Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.05 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT ĐỀ SỐ. THI THỬ LẦN 3 - NĂM 2017 MÔN HÓA HỌC. Câu 1. Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ. Câu 2. Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được m gam Fe. Giá trị của m là? A. 1,68 gam. B. 2,52 gam. C. 1,44 gam. D. 3,36 gam. Câu 3. Đun 6,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 4,4 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa là? A. 36,67%. B. 20,75%. C. 25,00% D. 50,00%. Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H 2 (đktc). Giá trị của V là? A. 1,12. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24. Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2? A. Tinh bột B. Xenlulozơ C. Chất béo D. Protein Câu 6. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là? A. 3,2. B. 4,8. C. 6,8. D. 5,2. Câu 7. Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là? A. Cu2+. B. Zn2+. C. Ca2+. D. Ag+. Câu8. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Na. B. Be. C. K. D. Ba. Câu 9. Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là? A. 20,25 gam. B. 19,45 gam. C. 8,4 gam D. 19,05 gam. Câu 10. Oxit thuộc loại oxit axit là? A. CaO B. CrO3. C. Na2O. D. MgO. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam Cu bằng dung dịch HNO3 dư, thu được x mol NO 2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá trị của x là? A. 0,25. B. 0,15 C. 0,2. D. 0,10. Câu 12: Dung dịch muối không phản ứng với Fe là? A. CuSO4. B. AgNO3. C. FeCl3. D. MgCl2. Câu 13: Chất béo là trieste của axit béo với? A. etylen glicol. B. Glixerol. C. ancol etylic. D. ancol metylic. Câu 14: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Mg, Al trong công nghiệp là? A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy. C. điện phân dung dịch. D. nhiệt luyện. Câu 15: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch: A. NaOH B. Na2SO4 C. Cu D. Pb Câu 16: Tơ Lapsan hay Poli (etylen terephtalat) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng axit teraphtalic với chất nào sau đây? A. Etylen glicol. B. Ancol etylic. C. Etilen. D. Glixerol. Câu 17: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng? A. Trùng ngưng. B. xà phòng hóa. C. thủy phân. D. trùng hợp. Câu 18: Cho 0,3 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H 2 (đktc). Kim loại đó là? A. Ba B. Ca. C. Mg. D. Sr. Câu 19: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại? A. Mg. B. Na C. Cu D. Al Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là? A. 2,80. B. 2,24. C. 0,56 D. 1,12. Câu 21: Loại tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco B. Tơ nitron C. Tơ tằm D. Tơ capron Câu 22: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Xenlulozơ B. Glucozơ C. Saccarozơ D. Tinh bột Câu 23: Chất không có phản ứng thủy phân là A. saccarozơ B. Gly-Ala C. glucozơ D. etyl axetat Câu 24: Chất nào sau đây không tan trong nước? A. Xenlulozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. glucozơ Câu 25: Có các thí nghiệm sau: 1; Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 2; Cho anilin vào dung dịch Br2 3; Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2 4; Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 5; Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2 Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng, tạo kết tủa