Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tìm hiểu quá trình phát triển ngành kinh doanh khách sạn ở một địa phương cụ thể của việt nam khi việt nam tham gia AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.91 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

HỌC PHẦN: TỔNG QUAN KHÁCH SẠN

Kết quả thảo luận nhóm 6:
Đề tài 3 : Tìm hiểu q trình phát triển ngành kinh doanh khách sạn ở
một địa phương cụ thể của Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO/ tham
gia AEC.

HÀ NỘI, 2021


Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế và tiến bộ của xã hội, mức sống của con người
ngày càng được nâng cao, con người khơng những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà cịn có
nhu cầu thoả mãn về tinh thần, muốn được khám phá, giao lưu, nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi,
giải trí. Những nhu cầu này ngày càng cao hơn, đa dạng hơn, do đó ta có thể thấy ngành du lịch
có rất nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển. Du lịch là một ngành cơng nghiệp khơng khói
chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), làm thay đổi thu nhâp quốc dân,
phân phối thu nhập quốc dân của các quốc gia; giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao
động trên thế giới. Hiện nay ngành du lịch có tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế của thế giới nói
chung cũng như của Việt Nam nói riêng.
Nói đến du lịch thì chúng ta khơng thể không nhắc đến vấn đề hoạt động kinh doanh khách
sạn, đây là vấn đề được cả khách du lịch cũng như nhà cung cấp dịch vụ rất quan tâm. Hoạt
động kinh doanh khách sạn Việt Nam hiện nay đang từng bước phát triển và nhất là sau khi
Việt Nam tham gia AEC, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách sạn của Việt Nam cũng đã tăng
lên rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài khu vực về cơ sở vật chất kỹ
thuật, chất lượng dịch vụ, đặc biệt là đối với phân đoạn thị trường chất lượng cao, tập trung ở
các trung tâm du lịch lớn trong nước.
Do đó bình luận về q trình phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn là cần thiết, với
mong muốn giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của ngành kinh doanh


khách sạn Việt Nam, nhóm chúng em đi sâu vào tìm hiểu quá trình phát triển ngành kinh doanh
khách sạn tại Phú Quốc.
I. Cơ sở lý luận phát triển kinh doanh ngành khách sạn trong bối cảnh hội
nhập khi Việt Nam tham gia AEC
Giới thiệu chung về ngành kinh doanh khách sạn khi Việt
1.1 Nam
tham gia AEC
Thực tế đã chứng minh rằng trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã tăng trưởng nhanh,
từng bước nâng cao hình ảnh và vị trí của mình trên thương trường du lịch trong khu vực và
quốc tế, đồng thời định vị trò chơi và vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê số
liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2013, ngành du lịch đã thu hút được 75 triệu lượt
khách hàng quốc tế đến Việt Nam, khách hàng nội địa đạt 35 triệu, tổng số tiền du lịch đạt
200.000 tỷ đồng. Hoạt động du lịch đã tích cực góp phần vào sự nghiệp hóa Hiện đại hóa đất
nước và tiến trình hội nhập kinh tế, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa
của Đảng và Nhà nước. Kinh doanh khách sạn là mắt xích quan trọng trong chiến lược phát
triển du lịch của đất nước, là sự kết hợp hài hòa của nhiều nghiệp vụ chuyên sâu như: kinh
doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ lưu trú và kinh doanh doanh dịch vụ bổ sung. Trong
tất cả các lĩnh vực kinh doanh, hỏi các nhà quản lý không bao giờ được phép quá coi trọng dịch
vụ này và coi nhẹ nghiệp vụ kia, mà phải biết liên kết chặt chẽ, đồng bộ nhằm tạo thành một
dịch vụ hệ thống nhất, toàn diện và bổ trợ cho nhau. Song, vấn đề đặt ra với các nhà quản lý là
phải làm sao kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất. Trong thời gian thực hiện chế độ tập
trung bao cấp trước đây, hạch tốn kinh tế chỉ mang hình thức bởi người ta chủ yếu quan tâm


đến kết quả cịn ngun tắc hiệu quả thì khơng được coi trọng thực hiện. Nhưng trong điều kiện
kinh tế thị trường, trước sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết định, thì địi hỏi các nhà
quản lý khơng chỉ quan tâm đến kết quả mà quan trọng hơn là phải quan tâm đến chi tiêu hiệu
quả và hơn thế nữa là chất lượng của mọi hoạt động. Theo quy luật tất yếu của thị trường,
doanh nghiệp nào hoạt động chậm chạp, kém hiệu quả đều tự mình đến chỗ phá sản, nhường
chỗ cho những doanh nghiệp có năng lực hơn biết thích ứng với cơ chế thị trường, biết khai

thác sử dụng nguồn lực hiệu quả... vì vậy việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp nhưng cũng
thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các học giả kinh tế du lịch.
1.2.

Nêu một số khái niệm
Khách sạn là gì?

Khách sạn (Hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mơ từ
mười buồng ngủ trở lên,
đảm bảo chất lượng vè cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú
và sử dụng dịch vụ.
• Các loại hình khách sạn
Cách phân chia các loại hình khách sạn tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau:
► Theo quy mơ:
▪ Khách sạn quy mô nhỏ: < 20 buồng, thường là những khách sạn mini, thuộc sở hữu tư nhân
▪ Khách sạn quy mô vừa: 20 đến 100 buồng
▪ Khách sạn quy mô lớn: > 100 buồng
► Theo thị trường mục tiêu:
▪ Khách sạn thương mại (Trade hotel): Khách sạn thương mại phục vụ cho đối tượng khách
thương nhân đi công tác, tuy nhiên trên thực tế hiện nay lại phục vụ chủ yếu cho đối tượng
khách du lịch.
▪ Khách sạn du lịch (Tourism hotel)
▪ Khách sạn căn hộ cho thuê: Căn hộ khách sạn được thiết kế với đầy đủ các
phòng chức năng: phòng khách – bếp – phòng ngủ.
▪ Khách sạn sòng bạc (Casino hotel): Khách sạn sòng bạc thường được xây dựng rất xa hoa với
nhiều trang thiết bị cao cấp, phục vụ cho đối tượng khách có nhu cầu giải trí, chơi cờ bạc các
loại… với thời gian lưu trú ngắn.
► Theo vị trí địa lý:
▪ Khách sạn thành phố (City centre hotel): MICE – hoạt động quanh năm

▪ Khách sạn nghỉ dưỡng (resort): TNDL – nghỉ ngơi, thư giãn – có tính thời vụ
▪ Khách sạn ven đường (Highway hotel/Motel): quốc lộ
▪ Khách sạn ven đô (Suburnban hotel): ngoại ô – ngày nghỉ cuối tuần
▪ Khách sạn sân bay (Airport hotel): quá cảnh, chậm chuyến, hủy chuyến
► Theo mức độ cung cấp dịch vụ:
▪ Khách sạn sang trọng (luxury/deluxe hotel)


