Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chế tài với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.69 KB, 11 trang )

1

Tiểu luận cuối kì Luật Ngân hàng
Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Ngày sinh:
Đề tài: Chế tài với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối
Mục Lục


2

1.Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế phát triển kinh tế tồn cầu hóa và các hiệp định thương mại tự do
đã mở ra thị trường lao động quốc tế trải dài trên nhiều ngành nghề khác nhau, đi
kèm với sự dịch chuyển thị trường sản xuất, nhập khẩu, lao động quốc tế là các vấn
đề liên quan đến việc chuyển dịch dòng tiền chi - thu nhập giữa các công ty, công
tay đa quốc gia, quốc gia,… với nhau từ đó tạo nên một thị trường tiền tệ, thị
trường ngoại hối.
Ngay từ cuối thế kỉ 20, khi nền kinh tế bao cấp được cải cách chuyển dịch sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động giao thương, kinh
doanh quốc tế cũng được mở rộng, từ đó nhu cầu về sử dụng các đồng tiền thích
hợp phục vụ cho nhu cầu thanh tốn là rất cần thiết và cấp thiết đối với sự phát
triển kinh tế nước nhà. Thị trường ngoại hối của nước ta chịu sự chi phối rất mạng
mẽ của ngân hàng nhà nước, sự kiểm soát này rất chặt chẽ đảm bảo các giao dịch
tiền tệ không vi phạm pháp luật, lừa đảo hay thao túng nhằm chiếm đoạt lợi ích.
Trước đây, chỉ những tổ chức tài chính lớn và cá nhân có giá trị rịng cao mới có
thể tiếp cận thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ sự ứng
dụng của công nghệ đã giúp nhiều khách hàng có thể mua bán tiền tệ từ bất kỳ nơi
nào bằng cách sử dụng nền tảng giao dịch online hiện đại, nhanh chóng.1 Tuy vậy,
chính điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở của sự thuận tiện nhanh chóng để nhiều đối


tượng thực hiện các hành vi, vi phạm pháp luật về ngoại hối
Để có thể siết chặt quản lý về thị trường ngoại hối cũng như để bảo vệ chính các
đối tượng tham gia vào thị trường ngoại hối, tạo nên một thị trường ngoại hối lành
mạnh và cơng bằng. Chính phủ đã ra quy định về nghị định số: 88/2019/NĐ-CP,
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Việc
nghiên cứu về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật ngoại hối là rất cần thiết và cấp
thiết để bắt kịp xu thế chung của thế giới, khơng vì chập trễ cập nhật mà tạo khe hở
cho kẻ xấu lợi dụng thao túng thị trường ngoại hối.
1. Nội dung đề tài
1.1.
Khái niệm
1.1.1. Ngoại hối và

thị trường ngoại hối

Ngoại hối (foreign exchange) là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử
dụng trong giao dịch quốc tế (International transaction) Theo khoản 1 điều 4 Pháp
1 Ngoại hối là gì? Những thơng tin cơ bản cần nắm vữn, Tuyết Thanh(10/07/2019), The Bank, tham khảo thêm tại:
/>

3

lệnh ngoại hối 2005, thì ngoại hối được định nghĩa bằng cách liệt kê các tài sản
được coi là ngoại hối: bao gồm:
Ngoại tệ (Foreign Currency): Ngoại tệ là đồng tiền nước ngồi hoặc đồng tiền
chung của một nhóm nước.
Cơng cụ thanh tốn bằng ngoại tệ: Đây là cơng cụ thanh tốn được ghi bằng tiền
nước ngồi như: Séc (cheque), hối phiếu (Bill of Exchange), lệnh phiếu
(promissory Note), thẻ ngân hàng (Card Bank), giấy chuyển ngân (Transfer)
Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như: Trái phiếu chính phủ (Government

