Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KE HOACH CA NHAN 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.08 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG MẦM NON HỌA MY. LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC: 2017 – 2018 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Thuận lợi: * Số lượng trẻ: - Trẻ đến lớp ngoan, một số cháu nhanh nhẹn, mạnh dạn, gần gũi với giáo viên. - Số lượng trẻ trong lớp đã ổn định từ đầu năm học và có cùng một độ tuổi. - Phụ huynh tận tình và quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường. - Hội cha mẹ học sinh, các khu phố đã tạo điều kiện trong việc điều tra trẻ và vận động trẻ đến trường để đạt chỉ tiêu nhà trường đưa ra. * Giáo viên: - Nhà trường bố trí sắp xếp 2 giáo viên một lớp nên thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Bản thân có trình độ đạt trên chuẩn, có năng lực - kỹ năng thực hành - kỹ năng sư phạm và luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào của ngành học và nhà trường. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của nhà trường và của ngành. * Cơ sở vật chất: - Nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ đầy đủ, thuận tiện trong việc thực hiện chương trình GDMN. - Thiết bị dạy học được trang bị phù hợp với đội tuổi, đồ dùng đồ chơi cho trẻ đảm bảo an toàn. - Luôn nhận được sự quan tâm của BGH nhà trường kịp thời. - Khuôn viên trường rộng, thoáng mát tạo được sự hứng thú cho trẻ khi đến trường. 2. Khó khăn: - Năm đầu tiên thực hiện chương trình GDMN sau sửa đổi nên còn lúng túng trong việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch - Một số trẻ chưa đi học mẫu giáo vì vậy khi đến lớp chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chào hỏi còn hạn chế, nhút nhát với cô, chưa hoà đồng với các bạn. Những trẻ mới đến trường chưa có nề nếp thói quen khi tham gia các hoạt động. - Lớp có 1 cháu học hòa nhập nên quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ đôi lúc còn gặp khó khăn. - Về cơ sở vật chất : Thiết bị đồ dùng, đồ chơi chưa đồng bộ, chủng loại chưa phong phú, còn thiếu các phương tiện dụng cụ dạy học hiện đại. - Phòng học không gian còn chật hẹp, không thuận tiện trong việc tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ. - Về giáo viên: Kỹ năng nghe hát và xử lý tình huống khi tổ chức cho trẻ hoạt động còn hạn chế. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Tiếp tục thưc hiện có hiệu quả Nghị quyết 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo phù hợp với lớp; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường nền nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm lớp, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc và giáo dục trẻ. 2. Nâng cao chất lượng Phổ cập GDMNCTENT, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của trẻ. Duy trì chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia và trường đạt KĐCL. 3. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; bổ sung các điều kiện để thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN sau sửa đổi; đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”; tăng cường các hoạt động vui chơi và các hoạt động trãi nghiệm, khám phá cho trẻ, chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ 5 - 6 tuổi; nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ. 4. Tích cực tham mưu cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi. Thực hiện có hiệu quả chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” trong tổ chức và quản lý các hoạt động dạy và học trên lớp. 5. Tăng cường công tác tự bồi dưỡng, thực hiện tốt học bồi dưỡng thường xuyên; Tích cực tham gia thi giáo viên dạy giỏi để nâng cao năng lực nghiệp vụ cho bản thân . 6.Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về GDMN; tăng cường tuyên truyền, vận động để phụ huynh hiểu và hỗ trợ trong việc đóng góp tăng cường CSVC phục vụ các hoạt động dạy học chung trong nhà trường và của lớp. 7. Thực hiện tốt việc đánh giá CBGV-NV- HS; và các điểm nhấn: “xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”; “Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học”. III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt ”. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tích cực học tập sáng tạo trong chăm sóc, giáo dục trẻ; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nhà giáo. * Chỉ tiêu cụ thể: - Mỗi chủ đề kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện, bài thơ về Bác Hồ. - 100% trẻ được đánh giá cuối chủ đề, cuối ngày, cuối mỗi độ tuổi và cân đo đúng lịch. - Trang trí trong và ngoài lớp theo hướng mở, đẹp và phong phú thu hút trẻ, tổ chức 1 trò chơi dân gian/ 1tuần 2. Công tác huy động số lượng và phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi: * Huy động số lượng - Huy động 25 trẻ. Đã huy động 21 trẻ (trong đó 1 trẻ học hìa nhập), đạt chỉ tiêu 100% kế hoạch. - Tỷ lệ chuyên cần: 97 - 98% * Biện pháp: - Kết hợp giáo viên các cụm lớp để điều tra và nắm số lượng trẻ trong xã hội chính xác từ đó làm tốt công tác huy động trẻ đến trường. Và báo cáo số liệu chính xác cho ban tổng hợp phổ cập..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của việc cho trẻ đến trường và duy trì tỷ lệ chuyên cần. - Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ nhằm thu hút trẻ đến trường. - Cập nhật, lưu giữ hồ sơ, số liệu trẻ đầy đủ, chính xác, khoa học và kịp thời. 3. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục: 3.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ - Trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, luôn được phòng chống tai nạn thương tích. - Tất cả trẻ được đối xử công bằng, trẻ thấy vui thích khi đến trường, lớp * Chỉ tiêu phấn đấu: - 100% trẻ không xảy ra tai nạn thương tích, không bị thất lạc. - 100% trẻ được yêu thương, đối xử công bằng. - Tất cả trẻ có đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. * Biện pháp: - Giáo viên thường xuyên có mặt ở lớp để quản lý trẻ, luôn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. - Nhận và trả trả trẻ tận tay phụ huynh, có sổ theo dõi trẻ đến lớp hàng ngày và kiểm tra số lượng trẻ trong lớp thường xuyên . - Luôn đối xử công bằng với trẻ, yêu thương, không phạt trẻ dưới mọi hình thức - Giáo viên luôn kiểm tra các thiết bị đồ dùng đồ chơi hư hỏng không đảm bảo an toàn để báo với nhà trường mua sắm tu sửa nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường, lớp. 3.2. Chăm sóc nuôi dưỡng * Tổng số trẻ: 21 trẻ, trong đó trẻ PTBT: 18 trẻ Trẻ SDDNC: 02; Trẻ SDDNC và TC: 01 * Chỉ tiêu phấn đấu: - 100% trẻ trong lớp được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần - 100% trẻ trong lớp được chăm sóc và theo dõi cân đo, khám sức khoẻ, tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch - 100% trẻ trong lớp có đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân: ca, khăn và có đầy đủ ký hiệu cho từng trẻ. - 100% trẻ có khăn lau mặt có kí hiệu riêng của mình. - 100% trẻ trong lớp có thói quen tốt vệ sinh cá nhân, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - 100% trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và lớp học, tham gia bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bải, bỏ rác đúng nơi quy định. - Kết hợp với nhà trường tổ chức tốt “Tuần lễ sức khỏe của bé” * Biện pháp: - Kết hợp với nhân viên y tế theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong lớp nghiêm túc. - Thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ trong lớp: xô phải có nắp đậy, các đồ dùng đồ chơi không được sắc nhọn, thường xuyên kiểm tra bóng điện, quạt để kịp thời sửa chữa. - Duy trì việc tổ chức bán trú tại lớp có hiệu quả. Phối hợp cùng giáo viên dinh dưỡng thay đổi thực đơn tăng cường các món ăn trẻ thích, cho những trẻ suy dinh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> dưỡng ngồi gần cô để cô nhắc nhở và động viên trẻ ăn hết suất hoặc cho những trẻ ăn chậm ngồi cạnh những trẻ ăn nhanh, thức ăn đưa lên cho trẻ ăn ngay không để trẻ chờ đợi quá lâu. - Kết hợp với cô nuôi trồng và khai thác có hiệu quả vườn rau sạch. - Hướng dẫn trẻ kỹ năng lau mặt, rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước. - Nhắc nhở trẻ uống đủ nước và thường xuyên cắt móng tay, móng chân, mang quần áo sạch sẽ gọn gàng, phù hợp với mùa. - Đối với những trẻ gia đình có điều kiện huy động phụ huynh mua thêm sữa tăng chiều cao và cân nặng cho trẻ uống. - Luôn