Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.47 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 8 Thứ Ba, ngày 24 tháng 10 năm 2017 Tiếng Việt. Buổi sáng:. Âm / v / ____________________________________ Toán. Phép cộng trong phạm vi 5 I. MỤC TIÊU:. Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5, biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5 ; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4a( tr. 49) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bộ ĐD Toán BD III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra : 3 phút - HS cả lớp làm vào bảng con : 3 + 1 = 1+2+1= 2. Giới thiệu bài 1 phút 3. Bài mới: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5 : 14 phút * Bước 1: Giới thiệu phép cộng: 4 + 1 = 5 - GV lần lượt đính lên bảng, hướng dẫn HS nêu tình huống : Có 4 con gà, thêm 1 con gà nữa. Hỏi có tất cả mấy con gà ? - HS nhắc lại và tập nêu câu trả lời đầy đủ : Có 4 con gà, thêm 1con gà. Có tất cả 4 con gà? - GV hướng dẫn HS nêu: " bốn thêm một bằng năm". Giới thiệu bốn cộng một bằng năm và viết bảng : 4 + 1 = 5. - HS nhắc lại: bốn cộng một bằng năm. * Bước 2: Giới thiệu phép cộng: 1 + 4 = 5 - HS lấy ra 1 que tính rồi lấy thêm 4 que tính nữa, nêu bài toán: Có 1 que tính, lấy thêm 4 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính? - HS nêu GV ghi bảng : 4 + 1 = 5. - HS nhắc lại: 1 cộng 4 bằng 5. * Bước 3: Giới thiệu phép cộng: 3 + 2 = 5 và 2 + 3 = 5 ( tương tự bước 2) * Bước 4: So sánh 4 + 1 = 5 và 1 + 4 = 5, 3 + 2 = 5 và 2 + 3 = 5 - Em có nhận xét gì về kết quả của hai phép tính trên? ( bằng nhau và bằng 5) * Bước 5: Hướng dẫn HS ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4 - GV giữ lại 4 phép cộng vừa hình thành ở bảng lớp, HS đọc nhiều lầnđể ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5: 4+1=5 1+4=5.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3+2=5. 2+3=5. 3. Luyện tập : 14 phút Bài 1 : Tính - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm miệng cột 1, làm vào bảng con cột 2 và làm vào vở 2 cột còn lại 4+1=5 2+3=5 2+2=4 4+1=5 3+2=5 1+4=5 2+3=5 3+1=4 Bài 2 : Tính - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vào bảng con cột 1, 2, 3; làm vào vở cột 4, 5, 6 Lưu ý HS viết số thẳng cột. Bài 3 : Số? - Hướng dẫn làm miệng: HS điền số vào chỗ chấm. Lưu ý HS sử dụng bảng cộng vừa hình thành để làm. Bài 4: - HS quan sát tranh rồi nêu : Có 4 con ngựa, thêm 1 con ngựa nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa? - HS biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng( làm vào bảng con) 4+1=5 - 2 HS đọc kết quả. Khuyến khich HS nêu câu trả lời đầy đủ. 4. Củng cố 2 phút - HS đọc ĐT bảng cộng trong PV5 1 lượt. - GV nhận xét chung tiết học. 5. Dặn dò : 1 phút GV dặn HS về nhà hoàn thành ở VBT toán, thuộc bảng cộng vừa học. _______________________________________________________________ Thứ Tư, ngày 25 tháng 10 năm 2017 Buổi sáng: Tiếng Việt. Âm / x / Buổi chiều. ____________________________ Toán. Luyện tập I. MỤC TIÊU. Biết làm tính cộng trong phạm vi 5 ; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 dòng 1, Bài 5( tr.50) II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ:. 5 phút.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - 2 - 3 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5. - HS làm theo cột dọc vào bảng con : 2+1= 3+1= 2+2= 3+2= 2. Giới thiệu bài : 2 phút 3. Hướng dẫn HS làm các bài tập 23 phút Bài 1 Tính - GV ghi bảng đề bài theo từng cột như SGK, gọi HS nêu yêu cầu bài tập ; - HS làm miệng, GV ghi kết quả ; - HS nhìn vào dòng cuối bài : 2 + 3 = 3 + 2 4+1=1+4 GV hướng dẫn HS nhận ra : Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi . Bài 2 : Tính - Hướng dẫn HS àm vào bảng con 3 cột đầu, làm vào vở 3 cột sau, lưu ý cách đặt tính, viết kết quả. - 3 HS lên bảng chữa bài. Bài 3 : Tính - HS tự nêu cách làm . VD : 2 cộng 1 bằng 3, 3 cộng 1 bằng 4. Vậy : 2 + 1 + 1 = 4 - HS làm bài vào vở rồi đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả. 2 HS lên bảng chữa bài : 1+2+1=4 3+1+1=5 1+2+2=4 Bài 5 : GV hướng dẫn quan sát tranh , nêu tình huống rồi biểu thị bằng phép tính cộng : 3+2=5 1+4=5 Gọi một số HS nêu câu trả lời đầy đủ Khuyến khích HS làm Bài 4 > , <, = ? - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng vừa học, tự điền dấu vào chỗ chấm. - HS làm bài vào SGK . Gọi 3 HS lên bảng chữa bài : 2 + 3 ... 