Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ giai đoạn 2014 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.81 KB, 87 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở, nền tảng cho sự hình
thành, tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; là nơi cư ngụ, sinh tồn và
phát triển của con người từ khi xuất hiện; đất đai là trung tâm của các mối quan
hệ xã hội xong cũng từ đất đai đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa con người
với con người, giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia, dân tộc với nhau.
Mỗi con người khi sinh ra đều phải cần đến đất làm nơi ở, làm cơ sở, tư liệu
phát triển kinh tế phục vụ đời sống và khi chết đi lại trở về trong lòng đất.
Ngày nay với sự phát triển của dân số thế giới và sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế, đất đai càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc
và mỗi con người nó ln gắn với cuộc sống, với lao động của con người nên
có vai trị hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Xong đất đai chỉ phát huy tác
dụng dưới sự tác động tích cực, thường xuyên của con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai đối với sự phát triển của cả
quốc gia nói chung và của mỗi người dân nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn
coi trọng vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai, coi công tác quản lý đất đai là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, vì những tính chất
đặc biệt và giá trị không thể thay thế của đất đai mà công tác quản lý Nhà
nước về đất đai của chúng ta hiện nay vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, đất đai ln là vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều mâu
thuẫn, bức xúc trong nhân dân do những bất cập trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai gây ra, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trong thực tế
hiện nay cịn khơng ít các địa phương, đơn vị buông lỏng công tác quản lý đất
đai, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước
về đất đai chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình. Việc thực hiện pháp luật
về đất đai của một bộ phận cán bộ công chức và của người sử dụng đất chưa
tốt do vậy đã để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý, sử



2

dụng đất như: sử dụng đất khơng đúng mục đích được giao; lấn, chiếm đất đai;
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép; giao đất, cho thuê đất không
đúng thẩm quyền, … dẫn đến các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp
liên quan đến đất đai; khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai ngày càng nhiều
và phức tạp. Ở nhiều địa phương, do lượng đơn thư nhiều, chính quyền khơng
quan tâm giải quyết triệt để, khơng bố trí đủ nhân lực thực hiện cơng tác giải
quyết đơn thư hoặc do năng lực của một bộ phận cán bộ chuyên môn chưa đáp
ứng yêu cầu công tác giải quyết đơn thư đã dẫn đến việc giải quyết đơn thư
kéo dài, tồn đọng đơn đã gây nên những bức xúc trong nhân dân, tạo thành các
điểm nóng gây mất an ninh trật tự tác động xấu đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội của địa phương, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chính
quyền trong việc thực hiện pháp luật và làm giảm vai trị của chính quyền
trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh
Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ 12km.
Phù Ninh là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Việt Trì, có đường cao tốc Nội Bài
– Lào Cai, quốc lộ 2 và các tuyến đường tỉnh lộ đi qua. Vị trí của huyện có lợi
thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường,
giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư, trong những năm gần đây cùng với
q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa của cả nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói
riêng, huyện Phù Ninh cũng là một vùng trọng điểm của tỉnh Phú Thọ. Xong
cũng từ các nguyên nhân trên đã dẫn đến lượng đơn thư khiếu nại, Tố cáo về
đất đai trên địa bàn huyện khá cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa Sau đại học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của
Giáo sư Tiến sỹ Đặng Văn Minh, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư Khiếu nại, Tố cáo về

đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018”.


3

2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất
đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018

- Đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao
hiệu quả công tác, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đẩt đai thực hiện trên
địa bàn huyện trong thời gian tới.


4

3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật Khiếu nại năm
2011, Luật Tố cáo năm 2011; các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên và
các văn bản pháp luật khác có liên, vận dụng chính xác các quy định trong công
tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai.

- Khi đưa ra số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và có nguồn.
- Nêu rõ các biện pháp khắc phục cụ thể, đưa ra kiến nghị và đề xuất phải
có tính khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của
địa phương.


- Tổng hợp được kết quả giải quyết đơn thư Khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018.

