Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Pháp luật về quy chế cung ứng và sử dụng séc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.89 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỌC PHẦN: LUẬT NGÂN HÀNG
MÃ HỌC PHẦN: BSL 1005 (2 tín chỉ)
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN VINH HƯNG

Đề tài: Pháp luật về quy chế cung ứng và sử dụng Séc

Sinh viên:
MSSV:
Lớp: .

Luật

Ngày sinh:
Hà Nội, Tháng 11/2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU......................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
5. Cơ cấu bài nghiên cứu...........................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................... 3
Chương 1. Khái quát quy định của pháp luật ngân hàng về séc và quy chế cung ứng
séc................................................................................................................................. 3


1.1 Khái niệm “Séc”?................................................................................................3
1.2. Cung ứng Séc.....................................................................................................3
Chương 2. Đặc điểm của quy chế cung ứng Séc của pháp luật Việt Nam hiện nay.......3
2.1. Mẫu séc trắng.....................................................................................................3
2.2. Thủ tục đăng ký mẫu séc trắng...........................................................................5
2.3. In séc trắng và thông báo mẫu séc trắng (Điều 11).............................................6
2.4. Thủ tục cung ứng Séc (Điều 12).........................................................................8
2.5. Trách nhiệm của người được cung ứng Séc trắng..............................................8
Chương 3. Thực tiễn quy trình cung ứng Séc tại Việt Nam...........................................9
3.1 Ưu điểm khi cung ứng séc và thanh toán qua séc................................................9
3.2. Bất cập khi cung ứng và thanh toán qua Séc....................................................10
3.3. Giải pháp..........................................................................................................10
KẾT LUẬN................................................................................................................. 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................12

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, khi cuộc sống đang dần phát triển, nhu cầu về cuộc sống của con
người cũng dần được cải thiện và nâng cao hơn. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách
mạng 4.0, hoạt động ngân hàng đang được diễn ra một cách toàn diện, đồng bộ trên
khắp đất nước cũng như toàn thế giới. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới ngân
hàng, cũng như các dịch vụ tiền ích mà hoạt động mang lại, thay vì phải sử dụng một
số lượng lớn tiền mặt trong lưu thông (dễ xảy ra rủi ro, thiệt hại, mất mát, hư hỏng),
một số chủ thể đã lựa chọn loại hình thanh tốn và lưu thơng thông qua việc sử dụng
séc tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam để chi trả cho các giao dịch của mình.
Để tìm hiểu rõ hơn về quy chế cung ứng và sử dụng séc tại các ngân hàng chi

nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cũng như thực tiễn nhu
cầu sử dụng séc đang phổ biến trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, em đã
chọn đề tài “Pháp luật về quy chế cung ứng và sử dụng Séc” làm đề tài nghiên cứu để
có thể tìm hiểu một cách khái qt về nội dung liên quan đến séc và sử dụng séc trong
giao dịch.. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn, vốn hiểu biết
chưa sâu, khả năng của bài viết cịn hạn chế, do đó khơng thể tránh khỏi những sai
xót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý bổ sung của thầy để bài tiểu luận của em có thể
hồn chỉnh hơn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Bài tiểu luận của em nhằm mục đích nghiên của những quy định của pháp luật
ngân hàng, cụ thể là Thông tư 22/2015/TT-NHNN về quy chế cung ứng Séc, tìm hiểu
những quy định của pháp luật về mẫu séc trắng, thủ tục đăng ký mẫu séc trắng, in séc
trắng và thông báo mẫu séc trắng, thủ tục cung ứng séc trắng và trách nhiệm của
người cung ứng séc trắng.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích, liệt kê, tổng hợp, so sánh,…
4. Phạm vi nghiên cứu.
Quy trình cung ứng Séc tại ngân hàng nhà nước và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

2


5. Cơ cấu bài nghiên cứu.
Chương 1. Khái quát quy định của pháp luật ngân hàng về séc và quy chế
cung ứng séc.
Chương 2. Đặc điểm của quy chế cung ứng Séc của pháp luật Việt Nam
hiện nay.
NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát quy định của pháp luật ngân hàng về séc và quy chế

cung ứng séc.
1.1 Khái niệm “Séc”?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2015/TT-NHNN về quy chế
cung ứng và sử dụng Séc: “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho
người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh tốn của mình để thanh
tốn cho người thụ hưởng.”
1.2. Cung ứng Séc.
Có thể khái quát rằng, cung ứng Séc là một hoạt động nghiệp vụ của các ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhằm cung
ứng séc cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng Séc để thanh tốn thơng qua các
giao dịch.
Chương 2. Đặc điểm của quy chế cung ứng Séc của pháp luật Việt Nam
hiện nay.
2.1. Mẫu séc trắng.
Tổ chức cung ứng séc tự quyết định về thiết kế mẫu séc trắng do mình cung
ứng theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
Để bảo đảm cho tờ séc được thanh toán qua Trung tâm Thanh toán bù trừ séc
thì giấy in séc, kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc trắng phải được thiết
kế theo Phụ lục 01a và Phụ lục 01b đính kèm Thơng tư này.
1

