1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện
Tên đề tài : Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục tiểu học.
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 5
tháng 9 năm 2020
3- Mô tả bản chất của sáng kiến: Áp dụng một số việc làm cụ thể trong
công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác chủ nhiệm lớp 1.
3. 1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Ưu điểm:
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. Được sự
quan tâm tổ chức đoàn, đội tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động
ngoại khóa, ...
Được sự quan tâm, phối hợp của ban đại diện cha mẹ học sinh và đa số
phụ huynh học sinh trong lớp.
Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và từ hoạt động trải nghiệm của
bản thân trong hoạt động giáo dục những năm qua.
Học sinh còn nhỏ, rất trong sáng và tâm lí dễ thuyết phục. Các em đang
trong q trình định hướng hồn thiện nhân cách, cịn dựa dẫm, mong muốn
được sự hỗ trợ, chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm. Các em ln lắng nghe những
gì từ người lớn, cịn môi trường học sinh thực hành cũng là do người lớn quyết
định.
Thuận lợi hơn nữa là công tác bán trú trong trường tôi, thời gian tôi và học
sinh được tiếp xúc với nhau nhiều. Mối quan hệ này trở nên gần gũi và khắng
khít hơn từ đó. Khơng thiếu các hoạt động để tôi và các em tương tác với nhau;
học sinh được trải nghiệm cùng nhau.
* Nhược điểm:
Trong năm học 2020 -2021, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1/1.
Lớp tôi năm nay khá đặc biệt so với những năm trước đây. Tổng số học sinh là
35 em, trong đó có 16 em nữ. Năm hoc đầu tiên thực hiện chương trình mới nên
đa số phụ huynh chưa hiểu rõ hết về sự thay đổi của chương trình này. Bản thân
tôi năm đầu tiên thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đơi
lúc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy cần tìm hiểu thêm các phương pháp
và kĩ thuật dạy học mới, cũng như nghiên cứu kỹ chương trình này.
2
Các em học sinh lớp 1 mới chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động
học. Việc hướng dẫn các em ngồi học ngăn ngắn trên ghế thật khó khăn.Về nề
nếp, trong năm học này số em ham học rất hạn chế, các em rất ít tập trung, hay
nói chuyện riêng và chưa chịu khó làm bài, học bài. Hơn thế nữa do sự phát
triển của thời đại nên các em ở nhà thường xuyên xem ti vi hoặc điện thoại dẫn
đến các em chậm nói hay các kỹ năng giao tiếp hạn chế. Một nhóm học sinh
nam thường xuyên có biểu hiện ham chơi, lơ là việc học, mất trật tự trong giờ
học. Có vài em lại hay gây gổ, xô xát với bạn. Một vài em nữ lại quá nhút nhát,
chưa hòa đồng.
Đa số phụ huynh bận bịu với cơng việc đồng án nên ít quan tâm tới con
em mình và giao phó cho nhà trường, thầy cơ giáo đó là một trong những khó
khăn đối với bản thân tôi trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Với trách
nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm lớp ở đây vơ cùng quan trọng trong q trình
giáo dục học sinh. Vì vậy năm học 2020 -2021 này tơi quyết tâm làm tốt cơng
tác chủ nhiệm lớp của mình với đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu
quả công tác chủ nhiệm lớp 1”
3.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
Đối với bản thân tôi, công tác chủ nhiệm lớp nên hướng tới hình thành
những kỹ năng cần thiết cho học sinh. Bất kể là hoàn cảnh sống hay cách giáo
dục đều tác động sâu sắc đến lứa tuổi học sinh. Bước từ trường mẫu giáo sang
tiểu học, mơi trường giáo dục hồn tồn thay đổi. Chuyển từ hoạt động vui chơi,
sinh hoạt là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Việc xây dựng và ổn
định nề nếp ở lớp 1 là vấn đề mà nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp 1 lo ngại nhất.
Để đưa các em vào ngồi yên tại một vị trí, thực hiện theo nhiệm vụ được giao
cần thời gian. Tôi giúp các em hình thành những thói quen tốt và giúp các em
biết được mình cần có những kỹ năng căn bản. Từng bước, tôi tổ chức, hướng
dẫn, động viên, khuyến khích các em trưởng thành hơn thơng qua những gì mà
các em học hỏi được từ bạn, từ những người xung quanh, từ những chỉ dẫn của
thầy cô giáo và nhu cầu của chính bản thân các em.
Tuy đã được tham gia công tác chủ nhiệm lớp 1 trong nhiều năm qua
nhưng tôi vẫn không tránh khỏi những lo lắng. Mỗi năm công tác chủ nhiệm
phải luôn đổi mới để phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Các phương
pháp giáo dục cần phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Tôi nghĩ ngay
đến việc cần phải tích cực xây dựng nề nếp, thói quen học tập, sinh hoạt, nâng
cao khả năng tự quản của học sinh trong lớp. Vì thế, tơi ln cố gắng bằng nhiệt
huyết của tuổi trẻ, bằng những kinh nghiệm vốn có và bản thân khơng ngừng
học hỏi tìm tịi, vận dụng và đổi mới những biện pháp trong công tác chủ nhiệm
lớp. Vì vậy tơi đưa ra các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của
công tác chủ nhiệm lớp
Biện pháp 2: Làm tốt nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
3
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo niềm tin, hứng
thú trong lớp học
Biện pháp 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo đúng tinh thần của thơng
tư 27
Biện pháp 5: Xây dựng, duy trì các mối liên hệ với các lực lượng giáo
dục
Biện pháp 6: Thường xuyên lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống trong
bài học
3.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
* Điều kiện:
a. Về phía nhà trường: Nhà trường phối kết hợp các tổ chức , đoàn thể
“để xây dựng nề nếp lớp học” “ Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích
cực”. “Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.” Phối hợp với gia đình học sinh, Hội
cha mẹ học sinh: Liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể
được tư vấn thêm về các biện pháp để xây dựng nề nếp lớp học, hướng dẫn học
sinh cách tự học ở nhà.
b. Về phía địa phương: Chính quyền địa phương kiên quyết giữ vững an
ninh trật tự trên địa bàn, Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động
tập thể, vui chơi lành mạnh. Tạo cho trẻ một mơi trường lành mạnh, thân thiện
và an tồn.
c. Về phía giáo viên: Thường xuyên quan tâm, hướng dẫn nắm vững
thông tin của từng học sinh. Hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời.
d. Về phía phụ huynh: Ln phối hợp với nhà trường, giáo viên trong
việc giáo dục học sinh.
