Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

HE THONG VA MO RONG KIEN THUC CHO HOC SINH QUA PHAN DOT BIEN CUA CHUONG TRINH SINH HOC THI DIEM CHU DE TU CHON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.29 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HỆ THỐNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH QUA PHẦN ĐỘT BIẾN CỦA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC THÍ ĐIỂM (CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập với cộng đồng quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng mặt bằng dân trí được nâng cao. Muốn nâng cao được dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài phải đầu tư cho giáo dục. Trong những năm qua, chương trình giáo dục đã góp một phần tích cực vào việc giáo dục phổ cập, đáp ứng yêu cầu học tập của số đông học sinh, góp phần phát triển quy mô giáo dục phổ thông và phát hiện, bồi dưỡng nhân tài tương lai cho đất nước. Tuy nhiên, nếu chương trình về cơ bản tỏ ra phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của một giai đoạn đã qua thì đối chiếu với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới lại thể hiện nhiều điều bất cập mà nổi bật nhất là không thể đáp ứng với mục tiêu đào tạo con người Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước với những phẩm chất và năng lực mới thể hiện trong mục tiêu đào tạo. Nội dung chương trình và sách giáo khoa còn quá thiên về lý thuyết, ít kiến thức áp dụng và thực hành, ít gắn với thực tiễn. Đổi mới chương trình giáo dục là đổi mới sự cần thiết và triển khai thực hiện kế hoạch tổng thể về giáo dục nhằm đạt được chất lượng giáo dục mới. Như vậy, đổi mới chương trình giáo dục không được hiểu một cách hạn hẹp chỉ là thiết kế một bộ chương trình các môn học mà bao gồm một công việc rộng lớn và khó khăn hơn rất nhiều: tổ chức thực hiện, biến những mong muốn và dự định của chương trình thành hiện thực giáo dục, phát triển nhân cách học sinh. Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cận với trình độ phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới” (Nghị quyết 40). Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số 14/2001/CTTTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH của Quốc hội khóa X và chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học, nêu rõ các yêu cầu, các công việc mà Bộ Giáo dục & Đào tạo và các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành. Việc đổi mới chương trình sinh học thí điểm phân ban trung học phổ thông nhằm khẳng định tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn của bộ chương trình và sách giáo khoa mới biên soạn, là một quyết đinh quan trọng của Bộ giáo dục và đào tạo. Thực tế khi biên soạn và viết sách Sinh học, nhiều tác giả đã chú ý đến tính liên thông, tích hợp và hệ thống kiến thức trong chương trình Sinh học nói chung và chương trình Sinh học 12 nói riêng. Qua hai năm giảng dạy chương trình thí điểm phân ban 12, qua góp ý chương trình sách giáo khoa với Bộ giáo dục và đào tạo về nhiều vấn đề liên quan đến nội dung, hình thức, thời lượng và thiếu sót về sự bất cập trong cách dùng từ khoa học giữa sách giáo khoa cải cách và sách phân ban dẫn đến cả giáo viên và học sinh đều lúng túng trong quá trình dạy và học. Điều này dẫn đến học sinh khó tiếp thu kiến thức, khó hệ thống vấn đề, khó tìm phần giao giữa chương trình để phục vụ cho việc ôn tập thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học. Để khắc phục tình trạng đó, nhằm góp phần tạo điều kiện cho học sinh dễ hệ thống và mở rộng kiến thức trong quá trình học tập cũng như giúp các em thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học, nên tôi chọn đề tài: “Hệ thống và mở rộng kiến thức cho học sinh qua phần đột biến của chương trình thí điểm phân ban” thông qua việc dạy chủ đề tự chọn. