo Bài 3: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán, gọi hs lên bảng giải - Gv nxét, chữa bài Bài 4: Vẽ đoạn thẳng  Mục tiêu: Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Nêu yêu cầu đề bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm - GV y/ cầu HS vẽ vào vở. Gọi hs lên bảng vẽ, nhận xét tuyên dương  Hoạt động 3: Củng cố - GV cho HS chơi trò chơi: Đúng, sai. - Nhận xét- dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... SINH HOẠT TẬP THỂ - Tiết 4 TỔNG KẾT CUỐI TUẦN I. N.xét tình hình tuần qua: - Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung - Gv bổ sung: + Đi học chuyên cần và đúng giờ. + Tập t.dục chưa đều + Vệ sinh lớp sạch , đúng giờ + Học còn rất chậm (đọc, viết ) II.Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục ổn định cho HS đi vào nề nếp. - Rèn đọc cho những em đọc yếu, rèn viết cho hs - Tăng cường công tác hổ trợ hs yếu - Phân công hs khá, giỏi kèm hs yếu ở lớp.. --.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> TUẦN 5 SÁNG: Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 13 + 14 - Sgk/ 40 CHIẾC BÚT MỰC Thời gian dự kiến: 70 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các CH 2, 3, 4, 5). * - Thể hiện sự cảm thông - Hợp tác - Ra quyết định giải quyết vấn đề B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ. HS: SGK. C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Trên chiếc bè - HS đọc bài, trả lời câu hỏi. Nhận xét v Hoạt động 2: Luyện đọc - Gv đọc mẫu toàn bài lần 1 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - GV yêu cầu hs đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Gv nxét hướng dẫn học sinh cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. + Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa không/ và không ai có/ + Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi. - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh cả bài Tiết 2 v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - Gv Hd hs đọc thầm từng đoạn & TLCH sgk 1/ Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực? 2/ Chuyện gì đã xảy ra với Lan? ( Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở ) 3/ Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? ( Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc ) ? Cuối cùng Mai quyết định ra sao? * Cuối cùng Mai quyết định lấy bút đưa cho Lan mượn 4/ Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào? ( Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: Cứ để bạn Lan viết trước ) * Mai đã biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn. Đây chính là hành động đúng của em.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 5/ Vì sao cô giáo khen Mai? ( Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạnbè....) v Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Gv đọc mẫu lần 2 - Tổ chức cho hs thi đọc theo nhóm ( Đọc theo vai ). Nhận xét, tuyên dương v Hoạt động 5: Củng cố - Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn? - Nêu những trường hợp em đã giúp bạn? - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:..................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TOÁN - Tiết 21 - Sgk/ 21 38 + 25 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 5. - Biết giải bài giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm. - Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bộ thực hành Toán ( 5 bó que tính và 13 que tính ), bảng cài, hình vẽ HS: SGK, bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép 38 + 25.  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng 38 + 25 cộng có nhớ dưới dạng tính viết. - Gv nêu đề toán có 28 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính? - Gv hướng dẫn: Gộp 8 que tính với 2 que tính rời thành 1 bó que tính, 3 bó với 2 bó lại là 5 bó, 5 bó thêm 1 bó là 6 bó, 6 bó với 3 que tính rời là 63 que tính. - Vậy 38 + 25 = 63 - Gv yêu cầu HS đặt tính và tính. Gv nhận xét.  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính  Mục tiêu: HS làm được các bài tập dạng 38 + 25 - Nêu yêu cầu đề bài? Cả lớp lần lượt làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng tính, nhận xét - Gv hướng dẫn uốn nắn sửa chữa. Phân biệt phép cộng có nhớ và không nhớ. - Đổi vở chấm chéo Bài 3: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm. - Gv Hd tóm tắt bài toán & nắm y/c. Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Gv nxét sửa sai cho hs Bài 4: <, > ,=  Mục tiêu: Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số. - Gv nêu y/c, cả lớp làm bài. Gọi hs lên bảng điền dấu - Nhận xét, sửa sai  Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức cho hs trò chơi: Câu cá. Gv nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) CHIẾC BÚT MỰC A-Mục tiêu: - Rèn hs đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ. HS: SGK. C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Rèn luyện đọc - Gv đọc mẫu toàn bài lần 1 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - GV yêu cầu hs đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Gv nxét hướng dẫn học sinh cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. + Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa không/ và không ai có/ + Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi. - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh cả bài - Nhận xét tiết học ................................................................. TOÁN ( BS ) 38 + 25 A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 5. - Củng cố giải bài giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm. - Củng cố cách thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 5. - Hs làm bài cá nhân - Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu - Gọi hs lên bảng -> Nhận xét, sửa bài - Đổi vở chấm chéo  Hoạt động 2: Củng cố giải bài giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm. - Cả lớp làm bài cá nhân - Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, sửa sai - Thu vở chấm - Nhận xét tiết học .................................................................. SÁNG: Thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 2017 CHÍNH TẢ( Tập chép) – Tiết 9 - Sgk/42 CHIẾC BÚT MỰC Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Chép chính xác, trình bày đúng bài CT (SGK). Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT2; BT(3) b B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ. HS: Bảng con, vở, SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra hs - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Dạy dỗ – ăn giỗ, dòng sông – ròng rã, dân làng – dâng lên. - Nhận xét v Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép Ÿ Mục tiêu: Nắm nội dung đoạn chép - Gv đọc đoạn chép trên bảng. Hướng dẫn nhận xét chính tả: + Những chữ nào phải viết hoa? + Đoạn văn có những dấu câu nào? - Gv hd hs p/tích 1 số từ khó - Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con. - Gv theo dõi uốn nắn. - Gv đọc cho hs soát bài - Gv thu vở chấm, nhận xét v Hoạt động 3: Làm bài tập Ÿ Mục tiêu: Nắm được qui tắc về nguyên âm đôi ia/ ya, dấu phẩy. Bài 1: - Gv giúp Hs nắm y/c. Cả lớp làm bài vào vở - Hs làm bảng phụ, Gv nxét Bài 2b: Tìm từ chứa tiếng có vần en/ eng Ÿ Mục tiêu: Biết tìm từ theo gợi ý.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Gv nêu y/c, cả lớp tìm từ. Nêu kết quả, nhận xét - Gv kết luận v Hoạt động 4: Củng cố - Nhóm thi viết lại chữ sai, nhận xét - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 22 - Sgk/ 22 LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Thuộc bảng 8 cộng với một số. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25. - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. - Bài 1, bài 2, bài 3 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bộ thực hành Toán, bảng phụ HS: SGK, bảng con. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: Tính nhẩm  Mục tiêu: Biết vận dụng bảng cộng 8, thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 - Nêu yêu cầu đề bài. Cả lớp làm bài, gọi hs nêu kết quả - Gv nxét, sửa sai Bài 2: Đặt tính rồi tính.  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25. - Nêu yêu cầu, cả lớp làm bài. Gv lưu ý cho hs cách đặt tính thẳng hàng, thẳng cột -Gọi hs lên bảng, gv theo dõi nhắc nhở uốn nắn hs - Nhận xét chữa bài. Đổi vở chấm chéo Bài 3: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng - Dựa vào tóm tắt bài toán, Gv hướng dẫn hs nêu bài toán - Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét sửa bài  Hoạt động 2: Củng cố - Tổ chức cho hs thi đua tính nhanh kết quả - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(79)</span> CHIỀU: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP - Tiết 5 CHỮ HOA: D A-Mục tiêu: - Rèn hs viết đúng chữ hoa D rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thườngtrong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu D. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Rèn hs viết chữ cái hoa - GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết - HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: Rèn viết vở - GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. - Tổ chức thi viết chữ đẹp. Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ................................................................... TOÁN ( BS ) LUYỆN TẬP A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25. - Củng cố cách giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25. - Hs làm bảng con - Nhận xét, sửa sai v Hoạt động 2: Củng cố cách giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. - Hs làm bài vào vở cá nhân. Gv theo dõi hướng dẫn hs - Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, tuyên dương - Thu vở chấm bài - Nhận xét tiết học ................................................................... TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( BS ).

