Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

SKKN chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.59 KB, 29 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

TRƯỜNG
HỌC
HỢP được
THỊNH
Trong quá trình
thực hiện TIỂU
bản thân
đã nhận
sự giúp đỡ

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớpn
nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học
Tác giả sáng kin: Phựng Th Thỳy Phng

Duy Phiên , tháng 5 năm 2014
Ng-ời viết sáng kiến

Phùng Thị Thuý Ph-ơng
Tam Dng
0


MỤC LỤC
Nội dung

Trang



1. Lời giới thiệu

2

2. Tên sáng kiến

3

3. Tác giả sáng kiến

3

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

3

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

3

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

3

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

3

7.1. Nội dung sáng kiến

7.1.1. Cơ sở lí luận

3

7.1.2. Cơ sở thực tiễn

5

7.1.3. Những nội dung chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ
lên lớp
7.1.3.1. Nắm vững, hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả vai trò,
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
7.1.3.2. Nắm vững, hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả mục
tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
7.1.3.3. Thực hiện linh hoạt yêu cầu chung khi tổ chức chương trình

6

7.1.3.4. Xây dựng kế hoạch chương trình cụ thể, khoa học, sát thực tế

8

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

23

8. Những thơng tin cần được bảo mật (khơng có)

25


9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

25

10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

25

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến của các tổ chức, cá nhân.

26

6
7
8

26

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các
kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học Cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Để thực hiện mục tiêu đặt ra nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động
giáo dục với nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội".
Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong q trình giáo dục
trẻ em. Thơng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những tri thức, kỹ năng
cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời
các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách và
là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống.
Giữa hoạt động dạy học các mơn học và hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động bổ xung lẫn nhau, tạo cho quá
trình giáo dục trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện. Khi hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa
dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều khả năng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển
nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Ở bậc tiểu học, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có khả
năng cùng lúc hướng tới ba đích. Đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin…),
giáo dục thái độ, tình cảm (những rung động, xúc cảm…) và giáo dục hành vi,
kỹ năng cho học sinh. Cũng từ đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn
nhiên của học sinh tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa
tính tích cực, sáng tạo trong q trình tham gia hoạt động.
Những năm gần đây, trong chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm đến
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, một thực tế là một số trường do điều
kiện về cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị cho hoạt động ngoài giờ lên
lớp cịn thiếu thốn; Một số ít trường, BGH cịn chưa thực sự quan tâm tới hoạt
động này; Đội ngũ Tổng phụ trách Đội có hơn 90% là làm kiêm nhiệm nên ít có
thời gian chun sâu; Các hình thức, nội dung hoạt động cịn tẻ nhạt, đơn điệu,
đơi khi cịn mang tính hình thức chiếu lệ dẫn đến hoạt động ngoài giờ lên lớp ở
trường Tiểu học chưa đạt kết quả cao.
Đối với hoc sinh tiểu học, người ta vẫn nhắc đến cụm từ “Học mà chơi –
Chơi mà học”. Vì vậy, ngồi việc học tập, việc vui chơi là vô cùng cần thiết với

2


các em: học để mà vui chơi, vui chơi để tiếp thu kiến thức mà học tập; Học –
chơi đan xen nhau một cách hài hòa. Sau những giờ học căng thẳng, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp được các em tiếp nhận một cách say sưa. Các em thích
được hát, được múa, được tập thể dục, được chơi các trò chơi dân gian. Chúng ta
tưởng tượng xem nếu học sinh tiểu học đến trường chỉ mỗi nhiệm vụ học tập,
một điều tất yếu sẩy ra là khi vào giờ học, các em sẽ không thể tập trung tiếp thu
bài được và đương nhiên chất lượng giáo dục sẽ thấp kém. Sau đó các em sẽ
chán học và khơng muốn đi học.
Làm thế nào để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, giúp trẻ
giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học trên lớp, tạo hứng thú trong
học tập, trong tư duy, trong nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện và phát triển thể chất,
tinh thần cho trẻ, … Việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong
nhà trường sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên. Bởi chính hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp là một sân chơi bổ ích và lí thú nhất trong nhà trường giúp các
em vừa được học tập ôn luyện củng cố, mở mang kiến thức đã học trên lớp vừa
được vui chơi, giải trí lành mạnh và thể hiện được chính mình. Đây là động lực
thúc đẩy giúp các em học tốt hơn các mơn học văn hóa, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
Từ những lý do trên, trong nhiều năm qua, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng
kết thực tiễn để đề suất một số biện pháp "Chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong
trường Tiểu học” làm đề tài sáng kiến, nhằm góp phần tìm ra những phương
pháp, hình thức chỉ đạo, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp,
từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, giáo dục
thế hệ trẻ một cách toàn diện hơn.
2. Tên sáng kiến
Chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao

chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Phùng Thị Thúy Phương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Phùng Thị Thúy Phương – Phó Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0985 792 993
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Nhà giáo: Phùng Thị Thúy Phương – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
3