* Phương tiện: Máy vi tính, máy ảnh, máy in, các đồ dùng dạy học tự
làm, cây xanh.
3.4 Các bước thực hiện giải pháp:
Bước 1: Quan sát, tìm hiểu về đối tượng áp dụng giải pháp.
Bước 2: Tìm hiểu về các giải pháp đã có.
Bước 3: Tiếp tục thực hiện trên những nền tảng đã có và vận dụng những
giải pháp mới phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp học đang trực tiếp
thực hiện công tác chủ nhiệm.
Bước 4: Tạo môi trường giao tiếp và thực hành kĩ năng cho học sinh. Phối
hợp với gia đình học sinh thường xuyên rèn luyện và hoàn thiện các nề nếp, thói
quen tốt. Phối hợp với nhà trường, Đội, Sao.
Bước 5: Đánh giá chất lượng, hoàn thiện các giải pháp.
4
Dưới đây, tơi có một số biện pháp đã vận dụng và một vài kinh nghiệm
của bản thân để giúp nâng cao hiệu quả cơng tác chủ nhiệm lớp hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng
của cơng tác chủ nhiệm lớp
Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là người quyết định mọi sự phát triển và
tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học
sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người định hướng chính cho học sinh đến những
quy định, nề nếp và thói quen sinh hoạt, học tập. Là cầu nối của học sinh đến với
các hoạt động giáo dục và đến với giáo viên bộ môn, nhà trường, Đội, Sao,...
giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ.
Là một giáo viên tơi nhận thức được vai trị của mình đối với lớp học.
Ngay từ khi tiếp xúc với lớp tôi mong muốn rằng sẽ nhanh chóng đưa các em
vào nề nếp học tập và sinh hoạt nhằm thực hiện tốt các hoạt động tiếp theo. Tôi
bắt đầu lập một kế hoạch cụ thể theo tuần, tháng, năm rõ ràng để tổ chức thực
hiện và quản lí tốt lớp học. Xác định một số việc cơ bản cần thực hiện trong
công tác chủ nhiệm:
Trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; tiếp cận với các nội dung
được triển khai trong năm học và những đổi mới trong đánh giá, phương pháp
dạy học của chun mơn.
Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp học
Xây dựng, các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, phương
pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm của học sinh, tâm lí lứa tuổi thúc đẩy sự
tiến bộ của cả lớp và từng cá nhân học sinh. Thực hiện kế hoạch chủ nhiệm dựa
trên kế hoạch chung của nhà trường
Phối hợp và giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Cùng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phối hợp thực hiện các hoạt động giáo
dục học sinh.
Kết nối học sinh với hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức ngày Tết
trung thu cho các em được xem múa lân tại trường, các em cùng cô làm các
chiếc lồng đèn để tặng cho các bạn khó khăn của lớp. Các phong trào như phong
trào giữ vở rèn chữ do nhà trường tổ chức, phong trào nuôi heo đất nhằm tặng
chiếc áo mùa xuân cho các bạn nghèo thể hiện được tin thần tương thân tương ái
với bạn đúng như câu nói: “ Lá lành đùm lá rách” và hội thi của Đội, Sao như
hội thi hát Quốc ca mặc dù là học sinh lớp 1 nhưng tôi đã tập luyện cho các em
hát đúng giai điệu và lời ca bài Quốc ca để tham gia hội thi hát Quốc ca do cô
Tổng phu trách đội triển khai và tổ chức cho toàn Liên đội tham gia thi.
Đánh giá học sinh tiểu học theo quy định thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Áp dụng năm học 2020 2021 đối với lớp 1.
5
Tìm hiểu thơng tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Tiểu học. Có hiệu
lực thi hành ngày 20 tháng 10 năm 2020. Nắm các nhiệm vụ của giáo viên trong
điều 27 và nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Biết được cụ thể việc làm của giáo
viên chủ nhiệm để từ đó áp dụng vào thực tế trong cơng tác chủ nhiệm lớp của
mình.
Biện pháp 2: Làm tốt nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
Bên cạnh hoạt động dạy học, tôi từng bước thực hiện các hoạt động sau:
* Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp
Học sinh lớp 1 là học sinh đầu cấp, là lớp đầu tiên thực hiện hoạt động
học tập là hoạt động chủ đạo. Đây là lần đầu tiên các em làm quen với môi
trường học tập thực sự nên đa số đều bỡ ngỡ. Khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm
không được giáo viên lớp của năm học trước trao đổi thơng tin về tình hình lớp
học và những học sinh cần đặc biệt lưu ý như những lớp khác. Chỉ nắm các
thông tin do nhà trường cung cấp như giấy khai sinh, hộ khẩu thông qua công
tác tuyển sinh của trường.
Vì vậy, điều đầu tiên tơi làm khi nhận lớp là nghiên cứu, nắm vững tình
hình học sinh của lớp bao gồm các việc làm cụ thể như sau:
Ngay từ đầu năm học, tôi nắm bắt những thông tin cần thiết của học sinh
trong lớp thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, tơi trao đổi với phụ huynh
tình hình của trường, nội quy nhà trường cũng như các quy định về nề nếp lớp
học. Tôi ghi lên bảng những dụng cụ cần thiết cho các em khi đi học, đưa thời
khóa biểu và yêu cầu phụ huynh soạn đầy đủ dụng cụ học tập cho các em theo
thời khóa biểu. Thơng qua buổi họp phụ huynh này, tơi tìm hiểu hồn cảnh của
từng em qua việc trao đổi qua lại giữa giáo viên và phụ huynh.
Thời gian ngoài giờ dạy học, tơi cũng thường nói chuyện với học sinh để
hiểu thêm được về gia đình, nhu cầu, niềm vui và những khó khăn của học sinh
khi đến trường.
