Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 -2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.72 KB, 64 trang )







ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





MÔNG THỊ YẾN



Tên đề tài:
“Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 -2013”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá học : 2012 - 2014







Thái Nguyên, năm 2014








ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





MÔNG THỊ YẾN



Tên đề tài:
“Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 -2013”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá học : 2012 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lương Văn Hinh
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên






Thái Nguyên, năm 2014






LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”.
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại
trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai
đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung và
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Quản lý Tài Nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học
tập và rèn luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Phục Hòa, các cán bộ, nhân viên đang công tác tại phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Phục Hòa đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lương
Văn Hinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở
bên cạnh khích lệ, động viện em trong suốt quá trình học tập và thời gian em
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập và làm chuyên đề, em đã cố gắng hết mình nhưng
do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề này chắc chẵn
sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Mông Thị Yến





MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 3
1.1. Đặt vấn đề 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Mục đích nghiên cứu 4
1.4. Yêu cầu của đề tài 4
1.5. Ý nghĩa của đề tài 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1.1. Cở sở khoa học 5
2.1.2. Một số căn cứ pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai 5
2.2. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 6
2.2.1 Khái niệm tranh chấp về đất đai 6
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 8
2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai 9
2.2.4. Khái niệm về khiếu nại về đất đai 11
2.2.5. Khái niệm về Tố cáo về đất đai 14
2.3. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở Việt Nam 16
2.3.1. Ở một số tỉnh của nước ta 16
2.4.2. Ở tỉnh Cao Bằng 19
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phục hòa 21
3.3.2. Tình hình sử dụng đất tại huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 21
3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn huyện Phục Hòa giai đoạn 2011 - 2013 21




3.3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa trong thời gian tới. 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu 22
3.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu 22
3.4.3. Phương pháp so sánh 22
3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu 22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 30
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 31
4.2.1. Thực trạng bộ máy tổ chức cán bộ ngành TN&MT huyện Phục Hòa 31
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phục Hòa năm 2011, 2012, 2013 32
4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2013 39
4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân 39
4.3.2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên
địa bàn huyện Phục Hòa giai đoạn 2011-2013 47

4.3.3. Tổng hợp tình hình và kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai toàn Huyện Phục Hòa giai đoạn 2011 - 2013 50
4.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế khó khăn trong công tác giải quyết
tranh chấp khiếu nại tố cáo về đất đai 51
4.3.5. Phương hướng và những giải pháp tăng cường trong công tác giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian tới. 52
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phục Hòa trong
những năm gần đây 26
Bảng 4.2: Số lượng một số vật nuôi chính trên địa bàn huyện 27
Bảng 4.3: Phân bố dân cư năm 2013 theo đơn vị hành chính 29
Bảng 4.4: Thực trạng cán bộ ngành TN&MT huyện Phục Hòa 31
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phục Hòa năm 2011 33
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phục Hòa năm 2012 35
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phục Hòa năm 2013 37
Bảng 4.8. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn
huyện Phục Hòa giai đoạn 2011 - 2013 40
Bảng 4.9. Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa giai
đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 4.10. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa giai
đoạn 2011 - 2013 43

Bảng 4.11.Tình hình tranh chấp trên địa bàn huyện Phục Hòa giai đoạn 2011-
2013 44
Bảng 4.12. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phục
Hòa giai đoạn 2011 - 2013 44
Bảng 4.13. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phục
Hòa giai đoạn 2011 - 2013 45
Bảng 4.14. Kết quả về nguyên nhân tranh chấp 47
Bảng 4.15. Lý do về nguyên nhân khiếu nại 49
Bảng 4.16. Tổng hợp tình hình và kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai toàn Huyện Phục Hòa giai đoạn 2011 - 2013 50




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân
TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GPMB : Giải phóng mặt bằng
VPĐKQSD : Văn phòng đăng kí quyền sử dụng
QSD : Quyền sử dụng
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
NĐ : Nghị định
CP : Chính phủ
TT : Thông tư
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
QH : Quốc hội
TAND : Tòa án nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân
TTHCS : Trường tiểu học cơ sở
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBTV : Ủy ban thường vụ
MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
TW : Trung ương