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Tiểu học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lí luận
+ Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định
như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.”
Khoản 1 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010 đã ghi: “Hoạt động giáo
dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu,
giúp đỡ học sinh yếu kém phát triển phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học
sinh tiểu học”. Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia
thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy
học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp
Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành. (Khoản 2- Điều 29 Điều lệ
trường tiểu học 2010).
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ,
hoạt động bảo vệ mơi trường; lao động cơng ích và các hoạt động xã hội khác.
được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn (Khoản
3- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010).
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là hoạt động mang
tính chất pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và
Bộ Giáo dục Đào tạo. Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nghiên cứu một số
tài liệu sau:
- Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường (dành cho hiệu trường
và cán bộ quản lý nhà trường) Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội năm
2007.
4


- Điều lệ trường tiểu học năm 2010
- Luật giáo dục Việt Nam năm 2005.
- Luật phổ cập Giáo dục Tiểu học.
- Chương trình hoạt động GDNGLL của Bộ GD-ĐT.
- Văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động Giáo dục ngồi giờ lên lớp của
Phịng Giáo dục và Đào tạo Tam Dương ; Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
trong những năm qua.
+ Do yêu cầu thực tiễn giáo dục và đào tạo, hoạt động giáo dục, dạy học
trong trường học ngày càng phức tạp, đa dạng.Trên cơ sở đó, hiệu trưởng rút
kinh nghiệm, cải tiến cơ chế quản lý và hồn thiện chu trình quản lý mới phù

hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo trong nhà
trường. Hơn nữa, từ năm 2008 đến nay, căn cứ chỉ thị số 40/CT BGD ĐT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”; để thực hiện tốt phong trào này đòi hỏi phải thực hiện
tốt tất cả các mặt giáo dục trong nhà trường theo 5 nội dung của trường học thân
thiện, học sinh tích cực mà điều cần quan tâm là việc nâng cao chất lượng giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh mà từ trước đến nay chúng ta còn xem nhẹ.
+ Trong Điều 29-Điều lệ trường Tiểu học của Bộ GD-ĐT ban hành tháng
12 năm 2010, qui định về các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học đã khẳng
định:
- Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ
lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp
học sinh yếu kém phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu
học.
- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy
học các môn bắt buộc và tự chọn.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa,
hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt
động vệ sinh mơi trường, lao động cơng ích và các hoạt động khác.
Như vậy các hoạt động giáo dục trong nhà trường tiểu học bao gồm hoạt
động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai hoạt động này gắn bó
hữu cơ với nhau trong quá trình giáo dục. Hoạt động này góp phần bổ sung cho
hoạt động kia vận động và phát triển và cùng thực hiện chung một mục đích là
giáo dục học sinh trở thành những con người mới XHCN.

5


Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực
hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào

tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lí, tiến hành
ngồi giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến
hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc
trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả
thời gian nghỉ.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trường Tiểu học Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đóng trên
địa bàn xã Hợp Thịnh. Nhiều năm liền Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp
Tỉnh, năm học 2014-2015 trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Ban
giám hiệu nhà trường, cơng Đồn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi, giáo
viên chủ nhiệm nhiệt tình, ln kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt
kết quả.
Học sinh của nhà trường đa số là con gia đình làm nơng nghiệp hoặc cơng
nhân. Số rất ít gia đình đi làm ăn xa để lại con cho ơng, bà và anh, chị, em tự
chăm sóc nhau. Các em phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình
trong hoạt động Đội.
Trong thời gian làm cơng tác chủ nhiệm tơi ln ln suy nghĩ, tìm tịi, học
hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt động ngoài giờ lên lớp
sao cho đạt hiệu quả.
Trên cương vị quản lý, tôi càng băn khoăn trăn trở hơn “Làm sao để chỉ
đạo giáo viên của mình làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt công tác hoạt động
ngoài giờ lên lớp, làm sao để giáo viên của mình khơng cịn lo lắng phải tổ chức
một giờ sinh hoạt ngoại khố như thế nào để lơi cuốn, thu hút các em tham gia ,
làm sao để giáo viên không cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương
trình cho các giờ sinh hoạt cịn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không
phù hợp tâm lý học sinh tiểu học.
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Tỉnh, hội đồng Đội Huyện, ban chấp hành
Đoàn xã Hợp Thịnh, sự ủng hộ, giúp đỡ của các đồng chí giáo viên đã từng nhiều
năm làm cơng tác chủ nhiệm lớp, ngay từ cuối năm học 2017-2018, tôi đã xây dựng

kế hoạch hoạt động theo đợt thi đua, tháng, tuần rồi chỉ đạo giáo viên thực hiện. Nội
dung chương trình dựa vào kiến thức các mơn học với sự giúp đỡ BGH và tổ trưởng
chun mơn các đồng chí giáo viên đã hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong
các tiết học ngoài giờ lên lớp, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình và đã đạt kết
6