Bên cạnh đó, tơi lấy thơng tin của học sinh qua hoạt động thăm hỏi gia
đình học sinh, nhất là học sinh có hồn cảnh khó khăn. Kết hợp với Ban đại diện
cha mẹ học sinh để tìm hiểu thêm thơng tin của học sinh tại địa phương. Tiếp tục
theo dõi, kiểm tra, nhận xét và ghi chép những điểm cần lưu ý của học sinh
trong quá trình học tập rèn luyện để điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học phù hợp. Khi cần thiết có thể thơng báo với cha mẹ học sinh để có biện
pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời.
Kết quả nghiên cứu trên là những căn cứ để tôi xây dựng kế hoạch công
tác chủ nhiệm.
* Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm
Dựa theo đặc điểm tình hình lớp và kế hoạch năm học của nhà trường tôi
xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kì, từng tháng và từng tuần một cách
cụ thể nhất. Tôi đưa ra mục tiêu, nội dung cần thực hiện và các biện pháp dựa
6
trên tình hình thực tế của lớp. Các hình thức tổ chức giáo dục cũng được lựa
chọn một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của lớp, của từng đối tượng học
sinh. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực hướng đến giúp học sinh phát
huy nhiều nhất khả năng của bản thân.
Tơi lập bảng phân từng nhóm đối tượng theo từng giai đoạn để tiện quan
tâm, theo dõi và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Và bảng này có thể thay đổi theo
tình hình thực tế của lớp trong năm học:
Tơi có sổ ghi chép cụ thể các nhóm đối tượng như sau:
Nhóm học sinh có biểu hiện tích cực.
Nhóm học sinh có biểu hiện tiến bộ rõ rệt.
Nhóm học sinh cần sự hỗ trợ trong rèn luyện.
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, qua hoạt động thảo luận,
tôi tham khảo ý kiến của cha mẹ học sinh để bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh
lớp. Giữ mối liên hệ chặt chẽ để tạo môi trường học tập, sinh hoạt hiệu quả cho
học sinh trong lớp. Thông tin kịp thời, thống nhất với phụ huynh học sinh ngay
từ đầu năm những nội dung cần phối hợp.
Tơi lập bảng thơng tin về hồn cảnh gia đình học sinh, số điện thoại và
phương tiện liên lạc với phụ huynh học sinh khi cần thiết. Một bản thông tin tôi
gửi đến ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong những trường hợp cần thiết tôi
cùng anh chị trong ban đại diện trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và tìm ra các
biện pháp giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường. Như năm học
này, lớp tơi có bạn Trần Hồng Phát bố mẹ đã ly hôn nên em ở với mẹ gia đình
rất khó khăn nên tiền ăn bán trú thường xuyên nộp trễ hoặc hết tháng mà chưa
nộp. Qua tìm hiểu tơi biết được hồn cảnh của em như thế nên bản thân đã vận
động Hội phụ huynh của lớp cùng nhau hỗ trợ tiền ăn bán trú tháng 9 cho em.
Bám sát kế hoạch hằng tháng của nhà trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp,
Đội, Sao để tạo điều kiện cho các em tham gia và lập thành tích trong từng hoạt
động được triển khai.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh gặp
khó khăn trong học tập hoàn thành nhiệm vụ học tập phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh. Hình thức hoạt động giáo dục học sinh được tổ chức
linh hoạt theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, trong đó học sinh được tổ chức
làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp với sự hướng
dẫn, hỗ trợ của giáo viên, đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình
thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Thực hiện các hoạt động học
tập, rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc.
Thực hiện tổng kết công tác chủ nhiệm trong học kì và lập phương hướng
cho học kì tiếp theo. Phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả tham
gia các hoạt động.
Hiện tại, trong lớp tơi, các bạn học sinh đã có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các
em trong lớp đều có biểu hiện tiến bộ, thể hiện sự tích cực trong mọi hoạt động.
7
* Xây dựng ban cán sự lớp
Những ngày đầu tôi ưu tiên các em tự ứng cử vào ban cán sự lớp. Sau
khoảng một đến hai tuần, tổ chức bầu chọn ban cán sự lớp gồm lớp trưởng và
hai lớp phó. Ưu tiên những học sinh có mong muốn được làm và có khả năng.
Phân lớp thành các tổ học sinh, phân công trách nhiệm cho ban cán sự lớp và
các tổ trưởng, tổ phó để quản lí học sinh và bắt đầu tổ chức hoạt động chung.
Các tổ đều được chia đều các nhóm đối tượng. Tơi hướng dẫn và giao nhiệm vụ
rõ ràng cho các em. Thời gian đầu, tôi theo sát và định hướng cho các em cách
thực hiện hoạt động một cách chủ động, linh hoạt và cách xử lí các tình huống
trong q trình quản lí lớp, tổ.
Trong năm học này, lớp tơi có ban cán sự lớp rất tốt. Đối với nhìn nhận
của tơi thì ở độ tuổi này các em rất gương mẫu. Mọi việc mà giáo viên giao các
em đều hoàn thành tốt. Khi giao việc, tôi vẫn thầm quan sát theo và hỗ trợ các
em kịp thời, không tạo áp lực với các em vì em cũng chỉ là một đứa trẻ muốn tự
do vui chơi như các bạn và em cũng là người không tránh khỏi mắc lỗi sai. Lớp
trưởng lớp tôi năm này là em Dũ Nguyễn Huỳnh Trâm. Khả năng giao tiếp của
em rất tốt. Nhiều lúc tôi cịn thấy lời nói của em với các bạn rất phù hợp và
thuyết phục. Trong một thời gian ngắn em đã tạo được niềm tin trong cả lớp. Tất
cả các bạn trong lớp đều thực hiện theo sự điều hành của Trâm. Lớp phó học tập
là em Nguyễn Thanh Khơi. Khả năng tiếp thu bài của em rất tốt. Lời nói của em
rõ ràng, rành mạch. Sau giờ sinh hoạt đầu buổi, vào lớp em lập tức cho các bạn
mở sách và ơn bài. Bạn nào gặp khó khăn em xung phong giúp đỡ. Lớp phó văn
thể mĩ là em Phạm Ni Ni, em luôn thể hiện sự vui tươi, năng nổ của mình. Bốn
tổ trưởng đều rất gương mẫu, chăm ngoan, ln cố gắng hồn thành bài thật tốt
để mình là người đứng đầu tổ.
