Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dia 6 tuan 28 tiet 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.5 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 28 10/03/2017 Tiết 29. Ngày soạn: Ngày dạy: 13/03/2017. BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông. - Trình bày được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước. - Biết vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên Trái Đất. - Các nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông, hồ và biện pháp phòng, chống. - Biết sự thất thường của chế độ nước sông, hồ một phần cũng là chịu hậu quả của BĐKH. 2. Kĩ năng: - Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu. - Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: Hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa, hồ nhân tạo. - Nhận biết hiện tượng nước sông, hồ qua tranh ảnh và trên thực tế. 3. Thái độ: - Không làm ô nhiễm nước sông, hồ. - Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước sông, hồ; phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước sông, hồ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Mô hình hệ thống sông - Máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 6A1 ……….........………........ 6A2 ……......…………......... 6A3 ……....…………......... 6A4 ………………................. 6A5 ………......………......... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Cũng như không khí, nước có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, tạo thành một lớp liên tục gọi là thủy quyển ( hay lớp nước). Sông và hồ là những hình thức tồn tại của thủy quyển, chúng có điểm gì giống và khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về sông và lượng nước 1. Sông và lượng nước của sông. của sông *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bước 1 a. Sông: - Em đã bao giờ nhìn thấy con sông nào chưa? - Hãy mô tả những dòng sông mà em đã từng gặp? - Quan sát hình ảnh : em hiểu sông là gì? - HS trả lời, gv chuẩn kiến thức. - Sông: là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. -Thế nào được gọi là lưu vực sông? - HS trả lời, gv chuẩn kiến thức. - Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con Bước 2: - Dựa vào H59 em hãy cho biết sông có những sông. bộ phận nào? - HS trả lời, gv cho HS quan sát hình ảnh. - Hệ thống sông là gì? - HS trả lời, gv chuẩn kiến thức. - Giáo viên: Xác định phụ lưu và chi lưu của sông Hồng trên bản đồ Việt Nam (Phụ lưu gồm: - Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại sông Đà, sông Lô, sông Chảy. Chi lưu gồm: sông Đáy, sông Đuống, sông với nhau tạo thành hệ thống sông. Luộc, sông Ninh). Bước 3 - Mỗi sông đều có lưu lượng, dựa vào sgk, em hãy cho biết lưu lượng là gì? - Giáo viên: Giải thích khái niệm lưu lượng sông. - Theo em lưu lượng của 1 con sông lớn hay nhỏ - Lưu lượng: là lượng nước chảy qua phụ thuộc vào những yếu tố nào? ( phụ thuộc mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước) Quan sát hình ảnh lòng sông mùa lũ và lòng sông mùa cạn cho biết: - Mùa nào nước sông dâng cao, chảy xiết, mùa nào nước sông hạ thấp chảy êm? - Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm gọi là gì? - Thủy chế của sông đơn giản hay phức tạp phụ b. Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước chảy (thủy thuộc vào điều kiện gì? (nguồn cấp nước. ) chế) của sông. - Thủy chế tương đối đơn giản: Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp nước. - Quan sát bảng “Lưu vực và lưu lượng nước - Thủy chế phức tạp: Nếu sông phụ sông Hồng và sông Mê Công” hãy so sánh lưu thuộc vào nhiều nguồn cấp nước vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và khác nhau. sông Hồng? Bước 4: thảo luận cặp - Bằng thực tế em hãy nêu những lợi ích của sông và khó khăn mà sông mang lại ?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cho biết thực trạng của các dòng sông hiện nay ở nước ta? (ô nhiễm ) - Nêu các biện pháp khắc phục? - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. HS quan sát hình ảnh. - Giới thiệu một số sông lớn trên thế giới. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác, …. Bước 1 - HS quan sát hình ảnh về hồ - Em hiểu hồ là gì? Kể tên hồ ở địa phương em (nếu có). - Sông và hồ khác nhau như thế nào? - Học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Bước 2 - Căn cứ vào tính chất của nước và nguồn gốc hình thành hồ, cho biết:Trên thế giới có mấy loại hồ? - Học sinh dựa vào SGK trả lời. Gv chuẩn kiến thức, hs quan sát hình ảnh.. Bước 3 - Hồ có vai trò như thế nào trong cuộc sống? ( Điều hòa khí hậu, phát triển giao thông,khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch, thủy điện) - Giáo viên tích hợp Giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu: Sự thất thường của chế độ nước sông, hồ. 2. Hồ.. - Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Phân loại hồ:. + Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt. + Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo …. một phần cũng là chịu hậu quả của BĐKH.. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Giáo viên hệ thống nội dung bài học. - Trả lời câu hỏi: Câu 1. Lưu vực của một con sông là: a. Vùng hạ lưu b. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông c. Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho nó d. Vùng đất đai đầu nguồn Câu 2. Hệ thống sông gồm:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Chi lưu, phụ lưu b. Chi lưu, phụ lưu cùng với sông chính c. Phụ lưu, sông chính d. Chi lưu, sông chính Câu 3. Sông và hồ khác nhau như thế nào? 2. Hướng dẫn học tập: - Học và trả lời câu hỏi sgk. - Tìm hiểu muối ăn làm từ nước gì? Ở đâu? Nước biển ở đâu đến? Tại sao không cạn? - Các hiện tượng do nước biển trong các đại dương tạo ra? V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………............

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×