Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.96 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG (Đề thi gồm có 04 trang). KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 BÀI THI KHTN - PHÂN MÔN HOÁ HỌC Ngày thi: 20/5/2017 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 302. Họ, tên thí sinh: .......................................................................... Số báo danh: ............................................................................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 (đun nóng), thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,10M. Câu 42: Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch A. NaCl. B. CuCl2. C. Ca(OH)2. D. H2SO4. Câu 43: Natri hidrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày,... Công thức của natri hiđrocacbonat là A. NaHSO3. B. NaOH. C. Na2CO3. D. NaHCO3. Câu 44: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch A. HCl. B. CuSO4. C. HNO3. D. AlCl3. Câu 45: Hòa tan 5,6 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng (dư). Phản ứng kết thúc, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 18,0. B. 24,2. C. 31,1. D. 11,8. Câu 46: Dẫn V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaAlO2 dư, thu được kết tủa X. Nung X đến khối lượng không đổi thu được 10,2 gam chất rắn Y. Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 6,72. Câu 47: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. CO và CO2. B. CO và CH4. C. CH4 và NH3. D. SO2 và NO2. Câu 48: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. C. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4. Câu 49: Tên thay thế của hai chất hữu cơ CH3CH(CH3)NH2 và CH3CH(NH2)COOH lần lượt là A. propan–1–amin và axit aminoetanoic. B. propan–2–amin và axit aminoetanoic. C. propan–2–amin và axit 2–aminopropanoic. D. propan–1–amin và axit 2–aminopropanoic. Câu 50: Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp nhuộm (phẩm azo, đen anilin,...), polime (nhựa anilin - fomandehit,...), dược phẩm (streptoxit, sunfaguanidin,...). Công thức hóa học của anilin là A. C6H5NO2. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3-CH(NH2)-COOH. Câu 51: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. nhiệt luyện. B. điện phân nóng chảy. C. điện phân dung dịch. D. thủy luyện. Câu 52: Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 36 gam. B. 30 gam. C. 32 gam. D. 34 gam..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 53: Thuỷ phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 3,28. B. 8,56. C. 8,20. D. 10,40. Câu 54: Cho dãy các chất: Al(OH)3, AlCl3, Al2O3, FeCl2, Cr2O3. Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 55: Cho dãy các kim loại: Cr, Na, Be, Ag, K, Ba, Cu. Số kim loại trong dãy phản ứng được với H 2O ở điều kiện thường là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 56: Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag. B. Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2. C. Cu + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2. D. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu. Câu 57: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Li. B. K. C. Na. D. Rb. Câu 58: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. HCOONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH. C. CH3COONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH. Câu 59: Dịch cúm gia cầm hiện nay là thảm họa của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Từ cây đại hồi, người ta đã tách được chất hữu cơ Z dùng làm nguyên liệu cơ sở cho việc sản xuất thuốc Tamiflu – dùng phòng chống cúm gia cầm hiện nay. Khi phân tích Z người ta thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố là %C = 48,276%; %H = 5,747%; Biết phân tử khối của Z nhỏ hơn 202. Công thức phân tử của Z là A. C10H8O2. B. C12H36. C. C7H10O5. D. C8H14O4. Câu 60: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl? A. Na2CrO4. B. CrCl3. C. NaCrO2. D. Cr(OH)3. Câu 61: Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 4,325. B. 4,725. C. 2,550. D. 3,475. Câu 62: Chất A có công thức phân tử là C 2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X và khí Y. Tỉ khối của Y so với H 2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 12,20. B. 14,60. C. 18,45. D. 10,70. Câu 63: Trong phân tử glucozơ và fructozơ đều có nhóm chức A. -OH. B. -NH2. C. -CHO. D. -COOH. Câu 64: Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với A. Zn(OH)2. B. Fe(OH)2. C. Ni(OH)2. D. Cu(OH)2. Câu 65: Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. Phát biểu đúng là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (2) và (4). D. (1) và (3). Câu 66: Hòa tan vừa hết 22,5 gam hỗn hợp X gồm M, MO, M(OH)2 trong 100 gam dung dịch HNO3 44,1%, thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối M(NO 3)2 có nồng độ 47,2%. Kim loại M là A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg. Câu 67: Tripeptit X mạch hở có công thức phân tử C10H19O4N3. Thủy phân hoàn toàn một lượng X trong dung dịch 400 ml dung dịch NaOH 2M (lấy dư), đun nóng, thu được dung dịch Y chứa 77,4 gam chất tan. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau đó cô cạn cẩn thận, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 124,9. B. 101,5. C. 113,2. D. 89,8..