Tiểu luận tình huống cuối khóa
Trường Nghiệp vụ Thuế
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN I: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG.........................................................................3
PHẦN II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG................................6
PHẦN III: PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ...............................7
1. Nguyên nhân......................................................................................................7
2. Hậu quả..............................................................................................................8
PHẦN IV: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN...........................................................................................9
1. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống...........................................................9
2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống..............................................12
3. Lựa chọn phương án giải quyết.......................................................................14
PHẦN V: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN.......15
PHẦN VI: KIỂN NGHỊ......................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................18
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trường Nghiệp vụ Thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ của Nhà
nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cải cách hệ
thống thuế một cách hữu hiệu, hệ thống thuế nội địa đã thực sự đi vào cuộc sống
kinh tế xã hội. Chiến lược cải cách hệ thống thuế của Đảng và Nhà nước đã đề
ra mục tiêu: “Xây dựng chính sách thuế đồng bộ thống nhất, cơng bằng, hiệu
quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức
động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một
trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mơ có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và
Nhà nước”.
Việc đổi mới chính sách thuế của Nhà vừa góp phần khơng nhỏ trong
việc khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh. Bên cạnh những mặt tích cực của chính sách thuế thì việc thực thi pháp
luật thuế còn nhiều phức tạp và khó khăn, do đó dễ dẫn đến tình trạng các đơn vị
lợi dụng những kẽ hở trong công tác quản lý thuế để thực hiện các hành vi gian
lận, lách thuế, trốn lậu thuế gây thất thoát nguồn thu cho NSNN. Thông qua
công tác thanh, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn
ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Khi thực hiện theo cơ
chế tự khai, tự nộp thuế, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào
việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, xử
phạt hành chính về thuế đối với những trường hợp các đối tượng nộp thuế tính
thuế khơng đủ, khơng đúng, nợ thuế kéo dài; hoặc cưỡng chế, xử lý hình sự các
trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để gian lận, trốn thuế, chiếm
đoạt tiền thuế. Thực hiện tốt cơng thanh kiểm tra thuế sẽ góp phần tăng nguồn
thu cho ngân sách, tạo sự bình đẳng và cơng bằng xã hội về nghĩa vụ thuế của
đối tượng nộp thuế.
Là một công chức ngành Thuế, qua thời gian nghiên cứu học tập lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế do trường Nghiệp vụ Thuế tổ chức.
Với những thực tế trong q trình cơng tác của bản thân, cộng với kiến thức tiếp
thu bài giảng của các Thầy, Cô giáo Trường Nghiệp vụ Thuế, tôi mạnh dạn lựa
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
2
Trường Nghiệp vụ Thuế
chọn đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về kiểm tra và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật trên lĩnh vực thuế tại DNTN Minh Tuyết” làm tình huống cho
bài tiểu luận cuối khoá.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
3
Trường Nghiệp vụ Thuế
PHẦN I: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số
528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Căn cứ vào
cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế, thông qua hệ thống tiêu chí xác định
rủi ro về thuế do Tổng cục Thuế xây dựng. Sau khi đánh giá, phân tích bộ phận
Kiểm tra Chi cục Thuế đã lựa chọn những đối tượng rủi ro cao về thuế để lập kế
hoạch kiểm tra thuế trong năm 2013 và Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Minh
Tuyết là một trong số đó.
Ngày 08/10/2013 Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cẩm Thủy đã ban
hành Quyết định số 160/QĐ-CCT về việc kiểm thuế tại DNTN Minh Tuyết, theo
kế hoạch kiểm tra thuế năm 2013 đã được duyệt.
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra chấp hành Pháp luật thuế.
- Thời kỳ kiểm tra: Năm 2012.
- Thời gian kiểm tra: Trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế 05 ngày làm
việc, bắt đầu từ ngày 14/10/2013 đến ngày 18/10/2013.