Ban cán sự đầu năm trong lớp tôi là đầu tàu cho những bạn khác đi theo.
Tuy nhiên, qua những mốc thời gian trong năm học tơi vẫn ln động viên,
khuyến khích những em cịn lại phấn đấu để làm cơng tác quản lí lớp. Tôi luôn
tạo điều kiện để tất cả học sinh trong lớp phát huy được khả năng của mình.
* Xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt và khả năng tự quản của học
sinh.
Xây dựng và duy trì nề nếp, thói quen học tập, sinh hoạt.
Nề nếp phải được xây dựng từ đầu. Cần hình thành và thống nhất một số
quy định chung kết hợp tuyên dương, khen thưởng.
Ngày đầu tựu trường tôi xây dựng các nội dung cần triển khai cho học
sinh một cách rõ ràng, dễ hiểu. Tôi giới thiệu với các em về trường, về các thầy
cô, về những thành tích nổi trội mà anh chị đi trước đã thực hiện được. Tơi
hướng dẫn các em tìm hiểu nội quy trường học,của lớp, học thuộc 5 điều Bác Hồ
dạy. Giới thiệu về các hoạt động thường được thực hiện trong nhà trường.
Hướng dẫn các em những nơi các em đến khi cần như phòng y tế, nhà ăn, nhà vệ
sinh…. Và một số hoạt động diễn ra thường xuyên trong hoạt động học tập như:
8
vị trí ngồi, tư thế ngồi, cách cầm sách, bút, bảng, những kĩ năng cần thiết khi cần
nêu ý kiến, cần sự giúp đỡ,… Một số nề nếp xếp hàng ra về như bạn nào ở tổ
nào phải xếp theo tổ đó bạn đứng sau phải nhìn bạn đứng trước làm chuẩn để
xếp cho thẳng hàng, chào hỏi cũng được luyện tập cẩn thận trong thời gian đầu
ví dụ như: Khi thấy người lớn phải chào hoặc có thầy cơ hay người lớn tuổi vào
lớp thì lớp trưởng hơ các bạn đứng để nhằm thể hiện sự lễ phép với người lớn.
Tôi thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện, giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
theo dõi, đôn đốc các bạn thực hiện nghiêm túc.
Ban đầu đối với học sinh lớp 1 cịn khó khăn và chưa quen. Những ngày
đầu tiên đến trường và giờ sinh hoạt đầu buổi, tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi luôn
hướng dẫn cặn kẽ cho các em. Trong hoạt động dạy học tôi chú trọng thực hành,
nêu gương và khuyến khích các em thực hiện theo đúng quy định. Nhất là yêu
cầu trật tự trong giờ học, thực hiện các nhiệm vụ được giao. Theo kinh nghiệm
của bản thân, tôi nhận thấy một hành động lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen.
Tơi giúp các em hiểu rằng đây là những thói quen tốt và nó sẽ có ích cho sau
này. Thời gian đầu tôi phải đến từng em chỉ dẫn và theo dõi, tổ chức để các em
được thực hiện một cách đều đặn. Sau một thời gian, tôi tổ chức thi đua giữa các
tổ. Đến nay, các hoạt động cơ bản đều đã được các em thực hiện một cách thành
thạo.
* Xây dựng và phát huy năng lực tự quản.
Hoạt động tự quản được thực hiện khi học sinh có ý thức tự giác thực hiện
các hoạt động. Các em thể hiện sự tích cực, chủ động trong từng hoạt động. Tơi
hướng học sinh tham gia tích cực với tinh thần tự giác trong một số hoạt động
sau dưới sự điều hành của ban cán sự lớp.
Trong sinh hoạt đầu buổi: Khi nghe tiếng trống các em phải hiểu rằng cần
nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Khi nghe tiếng trống đánh vào lớp cho bạn lớp
phó văn thể mỹ lên bắt hát đầu buổi nhằm tạo một hứng thú cho các em trước
khi vào buổi học. Học sinh tự giác lấy sách ôn bài cũ theo yêu cầu của lớp phó
học tập. Các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập của các bạn trong tổ theo dõi
các bạn học chậm để dị bài và giúp đỡ bạn cùng mình. Hoạt động này được diễn
ra thường xuyên bằng sự tự giác của các thành viên trong lớp và sự quản lí của
ban cán sự lớp.
Trong giờ ra vào lớp: Rèn luyện cho học sinh nề nếp xếp hàng và tôn
trọng mọi người khi xếp hàng.
9
Hình ảnh học sinh xếp hàng vào lớp
Học sinh xếp chăn, gối sau khi ngủ dậy
Trong hoạt động bán trú: giờ chăm sóc, giờ ăn, giờ ngủ và khi thức dậy
việc xếp bàn ghế, mền gối, ăn ngủ đều được thực hiện nghiêm túc, đúng theo nội
quy lớp học. Sau giờ học, ban cán sự lớp tự nhắc nhở các bạn lấy sách vở tự học,
mỗi học sinh tự hoàn thành nội dung mình chưa làm tốt như luyện đọc, luyện
viết, làm toán… Trước giờ ăn, lớp trưởng nhắc nhở các bạn dọn sách vở gọn
gàng và đi rửa tay. Sau khi ăn xong, lớp phó và lớp trưởng cho các bạn đọc
truyện hoặc xem phim. Đến giờ quy định thì học sinh trong lớp tơi đều tự giác
ngủ. Tơi nhận thấy các em đều thực hiện rất tốt mà không cần nhắc nhở nhiều.
Trong tiết sinh hoạt lớp: Giờ sinh hoạt lớp, ban cán sự lớp điều hành cho
học sinh mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân, tìm những biện pháp để lớp vui vẻ và
học tốt hơn, cách khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp,… Phát huy
hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học
sinh. Sau mỗi tuần đều tổ chức sinh hoạt lớp và đến cuối tháng sẽ tổng kết cơng
tác tháng. Để khích lệ tinh thần của các em tơi cho bình chọn tổ nào nhiều hoa
điểm tôt nhất trong tháng sẽ lên quay số may mắn và bốc xăm trúng thưởng.