▪ Khách sạn dịch vụ đầy đủ (full service hotel)
▪ Khách sạn dịch vụ hạn chế (limited service hotel)
▪ Khách sạn kinh tế (economy hotel)
► Theo hình thức sở hữu và quản lý:
▪ Khách sạn tư nhân
▪ Khách sạn nhà nước
▪ Khách sạn cổ phần
▪ Khách sạn liên doanh
▪ Khách sạn 100% vốn đầu tư nước ngoài
► Theo mức độ liên kết:
▪ Khách sạn độc lập
▪ Khách sạn tập đồn
• Khái niệm kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn
uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của
họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh khách sạn bao gồm: kinh doanh lưu
trú và kinh doanh ăn uống.
• Đặc điểm khách sạn
▪ Đặc điểm về vị trí/ địa điểm xây dựng khách sạn:
Vị trí khách sạn quyết định quan trọng đến kinh doanh khách sạn. Do vậy, khách
sạn phải được xây dựng ở:
➢ Các khu đô thị, các thành phố lớn

➢ Gần những điểm tham quan du lịch
➢ Giao thông đi lại thuận tiện
➢ Khách sạn phải được xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100m căn cứ vào ranh
giới giữa hai cơ sở, không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng an ninh và các
mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định hiện hành.
▪ Đặc điểm về không gian xây dựng
- Mơi trường cảnh quan xung quanh hút mắt thống đãng
- Kiến trúc và nội thất đồng nhất, màu sắc bắt mắt, thơng thống, các khu vực dịch vụ với
những chức năng riêng được bố trí một cách hiệu quả và hợp lí.
- Thiết kế kiến trúc đẹp - phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp
lý – thuận tiện.
- Nội – ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý, đẹp mắt, sang trọng.
- Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng
- Khu vực buồng ngủ được cách âm tốt.
- Có mái che trước sảnh đón tiếp.
- Vật liệu xây dựng chất lượng tốt.
- Có cửa ra vào riêng cho khách và nhân viên.


- Có phịng ngủ riêng dành cho khách là người khuyết tật đi bằng xe lăn, xe đẩy.
▪ Đặc điểm về cơ sở vật chất
Chất lượng mỹ thuật của các trang thiết bị trong khách sạn 5 sao cần được đồng bộ, hiện đại
và có chất lượng cao. Tính thẩm mỹ cũng phải được đảm bảo sự nghệ thuật và hấp dẫn. Các
phịng ngủ cũng phải được trang trí nội thất đồng bộ, đẹp, hài hoà và đủ ánh sáng. Có thiết bị
điều hồ thơng thống trong các khu vực chung và các phịng ngủ. Có thang máy phục vụ
khách nếu khách sạn có tầng 3 trở lên.
Ngồi ra để đạt tiêu chuẩn khách sạn 5 sao thì các đánh giá về trang thiết bị phòng ngủ,
phòng vệ sinh với các dụng cụ có sẵn cũng được đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ.
▪ Đặc điểm về kiến trúc
Kiến trúc khách sạn, dù là khách sạn 1 sao, 2 sao, 3, 4 hay 5 sao đi chăng nữa thì trong thiết

kế đều có những tiêu chuẩn đánh giá riêng của nó, bạn cần phải đáp ứng tốt được những nhu
cầu của khách hàng. Để mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho chủ đầu tư thì địi hỏi phải có
một thiết kế kiến trúc khách sạn thật đẹp, và thiết kế đó phải phát huy được hết cơng năng và
những yêu cầu cao về giá trị thẩm mỹ của một khách sạn tầm cỡ. Vì thế khi thiết kế kiến trúc
khách sạn
cần phải nắm rõ những nguyên tắc và tiêu chuẩn thiết kế khách sạn cơ bản.
▪ Đặc điểm về kinh doanh khách sạn
- Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nguồn vốn lớn
- Hoạt động kinh doanh mang tính quy luật
- Kinh doanh khách sạn địi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn
• Các lĩnh vực kinh doanh khách sạn:
❖ Kinh doanh lưu trú:
- Tuyên truyền quảng cáo
- Nhận đăng ký đặt buồng
- Đón khách và làm thủ tục nhận buồng cho khách
- Tổ chức phục vụ khách trong quá trình khách lưu lại tại khách sạn ( dọn
- buồng, giặt là, đánh thức khách,…)
- Làm thủ tục trả buồng cho khách, thanh toán và tiễn khách
- Hạch toán kinh doanh
❖ Kinh doanh ăn uống:
- Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
- Xây dựng kế hoạch thực đơn
- Tổ chức hậu cần kinh doanh
- Nhận đăng ký đặt bàn và đón khách
- Tổ chức chế biến món ăn
- Tổ chức phục vụ khách ăn uống
- Thanh toán và tiễn khách



- Hạch toán kinh doanh
❖ Kinh doanh dịch vụ bổ sung:
- Xác định nhu cầu về dịch vụ bổ sung của khách hàng
- Đón khách
- Tổ chức cung ứng dịch vụ bổ sung
- Thanh toán và tiễn khách
- Hạch toán kinh doanh

1.3

Lợi ích của việc phát triển ngành kinh doanh khách sạn khi Việt
Nam tham gia AEC.

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về AEC:
*AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN ,là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên
ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/5/2015
Việc tham gia AEC, đánh dấu bước quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới
của đất nước. Thực tiễn và thành quả hợp tác sau nhiều năm tham gia AEC đã khẳng định đây
là bước đi đúng đắn, kịp thời, góp phần phá thế bao vây về chính trị, cơ lập về kinh tế, củng cố
mơi trường hịa bình và an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi cho triển
khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa phương hóa, đa dạng hố của Đảng ta và nâng cao
vai trị, tiếng nói của ta tại khu vực.
Qua quá trình hợp tác lâu dài cũng như những kết quả và lợi ích mang lại, có thể khẳng
định rằng ASEAN có vai trị đặc biệt quan trọng đối với Du lịch nói chung và ngành kinh
doanh khách sạn của Việt Nam nói riêng . Với dân số hơn 500 triệu dân, trong những năm qua,
các thị trường nguồn du lịch thuộc khu vực ASEAN đóng góp khoảng 20% tổng số khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam. Hợp tác du lịch với các nước ASEAN là quan hệ cùng có lợi khi các
nước cùng hợp tác, bổ sung cho nhau về tất cả các khía cạnh trong phát triển du lịch , khách sạn
.