<span class='text_page_counter'>(80)</span> CƠ QUAN TIÊU HÓA A-Mục tiêu: Củng cố tên và vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình. B-Đồ dùng dạy học: GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) ống tiêu hóa. Bút dạ. HS: SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Củng cố đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát sơ đồ ống tiêu hóa. - Đọc chú thích và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hóa. ( PPBTNB ) - Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? ( Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa ) - GV treo tranh vẽ ống tiêu hóa. GV mời 1 số HS lên bảng chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa trên sơ đồ. v Hoạt động 2: Củng cố lại tên các cơ quan tiêu hóa. Ÿ Mục tiêu: HS chỉ được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh phóng to ( hình 2 ) - GV yêu cầu: Quan sát hình vẽ, nối tên các cơ quan tiêu hóa vào hình vẽ cho phù hợp. ( PPBTNB ) - GV theo dõi và giúp đỡ HS. - GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hóa. * GV kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy… v Hoạt động 3: Trò chơi - Chơi trò chơi “ Ghép chữ vào hình” - Gv phát tranh vẽ các cơ quan tiêu hoá ( câm) & các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá. Hs chơi trò chơi tiếp sức - Nhận xét tiết học .................................................................. SÁNG: Thứ tư, ngày 27 tháng 9 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 15 - Sgk/43 MỤC LỤC SÁCH Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê. - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4). B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ, phiếu thảo luận. HS: SGK.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Chiếc bút mực - Gọi HS đọc bài + TLCH trong SGK - GV nhận xét v Hoạt động 2: Luyện đọc - Gv đọc toàn bài lần 1 - Đọc từng dòng nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - Đọc nối tiếp từng mục trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Thi đọc giữa các nhóm ( Từng mục của bài ) v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - Hd hs đọc thầm từng mục trả lời câu hỏi SGK 1/ Tuyển tập này có những truyện nào? ( Hs nêu tên từng truyện ) 2/ Truyện người học trò cũ ở trang nào? ( Hs tìm nhanh tên bài theo mục lục trang 52 ) 3/ Truyện mùa quả cọ của nhà văn nào? ( Quang Dũng ) 4/ Mục lục sách dùng để làm gì? ( Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó, ta nhanh chóng tìm được những mục cần đọc ) v Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Tổ chức cho hs thi đọc - Gv nxét v Hoạt động 5: Củng cố - Khi mở 1 cuốn sách mới em phải xem trước phần nào? - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. TOÁN - Tiết 23 - Sgk/23 HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH TỨ GIÁC Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác. - Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b) B-Đồ dùng dạy học: GV: 1 số miếng bìa tứ giác, hình chữ nhật. Bảng phụ. HS: SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật & hình tứ giác Ÿ Mục tiêu: Hs nhận dạng được hình tứ giác & HCN - Gv cho HS quan sát và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> + Hình chữ nhật có mấy cạnh? Có mấy đỉnh? - Gv vẽ hình lên bảng - Gv đọc tên hình: Hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNQP, hình chữ nhật EGHI. - Gv chỉ hình: Có 4 đỉnh A, B, C, D. Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA. * Giới thiệu hình tứ giác. - Gv cho HS quan sát hình và cho biết có mấy cạnh, mấy đỉnh? Các cạnh ntn với nhau? - Tìm các đồ vật có hình chữ nhật. - Gv cho HS quan sát hình và đọc tên. - Hình tứ giác và hình chữ nhật có điểm nào giống nhau? v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Nối các điểm để được hình tứ giác, hình chữ nhật Ÿ Mục tiêu: Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác. - Nêu đề bài? cả lớp tiến hành vẽ hình. Gv quan sát giúp đỡ. - Gọi hs vẽ trên bảng, Gv nxét Bài 2: ( a, b ) Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác Ÿ Mục tiêu: Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác. - Nêu đề bài? Hs nêu miệng. Nhận xét, Gv giúp đỡ, uốn nắn. Bài 3: a) Kẻ thêm 1 đoạn thẳng trong hình để được 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác. b) 3 hình tứ giác. Ÿ Mục tiêu: Biết kẻ thêm đoạn thẳng trong hình để được hình chữ nhật, hình tứ giác - Chia nhóm, các nhóm thảo luận lần lượt vẽ bảng phụ. Đính lên bảng nhận xét v Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức cho các nhóm thi nhận dạng hình - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 5 - Sgk/ 44 TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU: “ AI LÀ GÌ?” Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1); bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam (BT2). - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT3). B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ HS: SGK. C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Nêu 3 danh từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối. - Gv nhận xét v Hoạt động 2: HS làm bài tập Bài 1: Nêu yêu cầu bài? Ÿ Mục tiêu: Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng - Gv Hd hs hiểu y/c của bài – Hs nêu - Gv nxét & chốt: Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa. Các từ ở cột 2 là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay 1 người. Những tên đó phải viết hoa. Bài 2: Gv giúp hs nắm y/c, cả lớp làm bài vở bài tập -Bốc thăm viết bài bảng phụ, nhận xét sửa sai - Gv nxét & chốt ý đúng v Hoạt động 3: Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? Ÿ Mục tiêu: Biết giới thiệu trường, môn học, làng xóm của em. Bài 3: Nêu yêu cầu đề bài. - Gv Hd hs nắm y/c bài - Gv cho HS đọc câu mẫu: a) Đặt câu giới thiệu về trường em? b) Giới thiệu môn học em yêu thích? c) Giới thiệu làng xóm? - Gv nhận xét, chốt ý đúng * Tích hợp BVMT: Hs biết đặt câu giới thiệu về trường lớp, làng xóm. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường v Hoạt động 4: Củng cố - Gv cho HS thi đua viết tên riêng cho đúng: (hồ) Ba Bể (sông) Bạch Đằng (núi) Bà Đen (cầu) Bông - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................ CHIỀU: TẬP LÀM VĂN - Tiết 5 - Sgk/ 47 TRẢ LỜI CÂU HỎI - ĐẶT TÊN CHO BÀI. LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH Thời gian dự kiến: 35 phút.