Nhờ vậy, mà tinh thần học tập của các em trở nên tích cực hơn. Xây dựng tinh
thần trách nhiệm, đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật thông qua các hoạt động tập
thể và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác nhân các ngày lễ trong năm. Trong
khoảng thời gian này, tôi luôn dành 10 phút để học sinh dọn vệ sinh lớp học.
Giúp các em hiểu rằng, trường học là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là cha mẹ, bạn bè
là anh em; khi giữ gìn lớp học sạch đẹp như giữ gìn căn phịng và nhà của mình
vậy. Tơi nhận thấy các em dần dần hiểu ra và tự giác lên nhiều. Không cần giáo
viên yêu cầu, học sinh trong lớp biết nhắc nhở nhau thực hiện và làm rất tốt.
Trong q trình học tập các mơn học: Ngay trong từng tiết học, tôi cũng
tạo điều kiện để các em mạnh dạn phát biểu bài, chia sẻ ý kiến cá nhân. Nêu
10
gương tiêu biểu trong học tập giúp học sinh nhận thấy việc tập trung chú ý nghe
giảng bài mang lại lợi ích gì cho bản thân và cho lớp học. Động viên, khuyến
khích và tun dương những học sinh có khả năng tự quản cao và học sinh có
biểu hiện tiến bộ.
Biện pháp 3. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo niềm tin,
hứng thú trong lớp học
* Trang trí lớp học thân thiện
Để tạo một khơng khí học tập tốt, một mơi trường lớp học thân thiện thì
ngồi việc hằng ngày, các em phải quét lớp ở trong và ngồi lớp học thì tơi cịn
nhờ phụ huynh đến lớp để trang trí lớp. Ngay từ khi bước vào lớp thì có câu “
Chung tay xây dựng lớp 1/1 hạnh phúc” với mong muốn các em phải yêu
thương nhau, cùng nhau giúp đỡ trong học tập và các hoạt động khác của lớp,
của trường để các em xem trường học như là một ngơi nhà thứ hai của mình.
Các em thực hiện tốt nhiệm vụ, hay có sự tiến bộ nào đó sẽ được tuyên dương
bằng cách cắm các bơng hoa lên góc tun dương của lớp. Để lớp học có được
cây xanh thì tơi thiết kế góc thiên nhiên là một cây có chứa các chậu hoa mười
giờ. Tơi cũng khơng qn trang trí góc truyền thống ghi lại Tiểu sử của Người
anh hùng mà liên đội mang tên Trần Quốc Toản, cịn có các hình ảnh hoạt động
của lớp để gợi cho các em nhớ lại những việc mình làm trong một năm học, hình
ảnh áo dài Việt Nam cũng được treo góc truyền thống.
Trang trí góc thư viện lớp học: Các em thực hiện đóng góp, chia sẻ sách,
truyện. Cùng nhau đọc trong giờ giải lao, cùng trang trí và sắp xếp góc thư viện
thật ngăn nắp. Đến cuối năm góc thư viện của lớp nhiều sách hơn và nhiều cuốn
truyện vẫn còn được bảo quản rất tốt. Để các em thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình khi đến lớp tơi cịn có bảng nội quy lớp học gồm các quy định phù hợp với
học sinh lớp 1, cho các em thực hành bằng những việc làm cụ thể liên quan đến
nội quy đó. Để tạo cho các em có một niềm vui khi đến lớp và làm cho tình bạn
ngày càng gắn kết tơi trang trí góc sinh nhật là một cái cây được cắt bằng giấy
sáp có màu nâu. Từ cái cây có nhiều cành, trên cành cây được gắn các tháng từ
tháng 1 đến tháng 12. Từ các cành có nhiều lá mà mỗi lá tơi gắn thêm hình ảnh
của các cơ cậu học trị dễ thương, dun dáng được đính vào đấy tạo nên một
góc sinh nhật lung linh mà thu hút được sự chú ý của học sinh. Hầu hết các em
nhìn thấy hình ảnh đó đều mong muốn đến ngày sinh nhật của mình, được có
những bức hình nhí nhảnh dưới góc sinh nhật này. Được cùng bạn tổ chức sinh
nhật sau những giờ học. Ví dụ: Tháng 1 gồm các bạn Trâm, Kiệt, Trinh, Khang,
tổ chức một lần ngay chỗ góc sinh nhật của lớp. Lần lượt đến bạc khác qua
những tháng tiếp theo. Góc học tập cũng khơng thể thiếu trong phần trang trí của
tơi: Đó là những sản phẩm học tập của học sinh, những bài viết chữ đẹp được
treo lên đấy làm gương cho các bạn trong lớp, những sản phẩm đẹp và mới lại
cũng sẽ được trưng bày lên góc này. Việc trang trí lớp học làm cho môi trường
học tập của các em thật thân thiện, lớp học trở thành ngôi nhà thứ hai mà em nào
cũng mong muốn đến. Nhờ vậy mà lớp học lúc nào cũng vui và hạnh phúc, các
em rất hứng thú khi đến lớp, chất lượng học tập ngày một tốt hơn.
11
Hình ảnh trang trí lớp học học thân thiện
* Tạo cơ hội học tập, rèn luyện cho học sinh
Tiếp theo, tôi tạo môi trường thân thiện trong lớp học để xây dựng các
mối quan hệ trong tập thể, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập. Cần xây dựng
cho các em một môi trường học tập đáng tin cậy. Tạo cơ hội cho học sinh trong
lớp thể hiện khả năng của mình. Trong q trình giảng dạy, giáo dục, tơi luôn
công bằng trong đánh giá, nhận xét học sinh. Mọi việc trong lớp đều rõ ràng về
khen thưởng, động viên đối với những học sinh xuất sắc và tiến bộ. Tơi khơng
ngừng khích lệ, dành những lời khen ngợi đối với các em có biểu hiện tích cực
trong học tập, rèn luyện. Sau mỗi tiết học tôi đều nêu gương những học sinh tích
cực trong học tập và nhắc với các em rằng sau buổi học hôm nay các em có thể
kể cho ba mẹ nghe những gì các em đã làm được trong hôm nay, cô tin ba mẹ sẽ
rất vui và tự hào về các em.
