Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Sang kien kinh nghiem Linh Truong TH Nguyen Van Troi Cat Hai HP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.3 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm: 2016 Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện Cát Hải Họ và tên: Hoàng Thùy Linh Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2 - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Tên sáng kiến: Một số trò chơi học tập giúp học sinh lớp 3A2 - trường Tiểu học Nguyễn văn Trỗi củng cố và nhớ lâu các bảng nhân, bảng chia. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy lớp 3 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết 1.1. Giải pháp: Sau khi hình thành bảng nhân, bảng chia cho học sinh, giáo viên thường củng cố việc ghi nhớ của các em bằng cách yêu cầu đọc thuộc lòng hoặc viết ra giấy các bảng nhân, bảng chia đã học. 1.2. Ưu điểm: Phần lớn học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia, biết áp dụng vào làm tính và giải toán. 1.3. Hạn chế, bất cập: Không củng cố, khắc sâu được cho học sinh về bản chất của phép nhân, về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhiều học sinh học thuộc bảng nhân, chia một cách máy móc và nhớ không lâu các bảng nhân, chia (học vẹt). Khi hỏi kết quả của một phép nhân hoặc phép chia nào đó thường phải nhẩm lại từ đầu bảng nhân hoặc bảng chia để tìm ra kết quả, điều này khiến các em gặp nhiều khó khăn khi vận dụng vào tính và giải toán. Không gây được hứng thú học tập cho học sinh khi học các tiết học về bảng nhân, bảng chia. Hiệu quả tiết học chưa cao. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp cần công nhận sáng kiến.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2.1. Tính mới, tính sáng tạo: Thông qua các trò chơi giúp học sinh củng cố lại các bảng nhân, chia đã học; khắc sâu về bản chất của phép nhân, về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giúp các em ghi nhớ lâu hơn các bảng nhân, bảng chia và vận dụng nhanh, linh hoạt các bảng nhân, bảng chia vào tính và giải toán. Việc tổ chức các trò chơi học tập còn gây hứng thú học tập hơn đối với học sinh, qua đó hiệu quả tiết học được nâng lên rất nhiều. 2.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho học sinh khối 3 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và học sinh các khối khác của trường và các trường bạn. 2.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Đề tài giúp đội ngũ giáo viên giảng dạy khối 3 có được một số kinh nghiệm và gợi ý hữu ích trong việc giúp học sinh nắm chắc các bảng nhân, bảng chia và tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú cho các em. CƠ QUAN ĐƠN VỊ. Cát Hải, ngày 19 tháng 01 năm 2016. ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. NGƯỜI VIẾT ĐƠN. ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… …………………………………………. Hoàng Thùy Linh. BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Tên sáng kiến: Một số trò chơi học tập giúp học sinh lớp 3A2 - trường Tiểu học Nguyễn văn Trỗi củng cố và nhớ lâu các bảng nhân, bảng chia. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy lớp 3 3. Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thùy Linh Sinh ngày: 02.10.1990 Chức vụ, đơn vị công tác: GVCN lớp 3A2 - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Điện thoại: 0978 405 966 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Địa chỉ: TDP 3 - Thị trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải - TP Hải Phòng Điện thoại : 0313 888 893 I. Mô tả giải pháp đã biết: 1. Giải pháp: Trước đây, sau khi hình thành xong bảng nhân, bảng chia cho học sinh giáo viên thường củng cố việc ghi nhớ của các em bằng cách yêu cầu đọc thuộc lòng hoặc viết ra giấy các bảng nhân, bảng chia đã học. 1.2. Ưu điểm: Phần lớn học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia, biết áp dụng vào làm tính và giải toán. 1.3. Hạn chế, bất