Hội nhập ASEAN mang lại những tác động tích cực đối với ngành kinh doanh khách sạn
của Việt Nam đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trong lĩnh vực du lịch,
trong đó việc phát huy những tác động tích cực của quá trình hội nhập sẽ quyết định hiệu quả
của quá trình hội nhập du lịch trong ASEAN. Những tác động trên một số lĩnh vực chủ đạo
được khái quát như sau:
▪ Các doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp lữ hành và các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thì ngày càng lớn mạnh về số lượng, đa dạng về loại hình,
cải thiện chất lượng, phù hợp với trình độ phát triển và nhu cầu trong khu vực ASEAN, một số


doanh nghiệp lớn đã từng bước khẳng định được thương hiệu trong khu vực trên cơ sở sự đa
dạng của sản phẩm và đảm bảo về chất lượng. Các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) được đầu tư
phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình dịch vụ, chất lượng được nâng lên tầm khu
vực ở nhiều phân khúc đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch ASEAN
và Việt Nam nói riêng. Năng lực cạnh tranh trong khu vực của các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn ở Việt Nam cũng được nâng lên trên cơ sở sự liên kết phát triển sản phẩm du lịch
theo mơ hình Lữ hành - Hàng khơng - Khách sạn. Các loại hình doanh nghiệp khác tham gia
vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch như vận chuyển (hàng không, đường bộ, đường
biển, đường thủy), nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui
chơi giải trí… ngày một gia tăng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu kết nối giữa Việt Nam với các
nước trong khu vực ASEAN cũng như góp phần đảm bảo năng lực cung ứng dịch vụ du lịch và
gia tăng tính hấp dẫn, đa dạng của sản phẩm, dịch vụ du lịch khu vực ASEAN nói chung và
Việt Nam nói riêng.
▪ Người dân:
- Phát triển của ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng giúp các
doanh nghiệp tận dụng được nguồn lao động chất lượng cao trong nước , thơng qua các chương
trình đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và từng bước cải thiện chất lượng
phù hợp với nhu cầu hội nhập khu vực ASEAN , mang lại công ăn việc làm cho người dân.
- Mang lại cơ hội giao lưu văn hóa cho người dân , giúp người dân học hỏi trau dồi thêm nhiều
kinh nghiệm , mở mang thêm nhiều kiến thức hơn về các lĩnh vực trong đời sống

▪ Xã hội :
- Việt Nam đã tranh thủ được khá tốt hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong khu vực để thu
hút khách du lịch đến Việt Nam do tham gia đầy đủ các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
chung trong ASEAN. Hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam trong khu vực ASEAN được
nâng lên do sự chủ động tổ chức và khởi xướng các sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch liên kết
với các nước ASEAN. Thương hiệu quốc gia từng bước được cải thiện do các hoạt động tích
cực của ngành Du lịch , Khách sạn và các hoạt động xúc tiến quảng bá.
- Quảng bá được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc , đồng thời tiếp thu lĩnh hội thêm nhiều
tinh hoa , văn hóa mới từ các nước bạn.
▪ Chính phủ : Do yêu cầu của q trình hội nhập du lịch trong ASEAN nói chung và sự phát
triển của ngành kinh doanh khách sạn Viêt Nam từ khi gia nhập vào ASEAN nói riêng mà hệ
thống các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến phát triển du lịch , khách sạn như các
quyết sách và giải pháp ưu tiên phát triển du lịch , khách sạn của Chính phủ, các chính sách nới
lỏng về thị thực nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi đi lại trong ASEAN, chính sách tạo mơi
trường đầu tư tại Việt Nam minh bạch, thơng thống hơn và các vấn đề phối hợp liên ngành đã
được cải thiện đáng kể và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khu vực ASEAN.


Thực trạng quá trình phát triển kinh doanh ngành khách sạn ở Phú Quốc
khi Việt Nam tham gia AEC

II.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22
đảo thuộc tỉnh Kiên Giang. Tồn bộ huyện đảo Phú Quốc có tổng diện tích 589,23 km2 ,
xấp xỉ Singapore với 150 km bờ biển dài, với 2 thị trấn và 8 xã.
● Năm 2006 Phú Quốc được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, có
62% diện tích đảo là rừng ngun sinh nên có hệ sinh thái vơ cùng đa dạng.
● Phú Quốc nằm hoàn toàn trong vịnh Thái Lan,an toàn ngoài tầm bão, là trung tâm giữa
các thành phố lớn của ASEAN.

o
● Khí Hậu: thời tiết mát mẻ, ln giữ ở mức 28 C nên có thể khai thác được du lịch quanh
năm. Khí hậu chia làm 2 mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, chủ yếu là khác quốc
tế; mùa mưa từ thàng 4 đến tháng 10, chủ yếu là khách nội địa.
=>Đây là những ưu thế về điều kiện tự nhiên để Phú Quốc trở thành thiên đường du lịch
nghỉ dưỡng, ngành kinh doanh khách sạn cũng phát triển từ đây.
Đó cũng là lí do mà Phú Quốc được xếp vào top 15 điểm du lịch tiềm năng nhất Thế giới.


2.1.

Tình hình kinh doanh ngành khách sạn ở Phú Quốc trước khi Việt
Nam gia nhập AEC (trước năm 2015)

2.1.1. Lượng khách du lịch
● Trước năm 2015, thị trường bị chi phối bởi khách du lịch trong nước. Lượng khách du
lịch đến Phú Quốc gia tặng liên tục từ năm 2006 đến năm 2014, trung bình tang khoảng
24% trong 7 năm.
Năm 2013 hồn đảo này đã thu hút 622479 lượt khách du lịch trong đó khách nội địa
chiếm tới 80%. Lượt khách nội địa đến Phú Quốc năm 2013 tăng gấp đôi so với năm
2012, đó là nhờ sự hoạt động của sân bay mới với năng lực vận chuyển tang 60%. Số
lượng khách du lịch nước ngồi có sự giảm nhẹ do khơng có đường bay quốc tế nào
được mở ra. Ngồi ra khách du lịch quốc tế cũng không chọn Phú Quốc làm điểm dừng
chân cuối cùng, đó là vì giá th phòng ở đây cao hơn so với Đà Nẵng , Khánh Hịa,
Phan Thiết thêm vào đó các dịch vụ giải trí ở Phú Quốc lúc này khơng được đa dạng
như những nơi khác. Với số khách sạn đạt chuẩn ở Phú Quốc khá hạn chế, các hang du
lịch thường phải ký hợp đồng với chi phí cao hơn 30% so với các nơi khác điểu này làm
cho các du khách khơng được hài lịng.
● Số khách đến quay lại nghỉ dưỡng lần thứ 2 hạn chế. Do số lượng số khách sạn đạt
chuẩn hạn chế và phần lớn là khách sạn quy mô nhỏ, nguồn khách MICE(khách kết hợp

hội thảo du lịch) chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số khách tới tham đảo. Vấn đề
chính ở đây là làm cách nào tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm để thu hút khách du lịch ở
lại lâu và gia tang lượng khách quay lại thăm đảo. Trung bình khách nước ngồi đến
thăm Phú Quốc thường khơng ở lại lâu thường trong vòng 2-3 ngày. Lượng khách quay
lại nghỉ dưỡng ở Phú Quốc là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% lượng khách đến Phú Quốc
hàng năm. Nếu như hòn đảo này khơng có những kế hoạch phát triển hạ tầng tốt hơn để