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> A-Mục tiêu: - Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1); bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2). - Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3). * - Giao tiếp - Hợp tác - Tư duy sáng tạo: độc lập suy nghĩ - Tìm kiếm thông tin B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, SGK. HS: SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Gv mời 2 cặp lên bảng, 2 em đóng vai Tuấn – Hà( Tuấn nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà ) - 2 bạn đóng vai bạn Lan và Mai ( Lan nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai ) - Gv nhận xét v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: ( miệng) Ÿ Mục tiêu: Dựa vào tranh và câu hỏi kể lại 1 sự việc - Gv cho HS quan sát tranh và thảo luận. + Bạn trai đang làm gì? + Bạn trai đang nói gì với bạn gái? + Bạn gái nhận xét thế nào? + 2 bạn làm gì? - Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện. Gv nhận xét. * Hs lần lượt phát biểu ý kiến, cả lớp lắng nghe. Nhận xét, bổ sung để tìm ra vấn đề chung Bài 2: ( miệng) - Đặt lại tên cho câu chuyện mà tranh diễn tả. - Nêu yêu cầu? Gv cho HS thảo luận và đặt tên. Gv nxét & kết luận tên hợp lí Bài 3: (Viết ) Ÿ Mục tiêu: Biết đọc mục lục một tuần học, ghi được tên các bài tập đọc trong tuần đó - Gv nêu yêu cầu, cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs đọc kết quả, nhận xét - Gv chấm điểm, nxét bài của 1 vài em. * Các em biết suy nghĩ tìm tòi những thông tin về mục lục sách để viết vào vở bài tập v Hoạt động 3: Củng cố - Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì? - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. TIẾNG VIỆT ( BS ) TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU: “ AI LÀ GÌ?” A-Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Củng cố lại các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam; bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam - Củng cố cách đặt câu theo mẫu Ai là gì? - Rèn viết chính tả B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Củng cố cách viết hoa tên riêng Việt Nam - Cho hs viết một vài tên riêng Việt Nam ở bảng con - Gv nhận xét, sửa sai từng hs v Hoạt động 2: Củng cố cách đặt câu theo mẫu Ai là gì? - Hs làm bài vào vở - Gv theo dõi hướng dẫn hs - Gọi hs nối tiếp nhau đọc câu. Nhận xét, tuyên dương v Hoạt động 3: Rèn cho hs viết chính tả - Gv đọc bài cho hs viết - Đổi vở chấm bài - Thu vở chấm - Nhận xét tiết học .................................................................. TIẾNG VIỆT ( BS ) TRẢ LỜI CÂU HỎI - ĐẶT TÊN CHO BÀI. LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH A-Mục tiêu: - Rèn hs cách sắp xếp câu - Rèn hs cách xem mục lục sách B-Đồ dùng dạy học: SGK, Vở C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Rèn cách sắp xếp câu - Yêu cầu hs sắp xếp các câu thành bài và đặt tên cho bài - Hs làm miệng - Nhận xét, sửa sai và bổ sung cho hoàn chỉnh v Hoạt động 2: Rèn hs xem mục lục sách - Hs xem mục lục sách theo nhóm - Gv theo dõi hướng dẫn hs tra mục lục sách - Đại diện nhóm trình bày kết quả -> Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ............................................................ SÁNG: Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2017 TOÁN -Tiết 24 - Sgk/ 24 BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Bài tập cần làm: Bài 1 (không yêu cầu học sinh tóm tắt), bài 3.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nam châm, hình mấy quả cam HS: SGK, bảng con C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn Ÿ Mục tiêu: Nắm được khái niệm “nhiều hơn” - Gv đính trên bảng: Cành trên có 5 quả cam. Cành dưới có 5 quả cam và nhiều hơn 2 quả nữa. Ta nói số cam ở cành dưới “nhiều hơn” số cam ở cành trên là 2 quả. - Gv đặt bài toán cành trên có 5 quả cam. Cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả. Hỏi cành dưới có mấy quả cam?. /--------------------------------/ /---------------------------------------------/ ? quả cam - Để biết số cam ở cành dưới có bao nhiêu ta làm sao? - Nêu phép tính? - Hd hs trình bày bài giải ( lời giải, phép tính , đáp số) v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Giải toán Ÿ Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Gv hướng dẫn : Đề bài hỏi gì? Để tìm số bông hoa Bình có ta làm sao? - Cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải - Gv nxét , chữa bài Bài 3: Giải toán Ÿ Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Gv giúp HS phân tích bài toán , nắm y/c bài toán - Để biết Đào cao bao nhiêu cm ta làm ntn? - Lưu ý: Từ “cao hơn” ở bài toán được hiểu như là “nhiều hơn”. - Tương tự như bài 1 v Hoạt động 3: Củng cố - Gv viết tóm tắt, dựa tóm tắt thi đua giải toán nhanh + Nhà Lan có 3 người + Nhà Hồng hơn nhà Lan 2 người + Nhà Hồng . . . . . người? - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(87)</span> TẬP VIẾT - Tiết 5 - Sgk/45 CHỮ HOA: D Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Dân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thườngtrong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu D. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Hs lên bảng, cả lớp viết bảng con chữ hoa: C - Nhận xét v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Ÿ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ D - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Gắn mẫu chữ D + Chữ D cao mấy li? + Gồm mấy đường kẻ ngang? + Viết bởi mấy nét? Gv nxét - GV chỉ vào chữ D và miêu tả: Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. - GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết - HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ. - Giới thiệu câu: Dân giàu nước mạnh - Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Dân lưu ý nối nét D và ân - HS viết bảng con: Dân - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 4: Viết vở Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. - GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. v Hoạt động 5: Củng cố - Thi viết chữ đẹp - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(88)</span> CHÍNH TẢ ( Nghe viết ) –Tiết 10 - Sgk/46 CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác; trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT(2) b, hoặc BT(3) b, c B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ HS: Vở, bảng con, SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra hs - Gọi hs lên bảng, cả lớp viết bảng con: Đêm khuya, tia nắng, cây mía. - Nhận xét v Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết chính tả. Ÿ Mục tiêu: Nghe, viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài. Trình bày đúng 1 bài thơ - Gv đọc mẫu bài, hdẫn hs tìm hiểu nội dung: Hai khổ thơ này nói gì? * Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: Đếm các dấu câu có trong bài chính tả. Có bao nhiêu chữ hoa? Vì sao phải viết hoa - Gv nêu từ khó , Hd hs p/tích viết bảng con. Gv quan sát hướng dẫn. - Gv đọc cho HS viết. Gv theo dõi uốn nắn sửa chữa. - Gv đọc cho hs soát lỗi. Gv thu vở chấm v Hoạt động 3: Luyện tập Ÿ Mục tiêu: Nắm được viết từ có en/ eng, im/ iêm. Bài 2b: - Làm bài cá nhân, gọi hs làm bảng phu. Gv nxét, chữa bài Bài 3b, c: - Tương tự như bài 2 - Gv nxét , sửa sai v Hoạt động 4: Củng cố - Yêu cầu hs viết lại những chữ sai - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. KỂ CHUYỆN - Tiết 5 - Sgk/ 41 CHIẾC BÚT MỰC Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực (BT1). * - Thể hiện sự cảm thông - Hợp tác - Ra quyết định giải quyết vấn đề B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh + Nội dung câu hỏi, Vật dụng sắm vai..