Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tài liệu Ngũ hành và khoa học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.34 KB, 45 trang )


Ngũ hành và khoa học
1
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐƯỜNG TỐI ƯU
Trong thực tế chúng ta thường gặp vấn đề tìm đường tối ưu. Ví dụ: nhân viên chuyển
phát nhanh phải tìm được con đường ngắn nhất, ít ùn tắc nhất để đến một số địa điểm
trong thành phố nhận thư từ, bưu kiện, mang về trung tâm, sau đó thuê các phương tiện
vận chuyển phát tới các địa điểm ở xa, sao cho bảo đảm được thời gian nhanh nhất. Các
hãng vận tải cũng vậy.
Bài toán tìm đường tối ưu được gọi là bài toán qui hoạch. Ở mức độ đơn giản ta có bài
toán qui hoạch tuyến tính, ở mức độ phức tạp hơn ta có bài toán qui hoạch phi tuyến.
Động từ “qui hoạch” theo định nghĩa đơn giản là phóng tầm nhìn về tương lai, tìm ra con
đường tới đích một cách nhanh chóng, tốn ít năng lượng, không gây các phản ứng phá
hoại sự bền vững của hệ thống.
Bài toán qui hoạch đơn giản nhất là qui hoạch chuyển phát nhanh thư tín. Bài toán qui
hoạch phức tạp là bài toán tìm con đường phát triển bền vững của cộng đồng xã hội (một
tỉnh, một nước, một khu vực và cả toàn cầu). Các bài toán vật lý, hoá học, sinh học, giao
thông, xây dựng, phát triển đô thị, kinh tế, ngân hàng, …là các bài toán qui hoạch bậc
trung.
Các bài toán qui hoạch nhỏ thường do một người tìm lời giải và được thực hiện bởi chính
người đó. Trong quá trình thực hiện lời giải họ sửa chữa các sai sót, hòan chỉnh lời giải.
Đó chính là quá trình tích lũy kinh nghiệm cá nhân. Các kinh nghiệm ấy đúng với hòan
cảnh của chính cá nhân đó, và cũng chỉ đúng với những điều kiện ban đầu (điều kiện
biên) cụ thể. Khi mở rộng lời giải và phương pháp giải, người sâu sắc thường thường có
thái độ rất thận trọng.
Các bài toán bậc trung, hoặc siêu lớn thường do một tập thể tìm lời giải. Khi đó, vấn đề
trở nên ngày càng phức tạp vì các ý kiến và phương pháp mỗi người đưa ra rất khác nhau.
Trên thực tế, gần như không tồn tại các bài toán qui hoạch tuyến tính, mà chỉ có các bài
toán qui hoạch phi tuyến. Lời giải của bài toán qui hoạch phi tuyến chỉ đúng trong phạm
vi hẹp về thời gian và không gian. Lời giải đó được gọi là tối ưu cục bộ (Local optimal
solution).


Việc tìm ra lời giải đúng của bài toán qui hoạch phi tuyến luôn luôn rất khó khăn. Nhiều
vị anh hùng cái thế thường chặc lưỡi khi biết mình đã nhận nhầm một lời giải thoạt nhìn
tưởng là đúng. Cái chặc lưỡi của Từ Hải không phát ra thành tiếng kêu “chậc, chậc”. Ông
đứng im chịu nhận một lời giải sai lầm trong thực tế. Còn nhiều ví dụ đau lòng khác khi
chúng ta nhận nhầm lời giải của bài toán qui hoạch phi tuyến. Cái giá phải trả không chỉ
là cái “chết đứng” của một cá nhân, mà đôi khi là sự kéo lùi lịch sử của cả cộng đồng đi
một khoảng xa.
Vậy có cách thức nào cho phép ta tìm lời giải tối ưu, khả dĩ đúng được không? Đó là nội
2
dung của nghiên cứu này.
1.2. PHÉP BIỆN CHỨNG
Phép biện chứng là nền tảng tư duy của nhiều thế hệ đương đại. Trong thực tế phép biện
chứng đã đạt được các kết quả rất tốt. Có thể nói sự thành công của cách mạng tháng 10
Nga, mở ra một kỷ nguyên cách mạng sau năm 1917 là kết quả của tư duy biện chứng
của Lê Nin.
Về mặt kinh điển, phép biện chứng có hai nguyên lý cơ bản:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến,
- Nguyên lý về sự phát triển.
Diễn giải một cách dễ hiểu ra thì hai nguyên lý ấy như sau: Mọi sự trên đời này có liên
quan trực tiếp xa gần với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau. Ảnh hưởng ấy có thể gián
tiếp hoặc trực tiếp, mạnh hoặc yếu, nhưng nhất thiết không có một vật nào, một hệ thống
nào có thể hoàn toàn độc lập tồn tại một mình. Có nó thì luôn có cái gì đó đối lập với nó.
Hơn nữa mọi hệ thống đều trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Sự vận
động ấy là do mâu thuẫn và thống nhất giữa các mặt đối lập trong hệ thống thúc đẩy.
Những thúc đẩy ấy tạo ra những thay đổi nhỏ về lượng. Khi tích lũy về lượng đạt ngưỡng
thì xảy ra những thay đổi lớn, đột biến về chất. Đó gọi là sự phát triển. Sự phát triển ở
giai đoạn sau phủ định giai đoạn trước. Đó gọi là qui luật phủ định của phủ định.
Sự diễn nôm hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng cho thấy phép biện chứng chính
là trường hợp riêng biệt của một học thuyết cổ hơn: Thuyết Âm Dương – Ngũ Hành.
Khoa học luôn có tính kế thừa và phát triển. Vì vậy để tìm hiểu sâu hơn về phép biện

chứng trước hết chúng ta thử gạn những tinh hoa của học thuyết cổ Âm Dương – Ngũ
Hành. Sau đó tích hợp với những tiến bộ mới trong thời đại ngày nay để cho học thuyết
cổ kia đỡ mang màu sắc mê tín dị đoan.
1.3. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1.3.1. Thuyết âm dương
Theo học thuyết âm dương thì mọi sự vật trên đời, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình
đến vô hình, từ hữu hạn đến vô hạn đều bao gồm hai mặt âm và dương. Hai mặt ấy tương
sinh và tương khắc nhau. Trong Âm có Dương, trong dương có âm. Âm và Dương luôn
trong quá trình vận động và chuyển hoá lẫn nhau. Âm và Dương chỉ là cách nói cổ điển
của danh từ mới “các mặt đối lập”.
Nhưng sự chuyển hoá và vận động của hai mặt âm dương xảy ra như thế nào? Có nhất
thiết xảy ra theo hình thái phủ định của phủ định hay không? Câu trả lời là không luôn
luôn. Mọi sự phủ định đều có tính kế thừa. Nói rộng ra, sự phủ định chỉ là một hình thức
chuyển hoá.
Vậy sự chuyển hoá xảy ra như thế nào? Cổ nhân, hay nói cách khác là sự tích luỹ kiến
3
thức góp nhặt của nhiều bộ óc siêu việt trong hàng ngàn năm, đã tổng kết sự chuyển hoá
ấy trong học thuyết Âm dương - Ngũ Hành. Theo đó, Âm chuyển hóa dần thành Dương
theo quá trình 5 bước, gọi là Ngũ Hành. Nắm vững học thuyết Âm Dương Ngũ Hành
chúng ta có thể suy đoán, luận giải, chiêm nghiệm về con đường và động lực của sự phát
triển.
Nếu coi âm dương chính là các các mặt đối lập, thì các mặt đối lập ấy có thể là nam nữ,
nóng lạnh, trên dưới, trong ngoài, Khi xem xét mọi đối tượng và quá trình đều có thể
nhìn thấy âm dương.
Còn Ngũ Hành chính là cách thức vận động, là cái biểu hiện ra ngoài của quá trình vận
động, đồng thời cũng là bản chất của động lực tạo ra sự phát triển. Ngũ Hành có thể được
xem là biểu tượng không gian, cũng có thể được xem là thời gian, có thể là vật chất, cũng
có thể là tinh thần. Tuy vậy, cách giải thích về Ngũ Hành thường có những ý kiến khác
nhau đến mức đôi khi trái ngược hẳn với nhau. Hơn nữa, các sách vở nói về Ngũ Hành
gốc thường bằng chữ Hán. Khi dịch ra đôi khi không hết nghĩa, hoặc thậm chí bị méo

mó. Mà người ngày nay phàm cái gì của xưa đều cho là cổ hủ, không thèm nhếnh mắt
nhìn, chứ chưa nói đến để tâm xem xét. Đó cũng có thể là cội nguồn của sự đánh giá chưa
thống nhất về Ngũ Hành.
Cho nên để lột cái áo mê tín của Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành, khoác cho nó các
danh từ khoa học, đặng dễ đồng ý với nhau trong các thảo luận dưới về sau, chúng tôi sẽ
trình bày cội nguồn sâu xa của Ngũ Hành bằng nhãn quan khoa học hiện đại.
1.3.2. Lý thuyết big bang trong vật lý học
Ngày nay các nhà khoa học đã xây dựng thuyết big bang về những giai đoạn đầu tiên
nhất của vũ trụ. Theo học thuyết đó, tại khoảng thời gian vô cùng bé nhỏ (10-43s đầu tiên
của vũ trụ) thì cả vũ trụ ngày nay của chúng ta chỉ bé tí xíu, rất đặc và rất nóng, đó là lúc
cả vũ trụ bùng nổ. Vụ nổ khai sáng đó được khoa học gọi là vụ nổ lớn, big bang. Sau thời
điểm vụ nổ lớn đó, vật chất, năng lượng thoát ra từ vụ nổ được phóng ra vô cùng mạnh
mẽ, tạo thành các dòng thác hạt và sóng năng lượng toả ra mọi hướng. Rồi thì toàn không
gian nguội dần, tạo thành các đám tinh vân. Các đám tinh vân tạo thành các ngôi sao, các
hành tinh, các ngân hà và thiên hà. Trong đó có rất nhiều hệ mặt trời như chúng ta.
Tại một hành tinh đặc biệt, nơi có các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thích hợp thì một số
nguyên tử và phân tử đã xoắn quyện vào với nhau tạo ra các ADN. Đó là bước đầu của sự
hình thành sự sống. Dần dà phát triển đến bây giờ thành một xã hội văn minh. Trong đó
con người là sinh vật bậc cao nhất. Họ là những hậu duệ xa vời của bụi tinh vân và ánh
sáng sau 15 tỉ năm vận động của vũ trụ.
Quá trình vận động và phát triển của vũ trụ luôn có các chuyển động quay. Trái đất quay
quanh mặt trời với quĩ đạo hơi méo so với đường tròn Euclit. Hệ mặt trời quay trong
Ngân hà với quĩ đạo méo nhiều. Cả dải Ngân hà lại quay trong Thiên hà với quĩ đạo méo
hơn nữa. Nhiều Thiên hà cũng đang vận động vô cùng mãnh liệt.
4
Như vậy thuyết big bang là một thuyết duy vật. Thuyết đó nói rằng vật chất có trước rồi
đến ADN, rồi đến sinh vật, xã hội loài người và các ý thức xã hội khác. Một điểm trong
thuyết big bang chưa được sáng cho lắm là thời điểm trước vụ nổ lớn thì toàn vũ trụ là cái
gì?
Thực tế, thuyết big bang chấp nhận vũ trụ là một quá trình vận động và phát triển không