Theo đó, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh

thổ Việt Nam (gọi chung là tổ chức cung ứng séc) tự quyết định về mẫu thiết kế séc
trắng do mình cung ứng, tuy nhiên phải trên cơ sở quy định của pháp luật. Cụ thể phải
1

Mẫu séc của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

3



theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Luật Các công cụ chuyển nhượng. Séc được coi
là hợp pháp và được sử dụng cho mục đích thanh tốn phải thỏa mãn những điều kiện
về hình thức (mặt trước, mặt sau của séc, tỷ lệ phân bố của séc) và về nội dung (vị trí
đặt Séc; số tiền; tên của người ký phát; địa điểm thanh toán; ngày ký phát,…)

“ Điều 58. Các nội dung của séc
1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây:
a) Từ "Séc" được in phía trên séc;
b) Số tiền xác định;
c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký
phát;
d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được
người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng
hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;
đ) Địa điểm thanh toán;
e) Ngày ký phát;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký
phát.
2. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì khơng có
giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh tốn khơng ghi trên séc thì séc được thanh tốn
tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có
thể đưa thêm những nội dung khác mà khơng làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của

4


các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ

của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.
4. Trường hợp séc được thanh tốn qua Trung tâm thanh tốn bù trừ séc thì
trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ
séc.
5. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
6. Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu
số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc khơng có giá trị thanh tốn.
Điều 59. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc
1. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc do tổ chức cung ứng
séc thiết kế và thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trung tâm thanh tốn bù trừ séc quy định về kích thước séc, nội dung và vị
trí các nội dung trên séc đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.”
Séc hợp lệ là séc phải tuân thủ các quy định về kích thước séc, việc bố trí vị trí
các nội dung trên séc và nội dung của Séc.
2.2. Thủ tục đăng ký mẫu séc trắng.
Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trước khi in séc trắng để cung
ứng cho khách hàng phải thực hiện đăng ký mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức cung ứng séc nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà
nước (Vụ Thanh toán) 01 bộ hồ sơ đăng ký mẫu séc trắng, hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký mẫu séc trắng theo Phụ lục 08 đính kèm theo Thơng tư
này;
+ Mẫu thiết kế của tờ séc trắng, gồm: kích thước, màu sắc, các yếu tố chi tiết
của tờ séc trắng;
+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao khơng có
chứng thực xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép hoạt động của tổ chức
cung ứng séc (trường hợp đăng ký lần đầu) hoặc bản sao không có chứng thực đối với
trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi.

5



Và trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ,
Ngân hàng nhà nước sẽ có văn bản xác nhận về việc đăng ký mẫu séc trắng của tổ
chức cung ứng séc.2
Để cung ứng Séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng Séc phải thực hiện đăng ký
mẫu séc trắng tại ngân hàng Nhà nước thơng qua 02 hình thức là nộp thực tiếp hoặc
gửi qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước cụ thể là Vụ Thanh toán, hồ sơ đề
nghị đăng ký mẫu séc trắng, để hồ sơ hợp lệ, tổ chức cung ứng Séc cần cung cấp giấy
đề nghị đăng ký mẫu séc trắng theo quy định; mẫu thiết kế của tờ séc trắng; bản sao từ
sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao khơng chứng thức xuất trình kèm
bản chính để đối chiếu với Giấy phép hoạt động. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ,
trong vòng 05 ngày Ngân hàng nhà nước sẽ có văn bản xác nhận về việc đăng ký mẫu
séc trắng của tổ chức cung ứng Séc. Đây là một trong những bước quan trọng nhất để
tổ chức cung ứng Séc có thể cung ứng Séc cho khách hàng, chỉ khi nào được Ngân
hàng Nhà nước cho phép cung ứng Séc, duyệt mẫu Séc thì khi đó tổ chức cung ứng
Séc mới được cung ứng Séc. Khi đó vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của tổ
chức cung ứng Séc cũng như vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách
hàng.
2.3. In séc trắng và thông báo mẫu séc trắng (Điều 11).
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản, tổ chức cung ứng
séc tiến hành in séc trắng, chỉ sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn
bản, khi đó mẫu Séc trắng của tổ chức cung ứng Séc mới được công nhận và đủ điều
kiện để in Séc phát hành cho khách hàng. Trước khi cung ứng séc trắng cho người sử
dụng séc, tổ chức cung ứng séc phải gửi mẫu séc trắng đã in để lưu mẫu tại Ngân hàng
Nhà nước (Vụ Thanh toán), việc này để thuận tiện hơn cho q trình lưu thơng cũng
như lưu trữ những giấy tờ hợp lệ liên quan đến Séc đối với hoạt động cung ứng của tổ
chức cung ứng Séc.
Tổ chức cung ứng séc được lựa chọn nơi in để ký hợp đồng in séc trắng trên cơ
sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm những yếu tố kỹ thuật và yếu tố chống giả của