quả rõ rệt. Vì thế năm học này, tơi mạnh dạn đưa sáng kiến vào áp dụng và trình bày
trước hội đồng sang kiến các cấp.
7.1.3. Những nội dung chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ
lên lớp
7.1.3.1. Nắm vững, hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả vai trò,
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong hai con đường cơ bản
thực hiện quá trình giáo dục trẻ em, nó bao gồm các hoạt động được nhà trường
tổ chức vào thời gian ngồi giờ lên lớp. Đó là những hoạt động được tổ chức
ngồi giờ các mơn học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và
thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực
hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
của học sinh.
Theo luận điểm tâm lý học, hoạt động và giao tiếp là nhân tố chủ yếu trong
sự hình thành và phát triển nhân cách, ở nhà trường, các hoạt động ngoài giờ
như vui chơi, văn nghệ, hái hoa dân chủ, … cùng các quan hệ không thường
nhật của học sinh là điều kiện để các em rèn luyện hành vi, thái độ, tình cảm và
củng cố kiến thức một cách chắc chắn hơn.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao giờ cũng được tổ chức trong mối
quan hệ của tập thể, trong tập thể diễn ra các hình thức hoạt động da dạng,
phong phú và các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân
với nhóm, nhóm với nhóm. Ảnh hưởng của xã hội, mối quan hệ của xã hội
thông qua các nhóm và tác động đến từng người. Ngược lại, mỗi cá nhân tác

động tới cộng đồng, tới xã hội, các cá nhân khác, … cũng thơng qua nhóm, qua
tập thể. Tác động của tập thể đến nhân cách cá nhân qua hoạt động cùng nhau.
Đối với học sinh tiểu học, thời gian hoạt động ngoài giờ lên lớp chiếm phần
lớn, do đó ở lứa tuổi này nếu học sinh được tổ chức hoạt động theo nội dung tốt,
hợp lý, đúng cách và đúng lúc thì hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp sẽ đem
lại tác dụng tích cực, phát triển năng khiếu, tính tình, sở thích, hứng thú,…của
các em. Thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, học sinh nắm được
cách cư xử giữa người với người, các quy tắc đạo đức, cung cách làm việc, thái
độ thật thà, tinh thần tập thể, tính sáng tạo, … Ngoài ra, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp còn phát triển ở các em khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng, cá
tính, lịng dũng cảm, sự kiên trì, sức lao động bền bỉ, dẻo dai. Tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, chính là tổ chức cho các em thực sự
tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn
đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học.
7


Mặt khác, cũng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp các em
củng cố khắc sâu những kiến thức đã học ở các môn học trên lớp và phát triển,
bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý… Trong hoạt động của các em có thể tự
khẳng định trước xã hội, nên dạng hoạt động này có sức hấp dẫn mạnh đối với
trẻ em vốn rất hiếu động, ham muốn tham gia sinh hoạt tập thể và muốn tự
khẳng định mình.
Do vậy, trong quá trình giáo dục ở nhà trường dựa trên những lợi thế này
để lôi cuốn, thu hút các em và tổ chức khéo léo sinh động, đa dạng, thường
xun thì hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to
lớn. Nhất là khi các hoạt động này lại do chính các em tổ chức, tự nguyện tham
gia và tham gia hết mình thì càng có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ.
7.1.3.2. Nắm vững, hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả mục
tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

a. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp.
- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết
phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức, …).
- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh
trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị xá hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng
cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ trách
nhiệm đối với cơng việc chung.
b. Nội dung hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường tiểu học
Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học đó là:
- Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện cho học sinh tiểu học
ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng.
- Những thơng tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học.
- Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Những nội dung trên được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau đây:
+ Hoạt động văn hóa - Nghệ thuật.
+ Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao.
8


+ Hoạt động thực hành khao học.
+ Hoạt động lao động cơng ích.
+ Hoạt động của Đội thiếu niên.
+ Các hoạt động mang tính xã hội.

Với nội dung phong phú, đa dạng như vậy, song các nội dung trên trong
năm học thường được tổ chức lồng ghép gắn với từng chủ điểm cụ thể.
7.1.3.3. Thực hiện linh hoạt yêu cầu chung khi tổ chức chương trình
Tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan
trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự
thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt
động ngồi giờ lên lớp cần:
- Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của
Đảng; Nhà nước, bám sát vào chương trình học của học sinh.
- Giáo viên phải đầu tư thời gian để thiết kế các trò chơi đảm bảo khoa
học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” giúp các em phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong các giờ học.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ,
gây ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, khơng nên dài q dễ gây
mệt mỏi cho các em.
7.1.3.4. Xây dựng kế hoạch chương trình cụ thể, khoa học, sát thực tế
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2018 – 2019; căn cứ vào
hướng dẫn hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hướng dẫn tổ
chức các hoạt động kỉ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
78 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, 129 năm ngày sinh nhật Bác…
Để tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tôi đã xây dựng theo
chủ điểm tháng, tuần với chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp như sau:
Tháng

Chủ điểm

Tuần

3

9/2018

Vui bước
đến trường
4

Nội dung

Hình thức

* Tìm hiểu về trường, lớp, Hội vui học tốt
chương trình hoạt động Đội.
* Tìm hiểu luật an tồn giao
thơng.
Trị chơi ơ chữ
Từ hàng dọc: MŨ BẢO
9


HIỂM

10,11

Chăm
ngoan, học
giỏi – Tơn
sư trọng
đạo.


10
11

Từ chìa khố: BIẾT ƠN
15

12

Uống nước
Nhớ nguồn

* Tìm hiểu về Ngày, Phụ nữ Việt Trị chơi ô chữ
Nam, Ngày Nhà giáo Việt Nam

16

Hội vui học tốt

* Tìm hiểu truyền thống Quân Hái hoa dân
đội nhân Việt Nam
chủ
* Tìm hiểu về qn đội.