Thông tin về doanh nghiệp:
Tên Doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Minh Tuyết
Mã số thuế: 2801658080;
Địa chỉ: Tổ 2, Thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng các cơng trình dân dụng, giao thông
thuỷ lợi.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2801658080 do Sở Kế hoạch
và đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 20/01/2011.
Đăng ký nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Cẩm Thủy theo phương pháp
khấu trừ.
Đoàn kiểm tra yêu cầu DNTN Minh Tuyết thực hiện việc cung cấp, hóa
đơn, chứng từ, sổ sách kế tốn và các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quan đến hoạt
động SXKD của doanh nghiệp.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
4
KẾT QUẢ KIỂM TRA NHƯ SAU:
TT
Chỉ tiêu
Trường Nghiệp vụ Thuế
Số báo cáo
Số kiểm tra
Chênh lệch
2.248.246.361
2.339.129.089
90.882.728
-
-
-
2.248.246.361
2.339.129.089
90.882.728
224.824.639
233.912.912
9.088.273
-
-
-
224.824.639
233.912.912
9.088.273
A
Doanh thu và thuế GTGT
1
Tổng doanh thu
-
DT khơng chịu thuế
-
DT tính thuế 10%
2
Thuế GTGTđầu ra
-
Thuế suất 0 %
-
Thuế suất 10 %
3
Thuế GTGT còn được K/trừ đầu kỳ
34.644.805
34.644.805
-
4
Thuế GTGTđầu vào được k/trừ
34.523.566
34.523.566
-
5
Thuế GTGT đã khấu trừ trong năm
34.523.566
34.523.566
-
6
Thuế GTGT phải nộp
155.656.268
164.744.541
9.088.273
7
Thuế GTGT cịn được K/trừ cuối năm
-
-
-
B
Kết quả SXKD
1
Doanh thu tính thuế TNDN
2.248.246.361
2.339.129.089
90.882.728
2
Giá vốn hàng bán
1.785.589.631
1.785.589.631
-
3
Lợi nhuận gộp
462.656.730
553.539.458
90.882.728
4
Doanh thu hoạt động Tài chính
-
-
-
5
Chi phí tài chính
-
-
-
6
Chi phí bán hàng
-
-
-
7
Chi phí QLDN
451.553.000
397.553.000
(54.000.000)
8
Lợi nhuận SXKD
11.103.730
155.986.458
144.882.728
9
Thu nhập khác
-
-
-
10
Chi phí khác
-
-
-
11
Lợi nhuận khác
-
-
-
12
Tổng thu nhập trước thuế
11.103.730
155.986.458
144.882.728
13
Thuế suất thuếTNDN
25%
25%
25%
14
Thuế TNDN phát sinh
2.775.933
38.996.614
36.220.682
15
Thuế TNDN được giảm 30%
832.780
11.698.984
10.866.205
16
Thuế TNDN PS còn phải nộp trong kỳ
1.943.153
27.297.630
25.354.477
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
Giải thích chênh lệch:
5
Trường Nghiệp vụ Thuế
1/ Số thuế GTGT phải nộp tăng thêm 9.088.273 đồng do các nguyên nhân
sau:
Doanh thu tính thuế GTGT tăng 90.882.728 đồng do doanh nghiệp kê
khai không đầy đủ giá trị các cơng trình sau:
+ Cơng trình Đê bao chắn nước thơn Thung Cẩm Thạch: 22.516.364 đồng;
+ Cơng trình trường mầm non xã Cẩm Thành là: 41.901.818 đồng;
+ Cơng trình Đường giao thông thôn Khạt là: 26.464.546 đồng.
- Thuế GTGT đầu ra tăng 9.088.273 đồng, dẫn đến thuế GTGT phải nộp
tăng 9.088.273 đồng.
2/ Số thuế TNDN phải nộp tăng 25.354.477 đồng do các nguyên nhân sau:
Doanh thu tính thuế TNDN tăng: 90.882.728 đồng do kê khai thiếu
doanh thu của các cơng trình trên.
Giảm tiền lương của văn thư khơng tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh năm 2012 là: 54.000.000 đồng.
