Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GVGHUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.13 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN VẠN NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc . Số: 992/PGD&ĐT-THCS. . Vạn Ninh, ngày 04 tháng 10 năm 2017. V/v hướng dẫn Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm học 2017-2018. Kính gửi: Các trường THCS, PT Cấp 1,2 Vạn Thạnh. Căn cứ Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (gọi tắt là Thông tư 21); Thực hiện Công văn số 983/PGD&ĐT-THCS ngày 29/9/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2017–2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Vạn Ninh hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trung học cơ sở (THCS) năm học 2017-2018 (gọi tắt là Hội thi) với những nội dung cụ thể như sau: I. Mục đích 1. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” trong các trường học nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp THCS; tăng cường và củng cố chất lượng đội ngũ và xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên môn nòng cốt ở các môn học. 2. Tuyển chọn, công nhận và tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi THCS cấp tỉnh; tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức lớp học; khai thác và sử dụng sáng tạo, có hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học. 3. Góp phần triển khai thực hiện các phong trào thi đua trong trường học; động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và rèn luyện cho giáo viên tự học, sáng tạo. Qua Hội thi, các trường học phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục ở mỗi đơn vị và của toàn ngành. 4. Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8, Khóa XI và Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 24/4/2014 của Tỉnh ủy Khánh Hòa. II. Đối tượng, điều kiện, đơn vị và số lượng đăng ký tham dự Hội thi 1. Đối tượng: Là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS, PT Cấp 1,2 Vạn Thạnh trên địa bàn huyện Vạn Ninh. 2. Điều kiện: Giáo viên tham gia dự thi phải đảm bảo các điều kiện sau đây: - Hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia Hội thi cấp huyện qui định tại khoản 2, Điều 7, Thông tư 21; - Giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường 2 lần trong 2 năm trước liền kề năm 2017..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trường hợp chỉ đạt giáo viên giỏi cấp trường 01 lần nhưng có năng lực và triển vọng, hoặc do điều kiện khách quan như: ốm đau, thai nghén, hộ sản, … không tham gia dự thi đủ 02 lần để đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường trong 2 năm trước liền kề năm 2017 theo qui định, trường thành lập hội đồng thẩm định, lập hồ sơ xét đặc cách để đủ điều kiện tham gia dự thi cấp huyện. 3. Đơn vị và số lượng đăng ký tham dự Hội thi a) Đơn vị đăng ký dự thi Mỗi trường thành lập 01 đoàn dự thi; b) Số lượng đăng ký dự thi: Phụ lục 2. III. Nội dung, hình thức, chương trình và cách đánh giá giáo viên dự thi 1. Nội dung thi a) Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 2 năm học gần nhất năm tổ chức Hội thi; b) Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục cấp THCS, những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực); c) Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban Tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm. 2. Hình thức thi a) Giáo viên dự thi nộp cho Ban Tổ chức Hội thi văn bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của nhà trường; b) Bài thi viết kiểm tra năng lực với thời gian làm bài 90 phút, kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan. Nội dung tập trung đến nhiệm vụ của giáo viên trong các văn bản và nội dung sau: - Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; - Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; - Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT được ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; - Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, thực hiện qui trình biên soạn đề kiểm tra theo ma trận; - Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo tinh thần Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT; - Xử lý các tình huống sư phạm. Trọng tâm chủ yếu là những phần có liên quan đến giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c) Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. 3. Chương trình Hội thi Hội thi được tổ chức tại các trường THCS Văn Lang và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong khoảng thời gian từ tuần 10 đến tuần 11 theo chương trình thực học của Học kỳ I năm học 2017 - 2018. Từ ngày 09/11/2017 và kết thúc 23/11/2017. Trong thời gian trên, nếu chương trình có tiết kiểm tra sẽ được chuyển sang tuần tiếp theo, tiết dạy tuần tiếp theo sẽ được bố trí dành cho Hội thi. 4. Cách đánh giá 4.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thi của giáo viên Phòng GD&ĐT sẽ thành lập Ban Giám khảo đánh giá từng nội dung thi. Cụ thể: a) Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPUD) và bài thi năng lực sẽ được 02 giám khảo chấm độc lập, chấm theo thang điểm 10. Trong trường hợp có sự chênh lệch điểm giữa 02 giám khảo từ 2,0 điểm trở lên đối với một nội dung thi, Thư ký Ban Giám khảo báo cáo Trưởng ban Giám khảo để tổ chức cho 02 giám khảo thảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng ban Giám khảo để thống nhất điểm. Điểm của mỗi nội dung thi là điểm trung bình cộng của các giám khảo. Phần thập phân làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2. b) Bài thi giảng - Được đánh giá bằng Phiếu đánh giá tiết dạy theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại tiết dạy của Bộ GDĐT. Riêng môn Thể dục được đánh giá, xếp loại tiết dạy theo quy định của Sở GDĐT theo thang điểm 100. Mỗi tiết dạy được ít nhất là 03 giám khảo đánh giá độc lập; - Điểm của tiết dạy là điểm trung bình cộng của 3 giám khảo. Phần thập phân làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2. - Điểm và xếp loại tiết dạy: Trong trường hợp có sự chênh lệch điểm giữa 01 giám khảo so với 02 giám khảo còn lại từ 3,0 điểm (15 điểm đối với môn Thể dục) trở lên; điểm của tiết dạy là điểm trung bình cộng của 02 giám khảo đó. Nếu 03 giám khảo xếp loại tiết dạy theo 03 loại khác nhau, Thư ký Ban Giám khảo báo cáo Trưởng ban Giám khảo để tổ chức cho 03 giám khảo thảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng ban Giám khảo để thống nhất điểm. c) Giáo viên được công nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện phải đồng thời đạt kết quả ở 03 nội dung thi như sau: - SKKN hoặc kết quả NCKHSPUD phải đạt từ 6,00 điểm trở lên; - Bài thi viết kiểm tra về năng lực phải đạt từ 8,00 điểm trở lên; - Bài thi giảng phải đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 01 tiết đạt loại giỏi. d) Giáo viên đạt kết quả xuất sắc phải đồng thời đạt các kết quả sau: - Giáo viên được công nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện qua Hội thi; - SKKN hoặc kết quả NCKHSPUD phải đạt từ 7,00 điểm trở lên;.