Trị chơi ơ chữ

Từ chìa khố: ANH HÙNG
1,2/2019

3


4, 5

lớp

Mừng
ĐảngMừng xn
Tiếp bước
dưới cờ
đồn

Bác Hồ kính
u - Tự hào
truyền thống
Đội.

20

* Tìm hiểu về các loại Hoa

Trị chơi ô chữ

* Tìm hiểu về Đảng CSVN.

Hội vui học tốt

21

Từ chìa khố: HOA MAI


22

* Tìm hiểu về Đồn TNCSVN.

25

* Tìm hiểu về Ngày Quốc tế Phụ Hội vui học tốt
nữ.

Trò chơi ơ chữ

Từ chìa khố: QUỐC TẾ PHỤ
NỮ
34
35

* Tìm hiểu truyền thống Đội Hái hoa dân
TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941) chủ
* Tìm hiểu về cuộc đời và sự Trị chơi ơ chữ
nghiệp của Bác.
Hội vui học tốt
Từ chìa khố: HỒ CHÍ MINH

7.1.3.5. Các biện pháp và hình thức tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên

Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm tịi
học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các chương trình giải trí trên truyền
hình như: “Lực sĩ tí hon”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dịng lịch sử”; “Vượt qua
thử thách”… tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với trường, và từng
lớp cụ thể.

a. Tổ chức hoạt động: “Hội vui học tốt”
* Mục đích:
Để giúp các em học sinh ơn lại kiến thức của các mơn học thì việc tổ chức
cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy
10


có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn
lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đồn kết
của tập thể. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm.
* Cách thức tổ chức:
Được tổ chức từ các tổ trong tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần
thi:
Phần 1: Màn chào hỏi
Phần 2: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, Tốn, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch
sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật).
Phần 3: Dành cho khán giả.
* Thời gian tổ chức:
Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong các tiết học Hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
* Ví dụ cụ thể:
Tháng 11 với chủ điểm: “Tơn sư trọng đạo”
Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11 tôi triển khai cho các em tham gia hội vui học tập theo tổ. Sau đó lựa
chọn mỗi tổ hai em xuất sắc nhất để tham gia hội thi của trường. Dưới đây tơi
xin giới thiệu chương trình hội vui học tập dành cho lớp:
CHƯƠNG TRÌNH “HỘI VUI HỌC TỐT”
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
Hoạt động 1. Giới thiệu 3 đội chơi
Hoạt động 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo

Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc.
Hoạt động 3. Giới thiệu luật chơi
- Mỗi đội có một xúc xắc, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội đưa ra tín
hiệu để dành quyền trả lời. Nếu đội nào đưa ra tín hiệu sớm nhất thì đội đó dành
quyền trả lời đầu tiên. Nếu trả lời khơng chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội
cịn lại. Cả 3 đội khơng trả lời được, câu trả lời sẽ dành cho khán giả (Trước khi
vào phần thi chính dành cho 3 đội, người dẫn chương trình tạo khơng khí cổ vũ
từ phía khán giả dành cho 3 đội).
Hoạt động 4. Ba đội thực hiện phần thi của mình
Mỗi một dữ kiện, người dẫn chương trình đưa cách nhau 10 giây, nếu trả
lời được ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm, ở dữ kiện thứ hai được 20 điểm, ở dữ
kiện thứ ba được 10 điểm.
11


Câu 1: Tìm một câu tục ngữ (hoặc câu ca dao)
Dữ kiện thứ nhất: đề cao lòng quý trọng của học sinh với thầy cơ giáo.
Dữ kiện thứ hai: Có 14 tiếng.
Dữ kiện thứ ba: Liên quan đến tình thầy trị.
Đáp án: “Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Câu 2: Cho đoạn thơ sau:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa.
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào?

(10đ)


Hãy nêu tên tác giả của bài thơ?

(10đ)

Bạn hãy trình bày bài thơ đó?

(10đ)

Đáp án: Bài thơ “Nghe thầy đọc thơ”, tác giả Trần Đăng Khoa.
Câu 3: Tìm một từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong những câu
thanh ngữ, tục ngữ, danh ngôn sau:
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải........
- Đi một ngày đàng .......một sàng khôn
- .......Thầy không tày........bạn.
- ...........đi đôi với hành.
- ........, .........nữa ........mãi.
Đáp án: Từ “học”
Câu 4: Tổng của 20 số tự nhiên đầu tiên bằng bao nhiêu?
a. 210

c. 380

b. 190

d.420

Đáp án: b
Câu 5: Tính nhanh: Tích của 100 số tự nhiên liên tiếp đầu tiên bằng bao
nhiêu ?
Đáp án: Bằng 0

Câu 6: HIV không lây truyền qua đường nào?
a. Tiếp xúc thông thường.
b. Đường máu.
12


c. Đường tình dục, đường máu, từ mẹ sang con lúc mang thai và sau khi
sinh con.
Đáp án: a.
Câu 7: Em hãy cho biết giữa hai từ “Hour và Home” có sự khác nhau và
giống nhau như thế nào?
Đáp án: * Giống nhau: Cùng có cặp chữ “H” và “O” đứng đầu.
* Khác nhau: Hour chỉ một khoảng thời gian (VD: Hết 5 giờ)
Home chỉ ngôi nhà
Câu 8: Nghe nhạc đốn tên bài hát và nói rõ bài hát này thuộc dân ca
vùng nào? Hãy trình bày một trong các bài hát mà đội chơi đoán được.
Đáp án:

+Bài: “Gà gáy” - Dân ca Tống Lai Châu
+ Bài: “Xòe hoa” – Dân ca Thái
+ Bài: “Chim sáo” – Dân ca Ba na.

