Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.97 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Trường THCS Liêng Trang GV Đinh Thị Thu
<b>Tuần: 10 Ngày soạn: 20/10/2017</b>
<b>Tiết: 19 Ngày dạy: 24/10/2017</b>
<i><b>1. Kiến thức:</b></i>
- Nêu được chức năng: mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất
hữu cơ từ lá về thân, rễ.
<i><b>2. Kĩ năng:</b></i>
- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của thân.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, thảo luận nhóm.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
<b>II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.</b>
<i><b>1. Giáo viên:</b></i>
- Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng, cúc, huệ, loa kèn trắng, cành lá dâu, dâm bụt...
- Kính lúp, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có).
<i><b>2. Học sinh:</b></i>
- Làm thí nghiệm 1 theo nhóm ghi lại kết quả ;
- Thí nghiệm 2: quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).
<i><b>1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:</b></i>
6A1:……….
6A2:……….
6A3:……….
6A4:……….
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ </b></i>
- Thân to ra do đâu? Vì sao?
<i><b>3. Hoạt động dạy học.</b></i>
<i><b>Mở bài: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (các nhóm báo cáo).</b></i>
<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khống hồ tan</b>
<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
- GV yêu cầu nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà.
- GV nêu các bước tiến hành thí nghiệm : (5
bước)
- GV quan sát kết quả của các nhóm, so sánh
SGK, GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả
tốt.
- GV cho cả lớp xem thí nghiệm của mình trên
cành mang hoa (cành hoa huệ) cành mang lá
(cành dâu) để nhằm mục đích chứng minh sự
- Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành
thí nghiệm, cho cả lớp quan sát kết quả của
nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát ghi lại kết quả.
Trường THCS Liêng Trang GV Đinh Thị Thu
+ Quan sát em thấy có gì khác so với cành
không ngâm trong nước màu?
+ Lát cắt có màu đó là loại mạch nào?
+ Vậy nước và muối khoáng được vận chuyển
qua phần nào của thân?
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm làm tốt.
+ Ở giữa có phần có màu còn cành ngâm
trong nước thì không có màu
+ Phần bắt màu đó là mạch gỗ
+ Nước và muối khoáng vận chuyển qua
mạch gỗ của cây
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
<i><b>Tiểu kết:</b></i>
<i> Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.</i>
<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ</b>
<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó thảo
luận nhóm.
- GV lưu ý khi bóc vỏ, bóc luôn cả mạch nào?
- GV có thể mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo
sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ...
- GV nhận xét và giải thích nhân dân lợi dụng
hiện tượng này để chiết cành.
- GV hỏi: Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở
thân thì cây có sống được khơng? tại sao?
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây
để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây.
- HS đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2
SGK trang 55.
- Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
<i><b>Tiểu kết: </b></i>
<i> Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây trong thân.</i>
<b>IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.</b>
<i><b>1. Củng cố:</b></i>
- Đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
<i><b>2. Dặn dò:</b></i>
- Về nhà học bài.
- Tiết sau ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
<b>V. RÚT KINH NGHIỆM.</b>
Trường THCS Liêng Trang GV Đinh Thị Thu