Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP HAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cơ sở huyện .
Tên sáng kiến : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP HAI”.
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học.
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/10/2020.
3- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Trong chương trình Tiểu học, mơn tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và
phát triển cho học sinh các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe để giúp các em học tập
và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua việc học tiếng Việt, góp phần
rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự
nhiên và con người, về văn hóa, văn học. Bồi dưỡng tình u tiếng Việt và hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành phẩm
chất và năng lực của học sinh.
Tập làm văn là một phân mơn có vị trí đặc biệt trong chương trình tiếng
Việt ở Tiểu học. Phân mơn Tập làm văn giúp học sinh tạo lập, hình thành ngơn
ngữ nói, viết. Phân mơn Tập làm văn có vai trị, vị trí quan trọng trong việc hình
thành, xây dựng các phân mơn khác. Nhờ q trình vận dụng các kĩ năng để tạo
lập, hình thành văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một
công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học.
Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh tạo được ra
ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngơn ngữ, hình thành và
phát triển năng lực tạo lập ngơn bản – một năng lực được tổng hợp từ các kĩ
năng bộ phận như: dạng nói, viết bằng câu, đoạn, bài.
Lớp Hai học sinh tiểu học bắt đầu làm quen với phân môn Tập làm văn.
Các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn. Trong
khi giảng dạy qua bài làm của học sinh, tơi nhận thấy các em viết đoạn văn cịn
lúng túng, chưa đạt yêu cầu. Các em thường viết bị lặp mẫu câu, dùng sai từ, sắp
xếp câu chưa hợp lí, viết câu không rõ ý, viết không đúng yêu cầu đề bài.


Bản thân là một giáo viên giảng dạy lớp 2, tơi có nhiều trăn trở khơng biết
làm thế nào để giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn. Vì vậy tơi ln suy
1


nghĩ và cố gắng tìm cách nâng cao chất lượng bài văn của học sinh lớp mình.
Đây là lí do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân
môn Tập làm văn lớp hai”.
3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Năm học 2020 – 2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng phân
công chủ nhiệm lớp 2/5. Số liệu tổ chức của lớp tôi quản lý như sau:
- Tổng số học sinh: 32 học sinh
- Học sinh nữ: 15 em
a. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các tổ chức, đoàn thể trong nhà
trường trong các hoạt động giáo dục.
- Các em học sinh rất ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo, tỉ lệ đi học chuyên
cần tương đối cao. Chất lượng học tập của lớp tương đối đồng đều.
- Các em học sinh trong lớp cũng khá mạnh dạn trong các hoạt động chung,
hội thi của nhà trường và Liên đội tổ chức.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.Thường
xuyên liên lạc trao đổi tình hình học tập của các em với giáo viên chủ nhiệm.
b. Nhược điểm:
Các em học xong lớp Một mới biết đọc viết chưa hiểu hết ý nghĩa câu từ.
Khả năng đặt câu còn chậm. Cách diễn đạt trước mọi người còn rất hạn chế.
Chưa viết được đoạn văn ngắn vì chưa biết đặt câu, chưa biết dùng dấu câu hợp
lý. Có nhiều bài văn viết khơng có dấu chấm. Lặp từ cịn nhiều, câu lủng củng
khơng có nghĩa.
Qua thực tế bài làm của học sinh tôi thấy chất lượng bài viết của học sinh
chưa cao, một số em có chịu khó tìm tịi, suy nghĩ, chọn lọc để viết ra những câu

văn nhưng chưa có nhiều sáng tạo. Cịn lại phần lớn bài làm của các em có bố
cục chưa cân đối, mang tính liệt kê các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản.
Trình tự chưa hợp lí, chọn lọc chi tiết chưa tiêu biểu, đặc sắc, thiếu từ ngữ, học
sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng, cách diễn đạt chưa mạch lạc.
Nhiều học sinh khi làm bài văn cảm thấy khó, thấy bí, thấy khơng biết viết gì,
nói gì, một số em thường ngại làm văn hoặc chỉ làm cho xong mà không cần
biết bài viết của mình đúng hay sai, thiếu hay đủ.
Học sinh cịn luyện tập q ít, các kĩ năng chưa hình thành nhưng vẫn cứ
phải sử dụng vào viết văn. Vì thế gây ra nhiều loại lỗi khơng đáng có.