đa dạng hóa các dịch vụ du lịch của mình thì mục tiêu đơn 7 triệu khách du lịch vào năm
2030 là cả một chặng đường dài đối với du lịch biển Phú Quốc.
2.1.2Nguồn cung khách sạn
Nguồn cung ít và quy mô nhỏ.
● Phần lớn các cơ sở lưu trú tại Phú Quốc là các nhà nghỉ và khách sạn nhỏ lẻ. Trong
tổng số 100 cơ sở lưu trú với 2900 phịng hiện hữu tại Phú Quốc, chỉ có 15 khách sạn
với 952 phòng được CBRE coi là đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm 4 khách sạn 4 sao
hạng sang(206 phòng) , 6 khách sạn 4 sao tiêu chuẩn(580 phòng) và 5 khách sạn 3
sao hạng sang(166 phòng) . Lúc này chưa có khách sạn 5 sao nào ở Phú Quốc cả.
Khách sạn MGallery La Veranda và Chen Sea resort có chất lượng phịng ốc và dịch
vụ tương đương 5 sao, tuy nhiên do có số lượng phịng thấp và các tiện ích dịch vụ
do 2 khu nghỉ dưỡng này cung cấp chưa đầy đủ theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, nên
chỉ được đánh giá là 4 sao hạng sang. Trung bình mỗi khách sạn cao cấp ở Phú Quốc
chỉ có 47 phịng.
● Các khách sạn hàng đầu của Phú Quốc tập trung ở phía tây của đảo, đồng thời cũng
chảy dài trên bãi biển chính của đảo, Bãi Trường. Phần biển về phía này của đảo Phú
Quốc có đặc tính là rất êm đêm và sạch sẽ, có bờ cát trắng trải dài và dịng nước ấm
trong suốt mùa khô, đây là một điều kiện rất lý tưởng cho du lịch. Phía đơng của đảo
hiện tại khơng có khách sạn nào, mặc dù tại khu vực này cũng có một vài bãi biển
đẹp nhất của đảo như Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Khem. Trong suốt mùa mưa khi vùng
biển phía tây khơng thích hợp cho tắm biển thì vùng biển phía đơng lại rất đẹp. Vùng
biển phía đơng cũng là nơi đón nhận những tia nắng bình minh đầu tiên trên đảo, một

điều kiện tự nhiên lý tưởng cho phát triển hệ thống khu nghỉ dưỡng bờ biển trong
tương lai.
● Khách sạn cơ bản và khách sạn hạng sang
● Có hai loại hình khách sạn riêng biệt ở Phú Quốc hướng tới khách du lịch nước
ngoài. Cả hai loại hình khách sạn này đều có kết quả kinh doanh rất tốt do họ nắm rõ
nhu cầu của khôi khách hàng mục tiêu và đưa ra mức ra giá phù hợp với chất lượng
sản phẩm và dịch vụ.
● Loại thứ nhất là khách sạn cung cấp những tiện nghi cơ bản nhất, hướng tới khách du
lịch yêu thích thiên nhiên và hình thức du lịch sinh thái. Các nhà khách thường là các
Bungalow và nhà tranh nằm ẩn trong khu rừng nhiệt đới và khơng có các tiện nghi
hiện đại như máy lạnh, ti vi, internet, nước nóng và hạn chế sử dụng các thiết bị điện.
Phòng tắm thường là dạng lộ thiên hoặc bán lộ thiên. Do những ngôi nhà nằm trong
rừng với các cửa ra vào và cửa sổ được mở rộng và hịa mình với thiên nhiên, nên du
khách sẽ thường xuyên gặp những con cơn trùng và bị sát đặc trưng của vùng nhiệt
đới như tắc kè, ếch chuột , và các loại gặm nhấm. Vì vậy loại hình này chỉ thích hợp
với các du khách hướng ngoại và yêu thích thiên nhiên cũng như có ngân sách hạn
chế. Với ngân sách 50 USD/đêm khác du lịch có thể th phịng tại các khu nghỉ
dưỡng sinh thái như Mango Bay resort hay Bo resort.
● Loại thứ hai là các khách sạn sang trọng hướng tới các khách hàng cao cấp với giá
thuê khoảng 100-180 USD /1 phòng/1 đêm như La Veranda resort Phú Quốc hay
Chen Sea Resort & Spa. Các khách sạn này có nhiều loại phòng từ cơ bản đến cao
cấp sang trọng, có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch khó tính nhất.


Tuy nhiên số phòng khách sạn cao cấp dành cho người nước ngồi ở Phú Quốc ít
hơn nhiều so với các vùng ven biển khác như Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang.
Ngoại trừ tập đồn quản lí khách sạn quốc tế Accor đang quản lí đang quản lí khu
nghỉ dưỡng MGallery La Veranda và Mercure Resort&Spa , tập đoàn
CENTARA(Thái Lan) đang quản lí Chen Sea Resort&Spa, tất cả các khách sạn khác
tại Phú Quốc đều do chủ đầu tư tự quản lí.

Nguồn cung tương lai - những tên tuổi mới bắt đầu xuất hiện
● Các đặc tính của thị trường khách sạn tại Phú Quốc sẽ cơ bản được thay đổi khi
Vinpearl Phú Quốc Resort&Spa được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2014. Khu
nghi dưỡng nằm trong quần thể dự án rộng 300 (ha )bao gồm khách sạn cao cấp, biệt
thự và sân golf. Sau khi hoàn thành dự án Vinpearl Phú Quốc sẽ trở thành khách sạn
5 sao lớn nhất với 500 phòng tại Phú Quốc và hồ bơi của khach sạn cũng là hồ bơi
lớn nhất Phú Quốc, rộng 800 m2 . Một khách sạn 5 sao khác là Salinda Premium
Resort&Spa (120 phòng) đầu từ bởi tập đoàn Salinda cũng đang trong giai đoạn hoàn
thiện và sớm được đưa vào hoạt động vào năm 2014.
● Ngoài ra còn hàng loạt các dự án khác cũng vừa khởi công xây dựng như khách sạn
5 sao Crowne pPlaza Phú Quốc được đầu tư bởi tập đoàn BIM Group với 400 phòng
khách sạn hạng sang, khách sạn 4 sao Novotel Phú Quốc Resort nằm trong khu phức
hợp Sonasea Villas&Resost (80 ha) đầu tư bởi tập đồn CEO với 406 phịng khách
sạn hạng sang và 40 Bungalow, khu phức hợp Sunset Sanato Premium (24 ha) đầu tư
bởi cơng ty Chín Chín Núi.
● Việc xuất hiện Crowne Plaza, một thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn điều hành
khách sạn Intercontinental Hotel Group (IHG) và Novotel, thương hiệu của tập đoàn
điều hành khách sạn Accor Group sẽ khiện thị trường Phú Quốc sẽ có thêm những
dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.




2.2.