4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Góp phần làm sáng tỏ các quan điểm và cơ sở lý luận về công tác giải
quyết đơn thư Khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ
- Ý nghĩa trong thực tiễn:

+ Đánh giá thực trạng và những kết quả trong công tác tiếp dân, xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2014 – 2018.

+ Đề xuất các phương án tối ưu nhất trong công tác tiếp dân, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, từ đó
giúp Chủ tịch UBND huyện, các cơ quan chun mơn thuộc huyện và đặc biệt
những người đang được giao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
của địa phương vận dụng để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo về
đất đai, góp phần ổn định chính trị và tình hình xã hội của địa phương.

+ Giúp người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất
đai theo đúng quy định của pháp luật.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học, pháp lý của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

1.1.1. Cơ sở khoa học
- Khái niệm khiếu nại
Theo khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011 thì Khiếu nại là việc công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy
định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Được quy định từ Điều 17 đến Điều
26 của Luật Khiếu nại năm 2011;
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thị trấn và Thủ
trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, huyện thuộc tỉnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, huyện trực
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người
có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại
hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.


6

* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương:

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ
trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và
cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần
đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của
mình.
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan
ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ:
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Bộ trưởng:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của


7


Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết khiếu
nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ,
ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết
thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải
quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:
Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân,
cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có
thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách
nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra,
xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao. Giúp thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan
thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ
chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến


8


nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm,
xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Lãnh đạo cơng tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Xử lý các kiến nghị của Tổng
thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này. Chỉ đạo, xử lý
tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại: Theo
Điều 12 và Điều 13 của Luật Khiếu nại năm 2011:

- Khái niệm khiếu nại về đất đai
Có thể hiểu khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức
theo quy định của Luật Khiếu nại và Luật Đất đai đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính hay hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai khi có
căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Giải quyết khiếu nại về đất đai
Việc giải quyết khiếu nại về đất đai theo quy định tại Điều 204 Luật Đất
đai năm 2013. Cũng như việc giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu
nại về đất đai là hoạt động xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của
người có thẩm quyền đối với việc khiếu nại các quyết định hành chính, hành

vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong việc quản lý đất
đai. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng
đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành

chính về quản lý đất đai.

- Trình tự giải quyết khiếu nại: Theo Khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai


9

năm 2013 thì trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành
vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Cụ
thể:
Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp
được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại năm 2011, người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho
người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến
và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải
quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: không quá 30 ngày, kể từ ngày
thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng
khơng q 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì
thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng khơng q 60
ngày, kể từ ngày thụ lý.
Xác minh nội dung khiếu nại:

* Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại năm 2011,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của
người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết
định giải quyết khiếu nại ngay;

+ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến
hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà
nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi
chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến
nghị giải quyết khiếu nại.


10

* Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thơng qua
các hình thức sau đây:
+ Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
+ Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu
nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

* Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;

+ Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan;

+ Trưng cầu giám định;
+ Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của
pháp luật;


+ Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
quả xác minh.
* Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:

+ Đối tượng xác minh; Thời gian tiến hành xác minh; Người tiến hành
xác minh; Nội dung xác minh; Kết quả xác minh; Kết luận và kiến nghị nội
dung giải quyết khiếu nại.
* Tổ chức đối thoại:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người
khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải
quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người
có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan


11

để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết
khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
- Khái niệm tố cáo
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011 thì Tố cáo là việc
công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.

- Thẩm quyền giải quyết tố cáo
+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định trên nguyên tắc sau:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ
quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ,
công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, cơng chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố
tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.


12

+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ trong cơ quan hành chính
nhà nước:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chun
mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện
trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp

luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, cơng
chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, cơng chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp.
Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý
cán bộ, cơng chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, cơng chức
do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.