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> HS: SGK. C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bím tóc đuôi sam - HS kể lại chuyện. - Gv nhận xét v Hoạt động 2: Kể từng đoạn Ÿ Mục tiêu: Quan sát từng tranh kể từng đoạn + Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. - Yêu cầu hs kể - Gv nhận xét. + Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà. - Tương tự như tranh 1. Gv nhận xét + Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn - Tương tự hs kể. Gv nhận xét. + Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai. * Các em đã kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh v Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện Ÿ Mục tiêu: Kể bằng lời của mình + giọng nói thích hợp với lời nhân vật. - Gv nêu yêu cầu, hs thảo luận nhóm, nhóm xung phong kể toàn bộ câu chuyện. Gv nhận xét, tuyên dương * Trong quá trình kể, các em đã thể hiện lời của nhân vật v Hoạt động 4: Củng cố - Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? - Nhận xét – dặn dò: Tập kể lại chuyện D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................ CHIỀU: TOÁN ( BS ) BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN A-Mục tiêu: - Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. B-Đồ dùng dạy học: Vở C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Hs làm bài cá nhân. Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu - Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét, sửa sai - Đổi vở chấm chéo - Thu vở chấm chéo v Hoạt động 2: Tổ chức hs thi làm toán chạy - Dựa vào tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó -> Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ...............................................................

<span class='text_page_counter'>(90)</span> GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Tiết 5 EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Hs luôn lịch sự trong giao tiếp - Thực hành được những việc làm của người lịch sự B-Đồ dùng dạy học: GV và HS: Sách thực hành KNS C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Đọc truyện, xử lí tình huống và thực hiện bài tập thông qua câu chuyện - Gv yêu cầu hs đọc truyện: Ứng xử nơi công cộng - Gv kể lại câu chuyện cho hs nghe. Yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi, thực hành đóng vai: Chim vành khuyên trong sách KNS/ 13 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung - Yêu cầu hs cá nhân viết vào phiếu học tập những câu giao tiếp lịch sự - Gv chốt ý nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Vận dụng bài học vào cuộc sống - Yêu cầu hs thảo luận và cho biết những biểu hiện của người lịch sự - Những hành vi mà người lịch sự không có - Đại diện trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung - Gv chốt ý, rút ra bài học  Hoạt động 3: Củng cố - Yêu cầu hs đọc lại phần bài học - ? Để bảo vệ bản thân em cần làm những việc gì? - Nhận xét tiết học .............................................................. ÂM NHẠC ( BS ) ÔN TẬP BÀI HÁT: XOÈ HOA A-Mục tiêu: - Ôn lại bài hát Xòe hoa kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. B-Đồ dùng dạy học: Thanh phách C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Ôn lại bài hát Xòe hoa - Gv bắt giọng cho hs hát - Gv cho hs vận động phụ hoạ - Các nhóm thi đua hát kết hợp vận động - Nhận xét, tuyên dương v Hoạt động 2: Ôn bài hát kết hợp với trò chơi theo bài Xoè hoa. - Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài - Trò chơi 2: Hát giai điệu của bài bằng các nguyên âm: o, a, u, - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> .......................................................... SÁNG: Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2017 TOÁN - Tiết 25 - Sgk/25 LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, thước, que tính. HS: SGK C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Giải toán Ÿ Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn - Gv phân tích đề toán giúp hs nắm y/c. Cả lớp giải bìa vào vở - Gọi hs lên bảng giả - Gv nhận xét Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt Ÿ Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn - P/tích bài toán , nắm y/c. Tương tự như bài 1 - Gv nhận xét, chữa bài Bài 4: Tính độ dài đoạn thẳng và vẽ đoạn thẳng Ÿ Mục tiêu: Giải toán tính độ dài đoạn thẳng, thực hành vẽ đoạn thẳng. - Gv giúp hs nắm y/c: - Để vẽ được đoạn CD trước tiên ta phải làm gì? - Dựa vào đâu để tìm đoạn CD? Làm cách nào để tìm đoạn CD? - Gv cho HS tính và vẽ. Gv nhận xét v Hoạt động 2: Củng cố - Gv cho 2 đội thi đua giải toán dựa vào tóm tắt: Lan : 9 tuổi Mẹ hơn Lan : 20 tuổi Mẹ :…tuổi? - Gv nhận xét - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... .............................................................................................................................. SINH HOẠT LỚP - Tuần 5 TỔNG KẾT CUỐI TUẦN I .N.xét tình hình tuần qua:.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> - Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung - Gv bổ sung: - Đi học chuyên cần và đúng giờ. - Vệ sinh lớp sạch sẽ. - Học còn rất chậm (đọc, viết ) II.Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục ổn định nề nếp & thu các khoản tiền - Rèn đọc cho những em đọc yếu - Tăng cường công tác hỗ trợ hs có hoàn cảnh khó khăn. - Phân công Hs K, G kèm hs yếu ở lớp - Rèn chữ viết cho hs. *. * *.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> TUẦN 6 SÁNG: Thứ hai, ngày 02 tháng 10 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 16- 17 - Sgk/ 48 MẨU GIẤY VỤN Thời gian dự kiến: 70 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp (trả lời CH 1, 2, 3). * - Tự nhận thức về bản thân - Xác định giá trị - Ra quyết định B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, bảng cài, bút dạ. HS: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Mục lục sách - HS đọc bài & TL câu hỏi trong SGK - GV nhận xét  Hoạt động 2: Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - GV yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Gv nxét hướng dẫn học sinh cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh cả bài Tiết 2  Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HD hs đọc thầm từng đoạn & TLCH SGK 1/ Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không? ( Mẫu giấy vụn nằm ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ thấy ) => Xác định mẫu giấy nằm ngay ở giữa lối ra vào 2/ Cô yêu cầu cả lớp làm gì? ( Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì ) 3/ Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? ( Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác! ) * Ý nghĩ của bạn gái thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác => Ý thức của mọi người * Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở hs điều gì?(Phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp... ). Muốn trường lớp sạch đẹp , mỗi hs đều có ý thức giữ vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp * Tích hợp BVMT: GD cho hs ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.