cập: Không củng cố, khắc sâu được cho học sinh về bản chất của phép nhân, về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhiều học sinh học thuộc bảng nhân, chia một cách máy móc (học vẹt) và nhớ không lâu các bảng nhân, chia (thuộc đấy rồi lại quên ngay). Khi hỏi kết quả của một phép nhân hoặc phép chia nào đó thường phải nhẩm lại từ đầu bảng nhân hoặc bảng chia để tìm ra kết quả, điều này khiến các em gặp nhiều khó khăn khi vận dụng vào tính và giải toán. Không gây được hứng thú học tập cho học sinh khi học các tiết học về bảng nhân, bảng chia. Hiệu quả tiết học chưa cao..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.4. Nguyên nhân: Do yêu cầu phải thuộc bảng nhân, bảng chia của giáo viên nên nhiều học sinh chỉ học vẹt (học nhưng không hiểu bản chất), học thuộc một cách xuôi chiều nên thuộc đấy rồi quên ngay. Vì vậy mới dẫn đến việc khi hỏi kết quả của một phép nhân hoặc phép chia nào đó, các em thường phải nhẩm lại từ đầu bảng nhân hoặc bảng chia để tìm ra kết quả. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, củng cố bảng nhân, bảng chia cho học sinh bằng cách yêu cầu các em đọc thuộc lòng hoặc viết ra giấy các bảng nhân, bảng chia đã học không phản ánh được đầy đủ việc nắm kiến thức của học sinh. Đồng thời, cách làm này tương đối khô khan, nhàm chán, không gây được hứng thú học tập cho các em. Vì thế khiến cho không khí học tập chưa thật sôi nổi, hiệu quả tiết học cũng không đạt được như mong muốn. Từ những hạn chế và bất cập trên, qua phân tích tìm hiểu nguyên nhân, tôi xin đề xuất giải pháp khắc phục như sau: Tổ chức các trò chơi học tập giúp học sinh củng cố và ghi nhớ lâu các bảng nhân, bảng chia đã học. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh lớp tôi củng cố, nắm chắc và ghi nhớ lâu hơn các bảng nhân, bảng chia. 1. Các trò chơi giúp củng cố bản chất bảng nhân, chia, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia 1.1. Trò chơi “Truyền điện” - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào - Cách tiến hành: Các em đứng tại chỗ, một em nêu phép nhân, sau đó chỉ nhanh vào một em khác để “truyền điện”, em bị “truyền điện” ngay lập tức phải nêu phép chia tương ứng với phép nhân đó. Nếu em bị “truyền điện” trả lời đúng thì được quyền “truyền điện” cho em khác, nếu trả lời sai sẽ bị phạt. Ví dụ: Em A hô: 3 x 7 = 21 rồi chỉ nhanh vào em B, em B phải lập tức nêu phép chia tương ứng của phép nhân 3 x 7 = 21 (21 : 3 = 7 hoặc 21 : 7 = 3). Nếu B trả lời đúng thì được quyền “truyền điện” tiếp. Nếu B trả lời sai thì sẽ bị phạt. Kết thúc trò chơi,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> cả lớp khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn trả đúng và nhanh. Như vậy, để tham gia tốt trò chơi này, học sinh phải nắm vững mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia, phản xạ nhanh và trả lời cho chính xác. Thông qua việc củng cố mối quan hệ giữa này, học sinh nếu đã nắm vững bảng nhân rồi thì việc hình thành và ghi nhớ bảng chia trở nên rất dễ dàng, đồng thời giúp các em làm tốt hơn các phép tính ngoài bảng nhân, chia và thực hiện các dạng toán khác linh hoạt, chính xác hơn (tìm x: tìm thừa số chưa biết, tìm số bị chia, số chia,...). Bên cạnh đó, đã là trò chơi có khen, có phạt, chắc chắn sẽ kích thích, gây được hứng thú học tập ở các em, khiến cho không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn. Ngoài ra, trò chơi này còn có thể dùng để giúp học sinh ghi nhớ lâu các bảng nhân, chia. Ví dụ: Em A hô: 3 x 7 rồi chỉ nhanh vào em B, em B phải lập tức nêu kết quả của phép nhân 3 x 7 (bằng 21). Nếu B trả lời đúng thì được quyền “truyền điện” tiếp. Nếu B trả lời sai thì sẽ bị phạt. 1.2. Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - Chuẩn bị: 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2; một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính cộng các số hạng bằng nhau hoặc phép tính nhân. Ví dụ: 3 x 7 = ... = ..... 