Bonds), trái phiếu công ty (Corporate Bonds), cổ phiếu (Stock).
Vàng (Gold): Bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước
ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.
Đồng tiền quốc gia - bản tệ (Local Currency), đồng tiền quốc gia được xem là
ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế, hoặc được
chuyển vào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia.2
Tuy Việt Nam chưa công nhận loại tiền này là cơng cụ thanh tốn quốc tế nhưng
đã có một số quốc gia phát triển trên thế giới cơng nhận loại tiền mã hóa này là
cơng cụ thanh tốn quốc tế
Tiền mã hóa: Là các loại tiền tệ được đảm bảo nhờ sức mạnh xử lý của mạng lưới
máy tính tồn cầu thay vì các chính phủ. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum...
Đối tượng giao dịch trên thị trường ngoại hối
Hoạt động ngoại hối của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế hình thành nên thị
trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối ở các nước thường gồm hai bộ phận hợp
thành: Thị trường ngoại hối tập trung và thị trường ngoại hối phi tập trung.3
1.1.2.

Chế tài về hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối



Luật Các tổ chức tín dụng;



Luật Xử lý vi phạm hành chính;

2 Ngoại hối là gì? Những thơng tin cơ bản cần nắm vữn, Tuyết Thanh(10/07/2019), The Bank, tham khảo thêm tại:
/>
3 Giáo trình Luật Ngân hàng, TS Lê Thị Thu Thủy, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội(2005)



4




Pháp lệnh ngoại hối;
Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng;
Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng (Nghị định này thay thế Nghị định 96/2014 và có hiệu
lực từ ngày 31/12/2019).4

Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam
có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu trong lĩnh vực quản lý ngoại hối trên các mặt:
-

Xây dựng dự án pháp luật về ngoại hối
Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối
Tổ chức điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối
trong nước
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý ngoại
hối
Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau về quản lý ngoại hối theo
quy định của pháp luật.

Với phạm vi quản lý bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức tham gia giao dịch
ngoại hối tại Việt Nam

1.2.
Đặc điểm
- Phạm vi: Đặc

điểm chung của các quy định pháp luật về vi phạm pháp luật
về ngoại hối đa phần vẫn nằm trong phạm vi về xử phạt vi phạm hành chính
- Chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Quy định nặng về tính hình thức và nội dung tương đương nhau trong quy
phạm pháp luật
- Mức xử phạt luôn thấp hơn mức giao dịch ngoại hối thực hiện vi phạm
2. Thực tiễn áp chế tài
2.1.
Xử phạt về không niêm yết giá mua, bán ngoại tệ và giao dịch tại các
điểm này
Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và
ngân hàng được nhận xét là có nhiều điểm hợp lý, phù hợp với thực tiễn hiện nay;
tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung khó có thể thực thi một cách hiệu quả và không
đáng để đưa vào khung xử phạt.