Tình hình kinh doanh ngành khách sạn ở Phú Quốc sau khi Việt Nam gia
nhập AEC ( sau năm 2015 )

Sau khi gia nhập AEC du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc dẫn đến tình hình
kinh doanh khách sạn trên tồn quốc nói chung và Phú Quốc nói riêng có nhiều chuyển biến rõ

rệt .
Theo ơng Phạm Văn Nghiệp, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc , cho biết kể từ khi có
sân bay quốc tế, có điện lưới quốc gia cùng việc tham gia AEC , tốc độ tăng trưởng du lịchkhách sạn của Phú Quốc tăng “ chóng mặt “.
Điều này được thể hiện ở:
• Số lượng khách và doanh thu:


Năm 2010, lượng khách đến đảo ngọc Phú Quốc khiêm tốn khoảng 300.000 lượt. Đến năm
2019, con số này tăng lên hơn 4 triệu, trong đó hơn 600.000 lượt khách quốc tế, mang về doanh
thu trên 5,700 tỷ đồng , chiếm trên 90% toàn tỉnh Kiên Giang . Phú Quốc trở thành một trong
những trung tâm du lịch nổi tiếng nhất cả nước.
Số liệu thống kê từ Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang mới công bố cho biết, trong tháng 11 năm
2019, tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại Kiên Giang đạt 556.208 lượt, tăng 13,2% so
với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách quốc tế 48.370 lượt, tăng 26,2% so cùng kỳ. Doanh
thu 643,3 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ.
Riêng Phú Quốc có 354.949 lượt khách tham quan du lịch, tăng 14,2% so cùng kỳ. Trong đó,
khách quốc tế 44.846 lượt, tăng 35,8% so cùng kỳ. Doanh thu đạt 603,3 tỷ đồng, tăng 11,7% so
với cùng kỳ.
Tính trong 11 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến Kiên Giang đạt 8 triệu lượt khách,
trong đó khách đến Phú Quốc đạt 4,5 triệu lượt khách.
Với sự phát triển vượt bậc của khách du lịch đến Phú Quốc, mới đây CBRE đã xếp hạng Phú
Quốc có tốc độ tăng trưởng khách sạn cao cấp lớn nhất cả nước. Cụ thể, trong 5 năm qua, Phú
Quốc là địa điểm đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng nhất khi tăng trưởng mức 36% mỗi
năm. Hiện số phòng khách sạn cao cấp ở huyện đảo này đã gần bằng nguồn cung ở Hà Nội.
Số lượng các chuyến bay thẳng đến Phú Quốc không ngừng tăng
Khác với nhiều “thủ phủ” du lịch tại Việt Nam, khách đến Phú Quốc – Kiên Giang chủ yếu
bằng đường hàng khơng. Chính vì vậy, với lượng khách tăng trưởng chóng mặt lên đến 30%
mỗi năm đã khiến Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với cơng suất thiết kế chỉ 2,6 triệu lượt
nhanh chóng rơi vào tình trạng quá tải. Theo số liệu từ Bộ Giao thông vận tải, hiện nay cao
điểm một ngày sân bay Phú Quốc đón khoảng 80 lượt cất/hạ cánh, tương đương khoảng 12.000

lượt hành khách.
Trong khi sân bay Phú Quốc liên tục quá tải thì số lượng các chuyến bay thẳng đến Phú Quốc
vẫn không ngừng tăng. Nếu như năm 2012 khi sân bay Phú Quốc vừa đi vào hoạt động chỉ có
vài hãng hàng khơng lớn vận hành thì hiện nay số lượng các hãng hàng khơng có chuyến bay
đến Phú Quốc đã lên đến hai con số. Ngoài các hãng trong nước như Vietnam Airline, Jetstar
Pacific, Vietjet Air, Bamboo Airway cịn có sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi lớn như Vasco,
Bangkok Airway, Air Asia, Eastar.jet, China Southern, OZ Hàn Quốc…Đặc biệt, Phú Quốc
đón thêm hãng hàng khơng Vinpearl Air của Tập đồn Vingroup năm 2020.
Thống kê cho thấy hiện sân bay quốc tế Phú Quốc có 6 đường bay nội địa đến TP. Cần Thơ, TP.
Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phịng, TP. Hà Nội và Vân Đồn (Quảng Ninh). 5 đường
bay quốc tế thường lệ đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nga và các đường
bay Charter đến từ Anh, Ý, Thụy Điển, Nhật Bản… Thời gian tới, Cảng hàng không quốc tế
Phú Quốc tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại
của hành khách và nhu cầu liên tục tăng các chuyến bay thẳng đến Phú Quốc của các hãng


hàng khơng. Theo đó, năm 2020 sân bay quốc tế Phú Quốc có thể vận chuyển 5 triệu lượt
khách và tới năm 2030 là 10 triệu lượt khách.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phát triển vượt bậc của cảng hàng không Phú Quốc được
thúc đẩy bởi ngành BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Từ một điểm đến mờ nhạt, ít người biết, thời gian
gần đây Phú Quốc đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng du lịch và liên tục đạt những
con số tăng trưởng lượng khách ấn tượng. Nhìn lại những năm 2010, Phú Quốc thơ sơ, lẻ tẻ,
vắng bóng những khách sạn lưu trú, những resort cao cấp hay khu vui chơi giải trí… cơ sở hạ
tầng, giao thơng cịn nghèo nàn, khó khăn. Tính cả năm 2010, chỉ có 239.000 lượt khách đến
Phú Quốc. Đến năm 2015, huyện đảo cũng chỉ đón vỏn vẹn khoảng 850.000 lượt khách.
Ba năm trở lại đây, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi. Con số 239.000 lượt khách của cả năm
2010 chưa bằng lượng khách đến Phú Quốc một tháng. Điển hình như tháng 10/2019, Phú
Quốc đón gần 450.000 khách. Theo Quyết định do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
11/5/2010 về Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm
2030, thì dự báo đến 2020, Phú Quốc đón khoảng 2- 3 triệu lượt khách/năm. Nhưng thực tế,

con số gần 3 triệu lượt khách này Phú Quốc đã cán mốc từ cuối năm 2017.

• Cơ sở dịch vụ du lịch:
Sẽ khơng có gì đáng kể nếu Phú Quốc chỉ tăng trưởng về lượng khách. Với sự “vào
cuộc” của các Tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup…, đảo Ngọc giờ đây đã lột xác
một cách hồn tồn, xóa bỏ hình ảnh một “làng chài” xơ xác nghèo nàn để chạm tay vào
ngôi vị mới: Thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang của châu Á, đảo ngọc thiên
đường của Việt Nam. Từ chỗ không khách sạn, resort cao cấp, đến đầu 2017, Phú Quốc
đã có Khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay ở Nam đảo, siêu tổ hợp vui
chơi Vinpearl và sắp tới là đại dự án giải trí về đêm Grand World ở Bắc Đảo…
Được biết, Grand World được xây dựng bên bờ Bãi Dài, một trong những bãi biển
hoang sơ đẹp nhất hành tinh do CNN bình chọn. Khởi cơng tháng 1/2019, Grand World
Phú Quốc bao gồm các loại hình sản phẩm: shop, condotel và mini hotel. Trong số này,
ngoài 979 căn shop, dự án cịn có 12 tịa Vinpearl Grand World Condotel với định hướng
trở thành một Tổ hợp khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ hồnh tráng
nằm ngay trong lịng quần thể Corona Resort & Casino Phú Quốc.
Chưa kể, ngoài những resort 4-5 sao nói trên, hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ cũng đua nhau
mọc lên ở Phú Quốc càng khiến tình trạng khan hiếm nhân sự làm du lịch trở nên gay gắt. Ghi
nhận thực tế cho thấy các cơ sở dịch vụ du lịch chia làm 3 ca để thuê nhân viên. Ca 1 từ 6h14h, ca 2 từ 14h-22h, ca 3 từ 22h-6h sáng hôm sau. Việc chia ca làm trong ngày đã tạo điều
kiện cho hàng ngàn người làm lao động thời vụ cho các khách sạn, nhà nghỉ. Điều này góp
phần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân nơi đây.
Nói về sự tăng trưởng phịng ở Phú Quốc thời gian qua, một trưởng phòng phụ trách mảng
dịch vụ du lịch khách sạn tại công ti lữ hành lớn ở TP.HCM cho biết dù làm việc với các khách


sạn ở Phú Quốc dường như hàng ngày nhưng hiện ông cũng không thể biết hết tên khách sạn vì
tốc độ mở mới quá nhanh, phải nói là mở liên tục.
Từ một điểm đến bị khan thiếu phòng những năm 2013-2014, hiện nay Phú Quốc đang ở
trong giai đoạn phát triển “thần tốc” của du lịch, dịch vụ và đặc biệt là cơ sở lưu trú, khách sạn
4-5 sao với cả ngàn phòng mỗi năm.