Câu 9: Trong vòng 5 phút các đội chơi vẽ xong bức tranh trên bảng
phooc với chủ đề: “Cô và Mẹ”.
(Các đội thi vẽ trên nền nhạc bài “Những bông hoa, những bài ca”)
Câu 10: Một cây gỗ dài 2m. Một bác thợ mộc muốn cưa cây gỗ đó thành
các khúc gỗ dài 4dm. Biết rằng: mỗi lần cưa hết 5 phút, cưa được một khúc gỗ
bác nghỉ thêm 3 phút nữa. Hỏi bác thợ mộc cưa xong cây gỗ đó mất bao nhiêu
phút.
a. 32 phút

b. 29 phút
c. 8 phút
Đáp án: a.
Hoạt động 5. Kết thúc phần thi dành cho 3 đội
giả.

Trong khi chờ đợi BGK đánh giá, tiếp đến là phần chơi dành cho khán
1. Trò chơi 1: Gắn biển báo an tồn giao thơng (Thi tiếp sức)

Cách chơi: Gọi 14 em chia thành hai đội xếp thành 2 hàng dọc, khi có
hiệu lệnh chơi, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đến em thứ hai… cho đến
em cuối cùng.
Kết thúc trị chơi: Cơng bố dành chiến thắng và trao phần thưởng.
2. Trò chơi 2: Trò chơi âm nhạc mang tên: Gắn tên bài hát đúng với dân
ca các miền (Mỗi đội 5 em).
13


Cách chơi: Hai đội xếp thành hai hàng dọc, em đứng đầu lên gắn trở về vị
trí, tiếp đén em thứ 2… cho đến em cuối cùng.
Đáp án:

+ Bạn ơi lắng nghe – Dân ca Ba Na
+ Ru em – Dân ca Xê Đăng
+ Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa
+ Cị lả - Dân ca Bắc bộ
+ Q hương tươi đẹp – Dân ca Nùng

* Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng
Hoạt động 6. Tổng kết hội thi

Người dẫn chương trình tổng kết điểm của BGK của các đội chơi, mời đại
biểu về dự phát biểu ý kiến và trao thưởng cho các đội chơi.
b. Hình thức: “Hái hoa dân chủ”
* Mục đích: Giúp các em học sinh trong toàn liên đội được tham gia. Qua
trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao.
* Cách thức tổ chức:
Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Tìm hiểu sự kiện, âm nhạc, giáo dục
truyền thống, tấm gương tiêu biểu, … từ dễ đến khó phù hợp với lớp và được
gắn vào những bông hoa theo màu sắc khác nhau.
Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức.
(quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời.
* Thời gian tổ chức:
Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong các tiết học Hoạt
động ngồi giờ lên lớp.
* Ví dụ cụ thể:
Tháng 5 với Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu - Tự hào truyền thống Đội.
Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày Thành lập Đội
TNTP Hồ Chí Minh và ngày sinh nhật Bác, tơi triển khai cho các em tham gia
Hái hoa dân chủ theo tổ.
+) Mục đích:
Thơng qua cuộc chơi gúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đội
TNTP Hồ Chí Minh. Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các anh hùng
nhỏ tuổi. Từ đó các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành Đội viên tốt,
cháu ngoan Bác Hồ.
+) Chuẩn bị:
+ Giấy màu cắt thành hoa.
14


+ Trang trí cây hoa.

+ Đàn
Hoạt động 1. Giới thiệu trò chơi
Hoạt động 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo
Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc,
Hoạt động 3. Giới thiệu luật chơi
Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức.
(quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời.
Hoạt động 4. Chơi trò chơi
Câu 1: Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng năm
nào?
Đáp án: (15/5/1941).
Câu 2: Em hãy cho biết người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí
Minh?
Đáp án: (Nơng Văn Dền hay còn gọi là Kim Đồng).
Câu 3: Em hãy điền 2 từ còn lại vào câu thơ sau:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương …”
Đáp án: (Nhi đồng)
Câu 4: Em hãy nghe 1 đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. Em thể
hiện bài hát cho các bạn cùng nghe.
(Giáo viên nhạc đánh bài: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”)
Đáp án: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”
Câu 5: Với 2 câu thơ sau, em hãy đoán xem tên người anh hùng nhỏ tuổi này
là ai?
“Giữa rừng Việt Bắc chiến khu
Ai làm liên lạc giấu thư tài tình”
Đáp án: Anh Kim Đồng.
Câu 6: Thật dũng cảm, mưu trí, gan dạ khi một mình đốt kho xăng của
địch. Anh là ngọn đuốc sống của Thành phố mang tên Bác. Em cho biết tên anh
là gì?