Thu nhập chịu thuế tăng 144.882.728 đồng; thuế TNDN phát sinh tăng
36.220.682 đồng; số được giảm 30% tăng 10.866.205 đồng; số thuế TNDN
phải nộp tăng 25.398.227 đồng;
Từ các lý do trên dẫn đến thuế GTGT phải nộp phát sinh sau kiểm tra tăng
9.088.273 đồng; Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng 25.354.477 đồng.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
6
Trường Nghiệp vụ Thuế
PHẦN II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Một là: Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao ý thức, trách
nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình,
làm cho các doanh nghiệp có thói quen thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội.
Hai là: Phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, giáo
dục đối với những trường hợp các đối tượng nộp thuế, tính thuế khơng đủ,
khơng đúng; xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự
khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế để giữ nghiệm kỷ cương
làm gương cho các đơn vị khác.
Ba là: Đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước, tạo mơi
trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách.
Bốn là: Đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nguồn thu. Đảm bảo thu
đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào NSNN.
Năm là: Hạn chế tình trạng trốn thuế trong các doanh nghiệp bên cạnh
đó phải đảm bảo sự hài hịa giữa việc thu, ni dưỡng nguồn thu và phát triển
kinh tế.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
7
Trường Nghiệp vụ Thuế
PHẦN III: PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Ngun nhân
Qua cơng tác kiểm tra thuế tại Doanh nghiệp nói chung và kiểm tra tại
DNTN Minh Tuyết nói riêng. Các vi phạm là do một số nguyên nhân sau:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chính sách pháp luật thuế
chưa được thực hiện hiệu quả. Mặc dù công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp
thuế trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, nhưng cịn cứng nhắc,
chung chung.
- Sự hiểu biết và tinh thần tự giác chấp hành pháp luật của các tổ chức
kinh tế, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chưa cao. Việc nộp thuế là nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do các lợi ích nhận
được của nhà nước thường không cụ thể, nên đối với một số chủ thể nộp thuế,
những thiệt hại vật chất cụ thể dường như lớn hơn so với những giá trị vô hình
mà nhà nước đem lại. Chính vì vậy, thay vì hợp tác, nhiều chủ thể nộp thuế sử
dụng nhiều thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp một cách trái pháp luật.
- Công tác kiểm tra của cơ quan thuế chưa được thường xuyên. Riêng sự
phối kết hợp kiểm tra trong việc thanh toán tiền kho bạc nhà nước và ngân hàng
đối với cơng trình xây dựng đã hồn thành còn chậm để phát hiện kịp thời các
hành vi vi phạm kê khai sai, trốn thuế.
- Trình độ cơng chức quản lý thuế còn nhiều hạn chế.
Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật thuế có nhiều thay đổi căn
bản, số lượng chủ thể nộp thuế ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, những thủ
đoạn gian lận thuế ngày càng tinh vi hơn đã gây khó khăn khơng nhỏ cho công
tác quản lý thuế. Mặc dù hầu hết công chức quản lý thuế đều ý thức được việc
trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhưng mức độ khơng đồng đều.
Nhiều cơng chức quản lý thuế nhưng trình độ, kỹ năng xử lý công việc chưa đáp
ứng được yêu cầu công tác, nên khi thực hiện công tác áp dụng pháp luật còn nhiều
lúng túng, làm sai hoặc sợ làm sai dẫn đến chậm trễ trong việc ra quyết định.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
8
Trường Nghiệp vụ Thuế
- Chính sách thuế hiện hành còn nhiều khe hở, quá bất cập, chưa đồng
bộ, còn chồng chéo, chưa thực sự phù hợp với thực tại và yêu cầu phát triển của
nền kinh tế, gây khó khăn cho người thực hiện, người quản lý.
2. Hậu quả
- Làm thất thu Ngân sách nhà nước.
- Môi trường cạnh tranh kinh doanh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp, giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.
- Ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ cơng chức, giảm sút lịng tin của
quần chúng nhân dân đối với cơ quan thuế, cán bộ thuế nói riêng và các cơ quan
nhà nước nói chung.