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Bài thi viết kiểm tra về năng lực phải đạt từ 9,00 điểm trở lên; - 02 tiết dạy đều đạt loại giỏi, trong đó có ít nhất 01 tiết đạt từ 19,0 điểm (từ 95 điểm đối với môn Thể dục) trở lên; - Những tiết dạy có nội dung lồng ghép tích hợp, liên môn. 4.2. Tiêu chí đánh giá, xếp giải và khen thưởng tập thể Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào các tiêu chí ưu tiên theo thứ tự sau: a) Không có cán bộ, giáo viên vi phạm nội quy của Hội thi; b) Số lượng giáo viên tham gia dự thi; c) Tỉ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi/số giáo viên dự thi; d) Số giáo viên được đạt xếp loại xuất sắc; đ) Điểm trung bình các nội dung thi của giáo viên trong đơn vị. Điểm trung bình (ĐTB) để xếp giải được tính bằng công thức: ĐTB = {điểm SKKN + điểm bài thi năng lực + (điểm bài dạy tiết 1 + điểm bài dạy tiết 2) x 2}/6. Nếu tất cả các tiêu chí trên đều bằng nhau, Ban Tổ chức sẽ xem xét chất lượng và số lượng SKKN hoặc sản phẩm NCKHSPUD của giáo viên tham dự Hội thi các đơn vị để xếp giải. IV. Phân công nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT a) Căn cứ vào Thông tư 21 để ban hành Kế hoạch tổ chức và nội quy Hội thi; thành lập Ban Tổ chức, Ban ra đề thi, Ban Giám khảo chấm bài thi năng lực và các tiết dạy của giáo viên; Thanh tra giám sát và các tiểu ban phục vụ Hội thi. b) Dự trù kinh phí tổ chức Hội thi. c) Phối hợp với đơn vị đăng cai tổ chức khai mạc và tổng kết Hội thi. 2. Nhiệm vụ các trường 2.1. Nhiệm vụ các trường được chọn đặt địa điểm tổ chức Hội thi a) Trường đăng cai tổ chức Hội thi phối hợp với Phòng GD&ĐT (Bộ phận THCS) lập kế hoạch tổ chức Hội thi đảm bảo an toàn, chu đáo, thành công. Cụ thể: - Chủ động liên hệ với Ủy ban nhân dân thị trấn Vạn Giã, xã Vạn Thắng trước ngày 09/11/2017 nhằm hỗ trợ an ninh cho Hội thi. - Trường THCS Văn Lang chuẩn bị Hội trường tổ chức khai mạc, tổng kết Hội thi, đảm bảo hệ thống âm thanh, ánh sáng, chỗ ngồi, nước uống, … phục vụ lễ khai mạc và tổng kết; - Trường THCS Văn Lang, Nguyễn Bỉnh Khiêm thành lập Ban Lễ tân đón tiếp đại biểu và giáo viên đến dự khai mạc, tổng kết Hội thi. Treo banrole, backdrop trong và trước Hội trường; b) Lên kế hoạch, báo cáo Phòng GD&ĐT trước 01 tuần tính đến ngày khai mạc Hội thi. Phân bổ cụ thể như sau: + THCS Văn Lang (môn: Toán, Sinh học, Công nghệ, Vật lý, Hóa học, Âm nhạc, Mỹ thuật) + THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, GDCD, Thể dục).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> c) Chỉ đạo giáo viên của đơn vị mình dạy đúng chương trình theo kế hoạch đã được các phòng GD&ĐT phê duyệt tạo điều kiện tốt cho giáo viên tham gia Hội thi giảng dạy; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp được chọn dạy làm bảng tên học sinh; niêm yết sơ đồ phòng học và nội quy Hội thi; vệ sinh trường, lớp. d) Xây dựng Thời khóa biểu phục vụ Hội thi theo mẫu thống nhất (Mẫu số 5). Thời khóa biểu lập theo từng trường và chỉ lập những môn trường được chọn để tổ chức Hội thi. Thời khóa biểu phục vụ Hội thi, các đơn vị gửi email về Phòng GD&ĐT chậm nhất ngày 24/10/2017 theo cùng lúc các địa chỉ , và tất cả các trường để giáo viên các đơn vị đăng ký tiết dạy tự chọn. đ) Chuẩn bị phòng đợi cho giáo viên về dự thi; phòng làm việc của các tổ giám khảo; nước uống; khẩu hiệu treo trước cổng trường có nền đỏ, chữ màu vàng, chân phương, nghiêm túc, rõ ràng với nội dung: “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS HUYỆN VẠN NINH NĂM HỌC 2017-2018” 2.2. Nhiệm vụ các trường có giáo viên tham gia dự thi a) Lập hồ sơ dự thi của đơn vị mình. Hồ sơ gồm: - Bản tóm tắt thanh tích cá nhân của các giáo viên tham dự Hội thi có xác nhận của hiệu trưởng (Mẫu số 1); - Danh sách đoàn tham gia dự thi của trường, gồm trưởng đoàn và các giáo viên tham gia dự thi (Mẫu số 2); - Tổng hợp SKKN hoặc sản phẩm NCKHSPUD, đã được công nhận và xếp loại (Mẫu số 3); - Danh sách giám khảo Hội thi (Mẫu số 4). Số liệu cụ thể trong Phụ lục 4. Tiêu chuẩn tham gia Ban Giám khảo căn cứ theo Điều 15 của Thông tư 21. - Bản photo Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT năm học 2015-2016 được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; - Bản photo giấy chứng nhận (giấy khen) giáo viên dạy giỏi cấp trường theo qui định. b) Qui định các loại bì đựng hồ sơ dự thi - Các bì số 1: Lưu trữ hồ sơ dự thi của giáo viên, bên ngoài bì ghi rõ họ tên giáo viên, trường đang công tác, môn đăng ký dự thi; - Các bì số 2: Lưu trữ các bì số 1. Mỗi môn dự thi có một bì số 2 lưu trữ hồ sơ dự thi các giáo viên dự thi môn đó. - Bì số 3: Lưu trữ các bì số 2. Bên ngoài ghi rõ tên trường dự thi; tổng số giáo viên tham gia dự thi; số lượng giáo viên dự thi/môn thi. Bì số 3 gửi về Phòng GD&ĐT (Ông Hoàng Công Đức, chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học) chậm nhất ngày 31/10/2017..