4 Cụ thể tại điều số 23 về xử phạt vi phạm với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối.


5

“Theo Nghị định 88, từ ngày 31/12/2019, các hành vi mua, bán ngoại tệ giữa các
cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ
trong trường hợp số tiền mua, bán dưới 1.000 USD sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.
Ngoài ra, mức phạt cảnh cáo cũng áp dụng cho hành vi thanh tốn tiền hàng hóa,
dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị
tương đương không đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, 3 nhóm hành vi trên sẽ bị xử
phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Các hành vi giao dịch có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD sẽ chịu mức
xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 USD đến dưới
10.000 USD (hoặc ngoại tệ khác) không đúng quy định của pháp luật.
Nếu giá trị giao dịch bằng ngoại tệ từ 10.000 đến dưới 100.000 USD, mức phạt
mới là 20 - 30 triệu đồng. Mức phạt cao nhất với 3 nhóm hành vi này là 80 - 100
triệu đồng với giá trị mua, bán, thanh toán ngoại tệ trên 100.000 USD hoặc ngoại
tệ khác có giá trị tương đương không đúng quy định pháp luật.”
Đây là quy định mới được bổ sung vào nghị định xử phạt vi phạm các vấn đề liên
quan đến ngoại hối. Việc mở rộng khung phạt và mức phạt sẽ tạo ra tính răn đe cho
các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch ngoại hối thực hiện không đúng pháp luật.
Tuy vậy với khoản phạt từ (10-20 triệu đồng) cho giao dịch vi phạm (1000 USD,
khoảng 23 triệu đồng) thì đây là mức phạt khá nặng so với mức giao dịch vốn có.
Điều này sẽ gây ra vấn đề cho những đối tượng khơng có điều kiện kinh tế
tốt(thường là các cá nhân), và bản chất việc giao dịch ngoại hối thấp như thế nhằm
mục đích phục vụ cá nhân chi tiêu, mua sắm thông thường, hoặc chỉ đơn giản là
được ai đó tặng cho một số tiền đó và đổi ra tiền Việt Nam đồng để tiêu. Những
người này thường có mức độ hiểu biết pháp luật khơng cao cũng như thường tìm
đến các tiệm vàng để đổi ngoại tệ. Bởi thực tiễn tới các ngân hàng thực hiện việc
đổi ngoại tệ với giá trị thấp như 1000 USD là rất chậm và khó khăn cho người dân.
Mà tại các tiệm vàng thì điều này lại thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy vậy,
tại các tiệm vàng thì thường không đáp ứng đủ các yêu cầu về điểm giao dịch
ngoại hối nên người dân nếu bị kiểm tra chắc chắn sẽ bị xử phạt.
Giải pháp: Rất nhiều ý kiến từ giới Luật sư cho rằng mức phạt này là q cao và
khơng phù hợp với thực tiễn trình độ hiểu biết của người dân, nên có mức phạt
thấp hơn để nhằm răn đe nhưng cũng không gây thiệt hại nặng nề với đời sống của



6

người dân. Bởi bản chất mục đích của những người dân đổi số tiền thấp thường
khơng nhằm các mục đích thao túng tiền tệ, rửa tiền,…
Điều quan trọng là phải siết chặt quản lý tại các điểm giao dịch ngoại hối ngoài
ngân hàng như ở các tiệm vàng, bằng cách kiểm tra thường xuyên cũng như xử
phạt chính các tiệm vàng nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu về điểm giao dịch
ngoại hối, thậm chí là buộc đóng cửa. Từ đó mới có thể giải quyết triệt để vấn đề
mà cốt lõi không tới từ người dân.
Điều này cũng được Nghị định 88 có quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá
trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử
dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá
hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy
định của pháp luật”. Nên bản chất chỉ cần áp dụng phù hợp điều này trong thực
tiễn thì sẽ khơng có chuyện cơ quan chức năng phải xử phạt vấn đề đổi ngoại tệ
dưới 1000 USD đề cập ở trên.

2.2.

Hành vi xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Kinh
doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của
pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không
đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi khơng được cấp có thẩm
quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị
tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy
định.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện

giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách
hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định;
không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Vi phạm một trong các hành vi: Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ
không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ
thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy
định thì sẽ bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.
Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán
ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đơla Mỹ
trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức


7

không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đơla
Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh tốn tiền hàng hóa,
dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có
giá trị tương đương) khơng đúng quy định của pháp luật.5
Thực tiễn và giải pháp: Các quy định pháp luật về hình thức xử phạt hành chính
của vi phạm về mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép với giá trị lên tới
100.000 USD là chưa đủ sức rang đe với số tiền lớn lên tới hơn 2 tỷ đồng thì mức
phạt này xem ra là quá nhẹ và không đủ sức rang đe. Các giao dịch ở lượng tiền
lớn tạo ra rủi ro rất lớn về khung pháp lý,… cũng như là tiền đề cho các hành vi
như rửa tiền, đầu tư bất hợp pháp từ nước ngoài, tham nhũng, hối lộ…

2.3.