ngừng. Biên dạng của sự phát triển ấy là dãn nở theo các vòng xoáy. Mỗi cung trong các
vòng xoáy phát triển ấy có cái vỏ khác nhau. Nhiệm vụ của khoa học ngày nay là nhận
chân các cung đó để phán đoán về cung bậc phát triển tiếp theo.
Những chuyển động ấy luôn phải qua các trạng thái quay, như hình 1 dưới đây.
Hình 1. Chuyển động xoay trong vũ trụ - Spiral Galaxy M81
Trong hình trên ta thấy chuyển động xoay của tinh vân. Trong quá trình đó, các phân tử
hydro bị cuốn đi với vận tốc cao, chúng va chạm, dính kết, phân rã, tạo nên các phân tử
nặng hơn, dần dà thành các hạt bụi tinh vân. Sự tương tác giữa các hạt bụi ấy tạo nên các
khối nặng hơn, quá trình cứ như thế tiếp tục, dần dần các ngôi sao mới được sinh ra. Đây
chính là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển. Quan sát quá trình này sẽ vô cùng có ích cho
chúng ta trong các luận giải về sau.
1.4. KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG VỀ NGŨ HÀNH
1.4.1.Ngũ Hành là biểu tượng
Nhờ quan sát bầu trời, vũ trụ, quan sát những thay đổi trong xã hội về vật và về tình mà
người xưa đã xây dựng nên học thuyết Âm dương – Ngũ hành. Họ không có các bức ảnh
chụp về vận động vũ trụ, nhưng mô hình tượng trưng trong Ngũ Hành rất giống với bức
ảnh trên.
Người xưa chưa có biện pháp ký hiệu các giai đoạn kế tiếp nhau của sự vận động nên đã
5
lấy các chữ Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ để diễn tả vận động. Những khái niệm về Kim
- Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ không khác gì cách thức các nhà toán học sáng tạo ra các ký
hiệu toán học ngày nay. Chúng không đơn thuần:
Kim = kim khí,
Thuỷ = nước,
Mộc = gỗ,
Hoả = lửa,
Thổ = đất.
Chúng chỉ là các cách gọi mang tính biểu tượng. Nhưng các biểu tượng ấy có quan hệ
chặt chẽ với nhau, tương sinh, tương khắc, ủng hộ kìm hãm, thúc đẩy ức chế nhau. Trong
mấy ngàn năm qua, học thuyết Ngũ Hành không ngừng được bổ sung phát triển, không

ngừng mở rộng lĩnh vực ứng dụng. Từ cấy cày, chăn nuôi đến chữa bệnh, soạn nhạc, vẽ
tranh, thi cử, dùng binh, đánh trận, xây dựng, quản lý đất nước, , tất thảy trên mọi lĩnh
vực người ta đều dùng Ngũ Hành để tìm hiểu quá trình, phán đoán sự vận động, ra quyết
định và sửa chữa sai lầm. Nội việc nó trở thành nền tảng không thể thiếu của bất cứ ai
theo nghề y cổ truyền đã là một minh chứng cho tính đúng đắn của học thuyết này.
Tiếc thay, từ vài chục năm nay, Ngũ Hành bị bỏ rơi, ít nhất là trên nước Việt nam. Lúc
quá khích người ta coi nó là mê tín dị đoan, lúc yêu mến nó thì lại không đọc được nó. Vì
phần lớn các trước tác kinh điển của Ngũ Hành được viết bằng chữ Hán. Những người
lưu giữ cái tính hoa của Ngũ Hành lại không diễn giải nó dưới ánh sáng của ngôn từ mới.
Do đó, có thể nói rằng chúng ta đang thực sự quay lưng lại với di sản văn hóa bậc nhất
của tổ tiên mà trong khi đang kêu gọi hãy bảo tồn tinh hoa văn hóa cổ truyền.
Để phần nào bổ khuyết sai sót đó chúng tôi xin trình bày cách hiểu mới của của mình về
Ngũ Hành, cố gắng hiểu đúng cái tinh hoa cốt tuỷ của Ngũ Hành bằng cách diễn đạt hiện
đại, không bóp méo nó.
Cơ sở quan trọng nhất trong phương pháp của chúng tôi xuất phát từ việc xem Kim -
Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ chính là các biểu tượng về các giai đoạn kế tiếp nhau không
ngừng của quá trình vận động phát triển.
1.4.2 Sơ đồ biểu tượng cổ về Ngũ Hành
Sơ đồ truyền thống diễn tả Ngũ Hành như hình 2 (có trong tất cả các sách nói về Ngũ
Hành).
6
Hình 2. Sơ đồ truyền thống diễn tả Ngũ Hành.
Trong sơ đồ truyền thống này có 5 đối tượng, được đặt tên là Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả -
Thổ. Ta quan sát thấy một đối tượng có hai mũi tên đi vào và hai mũi tên đi ra. Hai mũi
tên liền vạch và hai mũi tên đứt nét. Cặp mũi tên liền vạch được gọi là quan hệ tương
sinh, cặp mũi tên đứt nét được gọi là quan hệ tương khắc. Ví dụ xét đối tượng HOẢ, nó
là con của Mộc, và là mẹ của Thổ. Mối quan hệ mẹ con đó được hiểu là một đối tượng sẽ
sinh ra đối tượng ngay sau nó trong vòng Ngũ Hành và lại là con đẻ của đối tượng ngay
phía trước. Đồng thời trong quá trình sinh trưởng và vận động ấy nó sẽ làm phiền phức
đối tượng khác (Kim), làm mất cơm ăn áo mặc của đối tượng đó. Ngược lại cũng còn một

đối tượng khác nữa (Thuỷ) khắc chế quá trình sinh trưởng của nó. Đó gọi là quan hệ
tương khắc.
Ta diễn tả mối quan hệ sinh khắc đó bằng hình 3.
Hình 3. Quan hệ tương sinh - tương khắc
Như vậy, nếu xem đối tượng Hoả là lửa đang cháy thì một cách trực quan ta thấy các
quan hệ sinh - khắc trên rất hợp lý: Muốn có lửa cháy phải có gỗ (Mộc, quan hệ mẹ con),
lửa cháy sẽ đẻ ra than tro (Thổ). Nhưng trong quá trình lửa cháy nó sẽ làm phiền đối
tượng Kim, làm Kim bị nóng, biến dạng, chảy thành nước. Trong khi lửa (Hoả) đang tập
trung tác động lên một đối tượng khác thì nó hòan toàn có thể bị nước (Thuỷ) khắc hại,
7
có thể còn bị dập tắt, nếu nước mạnh và nhiều. Các hành khác cũng có quan hệ sinh khắc
tương tự.
Nhưng vấn đề đặt ra, là tại sao chỉ có 5 hành, không phải 4 hay 6, hay nhiều hơn nữa.
Liệu 5 hành đó đã có thể mô tả muôn hình vạn trạng của tự nhiên và xã hội hay chưa.
Do vậy, để giải mã Ngũ Hành trước hết không thể quan niệm nó như là các đối tượng vật
chất thuần tuý, mà phải xem các hành là biểu tượng của các quá trình, các cung đoạn
của vòng xoáy phát triển.
1.4.3. Trạng thái vận động của một đối tượng theo Ngũ Hành
Trước hết chúng ta thống nhất chữ trạng thái trong các thảo luận dưới đây không đồng
nhất với trạng thái vật chất của vật lý học (rắn, lỏng, khí, plasma). Trạng thái sẽ được
hiểu một cách rộng rãi hơn, mang tính biểu tượng hơn.
Ta trực tiếp bàn luôn vào biểu hiện của 5 hành (Hỏa, Thổ, Kim, Thuỷ, Mộc) dưới dạng
các trạng thái. Mỗi trạng thái là một cung đoạn của sự phát triển. Mỗi cung đoạn đó có
thể phân ra thành nhiều giai đoạn nhỏ. Để tránh trừu tượng hoá ta sẽ lấy ví dụ về một đối
tượng nào đó, có thể là một người, một thành phố, một đất nước, cũng có thể là một đối
tượng vật chất, Tất nhiên, các thảo luận dưới đây mang tính khái quát rất cao, không sa
đà cụ thể vào một trường hợp chuyên biệt. Khi đã nắm được phương pháp phân tích trạng
thái của Ngũ hành, chúng ta có thể chiêm nghiệm nó sang các đối tượng và quá trình
khác, dần dần làm phong phú thêm kiến văn của chính mình. Các phân tích trạng thái
giản lược nhất về Ngũ Hành như sau:

Kim: hành Kim là trạng thái đầu tiên của một chu trình phát triển. Trong thời Kim đối
tượng đang rèn luyện, tích luỹ năng lượng (năng lực), đang kết khối các thành phần mới
vào hàng ngũ của nó. Sự kết khối ấy rất chặt chẽ, như thêm một nguyên tử vào mạng của
một khối kim loại. Học tập kiến thức mới cũng là trạng thái Kim, vì mỗi khi ta thêm một
kiến thức mới thì kiến thức ấy phải thích ứng chặt chẽ logic với toàn bộ các nguyên lý cơ
sở đã có. Đặc trưng cơ bản của Kim là tích luỹ, tất nhiên tích luỹ phải có chọn lọc. Hành
Kim có tính chất cơ bản là thu vào.
Thuỷ: Sau hành Kim là hành Thuỷ. Đó là quá trình mang cái đã được tích luỹ trong thời
gian của Kim len lỏi vào môi trường xung quanh. Lúc đầu sự phát triển của Thuỷ âm
thầm như nước thấm, như sự rò rỉ. Người ta gọi quá trình thấm ra môi trường đó là khai
Thuỷ. Nó như manh nha của sự phát triển. Mới đầu thì nhỏ bé, mềm yếu, dễ thích ứng
với môi trường xung quanh, dần dần Thuỷ có thể mạnh lên thành sông thác. Thuỷ mang
cái năng lượng của nó thấm sâu, tưới nhuần, kết hợp với Kim để tạo ra một mô hình mới,
một thành tố mới. Các ý tưởng mới nảy sinh chính là Thủy. Các ý tưởng đó đôi khi chưa
rõ hình hài. Người phát sinh ra ý tưởng đôi khi còn phải đắn đo, suy luận, thẩm định để
dần dần làm cho một mạch ý tưởng trở nên dứt khoát. Vậy Thuỷ có tính chất cơ bản là
tản ra.
Mộc: Hết thời Thuỷ thì sang giai đoạn Mộc. Mộc là trạng thái sáng tạo mạnh mẽ, thử
8
nghiệm cái mới, nuôi dưỡng, chăm sóc cái mới, tạo lập mô hình. Trong quá trình sáng tạo
thử nghiệm Mộc thường gặp các khó khăn cản trở. Do đó, Mộc cần có sức mạnh phi
thường, có Đức (không phải đạo đức theo nghĩa thông thường) lớn, rất dũng cảm. Khi đã
thành mô hình ổn định Mộc bắt đầu lan toả cái mẫu mực ra xung quanh. Khác với Thuỷ,
chỉ len lỏi đưa cái hay của Kim đi xa, có tính ngấm ngầm, âm nhu, Mộc hiển lộ ra, mọi
người đều thấy nó, có thể Mộc sẽ được ủng hộ, cũng có thể bị ngăn chặn. Tính của Mộc
là cứng rắn, trái với tính của Thuỷ là mềm mại. Tính chất cơ bản của Mộc là sáng tạo mô
hình mới, như ta trồng một cây mới.
Hoả: là giai đoạn phát triển kế tiếp của Mộc. Đó là trạng thái của một đối tượng đang ở
giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bừng bừng như lửa, đang biến đổi rất nhanh. Khi biến đổi
vận động, đối tượng luôn cần bổ sung thêm năng lượng từ bên ngoài, và huy động tối đa

