Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

AMINOAXIT hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.21 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>AMINOAXIT 1.Phát biểu nào dưới đây về aminoaxit là KHÔNG đúng? a.Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chất, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxil b.Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất c.Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-) d.Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của aminoaxit 2.Khẳng định về tính chất vật lí nào của aminoaxit dưới đây KHÔNG đúng? a.Tất cả đều là chất rắn b.Tất cả đều là tinh thể, màu trắng c.Tất cả đều tan trong nước d.Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao 3.Aminoaxit không thể phản ứng với loại chất nào dưới đây? a.Ancol b.dung dịch brom c. Axit (H+) và axit nitrơ d.Kim loại, oxit bazơ, bazơ và muối 4.0,01mol aminoaxit A phản ứng vừa đủ với 0,02mol HCl hoặc 0,01mol NaOH. Công thức của A có dạng như thế nào? a.H2NRCOOH b.(H2N)2RCOOH c.H2NR(COOH)2 d.(H2N)2R(COOH)2 5.Cho 0,1mol A (α-aminoaxit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 11,15g muối. A là chất nào sau đây? a.Glixin b. Alanin c.Phenylalanin d. Valin 6.Cho α-aminoaxit mạch thẳng A có công thức H2NR(COOH)2 phản ứng hết với 0,1mol NaOH tạo 9,55g muối. A là a. Axit 2-aminopropanđioic b. Axit 2-aminobutanđioic c. Axit 2-aminopentanđioic d. Axit2-aminohexanđioic 7.Cho glixin (X) phản ứng với các chất dưới đây, trường hợp nào phương trình hóa học được viết KHÔNG đúng? a.X + HCl→ClH3NCH2COOH b.X + CH3OH + HCl ↔ClH3NCH2COOCH3 + H2O c.X + NaOH →H2NCH2COONa d.X + HNO2 →HOCH2COOH + N2 + H2O 8.Một hợp chất hữu cơ X có tỉ lệ khối lượng C, H, O và N là 9:1,75:8:3,5 tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1:1 và mỗi trường hợp chỉ tạo một muối duy nhất. Một đồng phân Y của X cũng tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1:1 nhưng đồng phân này có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của X, công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là a.C3H7O2N; H2N-C2H4-COOH; H2N-CH2COOCH3 b. C3H7O2N; H2N-C2H4-COOH; CH2=CH-COONH4 c.C2H5O2N; H2N-CH2-COOH; CH3-CH2-NO2 d.C3H5O2N; H2N-C2H2-COOH; CH≡C-COONH4 9.(X) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C 5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi (Y) qua CuO/t 0 thu được chất hữu cơ (Z) có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của (X) là a.CH3(CH2)4NO2 b.NH2CH2COOCH2CH2CH3 c.NH2CH2COOCH(CH3)2 d.H2NCH2CH2COOC2H5 10.X là một α-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 10,3g X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95g muối clohidrat của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là a.CH3CH(NH2)COOH b.H2NCH2COOH c.H2NCH2CH2COOH d.CH3CH2CH(NH2)COOH 11.Cho các chất sau: (X1) C6H5NH2; (X2) CH3NH2; (X3) H2NCH2COOH; (X4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? a.X1, X2, X5 b.X2, X3, X4 c.X2, X5 d.X1, X4, X5 12.Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ? (1)H 2NCH2COOH; (2) Cl-NH3+-CH2COOH; (3) H2NCH2COO-; (4) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH; (5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH a.(3) b.(2) c.(2), (5) d.(1), (4) 13. Este X được điều chế từ aminoaxit Y và rượu etylic. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 51,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,3g X thu được 17,6g khí CO2, 8,1g nước và 1,12 lít nitơ (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là a.H2N(CH2)2COOC2H5 b.H2NCH(CH3)COOH c.H2NCH2COOC2H5 d.H2NCH(CH3)COOC2H5 14.Chất hữu cơ X có chứa 15,7303% nguyên tố N; 35,9551% nguyên tố O về khối lượng và còn các nguyên tố C và H. Biết X có tính lưỡng tính và khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ xảy ra một phản ứng. Cấu tạo thu gọn của X là a.H2NCOOCH2CH3 b.H2NCH2CH2COOH c.H2NCH2CH(CH3)COOH d.H2NCH2COOCH3 15.Trong bốn ống nghiệm mất nhãn chứa riêng biệt từng dung dịch: glixerin, lòng trắng trứng, tinh bột và xà phòng. Thứ tự hóa chất dùng làm thuốc thử để nhận ra ngay mỗi dung dịch là a.quỳ tím, dung dịch iot, Cu(OH)2. HNO3 đặc b.Cu(OH)2, dung dịch iot, quỳ tím, HNO3 đặc c.dung dịch iot, HNO3 đặc, Cu(OH)2, quỳ tím d.Cu(OH)2, quỳ tím, HNO3 đặc, dung dịch iot 16.Câu nào sau đây KHÔNG đúng? a.Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng b.Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên c.Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng d.Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh 17.Một hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O và N có phân tử khối bằng 89. Đốt cháy hoàn toàn 1mol hợp chất thu được 3mol CO 2, 0,5mol N2 và amol hơi nước. Công thức phân tử của hợp chất đó là a.C4H9O2N b.C3H7NO2 c.C3H5NO2 d.C2H5O2N 18.Trong các chất sau: Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/khí HCl. Axit aminoaxetic tác dụng được với những chất nào? a.Tất cả các chất b.HCl, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl c.C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/khí HCl, Cu d.Cu, KOH, Na2SO3, HCl, HNO2, CH3OH/ khí HCl 19.X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Cho 0,89g X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255g muối. Công thức cấu tạo của X là a.H2NCH2COOH b.CH3CH(NH2)COOH c.CH3CH(NH2)CH2COOH d.C3H7CH(NH2)COOH 20.Chọn câu SAI. a.Phân tử khối của một aminoaxit (phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH) luôn luôn là số lẻ b.Thủy phân xenlulozơ trong dung dịch axit loãng sẽ thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ c.Các aminoaxit đều tan trong nước d.Dung dịch các aminoaxit đều không làm đổi màu quỳ tím.