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 68: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Dãy nào sau đây gồm các chất khi tác dụng với X đều xảy ra phản ứng oxi hóa-khử? A. NaOH, Na2CO3, Cu và KMnO4. B. H2S, NaNO3, BaCl2 và khí Cl2. C. KI, NaNO3, KMnO4 và khí Cl2. D. CuCl2, KMnO4, NaNO3 và KI. Câu 69: Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO 3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 0,25m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V 1 lít dung dịch HCl và khi khí thoát ra hết, thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1 : V2 là A. 2 : 3. B. 3 : 5. C. 3 : 4. D. 5 : 6. Câu 70: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, isopropyl fomat. Thủy phân hoàn toàn X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối và 25 gam hỗn hợp ancol. Giá trị của m là A. 43,8. B. 42,4. C. 40,6. D. 39,5. Câu 71: Cho dãy các chất sau: (1) ClH3N-CH2-COOH; (2) H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH; (3) CH3-NH3NO3; (4) (HOOC-CH2-NH3)2SO4; (5) ClH3N-CH2-CONH-CH2-COOH; (6) CH3-COO-C6H5. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa hai muối là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 72: Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi kết thúc các phản ứng hóa học? A. Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư. B. Cho bột Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. C. Cho dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl. D. Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2 dư. Câu 73: Nung hỗn hợp gồm Al, Fe 3O4 và Cu ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch chứa AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E, thu được khí NO. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất tan trong E là A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3. C. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Al(NO3)3. Câu 74: Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức phân tử C 4H6O4. X tác dụng với NaHCO 3, giải phóng khí CO2. Y có phản ứng tráng gương. Khi cho X hoặc Y tác dụng với NaOH đun nóng, đều thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là A. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-CH2-OOC-H. B. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3. C. HOOC-COO-CH2-CH3 và H-COO-CH2-COO-CH3. D. CH3-COO-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3. Câu 75: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất béo lỏng là các triglixerit tạo từ glixerol và các axit béo no. B. Thủy phân hoàn toàn đisaccarit và polisaccarit đều thu được sản phẩm duy nhất là glucozơ. C. Các polime sử dụng làm tơ đều tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng. D. Ở điều kiện thường, các amino axit đều tồn tại ở trạng thái rắn và tan tốt trong nước. Câu 76: Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol các chất tương ứng) và thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Hỗn hợp gồm Al và Na (1 : 2) cho vào nước dư; (b) Hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) cho vào nước dư; (c) Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (2 : 1) cho vào dung dịch HCl dư; (d) Hỗn hợp gồm BaO và Na2SO4 (1 : 1) cho vào nước dư; (e) Hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư; (f) Hỗn hợp gồm BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) cho vào dung dịch NaOH dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 77: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO 4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thời gian Khối lượng catot tăng Anot Khối lượng dung dịch giảm 3088 (giây) m (gam) Thu được khí Cl2 duy nhất 10,80 (gam) 6176 (giây) 2m (gam) Khí thoát ra 18,30 (gam) t (giây) 2,5m (gam) Khí thoát ra 22,04 (gam) Giá trị của t là A. 8299. B. 7720. C. 8685. D. 8878. Câu 78: Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của ion O2- gấp 2 lần số mol M. Hòa tan hết 48 gam X trong dung dịch HNO 3 loãng dư thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối và 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 10,25%. B. 15,00%. C. 20,00%. D. 11,25%. Câu 79: Hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm C, H, O và có chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X tác dụng hoàn toàn với 360 ml dung dịch NaOH 0,5M (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng), thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít khí O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO 2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 11,0. B. 12,0. C. 12,5. D. 11,6. Câu 80: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở và các amino axit (các amino axit tự do và amino axit tạo peptit đều có dạng H2N-CnH2n-COOH). Các chất trong m gam X phản ứng được tối đa với dung dịch chứa 1 mol NaOH, sau phản ứng thu được 118 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng oxi dư, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư, thu được kết tủa và phần dung dịch có khối lượng giảm 137,5 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 81,6. B. 74,8. C. 78,0. D. 82,5. ----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>