Với sự phát triển vượt bậc của Phú Quốc nói riêng và Kiên Giang nói chung, mới đây
tỉnh ủy Kiên Giang ban hành Nghị quyết số 03 “Về phát triển Du lịch của tỉnh Kiên
Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Theo đó, lộ trình đến năm 2020
tỉnh hồn thành quy hoạch du lịch trên địa bàn, cơ bản xây dựng trong hệ thống giao
thông đến các điểm du lịch trong đất liền và trên các đảo, xây dựng, nâng cấp khoảng
21.200 phòng nghỉ, thu hút 650 – 700 nghìn lượt khách quốc tế và 8,4 triệu lượt khách
nội địa. Doanh thu du lịch đạt 808 triệu USD tương đương 19,4 nghìn tỷ đồng, đóng góp
10% GDP. Năm 2030, hồn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy và
đường hàng không phục vụ du lịch; xây dựng, nâng cấp khoảng 54.600 phòng nghỉ, thu
hút 1,6 triệu lượt khách quốc tế và 22 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 4,9 tỷ USD,
tương đương 105 nghìn tỷ đồng Việt Nam.
Với cách định hướng trên, Phú Quốc đang mở toang cánh cửa, sẵn sàng đón vận hội
mới của một thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng của châu Á. Với tiềm năng kinh tế, du lịch
nổi bật, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được chờ đợi sẽ trở thành một đầu tàu kinh tế của
khu vực phía Nam, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách, nhà đầu tư đặc biệt là khi
giao thông đường không trở nên thuận lợi với rất nhiều những đường bay mới được đưa
vào khai thác trong tương lai.


• Chất lượng phục vụ
Các khách sạn cao cấp không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng
phục vụ, tạo được sự khác biệt và sức cạnh tranh trên thị trường du lịch trong nước
và quốc tế. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, ngoại ngữ và đặc
biệt là các kỹ năng chăm sóc khách hàng, giao tiếp, ứng xử, luôn sãn sãng phục vụ
khách.
Vấn đề vệ sinh được quan tâm hơn về không gian nơi ở, sinh hoạt, ăn uống vì vệ
sinh đảm bảo mới khiến khách hàng yên tâm về sức khỏe thúc đẩy họ tiêu dùng các
dịch vụ khách sạn nhiều hơn
Thủ tục đăng ký phịng nhanh chiến lược chăm sóc khách hàng nhanh chóng,

nhiệt tình, trang thiết bị quầy lễ tân được đầu tư kỹ lưỡng (sổ đăng ký, sổ đặt phịng, tủ hồ sơ,
tủ treo chìa khóa, máy thanh tốn...)
Khơng chỉ phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ mà cịn quan tâm hơn đến các dịch vụ ăn
uống, giải trí, thể thao. Chất lượng dịch vụ lưu trú được chú trọng ngay từ việc tiếp
đón khách cho đến khi tiễn khách, vì vậy mà chất lượng lưu trú ln là “vũ khí” cạnh tranh
giữa các cơ sở kinh doanh nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Khả năng chi trả của
khách hàng ngày càng cao nên việc yêu cầu dịch vụ tốt hơn để xứng đáng với đồng tiền họ bỏ


ra là điều tất yếu. Chính vì vậy, các cơ sở lưu trú cần nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ
để khách hàng khơng thấy khó chịu khi rút hầu bao của mình
• Cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc quản lý, vận hành khách sạn được ứng dụng cơng nghệ thơng tin, quy trình
quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt và chuyên nghiệp được áp dụng trong tất cả các công đoạn vận
hành và kinh doanh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi được quản lý, bảo trì bảo dưỡng
nâng cấp thường xun, cơng tác tiếp thị quảng bá được tập đoàn quản lý hỗ trợ nên đã góp
phần quan trọng mamg lại hiệu quả kinh doanh cho từng khách sạn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở các khách sạn ngày càng hiện đại, đầy đủ tiện nghi bao
gồm nhiều phòng, nhiều giường, cửa bảo mật, nhiều trang thiết bị hiện đại kèm theo các dịch
vụ hỗ trợ ăn uống tại khách sạn, tích hợp quầy ba phục vụ, các phịng
massage, lắp đặt internet có thể tìm kiếm thông tin mà không sao nhãng công việc của khách
hàng
Các cơ sở vật chất thiết bị không chỉ bao gồm cơ sở phục vụ lưu trú, vui chơi giải trí mà cịn
cả cơ sở phục vụ văn phịng, thương mại, thẩm mĩ, quầy bar, tổ chức hội nghị, hội thảo, đám
cưới...
Như chúng ta cũng thấy, hiện nay Phú Quốc đang là địa điểm hàng đầu không chỉ dành cho
nhu cầu nghỉ mát, du lịch mà nơi đây còn trở thành nơi các hoạt động quan trọng của những
người nổi tiếng tổ chức tại đây.
Phải kể đến như là vào năm 2019, Phú Quốc đã lọt vào mắt xanh và trở thành nơi tổ chức
đám cưới thế kỉ của quý tử nhà tỉ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani, sự kiện quy tụ những

nhân vật nổi tiếng trên khắp thế giớí.
Hay là đám cưới của cặp đơi vàng của Vbiz Ơng Cao Thắng và Đơng Nhi cũng được tổ chức
tại đây.
Các hội nghị chính trị quan trọng của đất nước cũng thường xuyên lựa chọn Phú Quốc làm
nơi diễn ra.
Như vậy cũng đủ thấy sức hấp dẫn cũng như chất lượng mà Phú Quốc đem lại.
• Đóng góp phát triển và thành tựu
Từ năm 2015 đến nay, Phú Quốc được vinh danh với nhiều danh hiệu, giải
thưởng uy tín. Cùng với các lợi thế về cảng biển, sân bay quốc tế, các bãi tắm, địa điểm du lịch
đẹp và hệ thống nhà hàng, khách sạn, resort sangtrọng, Phú Quốc đã và đang trở thành điểm
đến an toàn và thân thiện, đáp ứng nhu cầu
của du khách.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân


❖ Điểm mạnh, nguyên nhân:
1. Đầu tiên phải kể đến lợi thế về tự nhiên của Phú Quốc hoàn toàn thích hợp để phát triển
kinh doanh du lịch khách sạn:
-62% Rừng nguyên sinh.
-Nằm hoàn toàn trong vịnh an toàn, an toàn ngoài tầm bão.
-150km bờ biển phát triển du lịch biển.
-99 ngọn núi với hệ sinh thái nguyên sơ. Các bãi biển đẹp được Unesco xếp hạng
-Bãi Sao – Top 5 thế giới
-Bãi Sao – Bãi biển hoang sơ đẹp nhất
-Bãi Trường, Bãi Khem, Bãi Thơm, Gành Dầu
-Các khu vui chơi giải trí:
+Khu vui chơi giải trí Vinpearl
+Vườn thú bán hoang dã Safari
+Sân Golf 27 lỗ tiêu chuẩn quốc tế

+Chợ đêm Đông Dương – Phú Quốc
-Các dịch vụ du lịch:
+Lặn biển ngắm san hơ
+Đảo Hịn Thơm
+Đảo Nam Du
+Câu mực đêm
-Các làng nghề truyền thống:
+Trang trại hồ tiêu
+Nuôi trai lấy ngọc
+Nước mắm
+Rượu sim…


-Các địa danh tham quan:
+Vườn quốc gia Phú Quốc
+Khu bảo tồn biển Dinh Cậu
+Nhà tù Phú Quốc
+Suối Tranh
+Làng chài Hàm Ninh
+Núi Cơ Chín
2. Ngồi ra cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư phát triển tiện nghi hiện đại:
-Hệ thống phòng ốc, khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao đẳng cấp quốc tế với sự đầu tư
khủng
-Cảng biển, sân bay quốc tế hoạt động chính thức năm 2012
-Điện lưới quốc gia: Tuyến cap điện ngầm xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc đi vào hoạt động từ
2/2014 đã đưa lưới điện quốc gia ra đảo
-Nhà máy cấp nước Phú Quốc: đã được xây dựng với công suất lên tới 16.500m3/ngày, hồ chứa
nước Dương Đông dự trữ 3,3 triệu m3 nước, và sẽ được nâng cấp lên 6 triệu m3, đảm bảo nước
ngọt sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất.
-Đường trục Bắc Nam 51km đã được hoàn thành, các đường nhánh nối trục Bắc Nam ra biển

cơ bản hoàn thành. Đường vòng quanh đảo 99,5km đang được gấp rút triển khai, dự kiến bàn
giao 2018.
3.Mặt khác, quá trình hợp tác để hình thành AEC đã góp phần nâng cao sự hiện diện và uy tín
của du lịch Việt Nam trong khu vực. Đồng thời, Du lịch Việt Nam được tiếp cận nhiều thông và
bài học kinh nghiệm quý báu về phát triển du lịch và nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nước
có ngành Du lịch phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore…AEC đã góp phần quan
trọng vào việc thực hiện yêu cầu “ gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu
vực và thế giới ’’ như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.

4. Phú Quốc được định hướng trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả
nước, khu vực và thế giới.
Tính đến tháng 6, Phú Quốc thu hút 321 dự án với nguồn vốn lớn, hình thành hệ thống hạ
tầng du lịch bài bản, hướng đến vươn tầm quốc tế. Trong 340.000 tỷ đồng vốn đăng ký, phần


lướn là dự án du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm
nghỉ dưỡng – giải trí độc đáo đẳng cấp thế giới.
Được định hướng trở thành “trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu
vực và thế giới”, những năm gần đây, hệ thống hạ tầng Phú Quốc nhận được sự đầu tư mạnh
mẽ. Cùng với sân bay quốc tế, đường giao thông qunah đảo, xuyên đảo, đường xương cá kết
nối các trục chính, đường ven biển, khu phố đi bộ... xây dựng đồng bộ, đảm bảo bình quân đạt
60 km/h.
Từ 1/7, Phú Quốc là khu kinh tế ven biển được miễn thị thức cho người nước ngồi có thời
hạn tạm trú 30 ngày. Lợi thế này cùng chính sách thuế hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư,
giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế VAT tại sân bay... tạo lực đẩy cho du lịch nghỉ dưỡng
Phú Quốc bứt phá.
5. Cơ hội rộng mở khi Phú Quốc lên thành phố
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch không thua kém Đà Nẵng, Nha Trang nhờ giữ nét hoang sơ,
Phú Quốc được xem như “ngôi sao đang lên”, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy và phát triển kinh
tế tỉnh Kiên Giang cũng như cả nước. Tuy nhiên, theo nhiều nahf phân tích, Phú Quốc tăng

trưởng nhanh nhưng hệ thống quản lý hiện tại chưa tương xứng.
Lãnh đạo huyện Phú Quốc cho biết từ năm 2004, tỉnh Kiên Giang định hướng phát triển đảo
Phú Quốc là thành phố trực thuộc tỉnh, thành khu hành chính – kinh tế đạc biệt. Vì vậy, việc
thành phố Phú Quốc ra đời tạo điều kiện cho đảo Ngọc phát huy tốt hơn tiềm năng và lợi thế
sẵn có.
Đầu tháng 8, UBND tỉnh Kiên Giang trình việc lập thành phố Phú Quốc (có diện tích tự
nhiên 589,27 km2, dân số 179,480 người). Nếu thông qua, đây là thành phố biển đảo đầu tiên
của cả nước, mở ra cơ hội phát triển nhiều mặt của địa phương, nhất là ngành du lịch nghỉ
dưỡng giàu tiềm năng.
6. Phú Quốc sắp bước vào giai đoạn bứt phá trong tiến trình trở thành điểm đến du lịch tồn
cầu.
Sự hẫu thuẫn về hạ tầng, chính sách kéo loạt thương hiệu lớn, nhà đầu tư chiến lược đảo
Ngọc. Cách đây 10 năm, Phú Quốc gần như khơng có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao. Hiện
tại, riêng huyện đảo này sở hữu khoảng 20.000 phòng lưu trú trong đó hơn một nửa đạt tiêu
chuẩn 3-5 sao.
Tấm áo mới xứng tầm với sự phát triển của đảo Ngọc là cần thiết để du lịch nghỉ dưỡng Phú
Quốc bứt phá, cạnh tranh với những thiên đường du lịch biển đảo hàng đầu khu vực và thế giới.


Một số nhà phân tích dự đốn, Phú Quốc sắp bước vào giai đoạn bức tốc mạnh mẽ. Bất động
sản nơi đây được nhận định “nóng” hơn khi tờ trình thành lập thành phố Phú Quốc được thông
qua, kỳ vọng tạo nền tảng phát huy tiềm năng, phù hợp tình hình thực tế của huyện đảo đơng
dân, diện tích lớn.
Là một trong 19 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019 theo bình chọn của tạp chí CNN, khi
khốc lên mình tấm áo mới, Phú Quốc sẽ cựa mình trỗi dậy, hứa hẹn ghi dấu thành phố đảo
Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.
❖ Điểm yếu, nguyên nhân:
Tại những thị thành du lịch nổi danh như Phú Quốc tại nước ta, sẽ vấn một lượng rất lớn du
khách đến trong năm, do đó để phục vụ được nhu cầu ngơi nghỉ cho một số lượng lớn người đó
khơng phải là điều đơn giản. Đây cũng là điều khiến cho những khách sạn đẹp tại Phú Quốc