- Các tệ nạn như tham nhũng, hối lộ có cơ hội phát triển.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
9
Trường Nghiệp vụ Thuế
PHẦN IV: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN
1. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống
Căn cứ pháp lý để lựa chọn phương án xử lý là các văn bản quy phạm
pháp luật có hiệu lực tại thời điểm phát sinh tình huống phải xử lý. Tại thời điểm
năm 2012, căn cứ pháp lý là các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
như sau:
a. Thuế Giá trị gia tăng
Theo quy định tại Thơng tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của
Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, Hướng dẫn
thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số
121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ, quy định như sau:
Theo Quy định tại khoản 4, Điều 8, Thời điểm lập hóa đơn GTGT đối
với hoạt động xây dựng, lắp đặt là: “Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm
nghiệm thu, bàn giao cơng trình, hạng mục cơng trình, khối lượng xây dựng, lắp
đặt hồn thành, khơng phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Theo quy định tại khoản 8, Điều 7, Chương II, Thơng tư 06/2012/TTBTC, giá tính thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng lắp đặt là:
“ Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị cơng trình, hạng mục cơng trình
hay phần cơng việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
a) Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây
dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
b) Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu ngun vật liệu, máy
móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị
nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.
c) Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh tốn theo hạng mục
cơng trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá
tính theo giá trị hạng mục cơng trình hoặc giá trị khối lượng cơng việc hồn
thành bàn”.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
10
b. Thuế Thu nhập doanh nghiệp:
Trường Nghiệp vụ Thuế
Theo quy định tại Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ
Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN số
14/2008/QH12 và Hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
11/12/2008, Nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, quy
định như sau”
Theo điểm m, khoản 3, Điều 5, Chương II, Thông tư 123/2012/TT-BTC,
Doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt
là: “Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị cơng trình, giá trị hạng mục
cơng trình hoặc giá trị khối lượng cơng trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc,
thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật
liệu, máy móc, thiết bị.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt khơng bao thầu ngun vật liệu, máy
móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị
nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.”
Theo
quy định tại khoản 1, Điều 6, Chương II, Thông tư số
123/2012/TT-BTC, quy định về điều kiện được tính vào chi phí được trừ:
“ Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ
mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, vì khoản chi tiền lương của văn thư năm 2012 là khơng có thực
nên doanh nghiệp khơng được tính vào chi phí được trừ khoản tiền lương này.
Theo Thông tư 140/2012/TT-BTC ngày 21/8/2012 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/7/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
11
Trường Nghiệp vụ Thuế
một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân, quy định
như sau:
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1, Chương I Thông tư
140/2012/TT-BTC: “ Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối
với:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả hợp tác xã.”
Như vậy, DNTN Minh Tuyết thuộc diện được giảm 30% số thuế TNDN
phải nộp năm 2012.
c. Chế tài xử phạt:
Theo Nghị định số: 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ Quy
định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế, như sau:
Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn, quy định:
“1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền
thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm, nhưng người nộp thuế đã ghi
chép kịp thời, đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ
thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường
hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền
phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân
sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận
thanh tra thuế;
c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm đã bị
cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác
định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
12
Trường Nghiệp vụ Thuế
đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà
nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì cơ quan
thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế;
d) Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng
hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế
được hoàn, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, nhưng khi cơ quan
thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá
đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán
đầy đủ theo quy định.
2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này là 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế
được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.
3. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số tiền phạt; số ngày chậm
nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp tiền thuế và ra quyết định xử phạt đối với
người nộp thuế.”