Sàn giao dịch ngoại hối vi phạm pháp luật về ngoại hối

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng máy tính đã

xuất hiện nhiều thị trường giao dịch ngoại hối mới được gọi là các sàn giao dịch
điện tử. Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẳng định chưa cấp phép cho
bất cứ tổ chức, cá nhân nào kinh doanh hình thức sàn giao dịch vàng, ngoại hối. Do
đó mọi hình thức sàn giao địch ngoại hối này đều là các tổ chức đã vi phạm pháp
luật. Và những người tham gia các sàn giao dịch tiền tệ không được sự công nhận
của Ngân hàng Nhà nước vừa vi phạm pháp luật vừa phải gánh chịu các rủi ro về
tài chính, thậm chí là lừa đảo.
Ví dụ điển hình về các sàn giao dịch ngoại hối rất phổ biến tại Việt Nam là Forex,
đây là ví dụ điển hình của sàn giao dịch chui vi phạm rất nhiều các quy định pháp
luật về ngoại hối, đặc biệt là vi phạm tại nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Forex là viết tắt của cụm từ Foreign Exchange, nghĩa là trao đổi tiền tệ quốc tế.
Trong đó, thị trường forex hay thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi tiền tệ của các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín
dụng. Hoạt động kinh doanh trao đổi tiền tệ trong thị trường Forex được thực hiện

5 Mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1000 Đô la Mỹ sẽ bị phạt cảnh cáo, Báo điện tử chính phủ nước cộng hịa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam,(19/11/2019), Chí Kiên Tham khảo thêm tại: />

8

bằng cách mua, bán, trao đổi loại tiền tệ này với loại tiền tệ khác với. Lợi nhuận
của giao dịch sẽ tính theo phần chênh lệch giữa việc mua vào, bán ra. 6
Theo khoản 20 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, bổ sung bởi Điều 1 Pháp lệnh
Ngoại hối sửa đổi năm 2013 quy định: Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại
hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và
bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó. Trong
đó, theo khoản 11 Điều 4: Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức
tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung
ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.
Do đó mọi hoạt động về thị trường ngoại hối đến từ nước ngồi tại Việt Nam chỉ

được cơng nhận bởi Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng ngoài nước kinh
doanh ngoại hối.
Những người tham gia các giao dịch ngoại hối trên các sàn giao dịch bất hợp pháp
này không những gánh chịu các rủi ro khi không được pháp luật bảo vệ mà cũng tự
tay đưa chính mình vào việc vi phạm quy định pháp luật, cụ thể:
Theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, người có hành vi vi phạm về hoạt động
ngoại hối có thể bị xử lý hành chính với các hành vi tham gia giao dịch tại các sàn
giao dịch ngoại hối không được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước như sau:
* Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi7
* Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi:8
* Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi:9
Có thể thấy mức phạt đối với người tham gia vẫn còn thấp so với lợi nhuận mà các
nhà mô giới tới từ các sàn giao dịch bất hợp pháp này đem lại(Số tiền lãi mà các
sàn giao dịch bất hợp pháp này cam kết có thể từ vài trăm tới vài chục tỉ đồng).

6 “Chơi Forex”: Vừa rủi ro vừa vi phạm pháp luật, Cổng thông tin điện tử Công An Hà Nội(09/06/2021), Chi Mai –
Thu Ngọc.

7 - Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đơla Mỹ
(hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); * Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi
ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đơla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương
đương)…


9

Mới mức phạt khơng được cao thì việc các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng tham gia các
sàn giao dịch bất hợp pháp này là rất đáng lưu tâm. Bỏ qua vấn đề về sự rủi ro mất
tiền của các cá nhân tham gia thì việc coi thường pháp luật là điều đáng lên án của
các cá nhân này.