Đáp án: (Anh Lê Văn Tám).
Câu 7: Em hãy hát bài: “Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh” sáng tác
của nhạc sĩ Phong Nhã.
15


Câu 8: Em hãy cho biết Anh Kim Đồng hi sinh trong hồn cảnh nào?
Đáp án: (Tóm tắt: Một lần đi liên lạc, anh phát hiện ổ phục kích của
địch gần nơi có bộ đội của ta. Vì sợ chúng phát hiện nên anh đã đánh lạc
hướng để bọn chúng nổ súng về phía mình, nghe tiếng súng bộ đội ta đã trốn
thoát nhưng anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh, lúc đó anh vừa trịn 14
tuổi).
Câu 9: Em hãy cho biết tên người anh hùng đã hi sinh thân mình cứu hai
em nhỏ giữa làn bom đạn của địch?
Đáp án: (Anh Nguyễn Bá Ngọc).
Câu 10: Em hãy nêu những lần đổi tên của Đội?
Đáp án: (Năm 1941: Đội mang tên Đội Nhi đồng cứu quốc.
Năm 1952: Đội mang tên Đội Thiếu nhi tháng Tám
Năm 1956: Đội mang tên Đội TNTP.
Năm 1970 đến nay: Đội mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh).
Hoạt động 5. Tổng kết hội thi
kiến.

Người dẫn chương trình tổng kết trị chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý
c. Hình thức: “Trị chơi ơ chữ”

* Mục đích: Đây là hình thức ln thu hút các em tham gia nhiệt tình
nhất. Ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ơ chữ kỳ diệu
theo từng chủ điểm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đốn khi
tìm tiếng, tìm từ. Từ đó các em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức

trong học tập.
* Cách thức tổ chức:
- Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
- Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khố.
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần
thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy…) tìm ra chìa khố (hay từ
hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở.
* Thời gian tổ chức:
Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong các tiết học Hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
*Đồ dùng phục vụ:

16


Bảng di động được kẻ ô sẵn theo nội dung câu hỏi hàng ngang và hàng
dọc, phấn màu để điền chữ (phấn mầu trắng hàng ngang, phấn màu đỏ chữ hàng
dọc)
* Ví dụ cụ thể:
Tháng 3 với chủ điểm: “Mẹ và cơ”.
+) Mục đích: Giúp các em hiểu được ý nghĩa của Ngày Quốc tế phụ nữ.
+) Chuẩn bị:
* Bảng di động
* Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
* Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
* Ảnh chụp: mẹ và cơ.
Hoạt động 1. Giới thiệu chương trình
Hoạt động 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo
Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc,
Hoạt động 3. Giới thiệu luật chơi

- Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
- Đốn từ hàng ngang tìm từ chìa khố.
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần
thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy…) tìm ra chìa khố (hay từ
hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở.
Hoạt động 4. Chơi trị chơi
* Ơ chữ:
(2)

(6)

(1)

I

Q

C

A

U

V

O

(3)

H


O

N

G

(4)

C

O

C

(5)

T

A

U

E

(7)

P

H


N

G

O

Q

U

A

H

U

O

N

G

A

N

G
C


H

A

(8)

C

H

I

H

(9)

T

R

A

U

(10)

N

G


O

G

U

O

M

(11)

N

17


*Gợi ý tìm từ
Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 2 chữ cái): Cách gọi tắt chỉ số thông minh?
IQ  xuất hiện chữ Q
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): hiện tượng thường xuất hiện sau các
trận mưa?
CẦU VỒNG  xuất hiện chữ U
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 4 chữ cái): Lồi hoa được mệnh danh là
nữ hồng các lồi hoa?
HỒNG  xuất hiện chữ Ơ
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 3 chữ cái): Đây là con vật được dân gian
mệnh danh là “Cậu ơng trời”?
CĨC  xuất hiện chữ C
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là vị thần cai quản việc bếp

núc trong mỗi gia đình?
TÁO QUÂN  xuất hiện chữ T
Hàng ngang thứ 6: (Từ gồm 3 chữ cái): Đây là cố đô gắn liền với triều
nhà Nguyễn?
HUẾ  xuất hiện Ê
Hàng ngang thứ 7: (Từ gồm 6 chữ cái): Nhân vật rất thích chiếc quạt mo
của Bờm?
PHÚ ƠNG  xuất hiện chữ P
Hàng ngang thứ 8: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên gọi mặt trăng mà dân gian
hay dùng?
CHỊ HẰNG  xuất hiện H
Cuội?

Hàng ngang thứ 9: (Từ gồm 4 chữ cái): Con vật này gắn liền với chú
TRÂU  xuất hiện U

Hàng ngang thứ 10: (Từ gồm 5 chữ cái): Đây là một làng hoa nổi tiếng ở
Hà Nội?
NGỌC HÀ  xuất hiện N
Hàng ngang thứ 11: (Từ gồm 4 chữ cái): Đây là tên một hồ gắn liền với
truyền thuyết vua Lê Lợi
GƯƠM xuất hiện Ư
Cụm từ hàng dọc xuất hiện: QUỐC TẾ PHỤ NỮ
18


Hoạt động 5. Tổng kết hội thi
kiến.