là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hóa CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250kg PVC theo sơ đồ thì cần V m3 khí thiên nhiên ở đktc. Giá trị của V là ( biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất cả quá trình là 50%) A. 286,7 B. 448, 0 C. 358,4 D. 224,0 Câu 27: Nung 20,8 gam hỗn hợp X gồm bột sắt và lưu huỳnh trong bình chân không thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan và 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 9. Giá trị của m là A. 6,4. B. 16,8. C. 4,8. D. 3,2. Câu 28: (A) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C 2H9N3O6 có khả năng tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Cho 20,52 gam (A) tác dụng với dung dịch chứa 20,4 gam NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam rắn. Giá trị của m gần nhất với: A. 29 B. 23 C. 26 D. 30 Câu 29: Để hòa tan x mol một kim loại cần dùng vừa đủ 2x mol HNO 3 đặc nóng giải phóng khí NO2. Vậy M có thể là kim loại nào trong các kim loại sau: A. Cu B. Fe C. Ag D. Au Câu 30: Hòa tan 115,3 g hỗn hợp gồm MgCO 3 và RCO3 bằng dd H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) rắn X và dd Y chứa 12g muối. Nung X đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và 11,2 lit CO 2. Khối lượng của Z là A. 80,9g B. 88,5g C. 92,1g D. 84,5g Câu 31: Hòa tan 1,12g Fe bằng 300ml dd HCl , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Giá trị của m là: A. 7,36 B. 8,61 C. 9,15 D. 10,23 Câu 32: Để trung hòa hoàn toàn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH) 2 thì cần bao nhiêu lit dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M ? A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 33: Xenlulozo trinitrat được điều chế giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng là 60% tính theo xenlulozo). Nếu dùng 2 tấn xenlulozo thì khối lượng xenlulozo trinitrat điều chế được là: A. 2,97 tấn B. 3,67 tấn C. 1,1 tấn D. 2,2 tấn Câu 34: Khi thủy phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch KOH 1M vừa đủ thu được 4,6g một ancol Y. Tên gọi của X là A. etyl fomat B. metyl propionat C. etyl axetat D. etyl propionat Câu 35: Điện phân (với điện cực trơ) 200ml dd CuSO 4 nồng độ x M, sau một thời gian thu được dd Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dd ban đầu. cho 16,8g bột Fe vào Y, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của X là: A. 1,5 B. 3,25 C. 2,25 D. 1,25 Câu 36: Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ba(OH) 2 1,5M vào 100ml dung dịch Y gồm H2SO4 1M và ZnSO4 2,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 78,05. B. 89,70. C. 79,80. D. 19,80. Câu 37: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. 72,0 B. 64,8 C. 75,6 D. 90,0 Câu 38: Cho hỗn hợp gồm 3 peptit Y,Z,T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4 Tổng liên kết trong peptit trong phân tử Y,Z,T bằng 12 .Thủy phân hpàn toàn 39,05 g X thu được 0,11 mol X 1 và 0,16 mol X2 0,2mol X3. Biết X1,X2,X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây: A. 30 B. 31 C. 26 D. 28 Câu 26: Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < M X < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 4,4 B. 5,2 C. 4,8 D. 4,6 Câu 40: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO 2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là A. 6,53 B. 7,09 C. 5,92 D. 5,36 Tôi đang có bộ đề thi THPT QG 2017, Có đáp án chi tiết, ai có nhu cầu