năng lượng bên trong nữa. Ở trạng thái Hoả, đối tượng sẵn sàng tiếp thu các phần tử mới,
nhưng các phần tử mới phải chấp nhận chép gần như nguyên bản phương cách hoạt động
của hệ thống. Các phần tử của hệ thống có tính cách gần giống nhau. Trạng thái Hoả có
tính chất phong trào. Hoả được Mộc sinh ra theo vòng Ngũ Hành thuận, đôi khi nó cũng
được tạo thành do sự vận động trực tiếp theo chiều ngược của hành Kim mà ra. Tính chất
cơ bản của Hỏa là sao chép mô hình một cách nhanh chóng.
Thổ: Khi hết thời của Hoả thì kế tiếp ngay sau là Thổ. Đó là trạng thái tất yếu của một
đối tượng sau khi đã mang hết hoặc gần hết năng lượng của minh để phát sinh Hỏa. Thổ
là đang nghỉ ngơi, biến đổi rất chậm, gần như không quan sát thấy bằng mắt thường.
Trong thời gian Thổ, đối tượng tê liệt, chậm chạp, thường là hơi nhúc nhích. Những thay
đổi bên trong lòng của trạng thái thổ rất âm ỉ, liên kết của các phần tử trong Thổ rất lỏng
lẻo. Ở trạng thái Thổ, đối tượng dễ tiếp thu các thành phần mới, như ta ném bất cứ vật gì
xuống mặt đất thì đất cũng nhận nó. Thổ không phản ứng mạnh mẽ lại với các phần tử
mới gia nhập. Thổ học tập các phần tử mới một cách từ từ, có thể đồng hoá cái mới nhập
vào cũng có thể bị thay đổi theo cái mới, nếu quán tính của Thổ nhỏ, hoặc nếu thành phần
mới có sức mạnh lớn, khả năng cảm hoá lớn.
Kim kế tiếp: Kim kế tiếp là hậu quả của Thổ ở vòng sau của quá trình phát triển vĩnh
hằng, nó là con đẻ của sau một thời nghi ngơi của Thổ. Lúc này, Kim dần dần hình thành
trong trạng thái thu tĩnh của Thổ. Kim là bước khởi đầu của một quá trình mới, nhiều khi
chỉ là các ý tưởng, và Kim mới chính là phôi thai của vòng Ngũ Hành sau. Nhiều khi
Kim kế tiếp là ngoại lai đưa tới, vì trên khuôn vi của Thổ cũ năng lượng hoạt động đã cạn
kiệt rồi.
Như vậy chúng ta đã thảo luận sơ bộ về vòng tương sinh của Ngũ Hành, của 5 giai đoạn
vận động phát triển của một đối tượng riêng biệt. Đó là 5 trạng thái, 5 giai đoạn mà đối
tượng nhất định sẽ phải trải qua. Cái khó của người học Ngũ Hành là đoán định xem
trạng thái hiện thời của một đối tượng đang diễn biến trước mắt là thuộc hành nào. Bởi vì
không có đối tượng nào độc lập tồn tại, hơn nữa trong mỗi thành phần cấu tạo của một
đối tượng lại có nhiều đối tượng con. Các đối tượng con đó lại đang vận động theo Ngũ
Hành con. Mà các Ngũ Hành con đó cũng rất chênh lệch nhau.
1.4.4. Vài ví dụ đơn giản về Ngũ hành

9
Ví dụ 1.
Nước Việt Nam vào hồi đầu thế kỷ 20 thuộc hành Thổ. Lúc ấy các phong trào kháng
Pháp đã bị dập tắt. Cả nước gần như im lặng chịu sự khai phá thuộc địa. Khoảng năm
1925 có phong trào thanh niên cách mạng đồng chí hội. Hành Kim đang dần dà được
khởi động. Đó là trạng thái của quá trình thu luyện năng lượng, tìm tòi phương pháp đấu
tranh mới. Lúc đó, có sự tích tụ âm thầm các cá nhân yêu nước thành các tổ chức đấu
tranh mới. Tiếp theo, là hành Thuỷ, khi mà các chi bộ dần dần phát triển, cấy sâu vào các
khu vực, các vùng nông thôn và thành thị. Khi các chi bộ đã lớn dần thì tạo thành mạng
lưới, các khu uỷ, các vùng an toàn khu, dần dần có các lực lượng vũ trang nhỏ (Ba tơ,
Bắc Sơn, Tuyên Quang). Lúc đó là thời của Mộc. Lực lượng cách mạng ngày càng mạnh
tức Mộc ngày phát triển. Cách mạng 1945 là thời của Hoả, thời của môt trạng thái bừng
bừng, sôi động.
Ví dụ 2
Vòng đời của một con người cũng là một ví dụ khác nữa về Ngũ Hành. Kể từ lúc mới
sinh ra đó là thời của Kim. Cha mẹ cho anh ta ăn uống, nuôi dưỡng cho lớn, cho học hành
là quá trình tích luỹ năng lượng, quá trình hình thành một đối tượng mang tính Kim. Học
được thành tài, anh ta bắt đầu vào đời, đó là trạng thái Thuỷ. Làm được một việc gì đó là
Mộc. Nhân rộng nó ra là Hoả. Qua công việc đó anh ta có tiền bạc địa vi, có danh tiếng,
đó là lúc bừng lên của Hoả. Nếu không khéo thì anh ta đi ngay vào Thổ, thân bại danh
liệt, đời anh ta thành tro tàn im lặng. Nhiều người gặp vận Thổ vẫn vùng lên vì tích luỹ
được yếu tố Kim ngay trong thất bại Thổ. Như vậy một đời người có thể phân thành
nhiều vòng Ngũ hành.
Ví dụ 3
Sự hình thành của phóng điện sét là một ví dụ về Ngũ Hành tự nhiên. Nắng nóng làm hơi
nước bốc lên tạo thành mây. Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, gió làm cho các phần tử nhỏ
bé trong đám mây cọ sát nhau, tạo thành các điện tích. Lúc đó, là quá trình tích tụ điện
tích của đám mây- hành Kim. Khi Kim (điện tích đám mây) đã tích tụ đủ lớn thì có sự
cảm ứng điện tích trái dấu đáng kể ở mặt đất bên dưới đám mây. Các tia tiên đạo phóng
điện nhỏ lẻ dần dần hình thành và vươn dài ra- hành Thủy. Khi các tia tiên đạo từ đám

mây đi xuống và từ mặt đất đi lên vươn ra đủ gần nhau thì có sự phóng điện nối liền hai
kênh dẫn điện đó. Ta nghe thấy tiếng sét nổ - hành Mộc hình thành. Đó là lúc một kênh
dẫn điện mới từ đám mây xuống đất đã được sáng tạo (tạo lập). Nếu sự bảo vệ chống sét
không tốt, cú sét đánh lại rơi trúng vào một mái nhà gỗ, thì căn nhà sẽ bốc lửa cháy. Đó
là hành Hỏa. Giả sử căn nhà bị cháy rụi hoàn toàn ta có ngay hành Thổ. Tro tàn sẽ sinh ra
từ Hỏa.
Ba ví dụ trên là ba vòng Ngũ Hành. Ví dụ 3 là một vòng Ngũ Hành khá ngắn. Đôi khi
mây mưa và sấm sét chỉ hình thành và phát triển nhanh chóng khoảng 1 giờ trong cơn
giông. Các yếu tố tham gia vào vòng Ngũ Hành này chỉ có nước bốc hơi, nhiệt độ, gió,
mái nhà, bầu không khí và mặt đất tại khu vực khảo sát. Đó là ví dụ về một vòng Ngũ
Hành tự nhiên. Ví dụ 2 là một vòng Ngũ Hành trung bình. Đó là vòng Ngũ Hành cá nhân
tổng hợp của đời một con người. Độ kéo dài về thời gian trong các vòng ấy dài ngắn khác
nhau, dài ngắn tuỳ thời, tuỳ hòan cảnh. Vòng Ngũ Hành này chịu tác động của muôn vàn
10
vòng khác trong đời, (thầy cô, cha mẹ, đồng nghiệp, ). Ví dụ 1 là một hành Ngũ Hành
khá lớn nói về sự vận động của cả dân tộc Việt nam trong giai đoạn lịch sử cận đại vừa
qua. Đó là vòng Ngũ Hành dân tộc. Vòng này có sự tham gia của hàng triệu vòng Ngũ
Hành cá nhân tổng hợp và nhiều triệu Vòng Ngũ Hành tự nhiên và xã hội khác.
Ngay cả vòng Ngũ Hành trong ví dụ 1 cũng nằm trong lốc xoáy của một vòng Ngũ Hành
rộng lớn hơn là dòng chảy lịch sử đương đại toàn cầu. Cuối cùng, cả vòng Ngũ Hành vận
động của nhân loại đang quay trong một vòng Ngũ Hành vũ trụ vĩ đại như trong hình 1.
1.4.5. Các khác biệt với cách giải thích kinh điển
Trước hết chúng tôi không hề phát hiện ra các vấn đề mới của Ngũ Hành, mà chỉ dùng
các danh từ mới để giải thích Ngũ Hành theo cách hiểu của mình. Rất có thể cách hiểu
này còn chứa nhiều sai lầm, cho nên từ “khác biệt” mà chúng tôi dùng dưới đây với hàm
nghĩa là cách giải thích có đôi phần khác biệt với cách giải thích trong các cổ thư.
- Khác biệt về đối tượng và quá trình:
Các nhà Ngũ Hành kinh điển ở Việt nam, Trung hoa và các nước Á đông khác, thường
giải thích Ngũ Hành như là các vật thể, các đối tượng tương đối tĩnh. Ví dụ trong đông y
luôn xem Thận thuộc hành Thuỷ, Phổi thuộc hành Kim. Giải thích như vậy đúng trong