<span class='text_page_counter'>(94)</span>  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Gv đọc mẫu lần 2 - Tổ chức cho hs đọc bài theo phân vai trong nhóm. Bình chọn nhóm đọc hay - Gv nxét – T/dương  Hoạt động 5: Củng cố - HS đọc toàn bài. - Em có thích bạn HS nữ trong truyện này không? Hãy giải thích vì sao? - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TOÁN - Tiết 26 - Sgk/ 26 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số. - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4 B-Đồ dùng dạy học: GV: Que tính, bảng cài, bảng phụ HS: SGK, vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 7 + 5 - Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính. - GV chốt bằng que tính: Đính trên bảng 7 que tính sau đính thêm 5 que tính nữa. GV gộp 7 que tính với 3 que tính để có 1 chục (1 bó) que tính. Vậy 7 + 5 = 12 - GV nhận xét - GV yêu cầu HS lập bảng cộng dạng 7 cộng với 1 số. - GV nhận xét.  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính nhẩm  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 cộng 5. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng - Nêu yêu cầu đề bài? Cả lớp làm bài vào vở - Gọi hs nêu kết quả, nhận xét. Yêu cầu 1 hs nêu lại cách tính dạng: 7 cộng với một số Bài 2: Tính  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 cộng 5. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng - Nêu yêu cầu? Cả lớp làm bảng con 2 bài đầu, nhận xét - 3 bài còn lại làm vào vở, gọi hs lên bảng tính. Nhận xét, chữa bài. - Đổi vở chấm chéo. Gv nxét.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Bài 4: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Đề bài cho gì? Đề bài hỏi gì? - Tìm tuổi anh ta phải làm ntn? - Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét sửa bài  Hoạt động 3: Củng cố - GV cho HS thi đua điền dấu +, - vào phép tính. - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN ( BS ) 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5 A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5 - Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5 - Cả lớp làm bảng con - Gv theo dõi, giúp hs thực hiện phép cộng - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Gọi hs tóm tắt bài toán - Cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải. Nhận xét, sửa sai - Đổi vở chấm bài - Thu vở chấm - Nhận xét tiết học ......................................................................... LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP - Tiết 6 CHỮ HOA: Đ A-Mục tiêu: - Rèn viết đúng chữ hoa, chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu Đ, Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. * HS viết bảng con: GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn.  Hoạt động 2: Viết vở - GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> - Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung.  Hoạt động 3: Củng cố - GV cho 2 nhóm thi đua viết chữ đẹp. Nhận xét, tuyên dương - GV nhận xét tiết học. ....................................................................... SÁNG: Thứ ba, ngày 03 tháng 10 năm 2017 CHÍNH TẢ ( TC ) - Tiết 11 - Sgk/ 50 MẨU GIẤY VỤN Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT2 (2 trong số 3 dòng a, b, c); BT (3) a B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng cài, bảng phụ. HS: Vở, bảng con. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - Nxét bài viết tiết trước - Đọc cho hs viết trên bảng, cả lớp viết b/con: Tìm kiếm, mỉm cười, chen chúc - GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn viết  Mục tiêu: HS nắm bắt được nội dung bài, chép sạch đẹp - GV đọc đoạn viết, gọi hs đọc lại đoạn viết - Hướng dẫn nhận xét chính tả: + Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy? + Các dấu phẩy đó dùng để làm gì? + Tìm thêm các dấu câu trong bài. - Nêu những từ dễ viết sai? - GV cho HS viết vào vở. GV uốn nắn giúp đỡ - Gv đọc cho hs soát bài . GV chấm một vài bài, nhận xét  Hoạt động 3: Làm bài tập  Mục tiêu: Phân biệt vần ai/ ay; âm s/ x Bài 1: ( a, b ) Điền ai / ay - Cả lớp làm vở bài tập, gọi một hs lên bảng. Đọc kết quả, nhận xét Bài 2a : Điền âm đầu s / x - Gv nêu y/c. Thực hiện tương tự như bài 1 - Gv nxét  Hoạt động 4: Củng cố - Hs chơi: Tìm từ mới qua bài tập 3 - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(97)</span> TOÁN - Tiết 27 - Sgk/ 27 47 + 5 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5. - Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 3 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bộ thực hành Toán: Que tính; Bảng cài; Bảng: Đ, S. HS: SGK, que tính, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 47 +5  Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng 47 +5 (cộng qua 10 ở hàng chục) - GV nêu đề toán: Có 47 que tính thêm 5 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính? - GV nhận xét. - GV chốt - H/ dẫn hs cách đặt tính. Nêu cách tính như SGK 47 + 5 52  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+5. - Nêu yêu cầu bài 1, lần lượt cả lớp làm bài vào vở. - Gọi hs lên bảng tính, nhận xét sửa sai. Đổi vở chấm chéo - GV theo dõi hướng dẫn Bài 3: Giải toán theo tóm tắt  Mục tiêu: Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Gv treo b/p tóm tắt bài toán. Gv giúp hs nắm y/c. - Cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét chữa bài  Hoạt động 3: Củng cố - GV cho HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn. - Lên điền số vào phép tính để ứng với kết quả. Ai nhanh hơn sẽ thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ...................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... CHIỀU: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( BS ) TIÊU HOÁ THỨC ĂN.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> A-Mục tiêu: - Củng cố về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. - Củng cố ý thức ăn chậm, nhai kĩ. B-Đồ dùng dạy học: SGK C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. - Gọi hs nối tiếp nhau nêu sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già - Nhận xét, bổ sung  Hoạt động 2: Củng cố - Nêu sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ........................................................................................ ÂM NHẠC ( BS ) ÔN BÀI: MÚA VUI A-Mục tiêu: - Củng cố bài hát theo giai điệu và lời ca. - Củng cố cách hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. B-Đồ dùng dạy học: SGK, Thanh phách để gõ C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Ôn lại bài hát Múa vui - Cả lớp hát lại bài hát Múa vui - Các nhóm hát thi đua với nhau - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Củng cố cách hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Hát theo nhóm vừa hát vừa gõ đệm theo bài hát - Các nhóm thi đua với nhau - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học. ....................................................................................... TOÁN ( BS ) 47 + 5 A-Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5. - Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. B-Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5. - Cả lớp làm bài cá nhân. Gọi hs lên bảng tính - Nhận xét, sửa sai - Đổi vở chấm chéo.