2


Qua khảo sát chất lượng đầu năm đối với phân môn Tập làm văn, kết quả
cụ thể như sau:
Thời
điểm

TSHS ( Nắm vững được
kiến thức – biết
vận dụng – hoàn
thành tốt bài văn)

Tuần 8

32

SL
4


( Nắm được kiến
thức – biết vận
dụng – hoàn
thành bài văn)

%
12,5

SL
15

%
46,87

( Nắm kiến thức
chưa vững - vận
dụng lung túng –
bài làm lủng
củng, sai nhiều
chỗ )
SL
%
13
40,63

3.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
a) Giải pháp cũ: Giáo viên phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên, không
mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, nghiên cứu, tìm tịi, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai,
sợ lệch hướng,… Vì thế, các giáo viên cho rằng: "Dạy theo sách hướng dẫn là

tốt nhất”. Bởi vậy khi học phân môn Tập làm văn khiến các em học một cách
máy móc, ít sáng tạo. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức một chiều, chưa phát
huy tính tư duy sáng tạo của người học.
b) Giải pháp mới:
Khi dạy phân môn Tập làm văn người giáo viên chú ý coi trọng quan điểm
dạy học “phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh”.
Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, ham học hỏi, tiếp thu vốn từ trong
cuộc sống hằng ngày cũng như trong các môn học.
c) Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Giải pháp mới là: Tạo mọi điều kiện cho học sinh học một cách tích cực,
chủ động, tạo được hứng thú cho các em trong giờ học. Học sinh được thực hiện
học theo hướng tương tác nhiều chiều: Giữa giáo viên với học sinh, giữa học
sinh với học sinh.
Định hướng cho các em tiếp thu kiến thức bằng cách trao đổi với nhóm
học tập trong lớp, trong trường, và ở nhà cùng với gia đình.

3


So với giải pháp cũ trước đây là:
Giáo viên làm việc nhiều, người học thụ động tiếp thu kiến thức một chiều.
Học sinh chưa tự giác thực hiện việc đọc bài sau mỗi bài học một cách tích cực,
chưa hứng thú tìm tịi, khám phá cái mới lạ ngồi bài học trong sách giáo khoa.
Thực hành ít khiến các em dễ nhàm chán, chậm tiếp thu.
3.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, có kĩ năng sư phạm, không ngừng
trao dồi chuyên môn, tâm huyết với nghề, tận tình với học sinh. Được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của nhà trường và sự quan tâm của phụ huynh.
Cơ sở vật chất phịng học tốt, có đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết, trang

thiết bị dạy học như: máy tính, ti vi, các tài liệu tham khảo,….Và sử dụng một
cách hiệu quả.
3.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Biện pháp 1. Phân loại học sinh theo từng năng lực khác nhau để có
những phương pháp phù hợp tác động đến các em.
Mục tiêu: Nắm được năng lực của các em để có biện pháp phù hợp.
Nội dung:
Ngay từ khi nhận lớp tôi tiến hành điều tra, phân loại, nắm chắc từng đối
tượng học sinh: học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Việc
nắm chắc được đối tượng học sinh giúp tôi đề ra được kế hoạch, biện pháp dạy
học phù hợp với từng đối tượng học sinh và dạy đúng theo trình độ của từng em.
+ Đối với nhóm học sinh hồn thành tốt: Giáo viên có thể phát triển năng
lực cảm thụ văn học của các em bằng cách: yêu cầu học sinh đặt câu đúng ngữ
pháp, giàu hình ảnh, tạo được sắc thái riêng của đối tượng viết đoạn văn ngắn.
Ví dụ: Bài: “Viết một đoạn văn từ 3-5 câu kể về một người thân của em.”
Với các em năng khiếu thì tơi sẽ u cầu viết 4-5 câu. Yêu cầu bài viết hay,
sinh động, có sáng tạo. Yêu cầu cao giúp học sinh nỗ lực tư duy để đạt được khi
đó các em sẽ phát triển tư duy.
+ Đối với nhóm học sinh chỉ hồn thành đúng theo yêu cầu: Giáo viên
hướng dẫn học sinh đặt được câu đúng, thể hiện được ý cần nói.
Ví dụ: Cũng bài: “Viết một đoạn văn từ 3-5 câu kể về một người thân của
em.”