13

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc
cơ quan ngang Bộ và cán bộ, cơng chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng,
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán
bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, cơng chức trong cơ quan khác của Nhà

nước:
Chánh án Tịa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp
có thẩm quyền:
Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết tố cáo hành

vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Chánh án, Phó
Chánh án Tịa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Tổng Kiểm tốn Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Kiểm tốn trưởng,
Phó Kiểm tốn trưởng Kiểm tốn Nhà nước chun ngành, Kiểm tốn Nhà
nước khu vực và cơng chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chun ngành, Kiểm tốn Nhà
nước khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơng chức do mình bổ nhiệm, quản lý
trực tiếp.


14

Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơng
chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình
quản lý.

+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập có thẩm quyền giải quyết tố
cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên
chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp cơng
lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.

+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội
Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.

+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được
giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức:

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực
hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, cơng chức, viên chức có thẩm
quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực
hiện nhiệm vụ, cơng vụ.


15

+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý nhà trước trong các lĩnh vực
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội
dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó
có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành

vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều
cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải
quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một
cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của
nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo: Được quy
định tại Điều 9, 10 của Luật Tố cáo năm 2011.
- Khái niệm tố cáo về đất đai
Có thể hiểu tố cáo về đất đai là việc công dân theo quy định của Luật
Tố cáo và Luật Đất đai báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết

về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức về đất đai.
- Giải quyết tố cáo về đất đai
Theo quy định tại Điều 205 Luật Đất đai năm 2013 thì Cá nhân có quyền
tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo
đối với hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định


16

của pháp luật về tố cáo. Tức là cũng tiến hành xác minh, kết luận, quyết định xử

lý tố cáo và thẩm quyền cũng được quy định như trường hợp giải quyết tố cáo
nói chung. Tuy nhiên, giải quyết tố cáo về đất đai thường phức tạp, kéo dài do
hồ sơ, tài liệu có liên quan thường nằm ở nhiều cơ quan, trải qua nhiều năm và
hơn nữa là vì giá trị của đất đai ngày càng lớn.
- Trình tự giải quyết tố cáo được quy định trong Luật Tố cáo năm
2011, như sau

+ Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây: Tiếp nhận,
xử lý thông tin tố cáo; Xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; Xử
lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết
định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

+ Hình thức tố cáo:
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi
rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo.
Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người
cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố
cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện
cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng
dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng
văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản,
trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Tố cáo 2011.
Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn
người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
+ Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo:


17


Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân
loại và xử lý như sau:
Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ
của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo,
đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu
cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm
tra, xác minh có thể dài hơn nhưng khơng q 15 ngày;
Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải
chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và
thơng báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố
cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

+ Người có thẩm quyền khơng thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường
hợp sau đây:
Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo khơng
cung cấp thơng tin, tình tiết mới;
Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp
khơng có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ
điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

+ Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi
bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách
nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ
quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của
pháp luật.



18

+ Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi
ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của cơng dân thì cơ quan, tổ chức
nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay
cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành

vi vi phạm.
- Thời hạn giải quyết tố cáo:
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo;
đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải
quyết tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ
việc phức tạp thì khơng q 60 ngày.
- Xác minh nội dung tố cáo:
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh
tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung
tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng
văn bản, trong đó có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm giao xác minh;
Tên, địa chỉ của người bị tố cáo; Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
Nội dung cần xác minh; Thời gian tiến hành xác minh; Quyền hạn và trách
nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để
thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu
thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản,
được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều

kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính
đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Việc giải trình của người bị


19

tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố
cáo và người bị tố cáo.
Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo
quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1,điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11 của
Luật Tố cáo năm 2011,
- Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết
quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết
tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau đây: Kết quả xác minh
nội dung tố cáo; kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định
trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một
phần; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (nếu có).
- Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử
lý như sau:
Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thơng báo bằng văn bản cho người bị tố
cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp
của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra,
đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực

hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của
pháp luật;


20

Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì
chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm
quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Gửi kết luận nội dung tố cáo
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố
cáo. Việc gửi văn bản đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ
bí mật nhà nước.
Trong trường hợp người tố cáo có u cầu thơng báo kết quả giải quyết
tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thơng báo bằng văn bản về kết quả giải
quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ
kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc
bí mật nhà nước.
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan
thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp.

* Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ
thể, có cơ sở để xử lý ngay.
+ Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong
các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì
việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo. Trường hợp tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người tiếp nhận
tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố

cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết
để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp
luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thơng tin về người tố cáo được thực hiện
trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành
vi bị tố cáo;


21

Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm
quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Hồ sơ vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1.1.2. Cơ sở pháp lý

- Hiến pháp 2013;
- Luật Khiếu nại 2011; Luật Tố cáo 2011;
- Luật Thanh tra năm 2010;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Tiếp công dân năm 2013;
- Đảng cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia;

- Chỉ thị số 35/-CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại;


- Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định về giá đất;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính
phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định, quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai;

- Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính

Commented [A1]: Sắp xếp theo loại văn bản theo Hiến
pháp và Luật , NĐ, thông tư


22

phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo;


- Thông tư số 04/2013/TT-TTCP ngày 29/72013 của Thanh tra Chính
phủ quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp
luật về khiếu nại;

- Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29/72013 của Thanh tra Chính
phủ quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp
luật tố cáo;

- Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính
phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo;

- Thơng tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính
phủ quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;

- Thơng tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ
Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;

- Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 về việc việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thơng tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của
Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;

- Lương Đức Cường - Cẩm nang tra cứu pháp luật về khiếu nại, tố cáo
– NXB Chính trị Quốc gia;

- Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh
Phú Thọ về ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

- Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh
Phú Thọ về ban hành Quy chế giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
1.2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam

1.2.1. Tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
1. + Về tiếp công dân: Từ năm 2014 đến năm 2018, các cơ quan hành chính


23

đã tiếp 1.561.974 lượt công dân với 876.379 vụ việc, có 19.943 đồn
đơng người. (Thanh tra Chính phủ, 2016)

+ Về tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Từ năm 2014 đến
năm 2018 các cơ quan hành chính đã tiếp nhận 1.038.005 đơn thư. Trong đó
đơn thư khiếu nại, tố cáo là 328.972 đơn, với 132.321 vụ việc thuộc thẩm
quyền. Đã giải quyết được 114.174/132.321 đơn thư khiếu nại, tố cáo đạt tỷ lệ
86,29%.
Nội dung các vụ việc khiếu nại hành chính chủ yếu liên quan đến đất đai:
khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng (địi
nâng giá bồi thường đất đai bị thu hồi, bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ
trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, giao đất sản xuất khi Nhà nước thu
hồi đất); khiếu nại đòi lại đất cũ trước đây đưa vào tập đồn sản xuất, nơng lâm
trường; khiếu nại đòi lại đất trước đây cho mượn, cho thuê; khiếu nại tranh chấp
đất đai trong nhân dân; khiếu nại liên quan việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Ngoài ra có khơng ít khiếu nại địi nhà cho th, cho mượn, cho ở
nhờ; đòi lại nhà thuộc diện cải tạo; đòi lại tài sản bị chiếm đoạt; khiếu nại của
các tổ chức, tín đồ tơn giáo địi lại đất đai, cơ sở thờ tự, tài sản của tôn giáo;
khiếu nại về chính sách xã hội; khiếu nại về kỷ luật hành chính đối với cán bộ,
cơng chức; khiếu nại về xử phạt vi phạm hành chính.... Nội dung tố cáo trong
lĩnh vực hành chính chủ yếu là tố cáo cán bộ, cơng chức lãng phí, tiêu cực,
tham nhũng, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, mua
sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội. Bên
cạnh đó, có một số tố cáo cán bộ, cơng chức bao che cán bộ vi phạm; không

giải quyết hoặc giải quyết chậm trễ, thiếu khách quan các khiếu nại, tố cáo của
công dân; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức đơn vị và trong nhân dân. (Thanh tra Chính phủ, 2016)


24

1.2.2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính
Phân tích từ kết quả giải quyết 114.174 vụ việc khiếu nại, tố cáo cho thấy

- Trong 84.356 vụ việc khiếu nại thì có 12.590 khiếu nại đúng (14,92%);
56.222 khiếu nại sai (66,65%); 15.544 khiếu nại có đúng, có sai (18,43%).