<span class='text_page_counter'>(99)</span>  Hoạt động 2: Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Hs đọc đề toán - Gọi hs tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng - Nhận xét, sửa sai - Yêu cầu hs giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải. Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học ................................................................... SÁNG: Thứ tư, ngày 04 tháng 10 năm 2017 TẬP ĐỌC - Tiết 18 - Sgk/ 50 NGÔI TRƯỜNG MỚI Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài.Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ND: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn HS tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè (trả lời được CH 1, 2). B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh. Bảng cài: từ khó, câu. Phiếu giao việc. HS: SGK. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Mẩu giấy vụn. - 2 HS đọc bài, TLCH: Khi bước vào lớp, cô giáo chỉ cho lớp thấy cái gì? Bạn nào đã bỏ mẩu giấy vào sọt rác? - GV nhận xét  Hoạt động 2: Luyện đọc. - GV đọc mẫu lần 1 - Đọc nối tiếp nhau trong nhóm, kết hợp rèn đọc từ khó - Đọc từng đoạn trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới trong Sgk - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc ĐT cả bài  Hoạt động 3: Tìm hiểu bài  Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài. - GV Hd hs đọc thầm từng đoạn, cả bài TLCH ND 1/ Tìm đoạn văn ứng với từng ND sau: + Tả ngôi trường từ xa? Tả lớp học? Tả cảm xúc của HS dưới trường mới? ( Hs trao đổi, thảo luận: Tả ngôi trường từ xa; Tả lớp học; Tả cảm súc của hs dưới mái trường mới ) 2/ Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường ? ( ngói đỏ như những cách hoa lấp ló trong cây; Bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa; Tất cả sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu ) 3/ Dưới mái trường mới, bạn HS thấy có những gì mới? ( Tiếng trống rung động.... cũng đáng yêu hơn ).

<span class='text_page_counter'>(100)</span>  Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Gv cho các nhóm thi đọc. Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay  Hoạt động 5: Củng cố - Ngôi trường em đang học là ngôi trường cũ hay mới? - Em có yêu mái trường của em không? - Nhận xét – dặn dò: D- Phần bổ sung:...................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN - Tiết 28 - Sgk/ 28 47 + 25 Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25. - Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (a, b, d, e), bài 3 B-Đồ dùng dạy học: GV: Bộ thực hành Toán: Que tính; Bảng cài; Bảng: Đ, S. HS: SGK, que tính. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 47 +25 - GV nêu đề toán: Có 47 que tính thêm 25 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính? - GV nhận xét. - GV chốt. - Nêu cách đặt tính và tính 47 +25 72  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+25. - Nêu yêu cầu, cả lớp làm bài. GV theo dõi hướng dẫn - Gọi hs lên bảng tính, nhận xét. Đổi vở chấm chéo Bài 2: ( a, b, d, e ) Đúng ghi Đ, sai ghi S  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+25 để điền vào ô trống: Đ, S - Nêu yêu cầu? Thực hiện tương tự như bài 1 Bài 3: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng. - Gv giúp hs nắm y/c. Gọi hs lên bảng tóm tắt, cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên giải bài ở bảng phụ. Nhận xét sửa sai  Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức cho các nhóm thi đua: Điền chữ số thích hợp vào ô trống - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:.........................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(101)</span> ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 6 - Sgk/ 52 CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ? TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định (BT1) - Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (BT3). B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, Bảng cài: từ HS: SGK. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - 2 hs lên bảng ( 1 em viết tên bạn trong lớp, 1 em viết tên sông ) - 1 hs làm BT3 - GV nhận xét  Hoạt động 2: Luyện tập thực hành  Mục tiêu: Biết cách đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm Bài 1: - Nêu yêu cầu đề bài. Từng cặp đặt câu hỏi, nêu kết quả - GV nhận xét.  Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về ĐDHT.  Mục tiêu: Tìm từ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh. Bài 3: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh? Chúng được dùng làm gì? - Gv phát tranh & phiếu Bt cho các nhóm thảo luận - Đại diện nêu kết quả, nhận xét – tuyên dương  Hoạt động 4: Củng cố - Mẹ bạn làm nghề gì? Nhà ai trồng nhiều cây? Hôm nay em học môn gì? - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHIỀU: TẬP LÀM VĂN - Tiết 6 - Sgk/ 54 LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách (BT3). * - Giao tiếp - Thể hiện sự tự tin - Tìm kiếm thông tin B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, Mục lục tuần 3, 4. HS: Vở bài tập, SGK.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - 1 hs làm BT1; 1 hs làm Bt 2 của tiết trước - GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục  Mục tiêu: Biết đọc và ghi lại mục lục sách. Bài 3: Tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi. Ghi lại tên 2 truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục - Gv giúp hs nắm y/c, cả lớp lần lượt thực hành trao đổi làm vào vở bài tập - Gọi hs lần lượt nêu kết quả. Gv nxét * Các em biết cách tra mục lục, mạnh dạn tự tin trong khi trình bày kết quả  Hoạt động 3: Củng cố lại kiến thức đã học - Củng cố thực hành về mục lục sách ( 2- 3 tuần ) khác nhau. Yêu cầu hs thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ - Hs trả lời miệng, nhận xét => Các em giao tiếp, thảo luận và tự tin trước lớp  Hoạt động 4: Củng cố - GV cho HS lên chơi trò chơi: HS đặt câu hỏi và HS khác trả lời ( Dựa vào mục lục sách ) - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:...................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT ( BS ) MẨU GIẤY VỤN A-Mục tiêu: - Rèn hs nghe viết bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài. B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng cài, bảng phụ. HS: Vở, bảng con. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết - GV đọc đoạn viết, gọi hs đọc lại đoạn viết - Hướng dẫn nhận xét chính tả: + Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy? + Các dấu phẩy đó dùng để làm gì? + Tìm thêm các dấu câu trong bài. - Nêu những từ dễ viết sai? - GV đọc cho hs viết vào vở. GV uốn nắn giúp đỡ - Gv đọc cho hs soát bài . GV chấm một vài bài, nhận xét - Nhận xét tiết học ................................................................ TIẾNG VIỆT ( BS ).