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, từ đất đai mà
các yếu tố của sự sống được hình thành và phát triển. Đối với xã hội loài
người, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với một quốc
gia, đất đai là dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, xác định sự thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của đất đai, Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương chính sách phát luật để quản lý chặt
chẽ khai thác có hiệu quả quỹ đất đai, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện trong
quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Thông qua đó đã thu được nhiều thành tựu
quan trọng như: khai thác và sử dụng đất có hiệu quả quỹ đất, phục vụ phát triển
kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện sở hữu toàn dân về đất đai,
từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, điều chỉnh các
mối quan hệ trong quản lý và SDĐ. Tuy nhiên, thực tiễn việc quản lý nhà nước
về đất đai hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ngày càng phức tạp các mối quan hệ về đất đai phát triển đa dạng

và phong phú. Đặc biệt khi đất đai được xác định có giá làm cho căn cứ các loại
thuế thì giá trị của đất đai ngày càng tăng lên, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh
chấp đất đai sảy ra thường xuyên hơn gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân,
làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Do đó việc giải quyết tranh chấp về
đất đai trở nên vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nhiều ngành nhiều cấp quan tâm.
Huyện Phục Hòa nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 60 km về phía
Đông, là một huyện trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng. Trong những
năm gần đây công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao
Bằng đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần vào việc phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Song bên cạnh đó cũng tồn tại khá nhiều khó khăn vướng
mắc trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Đặc biệt là các vụ tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai luôn là vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân đang
gây nhiều khó khăn trong công tác giải quyết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông


2

lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Lương Văn
Hinh, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá công tác giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao
Bằng giai đoạn 2011 -2013”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa
bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng từ đó tìm hiểu được những thuận lợi và khó
khăn cũng như giải pháp khắc phục khiếu nại, tố cáo đất đai ở huyện hiện nay.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh


Cao Bằng

giai đoạn 2011 - 2013.
Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện
thời gian tới.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu, tài liệu thu thập và sử dụng trong đề tài phải chính xác khách
quan trung thực.
- Nắm vững nội dung quản lý và sử dụng đất đai tại Luật đất đai 2003,
cùng nội dung trong các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Các thông tin tài liệu, số liệu thu thập được phải trung thực, chính xác,
khách quan. Đánh giá đúng thực trạng, khoa học, thu được hiệu quả cao nhất.
- Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, có tính khả thi, theo đúng quy định của pháp luật.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Trong quá trình học
tập và nghiên cứu, chủ động, làm quen, năng động sáng tạo gắn kết và củng
cố, vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong Nhà trường vào thực tiễn.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng pháp luật. Hạn chế thấp nhất
các hành vi vi phạm Luật đất đai, phục vụ việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý
trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

trong thời gian tới.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cở sở khoa học
Từ nhiều năm nay tình hình tranh chấp đất đai luôn là vấn đề bức bách.
Sự ra đời Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, và nay là Luật đất đai 2013
cùng với nhiều Nghị định, chỉ thị nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính
sách về đất đai cùng như các chính sách khác để phát triển, đổi mới đất nước
để phù hợp với thực tế về kinh tế - xã hội, chính trị đã và đang phát sinh mâu
thuẫn trong quan hệ đất đai. Các mâu thuẫn đó thể hiện thông qua các vụ
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.“ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các
mâu thuẫn nói trên có thể do lịch sử, các chính sách, chế độ từ trước để lại;
bên cạnh đó Luật đất đai 2003 ban hành, kèm theo nhiều văn bản pháp lý bổ
sung, hướng dẫn thi hành đây là những văn kiện có tính chất pháp lý rất quan
trọng nhằm quy định chế độ quản lý và sử dụng hợp lý hiệu quả nhằm đảm
bảo quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng đất cho những quan hệ phát sinh
trong quá trình và sử dụng đất diễn ra phù hợp hơn với quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, góp phần ổn định xã hội, tăng cường quan hệ sản xuất.
Đồng thời tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ về đất đai trong thời
kì CNH - HĐH, hội nhập nền kinh tế thế giới của đất nước” [5].
“Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là một trong những
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã quy định trong Luật đất đai 1993 và
Luật đất đai 2003. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai có ý
nghĩa là một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai,
là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các
bất đồng mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia
quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm
phục hồi lại các quyền bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý
đối với các hành vi vi phạm pháp Luật Đất đai”[5].