6 + 6 + 6 + 6 = ... = .... 2 + 2 = ... = .... 8 + 8 + ... + 8 = ... = .... 8 x 9 = ... = ..... 5 + 5 + 5 = ... = .... - Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ chuyển nhanh phép tính nhân sang phép tính cộng hoặc phép tính cộng sang phép tính nhân rồi tính kết quả và ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình, đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Đội nào làm đúng nhiều phép tính hơn là đội giành chiến thắng. Trò chơi này củng cố cho các em về bản chất của phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau. Đương nhiên nếu học sinh nắm vững kiến thức này và thao tác nhanh nhẹn thì các em sẽ là những người giành chiến thắng. Vì vậy mà kiến thức được khắc sâu hơn và lâu hơn. Trên cơ sở nắm chắc bản chất của phép.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhân rồi, học sinh sẽ vận dụng kiến thức này một cách linh hoạt và hiệu quả hơn khi thực hiện một số dạng toán như: tính nhanh, gấp một số lên nhiều lần,... 2. Các trò chơi giúp ghi nhớ lâu bảng nhân, bảng chia 2.1. Trò chơi “Ong đi tìm nhụy” - Chuẩn bị : 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. Ví dụ:. 5 8. 7 9. 6 + 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm. Ví dụ: 24 : 6. 35 : 7 24: 3. 54 : 6 28 : 4. - Cách chơi: Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội 4 em. Giáo viên chia bảng làm 2 phần, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú ong ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu luật chơi: “Cô có 2 bông hoa, trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các em giúp, các em có đồng ý giúp không nào?” Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. Để tham gia trò chơi này học sinh không thể học vẹt được, vì trò chơi không kiểm tra một bảng nhân, bảng chia riêng lẻ nào, đồng thời lại yêu cầu phải nối nhanh phép tính với kết quả nên đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ chính xác từng phép tính trong từng bảng nhân, bảng chia và phản xạ thật nhanh, nối cho đúng mới giành được chiến thắng. Bên cạnh đó, hình thức trò chơi rất hấp dẫn, sôi động, thể hiện tinh thần đồng đội nên các em học sinh tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình và đầy hào hứng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên có thể hỏi thêm một số câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Ví dụ: Tại sao chú Ong. 24 : 6 không tìm được cánh hoa của mình? Muốn chú Ong này cánh hoa của mình thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào? 2.2. Trò chơi “Rồng cuốn lên mây” - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào - Cách chơi: Một em được chỉ định làm đầu rồng lên bảng. Em cất tiếng hát: “Rồng cuốn lên mây/ Rồng cuốn lên mây/ Ai mà tính giỏi về đây với mình.” Sau đó em hỏi: “Người tính giỏi có nhà hay không?” Một em học sinh bất kỳ trả lời: “Có tôi! Có tôi!” Em làm đầu rồng nêu phép tính (ví dụ: “42 : 7 bằng bao nhiêu?”). Em tính giỏi trả lời. Nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng. Cứ như thế em làm đầu rồng ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây. Tương tự như trò chơi trước, trò chơi này cũng giúp giáo viên nhanh chóng kiểm tra được việc ghi nhớ bảng nhân, bảng chia của học sinh, khiến các em không thể học vẹt được, tránh hiện tượng gặp một phép tính học sinh phải nhẩm lại cả bảng nhân, chia. Điều này giúp các em củng cố chắc chắn hơn về các bảng nhân, chia, từ đó vận dụng linh hoạt hơn vào thực hiện các phép tính với số có nhiều chữ số. Hình thức trò chơi lại được thay đổi hấp dẫn, sinh động, thu hút được sự chú ý và hứng thú của học sinh. - Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng phải nhanh nhẹn, hoạt bát. 2.3. Trò chơi “Bác đưa thư” - Chuẩn bị : Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi số là kết quả của các phép nhân để làm số nhà (ví dụ: số 6, 12, 15, 24, 30, 36.... 