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 21. .X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Cho 15,1g X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 18,75g muối. Công thức cấu tạo của X là a.C6H5CH(NH2)COOH b.CH3CH(NH2)COOH c.CH3CH(NH2)CH2COOH d.C3H7CH(NH2)COOH 22.Protit (protein) có thể được mô tả như thế nào? a.Chất polime trùng hợp b.Chất polieste c.Chất polime đồng trùng hợp d.Chất polime ngưng tụ 23.Khi dùng lòng trắng trứng gà để làm trong môi trường (aga, nước đường), ta đã ứng dụng tính chất nào sau đây? a.Tính bazơ của prtit b.Tính axit của protit c.Tính lưỡng tính của protit d.Tính đông tụ ở nhiệt độ cao và đông tụ không thuận nghịch của abumin 24.Hợp chất C5H9O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất có công thức cấu tạo là a.CH3CH(NH2)COOH b.H2NCH2COOH c.H2NCH2CH2COOH d.CH2=C(CH3)CH(NH2)COOH 25.Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa a.nhóm amino b.nhóm cacboxyl c.một nhóm amino và một nhóm cacboxyl d.một hoặc nhiều nhóm amino và một hoặc nhiều nhóm cacboxyl 26.α-aminoaxit là aminoaxit mà nhóm amino gắn ở vị trí thứ mấy? a.1 b.2 c.3 d.4 27.Cho các chất: X: H2NCH2COOH; Y: H3C-NH-CH2-CH3; T: CH3CH2COOH; Z: C6H5CH(NH2)COOH; G: HOOCCH2CH(NH2)COOH; P: H2NCH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Aminoaxit là những chất nào? a.X, Z, T, P b.X, Y, Z, T c.X, Z, G, P d.X, Y, G, P 28.C4H9O2N có mấy đồng phân aminoaxit (với nhóm amin bậc nhất)? a.2 b.3 c.4 d.5 29.Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh? a.CH3COOH b.H2NCH2COOH c.H2NCH2(NH2)COOH d.HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH 30.Tên gọi của hợp chất C6H5CH2CH(NH2)COOH như thế nào? a.Axit aminophenylpropionic b.Axit 2-amino-3-phenylpropionic c.Phenylalanin d.Axit 2-amino-3-phenylpropanoic 31.Cho dung dịch quỳ tím vào 2 dung dịch sau: (X) H2NCH2COOH; (Y) HOOCCH(NH2)CH2COOH. Hiện tượng xảy ra là gì? a.X và Y đều không đổi màu quỳ tím b.X làm quỳ chuyển màu xanh, Y làm quỳ chuyển màu đỏ c.X không đổi màu quỳ tím, Y làm quỳ chuyển màu đỏ d.Cả hai đều làm quỳ chuyển sang màu đỏ 32.C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân aminoaxit (với nhóm amin bậc nhất)? a.2 b.3 c.4 d.5 33.Phản ứng giữa alanin và axit clohidric tạo ra chất nào sau đây? a.H2NCH(CH3)COCl b.H3NCH(NH2)COCl c.HOOCCH(CH3)NH3Cl d.HOOCCH(CH2Cl)NH2 34.Phát biểu nào dưới đây về enzim là KHÔNG chính xác? a.Hầu hết enzim có bản chất protein b.Enzim có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học c.Mỗi enzim xúc tác cho rất nhiều chuyển hóa khác nhau d.Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim thường nhanh hơn đến 109-1011 lần nhờ xúc tác hóa học 35.Mô tả hiện tượng nào dưới đây là KHÔNG chính xác? a.Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng b.Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng c. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. d. Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy 36.Cho biết sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn tơ enan trong dung dịch HCl dư a.ClH3N(CH2)5COOH b.ClH3N(CH2)6COOH c.H2N(CH2)5COOH d.H2N(CH2)6COOH 37.Khi thủy phân hoàn toàn policaproamit trong dung dịch NaOH nóng, dư được sản phẩm nào sau đây? a.H2N(CH2)5COOH b.H2N(CH2)6COONa c.H2N(CH2)5COONa d.H2N(CH2)6COOH 38.Glixin còn có tên là: a. Axit α-aminoaxetic b. Axit α-aminopropionic c. Axit β-aminopropionic d. Axit α-aminobutiric 39.Glixin có thể tác dụng tất cả các chất của nhóm nào sau đây (điều kiện có đủ)? a.C2H5OH, HCl, KOH, dd Br2 b.HCHO, H2SO4, KOH, Na2CO3 c.C2H5OH, HCl, NaOH, Ca(OH)2 d.C6H5OH, HCl, KOH, Cu(OH)2 40.Dùng 2 aminoaxit X và Y khác nhau, ta sẽ được bao nhiêu dipeptit khác nhau? a.1 b.2 c.3 d.4 41.Tơ capron được điều chế từ nguyên liệu nào sau đây? a.NH2(CH2)2COOH b.NH2(CH2)4COOH c.NH2(CH2)3COOH d.NH2(CH2)5COOH 42.Trạng thái và tính tan của các aminoaxit là: a.Chất rắn không tan trong nước b.Chất lỏng không tan trong nước c.Chất rắn dễ tan trong nước d.Chất lỏng dễ tan trong nước 43.Muối được hình thành từ NH2CH2COOH dùng NaOH có tên là: I) Muối natri của glixin; II) Natri aminoaxetat a.I,II đều đúng b.I đúng, II sai c.I, II đều sai d.I sai, II đúng 44.Aminoaxit là hợp chất cơ sở xây dựng nên: a.Chất đường b.Chất béo c.Chất đạm d.Chất xương 45.Polipeptit là hợp chất cao phân tử được hính thành từ các: a.Phân tử axit và rượu b.Phân tử aminoaxit c.Phân tử axit và andehit d.Phân tử rượu và amin 46. Để phân biệt lòng trắng trứng và hồ tinh bột, ta có thể dùng cách nào sau đây? I) Đun nóng 2 mẫu; II)Dùng iot a.I sai, II đúng b.I,II đều đúng c.I đúng, II sai d.I, II đều sai 47.Thành phần dinh dưỡng trong các buổi ăn của con người có chứa: I) Protit; II) Lipit; III) Glucozơ a.Chỉ có I và II b.Chỉ có II và III c.Chỉ có I và III d.Có cả I, II và III 48.Trong cơ thể, protit chuyển hóa thành:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a.Aminoaxit b. Axit béo c.Glucozơ d. Axit hữu cơ 49.Axit α-aminopropionic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? a.HCl, NaOH, C2H5OH có mặt HCl, K2SO4, H2NCH2COOH b.HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, H2NCH2COOH, Cu c.HCl, NaOH, C2H5OH có mặt HCl, H2NCH2COOH d.HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, NaCl, H2NCH2COOH 50.Chất A có % khối lượng các nguyên tố C,H,O và N lần lượt là 32%;6,67%;42,66% và 18,67%. Tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 3. A vừa tác dụng NaOH vừa tác dụng dung dịch HCl. A có công thức cấu tạo là a.CH3CH(NH2)COOH b.H2N(CH2)2COOH c.H2NCH2COOH d.H2N(CH2)3COOH 51.Chất A có thành phần % các nguyên tố C,H,N lần lượt là 40,45%; 7,86%; 15,73% còn lại là oxi. Khối lượng mol phân tử của A<100. A tác dụng được với NaOH và HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên. A có công thức cấu tạo là a. CH3CH(NH2)COOH b.H2N(CH2)2COOH c.H2NCH2COOH d.H2N(CH2)3COOH 52.Công thức tổng quát của các aminoaxit là a.R(NH2)(COOH) b.