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp trung học phổ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ chế quản lý…Tuy nhiên những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới trên trong từng tiết học. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới chương trình từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này. Trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông thì việc biên soạn sách giáo khoa được xem là: “Tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, phương pháp giáo dục của từng môn học trong chương trình giáo dục”. Đối với giáo viên phổ thông, vịêc dạy học, kiểm tra đánh giá theo sách giáo khoa đồng nghĩa với thực hiện chương trình. Các yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông về cơ bản đã thể hiện rõ trong nội dung và phương pháp biên soạn sách giáo khoa, đó là: - Bám sát chương trình môn học - Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình biên soạn - Dựa trên cơ sở lý luận về sách giáo khoa có lưu ý tới xu thế tiên tiến trên thế giới. - Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản, tinh giảm, hiện đại phải sát thực tiễn Việt Nam. - Đảm bảo tính liên môn - Tạo điều kiện trực tiếp giúp học sinh tiếp tục nâng cao năng lực tự học và đổi mới phương pháp dạy học. - Đảm bảo các yêu cầu phân hóa đối với các đối tượng học sinh - Đảm bảo yêu cầu về văn phong đặc trưng của sách giáo khoa mỗi môn học - Chú ý tới đặc điểm lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học cụ thể của cấp trung học phổ thông. Để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với bộ môn Sinh học nói chung, Sinh học 12 nói riêng đòi hỏi phải đổi mới quá trình dạy học. Quá trình này là một hệ thống bao gồm nhiều nhân tố với vị trí và chức năng khác nhau. Trong đó, thầy giáo với họat động dạy và học.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sinh với hoạt động học là hai nhân tố trung tâm. Tác dụng các nhân tố muốn trở thành hiện thực phải thông qua sự vận động và phát triển của thầy và trò với những hoạt động dạy và học. Dù cho mục đích, những phương pháp và phương tiện dạy học có hoàn thiện đến mức nào chăng nữa, song nếu không thông qua thầy và trò họat động dạy và học của họ thì không phát huy được tác dụng. Thông qua việc giảng dạy chương trình thí điểm Sinh học 12, có nhiều vấn đề thuộc về tính hệ thống kiến thức, thuộc về nội dung từng tiết mà không có sự nỗ lực của thầy và hoạt động tích cực của trò thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Đặc biệt đối với phần đột biến sách giáo khoa soạn bốn tiết nhưng chưa hệ thống, việc phân loại đột biến chưa làm rõ cách dùng từ mới so với sách giáo khoa cũ thì học sinh khó có thể chủ động tiếp thu và mở rộng kiến thức. Chính vì vậy, việc thực hiện chủ đề tự chọn trong phần này có một ý nghĩa rất lớn trong vịêc giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách hoàn chỉnh và thông qua đó mở rộng kiến thức để giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT 12 và luyện thi đại học. Bởi chủ đề tự chọn cung cấp cho học sinh những cơ hội để củng cố luyện tập kiến thức, kỹ năng có trong chương trình môn học hoặc mở rộng, nâng cao đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi - Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung, chương trình sách giáo khoa Sinh học nói riêng đã có tác dụng thật sự trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học theo định hướng chung là tăng cường tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó, việc biên soạn sách giáo khoa 12 và tổ chức tập huấn cho giáo viên về vấn đề thay sách đã giúp giáo viên thực hiện tốt định hướng trên trong quá trình dạy học. - Việc soạn sách giáo khoa theo hướng đổi mới có những câu lệnh định hướng cho học sinh là một yêu cầu tất yếu buộc giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tích cực, thầy giáo phải thiết kế giáo án theo các hoạt động, còn học sinh thì được tạo điều kiện hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, được suy nghĩ và trình bày kết quả chiếm lĩnh nội dung học tập nhiều hơn. - Việc đổi mới sử dụng thiết bị dạy học là điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy chương trình Sinh học 12 đã được cung cấp và đưa vào sử dụng. Các thiết bị này đã hỗ trợ rất nhiều cho việc tổ chức dạy – học.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh tự giác và tự khám phá kiến thức thông qua quan sát, theo dõi và thực hành. - Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đã hướng vào việc bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu giảng dạy môn học. Trong kiểm tra đánh giá yêu cầu phải công bằng, khách quan và chính xác để phản ánh thực chất trình độ nhận thức của học sinh. Tuy năm học 2006-2007, Bộ giáo dục và đào tạo đã có chủ trương thi trắc nghiệm 100% môn Sinh học (nếu thi tốt nghiệp THPT) và thi đại học cũng theo hình thức trắc nghiệm đối với môn Sinh học. - Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, am hiểu về tin học nên rất quan tâm đến việc soạn giảng và việc đổi mới phương pháp. - Dạy học tự chọn 2.2. Tồn tại - Tính quá tải: thể hiện ở toàn bộ chương trình, nội dung kiến thức nhiều. Ví dụ, chương I là cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh học phần đột biến thì sách giáo viên viết cô đọng, thời lượng ít do đó, học sinh khó tiếp thu và xử lý được. Tuy phần đột biến bố trí ba tiết là hợp lý và do kiến thức cơ bản, học sinh chưa lĩnh hội được nên việc tổ chức các hoạt động dạy học trong phần này gặp rất nhiều khó khăn nhất là phần cơ chế. - Tính hệ thống và liên thông : chương trình sinh học thí điểm phân ban được soạn theo hướng liên thông từ THCS đến THPT và nó có tính thống nhất cao. Nhưng thực tế sách giáo khoa lớp 9 năm 2003- 2005 chưa thay đổi theo chương trình đổi mới mà vẫn thực hiện theo chương trình cũ nên trông quá trình triền khai giáo viên phải ôn đồn, muốn học sinh lĩnh hội kiến thức, phải giới thiệu lại những kiến thức cơ bản “vốn đã học” ở lớp 9 dẫn đến quá tải về thời lượng, quá tải về kiến thức, hiệu quả dạy học chưa cao. Qua đó cho thấy, chỉ thực hiện chương trình sinh học thí điểm phân ban ở phần đột biến có sự gián đoạn về kiến thức giữa” cái đã học rồi “ với cái học mở rộng” dẫn đến tính liên thông và tính hệ thống không đảm bảo. - Một số thành phần kiến thức, khi soạn sách giáo khoa tác giả đã dùng từ khác so với sách cải cách hiện hành gây lúng túng trong quá trình tổ chức dạy học của thầy và trò. Điều đó ảnh hưởng đến việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào đại học của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Việc đổi mới phương pháp đã được tập huấn và triển khai đồng bộ nhưng qua thực tế giáo viên đầu tư rrất nhiều công sức để soạn những tiết dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Cụ thể là trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên ra các hoạt độn, các vấn đề để học sinh tự học tập và học tập nhóm nhằm tiến đến kiến thức. Tuy nhiên học sinh ở vùng nông thôn đa số là trung bình và yếu, năng lực học tập còn hạn chế ở nhiều mặtnhư tính tự chủ, độc lập, sáng tạo và phối hợp chưa cao. Đa số vẫn còn trông chờ vào thầy giáo chứ chưa mạnh dạn thoát ra khỏi tình trạng thụ động để chuyển sang trạng thái chủ động cũng ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng dạy học hiên nay. - Các phương tiện thiết bị dạy học phục vụ chương trình sinh học 12 còn thiếu, kém chất lượng, một số nội dung thực hành không thực hiện được. - Về nội dung chương trình, qua nhiều lần góp ý nhưng bộ giáo dục và đào tạo vẫn chưa thay đổi, đặc biệt là cách dùng từ khác giữa các sách đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của nhà trường. 3. Cách tiến hành - Điều tra thực trạng tình hình học tập bộ môn Sinh học của học sinh 12 qua 2 lớp 12A2 và 12A4. - Xây dựng chủ đề tự chọn nhằm hệ thống lại và mở rộng một số kiến thức thông qua phần đột biến. - Tăng cường đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. - Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng trắc nghiệm khách quan. - Xử lý kết quả và thống kê số liệu để đưa ra kết luận. 4. Các giải pháp 4.1. Hệ thống kiến thức phần đột biến Khái niệm ĐB  Nguyên nhân gây ĐB  Các dạng ĐB: + ĐBG khái niệm ĐBG  nguyên nhân  Các dạng đột biến gen :  ĐB đồng nghĩa  ĐB sai nghĩa  ĐB dịch khung  ĐB Vô nghĩa  Cơ chế ( phát sinh, biểu hiện)  Hậu quả Vai trò. + ĐB NST  Khái niệm  nguyên nhân  Các dạng đột biến NST :  ĐB Cấu trúc : Khái niệm  nguyên nhân  các dạng (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn)  Cơ chế Hậu quả Vai trò..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  ĐB số lượng : Khái niệm nguyên nhân  các dạng : + Thể lệch bội: Khái niệm  nguyên nhân các dạng  Cơ chế Hậu quả Vai trò. + Thể đa bội: Khái niệm  nguyên nhân các dạng (tự đa bội và dị đa bội) Cơ chế Hậu quả Vai trò. 4.2. Tính đồng nhất so với sách cải cách: Trong chương trình, sách giáo khoa thí điểm và sách cải cách có một số nội dung kiến thức chưa đồng nhất gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập. Để giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức và có điều kiện ôn thi tốt nghiệp THPT cũng như luyện thi đại học, chúng tôi đã nghiên cứu và đi đến đồng nhất cho học sinh một số kiến thức sau. Sách giáo khoa cải cách Sách thí điểm phân ban Tương đồng 1. Đột biến gen: có 4 dạng 3. Đột biến gen: có 4 dạng +Thay thế một cặp nuclêotit +Đột biến đồng nghĩa +Đảo vị trí một cặp nuclêotit +Đột biến sai nghĩa giống nhau +Mất một cặp nuclêotit +Đột biến dịch khung +Thêm một cặp nuclêotit +Đột biến vô nghĩa 2. Đột biến nhiễm sắc thể 4. Đột biến nhiễm sắc thể -Đột biến số lượng nhiễm -Đột biến số lượng nhiễm sắc thể: có 2 dạng sắc thể: có 2 dạng +Đột biến thể dị bội +Đột biến thể lệch bội +Đột biến thể đa bội +Đột biến thể đa bội giống nhau 4.3. Mở rộng kiến thức Đối với đột biến gen: hậu quả của đột biến gen Trong phần hậu quả đột biến gen, sách giáo khoa trình bày có tính nguyên tắc chung. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn hậu quả của mỗi loại đột biến gen và có thể ứng dụng làm một số bài tập về đột biến gen cần phải mở rộng thêm kiến thức như sau: + Đột biến thay thế hay đảo vị trí một cặp nuclêotit chỉ ảnh hưởng đến 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Nếu đột biến hình thành 1 bộ 3 mới dẫn đến thay thế 1 axit amin mới trong chuỗi pôlipeptit. Nếu đột biến hình thành 1 bộ 3 mới nhưng cùng giải mã 1 loại axit amin với bộ 3 cũ thì không ảnh hưởng tới cấu trúc của chuỗi pôlipeptit..