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c) Tổng hợp tiết dạy tự chọn của giáo viên tham gia dự Hội thi (Mẫu số 5) gửi về Phòng GD&ĐT (Bộ phận THCS) chậm nhất ngày 31/10/2017. Lưu ý: Tất cả các biểu mẫu, trước khi gửi bằng đường bưu điện, đề nghị các trường gửi cùng lúc đến các địa chỉ email: , để Phòng GD&ĐT tổng hợp, chuẩn bị cho Hội thi. d) Chỉ đạo các tổ/nhóm bộ môn hỗ trợ giáo viên xây dựng tiết dạy, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để giáo viên tham gia dự thi đạt kết quả tốt nhất. e) Cử cán bộ, giáo viên tham gia đoàn để hỗ trợ thiết bị (nếu có), động viên tinh thần giáo viên dự thi; 3. Nhiệm vụ của giáo viên tham gia dự thi a) Chuẩn bị kỹ và hoàn thành 03 nội dung thi theo quy định. b) Chấp hành nghiêm túc nội quy của Hội thi. c) Chuẩn bị các điều kiện, thiết bị và phương tiện dạy học cần thiết. d) Chậm nhất, đến 16h00 ngày 11/11/2017, tất cả các giáo viên tham gia dự thi nộp 03 tập giáo án/tiết dạy cho Ban Thư ký Hội thi. Giáo án được soạn vi tính, in trên giấy A4. Nếu bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ, ngoài giáo án giáo viên lưu trữ những phần hỗ trợ bài giảng vào đĩa CD để nộp cho Ban Thư ký. Giáo án cần thể hiện rõ tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học, sự phối hợp giữa thầy và trò, các tình huống của giờ dạy, thể hiện rõ phương pháp dạy học, nội dung tích hợp, lồng ghép… 4. Giám khảo a) Thực hiện nghiêm túc nội quy Hội thi, làm việc độc lập với tinh thần trách nhiệm cao và sự công tâm, khách quan trong đánh giá kết quả dự thi của giáo viên. b) Thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ mà Ban Tổ chức và Trưởng Ban Giám khảo phân công. c) Không được tư vấn tiết dạy cho giáo viên dự thi; chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức về tính bảo mật liên quan đến nhiệm vụ được giao. d) Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình đúng quy định, đúng quy trình (dự giờ, nhận xét và góp ý tiết dạy, kiểm tra và chấm bài khảo sát kết quả giờ dạy, xử lý hồ sơ sau khi dự giờ xong…) 5. Thanh tra, giám sát Hội thi Bộ phận thanh tra xây dựng nội dung, kế hoạch thanh tra, giám sát quá trình tổ chức và việc thực hiện nội quy Hội thi, báo cáo kịp thời những sai sót, tiêu cực (nếu có) cho Ban Tổ chức để kịp thời khắc phục, giúp Hội thi đạt kết quả cao nhất. 6. Phân bổ địa điểm tổ chức các tiết dạy + THCS Văn Lang (môn: Toán, Sinh học, Công nghệ, Vật lý, Hóa học, Âm nhạc, Mỹ thuật) + THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, GDCD, Thể dục) 7. Quy định ứng dụng CNTT đối với các tiết dạy (Phụ lục 1). 8. Kế hoạch thực hiện Thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và các Ban theo Điều lệ Hội thi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> V. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG 1. Kinh phí tổ chức Hội thi Các đơn vị căn cứ vào các quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa: số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 về việc Quy định mức chi cho các hoạt động ngành GD&ĐT; số 1475/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2389/QĐ-UBND để thực hiện. 2. Kinh phí làm đồ dùng dạy học: Thực hiện theo Quyết định số 837/QĐUBND ngày 05/4/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Các trường dùng kinh phí của đơn vị chi theo thực tế; sau khi dạy xong, đồ dùng dạy học phải được nhập vào thiết bị của nhà trường. 