Học sinh cần nhận được sự quan tâm, khích lệ, động viên. Sau những sai
lầm của các em, tôi thường chia sẻ với chúng những điều tích cực, tạo cho chúng
động lực, niềm tin sẽ sửa chữa sai lầm, hướng đến những cái chân, thiện, mĩ.
Khích lệ của người lớn giúp các em dám là chính mình. Khích lệ sẽ cho thấy
niềm tin của người lớn với các em. Các em sẽ cảm thấy có niềm tin và hứng thú
trong học tập bằng việc tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tại lớp.
* Áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực
Các phương pháp mà tơi thường áp dụng như phương pháp dạy học theo
nhóm, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề, phương pháp trò chơi học tập. Các hình thức tổ chức dạy học như dạy học
theo nhóm, dạy học cặp đơi, dạy học cá nhân, cả lớp. Các hình thức và phương
pháp được vận dụng một cách linh hoạt trong các tiết học.
12
Các em làm việc nhóm
Khuyến khích các em đặt câu hỏi khi tham gia hoạt động. Khi đặt được
câu hỏi liên quan đến vấn đề là chứng tỏ các em có nhu cầu được học tập, được
hiểu biết. Đó là một điểm dễ dàng để giúp các em tiến bộ hơn.
Trị chơi học tập cũng khơng thể thiếu trong một số tiết học. Pha lẫn hoạt
động vui mà học trong giờ học. Biết rằng khi học cần tập trung nhưng lúc nào
cũng cần có phút giải lao, nghỉ ngơi giữa tiết để tiết học bớt căng thẳng. Biến
những bài học khô khan thành những tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.
Tổ chức nhóm học tập, đơi bạn cùng tiến là một hoạt động tiêu biểu của
lớp mang lại nhiều kết quả tích cực.
* Phát huy tinh thần học tập tích cực
Trong lớp, tôi không làm thay cho học sinh. Cái gì học sinh chưa rõ, chưa
làm được tơi sẽ hướng dẫn cho các em làm. Tôi và học sinh lớp tôi cùng nhau
học, cùng nhau khám phá kiến thức. Những em nào chưa hiểu bài, tơi khuyến
khích các em mạnh dạn hỏi, tơi sẽ hướng dẫn tỉ mĩ, tận tình.
Trường hợp nhiều bạn cùng một lúc thì những bạn hiểu rồi có thể đến và
giúp đỡ. Tơi khơng đánh đồng học sinh, tôi thực hiện dạy học theo đối tượng
học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác. Khơng bắt bạn nào
cũng như lớp trưởng, lớp phó học tập,… Mỗi em có một khả năng khác nhau.
Trong lớp tơi, có một vài học sinh học rất chậm. Tơi áp dụng hình thức
nhóm hay đơi bạn học tập để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của lớp.
Không chỉ nhờ học sinh tiếp thu tốt để hướng dẫn những em gặp khó khăn trong
học tập mà tơi cịn nhờ những em mức độ gần đó nhưng có biểu hiện tiến bộ
hướng dẫn. Tôi nhận ra rằng, nhiều khi cách mà học sinh đó hướng dẫn sẽ chậm
và dễ tiếp thu hơn. Bên cạnh đó, học sinh đã tiến bộ sẽ tiến bộ hơn nhờ việc
mình có thể làm giúp đỡ bạn và được cơ giáo khen. Hình thức hoạt động nhóm
13
lớn, cặp đôi thường xuyên được vận dụng trong các tiết học một cách phù hợp
và linh hoạt nhất. Tinh thần học tập của học sinh trong lớp được phát huy rất tốt.
* Xây dựng tình thân trong lớp
Để xây dựng được tình thân trong lớp, một lớp học hạnh phúc tơi. Trong
lớp, tơi thường nói với các em rằng: “ ở nhà có cha mẹ, ở trường có thầy cô, bạn
bè”. Đối với học sinh bán trú, càng thân quen hơn bởi việc học chung, chơi
chung, ăn chung, ngủ chung chẳng khác gì người trong một nhà. Trong thời gian
sinh hoạt chung ở trường, nhờ có những mâu thuẫn mà học sinh hiểu nhau hơn,
những cách hòa giải, nhường nhịn được thực hiện đơn giản hơn. Tinh thần đoàn
kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau luôn được nêu cao.
Phong trào nuôi heo đất của lớp
Tặng chiếc áo mùa xuân cho bạn khó khăn
* Tạo mối quan hệ giáo viên và học sinh
Tôi luôn căn dặn các em như những người trưởng thành nhưng tôi không
ép buộc các em phải đạt cái này, cái kia ngay từ lúc ấy. Tôi cho các em thời gian
để trải nghiệm và hoàn thiện mình. Ai cũng phải phạm lỗi nhưng sau lần mắc lỗi
ấy thì chúng ta nên làm gì. “Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”.
Những lúc học sinh của tơi mắc lỗi tơi mời các em đến nói chuyện, chia sẻ : Con
có điều gì muốn nói với cơ khơng ? Con có làm gì chưa đúng hãy nói cơ nghe
nào? Nếu con sai con phải làm gì? Tơi khơng nói tiếng lớn mà là nói chuyện với
học sinh với mong muốn cùng chia sẻ và khắc phục lỗi sai. Tôi nêu cao tinh thần
nhận lỗi, sửa sai. Cùng học sinh học cách tha thứ.
Vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tâm lí. Tơi chú trọng đến từng hành động,
cử chỉ trước lớp nhằm tạo uy tín trước học sinh, làm gương cho học sinh. Luôn
thương yêu, đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách của học sinh, khơng có thái
độ phân biệt đối xử hay thiên vị bất kì học sinh nào trong lớp.