(NH2)x(COOH)y c.R(NH2)x(COOH)y d.H2NCxHyCOOH 53.Có các cách phát biểu sau về protit: (1) Protit là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp (2) Protit chỉ có trong cơ thể người và động vật (3) Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protit từ những chất vô cơ mà chỉ tổng hợp từ các aminoaxit (4) Protit bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm Phát biểu nào đúng? a.1,2 b.2,3 c.1,3 d.3,4 54. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Sự kết tủa protit bằng nhiệt được gọi là………” a.sự trùng ngưng b.sự ngưng tụ c.sự phân hủy d.sự đông tụ 55.Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng, đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện……..(1)…., cho đồng (II) hidroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu……..(2)…….xuất hiện. a.(1) kết tủa màu trắng, (2) tím xanh b.(1) kết tủa màu vàng, (2) tím xanh c.(1) kết tủa màu xanh, (2) vàng d.(1) kết tủa màu vàng, (2) xanh 56.Thủy phân đến cùng protit ta thu được các chất nào? a.các aminoaxit b.các amin c.các chuỗi polipeptit d.hỗn hợp các aminoaxit 57.Khi đun nóng protit trong dung dịch axit hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protit bị thủy phân thành các…..(1)…., cuối cùng thành các……(2)…..: a.(1) phân tử protit nhỏ hơn; (2) aminoaxit b.(1) chuỗi polipeptit; (2) aminoaxit c.(1) chuỗi polipeptit; (2) hỗn hợp các aminoaxit d.(1) chuỗi polipeptit; (2) aminoaxit 58.Cho dung dịch của các chất riêng biệt sau: (1) C 6H5NH2; (2) CH3NH2; (3) H2NCH2COOH; (4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (5) H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. Những dung dịch làm giấy quỳ tím hóa xanh là a.1, 2, 5 b.2, 3, 4 c.2, 5 d.3, 4, 5 59.Thủy phân hợp chất: H2NCH2CONHCH(CH2COOH)CONHCH(CH2C6H5)CONHCH2COOH thu được các aminoaxit nào sau đây? a.H2NCH2COOH b.HOOCCH2CH(NH2)COOH c.C6H5CH2CH(NH2)COOH d.Cả a,b,c 60. Ứng dụng nào của aminoaxit dưới đây được phát biểu KHÔNG đúng? a.Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống. b.Muối đinatri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính) c. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan d.Các aminoaxit (nhóm amin ở vị trí số 6,7,..) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon. 61.Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng? a.Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-aminoaxit được gọi là peptit. b.Phân tử có hai nhóm –CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit c.Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị aminoaxit cấu thành được gọi là polipeptit d.Trong mỗi phân tử peptit, các aminoaxit được sắp xếp theo một thứ tự xác định 62. Đun 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta chưng khô dung dịch thu được 2,5g muối khan. Mặt khác, lại lấy 100g dung dịch aminoaxit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. Công thức phân tử của aminoaxit là a.H2NCH2COOH b.H2NCH2CH2COOH c.H2N(CH2)3COOH d.a và c đúng 63.Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 14,64g X cho phản ứng hết với 150ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1). Trong chất rắn chỉ là một hợp chất vô cơ. Công thức phân tử của Y là a.C2H5NH2 b.C3H7NH2 c.C3H7OH d.CH3NH2 64.Chọn câu đúng. a.Protein không tan trong nước b.Khi thủy phân protein trong môi trường axit hoặc bazơ sẽ thu được hỗn hợp các aminoaxit c.Trong thành phần của protein chỉ có C, H và O d.Peptit là một hợp chất tạo thành từ các phân tử amin 65.Có bao nhiêu trường hợp xảy ra khi cho 1 phân tử glixin, 1 phân tử alanin, 1 phân tử valin để tạo thành hợp chất tripeptit? a.3 b.6 c.9 d.12 66.Một hợp chất hữu cơ X có công thức C 3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nhẹ được muối Y, khí Z làm xanh giấy quỳ tím ướt. Cho Y tác dụng với NaOH rắn, đun nóng được CH4. X có CTCT là a.C2H5COONH4 b.CH3COONH4 c.CH3COOH3NCH3 d.b và c đúng 67.A là một α-aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 0,01 mol A tác dụng với dung dịch NaOH dư ta thu được 1,11g muối của natri. A có CTCT là a.H2NCH2COOH b.H2NCH2CH2COOH c.CH3CH(NH)2COOH d.CH3CH2CH(NH2)COOH 68.Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau: Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 3 đipeptit: Ala-Gly, Gly-Ala và Val-Gly.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a.Gly-Ala-Gly-Val-Gly b.Gly-Gly-Ala-Gly-Val c. Ala-Gly-Gly-Gly-Val d.Gly-Ala-Gly-Gly-Val 69.Một aminoaxit X có trong tự nhiên công thức tổng quát NH2RCOOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 12,15g H2O. Công thức cấu tạo của X là a.CH3CH(NH2)COOH b.CH2NH2COOH c.CH3CH2CH(NH2)COOH d.CH2NH2CH2COOH 70.Cho 11,15g muối CH2(NH3Cl)COOH tác dụng với 150ml dung dịch Ca(OH) 2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được mg chất rắn. Giá trị của m là a.20,05g b.17,6g c.18,65g d. Kết quả khác 71.Cho sơ đồ: (X)→(Y)→(Z)→M↓ (trắng). Các chất X, Y, Z phù hợp sơ đồ trên là: a.C6H5CH(CH3)2, C6H5OH, C6H5NH2 b.C6H5NO2, C6H5NH2, C6H5OH c.C7H8, C6H5NO2, C6H5NH2 d.Cả a và c. 72.Một chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí metan. Công thức cấu tạo phù hợp của X là a. Alanin b.Amonipropionat c.metylamoniaxetat d. Kết quả khác 73.Một hợp chất hữu cơ X có tỉ lệ khối lượng C, H, O và N là 9:1,75 :8:3,5 tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1:1 và mỗi trường hợp chỉ tạo ra một muối duy nhất. Một đồng phân Y của X cũng tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl theo tỉ lệ 1:1 sản phẩm có khí. Công thức cấu tạo của Y là a.CH2=CHCOONH4 b.C2H5COONH4 c.H2NC2H4COOH d.CH3CH(NH2)COOH 74.Cho C4H11O2N + NaOH → A + C2H5OH. Vậy A là a.NH2CH2COONa b.CH3COONH4 c.H2N(CH2)3COONa d. Kết quả khác 75.Cho các dung dịch: (1) HNO2; (2) FeCl2; (3) CH3COOH; (4) Br2; (5) NH3. Các dung dịch tác dụng được với anilin là: a.