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Trường hợp đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêotit sẽ làm thay đổi các bộ 3 mã hoá trên AND từ điểm có nuclêotit bị mất hoặc thêm sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng. Bài tập áp dụng: Một gen B có A+G = 900nu và X/A = 2/3. Một đột biến xảy ra làm giảm 8 liên kết hyđrô trong gen B và tạo thành gen b. Prôtein do gen b tổng hợp kém prôtein do gen B tổng hợp 1 axit amin và có 2 axit amin mới. a,Hãy nêu những biến đổi xảy ra trong gen B. b,Tính số nu từng loại của mỗi gen. Hướng dẫn giải: a, Những biến đổi xảy ra trong gen B: - Prôtein của gen b kém prôtein của gen B 1 axit amin nên gen b kém gen B 3 cặp nu (6nu) - Để đảm bảo prôtein của gen b kém 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới so với prôtein của gen B, trong gen B xảy ra những biến đổi sau: Gen B bị mất 3 cặp nu thuộc 3 bộ 3 mã hoá kế tiếp. Hoặc gen B bị mất 1 cặp nu ở bộ 3 thứ nhất và 2 cặp nu ở bộ 3 thứ 3 (trong 3 bộ 3 mã hoá kế tiếp) hay ngược lại. b, Số nu từng loại của gen B và gen b: - Số nu từng loại của gen B: Từ dữ liệu A+G=900 (1) và X/A=2/3 (2) Từ (1) và (2) học sinh sẽ tính được A=T=540 nu, G=X=360nu. - Số nu từng loại của gen b: Số nu từng loại của 3 cặp nu bị mất: Ta có: 2A+3G = 8 A=T=1  2A+2G = 6 G=X=2 Vậy số nu từng loại của gen b là: A=T=A(B)-Amất = 540 – 1 = 539 nu G=X=G(B)-Gmất = 360 – 2 = 358 nu Đối với đột biến nhiễn sắc thể:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể : trình bày các dạng đột biến cấu trúc bằng hình vẽ:. CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Các chữ cái biểu thị các gen; Các ô có chấm hoặc kẻ chéo là các đoạn NST bị biến đổi Chú ý: nội dung các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mà sách giáo khoa đã trình bày chính là cơ chế của các dạng đó. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể : - Sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân trong điều kiện không bình thường : do các tác nhân lí, hoá của môi trường ngoài hoặc những biến đổi sinh lí, sinh hoá trong cơ thể và tế bào gây rối loạn sự phân li của các cặp NST tạo ra các đột biến số lượng NST : + Nếu có một cặp NST không phân li ở kỳ sau : kết quả nguyên phân của một tế bào mẹ cho hai tế bào con: một tế bào có 2n+2 NST và một tế bào có 2n-2 NST..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Nếu hai sợi crômatit trong một NST kép không phân li ở kì sau: kết quả nguyên phân của tế bào mẹ cho hai tế bào con : một tế bào co 2n+1 và một tế bào có 2n-1 NST.. Các tế bào đột biến trên có thể được nhân lên ở từng mô hay cơ quan trong cơ thể tạo thành thể khảm. - Toàn bộ bộ NST không phân li ở kì sau: do thoi vô sắc không hình thành, do đó chỉ có một tế bào có 4n (Đa bội thể cùng nguồn).. - Sự phân li NST trong giảm phân : Các cặp NST thường trong tế bào sinh dục trong điều kiện không bình thường :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Một cặp NST không phân li ở ki sau của phân bào I: Kết thúc giảm phân và phân hoá, một tế bào mẹ (2n) cho bốn tế bào con, hai tế bào con có (n+1)NST và hai tế bào con có(2n-1) NST + Nếu là tế bào sinh tinh sẽ cho ra hai loại tinh trùng. + Nếu là tế bào sinh trứng sẽ cho ra một trong hai loại trứng(n+1) và (n-1). Hai sợi crômatit trong một NST kép không phân li ở kì saucủa phân bào II : một tế bào mẹ (2n)sau khi giảm phân cho bốn tế bào con:hai tế bào có n NST, một tế bào có (n+1) NST và một tế bào có (n-1) NST. + Nếu tế bào sinh tinh sẽ cho hai loại tinh trùng. + Nếu tế bào sinh trứng cho một trong ba loại trứng : n, n+1, n-1..