séc trắng do mình cung ứng. Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức cung ứng séc
được tự do lựa chọn nơi in để ký kết hợp đồng in séc. Tuy nhiên, hợp đồng in séc này
2

Thông tư 22/2015/TT-NHNN

6


tổ chức cung ứng phải chịu trách nhiệm về việc bảo đảm những yếu tố bắt buộc như
yếu tố kỹ thuật và yếu tố chống giả của séc trắng do chính tổ chức cung ứng séc đề ra.
Việc in séc và việc lựa chọn nơi in phải phù hợp với các điều kiện của pháp luật về
việc in séc để đảm bảo sự thống nhất về hình thức và nội dung của tờ Séc.
Sau khi lựa chọn được nơi in để ký hợp đồng in séc, tổ chức cung ứng séc chịu
trách nhiệm thơng báo cho các bên có liên quan (các bên có liên quan như khách hàng,
đối tác và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) về mẫu séc trắng của mình.
Tổ chức cung ứng séc chịu trách nhiệm về việc quy định và thỏa thuận đối với

Giấy báo Nợ của ngân hàng.

Giấy báo Có của ngân hàng.

người sử dụng séc về điều kiện và điều khoản sử dụng séc do mình cung ứng, cụ thể
như: cung ứng số lượng séc trắng cho khách hàng, trên cơ sở bảo đảm phù hợp với
nhu cầu và độ tin cậy trong thanh toán của từng đối tượng cụ thể; Xây dựng quy trình,
thủ tục bảo đảm an tồn và phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong lưu trữ,
bảo quản, luân chuyển séc trắng và séc trong quá trình xử lý thanh toán trong nội bộ tổ
chức cung ứng séc; Quy định, hướng dẫn và phổ biến về trách nhiệm trong việc bảo
quản séc trắng và những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung ứng
séc trắng.

Ngồi ra, tổ chức cung ứng Séc có trách nhiệm tra cứu thông tin về người đề
nghị được cung ứng séc trắng lần đầu tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt
Nam trước khi quyết định cung ứng séc trắng cho người đó. Trong trường hợp thực
hiện báo nợ, báo có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng mở tài khoản thanh tốn tại đơn
vị mình theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa tổ chức
cung ứng séc và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong quá trình cung ứng Séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc phải
hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn séc mà mình cung ứng; trả lời hoặc

7


xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán
séc trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình. Ngoài ra, phải thực hiện những
biện pháp nhận biết khách hàng; kiểm sốt, phát hiện, báo cáo giao dịch có giá trị lớn,
giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền và các quy định pháp luật
khác có liên quan.
2.4. Thủ tục cung ứng Séc (Điều 12).
Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản thanh toán hoặc người được chủ tài
khoản thanh toán ủy quyền lập giấy đề nghị cung ứng séc trắng nộp cho tổ chức cung
ứng séc. Nói cách khác, xuất phát từ nhu cầu sử dụng Séc của mình, khách hàng là
chủ tài khoản thanh tốn hoặc người được chủ tài khoản thanh toán ủy quyền lập giấy
đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức mà mình mong muốn và có nhu cầu sử dụng séc
để cung ứng Séc. Khách hàng được tự do lựa chọn tổ chức mà mình muốn cung ứng
Séc trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, tổ chức cung ứng nào khách hàng
cảm thấy bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tốt nhất thì khách hàng có thể
nộp giấy đề nghị cung ứng séc trắng tại tổ chức đó.
Sau khi tổ chức cung ứng Séc nhận được giấy đề nghị cung ứng séc trắng từ
chủ tài khoản thanh toán hoặc người được chủ tài khoản thanh toán ủy quyền lập giấy