quan sát trẻ để kịp thời phát hiện những trẻ bị bệnh để báo cho y tế và gia đình để kịp thời chăm sóc trẻ. - Lau chùi đồ dùng đồ chơi bằng xà phòng và phơi nắng 1tuần 1 lần. - Vệ sinh cá nhân, đồ dùng sạch sẽ, đảm bảo trang phục của trẻ phù hợp với thời tiết. 3.3. Chất lượng giáo dục : * Thực hiện chương trình GDMN - Xây dựng kế hoạch chương trình mục tiêu năm, chủ đề phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung của chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TTBGDĐT. - Thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN, tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm” - Xây dựng môi trường hoạt động theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm”, mỗi góc hoạt hoạt động phải có hộp để đựng vật liệu cho trẻ chơi; chú trọng công tác sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phù hợp với các góc hoạt động, nhằm phát huy hiệu quả trong việc thực hành vai chơi của trẻ. - Thực hiện có hiệu quả bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để làm tốt việc đánh giá trẻ hàng ngày, cuối chủ đề và cuối năm học một cách kịp thời, chính xác. Tăng cường tuyên truyền, phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt, tạo tâm thế tích cực cho trẻ bước vào lớp 1. - Tiếp tục thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào quá trình thực hiện chương trình GDMN, giúp trẻ hình thành những hành vi ứng xử đối với môi trường, thói quen tiết kiệm điện, nước, thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường vào việc xây dựng môi trường GDMN đạt tiêu chuẩn: An toàn – Xanh - Sạch - Đẹp và thân thiện. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho cô và trẻ ở tất cả các hoạt động. - Một chủ đề làm 1 bộ đồ dùng, đồ chơi để bổ sung thiết bị thực hiện chương trình GDMN * Chỉ tiêu phấn đấu - Các kỹ năng: Phấn đấu 100% trẻ đạt các kỹ năng thông qua các hoạt động (LQVH, Toán, Khám phá, tạo hình, âm nhạc, PTVĐ, GD kỷ năng sống) - Các chỉ số đánh giá cuối độ tuổi: Đạt 100% theo 120 chỉ số. - Tỷ lệ bé khỏe bé ngoan : Phấn đấu 21/21 cháu đạt. * Biện pháp:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Đề xuất với nhà trường bổ sung thêm một số loại đồ dùng đồ chơi đồng bộ cho trẻ hoạt động. - Huy động với phụ huynh đóng góp tranh ảnh trong các chủ đề trang trí xây dựng MTHT. - Thực hiện nghiêm túc đánh giá cuối chủ đề, cuối ngày. - Tăng cường việc dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm trong phương pháp hoạt động nhóm, thảo luận nhóm. - Tăng cường công tác làm đồ dung đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. * Thực hiện các chuyên đề a). Chuyên đề: Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm * Biện pháp: - Trang trí các góc hoạt động phù hợp với nội dung từng chủ đề, hình ảnh đẹp, phong phú về nội dung, hấp dẫn trẻ. - Môi trường đảm bảo cho tất cả trẻ đều dược tham gia hoạt động một cách có hiệu quả và nhằm mục đích củng cố, ôn luyện, giáo dục trẻ. - Làm các loại đồ dùng đồ chơi bổ sung vào các góc phù hợp từng chủ đề, chú trọng đến sản phẩm trẻ và sản phẩm cô cháu cùng làm. - Huy động phụ huynh cùng đóng góp nguyên vật liệu và tham gia tạo môi trường học tập cho trẻ - Đảm bảo xây dựng môi trường lớp học an toàn hiệu quả và thân thiện. - Xây dựng 1 tiết/ 1 chủ đề trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho giáo viên cùng dự và rút kinh nghiệm góp ý. - Tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia thi MTGD lấy trẻ LTT cấp trường, cấp huyện. b). Chủ đề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Tổ chức một số hoạt động dạy học bằng máy 3 hoạt động/ chủ đề. - Thiết kế các bài giảng điện tử có nội dung phù hợp với bài dạy. Thiết kế nhiều trò chơi hấp dẫn sáng tạo và mục đích ôn luyện đạt hiệu quả cao. - Tìm tòi những bài giảng hay phù hợp để vận dụng vào công tác giáo dục trẻ, ứng dụng CNTT vào các hoạt động có hiệu quả, phù hợp - Cập nhật hình ảnh, bài viết trên trang thông tin điện từ 2 – 3 nội dung, hình ảnh/ chủ đề. - Làm hồ sơ sổ sách bằng máy, trình bày văn bản đúng theo quy định c). Chuyên đề: Giáo dục phát triển vận động. - Cho trẻ sử dụng thường xuyên và có hiệu quả các trang thiết bị giáo dục thể chất khi tổ chức hoạt động - Lồng