(1), (2), (3) và (4) b.Cả 5 chất c.(1), (3) d.(1), (4) 76. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh: (1) H 2NCH2COOH; (2) ClH3NCH2COOH; (3) H2NCH2COONa; (4) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH; (5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH và (6) CH3COONa là a.(2) và (5) b.(1), (4) và (5) c.(3), (4) và (6) d.(2) và (6) 77. Để giặt áo len (lông cừu) cần dùng loại xà phòng có tính chất nào dưới đây? a.Xà phòng có tính bazơ b.Xà phòng có tính axit c.Xà phòng trung tính d.Loại nào cũng được 78.Hợp chất như sau: CH3(C2H5)CHCH2CH(NH2)COOH. Tên của hợp chất là a.3-metyl-1-cacboxipentyl amin. b.1-cacboxi-3-metyl-pentylamin. c. axit 3-metyl-1-aminocaproic. d. axit 1-amino-3-metylcaproic. 79.X là một aminoaxit. Khi cho 0,01mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 20g dung dịch NaOH 3,2%. Công thức nào sau đây là của X? a.C7H12(NH)COOH b.C3H6(NH)COOH c.NH2C3H5(COOH)2 d.(NH2)2C3H5COOH 80.Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 2H7O2NC3H7O2N. X phản ứng được với dung dịch Br 2, X tác dụng được với NaOH và HCl. Công thức cấu tạo của X là a.CH(NH2)=CHCOOH b.CH2=C(NH2)COOH c.CH2=CHCOONH4 d.Cả a, b và c 81.Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 2H7O2N. X dễ dàng phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Công thức cấu tạo phù hợp của X là a.CH2NH2COOH b.CH3COONH4 c.HCOONH3CH3 d.Cả b và c 82.Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? a.CH3CH(NH2)COOH b.CH3CH(OH)COOH c.HCOOCH2CH2CH2NH2 d.HOCH2CH2OH 83.Cho 12,55g muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được mg chất rắn. Giá trị của m là a.15,65g b.26,05g c.34,6g d.Kết quả khác 84.Cho 22,15g muối gồm CH2NH2COONa và CH2NH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch H 2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là a.46,65g b.45,66g c.65,46g d.Kết quả khác 85.Cho 13,35g hỗn hợp X gồm CH 2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là a.100ml b.150ml c.200ml d.250ml 86.Cho 20,15g hỗn hợp X gồm CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là a.55,83% và 44,17% b.58,53% và 41,47% c.53,58% và 46,42% d.52,59% và 47,41% 87.Cho 4,41g một aminoaxit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73g muối. Mặt khác cũng lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505g muối clorua. Xác định công thức cấu tạo của X. a.HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH b.CH3CH(NH2)COOH c.HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH d.Cả a và c 88.Một aminoaxit X có công thức tổng quát NH2RCOOH. Đốt cháy hoàn toàn amol X thu được 6,729 lít CO2 (đktc) và 6,75g H2O. Công thức cấu tạo của X là a.CH2NH2COOH b.CH2NH2CH2COOH c.CH3CH(NH2)COOH d.Cả b và c 89. Để nhận biết các dung dịch riêng biệt: axit axetic, glixerol, glucozơ, protit có thể dùng 1 thuốc thử duy nhất (trong điều kiện thích hợp), thuốc thử đó là a.Quỳ tím b. dung dịch NaOH c. dung dịch AgNO3/NH3 d.Cu(OH)2 90.Cho 100ml dung dịch aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác,100ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức của A là a.(H2N)2C2H3COOH b.H2NC2H3(COOH)2 c.(H2N)2C2H2(COOH)2 d.H2NC3H5(COOH)2 91.Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ: 1/H 2NCH2COOH; 2/ClH3NCH2COOH; 3/H2NCH2COONa; 4/H2N(CH2)2CH(NH2)COOH; 5/HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH là a.3 b.2 c.2,5 d.1,4 92.X là este được điều chế từ aminoaxit Y với rượu etylic. Tỉ khối của X so với H 2 bằng 51,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,3g X thu được 17,6g khí CO2; 8,1g H2O và 1,12 lít khí N2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là a.H2N(CH2)2COOC2H5 b.H2NCH2COOC2H5 c.H2NCH(CH3)COOH d.H2NCH(CH3)COOC2H5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 93.Sản phẩm trùng ngưng axit α-aminopropionic là a. [-NH-CH2-CO-]n b. [-NH-CH2-CH2-CO-]n. c. [-NH-CH(CH3)-CO-]n. d.Cả 3 đều sai 94. Để nhận biết các dung dịch riêng biệt: axit axetic, glixerol, natriaxetat, ta có thể dùng 1 thuốc thử duy nhất đó là a.CaCO3 b.Quỳ tím c.Phenolphtalein d. dung dịch NaOH 95.C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân mạch hở? a.5 b.6 c.7 d.8 96.C4H9O2N có bao nhiêu đồng phân aminoaxit? a.2 b.3 c.4 d.5 97. Axit α-aminopropionic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? a.HCl, NaOH, C2H5OH/HCl, K2SO4, H2NCH2COOH b.HCl, NaOH, CH3OH/HCl, H2NCH2COOH, Cu c.HCl, NaOH, CH3OH/HCl, H2NCH2COOH d.HCl, NaOH, CH3OH/HCl, H2NCH2COOH, NaCl 98.Chất A có % khối lượng các nguyên tố C, H, O và N lần lượt là: 32%, 6,67%, 42,66% và 18,67%. Tỉ khối của A so với không khí nhỏ hơn 3. A vừa tác dụng được với NaOH, vừa tác dụng được với HCl. Công thức cấu tạo của A là a.CH3CH(NH2)COOH b.H2N(CH2)2COOH c.H2NCH2COOH d.H2N(CH2)3COOH 99.Glixin tác dụng được với chất nào sau đây? a.Metylamin b. Axit axetic c. Natrisunfat d.a và b đều đúng 100.Hợp chất hữu cơ A có công thức C3H9O2N. A tác dụng được với cả NaOH và HCl. Công thức cấu tạo của A là a.CH3CH2COONH4 b.CH3COONH3CH3 c.HCOONH3CH2CH3 d.Cả 3 đều đúng 101.Hợp chất A chứa C, H, O và N tác dụng với kiềm nóng thu được chất khí B làm xanh quỳ tím ẩm. Axit hóa dung dịch còn lại thu được chất hữu cơ có M=74. Công thức cấu tạo của A là a.CH3CH(NH2)COOH b.CH3CH2COONH4 c.HCOONH3CH2CH3 d.b và c đều đúng 102.Hợp chất A có công thức C3H9O2N. Đun nóng A với kiềm thu được metylamin. Công thức cấu tạo của A là a.H2NCH2COONa b.HCOONH3C2H5 c.CH3COONH3CH3 d.C2H5COONH4 103.Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? a.Amoniaxetat b. Alanin c.Glixerol d. Axit α-aminopropionic 104.Lần lượt cho quỳ tím vào các dung dịch sau: 1/axit axetic; 2/glixin; 3/axit ađipic; 4/Axit α-aminopropionic; 5/axit phenic. Các dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là a.1, 3, 4, 5 b.1, 2, 3, 4 c.1, 3 d.1, 3, 4 105. Đốt cháy hoàn toàn amol 1 aminoaxit X thu được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Công thức cấu tạo của X là a.H2NCH2COOH b.H2N(CH2)2COOH c.H2N(CH2)3COOH d.H2NCH(COOH)2 106.Công thức nào sau đây của pentapeptit A thỏa điều kiện: Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α-aminoaxit là: 3 mol Glixin, 1 mol Valin và 1 mol Alanin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các aminoaxit thì còn thu được 2 đipeptit: Ala-Gli và Gli-Ala và một tri peptit Gli-Gli-Val? a. Ala-Gli-Gli-Gli-Val b.Gli-Ala-Gli-Gli-Val c.Gli-Gli-Ala-Gli-Val d.Gli-Ala-Gli-Val-Gli 107.Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X, ngoài các α-aminoaxit còn thu được các đi peptit: Gli-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X? a.Val-Phe-Gli-Ala b. Ala-Val-Phe-Gli c.Gli-Ala-Val-Phe d.Gli-Ala-Phe-Val 108.Chọn câu phát biểu SAI. Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch amino axit thì a.quỳ tím không đổi màu trong dung dịch amino axit vì amino axit là chất lưỡng tính b. dung dịch axit glutamic (axit α-amino glutaric) làm chuyển màu quỳ tím sang hồng c. dung dịch axit α-amino succinic làm chuyển màu quỳ tím sang hồng d. dung dịch của lysin (axit α, ε-điamino caproic) làm quỳ tím hoá xanh 109. Dung dịch glyxin có a môi trường lưỡng tính, không đổi màu quỳ tím b.môi trường gần như trung tính, không đổi màu quỳ tím c.môi trường axit, làm chuyển màu quỳ tím sang hồng d.a và b đều đúng 110.Chọn câu phát biểu đúng. a. Dung dịch glyxin có môi trường trung tính nên không tác dụng với dung dịch axit, bazơ b.Glyxin hay amino axit luôn là chất lưỡng tính có thể tác dụng với dung dịch axit hay bazơ cho dù môi trường của dung dịch là môi trường nào (trung tính, axit hay bazơ) c.Chỉ có amino axit tác dụng với nhau tạo ra nhóm amit (-CO-NH-) bằng sự tác dụng giữa nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH) d.b và c đều đúng 111Cho X là amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo của X là a.H2NC3H6COOH b.H2NC2H4COOH c.H2NC3H5(COOH)2 d.(H2N)2C3H5COOH 112.Khi cô cạn dung dịch một amino axit a.ta được amino axit dạng lỏng b.không còn lại gì vì amino axit đều bay hơi hết c.ta được chất rắn d.a, b và c đều có thể đúng, tuỳ cấu tạo của amino axit 113.Phát biểu nào sau đây là SAI? a.Trong phân tử amino axit có ít nhất 1 cacbon b.Trong phân tử amino axit có ít nhất 2 cacbon c.Công thức chung của amino axit đơn chức, no, hở là CnH2n+1O2N (n≥2) d.Công thức chung của amino axit đơn chức, no, hở là H2NCmH2mCOOH (m≥1) 114. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hoá xanh? (1) Anilin; (2) Glyxin; (3) Lysin; (4) Axit glutamic a.1, 2, 3 b.1, 2 c.3 d.3, 4 115.Cho dung dịch các chất sau: (1) CH 3NH2; (2) CH3NH3Cl; (3) H2NCH2COONa; (4) H2NCH2CH2CH(NH2)COOH. Dung dịch nào chuyển màu quỳ tím sang xanh? a.1, 4 b.1, 2, 3, 4 c.1, 3, 4 d.3, 4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 116.Cho hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng với nhau, giả sử chỉ tạo ra các sản phẩm trong phân tử chỉ có 2 gốc amino axit (tạo 1 liên kết peptit) thì tối đa có thể tạo ra bao nhiêu sản phẩm khác nhau (không kể nước) a.1 b.2 c.3 d.4 117.Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng thuỷ phân trong dung dịch kiềm? a. Glucozơ b.Lipit c. Amino axit d. Xenlulozơ 118.Hai chất đồng phân A1, A2 đều có công thức phân tử C3H7O2N. Khi cho phản ứng với dung dịch NaOH, A1 cho ta muối C3H6O2NNa, A2 cho ta muối C2H4O2NNa. Biết hai muối đều có nhóm –NH2. Chọn kết luận đúng. a.A1 là muối amoni tạo bởi NH3 và axit cacboxylic; A2 là este của amino axit. b.A1 là muối amoni của amino axit; A2 là este của amino axit. c.A1 và A2 đều là este của amino axit d.A1 là amino axit, A2 là este của amino axit 119.Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H10O2N2, mạch hở. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH cho ta một muối Y của amino axit đơn giản nhất, một chất hữu cơ Z và 1 chất vô cơ K. Công thức phân tử của Z là a.CH4 b.CH5N c.C2H7N d.C2H6O 120.Một chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 3H9O2N. Cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nhẹ, thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ướt. Cho Y tác dụng NaOH rắn (có CaO) đun nóng thu được CH4. Xác định công thức phân tử của Z. a.NH3 b.CH5N c.C2H7N d.CH4O 121.Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 2H7O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, t 0 cho ta 3 sản phẩm Y, Z và K. Y cho phản ứng tráng gương. K được cấu tạo bởi hai nguyên tố. Công thức phân tử của Z là a.NH3 b.CH5N c.C2H7N d.C2H6O 122.Một muối X có công thức phân tử C 3H10O3N2. Cho 14,64g X phản ứng hết với 150ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ta được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ bậc một, trong chất rắn chỉ có các chất vô cơ 122.1)Công thức cấu tạo của X là a.H2N-CH2-CH(OH)COONH4 b.NH4COOH3NCH=CH2 c.C3H7NH3NO3 d.Cả 3 đều có thể đúng 122.2)Tổng khối lượng chất rắn khan thu được là a.12,12g b.10,2g c.13,8g d.15,8g 123.Một chất hữu cơ X có công thức phân tử C 2H8O3N2. Nếu cho X tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch KOH 0,1M ta được một chất hữu cơ Y đơn chức và các chất vô cơ. Tính khối lượng của Y. a.18g b.9g c.10,5g d.20,2g 124.Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H7O2N. Nếu cho 0,1mol X tác dụng với 0,15mol NaOH trong dung dịch, sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7g chất rắn. Cấu tạo nào sau đây là của X? a.H2NCH2CH2COOH b.CH2=CHCOONH4 c.HCOOH3NCH=CH2 d.H2NCH2COOCH3 125.Công thức của chất hữu cơ X là H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH 125.1) Đun X với dung dịch HCl dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm là a.H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH b.ClH3NCH2COOH, ClH3NCH2CH2COOH c.ClH3NCH2COOH, ClH3NCH(CH3)COOH d.H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH 125.2)Khi đun X với dung dịch NaOH dư, phản ứng hoàn toàn ta thu được sản phẩm là a.H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH b.H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH. H  NCH COONa,H  NCH (CH )COONa. 2 3 3 c. 3 d.H2NCH2COONa, H2NCH(CH3)COONa 126.Khi đun một peptit X với dung dịch NaOH dư, ta được hai sản phẩm sau: H 2NCH2COONa và H2NCH(CH3)COONa. Cho biết số liên kết peptit trong X là a.1 b.2 c.3 d.Không thể xác định được 127.Trong phân tử peptit mạch hở có chứa n gốc α-amino axit. Cho biết số liên kết peptit trong phân tử là a.n b.n+1 c.n-1 d.n-2 128.Có các dung dịch riêng biệt sau: C 6H5NH3Cl, H2NCH2CH2CH(NH2)COOH, ClNH3CH2COOH, HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH, H2NCH2COONa. Số lượng dung dịch có pH<7 là a.2 b.3 c.4 d.5 129.Phát biểu không đúng là. H  NCH COO . 2 a.Trong dung dịch glyxin có tồn tại ion lưỡng cực 3 c. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt  HNO2.  H 2 SO4 d,t 0. b. Amino axit có tính chất lưỡng tính d.Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là este của glyxin.  CH 3OH / H 2 SO4 d ,t 0.  Z . Cấu tạo của Z là 130.Cho sơ đồ phản ứng: Alanin    X     Y       a.CH3CH2COOCH3 b.CH2=CHCOOH c.CH2=CHCOOCH3 d.(H3NCH(CH3)COOCH3)2 131.Cho 1mol chất sau: H2NCH2COOC2H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, t 0 hoặc tác dụng hoàn toàn với NaOH. Số mol HCl hoặc số mol NaOH tham gia phản ứng là a.0mol HCl, 1mol NaOH b.1mol HCl, 1mol NaOH c.1mol HCl, 2mol NaOH d.2mol HCl, 2mol NaOH 132.Một α-amino axit A, không làm mất màu dung dịch KMnO 4. Khi cho 0,2mol A tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch HCl 1,25M. Sau đó cô cạn dung dịch thì được 37,5g muối khan. Nếu cho 0,1mol A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn dung dịch thì cho ta 17,3g muối khan. Hãy xác định công thức phân tử và cấu tạo của A. 133.Một α-amino axit, no (mạch cacbon không phân nhánh) A. Khi cho 0,01mol chất A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được 1,835g muối. Nếu trung hoà 2,94g A bằng một lượng vừa đủ NaOH rồi cô cạn dung dịch thu được thì cho ta 3,82g muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A. 134.A là chất hữu cơ không tác dụng với Na. Thuỷ phân A trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra 1 muối của α-amino axit (amino axit có mạch cacbon không phân nhánh, chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl) và một rượu đơn chức. Thuỷ phân hoàn toàn một lượng chất A trong 100ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, thu được 1,84g rượu B và 6,22g chất rắn khan C. Đun nóng lượng ancol B trên bằng H2SO4 đặc ở 1700C thu được 0,672 lít olefin (đktc) với H%=75%. Cho toàn bộ C tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn, thu được chất rắn khan D. Quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> a.Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của A b.Tính khối lượng chất rắn D. 135.Một hỗn hợp A gồm 2 amino axit, no mạch cacbon không phân nhánh X và Y. Tổng số mol A là 0,1mol và không có amino axit nào có từ 3 nhóm cacboxyl trở lên. Cho hỗn hợp A trên tác dụng với 100ml dung dịch H 2SO4 0,55M, sau phản ứng để trung hoà hết lượng axit dư cần 0,01mol NaOH. Nếu cho hỗn hợp A trên tác dụng dung dịch NaOH thì cần dùng 120ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 11,58g muối khan. Hãy xác định công thức cấu tạo X và Y. Tính khối lượng mỗi chất trong A. 136.Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử CxHyNO và MA=113. A có đặc điểm cấu tạo và tính chất sau: phân tử có mạch cacbon không phân nhánh, không làm mất màu dung dịch Br2, bị thuỷ phân trong dung dịch NaOH, t0 và có khả năng cho phản ứng trùng hợp. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A. b.Viết các phương trình phản ứng thoả điều kiện trên 137.Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt được các dung dịch: lòng trắng trứng, glixerol, glucozơ và etanol a.NaOH b. dung dịch AgNO3 c.Cu(OH)2 d. dung dịch HNO3 138. Từ bốn α-amino axit X, Y, Z và T có thể tạo thành mấy tetra peptit trong đó có đủ bốn α-amino axit trên? a.6 b.12 c.24 d.36 139.Khi thuỷ phân hoàn toàn 1mol penta peptit A thì thu được 3mol glyxin, 1mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm có các đipeptit: Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit: Gly-Gly-Val. Cấu tạo nào sau đây của A? a.Gly-Gly-Val-Ala-Gly b. Ala-Gly-Gly-Gly-Val c.Gly-Val-Gly-Ala-Gly d.Gly-Ala-Gly-Gly-Val 140)Các chất nào sau đây là aminoaxit? 