<span class='text_page_counter'>(103)</span> CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ? TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP A-Mục tiêu: - Củng cố cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định - Củng cố lại một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập và cho biết tác dụng của chúng B-Đồ dùng dạy học: Vở, bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định - Cả lớp làm bài vào vở - Hs xung phong đọc kết quả - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Củng cố lại một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập và cho biết tác dụng của chúng - Cả lớp viết từ ngữ vào bảng con - Gv nhận xét, tuyên dương - Gọi hs nối tiếp nhau nêu tác dụng của chúng - Nhận xét, tuyên dương - Thu vở chấm - Nhận xét tiết học .................................................................... SÁNG: Thứ năm, ngày 05 tháng 10 năm 2017 TOÁN - Tiết 29 - Sgk/ 29 LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Thuộc bảng 7 cộng với một số. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25. - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1, 3, 4), bài 3, bài 4 (dòng 2) B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, Bảng cài và bộ thực hành Toán, Bảng phụ, bút dạ. HS: Bảng con, SGK, Vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành Bài 1: Tính nhẩm  Mục tiêu: Thuộc bảng 7 cộng với một số. - Hs làm bài, nêu kết quả. Gv nxét - Đổi vở chấm chéo Bài 2: ( cột 1, 3, 4 ) Đặt tính rồi tính  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25. - Làm bài cá nhân vào vở, gọi hs lên bảng tính - Nhận xét, đổi vở chấm chéo Bài 3: Giải toán theo tóm tắt  Mục tiêu: Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. - Gv giúp hs nắm y/c bài toán. Cả lớp giải bài vào vở.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> - Gọi hs lên bảng giải. Gv nxét Bài 4: ( dòng 2 ) Điền dấu <, =, >  Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25 để diền dấu - Gv nêu yêu cầu của bài, cá nhân làm bài - Gọi hs làm bảng phụ. GV nhận xét, tuyên dương.  Hoạt động 2: Củng cố - Cử 2 nhóm HS lên tham gia trò chơi. - Có các phép tính, tính kết quả để điền cho đúng, nhóm điền nhanh sẽ thắng. 7+. 18+3. 27+5. 19+4 17-. 10 <  < 20 <  < 23 <  < 32. 37-. - Nhận xét – dặn dò D. Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TẬP VIẾT - Tiết 6 - Sgk/ 13 CHỮ HOA: Đ Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa Đ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng B-Đồ dùng dạy học: GV: Chữ mẫu Đ, Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài - Kiểm tra vở viết. Gọi hs lên bảng, cả lớp viết bảng con: Chữ hoa: C và từ úng dụng - Nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa  Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ Đ * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: Gắn mẫu chữ Đ + Chữ Đ cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? Gv nxét - GV chỉ vào chữ D và miêu tả: + Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> * HS viết bảng con: GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn.  Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.  Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ. * Giới thiệu câu: Đẹp trường đẹp lớp - Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Đẹp lưu ý nối nét Đ và ep. * HS viết bảng con: Đẹp - GV nhận xét và uốn nắn. Tích hợp BVMT: Có ý thức giữ gìn trường lớp luôn sạch, đẹp  Hoạt động 4: Viết vở  Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. - GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung.  Hoạt động 5: Củng cố - GV cho 2 nhóm thi đua viết chữ đẹp. - Nhận xét – dặn dò: Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - GV nhận xét tiết học. D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ ( NV ) - Tiết 12 - Sgk/ 54 NGÔI TRƯỜNG MỚI Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác; trình bày đúng bài CT. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm được BT2; BT(3) a B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK, Bảng cài: đoạn chính tả, Bảng phụ, bút dạ. HS: Vở , bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Mẫu giấy vụn - Nxét bài viết tiết trước. GV cho HS viết bảng lớp, bảng con: nhẫn nại, mây bay.. - GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết  Mục tiêu: Hiểu nội dung, viết bài đúng, sạch, đẹp. - GV đọc mẫu đoạn viết. Củng cố nội dung: ? Dưới mái trường, em HS cảm thấy có những gì mới? - Giúp hs nxét: Tìm các dấu câu được dùng trong bài chính tả? - Nêu các chữ khó viết: trống, rung, nghiêm - GV đọc cho HS viết vở. GV uốn nắn, hướng dẫn. Đọc hs soát lỗi - GV nhận xét.  Hoạt động 3: Luyện tập  Mục tiêu: Phân biệt vần ai/ ay, s/ x Bài 1: Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai/ ay.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> - Cả lớp làm bài cá nhân, làm bảng phụ- nêu kết quả -Gv nxét Bài 2a: Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng s/ x ( Cách làm tương tự bài 1 )  Hoạt động 4: Củng cố - GV cho HS thi đố nhau, 2 nhóm thi ( 1 bên đố nói: tìm từ chứa tiếng có vần ai; 1 bên phải viết ngay được 1 từ chứa tiếng có vần ai; vần ay - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KỂ CHUYỆN - Tiết 6 - Sgk/ 49 MẨU GIẤY VỤN Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn. B-Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, vật dụng sắm vai. HS: SGK. C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Chiếc bút mực - 2 HS kể lại chuyện - GV nhận xét  Hoạt động 2: Tập kể lại đoạn mở đầu.  Mục tiêu: Kể được đoạn mở đầu theo tranh. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và kể lại đoạn mở đầu. - GV nhận xét.  Hoạt động 3: Tập kể từng đoạn theo tranh.  Mục tiêu: Kể từng đoạn theo tranh. - Hs kể trong nhóm. Đại diện nhóm kể, nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 4: Dựng lại câu chuyện theo vai.  