đề nghị cung ứng séc. Tổ chức cung ứng Séc có trách nhiệm phải kiểm tra, xác minh
điều kiện của người đề nghị cung ứng Séc. Khi đã xác minh điều kiện của người đề
nghị cung ứng Séc thỏa mãn các điều kiện cung ứng Séc tại tổ chức cung ứng séc
cũng như quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức cung ứng Séc tiến
hành in và cung ứng Séc cho khách hàng của mình.
Trước khi cung ứng séc trắng cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc phải chịu
trách nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: số séc, tên người bị ký
phát, tên người ký phát séc; các yếu tố trên dải từ MICR (nếu có). Trường hợp tổ chức
cung ứng séc có quy định cụ thể về địa điểm thanh tốn thì cần in, dập chữ hoặc ghi
sẵn địa điểm thanh toán trên mẫu séc trắng. Trong quá trình in và cung ứng Séc, tổ
chức cung ứng séc phải theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của người
được cung ứng séc trắng, số lượng và ký hiệu (số xê-ry, số séc) của các tờ séc cung
ứng cho người được cung ứng séc.

8


2.5. Trách nhiệm của người được cung ứng Séc trắng.
Trong quá trình nhận Séc, người được cung ứng séc trắng phải kiểm đếm số
lượng tờ séc, tính chính xác của các yếu tố trên tờ séc trang được cung ứng. Nếu có sai
sót phải báo ngay cho tổ chức cung ứng séc để đổi lấy tờ séc khác. Sau khi đã nhận
séc trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì người
được cung ứng séc trắng phải hồn tồn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra.
Chương 3. Thực tiễn quy trình cung ứng Séc tại Việt Nam.
3.1 Ưu điểm khi cung ứng séc và thanh toán qua séc.
Người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng ký chuyển
nhượng để nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu
hộ) để nhờ thu theo thỏa thuận giữa các bên. Quy định này tạo điều kiện cho các chủ
thể thị hưởng séc thuận tiện hơn trong quá trình thanh tốn séc, q trình sử dụng séc
cũng được đảm bảo, tránh được rủi ro khi sử dụng tiền mặt.

Thanh toán qua Séc, người thụ hưởng có thể được thanh tốn một số lượng tiền
tương đối lớn hoặc rất lớn, tuy nhiên tính an tồn lại rất cao, được các tổ chức cung
ứng Séc bảo mật thông tin khách hàng. Hiện nay, các tổ chức cung ứng Séc đã phân
bố khắp nơi trên tồn lãnh thổ, khách hàng có thể thuận tiện hơn trong việc thanh toán
trên khắp lãnh thổ mà không gặp phải trở ngại về khoản cách địa lý.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đề cao vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể sử dụng Séc, cụ thể trong trường hợp hư hỏng, mất séc, bên ký phát khơng
đủ khả năng thanh tốn được quy định lần lượt tại Điều 22, Điều 26 và Điều 27 Thông
tư 22/2015/TT-NHNN về quy định hoạt động cung ứng và sử dụng Séc.
Séc chỉ có giá trị khi kí bằng tay trực tiếp trên tờ Séc của người ký phát bằng
bút mực theo đúng chữ ký mẫu đã được đăng ký tại các tổ chức cung ứng Séc, bằng
hình thức này, người ký phát có thể kiểm sốt được việc ký phát và việc sử dụng Séc,
hạn chế các trường hợp lợi dụnng chữ ký để trục lợi.
Quy trình và thủ tục cung ứng séc hiện nay khá đơn giản, nhanh gọn, phù hợp
với nhu cầu của mọi người, bất kỳ ai có đủ điều kiện được quy định được cung ứng và
sử dụng séc đều có quyền lựa chọn Séc để thanh toán theo quy định của pháp luật.

9


Ví dụ: Trong chương trình “Ai là triệu phú” – khi qua câu số 10, mỗi khi trả
lời đúng một câu, người dẫn chương trình sẽ đưa cho người chơi một tấm séc có ghi
giá trị giải thưởng, thay vì đưa tiền mặt. 3
3.2. Bất cập khi cung ứng và thanh toán qua Séc.
Thanh toán qua Séc hiện nay vẫn là một khái niệm tương đối mới đối với người
dân Việt Nam, trong khi đó Séc đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu, chứng tỏ nhu cầu
sử dụng Séc ở Việt Nam còn khá hạn chế, người dân ở Việt Nam chủ yếu sử dụng tiền
mặt để thanh tốn thay vì sử dụng Séc.
Suy cho cùng, Séc là một tờ giấy, rất dễ bị hư hỏng, mất trong q trình lưu
thơng và bảo quản, thủ tục cấp lại séc cũng phức tạp và khách hàng có nhu cầu cung