1.glixin; 2.glixerol; 3.etylenglicol; 4.alanin; 5.anilin; 6.amoni axetat; 7.axit glutamic; 8.axit lactic; 9.glicocol; 10.etylamino axetat; 11.axit ε-aminocaproic a.1, 4, 6, 7, 9, 11 b.7, 8, 11 c.1, 3, 5, 10, 11 d.1, 4, 7, 9, 11 141)Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hoá đỏ? a. Axit glutamic b. Axit α-amino propionic c. Axit 2,3-điamino butiric d. Axit phenic 142)Dung dịch nào sau đây KHÔNG làm đổi màu quỳ tím? a. Axit 2-amino pentanđioic b. Axit α-amino ađipic c. Axit lactic d. Axit α-amino isovaleric 143)Các chất nào sau đây lưỡng tính? 1.metylaxetat; 2.amoniaxetat; 3.glixin; 4.metyl amonifomiat; 5.metyl amoninitrat; 6. axit glutamic; 7. natri axetat a.3,6 b.2, 4, 6, 7 c.2, 3, 4, 6 d.1, 2, 3, 4, 6, 7 144) Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với a. dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 b. dung dịch KOH và dung dịch CuO c. dung dịch KOH và dung dịch HCl d. dung dịch NaOH và dung dịch NH3 145)Tính chất hoá học của amino axit là a.tính bazơ, tính axit, phản ứng tráng bạc b.tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng hợp c.tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng d. phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng 146)Alanin có thể phản ứng với các chất nào sau đây? a.Ba(OH)2, CH3OH, NH2CH2COOH b.HCl, Cu, CH3NH2 c.C2H5OH, FeCl2, Na2SO4 d.H2SO4, CH3CHO, H2O  NaOH.  HCl.  Y . Y là chất nào sau đây? 147)Cho sơ đồ biến hoá: Alanin     X    a.CH3CH(NH2)COONa b.NH2CH2CH2COOH c.CH3CH(NH3Cl)COOH d.CH3CH(NH3Cl)COONa 148)Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? a. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5COOH, C2H5OH b. Dung dịch NaOH, dung dịch brom, dung dịch HCl, CH3OH c. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch thuốc tím, dung dịch H2SO4, C2H5OH d. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím 149)Cho vào 1 ống nghiệm đựng dung dịch glixin, dung dịch NaNO2 vài giọt axit axetic nguyên chất. Phản ứng nào đã xảy ra trong ống nghiệm?. a.H2NCH2COOH + CH3COOH → CH3COONH3CH2COOH b.CH3COOH + NaNO2 → CH3COONa + HNO2 và H2NCH2COOH + HNO2 → O2NH3NCH2COOH c.CH3COOH + NaNO2 → CH3COONa + HNO2 và H2NCH2COOH + HONO → HOCH2COOH + N2 + H2O d.CH3COOH + 2NaNO2 + H2NCH2COOH → HOCH2COONa + 3/2N2 + H2O 150)Cho dung dịch NaOH vào dung dịch metylamonipropionat. Phản ứng nào sau đây tương ứng với thí nghiệm này? a.C2H5COONH4 + NaOH → C2H5COONa + NH3 + H2O b.C2H5COONH3CH3 + NaOH → C2H5COONa + CH3NH2 + H2O c.CH3COOCH3NH2 + NaOH → CH3COONa + CH3NH2 d.C2H5COONH3C2H5 + NaOH →C2H5COONa + C2H5NH2 + H2O  H 2 SO4.  C2 H 5OH.  Y     CH3CH(NH3HSO4)COOC2H5. Y là 151)Cho sơ đồ biến hoá: X    a.CH3CH(NH3HSO4)COOH b.CH3CH(NH3HSO4)COONa c.CH3CH(NH2)COONa d.CH3CH(NH2)COOH 152)Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng? a.Khác với axit axetic, axitaminoaxetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl và phản ứng trùng ngưng b.Giống với axit axetic, axitaminoaxetic có thể tác dụng với bazơ tạo muối c.Giống với axit axetic, axitaminoaxetic có thể tác dụng với ancol tạo este d.Axit axetic và axitamoniaxetic đều có thể điều chế từ muối natri tương ứng 153)X có công thức phân tử là C2H7NO2. Tìm phát biểu đúng về X, biết X có thể tác dụng với HCl và NaOH? a.X là aminoaxit. b.X là muối amoni của amino axit. c.X là muối amoni của axit no đơn chức. d.X là este của amino axit với ancol. 154)Số đipeptit có thể tạo ra từ hai amino axit là alanin và glixin là a.2 b.3 c.4 d.1 155)Polipeptit (-NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng a. axit glutamic b. amino axit axetic c. axit β-amino propionic d. alanin 156)Hãy chọn thuốc thử thích hợp để nhận biết 3 dung dịch sau chứa trong 3 lọ riêng biệt mất nhãn: axit fomic, glixin, axit α, γ-điamino n-butiric? a.AgNO3/NH3 b.Cu(OH)2 c.Na2CO3 d.Quỳ tím 157)Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch H 2SO4 và làm mất màu nước brom. Xác định công thức cấu tạo của hợp chất đó?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> a.H2NCH2CH2COOH b.CH2=CH-COONH4 c.CH3CH(NH2)COOH d.CH3CH2CH2NO2 158)Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no, 1 chức amin. Chất thứ nhất có 2 nhóm axit, chất thứ hai có 1 nhóm axit. Công thức của 2 chất trong X là a.CnH2n+2(COOH)2(NH2) và CmH2m+2(COOH)(NH2) b.CnH2n(COOH)2(NH2) và CmH2m(COOH)(NH2) c.CnH2n-3(COOH)2(NH2) và CmH2m-3(COOH)(NH2) d.CnH2n-1(COOH)2(NH2) và CmH2m(COOH)(NH2) 159)Đốt cháy a mol một amino axit được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Amino axit trên có công thức cấu tạo là a.H2NCH2COOH b.H2N(CH2)2COOH c.H2N(CH2)3COOH d.H2NCH(COOH)2 160)Hợp chất X là một α-amino axit. Cho 0,01mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Sau đó đem cô cạn thu được 1,835g muối. Phân tử khối của X bằng a.145 b.149 c.147 d.189 161)X là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 7,5g X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,15g muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là a.CH3CH(NH2)COOH b.H2NCH2COOH c.H2N(CH2)2COOH d.H2N(CH2)5COOH 162)Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no bậc một Y và Z. Y chứa 2 nhóm axit, một nhóm amino; Z chứa một nhóm axit, một nhóm amino. MY:MZ=1,96. Đốt cháy 1 mol Y hoặc 1 mol Z thì số mol CO2 thu được nhỏ hơn 6. Công thức cấu tạo của hai amino axit là a.H2NCH2CH(COOH)CH2COOH và H2NCH2COOH b.H2NCH2CH(COOH)CH2COOH và H2N(CH2)2COOH c.H2NCH(COOH)CH2COOH và H2NCH2COOH d.H2NCH(COOH)CH2COOH và H2N(CH2)2COOH 163)Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng hết với 40ml dung dịch HCl 0,25M tạo thành 1,115g muối khan. X có công thức cấu tạo là a.H2NCH2COOH b.H2N(CH2)2COOH c.CH3COONH4 d.H2N(CH2)3COOH 164) Đem 100ml dung dịch một amino axit 0,2M cho tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta trưng khô dung dịch thu được 2,5g muối khan. Mặt khác, lại lấy 100g dung dịch amino axit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. Công thức cấu tạo của amino axit là a.H2NCH2COOH b.H2N(CH2)2COOH c.HOOCCH(NH2)COOH d.H2N(CH2)3COOH 165)Đốt cháy hoàn toàn 8,7g amino axit X (axit đơn chức) thì thu được 0,3 mol CO2, 0,25 mol H2O và 1,12 lít N2 (đktc). X có công thức cấu tạo là a.H2NCH2CH=CHCOOH hoặc CH3C(NH2)=CHCOOH b.H2NCH=CHCOOH hoặc CH2=C(NH2)COOH c.H2N(CH2)2CH=CHCOOH hoặc CH3C(NH2)=CHCH2COOH d.H2NCH=CHCOOH hoặc CH3C(NH2)=CHCH2COOH 166) Tỉ lệ thể tích của CO2:H2O (hơi) khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng X của glixin là 6:7 (phản ứng cháy sinh ra N 2). X tác dụng với glixin cho sản phẩm đipeptit. Công thức cấu tạo của X là a.CH3CH(NH2)COOH. b.H2NCH2CH2COOH. c.C2H5CH(NH2)COOH. d.CH3CH(NH2)COOH hoặc H2NCH2CH2COOH. 167)Amino axit X chứa một nhóm chức amin bậc một trong phân tử . Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO 2 và N2 theo tỉ lệ thể tích là 4:1. X có công thức cấu tạo là a.H2NCH2COOH b.H2N(CH2)2COOH c.HOOCCH(NH2)COOH d.H2N(CH2)3COOH 168)Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa hai loại nhóm chức amino và cacboxyl. Cho 100ml dung dịch X 0,3M phản ứng vừa đủ với 48ml dung dịch NaOH 1,25M. Sau đó đem cô cạn dung dịch thu được được 5,31g muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí α. Công thức cấu tạo của X là a.CH3CH(NH2)COOH b.CH3C(NH2)(COOH)2 c.CH3CH2C(NH2)(COOH)2 d.C2H5CH(NH2)COOH 169)Cho 0,01mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 1,835g muối. Khối lượng phân tử của X là a.89 b.103 c.147 d.157 170)Đốt cháy 1 mol amino axit H2N(CH2)nCOOH phải dùng số mol oxi là a.(2n+3)/2 b.(6n+3)/2 c.(6n+3)/4 d.(2n+3)/4 171)Biết X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X phản ứng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Mặt khác, khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 200ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định công thức phân tử của X a.C2H5(NH2)COOH b.C3H6(NH2)COOH c.C3H5(NH2)COOH d.C3H5(NH2)(COOH)2 172)Thực hiện phản ứng este giữa amino axit X với rượu CH 3OH thu được este Y có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,069. Công thức cấu tạo của X là a.H2NCH2COOH b.H2NCH2CH2COOH c.CH3CH(NH2)COOH) d.H2N(CH2)3COOH 173)14,7g một amino axit X tác dụng với NaOH dư cho ra 19,2g muối. Mặt khác, 14,7g X tác dụng với HCl dư cho ra 18,35g muối clorua. Xác định công thức cấu tạo của X. a.H2NCH2COOH b.CH3(CH2)4CH(NH2)COOH c.HOOCCH2CH(NH2)COOH d.HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH 174)Đốt cháy hết a mol một amino axit X đơn chức bằng oxi vừa đủ rồi ngưng tụ hết hơi nước được 2,5a mol hỗn hợp CO 2 và N2. Công thức phân tử của X là a.C5H11NO2 b.C3H7N2O4 c.C3H7NO2 d.C2H5NO2 175)Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là a.0,1 lít b.0,2 lít c.0,3 lít d.0,4 lít 176)Tìm phát biểu đúng. a.Protein là hợp chất của C, H và N. b.Cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng và đun nóng thấy xuất hiện màu tím c.Hàm lượng nitơ trong các protit thường ít thay đổi, trung bình khoảng 16%. d.Sự đông tụ protit là sự trùng ngưng các amino axit tạo protit. 177)Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng KHÔNG tạo glucozơ. Chất đó là a.protein b.tinh bột c. saccarozơ d. xenlulozơ 178)Một trong những điểm khác nhau giữa protein với gluxit và lipit là a.protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn b.protein luôn có nhóm chức –OH trong phân tử c.protein luôn có nguyên tử N trong phân tử d.protein luôn là chất hữu cơ no 179)Câu nào sau đây KHÔNG đúng? a.Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi nung nóng sẽ cho một hỗn hợp các amino axit b. Phân tử khối của một amino axit (gồm một chức –NH2 và một chức –COOH) luôn luôn là số lẻ c.Các amino axit đều tan trong nước d. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 180) Để tiêu hoá casein (protein có trong sữa) trước hết phải a.thuỷ phân các liên kết glucozit b.thuỷ phân các liên kết peptit c.thuỷ phân các liên kết este d.khử các cầu nối đisuafua 181)Cho polime [-NH-(CH2)5-CO-]n tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp. Sản phẩm sau phản ứng là a.NH3 b.NH3 và C5H11COONa c.C5H11COONa d.H2N-(CH2)5COONa 182)Khi thuỷ phân peptit sau đây: H2NCH2CONHCH(CH2COOH)CONHCH(CH2C6H5)CONHCH2COOH. Số amino axit khác nhau thu được là a.1 b.2 c.3 d.4 184)Có bốn dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: abumin, glixerol, CH 3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuốc thử sau để phân biệt bốn chất trên? a.Quỳ tím b.Phenolphtalein c.HNO3 đặc d.CuSO4 185)Thuốc thử nào trong các thuốc thử dưới đây để phân biệt được tất cả dung dịch các chất trong dãy sau: lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột? a.Cu(OH)2/OH- và đun nóng b. Dung dịch AgNO3 trong NH3 c. Dung dịch HNO3 đặc d. Dung dịch iot 186) Để nhận biết dung dịch các chất: glixin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây? a.Dùng quỳ tím, dùng dung dịch iot b.Dùng dung dịch iot, dung dịch HNO3 c.Dùng quỳ tím, dung dịch HNO3 d.Dùng Cu(OH)2, dung dịch HNO3 187)Chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: glixerol, glucozơ, anilin và anbumin? a.Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH b.Dùng dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4, dung dịch iot c.Dùng Cu(OH)2, lắc và đun nhẹ, nước brom d.Dùng dung dịch HNO3, dung dịch NaOJH, dung dịch H2SO4 188) Để nhận biết dung dịch các chất: C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây? a.Dùng quỳ tím, Cu(OH)2, dung dịch H2SO4 đặc b.Dùng phenolphtalein, dung dịch CuSO4, dung dịch HNO3 đặc c.Dùng nước brom, dung dịch H2SO4, quỳ tím d.Dùng nước brom, dung dịch HNO3, quỳ tím 189)Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? a.Tinh bột, xenlulozơ, polivinylclorua b.Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ và chất béo c. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ và glucozơ d. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, polietilen 190)Đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, N2 và hơi nước. Hỏi X có thể là chất nào sau đây? a. Tinh bột b. Xenlulozơ c.Chất béo d.Protein.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×