Mục tiêu: Kể chuyện theo vai - GV cho HS nhận vai theo nhóm. Lần lượt các nhóm kể - Gv nxét, bình chọn nhóm kể hay- tuyên dương * Tích hợp BVMT: GD hs có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp  Hoạt động 5: Củng cố - Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét – dặn dò: D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(107)</span> CHIỀU: TOÁN ( BS ) LUYỆN TẬP A-Mục tiêu: - Củng cố lại bảng cộng 7, cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 47 + 5; 47 + 25. - Củng cố lại cách giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. B-Đồ dùng dạy học: GV: SGK HS: Bảng con, Vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Củng cố lại bảng cộng 7, cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 47 + 5; 47 + 25. - Yêu cầu các nhóm đọc lại bảng cộng 7 - Hs làm bài, nêu kết quả. Gv nxét - Đổi vở chấm chéo - Nhận xét  Hoạt động 2: Củng cố lại cách giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. - Gv giúp hs nắm y/c bài toán. Cả lớp giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải. Gv nxét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học ............................................................. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Tiết 6 EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ ( TT ) Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Luôn lịch sự trong giao tiếp - Thực hành được những việc làm của người lịch sự B-Đồ dùng dạy học: GV và HS: Sách thực hành KNS C-Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Đánh giá và nhận xét - Yêu cầu hs tự đánh giá theo hai nội dung trước khi học bài này và sau khi học bài này như sau: + Em có thường xuyên nói lịch sự với những người xung quanh? + Em có thường xuyên ứng xử lịch sự không? + Ở nơi công cộng, em có thể hiện mình là người lịch sự không? - Gv nhận xét hs theo nhóm theo hai mức: Thực hiện tốt và chưa tốt v Hoạt động 2: Củng cố - Yêu cầu hs nêu lại phần bài học - Nhắc nhở hs chưa thực hiện tốt cố gắng thực hiện tốt về tự bảo vệ bản thân - Nhận xét tiết học .......................................................................

<span class='text_page_counter'>(108)</span> TIẾNG VIỆT ( BS ) ÔN TẬP A-Mục tiêu: - Củng cố cách đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách B-Đồ dùng dạy học: SGK, vở C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Rèn hs đọc mục lục sách - Hs nối tiếp nhau đọc trong nhóm - Gv theo dõi sửa sai từng hs - Thi đua đọc giữa các nhóm - Nhận xét, tuyên dương  Hoạt động 2: Luyện hs viết mục lục sách vào vở - Cả lớp làm bài cá nhân - Gv theo dõi hs, hướng dẫn tra mục lục sách ghi vào vở - Thu vở chấm bài - Nhận xét tiết học .............................................................................. SÁNG: Thứ sáu, ngày 06 tháng 10 năm 2017 TOÁN - Tiết 30 - Sgk/ 30 BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN Thờigian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 B-Đồ dùng dạy học: GV: Nam châm gắn các mẫu vật (quả cam), Bảng phụ, bút dạ. HS: SGK, vở, Bảng con C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu về bài toán ít hơn - Cành trên có 7 quả, Cành dưới có ít hơn cành trên 2 quả. Hỏi cành dưới có mấy quả?   - Cành nào biết rồi? Cành nào chưa biết? Để tìm cành dưới ta làm ntn? - GV cho HS lên bảng trình bày bài giải. - GV nhận xét.  Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Giải toán  Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn. - GV tóm tắt trên bảng. Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải - Gv nxét Bài 2: Giải toán - Gv giúp hs nắm y/c ( Thực hiện tương tự như bài 1 ) - Gv nxét.

<span class='text_page_counter'>(109)</span>  Hoạt động 3: Củng cố - GV cho HS chơi, Hs chơi điền vào ô trống.   - Số dâu ít hơn số cam là  quả - Nhận xét – dặn dò D-Phần bổ sung:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... SINH HOẠT LỚP - Tuần 6 TỔNG KẾT CUỐI TUẦN I .N.xét tình hình tuần qua: - Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung - Gv bổ sung: + Đi học chuyên cần và đúng giờ. + Tập t.dục chưa đều + Vệ sinh lớp sạch , đúng giờ + Học còn rất chậm (đọc, viết ) II.Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục ổn định nề nếp. - Rèn đọc cho những em đọc yếu - Phân công Hs K, G kèm hs yếu ở lớp - Rèn chữ viết cho hs ...................................................................... CHIỀU: AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết 1 AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG A-Mục tiêu: - Hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường - Hs nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh ) - Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường - Biết cách đi trong ngõ hẻm, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư - Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn B-Đồ dùng dạy học: Tranh, phiếu học tập, bảng chữ ( An toàn, nguy hiểm ) C-Các hoạt động dạy học:  Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> - Gv giải thích thế nào là an toàn và nguy hiểm - Gv đưa ra tình huống không an toàn để hỏi hs -> Kêt luận: An toàn khi đi trên đường không xảy ra va quẹt, không bị ngã, bị đau, ... đó là an toàn. Nguy hiểm là các hành vi dễ gây tai nạn - Các nhóm quan sát tranh và thảo luận hành vi nào là an toàn, hành vi nào là nguy hiểm ( không an toàn ) - Đại diện nhóm trình bày -> nhận xét, bổ sung * Kết luận: Trong SGK  Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm - Phát cho mỗi nhóm một phiếu có tình huống, các nhóm thảo luận các tình huống - Các nhóm đại diện trình bày -> nhận xét, bổ sung * Kết luận: SGK  Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường - Yêu cầu hs nói về an toàn trên đường đi học ( Gv nêu câu hỏi – Hs trả lời ) - Nhận xét, tuyên dương * Kết luận: Trên đường có nhiều loại xe đi lại, ta phải chú ý khi đi đường: - Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải - Quan sát kĩ trước khi qua đường để bảo đảm an toàn  Hoạt động 4: Củng cố - Để an toàn trên đường phố ta phải làm gì? Nêu một vài hành vi an toàn và hành vi không an toàn ( nguy hiểm ) - Nhận xét – dặn dò - Nhận xét tiết học. ---. --.

<span class='text_page_counter'>(111)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×