3. Cơ cấu giải thưởng a) Giải cá nhân: Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi qua Hội thi được Phòng GD&ĐT cấp giấy chứng nhận và hưởng chế độ theo quy định; giáo viên được xếp loại Xuất sắc sẽ được tặng giấy khen và thưởng theo quy định hiện hành. b) Giải tập thể: Xét theo thực tế, gồm có: 01 giải nhất, 01 giải Nhì, 02 giải Ba và 02 giải Khuyến khích. Nhận được Công văn này, Phòng GD&ĐT yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị liên hệ với Phòng GD&ĐT (Bộ phận THCS) theo các số điện thoại 0985.313.864 để trao đổi, thống nhất./. KT. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký và đóng dấu). Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo Phòng( để biết); - Phòng GDTrH( báo cáo); - Bộ phận Thanh tra, TĐ-TH, Tài vụ(phối hợp); - Lưu: VT, THCS.. (VBĐT). Nguyễn Từng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Phụ lục 1 QUY ĐỊNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI TIẾT DẠY CÁC MÔN HỌC TRONG HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 (Kèm theo Công văn số 992/PGD&ĐT-THCS ngày 04/10/2017 của Phòng GD&ĐT Vạn Ninh). ———————— Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện được quy định thống nhất ở tất cả các môn học như sau: 1. Môn Toán - Chỉ được coi như một bảng phụ với nội dung: bài tập, hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy, mô hình, phân tích cách giải bài toán. - Nội dung bài học vẫn thể hiện trên bảng đen. 2. Môn Vật lý và Công nghệ (khối 8,9) - Chỉ được coi như một bảng phụ. - Các thí nghiệm tiến hành trong tiết dạy phải thực hành, không dùng thí nghiệm ảo. - Sử dụng phần mềm Vật lý minh họa và khắc sâu kiến thức. 3. Môn Hóa học - Chỉ được coi như đồ dùng dạy học, giáo viên cần rèn kĩ năng học sinh qua bảng đen. - Những nội dung đã thể hiện trên màn chiếu thì không ghi bảng và ngược lại. Tránh hiện tượng chiếu – chép. - Các câu hỏi phát vấn không trình chiếu trên màn chiếu trừ tư liệu, hình ảnh cần quan sát. 4. Môn Sinh học và Công nghệ (khối 6,7) - Chỉ được coi như đồ dùng dạy học. Nội dung các biểu, bảng, phiếu học tập cần trình chiếu lên màn chiếu. - Bảng đen dùng để ghi bài: đề bài, đề mục, nội dung hoặc ghi đề bài, đề mục còn nội dung trình chiếu lên màn chiếu. 5. Môn Tin học a) Đối với tiết dạy lý thuyết - Phần bảng đen cần thể hiện nội dung các phần của bài ghi. - Phần trình chiếu: để minh họa cho phần thực hành của các lệnh trong tiết học; minh họa cho các nội dung từng phần của bài giảng. b) Đối với tiết dạy thực hành - Phần lý thuyết và kiểm tra bài cũ không quá 15 phút. - Phần thực hành dành cho học sinh thể hiện trên máy tối thiểu 30 phút. - Có thể sử dụng trình chiếu lên màn chiếu cho toàn bộ tiết dạy. 6. Môn Thể dục.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Có thể ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu (nếu có). - Phần khảo sát học sinh được đánh giá trong thực hành của học sinh trên lớp (không sử dụng phiếu). 7. Môn Ngữ văn a) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu được coi như đồ dùng dạy học khi: - Sử dụng bảng đen để tái hiện nội dung bài học. - Phần trình chiếu dùng để minh họa. b) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu đã tích hợp cả phần ghi bảng của giáo viên khi: - Phần trình chiếu được thiết kế thành hai phần: Nội dung bài học và minh họa. - Phần trình chiếu cuối cùng phải tái hiện toàn bộ nội dung kiến thức chi tiết của bài dạy (không phải đề mục). - Quá trình luyện tập của học sinh được thể hiện trên bảng đen (nếu có), giáo viên sửa chữa nhưng đáp án, kết quả bài tập phải thể hiện trên phần trình chiếu. - Giáo viên phải dành thời gian hợp lý cho học sinh ghi bài. 8. Môn Lịch sử a) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu được coi như đồ dùng dạy học (bảng phụ), giáo viên phải ghi nội dung bài giảng trên bảng đen. b) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu đã tích hợp cả phần ghi bảng của giáo viên khi: - Nội dung bài dạy được thể hiện liên tục trên màn chiếu. - Phần trình chiếu cuối cùng phải thể hiện toàn bộ nội dung kiến thức của bài dạy. - Giáo viên phải dành thời gian hợp lý cho học sinh ghi bài. 9. Môn Địa lý - Nội dung ghi bảng được thể hiện toàn bộ thông qua trình chiếu trên các Slide. - Bảng đen dùng để thực hành cho giáo viên và học sinh. 10. Môn Giáo dục công dân a) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu được coi như đồ dùng dạy học khi: - Sử dụng bảng đen để tái hiện nội dung bài giảng - Phần trình chiếu dùng để minh họa: tranh ảnh, phim tư liệu… b) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu đã tích hợp cả phần ghi bảng của giáo viên khi: - Nội dung bài dạy được thể hiện liên tục trên màn chiếu thông qua các Slide - Giáo viên phải dành thời gian hợp lý cho học sinh ghi bài. - Bảng đen dùng để thực hành cho giáo viên và học sinh (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 11. Môn Tiếng Anh a) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu được coi như đồ dùng dạy học (bảng phụ), giáo viên phải ghi nội dung bài giảng trên bảng đen. b) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu đã tích hợp cả phần ghi bảng của giáo viên khi: - Nội dung bài dạy được thể hiện liên tục trên màn chiếu. - Phần trình chiếu cuối cùng phải thể hiện toàn bộ nội dung kiến thức của bài dạy. - Giáo viên phải dành thời gian hợp lý cho học sinh ghi bài. - Bảng đen ghi các mục chính của bài dạy. 12. Môn Âm nhạc Nội dung ghi bảng, minh họa (hình ảnh, video, nhạc đệm) được thể hiện toàn bộ thông qua trình chiếu trên màn hình. 13. Môn Mỹ thuật a) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu được coi như đồ dùng dạy học (bảng phụ) dùng để minh họa hình ảnh, không thể hiện nội dung ghi bảng b) Việc ứng dụng CNTT thông qua trình chiếu đã tích hợp cả phần ghi bảng của giáo viên, bảng đen dùng để minh họa các hoạt động của học sinh./. ——————————.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phụ lục 2 PHÂN BỔ SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN THAM DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS NĂM HỌC 2017 – 2018 (Kèm theo Công văn số 992/PGD&ĐT-THCS ngày 04/10/2017 của Phòng GD&ĐT Vạn Ninh) ———————————. Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. Phòng GDĐT Chi Lăng Vạn Thạnh Lương Thế Vinh Nguyễn Huệ Trần Quốc Tuấn Nguyễn Trung Trực Nguyễn Bỉnh Khiêm Trần Phú Mê Linh Văn Lang Đống Đa Lý Thường Kiệt Hoa Lư Tổng cộng. Toán. Vật Hóa Sinh Ngữ Lịch Địa Tiếng Thể Công Âm Mỹ GDCD Tổng lý học học văn sử lý Anh dục nghệ nhạc thuật 3 1 2 3 2 4 6 4 4 8 4 4 2 43.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Phụ lục 3 PHÂN BỔ SỐ LƯỢNG GIÁM KHẢO THAM GIA BAN GIÁM KHẢO HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS NĂM HỌC 2017 – 2018 (Kèm theo Công văn số 992/PGD&ĐT-THCS ngày 04/10/2017 của Phòng GD&ĐT Vạn Ninh) ———————————. Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. Trường THCS ( PT Cấp 1,2) Chi Lăng Vạn Thạnh Lương Thế Vinh Nguyễn Huệ Trần Quốc Tuấn Nguyễn Trung Trực Nguyễn Bỉnh Khiêm Trần Phú Mê Linh Văn Lang Đống Đa Lý Thường Kiệt Hoa Lư Tổng cộng. Toán 1 1 1 1. 1 1 2 1 9. Vật Hóa Sinh Ngữ Lịch Địa Tiếng Thể Công Âm Mỹ GDCD Tổng lý học học văn sử lý Anh dục nghệ nhạc thuật 1 1 1 1 1 6 1 1 1 1 1 1 1 6 1 1 1 4 1 1 1 1 1 1 1 1 9 1 1 1 1 1 5 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 11 1 1 1 1 1 1 1 1 9 1 1 1 1 1 6 1 2 1 1 1 1 1 1 1 12 1 1 1 1 1 1 1 7 1 1 1 1 1 1 1 1 1 10 1 1 1 1 4 6 7 7 9 7 7 9 7 6 4 6 6 90.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×