2.1.2. Một số căn cứ pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai
- Căn cứ vào Luật Đất đai 2003.


4

- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai 2003 của Chính phủ.
- Căn cứ Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về qui định xử
phạt hành chính.
- Căn cứ Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2004 về hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về
hướng dẫn thực hiện thi hành Luật Đất đai 2003 của Chính phủ.
- Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998.
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của chính
phủ quy định cấp bổ sung về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
2.2. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
2.2.1 Khái niệm tranh chấp về đất đai
* Khái niệm:
Theo Khoản 26, Điều 4 Luật đất đai 2003 thì, Tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai bên hoặc

nhiều bên trong quan hệ đất đai [13].
Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào
quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất [4].
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai
Theo quy định tại Điều 136 - Luật Đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai
sau khi hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên
đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:


5

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có GCNQSD đất hoặc
có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 của Điều 50 -
Luật Đất đai 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân
dân giải quyết [13].
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSD
đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
của Điều 50 - Luật Đất đai 2003 được giải quyết như sau:
- Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương là quyết định cuối cùng [13].
- Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
giải quyết lấn đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi
trường; quyết định của Bộ trưởng là quyết định giải quyết cuối cùng. (Chính
phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi
hành Luật Đất Đai 2003, Nhà xuất bản chính trị Hà Nội) [2].
- Theo điều 160 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng

dẫn thi hành luật Đất đai 2003 chỉ rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
được quy định như sau:
- Tranh chấp đất đai trong các trường hợp các bên tranh chấp không có
GCNQSD đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1,
2 và 5 - Điều 50 Luật Đất đai 2003 thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ
quan hành chính để được giải quyết [2].
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết
tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan hành chính
nêu trên thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất
đai đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định
giải quyết cuối cùng.


6

- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết
tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ
chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin
giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên & Môi trường là quyết định
cuối cùng [2].
* Trình tự giải quyết tranh chấp
Quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai thực hiện qua các bước sau:
+ Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp
+ Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan

+ Tổ chức hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai
+ Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp
+ Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp.
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải
quyết như sau:
Tranh chấp về đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân
dân giải quyết.
Tranh chấp về đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và
5 điều 50 của Luật này được giải quyết như sau;
+ Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng
ý với quy định giải quyết thì có thẩm quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết, quyết định của ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là giải quyết cuối cùng;


7

+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng
ý với quyết định thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường, quy định của bộ trưởng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết
định giải quyết cuối cùng
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp các bên tranh
chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có 1 trong

các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai thì việc giải
quyết tranh chấp được thực hiện theo các căn cứ [2].
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh
chấp đưa ra.
2. Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã,
phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:
a. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là chủ tịch
Hội đồng.
b. Đại diện của MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn.
c. Tổ trưởng tổ dân phố đối với các khu vực đô thị, trưởng thôn, ấp,
bản, phun, sóc đối với khu vực nông thôn.
d. Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn
biết rõ về nguồn gốc quá trình sử dụng đối với thửa đất đó.
e. Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
3.Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài
diện tích đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân
khẩu tại địa phương.
4. Sự phù hợp với hiện trạng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch
sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
5. chính sách ưu đãi của người có công với nhà nước.
6. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.
2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi xảy ra tranh chấp đất đai, đầu
tiên thường xuyên bằng biện pháp hòa giải (thủ tục hòa giải). Hòa giải tranh chấp
đất đai được quy cụ thể tại điều 135 Luật đất đai 2003 và được quy định chi tiết


8

thêm tại điều 159 Nghị định 181 ngày 29/10/2004 của chính phủ.Trong trường

hợp hòa giải không thành mới giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tại điều 135 Luật đất đai 2003 quy định về công tác hòa giải tranh chấp
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên trang chấp không hòa giải được thì
gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với MTTQVN và
các tổ chức thành viên của MTTQ, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh
chấp đất đai. Thời hạn hòa giải 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã,
phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có ký
của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có
đất. Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND
xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai [13].
Trường hợp hòa giải không thành thì được giải quyết theo quy định tại
Điều 136 Luật đất đai 2003 như sau [13]:
Tranh chấp đất đai đã được UBND xã, phường, thị trấn mà một hoặc
các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử đất mà đường sự có GCNQSDĐ hoặc có
một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, và 5 Điều 50 của Luật đất
đai và tranh chấp tài sản khác gắn liền với đất thì do TAND giải quyết.
2. Trang chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSDĐ
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, và 5 Điều
50 của Luật đất đai được giải quyết như sau:
a. Trường hợp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải
quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương giải quyết, quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quyết định là giải quyết cuối cùng.