phạm vi hẹp, nếu xem Thận và Phổi là hai cơ quan tham gia vào quá trình vận động sống
của một cơ thể bình thường. Nhưng chính Thận (Thuỷ) lại có vận động riêng của nó được
cấu tạo bởi nhiều vòng Ngũ Hành nhỏ hơn. Đặc biệt Thận sẽ mất dần trạng tính Thuỷ khi
cơ thể bắt đầu suy yếu, khi lối sống quá ham tửu sắc. Những nhà Đông y học uyên thâm
không bao giờ xem Thận là Thuỷ tĩnh tại. Nhưng để đạt được mức uyên áo đó thường khi
mất cả đời. Do vậy, nếu xem Ngũ Hành là các trạng thái kế tiếp của sự vận động thì một
người trẻ tuổi có thể đi vào Đông y dễ dàng hơn, chóng đạt đến mức thâm hậu của nghề
nghiệp hơn. Ở đây không cố định một khu vực chứa nước (thận) là Thuỷ và chứa khí
(phổi) là Kim. Hoặc giả theo cách phân chia cổ nước Việt nam ta thuộc phương Nam, về
hành Hoả. Điều đó theo Ngũ Hành cổ là bất biến. Nhưng trong vòng quay vô tận của vũ
trụ thì phương Nam là một khái niệm tương đối, cho nên mảnh đất Việt nam của chúng ta
không phải luôn luôn thuộc hành Hoả. Theo quan điểm mới về Ngũ Hành thì các hành
đều động và mang tính quá trình hơn là tính sự vật. (Hành chính là hành trình, quá trình,
hành động, hành biến, ). Chúng ta hoàn toàn có thể quyết đoán như vậy, vì chúng ta đã
nhìn nhận Ngũ Hành dưới quan điểm các bài toán phi tuyến có điều kiện biên thay đổi,
chứ không phải các bài toán tuyến tính tĩnh. Ngũ Hành mang tính quá trình động hơn là
mô tả các sự vật tĩnh là khác biệt thứ nhất trong bài này.
- Khác biệt về thời gian tĩnh và động
Khái niệm huyền bí nhất của Ngũ Hành cổ là thời gian. Các nhà Ngũ Hành cổ phân thời
gian thành các vận hạn. Ví dụ năm Bính Thân thuộc hành Hoả. Sáu mươi năm sau lại là
năm Bính Thân, một vòng hoa giáp kinh điển quay lại, với một mở đầu Hoả như trước,
chằn chặn bất biến. Hơn nữa, đời người luôn bị chi phối chặt chẽ bởi các năm sinh tháng
đẻ. Điều đó có phần đúng, vì mỗi chúng ta đang cùng vận động với vòng Ngũ Hành Vũ
11
Trụ vĩ đại. Nhưng cùng năm sinh tháng đẻ mà đời người khác nhau vô cùng. Tức là,
không thể lấy các khoảng thời gian dài của vũ trụ, cắt ngắn một cách tuyến tính ra, cứ 10
năm là một vòng thiên can. Xét bài toán Ngũ Hành trên mặt đất, trong điều kiện xã hội
hiện đại thì các vòng Ngũ Hành trung bình (một đời người, một quốc gia) có thời gian dài
ngắn du di rất nhiều, hành Kim có thể rất dài, hành Hoả có thể rất ngắn. Ví dụ một đời
học tập tích luỹ để đạt được tột đỉnh của hành Kim thì đã 50 tuổi, nếu gặp vận thì chuyển

sang hành Thuỷ và hành Mộc trong có 10 năm cuối đời. Đó nguyên lý xuất xử (lui tới)
của các nhà quân tử xưa. Vậy nên mỗi hành có thời lượng dài ngắn khác nhau. Thời
lượng biến động của các hành là một khác biệt thứ hai trong phép tìm hiểu Ngũ Hành của
chúng tôi.
- Sự tham gia của ý chí cá nhân vào Ngũ Hành
CON NGƯỜI là một vật thể vũ trụ. Bản thân con người xét về mặt thể chất và tinh thần
là sự kết hợp của nhiều vòng Ngũ Hành. Ý chí cá nhân chính là Kim của một con người.
Kim đó một phần do thiên bẩm, phần lớn là do tích luỹ học hành. Mỗi người tích Kim
một cách khác nhau, tuỳ thuộc vào cái phần thiên bẩm kia.
Vậy trước hết ta hãy xét tính tự nhiên của con người. Về mặt thể chất mỗi cá nhân con
người là một hệ tự thích nghi, tự điều chỉnh, tự bảo vệ, ở mức cao hơn rất nhiều so với
các sinh vật khác. Cái hệ thống ấy đói thì ăn, khát thì uống, nóng lạnh biết thêm áo bớt
khăn, bệnh tật ốm yếu biết tự động phân phối năng lượng, thực phẩm và thuốc men đến
các cơ quan phủ tạng
Về mặt tinh thần con người là một hệ có tính tò mò, óc sáng tạo, tính cạnh tranh, nhu cầu
chăm sóc cho tương lai, Ngay từ nhỏ óc tò mò giúp đứa trẻ cầm cái này nắm cái kia,
hỏi cha mẹ tại sao thế này, tại sao thế nọ. Óc tò mò là một yếu tố không thể thiếu trong
hoạt động của các nhà bác học. Óc tò mò cũng là căn cứ cho mọi hoat động sáng tạo.
Tính cạnh tranh là một tính tự nhiên của con người, mà thiếu nó thế giới này sẽ phẳng
lặng như ao nước mùa thu, không có chiến tranh và tiến bộ. Nếu thiếu tính cạnh tranh thì
thế giới chắc là cũng không phát triển nhanh như hiện nay nữa. Nhu cầu chăm sóc cho
tương lai làm cho người ta thích dạy dỗ con trẻ, cất giữ tiền bạc, tích luỹ âm đức, Tất
cả mấy tính chất kể trên đều là tính tự nhiên của mỗi con người. Tuỳ cá thể tính tò mò, óc
sáng tạo, tính cạnh tranh, nhu cầu chăm sóc tương lai sẽ khác nhau. Có kẻ cực kỳ sáng
tạo, có người chỉ làm theo bài bổn lập sẵn, Nhưng dù thế nào thì tính tự nhiên của con
người cũng tác động mạnh đến thế giới xung quanh anh ta và làm biến dạng Ngũ Hành,
nhất là các vòng Ngũ Hành nhỏ. Một người không làm thay đổi được thời tiết, nhưng
hoạt động của 6 tỉ người đang làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Tôi dám đoán chắc rằng chỉ
50 năm nữa mùa đông trên đất Việt sẽ bớt lạnh đi nhiều. Đấy chính là ví dụ về hoạt động
của con người đang làm thay đổi Ngũ Hành của 4 mùa. Hành Hoả sẽ dài hơn lên, hành

Thuỷ sẽ ngắn đi. Mà cái vòng Ngũ Hành của trái đất là lớn lắm chứ. Lớn vậy mà con
người nhỏ bé kia còn làm thay đổi được. Thế thì, chúng ta có thể rút ra khác biệt thứ ba là
ý chí con người có thể làm thay đổi các vòng Ngũ hành, nhất là các vòng Ngũ Hành nhỏ.
Ý chí con người cũng chính là điểm xuất phát cơ bản của rất nhiều vòng Ngũ Hành trên
thế gian này. Điểm khác biệt thứ ba này nhấn mạnh rằng các vòng Ngũ Hành có một
điểm khởi đầu, đó là hành Kim. Hơn nữa, hành Kim của nhiều vòng Ngũ Hành xã hội có
12
thể được tạo lập do ý chí con người.
1.4.6. Tóm tắt về Ngũ Hành dưới quan điểm mới
Ngũ Hành là 5 biểu tượng về quá trình và trạng thái của sự vận động phát triển.
Hành Kim có biểu hiện bên ngoài như những quá trình thu gom tích luỹ, năng lượng,
tiền bạc, tài năng, đức độ, sức mạnh, khối lượng, vật chất, Trong thời đại ngày nay Kim
là sự học tập không ngừng. Trong Phật học Kim là “tinh tiến”. Tất cả các vòng Ngũ Hành
đều bắt đầu từ tích Kim.
Hành Thuỷ có biểu hiện bên ngoài như những quá trình lan toả cái tinh tuý thu góp mà
giai đoạn Kim đã thực hiên được. Nó lặng lẽ, từ tốn, thấm sâu, thử sai và sửa chữa.
Hành Mộc là sự sang tạo ra cái mới, hoặc là một mô hình, một đối tượng, một quần thể,
một tổ chức, Tính chất của Mộc vô cùng mạnh mẽ và cứng rắn, đôi khi cũng rất mềm
dẻo và uyển chuyển.
Hành Hoả là cái gì có biểu hiện bên ngoài ở độ cao về số lượng, mạnh về cường độ, ít
sáng tạo, nhiều sao chép, thu nạp năng lượng từ bên ngoài ít khắt khe. Biểu hiện ào ào,
mạnh liệt, biến đổi nhanh về lượng.
Hành Thổ là quá trình lụi tàn của Hoả, sự xuống dốc, suy kiệt. Biểu hiện ra bên ngoài là
nặng nề, chậm biến đổi, cam chịu, chấp nhận,
Năm hành ấy nối tiếp nhau, xoay vòng vô tận, không ngừng không nghỉ. Lúc nhanh lúc
chậm, lúc sinh lúc khắc. Mỗi người bằng kinh nghiệm sống của mình sẽ nhìn thấy Ngũ
Hành dưới các dáng vẻ khác nhau, sinh động biến ảo khác nhau, nhưng đường nét cơ bản
của Ngũ Hành là như trên đã miêu tả.
Nhấn mạnh theo danh từ khoa học mới, thì Ngũ Hành có 3 điểm khác biệt với cổ thư, đó
là:

- Ngũ Hành mang tính quá trình động, chứ không luôn luôn là các vật thể tĩnh, các đối
tượng cụ thể
- Thời lượng của mỗi hành rất biến ảo, ngắn dài, có khi trong một vòng hành Kim được
tính bằng năm, mà thời lượng của Thuỷ và Mộc chỉ tính bằng tháng, hoặc ngày,
- Ý chí cá nhân có thể tác động mạnh mẽ lên Ngũ Hành, đặc biệt các ý chí có tầm ảnh
hưởng vĩ mô.
1.4.7. Khái niệm về Ngũ Hành thuận và Ngũ Hành ngược
Các vòng Ngũ Hành thuận đi thuận chiều kim đồng hồ và (có lẽ) thuận cả chiều quay của
vũ trụ nữa, như hình 4. Các vòng Ngũ Hành ngược thì ngược chiều kim đồng hồ như hình
13
5. Nếu đi theo vòng thuận thì nhất định sẽ từ Kim sang Thuỷ, đến Mộc, phát Hoả và về
Thổ. Ngay tại Hoả cũng có thể chuyển về Kim một phần năng lượng cho vòng sau. Vòng
Ngũ Hành thuận có một đặc điểm nổi bật để nhận biết là sau tích Kim và khai Thủy nhất
định sinh Mộc, tức là khai phát một đối tượng, sản phẩm, qui trình hay sự vật mới. Đó
gọi là sang tạo. Một sự vận động mà không có sáng tạo thì nhất định không phải là đang
vận động theo Ngũ Hành thuận.
Ngược lại nếu đi theo chiều ngược, thì từ Kim có thể ghé qua Thổ mà sinh Hoả, nhưng
không bao giờ về Mộc được, không có sáng tạo, không phát triển. Trạng thái hoả chỉ là
giả tạo. Ví dụ, tham nhũng có tiền, sau đó dùng tiền mua đất, thì chưa thấy ai phát hoả từ
đất đai, mà chỉ dần dần chìm xuống.
Trong một vùng mà các vòng Ngũ Hành do con người khởi tạo đa số thuận chiều, thì
vùng ấy sẽ phát triển bền vững. Ngược lại, trong vùng ấy có nhiều vòng ngược thì sẽ nảy
sinh các lốc xoáy, vùng sẽ phát triển thiếu bền vững. Tuy nhiên, con người dù có mạnh
mẽ đến đâu cũng không thể đảo lộn các vòng Ngũ Hành tự nhiên từ thuận sang ngược.
Những người đã “ngộ” ra chiều thuận không bao giờ vì tham vọng và ý chí cá nhân mà
khởi tạo các vòng ngược. Các hôn quân bạo chúa ngày xưa đều bị lịch sử đào thải vì đã
khởi động các vòng ngược. Ai làm chủ các vòng ngược thì sớm muộn đều bị các vòng
Ngũ Hành tự nhiên đào thải và huỷ diệt.
Với các khái niệm cơ bản về Ngũ Hành như trên, chúng ta có thể bắt đầu phân tích một
số vấn đề thực tế, chiêm nghiệm sự vận động và phát triển đã và đang xảy ra, dự báo và

