Những yếu tố thành công trên thương trường
Việc thành lập một doanh nghiệp hoàn toàn không khó khăn chút nào nhưng
duy trì và tạo ra sự tăng trưởng ổn định cho công ty mới là điều luôn khiến bất cứ
doanh nhân nào cũng phải đau đầu. Để có thể tồn tại và phát triển trong một thị trường
với sức ép cạnh tranh ngày một lớn như hiện này, dường như các giám đốc không thể
chủ quan tin tưởng vào năng lực tài chính và chất lượng sản phẩm của mình. Sẽ còn rất
nhiều yếu tố quan trọng khác quyết định sự thành công của một công ty trên thương
trường. Và điều quan trọng là các giám đốc, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ và từ đó vận
dụng linh hoạt phù hợp với thực tế doanh nghiệp của mình.
1.Xây dựng nền tảng vững chắc
Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện tăng trưởng, mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh khi có đủ các điều kiện, nền tảng cơ sở cho tăng trưởng. Trước hết cần
xem xét tiềm năng thị trường, tiềm năng khách hàng của doanh nghiệp. Không thể mở
rộng sản xuất kinh doanh khi trên địa bàn hoặc thị trường mà cung đã vượt cầu. Đội
ngũ cán bộ quản lý của mình đã tốt chưa? Liệu họ có đủ khả năng đảm nhiệm thêm
công việc khi cần có mức tăng trưởng đáng kể không? Đó là những câu hỏi mà doanh
nghiệp cần quan tâm.
2.Lập chiến lược phát triển
Một chiến lược phát triển lành mạnh luôn xuất phát từ một mục tiêu kinh doanh
rõ ràng, một hệ thống bao gồm các biện pháp và phương thức triển khai phù hợp cho
từng giai đoạn. Chiến lược phát triển cũng được xây dựng trên các nghiên cứu thị
trường kỹ lưỡng, trong đó chú trọng phân tích khả năng của các nhà cung cấp khi
doanh nghiệp tăng trưởng.
3.Kịp thời điều chỉnh số liệu
Bất cứ số liệu nào của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, đặc biệt là các số liệu,
chỉ tiêu tài chính. Các bảng biểu cân đối, tập hợp tài chính, đồng tiền thu chi phải được
điều chỉnh phù hợp với mức độ tăng trưởng.
4.Cân nhắc kỹ lưỡng yếu tố vốn và tài chính
Tùy theo tính chất và nguồn gốc có được của nguồn vốn hoạt động, doanh
nghiệp cần tiến hành những đánh giá khác nhau về tình hình hoạt động, tính hiệu quả
của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu cụ thể đạt được
có tương xứng với nguồn vốn bỏ ra hay không.
5. Chủ động tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh
Doanh nhân cần nắm bắt rõ khả năng thực sự của mình: liệu từ nguồn lực của
chính mình có thể thực hiện tăng trưởng được hay không; hay có thể hợp tác, liên
doanh, liên kết với các đối tác khác để vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng mà lại
giảm được rủi ro hoặc nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn.
6. Giữ thế chủ động trong các hoạt đông kinh doanh
Khi xây dựng chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp cũng như lên kế hoạch
tài chính cho chiến lược đó, nhà doanh nghiệp luôn phải chú ý đến việc bảo vệ tính tự
chủ của doanh nghiệp. Cần cân nhắc xem doanh nghiệp có bị phụ thuộc vào một
doanh nghiệp khác hay không? Nếu chấp nhận phụ thuộc trong chừng mực nào đó thì
nhà doanh nghiệp cũng phải suy tính thận trọng.
7.Đảm bảo và duy trì tốt yếu tố nhân sự
Doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng lành mạnh trên cơ sở một đội ngũ nhân sự
vững mạnh. Nhiều ý tưởng, kế hoạch tăng trưởng đã thất bại hay không đạt hiệu quả
như mong muốn không phải vì do thiếu vốn, thiếu năng lực sản xuất mà các yếu tố về
tổ chức, quản lý, marketing.
8.Chú trọng công tác giám sát, kiểm tra
Hàng tuần, hàng tháng, doanh nghiệp phải theo dõi, kiểm tra các hoạt động
triển khai kế hoạch tăng trưởng. Các chỉ tiêu chính như doanh số, số lượng hợp đồng,
số lượng khách hàng cần phải được so sánh với kế hoạch đặt ra để có những biện
pháp điều chỉnh thích hợp.
9. Kiên trì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng
Một kế hoạch tăng trưởng tốt đến đâu cũng cần kiên trì triển khai thực hiện thì
mới đảm bảo thành công. Đã là một chiến lược tăng trưởng thì khó có thể đòi hỏi có
ngay những kết quả thành công,vì vậy những thay đổi liên tục một cách vội vã sẽ làm
hỏng kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp.
10.Tập trung vào yếu tố quản lý và điều hành
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần có một quyết tâm cao, nhanh nhạy và quyết
đoán trong việc xử lý công việc, nếu không sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh và có thêm
nhiều đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói, xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các
yếu tố trên luôn nắm giữ vai trò chủ đạo đối với việc tăng trưởng cũng như duy trì sự
ổn định kinh doanh. Nếu thiếu bất cứ một yếu tố nào cũng rất dễ dẫn đến sai sót trong
hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường. Và một doanh nghiệp thành công là
một doanh nghiệp có thể kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà cả 10 yếu tố trên.
(Tổng hợp)