ứng séc phải chịu tồn bộ rủi ro khi có các thiệt hại xảy ra.
Theo quy định của pháp luật, Séc chỉ có hiệu lực thanh tốn trong vịng 30
ngày theo quy định của pháp luật. Đây là khoản thời gian quá ngắn, khi người được
thụ hưởng chưa có nhu cầu sử dụng Séc ngay.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những văn bản quy phạm pháp luật
cụ thể liên quan để hướng dẫn, gây khó khăn cho các chủ thể trong q trình thanh
tốn Séc. Ngân hàng Nhà nước chưa thành lập được các trung tâm bù trừ Séc theo quy
định tại Thông tư 22/2015/TT-NHNN và Luật các cơng cụ chuyển nhượng 2005, chưa
làm cho hình thức thanh toán bằng Séc phổ biến và rộng rãi ở Việt Nam.
3.3. Giải pháp.
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động cung ứng Séc.
Pháp luật cần có những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể liên quan để hướng
dẫn, giảm thiểu khó khăn trong q trình cung ứng, cũng như tiếp cận Séc cho các chủ
thể trong q trình thanh tốn Séc. Ngân hàng Nhà nước cần thành lập được các trung
tâm bù trừ Séc theo quy định tại Thông tư 22/2015/TT-NHNN và Luật các công cụ
chuyển nhượng 2005, làm cho hình thức thanh tốn bằng Séc phổ biến và rộng rãi ở
Việt Nam.
Cần kéo dài hiệu lực của Séc từ 30 ngày lên 60 ngày hoặc kéo dài hơn để thuận
tiện hơn cho người thụ hưởng trong quá trình sử dụng Séc.

3

Chương trình Ai là triệu phú trên sóng VTV3

10


Xây dựng quy trình, thủ tục bảo đảm an tồn và phân định trách nhiệm của các
bên liên quan trong lưu trữ, bảo quản, luân chuyển séc trắng và séc trong q trình xử
lý thanh tốn trong nội bộ tổ chức cung ứng séc.

Cần có những chế định, quy định, hướng dẫn và phổ biến về trách nhiệm trong
việc bảo quản séc và những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung
ứng séc.
Cần đề ra những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp mạo danh, sử dụng
Séc khơng thuộc quyền sở hữu của mình nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tuyên truyền, phổ biến cho mọi người về tầm quan trọng, lợi ích của hoạt động
thanh toán bằng Séc, hoạt động mới này có những lợi ích và hạn chế được những rủi
ro trong quá trình giao dịch.
KẾT LUẬN
Séc ra đời với mục đích làm cơng cụ trung gian cho hoạt động giao dịch và
thanh tốn thơng qua hình thức khơng sử dụng tiền mặt. Trong quá trình hình thành và
phát triển, quá trình cung ứng Séc đã thể hiện được mặt ưu điểm của mình giúp đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển đồng tiền; làm tăng vòng quay của đồng tiền trong nền kinh
tế; góp phần tiết kiệm chi phí lưu thơng và tránh được những rủi ro khi thanh toán trực
tiếp bằng tiền mặt; tiết kiệm được chi phí in tiền, vận chuyển tiền; thuận lợi cho việc
thanh toán quốc tế và những giao dịch ở xa khoảng cách địa lý, tuy nhiên bên cạnh đó
cũng bộc lộ một số bất cập cần được khắc phục để phù hợp với tình hình thực tiễn của
Việt Nam.
Thông qua đề tài “Pháp luật về quy chế cung ứng và sử dụng Séc”, em đã rút ra
được quy định của pháp luật về Séc và hoạt động cung ứng séc của các ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đã có những phân tích về quy
trình cung ứng Séc từ các tổ chức cung ứng Séc đến với khách hàng, thủ tục tạo ra
một tấm séc từ đó, em đã chỉ ra những ưu điểm khi sử dụng séc và những bất cập về
cung ứng và sử dụng séc hiện nay trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, em đã đề ra một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Séc, làm cho hoạt động cung ứng
Séc và thanh toán bằng Séc phổ biến hơn tại Việt Nam, vì em nhìn nhận được những
ưu điểm khi thanh toán bằng Séc và hệ lụy của việc sử dụng tiền mặt để thanh toán.

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005.
2. Thông tư 22/2015/TT-NHNN về quy định hoạt động cung ứng và sử dụng
Séc.

12



×