9

b. Trường hợp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW giải quyết lần đầu mà
một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Bộ Tài nguyên Môi trường, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
2.2.4. Khái niệm về khiếu nại về đất đai
Theo Khoản 1 - Điều 2 - Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 quy định:
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”(Quốc hội (1998),
Luật Khiếu nại - Tố cáo 1998, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia)[12]
* Chủ thể khiếu nại:
Là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân.
* Đối tượng khiếu nại:
Là các quyết định hành chính, các hành vi hành chính hoặc quyết định
kỷ luật cán bộ công chức.
Theo Điều 17 của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định [12]:
* Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại:
+ Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình
để khiếu nại.
+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận
quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy
định của Luật Khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi

thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
+ Có quyền rút đơn khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình
giải quyết.
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người
giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày,
việc cung cấp các thông tin tài liệu đó.


10

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
* Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại.
+ Có quyền đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
+ Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình
để khiếu nại.
+ Có quyền rút đơn khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình
giải quyết.
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người
giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày,
việc cung cấp các thông tin tài liệu đó.
+ Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu
nại lần 2 đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết mà tiếp tục khiếu nại.
+ Tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho người bị khiếu nại về việc thụ
lý để giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại. Gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc giải quyết của mình.
+ Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính,

hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi
người giải quyết khiếu nại lần 2 yêu cầu.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
+ Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành
chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của
pháp luật [12].
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
 Đối với cơ quan quản lý hành chính Trung ương.
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình; của cán bộ công chức do mình trực tiếp quản lý.


11

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền :
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
- Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý Nhà
nước của Bộ hoặc ngành mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc
cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại.
+ Chánh thanh tra Bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của
Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Tổng thanh tra có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng còn khiếu nại; giúp

Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại; thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
+ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau:
- Giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa
các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.
- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra về việc giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.
- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và UBND các cấp [12].
 Đối với các cơ quan quản lý hành chính cấp huyện, cấp tỉnh:
+ Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật
cán bộ công chức của mình.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch
UBND cấp dưới trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp đã giải
quyết nhưng còn khiếu nại tiếp.


12

+ Thủ trưởng cơ quan trực thuộc UBND cùng cấp có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại
do Thủ trưởng cơ quan trực thuộc đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.
+ Chánh thanh tra cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cùng cấp.
- Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch UBND cùng cấp ủy quyền theo quy
định của Chính phủ [12].

 Đối với cơ quan quản lý hành chính cấp xã:
Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ
do mình quản lý [12].
* Trình tự giải quyết khiếu nại
Trình tự giải quyết bao gồm 4 bước:
+ Chuẩn bị giải quyết khiếu nại.
+ Thẩm tra, xác minh vụ việc.
+ Ra quyết định và công bố quyết định.
+ Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc.
2.2.5. Khái niệm về Tố cáo về đất đai

Theo Khoản 2 Điều 2 - Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: “Tố
cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức’’[12].
* Chủ thể của tố cáo: Là mọi công dân.
* Đối tượng của tố cáo: Là các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức.
* Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo [12]:
+ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền.


13

+ Được yêu cầu giữ kín bí mật tên, địa chỉ và bút tích của mình.
+ Có quyền yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù
dập, trả thù.
+ Người tố cáo sẽ phải trình bày trung thực về nội dung tố cáo.
+ Phải nêu rõ họ tên và địa chỉ của mình.
+ Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thực.
* Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo:
+ Được thông báo về nội dung tố cáo.
+ Có quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không
đúng sự thật.
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi
danh dự; được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo sai sự thực.
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo
sai sự thực.
+ Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
khi cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo.
+ Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của
mình gây ra [12].
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai [12]
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai được phân định theo các cấp
quản lý, cụ thể theo điều 39, 62, 63 của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998:
+ Chủ tịch UBND xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp
luật của người do mình trực tiếp quản lý.
+ Chủ tịch UBND huyện giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp
luật của Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng phòng, Phó
phòng thuộc UBND huyện, những người mình quản lý trực tiếp.
+ Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với những người mình bổ
nhiệm và quản lý trực tiếp như Giám đốc Sở, Phó giám đốc Sở, Chủ tịch
UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện.