60 là kết quả bảng nhân 6). Một số phong bì có ghi các phép nhân tương ứng (ví dụ: 1 x 6, 6 x 1, 2 x 6, 6 x 2,...). Một tấm thẻ đeo ở ngực ghi “Nhân viên bưu điện”. - Cách chơi : Gọi một số em lên bảng chơi, giáo viên phát cho mỗi em một thẻ thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai Bác đưa thư ngực đeo thẻ “Nhân viên bưu điện”, tay cầm tập phong bì. Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói: “Bác đưa thư ơi! Cháu có thư không? Đưa giúp cháu với! Số nhà...”. Khi đọc đến câu cuối cùng “Số nhà...” thì đồng thời em đó giơ số nhà của mình lên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của Bác đưa thư là phải chọn đúng lá thư có ghi phép tính tương ứng với số nhà giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời “cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và Bác đưa thư lại tiếp tục đưa thư cho các nhà. Nếu Bác đưa thư đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay. Nếu đưa thư đúng 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi. Trò chơi giúp các em ghi nhớ lâu hơn các bảng nhân, chia, tránh hiện tượng học vẹt, máy móc. II. Tính mới, tính sáng tạo: 1. Tính mới: Thay vì việc học sinh chỉ học thuộc bảng nhân, chia một cách máy móc, thuộc đấy rồi lại quên ngay (do không nắm rõ bản chất, chỉ là học vẹt). Nay, học sinh được củng cố về bản chất về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia và ghi nhớ lâu hơn các bảng nhân chia đã học qua các trò chơi học tập. 2. Tính sáng tạo: Việc luyện tập, củng cố nắm bắt các bảng nhân, chia, về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia được tiến hành thông qua các trò chơi học tập, giúp học sinh hứng thú, yêu thích hơn với môn học. Từ đó các em ghi nhớ lâu hơn, vận dụng linh hoạt khi làm tính và giải toán. Hiệu quả tiết được nâng lên rõ rệt. II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Đề tài không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 3A2, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi mà còn có thể triển khai áp dụng cho tất cả các khối khác, các trường khác. Song tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, đối tượng học sinh của từng lớp mà giáo viên có thể vận dụng linh hoạt sao cho việc tổ chức trò chơi có hiệu quả. II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 1. Hiệu quả kinh tế: Đề tài triển khai và thực hiện không tốn kém nhiều về mặt kinh phí, cơ sở vật chất mà hiệu quả giảng dạy vẫn được nâng lên. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Hiệu quả giảng dạy được nâng lên, học sinh được củng cố, khắc sâu về bản chất của phép nhân, về mối quan hệ giữa phép nhân và.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> phép chia, giúp các em ghi nhớ lâu hơn các bảng nhân, bảng chia và vận dụng nhanh, linh hoạt các bảng nhân, bảng chia vào tính và giải toán. 3. Giá trị làm lợi khác: Đề tài còn có tác dụng giáo dục và rèn luyện các em học sinh những phẩm chất nhanh nhẹn, hoạt bát,... biết linh hoạt xử lý các tình huống trong cuộc sống (giáo dục kỹ năng sống). CƠ QUAN ĐƠN VỊ. Cát Hải, ngày 19 tháng 01 năm 2016. ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN. ………………………………… ………………………………… ………………………………… …………………………………. Hoàng Thùy Linh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự án mô hình trường học mới VNEN (2013), Hướng dẫn học Toán 3. 2. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thuỵ, Vũ Quốc Chung (2005), Phương pháp dạy học môn toán tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Đào Nãi (2010), Một số vấn đề về môn toán bậc tiểu học (tập 2), NXB Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4. Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng (2007), Hỏi - đáp về dạy toán 3, NXB Giáo dục. 5. Trường đoàn Lý Tự Trọng (2011), Phương pháp tổ chức trò chơi sinh hoạt tập thể. 6.Các sách, báo, tài liệu nghiệp vụ khác..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×