Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dia 7 tuan 10 tiet 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.48 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 10 Tiết 19. Ngày soạn: 22/10/2017 Ngày dạy: 25/10/2017. Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa; nguyên nhân và hậu quả - Biết nội dung nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất. 2. Kĩ năng: - Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hoạt động sản xuất, MT ở đới ôn hoà - Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa. - Vẽ biểu đồ về một số vấn đề môi trường ở đới ôn hòa. 3. Thái độ: - Ủng hộ các biện pháp BVMT, chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. - Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến MT không khí và MT nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ... - Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip, … II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, nước (sgk) 2. Chuẩn bị của học sinh: Thước kẻ, bút chì để vẽ biểu đồ, sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 7A6……........................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa? - Nêu các vấn đề nảy sinh do sự phát triển nhanh của đô thị gây ra? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Sau khi học sinh trả lời câu hỏi 2 GV khẳng định: Ô nhiễm môi trường đang là điều nhức nhối không chỉ riêng ở đới ôn hòa mà đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Vậy nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do đâu? Hậu quả nó để lại ra sao? Và phải ngăn chặn nó bằng cách nào? Đó là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Biết được hiện trạng ô nhiễm 1. Ô nhiễm không khí: không khí ở đới ôn hòa, nguyên nhân và hậu qua * Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng số liệu và thống kê; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. Bước 1: HS quan sát H16.3, 16.4 , 17.1 SGK Bước 2: - 3 bức ảnh có chung một chủ đề gì? Ô nhiễm MT - 3 bức ảnh cảnh báo điều gì trong khí quyển ? - Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm ? Bước 3: GV khi bắt đầu cuộc cách mạng CN lượng CO2 tăng nhanh, các trung tâm CN châu Mỹ, châu Âu thải hàng chục tỉ tấn CO2 . Trung bình 700 -> 900 tấn/km2/năm - Ngoài ra còn nguồn ô nhiễm nào? (do các hoạt động tự nhiên: bão cát, lốc bụi, núi lửa, cháy rừng, quá trình phân hủy xác động vật thực vật …) - Không khí bị ô nhiễm gây nên những hậu quả gì? (GV gọi Hs yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) -GV giải thích các hiện tượng: mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn GV: giới thiệu nội dung của Nghị định thư kiôtô để bảo vệ bầu khí quyển trong lành của các nước trên thế giới (phụ lục). -Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường không khí? Hoạt động 2: Biết được hiện trạng ô nhiễm nước ở đới ôn hòa, nguyên nhân và hậu qua * Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hai bức tranh H17.3, 17.4 SGK, qua hai bức tranh nói lên hiện trạng gì? Bước 2: HS hoạt động nhóm Nhóm 1 + nhóm 2: Tìm nguyên nhân của ô nhiễm nước sông ngòi? Nhóm 3 + nhóm 4: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển? Nhóm 5 + nhóm 6: Hậu quả của ô nhiễm tới thiên nhiên và sông ngòi? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả (GV gọi Hs yếu dựa vào nội dung TLN trả lời) - Nhóm khác nhận xét bổ sung Bước 3: - Gv chuẩn xác lại kiến thức. - Cho điểm các nhóm. Bước 4: GV giải thích hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen. - Thủy triều đỏ: Dư thừa lượng đạm và nitơ trong nước thải sinh hoạt, phân hóa học -> tảo biển chết. -> gây cản trở giao thông ảnh hưởng hệ sinh thái. Ô nhiễm nặng các vùng ven bờ. - Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông thải vào khí quyển.. - Hậu quả: Tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, … khí thải còn làm thủng tầng ôzôn. 2. Ô nhiễm nước:. - Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm: nước sông, nước biển, nước ngầm. - Nguyên nhân: + Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,… + Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp… - Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thủy triều đen: Sự ô nhiễm dầu mỏ nghiêm trọng, màng của váng dầu tiếp xúc với nước và không khí làm cho thức ăn của động vật biển suy giảm. Váng dầu cùng một số chất độc hại khác hòa tan vào nước lắng xuống sâu -> gây tác hại HST dưới sâu, hủy diệt sự sống trên biển và ven biển. -> Biện pháp: Xử lý nước thải - Giáo dục học sinh những việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Trình bày nguyên nhân, hậu quả gây ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa? - Hướng dẫn hs làm bài tập 2 sgk/ T.58. 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học và trả lời câu hỏi sgk. - Ôn lại kiến thức cách nhận biết đặc điểm khí hậu qua biểu đồ. V. PHỤ LỤC: Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốcvới mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải. ( Nguồn: ) VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………….............................................. .......................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×