5 4 .... 2 + 1 2 + 3 ... 3 + 2 3 + 1 ... 5 4 .... 2 + 3 1 + 4 ... 4 + 1 4. Củng cố 2 phút - 2 HS đọc bảng cộng trong PV5. - GV nhận xét chung tiết học. 5. Dặn dò : 1 phút - GV dặn HS về nhà hoàn thành ở VBT toán. Đạo đức. Gia đình em ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU :.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. - Nêu được những việc trẻ em con cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ. * KKHS: - Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ. - Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kình trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ . II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A. Kiểm tra bài cũ : 5 phút - Gọi 2 HS kể về GĐ mình. - GV nhận xét. B. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2 phút Cả lớp hát bài : “Cả nhà thương nhau”. GV giới thiệu bài 2. Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ bản thân 8 phút * Bước 1: GV hỏi HS đã thực hiện việc lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ như thế nào, yêu cầu HS làm rõ: - Em lễ phép, vâng lời ai ? - Trong tình huống nào? Khi đó ông ( bà, cha mẹ) dạy bảo em điều gì? - Em đã làm gì khi đó? Ông ( bà, cha mẹ) đã tỏ thái độ, nói gì với em? * Bước 2: Một số HS trình bày trước lớp * Bước 3: GV nhận xét chung, khen ngợi những em biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. 3. Hoạt động 3: Đóng vai tiểu phẩm “ Chuyện của bạn Long” 15 phút * Bước 1: GV chia lớp thành nhóm 4 – 5 và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1, nhóm 3: giải quyết tình huống tranh 2. + Nhóm 2, nhóm 5: giải quyết tình huống tranh 3. + Nhóm 4, nhóm 6: giải quyết tình huống tranh 4. * Bước 2: Các nhóm thảo luận, chuẩn bị sắm vai - GV theo dõi giúp đỡ các phương tiện cần thiết. - GV hướng dẫn HS cách thể hiện các lời thoại cho phù hợp nhân vật. * Bước 3: Các nhóm lần lượt thực hiện trò chơi sắm vai * Bước 4: Thảo luận sau mỗi lần sắm vai của các nhóm + Bạn nhỏ đã lễ phép, vâng lời chưa ? Vì sao? + Những người trong gia đình có hài lòng với bạn đó không? Vì sao em nghĩ vậy ? * Bước 3: GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Củng cố: 3 phút - HS nói những điều em đã làm hoặc muốn làm để mang lại niềm vui cho bố mẹ. - GV nhận xét thái độ học tập của HS. 5. Dặn dò : 2 phút - GV dặn học sinh về nhà lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. ____________________________________ Tự học. Tự ôn các kiến thức đã học I. MỤC TIÊU:. - Học sinh tự ôn luyện một số kiến thức đã học về : + Làm tính cộng trong phạm vi 5 ; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. + Luyện đọc bài âm /v/, /x/ và viết bài phần luyện tập ở vở em tập viết. II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC :. 1. GV nêu mục tiêu tiết học : 2 phút 2. Tổ chức cho các em tự học : 30 phút * Hoạt động 1 : Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ + Nếu HS tự tìm ra được nội dung tự học thì GV theo dõi học tự học + Nếu HS không tìm ra được nội dung tự học thì GV định hướng cho HS - Làm bài tập của bài : Luyện tập (tr 36 ) trong VBT Toán 1, tập 1. - Luyện đọc bài âm /v/, /x/ trong sách Tiếng Việt 1, tập 1. - Viết phần luyện tập của bài âm âm /v/, /x/ trong vở Em tập viết, tập 1. + GV cho HS ngồi theo nhóm lựa chọn nội dung học tập. * Hoạt động 2 : Các nhóm làm việc - GV lệnh cho các nhóm làm việc - GV theo dõi chung, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng. * Hoạt động 3 : Hệ thống kiến thức GV giải đáp thắc mắc , hệ thống lại các kiến thức vừa ôn dưới hình thức cả lớp. 3. Củng cố, dặn dò: 3 phút - Chúng ta đã tự học được ND gì ? - GV nhận xét chung tiết học.. Buổi sáng:. Thứ Năm, ngày 26 tháng 10 năm 2017 Tiếng Việt. Âm / y / Toán.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Số 0 trong phép cộng I. MỤC TIÊU. Biết kết quả của phép cộng một số với 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút - HS làm vào bảng con : >, <, = ? 