liên tục được phát triển, nhưng điều đó nghe đâu là chưa đủ bởi vào những ngày cao điểm
thường rất nhiều nơi sẽ rơi vào tình trạng hết phịng. Khách sạn ln khuyến khích nhân viên lễ
tân bán hàng vượt trội cho khách hàng vừa giúp tăng doanh thu cho đơn vị, vừa tăng thu nhập
cho nhân viên.
- Tuy nhiên, ngoài những tuyệt chiêu tăng thu nhập cho lễ tân khách sạn, tồn tại nhiều chiêu
“làm tiền” gian dối, mờ ảo khác hiện được khơng ít nhân viên vị trí này áp dụng. Những chiêu
“làm tiền” không chỉ là những tuyệt chiêu khéo léo, cho phép lễ tân áp dụng công khai mà là
các mánh khóe gian lận, qua mặt nhà quản lý trích bỏ túi riêng. Những hành vi này có thể được
thực hiện bởi cá nhân lễ tân hoặc có sự thông đồng, hợp tác ngầm giữa các lễ tân với nhau, giữa
lễ tân với các bộ phận khác trong khách sạn như buồng phòng, phục vụ, bar, bếp… Tùy thuộc
vào quy mơ, chính sách và cách quản lý của từng khách sạn cũng như “trình độ” của từng lễ tân
mà nhân viên đó áp dụng một, một số hay nhiều chiêu “làm tiền” phù hợp, mục đích làm đầy
túi riêng của bản thân, bên cạnh tiền lương, service charge và quỹ tip chung hàng tháng nhận
được. Đây không chỉ là hành vi “ăn bớt” trắng trợn gây tổn thất cho khách sạn mà cịn thể hiện
sự thiếu chun nghiệp, “thối hóa” đạo đức nghề của nhân viên – trường hợp bị khách hàng
phát hiện sẽ gây mất hình ảnh về uy tín và chất lượng dịch vụ của khách sạn, sự thiếu trung
thực trong công việc của nhân viên và dĩ nhiên, gây mất lòng tin về khách sạn từ khách…
-Trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa cao, các nhân viên cịn gặp khó khăn trong giao tiếp
với khách nước ngồi. Ben cạnh đó phong cách phục vụ chưa mang tính tiêu chuẩn cao dẫn đến
chất lượng phục vụ chưa thật sự hồn hảo.
-Trình độ hiểu biết của nhân viên còn hạn chế , nhân viên của bộ phận phần lớn là trẻ, có sức
khỏe nhiệt tình năng động song kinh nghiệm và kĩ năng xử lý tình huống vẫn còn thiếu.
-Thực trạng xây dựng khách sạn quá nhiều, mật độ xây dựng dày đặc đã khiến khu vực ven
biển trở nên áp lực về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, xả thải, quản lý đô thị…làm phát
sinh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở lưu trú như hạ giá phòng, chia sẻ lượng
khách, gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật và xã hội, hệ thống giao thơng...Ngồi ra, sự phát triển
q nhanh các cơ sở lưu trú cấp thấp với mục đích “đầu tư kinh doanh bất động sản” của các
chủ đầu tư, nên cũng đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dịch vụ, thương hiệu điểm đến
Phú Quốc.
2.3.2. Cơ hội, thách thức

❖ Cơ hội
Kinh doanh khách sạn đang là một ngành nghề kinh doanh thực sự bùng nổ và


trở thành xu hướng được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Có rất nhiều điều khiến cho thời điểm
hiện tại thực sự là cơ hội vàng cho ngành kinh doanh khách sạn.
-Đầu tiên, trong các năm gần đây, lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam và lượng
khách du lịch nội địa đang gia tăng nhanh chóng. Đây không chỉ là dấu hiệu đáng mừng cho
ngành kinh doanh du lịch mà còn cả ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam bởi nhu cầu về
phòng khách sạn, về nhà nghỉ ngày càng lớn.
-Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực châu Á
Thái Bình Dương tăng lên rất nhanh chóng, theo đó, thu nhập bình qn đầu người cũng tăng
lên. Thu nhập cao, nhu cầu du lịch của con người cũng tăng theo.Khách hàng ngày nay không
ngại chi tiêu cho nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của bản thân và gia đình. Họ sẵn sàng chi tiêu một
số tiền lớn cho sự thoải mái, tiện ích và sức khỏe.
-Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ cùng các website đặt phòng trực tuyến ra đời càng
thúc đẩy sự phát triển doanh thu của các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam hiện nay.
Đồng thời cho thấy tiềm năng lớn khi đầu tư kinh doanh trong hoạt động cung cấp phòng khách
sạn, nhà nghỉ cho khách du lịch, khách đi cơng tác hiện tại.
-Ngồi ra, ngành kinh doanh khách sạn cịn là một ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận lớn,
đặc biệt khi kinh doanh tại các địa điểm du lịch nhờ lợi thế đầu tư ngắn hạn, thu lợi dài hạn và
rủi ro thấp. Bên cạnh kinh doanh phòng nghỉ khách sạn, các chủ đầu tư cịn có thể nhanh chóng
mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích đi kèm khác giúp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng và mở
rộng quy mơ đầu tư như kinh doanh nhà hàng, kinh doanh spa, kinh doanh dịch vụ cho thuê xe
hay dịch vụ giặt là,…
❖ Thách thức
- Kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao
Đây là một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh khách
sạn. Bạn có thể thấy ngày nay, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn từ các dịch vụ của khách
sạn: wifi miễn phí, hệ thống giải trí hiện đại, những trải nghiệm độc nhất, check-in, check-out

nhanh chóng…
Để đáp ứng u cầu này, khách sạn khơng cịn cách nào khác ngồi việc đầu
tư vào các cơng nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đây là yêu cầu bắt buộc trong
thời buổi cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn đang trở nên gay gắt. Dù ngân sách
có thể không nhiều, nhưng tối thiểu khách sạn cũng phải đầu tư một phần mềm quản lý khách
sạn. Phần mềm này sẽ giúp nhân viên lễ tân thực hiện nghiệp vụ check-in, check-out… nhanh
hơn, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
- Xu hướng tiếp thị thay đổi
Internet phát triển đã thay đổi nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
khách sạn, trong đó có hoạt động tiếp thị. Những hình thức tiếp thị theo kiểu truyền thống đã
khơng cịn hiệu quả. Thay vào đó, các khách sạn đã chuyển sang các hình thức tiếp thị trực
tuyến như: các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến), website, quảng cáo facebook, google…
So với hình thức tiếp thị truyền thống, những hình thức tiếp thị trực tuyến tỏ ra hiệu quả hơn
hẳn. Những hình thức này cho phép khách sạn có thể tiếp cận được một lượng khách hàng
đông đảo trên tồn đất nước Việt Nam (hay thậm chí tồn thế giới) chỉ với vài cú click chuột
- Vấn đề an tồn dữ liệu
Đây khơng cịn là một vấn đề mới. Các mối đe dọa về trộm cắp dữ liệu số, tấn cơng virus, rị
rỉ dữ liệu đã trở thành một mối quan tâm lớn của các chủ khách sạn trên toàn cầu.
Mặc dù vậy, rất nhiều khách sạn vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn chưa thể hiện sự quan tâm



×