* Điểm h Khoản 1 Điều 14 Mục II Nghị định số 98/2007/NĐ-CP xử phạt
đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định:
“ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người
nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13
Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên
khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Khơng xuất hố đơn khi bán hàng hố, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên
hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hoá, dịch vụ đã
bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế”
2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống
Qua tình huống trên, căn cứ vào các cơ sở pháp lý, tình tiết của sự việc,
mục tiêu xử lý tình huống và kiến thức đã được tiếp thu tại lớp học, tôi xin đưa
ra 02 phương án xử lý như sau:
Phương án 1:
- Truy thu số tiền thuế trốn: 34.442.750 đồng, trong đó:
+ Thuế GTGT: 9.088.273 đồng;
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
-
13
Trường Nghiệp vụ Thuế
+ Thuế TNDN: 25.354.477 đồng
Phạt hành vi trốn thuế theo quy định tại điểm h, khoản 1, điều 14,
Nghị định 98/2012/NĐ- CP là 34.442.750 đồng
Tổng cộng tiền thuế truy thu là tiền phạt là: 68.885.500 đồng.
(Bằng chữ: Sáu mươi tám triệu, tám trăm tám mươi lăm ngàn, năm trăm đồng chẵn.)
Ưu điểm:
Bảo đảm tính nghiêm minh, chặt chẽ của pháp luật thuế không tạo nên kẻ
hở để người nộp thuế lợi dụng. Góp phần tăng cường số thu cho ngân sách nhà
nước. Đồng thời tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Chưa tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích và thúc đẩy sản xuất kinh do
điều kiện khó khăn trong cơng tác quản lý kinh doanh, giao dịch hoặc do các
nguyên nhân bất khả kháng khác, do khách quan mang lại cũng như điều kiện
hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ để hổ trợ tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc của các doanh nghiệp.
Phương án 2:
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 Quy định
xử lý vi phạm pháp luật thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế,
Thơng tư số 140/2012/TT-BTC ngày 21/8/2012 Hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/7/2012 của Chính phủ; đề nghị xử lý như sau:
1. Truy thu thuế là: 34.442.750 đồng;
1.1. Truy thu thuế GTGT:
1.2. Truy thu thuế TNDN:
9.088.273 đồng;
25.354.477 đồng;
2. Phạt chậm nộp là:
4.191.177 đồng;
3. Phạt hành chính 10% là:
3.444.275 đồng;
Tổng số tiền thuế truy thu và phạt: 42.078.202 đồng.
( Bằng chữ: Bốn mươi hai triệu, không trăm bảy mươi tám ngàn, hai trăm lẻ hai đồng chẵn.)
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
14
Trường Nghiệp vụ Thuế
Ưu điểm:
Phương án này được xử lý theo quy định pháp luật, bảo đảm được tính
nghiêm minh của pháp luật thuế. Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở
rộng sản xuất kinh doanh, tái đầu tư phát triển kinh tế.
Nhược điểm:
Giảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước hơn so với phương án 1.
Cơ quan thuế phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh vụ việc thật chính
xác, cán bộ thuế phải nắm vững chính sách thuế đảm bảo thực hiện đúng quy
định của pháp luật.
3. Lựa chọn phương án giải quyết
Qua nghiên cứu, đánh giá, hiệu quả của từng phương án đối chiếu với
các quy định hiện hành và thực tiễn của nước ta, tôi chọn phương án 2 bởi vì:
-
Phương án này đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tăng
cường hiệu lực quản lý hành chính thuế. Tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của
Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong
toàn xã hội.
-
Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sản
xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ
thể kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
15
Trường Nghiệp vụ Thuế
PHẦN V: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN
Ngày 08/10/2013 Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cẩm Thủy ban
hành Quyết định kiểm tra thuế tại DNTN Minh Tuyết theo mẫuban hành theo
mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT- BTC. Trong
quyết định Kiểm tra nêu rõ căn cứ pháp lý, đối tượng được kiểm tra, ội dung,
phạm vi kiểm tra; Thời gian tiến hành kiểm tra; Thành viên trong đoàn kiểm tra,
Quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
Ngày 10/10/2013, Giao Quyết định kiểm tra cho DNTN Minh Tuyết.
Ngày 14/10/2013, Công bố Quyết định Kiểm tra và lập biên bản công bố
Quyết định kiểm tra theo mẫu 05/KTTT của TT28/2011/TT-BTC.