- Trong 29.818 vụ việc tố cáo thì có 10.342 tố cáo đúng (34,68%); 9.507
tố cáo sai (31,88%); 9.969 tố cáo có đúng, có sai (33,43%).
Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả
lại cho tập thể, công dân 612 tỷ đồng, 506 ha đất; kiến nghị xử lý vi phạm hành
chính 1.804 người, chuyển cơ quan điều tra 53 vụ, 44 người. (Thanh tra Chính
phủ, 2016)
1.3. Những nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Theo Đinh Văn Minh (2017), cho thấy: việc thu hồi đất, nhất là đất nơng
nghiệp là cơng việc khó khăn, phức tạp, đặc biệt khi đã nảy sinh khiếu kiện, địi
hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hết sức thận trọng, bao gồm cả
trước, trong quá trình thu hồi đất và kể cả những vấn đề hậu thu hồi đất. Mặc dù
vậy, cần nhận thức rằng việc nảy sinh các khiếu kiện, thậm chí là khiếu kiện
gay gắt trong q trình thu hồi đất là điều khơng thể tránh khỏi và đòi hỏi ý
thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tốt các
khiếu nại, bảo đảm lợi ích của người dân góp phần giữ vững ổn định xã hội,
điều kiện quan trọng cho sự phát triển đất nước. Tổng kết công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo cho thấy, tỷ lệ rất lớn các vụ khiếu nại, tố cáo xảy ra trong lĩnh

vực đất đai, đặc biệt là thu hồi đất đai. Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện cơ chế chính sách pháp luật, xin nêu ra một số giải pháp trong quá trình tổ
chức thực hiện để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực này.
Một là, nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, giảm bớt khiếu nại tiếp về đất
đai. Hai là, tăng cường đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về thu hồi
đất. Ba là, tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội, đặc biệt là
sự tham gia của Hội nông dân;


25

mở rộng sự tham gia của luật sư và các tổ chức, cá nhân khác trong việc tư vấn
cho người khiếu nại. Bốn là, đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm việc giải quyết
khiếu nại của các ngành các cấp, thực hiện phương châm giải quyết các tranh
chấp hành chính từ cơ sở tránh vượt cấp lên Trung ương. Năm là, tổng kết và
rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện chủ trương giải quyết các vụ
khiếu nại phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP và 2100/KH-TTCP.
Nghiên cứu việc xem xét, giải quyết lại các quyết định giải quyết khiếu nại về
đất đai đã có hiệu lực pháp luật. Sáu là, chuyển việc giải quyết các khiếu nại về
đất đai nói chung và về thu hồi đất nói riêng sang cơ chế giải quyết khiếu kiện
hành chính tại Tòa án nhân dân.
Thanh tra Bộ TN&MT cho biết, năm 2016, trên cơ sở tổng hợp báo cáo
của các đơn vị thuộc và 59 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh huyện tính
đến ngày 31/01/2017, tồn ngành đã triển khai 2.017 cuộc thanh tra, kiểm tra,
trong đó có 44 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và 1.973 cuộc thanh tra,
kiểm tra đối với 7.975 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý
2.896 tổ chức, cá nhân có vi phạm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính đối với
1.497 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 93 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân
sách Nhà nước trên 15 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 5.948 ha đất, 37 Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đối với 3

tổ chức.
Về thanh tra trách nhiệm, toàn ngành đã thực hiện 37 cuộc thanh tra,
kiểm tra đối với 73 đơn vị năm 2016, trong đó Bộ đã thực hiện 6 cuộc thanh tra
trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của UBND 6 tỉnh,
huyện; các Sở đã tiến hành 31 cuộc đối với 67 đơn vị. Kết quả thanh tra đã phát
hiện 71% số đơn vị có sai phạm, đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 29
đơn vị với tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng, kiến nghị truy thu số tiền 77 triệu đồng.


×