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Toàn bộ NST không phân li ở kì sau của phân bào I : kết thúc giảm phân, một tế bào sinh giao tử cho hai loại giao tử :Giao tử có 2n NST và giao tử có 0 NST (không có sức sống). Đối với cặp NST giới tính Cơ chế phân li giống với cặp NST thường. Đối với cặp NST giới tính XX: - Ở tế bào sinh trứng ở đa số loài, sự phân li bình thường sau giảm phân chỉ cho một loại trứng X.Không phân li ở kì sau phân bào I cho hai loại trứng :XX(n+1) và 0(n-1). Không phân ở kì phân bào II cho ba loại trứng :X(n), XX(n+1), và 0(n-1). Các loại trứng trên kết hợp với tinh trùng bình thường chứa X hoặc Y trong thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử :XX, XY (2n), XXY, XXX (2n+1), OX,OY (2n-1).. Đối với NST giới tính XY: - Ở tế bào sinh tinh ở đa số loài , sự phân li bình thường sau giảm phân cho hai loại tinh trùng X( n) và Y(n). Không phân li ở ki sau phân bào I : sau giảm phân cho hai loại tinh trùng trùng XY(n+1) và 0 (n-1). Không phân li ở kì sau phân bào II :NST kép XX không phân li cho ba loại tinh trùng XX(n+1), YY (n+1) và 0(n-1).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Các loại tinh trùng trên kết hợp với trứng bình thường (X) trong thụ tinh sẽ cho ra các loại hợp tử :XXX, XO, XY, XYY. Nếu tinh trùng XY gặp trứng XX sẽ cho hợp tử XXXT( lưỡng tính). +Cách viết các loại giao tử có sức sống của thể 3n và 4n : từ 2 alen A và a: Đối với thể 3n có : AAA; Aaa; Aaa; aaa. Khi giảm phân cho hai loại giao tử có sức sống : loại giao tử 2n và n.(Trong điều kiện cho phép còn bình thường thể 3n khó có khả năng phát sinh giao tử) Cách viết theo hình tam giác : (Mỗi 1 đỉnh là 1 giao tử, mỗi 1 cạnh là một giao tử) A AAA: giảm phân cho giao tử: A ; AA AAa 1AA; 2Aa; 2A; 1a 1A; 1aa; 2Aa; 2a a a Aaa aaa a ; aa Đối với thể 4n có: AAAA; AAAa;Aaaa; Aaaa; aaaa. Khi giảm phân cho loại giao tử 2n có sức sống. A A Cách viết theo hình tứ giác : AAAA: giảm phân cho cho giao tử: AA a. a.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> AAAa : AA ;Aa AAaa :1AA; 4Aa; 1aa Aaaa : giảm phân cho cho giao tử :Aa; aa Sau khi hệ thống và mở rộng kiến thức cho học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra một số câu hỏi nhằm củng cố lại kiến thức mà các em đã tiếp thu được: Câu 1:Đột biến gen có thể làm biến đổi lớn nhất cấu trúc của Prôtêin tương ứng là: A. Mất 3 cặp nuclêôtit của 1 bộ ba ở giữa gen. B. Mất 1 cặp nuclêotit của bộ ba sau mã mở đầu. C. Thay thế 1 cặp nuclêotit của bộ ba trước mã kết thúc. D. Thêm một cặp nuclêotit vào bộ ba trước mã kết thúc. Câu 2: Nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêotit, số liên kết hidro của gen sẽ thay đổi là: A. Tăng 1 hoặc giảm 1 B. Tăng 1 hoặc giảm 1 hoặc không đổi C. Tăng 2 hoặc giảm 2 hoặc không đổi D. Tăng 3 hoặc giảm 3 hoặc không đổi Câu 3: Tổ hợp các giao tử nào sau đây của người sẽ sinh sản cá thể bị hội chứng Down. Giao tử: I (23+X) , II (21+ Y) , III (22+X) , IV (22+Y) A. I * II B. I * III C. I * IV D. II * IV Câu 4: Đếm NST trong tế bào sinh dưỡng của một cơ thể của một loài, người ta ghi được kí hiệu : 2n+1+1. Đột biến thuộc dạng: A. Thể tam nhiễm B. Thể tam nhiễm kép C. Thể đa nhiễm D. Thể đa bội Câu 5: Sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể xuất hiện các loại giao tử: A. 2n , n B. n, 2n+1 C. n, n+1, n-1 D. 2n+1, 2n-1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 6: Xét cặp NST giới tính XY ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 ở cả hai tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính A. X và Y B. XX, YY và O C. XX, YY D. XY, O Câu 7: Một cá thể khi giảm phân cho giao tử n và 2n theo tỉ lệ : 1AA: 2A: 2Aa: 1a. Kiểu gen của cá thể đó là A. Aaaa B. Aaa C. Aaaa D. AAa Câu 8: Bệnh nào là gây hậu quả của đột biến số lượng NST ở người: A. Bệnh Đao B. Bệnh bạch tạng C. Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm D. Bệnh ung thư máu Câu 9: Một gen bị đột biến chiều dài của gen không đổi. Đột biến thuộc loại: A. Mất một hoặc thêm một cặp nuclêotit B. Thay thế hoặc đảo vị trí giữa 2 hai cặp nuclêotit C. Đảo vị trí hoặc thêm một cặp nuclêotit D. Thay thế hoặc thêm một cặp nuclêotit Câu 10: Người con gái mắc hội chứng Turner có bộ NST dạng: A. 2n+1 B. 2n-1 C. 2n-2 D. 2n+2 Đáp án. Câu ĐA. 1 B. 2 B. 3 C. 4 B. 5 C. 6 B. 7 D. 8 A. 9 B. 10 B. 5. Kết quả Việc hệ thống và mở rộng kiến thức cho học sinhqua phần đột biến của chương trình thí điểm phân ban trong việc dạy học tự chọn là một ý tưởng của cá nhân tôi và được triển khai ở 2 lớp 12 trong học kì I năm học 2006-2007 với tổng số học sinh 91 học sinh thuộc ban KHTN.Với thời gian triển khia chưa nhiều nhưng bước đầu thu được một.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Số kết quả khách quan như sau: Đa số học sinh đều nắm được kiến thức tốt, chủ động trong học tập phát triển năng lực tư duy tìm tòi và sáng tạo. - Có khả năng hệ thống lại kiến thức một cách tốt nhất để phục vụ cho việc ôn thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào đại học. - Kết quả trên thể hiện qua các số liệu sau: Điểm kiểm tra 15 phút Điểm 9-10 7-8 5-6 3-4 2-3 0-1 Trên trung bình. Số lượng 18 32 31 09 01 0 81. Tỉ lệ 19.78 35.17 34.07 9.89 1.09 0 89.01. III. LUẬN. KẾT VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận: Trong điều kiện hiện nay, đất nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá và toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục và đổi mới phương pháp dạy và học ,trong đó việc đổi mới trong thi cử đã từng bước chuyển sang hình thức trắc nghiêm. Đối với việc đổi mới hình thức thi từ hình thức thi truyền thống chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải hệ thống và mở rộng kiến thức mới đáp ứng được việc đổi mới trên.. Hệ thống và mở rộng kiến thức bước đầu phân hoá đối với các đối tượng học sinh, đáp ứng phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận được trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Thầy giáo với hoạt động dạy và học sinh với hoạt động học thông qua phương pháp và hình thức trên đã phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy và học của nhà trường. Vì vậy theo tôi việc hệ thống và mở rộng kiến thức cho học sinh qua phần đột biến thông qua chủ đề tự chọn là rất cần thiết. 2. Đề nghị:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Trong chương trình thí điểm phân ban việc viết sách giáo khoa cần phải có tính hệ thống, giảm tải và đồng nhất kiến thức trong phần đột biến giữa các loại sách. - Đối với hoạt động dạy- học cần phải tăng cường đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. - Tăng cường trang thiết bị dạy học và sách tham khảo cho học sinh học chương trình thí điểm phân ban..

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×