Người dẫn chương trình tổng kết tròchơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý

d. Hình thức: “Rung chng vàng”
* Mục đích:
- Nhằm tạo sân chơi cho học sinh bớt căng thẳng trong những giờ học.

- Nhằm ghi nhận những kiến thức mà các em đã có được trong mọi lĩnh
vực xã hội, đồng thời bổ sung những kiến thức các em còn thiếu.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, từ đó nâng cao vốn hiểu biết của
mình.
- Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập của các em.
- Phát huy vai trò làm chủ trong hoạt động, phát huy quyền được tham
gia, trên cơ sở đó phát triển lịng nhân ái, tình bạn bè và sự giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập.
- Rèn luyện, phát triển các kỹ năng cơ bản (hoạt động tập thể, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng nhận thức và kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể, …).
- Mỗi một chương trình kỉ niệm các ngày lễ lớn tổ chức thi “Rung chuông
vàng" cho một khối từ lớp 3 trở lên (có thể khơng giới hạn số lượng thí sinh thi)
- Tạo tiền đề cho những cuộc thi của các em lớp 1,2
* Cách thức tổ chức:
- Thí sinh sẽ nghe MC chương trình đọc câu hỏi và ghi câu trả lời vào
bảng những đáp án hoặc câu trả lời đúng nhất trong thời gian 30 giây sau đó úp
bảng xuống. Khi nghe tiếng chng báo hết giờ, thí sinh phải giơ bảng lên.
Những thí sinh nào trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và tự rác đi ra ngồi.
Chúng ta có 3 vịng thi chính thức và 1 câu hỏi đặc biệt để chon ra ngời
thắng cuộc: Vòng 1 (từ câu 1 đến câu 10); Vòng 2 (từ câu 11 đến câu 15); Vịng
3 (từ câu 16 đến câu 19)
Thí sinh không trả lời được từ câu 1 đến câu 10 ( vịng 1 ) sẽ bị loại mà
khơng có phần thưởng.
Thí sinh cịn lại trên sàn thi đấu sau câu 10 sẽ được thưởng ( tùy điều kiện
thực tế có thể thưởng vở hoặc các giá trị cao hơn).
Các thí sinh còn lại sau vòng 1 sẽ được tham gia tiếp các câu hỏi ở vòng 2

từ câu 11 đến câu 15. Sau câu 15, thí sinh nào cịn lại trên sàn thi đấu sẽ được
phần thưởng gấp đơi vịng 1.

19


Các thí sinh cịn lại sau câu hỏi 15 sẽ đi tiếp vào vịng 3 của chương trình
để trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 19
Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 19 sẽ được thưởng gấp đơi số
phần thưởng vịng 2 và được tham dự phần câu hỏi 20 là câu hỏi lựa chọn một
lĩnh vực mình u thích.
Bạn nào trả lời được câu hỏi này sẽ được trở thành người chiến thắng
trong cuộc thi này và được Hiệu trưởng tặng giấy khen kèm theo phần thưởng
gấp đơi phần thưởng vịng 3 của chương trình.
* Thời gian tổ chức:
Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong các tiết học Hoạt
động ngồi giờ lên lớp.
HỘI THI “RUNG CHNG VÀNG”
Hoạt động 1. Giới thiệu 3 đội chơi.
Hoạt động 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo
Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc,
Hoạt động 3. Giới thiệu luật chơi
- Sẽ có ít nhất 20 câu hỏi ở mọi lĩnh vực bao gồm câu trắc nghiệm và câu
hỏi tự luận.
- Thí sinh sẽ nghe MC chương trình đọc câu hỏi và ghi câu trả lời vào
bảng những đáp án hoặc câu trả lời đúng nhất trong thời gian 30 giây sau đó úp
bảng xuống. Khi nghe tiếng chng báo hết giờ, thí sinh phải giơ bảng lên.
Những thí sinh nào trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và tự rác đi ra ngồi.
Chúng ta có 3 vịng thi chính thức và 1 câu hỏi đặc biệt để chon ra ngời
thắng cuộc: Vòng 1 (từ câu 1 đến câu 10); Vòng 2 (từ câu 11 đến câu 15); Vịng

3 (từ câu 16 đến câu 19)
Thí sinh khơng trả lời được từ câu 1 đến câu 10 ( vịng 1 ) sẽ bị loại mà
khơng có phần thưởng.
Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 10 sẽ được thưởng ( tùy điều kiện
thực tế có thể thưởng vở hoặc các giá trị cao hơn).
Các thí sinh còn lại sau vòng 1 sẽ được tham gia tiếp các câu hỏi ở vòng 2
từ câu 11 đến câu 15. Sau câu 15, thí sinh nào cịn lại trên sàn thi đấu sẽ được
phần thưởng gấp đơi vịng 1.
Các thí sinh cịn lại sau câu hỏi 15 sẽ đi tiếp vào vịng 3 của chương trình
để trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 19