Từ ngày 14/10/2013 đến ngày 18/10/2013 thực hiện kiểm tra tại trụ sở
người nộp thuế. Đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, phân tích nội
dung trong hồ sơ thuế với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài
liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra
thuế.
Ngày 25/10/2013, Lập biên bản Kiểm tra theo mẫu 04/KTTT. Kết luận
về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi vi phạm, mức độ vi
phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền, đưa ra kiến nghị, biện pháp giải quyết và
ký biên bản. Biên bản Kiểm tra được lập thành 05 bản có nội dung và giá trị
pháp lý như nhau được gửi cho: 01 bản gửi Doanh nghiệp để thực hiện, 01 bản
gửi đội Quản lý nợ để đôn đốc, 01 bản gửi Đội Kê khai – Kế toán thuế, 01 bản
gửi Đội Kiểm tra và 01 bản lưu tại Đoàn kiểm tra.
Ngày 28/10/2013, Đoàn trưởng đoàn kiểm tra lập báo cáo kết quả cuộc
kiểm tra và kiến nghị xử lý sau kiểm tra. Lãnh đạo chi cục ký ban hành Kết luận
kiểm tra và báo cáo trình lãnh đạo Chi cục ra quyết định xử lý truy thu, phạt vi
phạm về thuế.
Ngày 29/10/2013, ban hành Quyết định xử lý thuế, xử phạt vi phạm hành
chính theo mẫu số 17/KTTT theo TT 28/2011/TT-BTC đối với DNTN Minh Tuyết.
Sau kiểm tra, đoàn kiểm tra phải sắp xếp hồ sơ tài liệu đưa vào lưu trữ và xử lý
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
16
Trường Nghiệp vụ Thuế
khiếu nại. Đồng thời, đánh giá xử lý vụ việc rút ra bài học kinh nghiệm trong
việc kiểm tra thuế.
PHẦN VI: KIỂN NGHỊ
Một là: Hồn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế
Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các chính sách về thuế của Nhà
nước đảm bảo khoa học, chặt chẽ và có tính ổn định lâu dài, tránh sự thay đổi
quá nhanh và nhiều làm cho các nhà quản lý thuế và người nộp thuế rơi vào tình
trạng lúng túng trong thi hành, gây nên sự hoài nghi của các nhà đầu tư, làm hại
đến lợi ích của người nộp thuế, tăng trưởng kinh tế và lợi ích quốc gia.
Đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế, hồn
thuế thuận lợi, công khai đối tượng nộp thuế, mức thuế. Đồng thời kiểm tra, xử
lý nghiêm tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu, gây khó khắn phiền hà cho người
nộp thuế.
Hai là: Hoàn thiện phương thức quản lý thu thuế, cơ sở dữ liệu
ngành thuế.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cơng nghệ
thơng tin, thì những ứng dụng tiến bộ này vào hoạt động quản lý nhà nước ngày
càng được đẩy mạnh. Với số lượng rất lớn các chủ thể nộp thuế, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế như khai thuế qua mạng internet,
phần mềm dữ liệu quản lý thông tin người nộp thuế, các trang website thông tin
về ngành thuế…, nếu được đầu tư thoả đáng sẽ đem lại những cải thiện đáng kể,
nhằm giảm chi phí xã hội dành cho công tác quản lý thuế, đem lại hiệu quả kinh
tế cao.
