Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.07 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Hướng dẫn giải bài tập chương 1 – hình 8 Bài 13: Cho ABC cân tại A, đường cao AH. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC. a) Chứng minh : DECH là hình bình hành. b) Chứng minh : BCED là hình thang cân. c) Gọi F là điểm đối xứng của H qua E. chứng minh : AHCF là hình chữ nhật. d) Gọi M là giao điểm DF và AE, N là giao điểm DC và HE. Chứng minh NM DE.. Giải: a) Chứng minh DECH là hình bình hành: Xét tam giác ABC ta có: Gọi D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC (gt) DE là đường trung bình của ΔABC 1 BC DE // BC và DE = 2. Lại có AH là đường cao của tam giác ABC cân tại A (gt) AH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến 1 BC HC = 2. Xét tứ giác DECH có: DE // HC ( vì DE // BC) 1 BC DE = HC (= 2 ). =>Tứ giác DECH là hình bình hành ( Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau) b) Chứng minh BCED là hình thang cân.. Xét tứ giác BCED có: DE// BC (cmt) Tứ giác BCED là hình thang. Lại có: ABC=ACB ( vì ABC cân tại A) BCED là hình thang cân. c) Chứng minh AHCF là hình chữ nhật. Xét tứ giác AHCF có: E là giao điểm của AC và HF AE = EC (gt) HE = EF (F là điểm đối xứng của H qua E) Tứ giác AHCF là hình bình hành. ABC cân tại A có AH là đường cao (gt) 0 AHC=90. AHCF là hình chữ nhật ( Hình bình hành có 1 góc vuông). d) Chứng minh NM DE. Theo câu c ta có AHCF là hình chữ nhật AF// HC và AF = HC. Mà DE// HC và DE = HC (cmt) AF// DE và AF = DE Tứ giác ADEF là hình bình hành..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> M là trung điểm của AE (t/c hình bình hành) Lại có DECH là hình bình hành ( câu a) N là trung điểm của HE (t/c hình bình hành) Xét tam giác AEH có: M là trung điểm của AE (cmt) N là trung điểm của HE (cmt) MN là đường trung bình của AEH. MN//AH. Mặt khác ta có: AH BC (gt) DE // BC (cmt) AH DE Vậy MN DE (đpcm) ========================================.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>