Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BAI DU THI VIET LAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.17 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM – LÀO,</b>
<b>ĐÁNH THẮNG CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA</b>


<b>ĐẾ QUỐC MỸ, GIÀNH THẮNG LỢI HOÀN TOÀN</b>
<b>(1963-1975).</b>


Năm 2017 đánh dấu hai sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam
- Lào: 55 năm kể từ ngày Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao (5/9/1962 - 5/9/2017) và trịn 40 năm tính từ thời điểm hai nước ký Hiệp
ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977 - 18/7/2017). Đây là những dấu mốc trọng
đại trong quan hệ truyền thống, hữu nghị, láng giềng giữa hai quốc gia cùng
chung dải Trường Sơn và dịng sơng Mêkơng, có đường biên giới đất liền dài
hơn 2.337 km. Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng, chúng ta có thể tự hào về
quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai
dân tộc.


<i>Bản đồ ba nước Đông Dương</i>


Là hai nước láng giềng rất mực thân thiết, gần gũi, quan hệ gắn kết nghĩa
tình anh em giữa hai dân tộc được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong hơn tám thập kỷ qua kể từ
thời kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng
chung, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân
hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxon
Phomvihản đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai
Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của
cả hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của cách mạng hai nước trên con
đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sử phong trào cách mạng thế giới. Để chiến đấu chống ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân cũ, hai nước đã thành lập Liên quân Việt - Lào; những chiến sĩ


quân tình nguyện Việt Nam đã sang Lào sát cánh chiến đấu bên lực lượng vũ
trang Pathet Lào. Tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự hy sinh xương máu và
phối hợp chặt chẽ giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa
sự nghiệp kháng chiến chống thực dân cũ của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang,
với việc ký Hiệp định Genève 1954 về Đơng Dương.


Thời kỳ sau đó, tinh thần đồn kết Việt Nam - Lào tiếp tục được hun đúc
và tôi luyện hơn khi hai nước không ngừng hỗ trợ nhau trên các mặt trận quân
sự và đối ngoại, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại và tiến hành chiến tranh của
chủ nghĩa thực dân mới. Ngày 5-9-1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam; góp phần tạo nên
sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc
anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn,
thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của
Mỹ vào các nước Đông Dương; khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong
mối quan hệ chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống
nhất về đường lối chính trị, quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đồng
thời là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước phát triển liên minh chiến đấu,
<b>đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi</b>
<b>hoàn tồn (1963-1975). </b>


<i>Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hồng thân</i>
<i>Xuphanuvơng.</i>


<i>Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn</i>
<i>Phơm-vi-hản tại Hà Nội năm 1966.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

để làm bàn đạp tiến cơng các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nhân dân hai nước
Việt Nam và Lào lại một lần nữa sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung.


Theo yêu cầu của Đảng, Chính phủ kháng chiến Lào và thực hiện lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”,
Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục cử một số đồn qn tình
nguyện và chun gia qn sự sang giúp bạn. Trong đó chế độ cố vấn được thực
hiện ở ba cấp: Bộ Quốc phịng, Trường qn chính và các đơn vị địa phương.


<i>Tượng đài anh hùng liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Xiêng Khoảng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

để kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Năm 1970, Bộ tư lệnh quân tình nguyện
Việt Nam tại Lào được thành lập.


Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam,
lực lượng của bạn ngày càng lớn mạnh, vùng giải phóng được mở rộng. Bạn đã
phối hợp với ta mở một loạt các chiến dịch lớn như: Nậm Thà (1962), Nậm Bạc
(1968), Mường Sủi (1969), Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng (1969-1970),
Đường 9 Nam Lào (1971), Cánh đồng Chum Loong Cheng (1971- 1972) và
chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng (1972) góp phần đánh
bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, tạo
thế và lực giúp quân và dân Lào kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Đế
quốc Mỹ xâm lược ở Lào.


<i>Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Được sự đồng ý của
Trung ương Đảng nhân
dân cách mạng Lào, lực
lượng vũ trang ta đã phối


hợp chặt chẽ với quân và
dân bạn ở Trung và Hạ
Lào tiến cơng địch giải
phóng vùng lãnh thổ dọc
đường số 9 để mở đường
vận tải cơ giới và đường
giao thơng phía Tây
Trường Sơn. Vượt qua
mn vàn khó khăn, gian
khổ, ác liệt cùng cán bộ
chiến sĩ Việt Nam trên
tuyến đường Trường Sơn,
nhân dân Lào đã góp
cơng, góp sức để mở
đường. Nhân dân nhiều
bản làng của bạn đã dời
nhà, nương rẫy để tuyến
đường đi qua thuận lợi, họ
chia sẻ cùng bộ đội Việt
Nam từng lon gạo, từng
bắp ngô, từng củ sắn khi
bộ đội thiếu đói. Việt Nam


mở đường Tây Trường Sơn để chi viện sức người sức của cho chiến trường
miền Nam, cũng có nghĩa là nhân dân Lào đã phải chịu biết bao bom đạn, chất
độc hóa học của kẻ thù dội xuống lãnh thổ của mình.


Nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với chiến trường miền Nam,
Mỹ Ngụy đã tập trung mọi nỗ lực để đánh phá, cắt đứt tuyến đường huyết mạch
này. Đầu năm 1971, Đế quốc Mỹ và tay sai mở cuộc tiến công mang tên “Hành


quân Lam Sơn 719” đánh vào khu vực Đường 9 Nam Lào, vừa nhằm cắt đường
vận chuyển chiến lược, vừa làm suy yếu quân chủ lực ta để ta không đánh lớn
trong mùa khô năm 1971-1972, trợ lực cho cuộc “Chiến tranh đặc biệt tăng
cường” ở Lào. Nắm được ý đồ của địch, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương
quyết định mở chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào. Với quyết tâm “tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chiến tranh của Mỹ - ngụy, bảo vệ bằng được con đường chi viện cho các tiền
tuyến, phối hợp với các chiến trường, với nhân dân các nước Lào, Campuchia
anh em, đập tan hành động phiêu lưu quân sự của đế quốc Mỹ và tai sai” giành
toàn thắng cho chiến dịch.


Với sự phối hợp chiến đấu nhịp nhàng và sự giúp đỡ tích cực của quân và
dân nước bạn, sau 43 ngày đêm liên tục chiến đấu, các lực lượng vũ trang Việt –
Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ - Ngụy, tiêu diệt 23. 000
tên địch, bắn rơi gần 500 máy bay, thu 600 xe quân sự, 150 khẩu pháo…


<i>Tình hình tổng quát hai bên tham chiến ở Việt Nam cuối năm 1970</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Chiến dịch phản công Đường 9 Nam Lào đi vào lịch sử như một biểu tượng
cao đẹp của tình đồn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt Lào.


<i>Quân đội Nhân dân Việt Nam hiệp đồng chiến đấu với Quân đội Nhân dân Lào</i>
<i>trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.</i>


Trước thắng lợi dồn dập, to lớn của nhân dân Việt Nam, Campuchia trong
tháng 4-1975, nhất là chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4-1975)
của nhân dân Việt Nam, ngày 5-5-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhân
dân cách mạng Lào tổ chức Hội nghị mở rộng, quyết định phát động toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân trong cả nước nổi dậy đoạt lấy chính quyền và giành thắng
lợi hồn tồn.



Việc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời (tháng 12 năm 1975) là
thắng lợi to lớn, triệt để của nhân dân các bộ tộc Lào, đồng thời cũng là thắng lợi
quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu, thủy chung,
son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào.


Như vậy, trong lịch sử quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu của
quân và dân hai nước Việt Nam, Lào, thời kỳ 21 kháng chiến chống Mĩ (1954 –
1975) thực sự là một cuộc trường chinh đầy khó khăn, gian khổ, song cũng rất
đỗi sôi động và hào hùng. Đặc biệt, trong giai đoạn 1962 – 1975, quan hệ Việt
Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển lên đỉnh cao của hình thức liên minh chiến lược
trực tiếp chống đế quốc, trở thành một mẫu mực về tình đồn kết, chiến đấu, hỗ trợ
lẫn nhau trên mọi lĩnh vực.


Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn là mình tự giúp
mình”, coi nhân dân bạn như nhân dân mình, coi sự nghiệp cách mạng của bạn
là trách nhiệm của mình, thủy chung với tình hữu nghị truyền thống, trung thành
với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ đến mức cao nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân các bộ tộc Lào. Đáp lại,
Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ
và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Việt Nam. Trong cuộc trường chinh đầy gian khổ ấy, quân tình nguyện Việt
Nam đã cùng Quân đội giải phóng nhân dân Lào mở nhiều chiến dịch cùng hàng
loạt trận chiến đấu thắng lợi, đánh bại từng bước chiến lược“Chiến tranh đặc
<i>biệt”, rồi “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào, làm cho đế quốc</i>
Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó, góp phần hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận
lợi cho các bước chuyển biến của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, tạo đà
phát triển đi lên của cách mạng Campuchia, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn vào năm


1975.


Việt – Lào là hai dân tộc anh em. Tình đồn kết liên minh chiến đấu Việt
Lào là mối quan hệ đặc biệt, hiếm có trong lịch sử thế giới. Tình đồn kết đó
được xây đắp, ni dưỡng bằng cơng sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ
cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan thử thách,
quan hệ đó vẫn vẹn nguyên dù cho các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn
chống phá, chia rẽ.


Khi đánh giá tình đồn kết liên minh chiến đấu Việt Lào, bà Sủn Thon Xay
Nhạ Chắc- Đại sứ đặc mệnh tồn quyền Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào tại
Việt Nam đã nêu rõ: “Có thể nói, từng tấc đất, ngọn cây của núi rừng Trường
Sơn hùng vĩ và trên khắp mọi miền đất nước Lào chúng tôi đều có dấu chân,
những giọt mồ hơi, những giọt máu của các chiến sĩ hai nước hòa quyện vào
nhau để đổi lấy độc lập, tự do cho cả hai dân tộc Lào và Việt Nam…”


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược (1945-1975) thể hiện nghị lực và quyết tâm của cả hai dân tộc Việt Nam –
Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung để giành độc lập, tự do, kết tinh
sức mạnh đoàn kết của quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa quân đội và
nhân dân hai nước Việt Nam – Lào. Thắng lợi đó tạo nền móng vững chắc để
tăng cường, phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào
– Việt Nam trong thời kỳ lịch sử mới.


Từ thực tiễn đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào
trong những năm tháng chiến tranh chống kẻ tù chung đã để lại một số bài học
lịch sử, rất cần chắt lọc, vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mỗi
nước.


Đối với chúng ta, những người nối tiếp thế hệ cha anh phải biết trân trọng,


giữ gìn và phát huy hơn nữa để quan hệ hai nước tươi đẹp và trường tồn như Hồ
Chí Minh đã dạy:


<i>“ Thương nhau mấy núi cũng trèo</i>
<i>Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua</i>


<i>Việt – Lào hai nước chúng ta</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×