thì liên hệ đến ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án : A Glucozo là monosaccarit nên không có phản ứng thủy phân Câu 2: Đáp án : D Bảo toàn Fe : nFe = 2nFe2O3 = 0,06 mol => mFe = 3,36g Câu 3: Đáp án : D nCH3COOC2H5 = 0,05 mol ; nCH3COOH = 0,1 mol => H% = 50% Câu 4: Đáp án : D Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2 => nMg = nH2 = 0,1 mol => VH2 = 2,24 lit Câu 5: Đáp án : D Protein là hợp chất của nito Câu 6: Đáp án : C HCOOC2H5 + NaOH -> HCOONa + C2H5OH => nHCOONa = neste = 0,1 mol => mmuối = 6,8g Câu 7: Đáp án : D Dựa vào dãy điện hóa kim loại , từ trái sang phải tính khử giảm dần , đồng thời thính oxi hóa của dạng oxi hóa của kim loại đó tăng dần Câu 8: Đáp án : B Câu 9: Đáp án : D Chỉ có Fe phản ứng với HCl => nH2 = nFe = 0,15 mol = nFeCl2 => mmuối = mFeCl2 = 19,05g.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 10: Đáp án : B Câu 11: Đáp án : C Bảo toàn e : nNO2 = 2nCu = 0,2 mol Câu 12: Đáp án : D Câu 13: Đáp án : B mbình tăng = mX = 2,6g Giả sử trong X có a liên kết pi => nBr2 = a.nX => MX = 52a/3 Nếu a = 3 => MX = 52 ( CH≡C-CH=CH2 thỏa mãn) Câu 14: Đáp án : B Câu 15: Đáp án : A Dùng HCl khi cho vào dung dịch Fe(NO3)2 thì sẽ xảy ra phản ứng : Fe2+ + H+ + NO3- -> Fe3+ + spk + H2O Với FeCl2 thì không có hiện tượng trên Câu 16: Đáp án : A Câu 17: Đáp án : A Câu 18: Đáp án : C M + 2HCl -> MCl2 + H2 => nM = nH2 = 0,0125 mol => MM = 24g (Mg) Câu 19: Đáp án : D Câu 20: Đáp án : B Bảo toàn Fe : nFe = nFeCl3 = 0,04 mol => m = 2,24g Câu 21: Đáp án A Câu 22: Đáp án B Câu 23: Đáp án C Câu 24: Đáp án A Câu 25: Đáp án : D (1) S ; (2) H2NC6H2Br3 ; (4) Al(OH)3 ; (5) BaSO4 Câu 26: Đáp án B Sơ đồ tổng quát : 2nCH4 → nC2H2 → nC2H3Cl → (-CH2-CHCl-)n 2n 1 (mol) 8 ← 4/n (kmol) => nCH4 cần dùng = nCH4(PTPU) : H% = 16 (kmol) => Vkhí thiên nhiên = 448 (lit) Câu 27: Đáp án A Hỗn hợp khí gồm H2 và H2S với số mol lần lượt là x và y Chất rắn là S => x + y = 0,2 mol và 2x + 34y = 3,6g => x = y = 0,1 mol Fe + S -> FeS Bảo toàn e : nFe bđ = nFe dư + nFeS = 0,2 mol => nS (bđ) = 0,3 mol => nS dư = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol => m = 6,4g Câu 28: A Hợp chất A có công thức cấu tạo là.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> phương trình phản ứng -NH3-HCO3 A phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3 => NNaOH dư = 0,15 mol => Chất rắn gồm NaOH 0,15 mol , Na2CO3 0,12 mol và NaNO3 0,12 mol M chất rắn = 28,92 g =>A Câu 29: Đáp án C Phương pháp : Với bài tập cho KL + HNO3 tạo sản phẩm khử thì áp dụng công thức : nHNO3 = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 + 12nN2 Lời giải : Giả sử M bị oxi hóa lên số oxi hóa n+ Có : nNO2 = 0,5nHNO3 = x (mol) Bảo toàn e : n.nM = 1.nNO2 => xn = x => n = 1 Chọn Ag Câu 30: Đáp án B Phương pháp : bảo toàn khối lượng Lời giải : Khi hỗn hợp đầu + H2SO4 loãng : MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O RCO3 + H2SO4 → RSO4 + CO2 + H2O H2SO4 hết (Vì khi nung chất rắn thì thoát ra CO2) => nCO2 thoát ra lần 1 = nH2SO4 = 0,2 mol= nH2O tạo ra Bảo toàn khối lượng : mhỗn hợp đầu + mH2SO4 = mX + mY + mH2O + mCo2 => mX = 110,5g Nung X thu được 0,5 mol CO2 và rắn Z => mZ = mX – mCO2 = 88,5g Câu 31: Đáp án C Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,02 → 0,04 (mol) Dung dịch sau có : 0,02 mol FeCl2 và 0,02 mol HCl Khi cho AgNO3 vào thì : 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O 0,015 ← 0,02 Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag 0,005 → 0,005 mol Ag+ + Cl- → AgCl 0,06 → 0,06 mol => mrắn = mAg + mAgCl = 9,15g Câu 32: D Gọi thể tich cần tìm là V lit ,nH+ = nOH- => nHCl + 2nH2SO4 = nNaOH + 2nBa(OH)2 => 0,1V + 2.0,05V = 0,1 + 2.0,15 => V = 2 lit Câu 33: Đáp án D Phản ứng : [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O (g) 162n 297n (tấn) 2.60% → 2,2 Câu 34: C , nancol = nKOH = neste = 0,1 mol => Mancol = 46g (C2H5OH) Meste = 88g => Este là CH3COOC2H5 (etyl axetat ) =>C Câu 35: Đáp án D.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Sau điện phân dung dịch vẫn còn màu xanh => CuSO4 dư Quá trình điện phân : Catot : Cu2+ + 2e → Cu (mol) t → 2t → t Anot : 2H2O → 4H+ + O2 + 4e (mol) 2t ← 0,5t ← 2t => mgiảm = mCu + mO2 => t = 0,1 mol Khi cho Fe vào dung dịch sau phản ứng thì : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (0,2x – 0,1) → (0,2x – 0,1) Fe + 2H+ → Fe2+ + H2 0,1← 0,2 => mKL trước – mKL sau = mFe pứ - mCu tạo ra => 16,8 – 12,4 = 56.(0,2x – 0,1 + 0,1) – 64.(0,2x – 0,1) => x = 1,25 M Câu 36: Đáp án : B , nOH = 0,8 mol ; nBa2+ = 0,3 mol , nH2SO4 = 0,1 mol ; nZnSO4 = 0,25 mol => nZn(OH)2 = ½ [4nZn2+ - (nOH – nH+)] = 0,2 mol Kết tủa gồm : 0,2 mol Zn(OH)2 và 0,3 mol BaSO4 => m = 89,7g Câu 37: Đáp án D C6H10O5 → 2CO2 a(mol) → 1,5a CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 0,5 0,5 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 x x/2 Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3↓ + NaHCO3 + H2O 0,1 → 0,1 x/2 = 0,1 => x = 0,2 => nCO2 = 0,7 mol => a = 7/15 => m = (7/15).162 = 75,6g Câu 38: Đáp án C Phương pháp : Qui đổi, Gộp 3 peptit lại thành 1 peptit tổng. Lời giải : B1 : Qui 3 peptit về 1 peptit tổng. Xác định CT chung của peptit tổng. Gọi 3 amino axit là A , B , R Có nA : nB : nR = 11 : 16 : 20 2Y + 3Z + 4T → (A11B16R20)k + 8H2O Do tổng số gốc amino axit trong Y,Z,T là 15 => k = 1 2Y + 3Z + 4T → (A11B16R20) + 8H2O 0,01 → 0,08 (mol) B2 : Xác định CTPT của 1 đơn vị amino axit mắt xích Bảo toàn khối lượng : mY + mZ + mT = mpeptit tổng + mH2O => 0,01.[47(14n + 61) – 46.18] + 0,08.18 = 39,5g => n = 123 / 47 B3 : Tính giá trị của m thông qua tỉ lệ mol Oxi cháy trong 2 lượng chất m gam và 39,5g Tổng quát : H-(NH-CnH2n-CO)47-OH + (70,5n + 35,25)O2 → (47n + 47)CO2 + (47n + 24,5)H2O + 23,5N2 => nO2 = 0,01(70,5n + 35,25) = 2,1975 mol Đốt 39,05gX cần 2,1975 mol O2 Đốt m gam X cần 1,465 mol O2 => m = 781/30 = 26,033g Câu 39: Đáp án D.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Do MZ > MY > MX > 50 => không có HCHO hay HCOOH trong T TN1 : nCO2 = 0,12 mol TN2 : nCO2 = 0,07 mol => nCOOH = 0,07 mol TN3 : nAg = 0,1 mol => nCHO = 0,05 mol (Do phản ứng : -CHO → 2Ag) Từ đó ta có : nC(khi đốt cháy) = nC(CHO) + nC(COOH) = 0,07 + 0,05 = 0,12 mol => 3 chất là : X : (CHO)2 Y : OHC-COOH Z : (COOH)2 => m = mC + mH + mO = 0,12.12 + 1.(0,07 + 0,05) + 16.(0,07.2 + 0,05) = 4,6g Câu 40: Đáp án B Phương pháp : Qui đổi Lời giải : Ancol cùng dãy có M trung bình < 46 => có CH3OH nNaOH = 0,1 mol ; nHCl = 0,02 mol Qui đổi X thành : CnH2n+2 – 2kO4 : 0,04 mol ; CmH2m+2O : 0,05 mol và H2O : (-x) mol => nCO2 = 0,04n + 0,05m = 0,19 mol => 4n + 5m = 19 Do n ≥ 2 và 14m + 18 < 46 => m < 2 Vậy n = 3 và m = 1,4 là nghiệm duy nhất Vậy axit là CH2(COOH)2 Y gồm : CH2(COONa)2 : 0,04 mol và NaCl : 0,02 mol => mY = 7,09g.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>