Với cơ chế tự khai, tự nộp thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ dành nhiều thời
gian hơn để thực hiện công tác giám sát thông qua hoạt động thanh tra và kiểm
tra thuế. Tuy nhiên, để hoạt động kiểm tra thuế được thực hiện hiệu quả, cần xây
dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong việc chấp hành pháp luật
thuế của doanh nghiệp để việc kiểm tra được thuận lợi hơn. Hệ thống chỉ tiêu
đánh giá sẽ giúp cơ quan quản lý thuế phân loại các chủ thể nộp thuế, từ đó, tập
trung nhiều hơn đối với những chủ thể có mức độ chấp hành pháp luật thấp để
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
17
Trường Nghiệp vụ Thuế
giám sát. Với một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hợp lý, chắc chắn công tác kiểm
tra, giám sát sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Ba là: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn giải thích chính sách thuế
để Người nộp thuế hiểu rõ và tự giác chấp hành, các ngành, các cấp và nhân dân
địa phương đồng tình ủng hộ. Trong công tác tuyên truyền cần lưu ý đến việc
động viên khen thưởng các tổ chức cá nhân chấp hành đúng chính sách thuế. Kết
hợp cả động viên về mặt tinh thần và vật chất, đồng thời lên án mạnh mẽ các
hành vi gian lận, trốn thuế.
Bốn là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Do vậy, để bảo
đảm nguồn thu cho NSNN, tạo nguồn lực tài chính đủ mạnh để phát triển kinh
tế, xây dựng đất nước, địi hỏi phải thực hiện cơng tác quản lý thuế có hiệu quả.
Trong đó, thanh tra, kiểm tra là một trong những vấn đề trọng tâm. Để thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ công tác thuế, chống thất thu và gian lận thương mại,
ngành Thuế cần triển khai một số giải pháp sau:
Tổ chức sắp xếp, bổ sung tối đa nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm
tra. Triển khai giao nhiệm vụ đến từng cán bộ đồng thời gắn với động viên, thi
đua, khen thưởng. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ
thanh tra, kiểm tra thuế nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm cán bộ
thanh tra, kiểm tra thuế; Xây dựng tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng
thanh tra, kiểm tra đối với một số lĩnh vực phức tạp.
Năm là: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế
Thực tiễn công tác thu ngân sách và quản lý hành chính thuế cho thấy
cán bộ thuế thực sự là những người lính xung kích trên mặt trận kinh tế, vừa
nắm chính sách, vừa trực tiếp đưa chính sách vào cuộc sống. Do vậy, người cán
bộ thuế phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn đi đơi với việc
rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
18
Trường Nghiệp vụ Thuế
KẾT LUẬN
Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động hết sức quan trọng
nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản
xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, thanh tra, kiểm tra
thuế là một hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuế khơng
chỉ có đóng góp đáng kế vào việc chống thất thu thuế mà cịn nhằm đảm bảo
cơng bằng, động viên đối với các chủ thế kinh tế phát huy nguồn lực của mình
đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, thanh tra, kiểm tra
thuế vẫn còn những hạn chế đòi hỏi phải nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và
hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ ngạch kiểm tra viên thuế tôi đã được trang bị thêm những kiến
thức mang tính lý luận, được học hỏi thêm những kinh nghiệm thực
tế của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong lớp. Trong
khn khổ một bài tiểu luận, với một tình huống cụ thể tôi đưa ra
phương án giải quyết và kiến nghị mong muốn góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý thuế.
Tuy nhiên, do cịn nhiều hạn chế về kiến thức cả về lý luận và thực tế nên
bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của các thầy, cơ giáo để tơi hồn thiện bài tiểu luận này. Qua đây,
tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và Lãnh đạo Cục thuế tỉnh Thanh
Hoá, lãnh đạo Chi cục thuế huyện Cẩm Thủy đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thành tốt chương trình học tập của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Học viên
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa
Tiểu luận tình huống cuối khóa
19
Trường Nghiệp vụ Thuế
Bùi Thị Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/ QH 11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội.
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội.
- Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá
trị gia tăng ngày 19/06/2013 của Quốc Hội.
- Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
- Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu
nhập doanh nghiệp ngày 19/06/2013 của Quốc Hội.
- Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, Hướng dẫn thi
hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số
121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
- Thơng tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN số 12/2008/QH12 và
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008,
Nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Thơng tư 140/2012/TT-BTC ngày 21/8/2012 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/7/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về
ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức
và cá nhân.
-
Nghị định số: 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ Quy
định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế.
Học viên: Bùi Thị Hồng
CCT huyện Cẩm Thủy- CT tỉnh Thanh Hóa