Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai 2 Su suy vong cua che do phong kien va su hinh thanh chu nghia tu ban o chau Au

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.99 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 2 - Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ: - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. - Qúa trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu. 2. Thái độ: - Qua các sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa. 3. Kỹ năng: - Biết dùng bản đồ thế giới để đánh dấu đường đi của ba nhà phát kiến địa lí đã được nói đến trong bài. -Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực tìm hiểu xã hội; năng lực tin học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học: + Thực hiện dạy học theo dự án. + Phương pháp: thuyết trình, phát vấn, hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, lập bảng biểu, kĩ thuật khăn trải bàn… + Có thể tích hợp: Địa lí, Mĩ thuật… - Thiết bị: + Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí. + Tư liệu về Cô- lôm - bô - Phương tiện: Máy chiếu, máy vi tính. - Tài liệu: + SGK, sách giáo viên, giáo trình LSTG, KHDH. + Tranh ảnh, câu chuyện liên quan đến các cuộc phát kiến địa lí 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc bài trước ở nhà và tìm hiểu trước câu hỏi SGK. - Tìm hiểu tranh ảnh, phim tư liệu, nguồn kiến thức trên Internet; tài liệu hành trình tìm ra châu Mĩ của Cô- lôm- bô. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/ KHỞI ĐỘNG (05 phút).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Mục tiêu: Với việc HS quan sát và đọc những tư liệu về Cô -lôm- bô và hành trình tìm ra châu Mĩ (tàu Ca ra ven, chân dung Cô lôm bô) ...tuy nhiên còn có những kiến thức mà các em chưa biết, từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao tìm hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh (không có chú thích khi trình chiếu) và thảo luận một số vấn đề dưới đây:. Nguồn intenet.. Nguồn intenet..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nguồn intenet. 1) Nêu những hiểu biết của em về những hình ảnh trên ? 2) Hoạt động của những nhân vật trên đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế xã hội châu Âu? - Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau. GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút) Hoạt động 1 (15 phút): Những cuộc phát kiến lớn về địa lí * Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, trình bày được các cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK (trang 6 ) và cho biết: 1. Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí? 2. Điều kiện thực hiện các cuộc phát kiến địa lí là gì? 3. Kể tên các cuộc phát kiến địa lí? 4. Kết quả của các cuộc phát kiến địa lí? - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu của GV..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - GV chốt kiến thức. * Gợi ý sản phẩm: 1) Do sản xuất phát triển nên đã nảy sinh nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, vàng bạc... 2) Khoa học kĩ thuật tiến bộ ( đóng được tàu lớn, có la bàn chỉ phương hướng...) 3) Các cuộc phát kiến : + Năm 1487: Điaxo vòng qua cực nam châu Phi. + Năm 1498:Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ. + Năm 1492: Cô lôm bô tìm ra châu Mĩ. + Năm 1519 – 1522: Magienlan vòng quanh trái đất. 4) Kết quả của các cuộc phát kiến địa lí: + Tím ra những con đường mới + Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. + Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước châu Âu. GVchốt : nguyên nhân, điều kiện, ý nghĩa… Hoạt động 2 (17 phút): Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu * Mục tiêu: - HS nắm được sự ra đời của giai cấp tư sản, vô sản. - HS nắm được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu ở nhà về giai cấp tư sản, vô sản. - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó tổ chức hoạt động nhóm với các yêu cầu cụ thể như sau: các cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu như thế nào? 1) Nhóm 1: Tình hình kinh tế ? 2) Nhóm 2: Tình hình xã hội ? 3) Nhóm 3: Tình hình chính trị ? - GV tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi để trả lời câu hỏi: - Trong quá trình HS làm việc GV cần chú ý đến các HS để có thể gợi ý, trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Học sinh trình bày xong, GV gọi các em nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV cung cấp thêm hình ảnh và chốt kiến thức. * Gợi ý sản phẩm: 1) Về kinh tế : hình thức kinh doanh tư bản ra đời đó là công trường thủ công. 2) Về xã hội : các giai cấp mới được ra đời là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 3) Về chính trị giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến dẫn đến các cuộc đấu tranh chống quý tộc phong kiến tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản phát triển..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - GV chốt kiến thức :sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản -> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (05 phút) * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. Từ đó, GV đánh giá mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch dạy học. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện: 1) Em hãy kể một câu chuyện ngắn về một cuộc phát kiến địa lí mà em biết? 2) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào? - HS có kết quả tốt GV có thể cho điểm cá nhân, nhóm. * Gợi ý sản phẩm: 1) HS có thể kể một câu chuyện mà HS biết. GV đưa ra câu chuyện: Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất. Đó là fernand de Magenlan là một quý tộc Bồ Đào Nha, có học thức ông được vua chúa nước ngoài trả cho một khoản tiền lớn để chỉ huy các cuộc thám hiểm. Ông là người tiến hành các chuyến vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519-1522. Ông đã chỉ huy 5 chiếc tàu và 265 thủy thủ đi vòng quanh thế giới. Đoàn thuyền đi tới một đại dương rộng lớn, bế lặng sóng yên nên ông đã đặt tên là Thái Bình Dương. Đến tháng 2 năm 1521 đoàn thám hiểm đén Philippin tìm thấy nguồn nguyên liệu quý giá ngày 15 tháng 4 năm 1522 đoàn thám hiểm còn 18 người trở về nước, hoàn thành hành trình vòng quanh thế giới, bằng thực tiễn vĩ đại đó ông là người đầu tiên chứng minh trái đất là hình cầu......( trích nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa thế giới –NXB Giáo dục- 1994) 2) Phân tích những biểu hiện và sự xuất hiện quan hệ sản xuất . - Ở thành thị : Công trường thủ công thay thế cho các phường hội, trong sản xuất có sự phân công chuyên môn và bước đầu có máy móc đơn giản. - Ở nông thôn : sản xuất nhỏ của nông dân được xóa bỏ, thay thế bằng hình thức hình thức đồn điền hay trang trại sản xuất với quy mô lớn... - Thương nghiệp : các thương hội trung đại được thay thế bằng các công ty thương mại, thương mại quốc tế được mở rông, các tuyến buôn bán đường dài được hình thành. - Xã hội hình thành hai giai cấp mới : giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (02 phút) * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: say mê khám phá, tìm tòi những những điều mới lạ ... - Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm nội dung các sự kiện lịch sử liên quan tới bài học..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS (có học lực khá, giỏi) về nhà tìm hiểu: 1) Trong các cuộc phát kiến địa lí em thích nhất cuộc phát kiến nào? Vì sao? 2) Qua bài học em học tập được những phẩm chất gì từ các nhà phát kiến địa lí. - HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: Trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử… - GV đánh giá sản phẩm của HS: Nhận xét, tuyên dương, khen gợi… IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ (01 phút) GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu trước về khái niệm văn hóa phục hưng và tôn giáo. Sưu tầm tranh ảnh về phong trào Văn hóa phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. V. RÚT KINH NGHIỆM …. ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… ……. PHÊ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×