qui hoạch phát triển trong tương lai. Nghiên cứu càng sâu ta càng nhìn rõ sự vận động
của các vấn đề trừu tượng. Lồng các vòng ấy vào nhau, ta nhìn rõ đường nét của cả khối
Ngũ Hành đang diễn ra trên đất nước mình và trên cả hoàn cầu nữa.
Ngũ Hành theo quan điểm Vật lý học phải có một điểm khởi đầu. Điểm khởi đầu đó là
quá trình tích luỹ để tạo thành hành Kim. Sau khi có hành Kim thì quá trình phát triển sẽ
khởi động, hoặc thuận chiều bằng cách khai Thuỷ, sinh Mộc, phát Hoả, hoặc ngược chiều
bằng cách qua Thổ thẳng sang Hoả.
Để thuận lợi cho các theo dõi về sau chúng tôi sẽ trình bày kỹ các cách tích Kim.
14
1.5. TÍCH KIM, VẤN ĐỀ MẤU CHỐT CỦA NGŨ HÀNH
Ngũ Hành như đã phân tích là cặp đôi của phép biện chứng khi chúng ta nghiên cứu về
khoa học của các quá trình vận động phát triển. Sự phát triển trong mọi trường hợp luôn
luôn xảy ra theo cùng một qui trình: Tích Kim, Khơi Thuỷ, Sinh Mộc, Phát Hoả, Về Thổ.
Quá trình phát triển theo 5 giai đoạn là các quá trình phát triển bền vững. Khi một trong 5
giai đoạn ấy bị bỏ qua, bị dập tắt, hoặc bị trượt trên nền ảo tưởng duy ý chí thì sự phát
triển không bền vững. Đặc biệt, khi ý chí chủ quan làm nảy sinh các vòng ngược, thì sự
phát triển càng kém bền vững.
Để mở đường cho sự phát triển bền vững tối ưu chúng ta luôn luôn phải khởi đầu quá
trình phát triển ấy bằng Tích Kim. Tích Kim tốt sẽ mở đầu cho các vòng Ngũ Hành to lớn
và bền vững.
Về mặt vũ trụ học tích Kim chính là quá trình tích tụ các hạt bụi tinh vân thành các thiên
thể.
Nếu một thiên thể tích tụ đủ lớn về khối lượng thì sẽ thu nạp thêm các đám tinh vân lân
cận bằng lực hấp dẫn, tạo thành các hành tinh. Hơn nữa, quá trình tích Kim vũ trụ ngoài
việc tích các hạt vật chất còn kèm theo tích tụ năng lượng. Nếu một vật thể vũ trụ vừa có
khối lượng lớn, vừa có năng lượng lớn thì cơ hồ có thể trở thành một mặt trời. Các mặt
trời, tức các ngôi sao có phát xạ ánh sáng, có khả năng tạo thành một thái dương hệ. Các
Thái dương hệ luôn bền vững hơn nhiều các hành tinh đơn lẻ. Còn các hành tinh đơn lẻ
sớm muộn nhất định cũng bị lực hấp dẫn qui tụ về một hệ nào đó. Như vậy quá trình
tích Kim trong vũ trụ luôn bao gồm hai phần tích Kim vật thể và tích Kim năng lượng.

Các nhà Vật lý nghiên cứu về lỗ đen cũng chỉ ra rằng xung quanh lỗ đen có một trường
hấp dẫn cực mạnh hút mọi vật thể, từ các thiên thể rất lớn cho đến các hạt bụi vũ trụ siêu
nhỏ, cả ánh sáng nữa, vào lỗ đen đó. Vậy trong thiên nhiên song song với quá trình phát
xạ sau vụ nổ lớn (big bang) luôn luôn tồn tại quá trình tích luỹ vật chất và năng lượng vào
các lỗ đen chuẩn bị cho các quá trình sinh tạo khởi phát mới.
Mô hình tích Kim vũ trụ cũng chính là mô hình tích Kim của con người và xã hội. Tuy
vậy, con người với tư cách là sinh vật có ý thức, nên sự tích Kim còn phụ thuộc ý chí cá
nhân. Dưới đây sẽ xét một số vòng Ngũ Hành cơ bản khởi đầu bằng tích Kim để minh
hoạ.
1.5.1. Tích Kim cá nhân
Như đã phân tích, đời của một con người là một hoặc nhiều vòng Ngũ hành. Cha mẹ sinh
ta ra là đã thay tự nhiên trao cho ta một sinh mệnh, một thứ Kim vô giá. Nhưng để sống
trong đời, thì cái Kim tiên thiên ấy không đủ đảm bảo rằng bạn sẽ được hạnh phúc, an
nhiên, vô thường. Ngoài việc bồi đắp thực phẩm, hấp thu dưỡng khí để cái Kim tiên thiên
ấy phát triển từ một hài nhi thành một cơ thể tráng kiện, thì một con người cần phải học
tập rất nhiều để sống hài hòa, hạnh phúc trong xã hội, cùng đóng góp cho xã hội phát
triển tốt đẹp. Vậy học tập là quá trình tích Kim. Lúc bập bẹ học nói, lẫm chẫm học đi ở
15
nhà là bắt đầu tích Kim phản xạ để ta biết cách ứng xử với môi trường xung quanh ban
sơ. Học ở trường để ta nhanh chóng nắm được kiến thức chuyên môn, đặng có việc làm.
Học ở đời để ta nắm được các qui luật sống. Tất cả các việc học ấy là tích Kim kiến thức.
Khổng Tử học đến 50 tuổi mới dám nói rằng biết thiên mệnh, tức là biết được qui luật
vận động của trời đất và xã hội. Cho nên đến thế kỷ 21, khi nhiều người trên hành tinh
này cùng nhau xác định rằng nền kinh tế tương lai là nền kinh tế tri thức, còn cuộc đời là
một cuộc học tập mãi mãi, thì chúng ta đã may mắn hơn tổ tiên rất nhiều, vì chúng ta
đang được sống trong một môi trường có thể tích Kim không ngừng, tích Kim một cách
chủ động.
Nhưng mọi con người bình thường ngoài việc học tập còn bao nhiêu việc phải làm, lo
cơm áo, lo nhà cửa, kiếm việc làm, nuôi dạy con cái, Những công việc ấy cũng giúp ta
học tập, đặc biệt là học tập từ các kinh nghiệm thực tế của chính mình và quần thể xung

quanh. Nhưng kinh nghiệm là gì? Kinh nghiệm chính là lời giải của bài toán cuộc sống
thực đã được kiểm nghiệm trong một hòan cảnh cụ thể nào đó. Đôi khi, kinh nghiệm lại
là lời giải tối ưu. Khi gặp hòan cảnh tương tự, hoặc gần tương tự chúng ta thường mang
cái qui trình “tối ưu kinh nghiệm hoá” đó mở rộng ra để làm kế hoạch hành động. Khi
hành động theo kinh nghiệm thì kết quả có thể đúng, có thể sai. Những người trải nhiều
gian truân thì kinh nghiệm già dặn và hành động ít sai lầm hơn. Điều đó có nghĩa là một
người càng hoạt động đa môi trường càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Nếu anh ta
biết bổ sung, chuẩn hoá kinh nghiệm bằng việc phân tích, suy đoán, khái quát hoá
nghiêm túc thì việc tích Kim của anh ta càng mạnh mẽ, càng phong phú.
Vậy đối với một con người việc tích Kim qua học tập và qua kinh nghiệm là một công
việc phải làm liên tục và mãi mãi. Tích Kim qua học tập và học hỏi kinh nghiệm không
ngừng của Lê Quang Đạo là một tấm gương đáng để chúng ta học tập. Ông chỉ được đi
học ít năm ở trường Thăng Long rồi đi làm cách mạng. Từ một học sinh nhỏ nhoi ông
nhanh chóng trở thành Bí Thư thành Hà Nội, rồi thành một vị tướng trong quân đội, tham
gia nhiều chiến dịch lừng lẫy, cuối cùng ông trở thành một vị chủ tịch Quốc hội, là một
nhà đổi mới có nhiều công lao. Cuối đời ông để lại hơn ngàn cuốn sổ ghi chép, đó chính
là khối lượng Kim ông đã tích luỹ được.
Kim tích được qua con đường học tập và kinh nghiệm gọi là Kim tri thức, hay gọi theo
danh từ hiện nay là tích Kim phi vật thể.
Kim phi vật thể, ngoài phần Kim tri thức, còn một phần cực kỳ quan trọng là Kim nhân
cách. Một người kiến thức chuyên môn rất cao, mà nhân cách kém, thì không thể tích
Kim nhân sự (tức là quần tụ được nhiều cá nhân khác để làm việc lớn). Hai loại tích Kim
tri thức và Kim nhân cách là phần chủ chốt của Kim phi vật thể.
Tất nhiên, một cá nhân ngoài tích Kim phi vật thể còn phải tích Kim vật thể. Đây là một
vấn đề vô cùng quan trọng, vì tích Kim vật thể có thể đồng pha hoặc lệch pha với quá
trình tích Kim tri thức. Tích Kim vật thể có thể là tích tiền bạc, tài sản, máy móc, nhân
sự,
16
Quá trình tích Kim vật thể rất có thể phạm tới tự do và sản nghiệp của các cá nhân khác,
vì vậy có thể sinh mẫu thuẫn. Mâu thuẫn lớn thì sự nghiệp tích Kim của bạn có thể sẽ bị