20


Thí sinh cịn lại trên sàn thi đấu sau câu 19 sẽ được thưởng gấp đơi số phần
thưởng vịng 2 và được tham dự phần câu hỏi 20 là câu hỏi lựa chọn một lĩnh
vực mình u thích.
Bạn nào trả lời được câu hỏi này sẽ được trở thành người chiến thắng trong
cuộc thi này và được Hiệu trưởng tặng giấy khen kèm theo phần thưởng gấp đơi
phần thưởng vịng 3 của chương trình.
Hoạt động 4. Phần thi dành cho khán giả
Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi về một nhân vật, sự
kiện lịch sử, sau mỗi câu hỏi đặt ra các cổ động viên được quyền giơ tay trả lời
câu hỏi. Nếu trả lời đúng được thưởng những phần thưởng có ý nghĩa thiết thực.
Hoạt động 5. Phần cứu trợ
Khi thấy trên sân khấu số lượng thí sinh q ít, các thầy cơ sẽ giơ phao cứu
trợ để cứu các em vào sân thi tiếp. Luật chơi như thế nào sẽ được ban tổ chức
đưa ra.
Hoạt động 6. Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch cuộc thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi, triển khai nội

dung, thể lệ thi đến từng tổ trong lớp.
Câu hỏi trong chương trình “Rung chng vàng”
CÂU HỎI RUNG CHNG VÀNG KHỐI 5 – 2018
Câu 1: Câu văn: “Ơng tơi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.” thuộc kiểu
câu nào dưới đây?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
Đáp án: a
Câu 2: Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường
máu?
a. Sốt xuất huyết
b. Sốt rét.
c. Viêm não.
d. HIV/AIDS
Đáp án: d
Câu 3: Đường Trường Sơn cịn có tên gọi khác là:
a. Đường Hồ Chí Minh trên biển
b. Đường số 1
21


c. Đường Hồ Chí Minh
d. Đường Hồ Chí Minh trên khơng
Đáp án: c
Câu 4: Có một đàn vừa trâu, vừa bò, vừa ngựa đang ăn cỏ. Số trâu
1
1
đàn, số ngựa chiếm
đàn. Hỏi số bò bằng mấy phần của cả

chiếm
3
2
đàn?
1
a. đàn
6
5
đàn
b.
6
2
c.
đàn
5
Đáp án: b
Câu 5: Chủ ngữ trong câu Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn
trên bãi cỏ là:
a. Những chú gà
b. Những chú gà nhỏ
c. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ
Đáp án: c
Câu 6: Câu thành ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm giúp đỡ
người khác?
a. Nói lời phải giữ lấy lời.
b. Lá lành đùm lá rách.
c. Ăn quả nhớ người trồng cây .
Đáp án: b
Câu 7: Giữa hai số tự nhiên có 10 số tự nhiên khác. Vậy hiệu hai số đó
bằng:

a. 11
b. 10
c. 8
d. 5
Đáp án: a
Câu 8: Bài hát “Reo vang bình minh” là của tác giả nào?
22


a. Huy Trân
b. Phan Huỳnh Điểu
c. Lưu Hữu Phước
Đáp án: c
Câu 9: Số lớn nhất có 5 chữ số là:
a. 90000
b. 99999
c. 100000
Đáp án: b
Câu 10: Là một học sinh tích cực tham gia việc lớp việc trường, em sẽ
làm gì trong các hoạt động dưới đây?
a. Đi học đầy đủ, đúng giờ.
b. Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức.
c. Cả hai ý trên.
Đáp án: b
Câu 11: Tuổi dậy thì của con gái được tính từ:
a. 10 đến 13 tuổi
b. 10 đến 15 tuổi
c. 13 đến 17 tuổi
Đáp án: b
Câu 12: Trong một gia đình gồm có: Ơng bà, bố mẹ, anh chị em cùng

chung sống thì gia đình đó có mấy thế hệ?
a. 5 thế hệ
b. 4 thế hệ
c. 3 thế hệ.
Đáp án: c
Câu 13: Câu văn “Những cánh hoa mỉm cười chào đón bình minh”, sự
vật nào được nhân hóa?
a. những cánh hoa
b. mỉm cười
c. bình minh.
Đáp án: a
Câu 14: Khi thấy bạn bè chơi những trò chơi nguy hiểm, em sẽ làm gì?
23


a. Chơi cùng bạn.
b. Không chơi và khuyên bạn không nên chơi những trị chơi đó.
c. Mách thầy cơ giáo.
Đáp án: b
Câu 15: Các đồ vật làm bằng đất sét nung được gọi là gì?
a. Đồ gốm.
b. Đất sét.
c. Đồ sành
d. Đồ sứ
Đáp án: a
Câu 16: Câu văn: “Mẹ em rất hiền và luôn lo lắng cho chúng em” thuộc
kiểu câu nào sau đây?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?

Đáp án: b
Câu 17: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nông nghiệp?
a. Buôn bán.
b. Nuôi trồng thủy sản.
c. Trồng trọt.
Đáp án: a
Câu 18: Câu thơ “Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.” Sự vật nào
được so sánh với nhau?
a. Tàu dừa với chiếc lược.
b. Tàu dừa với mây xanh.
c. Chiếc lược với mây xanh.
Đáp án: a
Câu 19: Từ không đồng nghĩa với từ “xây dựng” là:
a. kiến thiết
b. kiến tạo
c. kiến nghị
Đáp án: c
Câu 20: Trong một năm, những tháng nào có 31 ngày?
24


×