Tơi thường nói với học sinh rằng: Ai cũng làm việc, làm việc giúp chúng
ta thơng minh, cảm thấy mình có ích và chúng ta sẽ thấy được những gì chúng ta
muốn làm. Cha mẹ thì đi làm, cơng việc sẽ có tiền. Cịn các em, cơng việc của
các em chính là ăn, học, ngủ và chơi thật ngoan. Phần thưởng cho những bạn
làm việc thật tốt là những lời khen, những món quà, những chuyến đi chơi từ ba
14
mẹ hay đó là ánh mắt khâm phục, tin tưởng từ bạn bè và người xung quanh và
xa hơn nữa là tương lai, là ước mơ của chính các em sẽ thành hiện thực.
Tơi khuyến khích học sinh mình hãy tự làm ra những sản phẩm của chính
mình như tự mình trồng một cây rau và tự chăm sóc cây mà mình trồng như các
em đã được học trong mơn Tự nhiên xã hội, hồn thành một phép tính, đọc một
bài Tiếng Việt và trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc rồi rút ra một bài học cho
chính bản thân mình,.. khi đó cảm nhận chúng ta sẽ thấy rất hạnh phúc. Tôi luôn
đặt niềm tin ở học sinh mình.
Để học sinh cảm nhận được cơ giáo như người mẹ thứ hai của mình. Sau
khi học sinh ngủ dậy đầu tóc của các bạn nữ thường khơng gọn gàng vì vậy trên
lớp tơi chuẩn bị một chiếc lược và dây su cột tóc, lúc đầu tơi thường chải tóc và
buột lại gọn gàng cho các em, lần lần về sau tôi hướng dẫn cho các em cách chải
và buột lại tóc của mình. Dần dần các em cũng có các kỹ năng và thực hiên việc
chải tóc và buột tóc một cách gọn gàng sau mỗi lần ngủ trưa dậy.
Những lúc rảnh rỗi, tôi cũng dành thời gian để chơi cùng các em. Khi chơi
cùng bọn trẻ tôi luôn lắng nghe chúng và chơi theo suy nghĩ trong sáng của trẻ
thơ. Tôi học tập từ học sinh rất nhiều, rút ra được nhiều kinh nghiệm và những
gì chúng cần ở người lớn chúng ta. Đừng bắt chúng là người lớn như chúng ta
mà hãy là đứa trẻ sáng suốt lớn lên cùng những đứa trẻ ấy. Tôi quan sát, theo dõi
và trực tiếp trò chuyện với các em khi cần thiết. Mối quan hệ giữa tôi và học
sinh trong lớp trở nên gần gũi hơn. Học sinh trong lớp sẵn sàng chia sẻ với tôi
những điều chúng nghĩ. Nhờ đó mà cơng tác giảng dạy, giáo dục được thực hiện
tốt hơn.
* Tạo mối quan hệ học sinh với học sinh
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đồn kết, gắn bó, sẵn sàng
giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự
hợp tác của nhiều học sinh.
Tạo môi trường để học sinh được tương tác, giúp đỡ lẫn nhau. Phát huy
năng lực hợp tác nhóm như xây dựng đơi bạn học tập, hoạt động thảo luận
nhóm. Khi gặp khó khăn có thể tìm đến bạn bè để cùng tìm hướng giải quyết,
nhất là các vấn đề về học tập. Cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn
luyện. Cùng mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể của lớp. Biết vì mình, vì
bạn mà tập trung học tập, khơng nói chuyện riêng gây mất trật tự, mất thời gian
chung của lớp. Cùng tập thể lớp thi đua học tốt, rèn luyện tốt.
Tơi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc
làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ
khơng nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là
những điều tốt thì tơi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Cịn
những điều các em phê bình thì tơi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó
mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi
bạn và phải sửa chữa.
15
Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tơi gặp gỡ trao
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đi. Sau đó phân
tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hịa và
bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
Biện pháp 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo đúng tinh thần của
thông tư 27
Thực hiện việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, khen thưởng
cuối năm theo đúng tinh thần của thơng tư 27/2020-TT BGDĐT thông tư quy
định đánh giá học sinh tiểu học.
Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
thông qua phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.
Học sinh lớp 1 khác với các lớp khác là đầu năm các em chưa biết đọc
nên chủ yếu tơi nhận xét bằng lời nói để chỉ ra chỗ đúng và chưa đúng cho các
em và đưa ra biện pháp hướng dẫn em sửa lại những chỗ chưa đúng. Thỉnh
thoảng tôi cũng nhận xét vào vở để phụ huynh có thể nhìn thấy dịng chữ khen
của cơ dành cho con mình tạo niềm vui cho phụ huynh. Hoặc những vấn đề cần
giúp đỡ, để từ đó phụ huynh biết được khả năng của con mình mà có biên pháp
giúp đỡ, theo dõi, đơn đốc con em mình học tốt hơn.
Tơi ln gần gũi, lắng nghe ý kiến chia sẻ của phụ huynh. Tạo điều kiện
cho phụ huynh giám đánh giá thật về con em mình. Từ đó họ kết hợp với giáo
viên để đưa ra phương pháp giúp đỡ con em mình ngày càng hồn thiện hơn về
phẩm chất và năng lực. Qua quá trình học tập tơi cũng cho các em tự đánh giá
mình thông qua các công cụ đánh giá như thang đo, bảng kiểm. Học sinh tự
đánh giá nhau thông qua từng tiết học hoặc từng hoạt động giáo dục.
Tôi luôn theo sát từng em học sinh, nếu em nào có sự tiến bộ dù chỉ là nhỏ
nhất tôi vẫn động viên kịp thời. Từ đó làm động lực để em tiếp tục cố gắng và
nâng cao dần kết quả học tập của mình. Đánh giá ln cơng bằng với tất cả các
em học sinh. Tôi luôn bám sát thông tư 27 ra đề kiểm tra định kỳ theo 3 mức.
Biện pháp 5. Xây dựng, duy trì các mối liên hệ với các lực lượng giáo
dục.