cản trở. Vì vậy tích Kim vật thể đòi hỏi một tấm lòng nhân ái. Lòng nhân ái càng lớn thì
bạn càng có cơ hội tích Kim nhiều hơn nữa. Các qui tắc đạo đức cần, kiệm, liêm, chính
là các qui tắc tối quan trọng cho quá trình tích Kim vật thể. Bài phú Tiền Xích Bích của
Tô Đông Pha đời Tống là một qui tắc tuyệt vời cho những ai muốn tích Kim vật thể bền
vững mà vẫn giữ được mối giao hòa với những người xung quanh.
Khi bạn đã tích Kim phi vật thể và tích Kim vật thể được rất lớn thì theo Ngũ Hành bạn
được gọi là người có Đức lớn. Có Đức lớn thì dễ dàng rất nhiều trong việc Khơi Thuỷ,
Sinh Mộc và Phát Hoả. Khởi Thuỷ có thể xem như là nảy sinh ý tưởng. Các ý tưởng lúc
đầu lặng lẽ tồn tại trong hộp sọ, chưa làm phát sinh một vòng Ngũ Hành nào cả. Các ý
tưởng ấy cần phải được thẩm định kỹ trước khi mang ra thực hiện. Quá trình thẩm định ý
tưởng trong thực tế chính là khai Thuỷ. Lúc bắt đầu thực hiện ý tưởng là thuộc về Mộc. Ý
tưởng chỉ có thể đứng vững khi Mộc được thực tế chấp nhận. Nếu thực tế đào thải Mộc
thì Đức của Mộc đó nhỏ yếu, có thể không hợp tự nhiên nữa. Khi thực tế đã kiểm định ý
tưởng biến nó thành một cây Mộc xanh tốt, hùng tráng thì vòng Ngũ Hànhđã đi đúng
hướng, và có thể nghĩ đến việc phát Hỏa cho quá trình phát triển, biến ý tưởng thành một
thực thể mạnh mẽ. Ngay lúc Hoả bắt đầu phát thì vòng Ngũ Hành đã tự vận động được.
Cũng như cha mẹ sinh con, lúc con lớn, tự chủ cuộc đời thì cũng là lúc vòng Ngũ Hành
của người con ấy đứng vững. Lúc đó, đã phải nghĩ đến tích Kim cho vòng sau, không vui
với thắng lợi của Hoả mà để có thể lâm vào cảnh tro tàn của Thổ.
Những gia đình gia giáo luôn có ý thức cao về tích Kim cá nhân. Cha ông trong các gia
đình ấy luôn lấy tấm gương cá nhân về học tập làm gia bảo. Sau vài đời có thể từ lầm
than mà trở thành danh gia vọng tộc. Ngược lại, các gia đình chỉ lấy võ công làm gia bảo
thì chỉ bền được vài thế hệ là nhiều. Đó là biết hay không biết tích Kim cho các vòng phát
triển sau.
Tóm lại, có thể mô tả việc tích Kim cá nhân bằng hình 6 dưới đây.
17
Hình 6. Mô tả quá trình tích Kim cá nhân
1.5.2. Tích Kim doanh nghiệp
Lịch sử một doanh nghiệp bao giờ cũng bắt đầu từ chỗ nhỏ bé. Ngay cả các đại công ty,
các công ty toàn cầu, các tập đoàn đa quốc gia mà chúng ta biết như TOYOTA, Nokia,

Motorola, Microsoft, cũng bắt đầu từ chỗ rất nhỏ bé. Vậy một doanh nghiệp đã bắt đầu
tích Kim như thế nào, để có thể vận động từ nhỏ bé đến khổng lồ như chúng ta đang thấy.
Trước hết, bao giờ cũng có một cá nhân trụ cột, chẳng hạn như Bill Gate đối với Tập
đoàn Microsoft . Cá nhân khởi nghiệp ấy đã tích Kim ở mức độ khá trước khi khởi tạo
doanh nghiệp. Trong cái Kim cá nhân mà họ đã tích luỹ có phần phi vật thể rất lớn. Phần
phi vật thể ấy bao gồm tri thức, ý chí, năng lượng, Ngoài ra, cá nhân trụ cột có thể cũng
đã tích Kim được cả phần vật thể như tiền bạc, tài sản, đất đai nữa. Nhưng không nhất
thiết, đôi khi họ bắt đầu từ tay trắng.
Sau khi đã tích Kim cá nhân thì người trụ cột phải tích Kim tiếp tục về nhân sự bằng cách
tìm đồng chí (hiểu theo nghĩa Hán Việt từ đồng chí là những người có cùng ý chí). Số
lượng đồng chí có thể không nhiều. Tiếp nữa họ tìm công nghệ. Khi đã có công nghệ thì
nhóm tích Kim khởi nghiệp cho doanh nghiệp coi như đã hội đủ các thành phần của Kim
cơ bản cho doanh nghiệp. Kim cơ bản càng mạnh thì vòng Ngũ Hành doanh nghiệp càng
có cơ hội phát triển nhanh và bền vững. Vậy đối với doanh nghiệp muốn khởi phát một
vòng Ngũ Hành cần tích Kim cơ bản gồm ít nhất ba thành phần: Cá nhân trụ cột, các
đồng ý chí, các bí quyết công nghệ.
Công nghệ hiểu theo nghĩa rộng là bộ qui trình để tạo lập sản phẩm. Công nghệ có thể là
bí quyết về cơ khí, điện tử, hoá chất, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá vật
chất. Còn đối với các doanh nghiệp dịch vụ thì công nghệ là cách thức tổ chức bán hàng,
qui trình chăm sóc y tế, phương pháp thu thập phân tích thông tin, Cao nhất là công
nghệ tổ chức hệ thống. Đó là bản thiết kế tổng thể ghép nối tất cả các thành phần của
doanh nghiệp lại thành một hệ thống nhất.
18
Công nghệ có thể có được bằng cách tự nghiên cứu, tự trải nghiệm, hoặc cũng có thể thu
được bằng cách mua bán trao đổi. Tuy nhiên, truy xét tận gốc, công nghệ cuối cùng vẫn
là kết quả của quá trình học tập nghiên cứu trước đó.
Trong thời đại ngày nay, tích Kim doanh nghiệp có thể hòan thành nhanh bằng cách đóng
góp cổ phần, để rút ngắn thời gian tích Kim công nghệ.
Sau khi tích Kim thì các công tác như mở công ty, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc,
chế thử sản phẩm, marketing, là các công tác thuộc về Thuỷ. Thuỷ chính là công tác

xây dựng kế hoạch tổng thể (master plan).
Lúc bắt đầu bán hàng, có thêm đại lý, đặt chân vào thị trường thì doanh nghiệp đã khởi
Mộc. Cuối cùng khi sản phẩm bán chạy, tăng công suất, mở rộng qui mô, xây dựng chi
nhánh ở tỉnh khác, vùng khác, nước khác, gọi là Hoả. Ngay trong lúc đang Hoả vượng
mà biết dành dụm lãi để nghiên cứu sản phẩm mới thì gọi là tích Kim trong Hoả. Không
điềm nhiên hưởng lợi nhuận từ Hoả, để rồi suy sụp trong tro tàn của Thổ, thì gọi là kẻ trí
nhân.
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải luôn luôn tích Kim. Tích Kim cơ
bản lúc khởi nghiệp gọi là tích Kim sơ cấp. Tích Kim trong khi doanh nghiệp đã phát
Hoả gọi là tích Kim thứ cấp. Bất cứ khi nào doanh nghiệp dừng tích Kim thứ cấp thì nó
có thể rơi vào thế suy tàn của Thổ, nhất là tronmg thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Tích Kim thứ cấp bao gồm đổi mới công nghệ, tăng cường nguồn nhân lực, giữ gìn đoàn
kết để các yếu tố Hoả không tự thiêu cháy nhau. Các doanh nghiệp thành đạt, bất cứ ở
nước nào, đều phải có cơ quan Nghiên cứu Phát triển R&D. Đó chính là hình thức tích
Kim thứ cấp về công nghệ. Họ luôn luôn nghiên cứu tìm tòi công nghệ mới, đổi mới công
nghệ sẵn có. Trên cơ sở đó họ có sản phẩm ngày càng tốt hơn, giá rẻ hơn, thậm chí họ có
thể sáng tạo ra các sản phẩm mà ngay khi khởi nghiệp, nhóm cá nhân trụ cột của doanh
nghiệp (những sáng lập viên) còn chưa hề nghĩ đến. Sở dĩ như vậy vì họ luôn luôn tích
Kim. Tích Kim liên tục là yêu cầu thiết yếu không thể thiếu được nếu doanh nghiệp
muốn phát triển bền vững.
Trong tích Kim doanh nghiệp, đặc biệt là tích Kim thứ cấp, thì vấn đề tích Kim nguồn
nhân sự và chất gắn kết (đoàn kết) nhân sự là vấn đề sống còn không kém vấn đề đổi mới
và nghiên cứu công nghệ.
1.5.3. Tích Kim của một vùng
1.5.3.1. Phạm vi của vùng
Một vùng là một khu vực có nhiều người cùng sinh sống. Vùng trong Ngũ Hành không
đơn thuần được xác lập bởi địa giới hành chính. Vùng là một khu vực được xác lập bởi
phạm vi ảnh hưởng của các vòng Ngũ Hành. Tích Kim của vùng khó khăn hơn rất nhiều
tích Kim cá nhân và tích Kim doanh nghiệp. Nếu qui hoạch tốt, lại có lãnh đạo giỏi thì
vùng được tích Kim có chủ hướng. Ngược lại, vùng có thể được tích Kim tự phát do tổng

19
hòa của các vòng Ngũ hành cá nhân và các vòng Ngũ Hành doanh nghiệp trong vùng đó.
Tích Kim tự phát của vùng thường có tốc độ chậm và bị ảnh hưởng rất mạnh của các điều
kiện ngoại lai.
Để tích Kim cho một vùng, làm cho nó phát triển bền vững cần trước hết xác định các
vòng Ngũ Hành cơ bản đang tác động lên vùng. Các vòng Ngũ Hành cơ bản của vùng
bao gồm:
- Các vòng Ngũ Hành tự nhiên như sông, hồ, các ngọn núi, gió mưa bốn mùa, điều kiện
khí hậu, đất đai, hầm mỏ Các đối tượng tự nhiên đó cũng có vận động. Chúng vận động
theo Ngũ Hành của vũ trụ. Cần xác định các vòng Ngũ Hành của các đối tượng đó để xác
định phạm vi của vùng. Trong các vòng Ngũ Hành tự nhiên thì đặc biệt quan trọng là
vòng khí và vòng nước. Chúng ta phải xác định được phạm vi của các vòng này để biết
sức mạnh của chúng trong vùng đang xét.
- Các vòng Ngũ Hành xã hội như lịch sử đấu tranh, lịch sử phát triển âm nhạc, văn hoá,
kinh tế, Lịch sử phát triển âm nhạc có vai trò cực kỳ quan trọng. Âm nhạc chính là hồn
của các vòng Ngũ Hành cá nhân cả trong quá khứ, cả ở hiện tại. Âm nhạc cũng chính là
biểu hiện của các ao ước và dự định tương lai xoắn quyện vào trong các vòng Ngũ Hành
xã hội. Nếu chẩn đoán được vòng Ngũ Hành Âm nhạc đang trong cung nào (Kim, hay
Mộc, ) thì chúng ta đã thu thập được một lượng thông tin khá lớn để xác định phạm vi
của vùng. Đôi khi có thể dùng các vòng Ngũ Hành Văn hóavà Ngôn ngữ để chuẩn đoán
trạng thái của vùng. Văn hóacó đặc tính hấp thụ và phát toả. Trong lịch sử bất cứ giai
đoạn nào mà văn hóathiếu những phát toả lớn thì chính giai đoạn đó là Thổ, hoặc đang
trong quá trình chuyển từ Hoả sang Thổ. Một vùng đang lên, roi rói sức mạnh, thì sẽ có
nhiều phát kiến về Khoa học, Nghệ thuật, Tiểu thuyết, vì vùng đó đang trong hành Mộc,
hoặc đang từ Mộc sang Hoả. Một vùng, mà ca khúc, văn chương phải nói tránh, nói nhịu,
nói vòng vo là đang trong quá trình từ Hoả về Thổ . Vì nóng quá phải nói nhịu đi, thay vì
cách dùng các từ trực tiếp, ngắn gọn, hùng hồn và cụ thể để diễn tả. Trong văn phong
chính thức, ngày nay người ta dùng từ “giảm thiểu” để thay “giảm”, dùng từ “bức xúc”
để thay “trầm trọng”, dùng từ “tiêu cực” để thay từ “kém cỏi”, Trong khi đùa vui người
ta hay dùng các từ “yết kiêu” để thay “kiêu căng”, “bắc cạn” để thay “cạn”, “điều trị”