4 .... 2 + 2 1 + 3 ... 3 + 1 1 + 3 ... 5 4 .... 1 + 3 2. Giới thiệu bài : 2 phút 3. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng một số với 0:. 10 phút. * Bước 1: Giới thiệu phép cộng 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3 - HS quan sát hình vẽ ở SGK, thảo luận cặp nêu bài toán : Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả 2 lồng có mấy con chim ? - HS nêu, GV giới thiệu phép cộng : 3 + 0 = 3 Tương tự, cho HS nêu bài toán đối với hình tiếp theo để có 0 + 3 = 3 * Bước 2: giúp HS nhận ra 3 + 0 = 3 = 0. * Bước 3: Cho HS lấy ví dụ khác tương tự 4 + 0 = 4; 0 + 4 = 4 . Vậy : 4 + 0 = 0 + 4 - GV cho HS phát hiện rồi nhấn mạnh : Một số cộng với 0 bằng chính số đó, 0 cộng với một số bằng chính số đó”. 4. Hoạt động 2: Luyện tập 15 phút Bài 1 : Tính - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm các bài ở dòng 1vào bảng con. - HS nhắc lại: Một số cộng với 0 bằng chính số đó, 0 cộng với một số bằng chính số đó. - HS làm các bài ở dòng 2 vào bảng vở. Bài 2 : Tính - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào bảng vở. Lưu ý viết số thẳng cột. - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, nhắc nhở những HS trình bày chưa đúng( nếu có) Bài 3 : Số? - HS nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả. - Chữa bài: 3 nhóm thi đua lên bảng ghi kết quả. - GV nhận xét, lưu ý : 0 + 0 = 0.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> KK HS làm thêm bài Bài 4 : ( nếu còn thời gian) - HS quan sát tranh 1 rồi nêu : Có 3 quả táo, thêm 2 quả táo. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả táo? - HS thảo luận nêu phép tính. - HS quan sát tranh 1 rồi nêu : Bình thứ nhất có 3 con cá, bình thứ hai không có con cá nào. Hỏi cả hai bình có tất cả bao nhiêu con cá ? - HS thảo luận nêu phép tính. 5. Củng cố: 2 phút - HS nhắc lại: Một số cộng với 0 bằng chính số đó, 0 cộng với một số bằng chính số đó. - Giáo viên nhận xét tiết học. 6. Dặn dò : 1 phút - GV dặn HS về nhà hoàn thành bài tập ở VBT toán. _________________________________________________________________ Thứ Sáu, ngày 27 tháng 10 năm 2017 Buổi sáng: Tiếng Việt. Luyện tập Hoạt động tập thể. Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần 8 I. MỤC TIÊU :. - Biết nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 8 - Rèn ý thức tự giác, tính mạmh dạn, tự nhiên và tinh thần XD tập thể II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:. 1. Giới thiệu chung tiết học : 2 phút 2. Nhận xét, đánh giá tuần 8 : 15 phút * Bước 1: HD lớp trưởng điều hành tiết sinh hoạt + Các tổ trưởng báo cáo về tổ mình. + Ý kiến cá nhân HS trong các tổ. + Ý kiến, nhận xét, đánh giá của các lớp phó, lớp trưởng. * GV tổng hợp ý kiến về: - Chuyên cần - Nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nề nếp học tập trong các giờ học. - Ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề. - Kĩ năng đọc, viết. - Kĩ năng trình bày và thực hiện các phép tính. * Bước 2: Cho HS bình bầu tuyên dương trong tuần. * Bước 3: GV dán Hoa chăm ngoan. 2. Kế hoạch tuần 9 : 5 phút.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> GV nêu kế hoạch tuần 9 3. Nhận xét, đánh giá : 3 phút GV nhận xét tinh thần , thái độ tham gia sinh hoạt của HS. Buổi chiều. Tự nhiên xã hội. Ăn, uống hằng ngày I. MỤC TIÊU.. - Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh. - Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước * KK HS: Biết tại sao không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước khi ăn cơm. KNS : KN làm chủ bản thân ( Không ăn quá no, không ăn bánh kẹo hông đúng lúc) - HĐ 4 II. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC. 1. Khởi động: 2 phút Cho cả lớp chơi trò chơi : " Con thỏ ăn cỏ , uống nước , vào hang" 2. Giới thiệu bài : 1 phút 3 . Hoạt động 1: Động não : 8 phút Bước 1: GV nêu yêu cầu Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường dùng hằng ngày? Bước 2: HS làm việc . GV cho HS quan sát các hình vẽ ở SGK, hỏi : - Trong các loại này, em thích ăn loại nào ? - Loại nào em chưa được ăn hoặc không biết cách ăn ? ( GV hướng dẫn nếu HS chưa biết ăn ) Bước 3: Kết luận GVKL : Chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn như vậy mới tốt cho sức khỏe. 4. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK 8 phút - HS quan sát các nhóm hình trang 19 và trả lời câu hỏi : - Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ? ( H1 ) - Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt ? ( H3 ) - Các hình nào cho biết các bạn có sức khỏe tốt ? ( H4 ) - Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày ? GVKL : Chúng ta cần ăn, uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt. 5. Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp 8 phút - Khi nào chúng ta cần phải ăn, uống ? - Hằng ngày em ăn mấy bữa? Là những lúc nào ? - Tại sao chúng ta không nên ăn bánh, kẹo trước khi ăn bữa chính ? - HS trả lời. - GVKL: - Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát - Hằng ngày cần ăn ít nhất là 3 bữa.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn, cần biết ăn đến đâu là vừa, không ăn quá no. 5. Củng cố, dặn dò 3 phút - GV cùng HS hệ thống bài. Nhắc nhở HS ý thức ăn uống hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường sau khi ăn uống hàng ngày - GV nhận xét chung tiết học. _______________________________ Tự học. Tự ôn các kiến thức đã học I. MỤC TIÊU:. - Biết làm tính cộng trong phạm vi 5 ; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. - Luyện đọc bài âm /y/ và viết bài phần luyện tập ở vở em tập viết. II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC :. 1. GV nêu mục tiêu tiết học : 2 phút 2. Tổ chức cho các em tự học : 30 phút * Hoạt động 1 : Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ + Nếu HS tự tìm ra được nội dung tự học thì GV theo dõi học tự học + Nếu HS không tìm ra được nội dung tự học thì GV định hướng cho HS - Làm bài tập của bài : Số 0 trong phép cộng (tr 36 )trong VBT Toán 1, tập 1 - Luyện đọc bài âm /y/ trong sách Tiếng Việt 1, tập 1. - Viết phần luyện tập của bài âm /y/ trong VTV, tập 1 + GV cho HS ngồi theo nhóm lựa chọn nội dung học tập. * Hoạt động 2 : Các nhóm làm việc - GV lệnh cho các nhóm làm việc - GV theo dõi chung, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng. * Hoạt động 3 : Hệ thống kiến thức GV giải đáp thắc mắc , hệ thống lại các kiến thức vừa ôn dưới hình thức cả lớp. 3. Củng cố, dặn dò: 3 phút - Chúng ta đã tự học được ND gì ? - GV nhận xét chung tiết học. _____________________________________________ Thể dục. Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản- Trò chơi vận động I. MỤC TIÊU. - Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước. Hai tay ra trước có thể còn chưa thẳng..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Biết cách chơi và tham gia trò chơi "Đi qua đường lội ” II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC. GV chuẩn bị một cái còi, kẻ sân chơi III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Phần mở đầu : 5 phút - HS tập hợp, GV phổ biến ND, YC tiết học. - HS đứng vỗ tay và hát rồi chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên, đi thường và hít thở sâu, chơi trò chơi " Diệt các con vật có hại " 2. Phần cơ bản Hoạt động1: Học tư thế cơ bản 15 phút a ) Tư thế đứng cơ bản : * Bước 1: Cho HS quan sát tranh, nêu tên động tác. * Bước 2: GV làm mẫu và giải thích động tác. * Bước 3: GV vừa làm vừa hô cho HS làm. * Bước 4: GV hô cho HS làm theo khẩu lệnh : " Đứng theo TTCB... bắt đầu ! " - " Thôi”! b ) Tư thế đứng đưa hai tay ra trước : HD tương tự Lưu ý HS : Hai tay giơ thẳng ra phía trước, lòng bàn tay sấp. Lần 1, 2 : GV vừa làm mẫu vừa giải thích. Lần 3,4 : Cả lớp làm, GV theo dõi, uốn nắn. Lần 5,6 : Tổ trưởng điều khiển các tổ tự tập luyện. Cuối cùng cho từng tổ lên trình diễn trước lớp. Hoạt động 2: Trò chơi "Đi qua đường lội " 10 phút Tổ chức tương tự bài trước, có thể nâng cao độ khó bằng cách dùng những viên gạch đặt xa nhau hơn, ngằn ngoèo hơn tiết trước. 3. Phần kết thúc: 5 phút - HS đứng vỗ tay và hát, làm động tác thả lỏng. - GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương tinh thần tập luyện của HS..
<span class='text_page_counter'>(11)</span>