Giải pháp: Cần có mức phạt cao ngang ngửa với lợi nhuận cam kết của các sàn
giao dịch bất hợp pháp này để ngăn chặn sự bất chấp pháp luật, cũng như xây dựng
một môi trường kinh doanh lành mạnh. Trên hết là để bảo vệ những sàn giao dịch
hợp pháp có thể kinh doanh phát triển.
Vì đây là sàn giao dịch bất hợp pháp nên những người có liên quan như người
tham gia, đầu tư, vận hành và môi giới trái phép đều sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương từng đưa ra cảnh báo:
việc quảng cáo, kêu gọi đầu tư thông qua các sàn đầu tư tài chính, đặc biệt là hình
thức đầu tư thị trường ngoại hối Forex tại Việt Nam có dấu hiệu của việc kinh
doanh theo phương thức đa cấp trái phép. Cụ thể, các cơng ty tài chính, các sàn
Forex trái phép này thường lơi kéo người tham gia bằng hình thức trả thưởng, "hoa
hồng" cho môi giới sau khi họ mời thêm thành viên; đồng thời, xây dựng hệ thống
kinh doanh nhiều cấp, nhiều nhánh.10

8 - Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến
dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); *Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân
với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đơla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương
đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;* Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không
được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đơla Mỹ đến dưới 10.000 đơla
Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); * Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu
đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đơla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương
đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần…
9 - Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đơla Mỹ đến
dưới 100.000 đơla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); * Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức
không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đơla Mỹ đến dưới
100.000 đơla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương)… Như vậy, khi tham gia chơi Forex
trái phép tại Việt Nam, người chơi không những phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ mà cịn có thể bị xử
phạt hành chính do vi phạm pháp luật.


10 “Chơi Forex”: Vừa rủi ro vừa vi phạm pháp luật, Cổng thông tin điện tử Công An Hà Nội(09/06/2021), Chi Mai
– Thu Ngọc.


10

Căn cứ khoản 8 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh, môi
giới ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép quy định hoạt
động sẽ bị phạt hành chính từ 200 - 250 triệu đồng.
Ngồi các quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi tiếp tay cho sàn giao
dịch trái phép thì việc sử dụng các chiêu trò gian dối, nhằm chuộc lợi về mình có
dấu hiệu của lừa đảo thì có thể bị xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều
290 Bộ luật Hình sự 2015.
Với mức truy cứu trách nhiệm hình sự nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù
từ 12 - 20 năm, nếu chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại trên 500 triệu đồng.
Ngồi ra, tội này cịn quy định về hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 100 triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
- 05 năm, có thể tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản.
Khung hình phạt về các sàn giao dịch ngoại hối bất hợp pháp này cần thắt chặt hơn
về yếu tố hình sự bởi đây là các hành vi chống lại pháp luật và sự quản lý của cơ
quan nhà nước.
Việc xử lý bằng vi phạm hành chính hồn tồn khơng hiệu quả khi lợi nhuận của
các sàn giao dịch bất hợp pháp này là vô cùng lớn nên tính răn đe khơng cao. Việc
xử lý các sàn giao dịch này là rất khó khăn vì chủ yếu chỉ tồn tại ở không gian
mạng và hoạt động điều hành diễn ra ở nước ngoài, nhưng việc siết chặt cũng như
tìm ra phương án để xử phạt người tham gia và lôi kéo là vô cùng cấp thiết để tạo
ra một thị trường ngoại hối lành mạnh tại Việt Nam.
Hết
Tài liệu tham khảo:

-

-

Ngoại hối là gì? Những thơng tin cơ bản cần nắm vữn, Tuyết
Thanh(10/07/2019), The Bank, tham khảo thêm tại:
/>Ngoại hối là gì? Những thơng tin cơ bản cần nắm vữn, Tuyết
Thanh(10/07/2019), The Bank, tham khảo thêm tại:
/>

11
-

-

Giáo trình Luật Ngân hàng, TS Lê Thị Thu Thủy, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội(2005)
Mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1000 Đô la Mỹ sẽ bị phạt cảnh cáo, Báo
điện tử chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,(19/11/2019),
Chí Kiên Tham khảo thêm tại: />“Chơi Forex”: Vừa rủi ro vừa vi phạm pháp luật, Cổng thông tin điện tử
Công An Hà Nội(09/06/2021), Chi Mai – Thu Ngọc.



×