thay cho “trị” Đó là biểu hiện cho văn hóavà ngôn ngữ vùng đang đi từ Hoả về Thổ.
1.5.3.2. Trạng thái của vùng
Vì chúng ta đang xét vấn đề làm thế nào để tích Kim cho một vùng đặng đảm bảo một sự
phát triển bền vững. Nên sau khi đã xác định được phạm vi của vùng, điều quan trọng
nhất là phải xác định được vùng đang trong hành nào: Hoả hay Thổ, Mộc hay Thuỷ,
Trước hết, cần xác định vùng hiện đang có bao nhiêu vòng Ngũ Hành lớn bé. Tổng hòa
của các vòng ấy sẽ cho ta mường tượng về hình thế phát triển của vùng. Phải biết được
hình thế phát triển của vùng đang trong giai đoạn nào. Khi hình thế của vùng đang trong
Thuỷ hoặc Mộc thì việc tích Kim khá dễ, nhưng khi hình thế phát triển của vùng đang
trong Hoả thì việc tích Kim rất khó. Vì trong vùng có nhiều người, lại đang trong Hoả thì
ai cũng bừng bừng, ít người muốn tích Kim tri thức mà phần nhiều chỉ muốn tích Kim vật
thể. Nếu vùng đang trong Thổ việc tích Kim càng khó khăn hơn. Lúc đó tích Kim tri thức
20
cũng khó, mà tích Kim vật thể cũng khó. Tuy vậy, đôi khi có thể tích Kim phi vật thể sẽ
dễ dàng vì trong Thổ bừng lên ý chí.
Vì một vùng có rất nhiều người sinh sống nên trạng thái của các vòng cá nhân không
đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, có thể dùng thống kê để đánh giá trạng thái của vùng.
Tức là, khi một vùng mà có rất nhiều người đang ở cùng một trạng thái thì cơ hồ âm nhạc
và màu sắc của vùng sẽ bị qui định bởi mẫu số chung của các vòng cá nhân đó. Ví dụ,
một vùng mà đa số đang tích Kim tri thức thì đó là một xã hội học tập tích cực, mầu sắc
tươi sáng, âm nhạc dịu dàng, khoan thai. Khi một vùng mà đa số đang ở Thổ thì xã hội trì
trệ, mầu sắc hỗn tạp, đồng bóng, âm nhạc nặng nề, dâm dật. Ví dụ, một vùng có rất nhiều
người đang kiếm tiền bằng mọi cách (kể cả tham nhũng) sau đó mua bất động sản thì
chính là đang chuyển từ Kim sang Thổ. Đây là trạng thái Ngũ Hành ngược, cực kỳ nguy
hiểm cho sự phát triển.
Ở trên đã đề cập đến việc tìm hiểu các vòng Ngũ HànhTự nhiên và Xã hội để xác định
phạm vi vùng. Ngoài ra, cũng đã đề cập đến việc tổng hòa các vòng lớn bé sẵn có trong
vùng để xác định trạng thái của vùng. Tuy vậy, những gợi ý đó vẫn còn rất mơ hồ. Cần
phải có linh cảm lớn, khả năng khái quát lớn, lượng thông tin dồi dào, khả năng tổng hợp
mạnh mẽ mới xác định được trạng thái thực của vùng.

2.1.Vài ví dụ về trạng thái nền kinh tế Việt nam đương đại
2.1.1. Kinh tế mặt tiền
Người Việt nam ta hiện nay đa số đang thực hiện nền kinh tế mặt tiền. Ai cũng muốn nhà
mình có vài mét vuông mặt tiền, để sắm cái cửa hàng buôn bán vặt vãnh. Nếu bạn ở Phố
Trần Nhân Tông, Hà nội, là người đầu tiên bán quần áo may sẵn, thì bây giờ bên cạnh
của hàng của bạn có hàng ngàn cửa hàng khác. Cái phương thức của bạn đã được sao
chép vô tư. Mọi người ào ào bắt chước bạn. Họ không mất công tích luỹ kiến thức và
quyết tâm (Kim) để sinh ra cái cửa hàng đầu tiên, họ chỉ phải tích luỹ tiền bạc để thực
hiện giai đoạn cuối là Hoả. Bạn đã phải marketing, phải thăm dò thị trường, tìm mối
hàng, đắn đo và trăn trở, Bạn đã trải qua Kim và Thuỷ, rồi mới có Mộc (nảy sinh cửa
hàng). Những người khác thấy phương thức làm ăn của bạn đã được thực tế thẩm định,
họ ào ào bắt chước, họ tích Kim rất nhanh, bỏ qua Thuỷ, tiến thẳng tới Mộc. Hiện nay,
bạn và các cửa hàng lân cận đang làm ăn khá ổn, các bạn đang cùng ở trạng thái Hoả khá
bền vững, vì sức nóng cạnh tranh chưa thật khốc liệt, cung - cầu trên thị trường còn tạm
cân bằng. Nếu thế cân bằng ấy bị phá vỡ thì giai đoạn Hoả kết thúc, bạn sẽ đi vào giai
đoạn Thổ khá buồn tẻ. Giả sử con bạn được sinh ra vào thời Hoả vượng, của hàng làm ăn
phát đạt, bạn có thu nhập ổn định cao, thì nó sẽ tích một thứ Kim khác. Có thể là học tập
để vươn xa khỏi cái nghề kinh doanh nhỏ lẻ, hoặc dùng vốn để mở siêu thị chứ không
thuần là bán mỗi một mặt hàng quần áo may sẵn, cũng có thể lại ăn chơi để tàn phá cái
Hoả vượng của cửa hàng. Ngược lại, giả sử con bạn lại sinh ra vào thời Thổ, khi cửa
hàng quần áo may sẵn suy thoái, thì chính nó sẽ tích Kim để thoát hiểm cho dòng tộc.
Cho nên, nếu nhìn nhận theo 3 điểm khác biệt ở trên chúng ta thấy từ một vòng Ngũ
Hành là cửa hàng quần áo may sẵn trên phố Trần Nhân Tông thì có thể có vô vàn vòng
khác nảy sinh từ vòng này.
21
Nhưng các vòng Ngũ Hành tương tự như ở phố Trần Nhân Tông đều có một đặc điểm là
buôn bán nhỏ mặt tiền. Mỗi cửa hàng là một đốm lửa, mà nhiều đốm lửa cạnh nhau lại
chưa đủ lực liên kết để tạo thành một vòng mới mạnh mẽ hơn. Kinh tế mặt tiền có trên
mọi ngành hàng ở nước Việt nam ta. Ngay cả danh từ “Đại gia” mà chúng ta hay dùng
hiện nay nhiều khi cũng chỉ là mặt tiền ở mức cao mà thôi. Chẳng hạn phong trào ào ào

mở Khu Công nghiệp, mở Đại học, xây cảng biển, làm du lịch, thành lập ngân hàng cổ
phần chính là biến thái của kinh tế mặt tiền ở qui mô lớn.
Các nhà lập pháp dùng Ngũ Hành có thể gom nhiều đốm lửa nhỏ mặt tiền thành một tích
luỹ lớn, tạo điều kiện cho sự ra đời của một hành Kim mạnh mẽ. (Đây là một nội dung
nghiên cứu có thể đào sâu sau này).
2.1.2 Vỡ hụi
Cách đây khoảng hai mươi năm bắt đầu phong trào hụi. Theo định nghĩa nôm na hụi gồm
hai đối tượng: chủ hụi và người chơi hụi. Người chơi thì muốn cho vay để thu lãi nhanh
và nhiều. Còn chủ hụi lại không phải là một nhà thu gom tài chính để tạo ra lãi bằng các
hoạt động sản xuất kinh doanh thực. Nhưng người chơi hụi thường không nhìn rõ bản
chất quá trình, thấy mối lợi của vài lần thanh toán đầu là lao vào cuộc chơi như con thiêu
thân. Đó là một trạng thái bốc Hoả rất bừng bừng. Trong phép chơi hụi, Hoả rất mạnh
nên cũng chóng tàn, người chơi hụi về Thổ thật điêu tàn đôi khi chỉ vài tháng là đã bị về
Thổ. Nhiều người phải chịu trốn lủi, phải trả giá bằng một vài thế hệ, thậm chí Thổ của
họ lan sang cả đời con và đời cháu. Bởi vì họ đã vào Hoả không phải bằng quá trình tích
luỹ hành Kim thực sự. Sự tích luỹ hành Kim bằng năng lượng tự thân, kinh nghiệm, kiến
thức, Họ tích Kim và lao sang Hoả, họ thực sự đã chơi các vòng ngược. Do đó khi Hoả
đã đốt cháy chút năng lượng tích luỹ của Kim thì hui về Thổ rất nhanh.
Xét các vòng Ngũ Hành cá nhân trong hụi, ta thấy hành Hoả là một giai đoạn cực ngắn,
và đương nhiên các hành khác cũng ngắn. Từ đây suy ra một hệ quả: Tuy thời lượng của
các hành trong một vòng Ngũ Hành dài ngắn khác nhau, nhưng độ dài tương đối không
khác nhau quá nhiều.
Một đặc điểm quan trọng khác của hụi là bắt chước. Không có ví dụ nào về sự bắt chước
mà sinh động như sự bắt chước trong hụi. Người ta lao vào chơi hụi vì thấy người khác
chơi hụi giàu lên nhanh quá. Chỉ sau vài phân tích nhỏ, lại được thông tin rằng bà A, ông
B lãi nhanh là vay mượn để chơi, bán nhà để chơi. Họ bỏ qua quá trình tích Kim, đốt
cháy giai đoạn Thuỷ, bỏ qua Mộc và tiến thẳng vào Hoả. Thực chất quá trình này chỉ
khởi phát từ một sự tích Kim “dởm”, vay mượn hoặc cầm cố. Vì Kim “dởm” nên khi vào
Hoả cháy như lửa rơm, không bền vững, dễ bị thổi tạt chỉ bởi một luồng gió nhẹ. Các nhà
Ngũ Hành gọi sự vào Hoả theo kiểu bắt chước (như trong chơi hụi) là các vòng Ngũ