ghếp các kỹ năng PTVĐ vào các hoạt động khác - Tổ chức cho trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động tinh vào các giờ HĐG, HĐC, HĐ mọi lúc mọi nơi - Nâng cao các kỹ năng vận động cho trẻ qua các bài tập, trò chơi... - Bổ sung đồ dùng, đồ chơi vận động tinh, vận động thô đầy đủ phục vụ trẻ hoạt động. - Tiếp tục tham gia “Tuần lễ sức khỏe”, và “ngày hội thể thao của bé” phù hợp với điều kiện của nhóm lớp, trường. - Huy động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để làm một số đồ chơi PTVĐ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> d). Chuyên đề: Giáo dục âm nhạc. - Tiếp tục thực hiện đổi mới linh hoạt, sáng tạo giáo dục âm nhạc cho trẻ. Đảm bảo 100% trẻ thực hiện tốt các kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc và các trò chơi âm nhạc. - Xây dựng, dự giờ tiết mẫu để học tập rút kinh nghiệm. - Bổ sung đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề đầy đủ. - Đưa một số bài hát mới phù hợp với chủ đề cho trẻ thưởng thức, hát ru, dân ca...cho trẻ làm quen... - Lồng ghép tích hợp các bài hát vào các hoạt động khác theo chủ đề. e). Các chuyên đề lồng ghép: - Tiếp tục lồng ghép, tích hợp các chuyên đề: GDATGT, GDKNS; GDBVMT ; GDTNMT biển, hải đảo, GD ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai; GD sử dụng NLTKHQ vào chương trình giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi. - Đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động cho trẻ. - Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, băng hình....phục vụ các chuyên đề. 4. Công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: - Tiếp tục học tập để nâng cao kỹ năng sư phạm, xữ lý các tình huống khi tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ. - Học BDTX đúng kế hoạch và đăng ký đạt loại giỏi. - Duy trì việc ứng dụng CNTT, thiết kế và sử dụng giáo án điện tử vào tiết dạy để đạt hiệu quả cao. - Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt kết quả cao. - Tham gia thao giảng vào các ngày lễ hội. - Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. - Tích cực tìm hiểu và tham khảo các tài liệu về GDMN - Linh hoạt vận dụng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng cao. Lựa chọn nhiều trò chơi mới để thu hút trẻ vào các hoạt động. 5. Công tác làm, bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học: - Tiếp tục thực hiện việc“ Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học” - Làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề (mỗi chủ đề từ 2 - 3 loại đồ dùng dạy học; 2 - 3 loại đồ chơi ở các góc hoạt động) - Khai thác có hiệu quả về thiết bị dạy học. - Sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp và có hiệu quả, kích thích trẻ trong các hoạt động. - Kết hợp với phu huynh để sưu tầm các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi phục vụ cho các hoạt động. 6. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về chăm sóc giáo dục trẻ. - Xây dựng góc tuyên truyền của lớp với nhiều nội dung phong phú hấp dẫn, đảm bảo việc công khai chất lượng giáo dục với các nội dung, thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng, kèm theo hình ảnh minh họa để cho phụ huynh cùng tìm hiểu. - Kết hợp với phụ huynh trong việc CS – GD trẻ theo khoa học, đặc biệt là các trẻ bị suy dinh dưỡng. - Thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ về tình hình, diễn biến, những khó khăn của trẻ để kịp thời phối hợp giúp bé phát triển tốt và an toàn nhất..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 6. Công tác thi đua - Đối với lớp: Đạt danh hiệu xuất sắc - Đối với cá nhân: Giáo viên dạy giỏi cấp trường Lao động tiên tiến Kiểm tra toàn diện: Loại tốt. Hồ sơ sổ sách: Loại tốt. Chuẩn nghề nghiệp cuối năm: Loại xuất sắc *Các hội thi: - Thi SKKN đạt giải A cấp trường. - MTHT: Tốt Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017 – 2018, bản thân tôi sẽ cố gắng phấn đấu cùng với nhà trường thực hiện tốt và có hiệu quả các nhiệm vụ được giao để cùng với nhà trường đạt được các danh hiệu mà trường và bản thân đã đăng ký. Thị trấn Gio Linh , ngày 22 tháng 9 năm 2017 BAN GIÁM HIỆU. Người lập kế hoạch. Nguyễn Thị Hải.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×