14

+ Giám đốc Sở giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng
phòng, Phó phòng thuộc Sở và những người khác do mình quản lý và bổ
nhiệm trực tiếp.
+ Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền xác minh, kết luận nội dung tố
cáo, kiến nghị biện pháp xử lý, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ
trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao. Ngoài ra, Chánh thanh tra còn xem xét
kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của Thủ
trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải
quyết tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu; cấp phó của
người đứng đầu; các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ và
những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
+ Tổng thanh tra có thẩm quyền xác minh, kết luận nội dung tố cáo;
kiến nghị biện pháp xử lý đối với tố cáo thuộc thẩm quyền của Chính phủ khi
được giao. Ngoài ra xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng. Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết nhưng có
vi phạm pháp luật.
+ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật của Bộ trưởng, của Thứ trưởng, của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh và
những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
* Trình tự giải quyết tố cáo
Thủ tục giải quyết tố cáo thực hiện qua 3 bước:
+ Cơ quan Nhà nước nơi tiếp nhận đơn tố cáo sẽ phân loại các
đơn tố cáo.
+ Thụ lý giải quyết tố cáo.
+ Ra quyết định giải quyết tố cáo.

2.3. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở Việt Nam
2.3.1. Ở một số tỉnh của nước ta
Từ nhiều năm nay tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách
được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có
nhiều Chỉ thị, nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển


15

khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ phức tạp đã
được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình
hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia
tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả nước,
có những tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Bình, Cần Thơ, Hải
Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, An
Giang, Sóc Trăng…
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai
diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở
thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều,
nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của
chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp
công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ
việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ…kéo đến các cơ quan
chính quyền, Đảng…nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu.
Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kì họp Hội đồng nhân dân, Quốc
hội, Đại hội Đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người

già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự,
an toàn xã hội.
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai.
Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở,
nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm,
đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên
quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật cán bộ, công chức…Về nội
dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực,
tham nhũng trong quản lí đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực
hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong


16

việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường, hàng năm Bộ nhận
được gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng số đơn. Các địa
phương có nhiều đơn gửi đến Bộ Tài nguyên & Môi trường là thành phố Hồ
Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu , Long An,
Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang và Tây Ninh (bình
quân mỗi địa phương có gần 500 lượt đơn thư/năm).
Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm
lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.
Theo phiên họp thứ 13 UBTV Quốc hội ngày 07/10/2008 cho thấy số vụ
tranh chấp khiếu nại tố cáo về đất đai chiếm 80% tổng số vụ tranh chấp khiếu nại

tố cáo nói chung. Nội dung chủ yếu là về bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi lại
đất cũ, tranh chấp quyền sử dụng đất, tố cáo cán bộ sai qui định của Nhà nước về
đất đai. Theo báo cáo thì nguyên nhân của tình hình khiếu nại tố cáo là do cơ chế
chính sách pháp luật có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế nhất là trong lĩnh
vực quản lý và sử dụng đất đai như giá đất chưa phù hợp với thị trường, chính
sách về bồi thường, tái định cư, giải quyết việc làm còn bất cập, chưa phù hợp với
thực tiễn, việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng còn thiếu công khai, minh bạch,
phương án bồi thường chưa đủ để người dân tạo lập chỗ ở mới tốt hơn, việc bố trí
tái định cư, giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất còn nhiều bất
cập. Khi có phát sinh khiếu kiện thì chính quyền địa phương chưa tập trung giải
quyết, còn đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo;
cơ chế giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập; nhiều vụ việc giải quyết đi giải
quyết lại nhiều lần nhưng không chấm dứt. (Website (2007),
Bài: 80% số vụ khiếu nại, tố cáo là về đất đai) [18].
Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai là: 3.470 lượt đơn.
Trong số lượng đơn thư nhận được, số lượng đơn thư về đất đai vẫn chiếm
phần lớn với 3.470 đơn (chiếm 80%) trong đó có 1.747 đơn trùng, không đủ điều