Hành ngược: Từ Kim (non yếu) ngược ngay sang Hoả (mong manh). Bản chất của các
vòng ngược là không bền vững, dễ bị đè bẹp bởi các vòng Ngũ Hành khác, đặc biệt các
vòng lớn. Hình 7 mô tả các vòng ngược của hụi.
22
Hình 7. Vòng Ngũ Hành ngược, từ Kim “dởm” chảy ngược về Hoả.
Thực trạng của nền kinh tế Việt nam hiện nay có cực kỳ nhiều vòng Ngũ Hành ngược. Ví
dụ, phòng trào xây dựng xi măng lò đứng, đường mía, dứa, phong trào ào ào nuôi chó
cảnh, nuôi vẹt, mở trang trại sinh thái,….
Dòng vốn FDI to lớn đang chảy vào Việt nam, xét dưới quan điểm nhà đầu tư là dòng
thuận, nhưng xét dưới quan điểm chủ nhà là dòng ngược vì hành Kim không phải do
chúng ta tích luỹ mà có. Kim ngoại lai được xác lập trên một phạm vi Thổ nhỏ bé để
đứng chân sau đó phát Hỏa ngay. Hỏa này không thể dùng để tích Kim cho các vòng phát
triển sau. Đây là một đề tài cực kỳ quan trọng cần tập trung nghiên cứu xét dưới góc độ
quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế, mà chúng tôi sẽ đề cập tới ở mục sau.
2.2. Xe ôm và nền kinh tế vĩ mô
Có lẽ hiếm nơi nào trên thế giới có một hình thức kinh doanh vận tải đặc biệt như ở Việt
nam: xe ôm. Bạn có thể thuê xe ôm đi làm, đi viện, đưa đón con đến trường,
Hãy xét xe ôm theo Ngũ Hành. Một người muốn trở thành tài xế xe ôm cần có hành Kim
để khởi nghiệp. Anh ta phải biết lái xe hai bánh, phải có bằng (?), phải tương đối thuộc
đường trong thành phố, phải có một cái xe, Tích luỹ tất cả các yếu tố đó gọi là tích Kim
của vòng Ngũ Hành xe ôm. Sau khi tích Kim anh ta phải tìm được một chỗ đứng chờ xe,
ít cạnh tranh (có vài người bạn xe ôm), một góc phố (dễ đón khách), có biển hiệu (thường
là một tấm bìa các tông nguệch ngoạc hai chữ xe ôm) càng hay, ít bị săn đuổi, hàng ngày
dậy sớm ra đứng chờ khách. Các hành động đó chính là mang cái Kim mà anh ta đã tích
luỹ len lỏi vào thị trường, hành Thuỷ. Khi gặp khách là Mộc. Đi một cuốc xe, lúc khách
móc ví trả tiền là Hoả. Quay về vị trí cũ tiếp tục chờ khách là Thổ. Mỗi ngày anh ta có
thể làm được vài vòng Ngũ hành. Nếu các vòng Ngũ Hànhđủ tích luỹ thì cuộc sống anh
dần cải thiện. Giả sử anh ta lại có tài tổ chức, liên kết được nhiều bạn xe ôm lập thành
công ty, thì cơ hồ cái công ty ấy có thể trở thành một hãng vận tải. Vòng Ngũ Hành của
anh ta là “dương hành phát”, nếu thu nhập hàng ngày đủ chi trả các yêu cầu tối thiểu của

cuộc sống gia đình và có đôi chút tích luỹ. Vòng ấy sẽ là “âm hành phát” nếu anh ta
23
không kiếm đủ khách. Anh ta có thể dùng ý chí tác động lên mọi giai đoạn từ Kim, Thuỷ,
Mộc đến Hoả, Thổ của vòng này để biến nó thành “dương hành phát”. Giả sử trong thành
phố có rất nhiều vòng “dương hành phát” của nghề xe ôm, thế thì, các vòng Ngũ Hành xe
ôm ấy sẽ đóng góp phần dương vào tăng trưởng GDP của quốc gia.
Trong một vùng, một quốc gia có hàng triệu triệu vòng Ngũ Hành như vậy. Cái bóng
hình tổng thể của các vòng Ngũ Hành ấy chính là sự lưu thông của đồng tiền. Hàng triệu
triệu vòng Ngũ Hành ấy thông qua đồng tiền đã đóng góp vào bức tranh tổng thể của nền
kinh tế vĩ mô.
Mỗi công ty ra đời, mỗi dự án được thực hiện là một vòng Ngũ Hành mới được xác lập,
thêm vào cái hoạt động vô cùng vô tận của đời sống. Thước đo của sự vận động ấy chính
là sự lưu thông của đồng tiền. Lượng tiền phát hành ra từ ngân hàng Nhà nước phải tương
ứng với quá trình tích Kim của hàng triệu vòng Ngũ Hành kia. Có hai hình thức tích Kim.
Tích kim sơ cấp là chuẩn bị điều kiện đủ để nảy sinh một vòng Ngũ Hành mới. Tích Kim
thứ cấp là tích Kim của chính các vòng đang tồn tại cho một chu trình tiếp sau nữa. Nếu
lượng tiền in ra vượt mức độ tích Kim thì có lạm phát. Lạm phát càng lớn nếu quá trình
tích Kim càng yếu ớt.
Đặc điểm của nền kinh tế hiện nay là hội nhập. Do đó, ngoài dòng chảy của nội tệ, còn có
dòng chảy của ngoại tệ. Vì vậy, người cầm cân nảy mực cho sự vận hành của đồng tiền
quốc gia cần biết rõ sức mạnh của cả hai dòng chảy nội tệ và ngoại tệ. Hiện nay ở nước
ta, dòng ngoại tệ khá mạnh. Các đầu vào của dòng ngoại tệ có thể do dòng vốn chính
thức FDI, dòng vốn vay của chính phủ, dòng viện trợ, dòng kiều hối, dòng do khách du
lịch lẻ đưa vào
Ngày nay dân ta quá quen với đô la. Mua máy tính, máy điện thoại, các đồ gia dụng cao
cấp, mua ô tô xe máy, mua nhà, người ta có thể tính toán, cân nhắc giá trị món hàng
qua đô la. Đôi khi, người ta còn thanh toán trực tiếp bằng đô la. Thậm chí, một du khách
có thể trả tiền phòng trọ, tiền ăn một bát phở bằng đô la nữa. Điều đó cho thấy dòng chảy
ngoại tệ trên thị trường khá mạnh. Dòng chảy ngoại tệ một phần đi qua các ngân hàng,
một phần không đi qua ngân hàng. Thực tế khó đánh giá hai phân lượng đó. Vậy dùng

Ngũ Hành có thể phân tích được luồng ngoại tệ ngoài ngân hàng hay chăng. Trên qui mô
thế giới, các ngoại tệ mạnh có sức tích Kim và khởi Thủy mạnh mẽ. Vùng ảnh hưởng của
các ngoại tệ mạnh chính là bóng dáng các vòng Ngũ Hành của các quốc gia mẹ đẻ của
chúng. Việc nghiên cứu phạm vi vùng của các ngoại tệ mạnh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn
toàn cầu về đường lối phát triển kinh tế của các nước đang phát triển.
Ngày hôm nay, khi chúng tôi đang soạn tài liệu này, thì thông tin trên mạng cho thấy rằng
đô la đang ế. Tiền mặt đô la của các ngân hàng bán ra không có khách mua. Đây chính là
trạng thái Thổ của dòng chảy đô la bên trong các ngân hàng. Bởi vì Thổ chính là trạng
thái ngưng trệ, vận động không mạnh, không có sự giao lưu của dòng đô la bên ngoài với
dòng đô la bên trong ngân hàng. Có thể đoán rằng dòng bên ngoài đã tích luỹ đến trạng
thái gần bão hòa. Như vậy dòng bên ngoài đang tích Kim. Nếu dòng nội tệ yếu thì sẽ xảy
ra Ngũ Hành ngược, dòng đô la cả trong và ngoài ngân hàng sẽ gây áp lực làm dòng nội
tệ lao nhanh sang Hoả, sẽ lạm phát lớn.
24
Ngân hàng Nhà nước muốn tránh trạng thái này phải kiểm soát được dòng đô la ngoài
ngân hàng. Muốn kiểm soát được nó phải cho nó chảy qua ngân hàng. Phải có một nghị
định hoặc luật, cấm giao dịch trực tiếp bằng đô la dưới mọi hình thức. Mọi hợp đồng
hoặc giao dịch dân sự phải thông qua nội tệ. Nhà nước không cấm tích trữ đô la, nhưng
khi thực hiện các giao dịch mua bán phải thông qua nội tệ. Cho phép tư nhân mở các
điểm đổi tiền tự do.
Người chủ cửa hàng đổi tiền phải có đăng ký, mỗi khi đổi tiền chỉ cần ghi lại số CMND
hoặc hộ chiếu, số lượng đổi không hạn chế. Chỉ cần một máy điện tử nối mạng là có thể
kiểm soát tại từng thời điểm có bao nhiều đô la đang được đổi, thậm chí đến đồng lẻ. Một
người bạn tôi nói, khi anh ta mua một bức hình tháp đôi ở Kuala lamper (Thủ đô
Malaixia) giá 10 $, anh ta định trả trực tiếp bằng đô la. Người bán hàng chỉ anh sang bên
cửa hàng đổi tiền gần đó đổi ra Ringit, bảo đổi tiền đi rồi thanh toán cho anh ta. Điều này
khác với Việt nam. Chúng ta có thể học tập cách làm của nước bạn. Như vậy vừa thu
được thuế đổi tiền vừa kiểm soát được dòng chảy ngoại tệ. Dòng chảy ngoại tệ bên ngoài
ngân hàng chỉ còn ở mức rất nhỏ không đủ sức tích Kim cho các vòng Ngũ Hành ngoài ý
muốn, không đủ gây áp lực cho dòng nội tệ.

2.3. Ngũ Hành trong ngành xây dựng
Ngành hiểu theo Ngũ Hành chính là tổ hợp các vòng Ngũ Hành doanh nghiệp đồng đẳng.
Ví dụ, ngành xây dựng chứa vô vàn các vòng Ngũ Hành về xây nhà ở, xây trường học,
xây công sở, mở mang thành phố, Các vòng doanh nghiệp đó cùng dựa trên một công
nghệ tổng quát là kết cấu các khối vật chất đa chủng loại thành một vật thể mới hoặc
quần thể mới. Ngành xây dựng nói theo nghĩa tổng quát là sắp đặt các vòng Ngũ Hành
cạnh nhau. Sau khi một công trình được xây dựng xong thì coi như ổn định lâu dài, tức
đối tượng xây dựng sẽ về Thổ. Nó sẽ là nền móng cho các quá trình tích Kim khác. Vì
vậy đối với một đất nước đang trong thời kỳ phát triển như Việt nam thì công tác xây
dựng cực kỳ quan trọng.
Trước đổi mới, muốn xây một cái nhà cũng phải có giấy phép mua xi măng, sắt thép. Bây
giờ, cứ có tiền là mua thoải mái, mua đủ loại vật liệu, thậm chí cả các tấm trang trí tường
khổ cực lớn bằng đá cẩm thạch đen tuyền pha tuyết thửa tận Giang Châu - Trung quốc.
Chỉ hơn 20 năm, trạng thái của ngành xây dựng đã phát triển đến mức Hoả. Nhân dân đua
nhau xây nhà ở, cơ quan đua nhau xây công sở. Xây nhà dưới mọi hình thức, thậm chí
mỏng dính. Kiến trúc cực kỳ lộn xộn, mái vòm, đỉnh nhọn, tháp chuông có cả.
Vậy trạng thái dòng chảy Ngũ Hành xây dựng đang trong Hoả. Nhưng là Hoả không bền,
hoả không đượm, đang suy về Thổ. Vì các cá nhân làm việc trong ngành xây dựng đều
muốn giàu nhanh nên họ thúc đẩy các vòng Ngũ Hành vận động quá nhanh. Ngay khi có
dự án là họ tích Kim (tiền, nhân lực, máy móc, ) rồi thi công luôn, tức là khởi chuyển
sang Mộc ngay. Do đó, bộ mặt các thành phố rất lộn xộn. Bức tranh kiến trúc rất xấu. Họ
không để ý nhiều lắm đến Thuỷ (cấp nước kém, cống rãnh nhỏ hẹp, không bền vững, ).
Việc nôn nóng sang Mộc đi tắt qua Thuỷ làm cho thành phố không thể phát triển bền
vững. Hậu quả là hiện nay, môi trường sống trong đô thị bị xuống cấp, phố phường chật
hẹp, dân cư đông đúc, cung cấp nước kém, không khí nồng nặc,
25

×