* Xây dựng tốt mối quan hệ nhà trường- gia đình- xã hội
Tơi nhận thấy thấy rằng việc giáo dục cho các em cần có sự phối hợp gữa
gia đình, nhà trường và xã hội nên ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi trao
đổi với phụ huynh về các quy định của nhà trường, thời khóa biểu và dụng cụ
học tập cần thiết cho các em học sinh lớp . Tôi xin số điện thoai của từng phụ
huynh để tiện liên lạc. Tôi cũng lập nhóm zalo của lớp để có gì liên lạc và trao
đổi thông tin hai chiều từ cô cho phụ huynh và ngược lại để kịp thời động viên,
khích lệ học sinh trong học tập, rèn luyện. Thông qua phụ huynh tôi biết được rõ
hơn về đối tượng áp dụng các biện pháp giáo dục. Trong những trường hợp cần
thiết, tôi lấy ý kiến từ phụ huynh về những điểm nổi bật hay khó khăn của học
sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
16
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và ngồi nhà trường,
giáo viên bộ mơn. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội, Sao nhi đồng, ban hoạt động
ngoài giờ lên lớp giúp học sinh phát huy tiềm năng, khả năng của cá nhân trong
các hoạt động do nhà trường tổ chức như các hội thi nhân các ngày lễ lớn trong
năm, các hoạt động ngoại khóa…Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để
hiểu biết thêm về tinh thần, thái độ trong học tập, năng khiếu hay khó khăn của
học sinh đối với từng mơn học.
Đây là ba nhân tố chính giúp hình thành và tạo môi trường luyện tập-thực
hành cho học sinh. Mối quan hệ nhà trường- gia đình- xã hội ln được duy trì,
khơng thể tách rời. Đó là những lực lượng giáo dục hỗ trợ tôi thực hiện tốt hơn
công tác chủ nhiệm lớp trong năm học này.
Biện pháp 6: Thường xuyên lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống
trong bài học
Trong hoạt động dạy học, hễ có hoạt động liên quan đến liên hệ thực tiễn
là tôi làm ngay. Năm học này thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Hầu hết các bài học liên quan đến thực tiễn và gần gũi với các em. Tôi giáo dục
cho các em kĩ năng cơ bản như: Lễ phép với người lớn, tự phục vụ, vệ sinh cá
nhân, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Ví dụ như dạy bài: Em giữ sạch đơi tay hướng
dẫn rất cụ thể về quy trình rửa tay cho các em học sinh có như vậy thì mới vận
dụng tốt vào việc rửa tay hằng ngày sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn nhằm để
chống các bệnh như tay, chân miệng vì thời tiết năng nóng này rất dễ bị bệnh
nếu ta không vệ sinh thân thể sạch sẽ. Hoặc trong môn Tiếng Việt khi dạy bài
“Nói dối hại thân” Giáo dục cho học sinh khơng được nói dối nếu nói dối sẽ hại
chính bản thân mình. Bên cạnh đó, có những nội dung giáo dục được lồng ghép
trong các môn học khác cũng luôn được thực hiện hiệu quả.
Các em còn nhỏ chưa biết cách bộc lộ cảm xúc với người thân của mình.
Tơi ln nhắc nhở các em phải quý trọng người thân của mình. Ví dụ ngày 8
tháng 3 tơi hướng dẫn các em làm các tấm thiệp khác nhau để tặng cho chị, bà
và mẹ của mình hoặc ngày 20 tháng 11 tôi hướng dẫn em làm các sản phẩm
khác nhau tặng cho thầy, cơ giáo để từ đó các em biết yêu quý và lễ phép với
thầy cô giáo.
Tôi cũng thường xuyên tổ chức trò chơi học tập: Đố bạn, sắm vai, vịng
quay kì diệu…. Thơng qua hoạt động vui chơi các em trở nên tự tin, sáng tạo,
vui vẻ, mạnh dạn hơn. Rèn kỹ năng sống tốt cho các em.
3.5 Khả năng áp dụng của sáng kiến
Áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp 1.
Sáng kiến mang lại hiệu quả lâu dài, áp dụng với nhiều đối tượng học sinh
mà chi phí đầu tư ít tốn kém
4- Những thơng tin cần được bảo mật: khơng
5- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến của tác giả:
17
Những biện pháp tơi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt
được lại rất khả quan. Tôi nhận thấy nề nếp, thói quen học tập, sinh hoạt, khả
năng tự quản của học sinh trong lớp nhanh chóng đi vào ổn định và được duy trì
rất tốt. Lớp chủ nhiệm được nhiều phụ huynh, giáo viên và cả học sinh đánh giá
là nề nếp tốt. Trong học kì hai này, đa số học sinh có tiến bộ rõ rệt : ngoan
ngỗn, lễ phép, đồn kết, tự giác trong các hoạt động của lớp. Học sinh trong lớp
phát biểu bài sôi nổi, mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân.
Đối với tôi, những điều mà học sinh lớp tôi đã làm được như trong năm
học này là đã rất đáng tuyên dương. Điều quan trọng là các em có ý thức tự
quản, tự giác thực hiện nghiêm túc các hoạt động tại trường. Học sinh trong lớp
rất thân thiện và tinh thần học tập rèn luyện ln tích cực. Điều đó làm tơi rất
vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trị, bạn bè ngày
càng gắn bó và thân thiện .
Đây là kết quả học tập vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm:
* Học kì I năm học 2020 -2021:
+ Duy trì sĩ số đạt 100%.
Nề nếp hoc tập đã ổn định, các em tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình.
Học sinh đến trường ln đảm bảo an tồn cả trong giờ học lẫn giờ chơi. Học
sinh thực hiện tốt quy định của lớp bán trú.
Các em biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân hay đồ dùng của nhà trường
không phá phách hay làm hư hỏng tài sản của trường.
100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các phong trào của lớp, hoạt
động do trường tổ chức như trồng cây xanh trong khn viên trường, chăm sóc
cây, phong trào ni heo đất.
Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một
giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình u đối với học trị của mình. Thành cơng tôi
đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tơi cũng
ln nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ
đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn.
Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy
cũng không thể hồn hảo tuyệt đối. Sáng kiến của tơi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố
gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong được các
bạn đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã học hỏi và thực
hiện trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm. Trong q trình áp dụng và viết đề
tài này, không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong Hội đồng khoa
học trường, phịng Giáo dục góp ý để tơi có một kinh nghiệm hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.