17

kiện: 1.723 đơn còn lại chiếm 49,65% liên quan đến những vấn đề sau: Tranh
chấp đất giữa cá nhân và cá nhân: 280 đơn, chiếm 16,25%; khiếu nại về giá bồi
thường khi thu hồi đất: 508 đơn, chiếm 29,48%; khiếu nại cấp, thu hồi Giấy chứng
nhận: 214 đơn, chiếm 12,42% [18].
Trong tổng số đơn, thư đã nhận được có 6 đơn do thủ tướng giao và 5
đơn thuộc thẩm quyền Bộ tài nguyên và Môi trường.
Đối với 6 vụ việc được Thủ tướng chính phủ giao đã xử lý như sau:
01 vụ việc đã thẩm tra và làm việc với UBND Tỉnh để thống nhất giải
quyết và báo cáo thủ tướng chính phủ; 04 vụ việc đang thẩm tra; 01 vụ

việc mới tiếp nhận.
Đối với 05 đơn thuộc thẩm quyền của Bộ tài nguyên môi trường: 03
đơn đã có văn bản thống nhất với quyết định giải quyết của Tỉnh; 02 đơn đang
thẩm tra, xác minh. Còn lại thuộc thẩm quyền đều đã được chuyển đến các cơ
quan có thẩm quyền để giải quyết.
2.3.2. Ở tỉnh Cao Bằng
Từ khi có Luật đất đai 2003 có hiệu lực thì việc quản lý và sử dụng đất
đai tỉnh Cao Bằng dần đi vào nền nếp ổn định, các vi phạm về đất đai có xu
hướng giảm dần theo từng năm, tuy nhiên, do việc tuyên truyền giáo dục luật
đất đai còn hạn chế, bên cạnh đó sự buông lỏng thiếu trách nhiệm ở một số
địa phương việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại chưa kịp thời, có nơi còn tình
trạng né tránh, đùn đẩy lên cấp trên việc giải quyết phức tạp, kéo dài trên địa
bàn tỉnh. Theo số liệu thanh tra tỉnh, trong các năm qua, các cấp ngành của
Cao Bằng cơ bản giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tranh chấp có liên
quan đến đất đai, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương việc giải quyết khiếu
nại tranh chấp thật sự chưa kịp thời, dứt điểm, chủ yếu về khiếu nại, tranh
chấp nhà đất do cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ; thừa kế quyền sử dụng đất,
thừa kế tài sản gắn liền với đất.
Cao Bằng là một tỉnh có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn
của miền bắc và cả nước nhưng lại có thuận lợi trong việc tiếp cận với thị
trường Trung Quốc thông qua 3 cửa khẩu lớn là Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc
Giang, trong đó Tà Lùng là một trong 6 cửa khẩu Quốc tế lớn của Quốc gia,


18

ngoài ra Cao Bằng còn có các tuyến đường giao thông đi các tỉnh Thái
Nguyên, Lạng Sơn và Thành phố Hà Nội khá thuận lợi.
Trong năm 2013 tham gia tiếp công dân tại UBND tỉnh 123 lượt người.
Tiếp công dân tại trụ sở cơ quan 12 lượt người. Trong quá trình tiếp dân tại

UBND tỉnh và tại cơ quan đều không có khiện tập trung đông người mọi thắc
mắc phản ánh của công dân đều được trả lời, hướng dẫn theo quy định của pháp
luật. (Báo cáo tổng kết của Sở tài nguyên và Môi trường năm 2013) [1].
Thanh tra việc chấp hành pháp luật của công tác cấp GCNQSD đất trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đã hoàn thành báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh
tra chung cho toàn tỉnh và gửi thanh tra Bộ TN&MT theo quy định.
Thanh tra theo kế hoạch 01 cuộc tại đơn vị qua thực hiện đã có báo cáo kết
quả và kết luận thanh tra. Qua kiểm tra đã xử phạt 02 đơn vị với số tiền 12 triệu
đồng; kiểm tra đột xuất 02 cuộc tại 02 doanh nghiệp. Qua kiểm tra đã kiến nghị
thu hồi 2.800 m
2
đất do sử dụng không đúng mục đích, do không làm thủ tục
chuyển đổi mục đích sử dụng đất và ra quyết định xử phát 16 triệu đồng [1].

×