4


Với nhóm học sinh hồn thành tơi sẽ u cầu các em viết từ 3-5 câu. Yêu
cầu bài viết rõ ràng. Biết cách đặt câu, đầy đủ nội dung theo yêu cầu đề. Kể
được một người thân.
+ Đối với học sinh chưa hoàn thành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt

được câu đúng, thể hiện được ý cần nói. Với trường hợp học sinh sử dụng từ
ngữ địa phương để viết thành câu văn thì giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến
ngơn ngữ chuẩn. Ngồi ra, giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo
mẫu, gợi ý những từ ngữ miêu tả để giúp học sinh hình thành dần khả năng diễn
đạt với mức độ tăng dần: ban đầu học sinh làm theo mẫu có sẵn, sau đó dựa vào
mẫu đó để làm một bài văn tương tự.
Ví dụ: Học sinh chưa hồn thành tơi chỉ u cầu viết (3 đến 4 câu) theo yêu
cầu của tiết Tập làm văn. Hướng dẫn các em tìm ý, đặt câu. Có như vậy các em
mới thấy lượng kiến thức và cơng việc vừa sức với mình, tạo hứng thú học tập
và tập thói quen tự học. Từ đó kĩ năng viết văn của các em sẽ ngày càng tiến bộ.
Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học.
Mục tiêu : Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học.
Nội dung:
Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như đồ dùng trực quan, thảo
luận nhóm, phiếu bài tập,... để học sinh được làm việc nhiều hơn.
Cách tiến hành:
a, Một số hình thức dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh.
Ví dụ 1:
Bài: Tự giới thiệu. Câu và bài ( tr 12) – SGK Tiếng Việt 2 ( tập 1)
Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo
thành một câu chuyện.
Đối với bài tập này để phát huy được tính tích cực và phát huy tính sáng
tạo của học sinh thì tơi sẽ cho các em thảo luận nhóm 4. Các em cùng quan sát
tranh và mỗi bạn sẽ nói một câu về bức tranh đó. Học sinh có thể cùng nghe và
sửa câu cho nhau sao cho câu hoàn chỉnh mà trong khi làm việc cá nhân sẽ khó
thực hiện được. Sau đó, 4 bạn sẽ kể lại câu chuyện, mỗi bạn một tranh cùng
nhau kể lại nội dung tranh. Thảo luận xong, tơi mời các nhóm lên kể lại nội
dung 4 bức tranh để tạo thành một câu chuyện. Cả nhóm đứng lần lượt kể nội
dung từng bức tranh trước lớp. Các nhóm nhận xét bổ sung ý kiến. Một điều

5


thấy rõ hơn là các em đã giúp nhau nói được những câu văn hay, câu đủ ý và
diễn đạt rõ ý. Với cách làm này tôi thấy học sinh làm việc tích cực, sơi nổi hơn.

Hình ảnh học sinh lớp tơi thảo luận nhóm.
Tơi nhận thấy tiết học sơi nổi hơn. Các em nhút nhát đã tích cực làm việc
hơn nhờ sự hỗ trợ của các bạn. Câu trả lời của các em cũng hay hơn, đầy đủ ý và
câu văn đủ thành phần. Đó là điều tơi thấy mừng sau mỗi tiết dạy bởi lẽ các em
có nói tốt thì viết mới tốt được.
Tương tự với cách làm như vậy tôi đã áp dụng để dạy các bài như: Bài 1 –
tiết Tập làm văn Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời gian biểu. Bài 2 – tiết
Tập làm văn Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi. Bài 1 – tiết Tập làm
văn Nghe – trả lời câu hỏi, và nhiều bài học khác nữa.
b, Sử dụng hình ảnh trực quan vào tiết dạy.
Với học sinh lớp 2 thì khả năng tưởng tượng cịn kém có những bài tơi đã
sử dụng thêm hình ảnh trực quan như hình ảnh, tranh ảnh, video hay vật thật để
giúp các em có cảm nhận tốt hơn khi viết văn. Tôi tổ chức như sau:
Đầu tiên tôi cũng cho học sinh quan sát tranh. Sau đó, tơi hỏi tranh vẽ gì?
Học sinh trả lời: Tranh vẽ ơng mặt trời, mây, sóng, thuyền buồm, hải âu,…. Để
học sinh trả lời được đúng câu hỏi: Buổi sáng ở biển như thế nào? Tơi đã cho
các em xem một số hình ảnh buổi sáng ở biển về thiên nhiên như: Những giọt
sương đọng trên lá hay hình ảnh em bé dang tay đón bình minh trên biển. Khi đó
học sinh sẽ nghĩ ra từ ngữ mong muốn là: mát mẻ, thoáng đãng.... Cịn sóng
biển tơi sẽ cho học sinh xem đoạn phim về sóng biển để nghe tiếng sóng biển,
nhìn rõ hình ảnh những con sóng. Từ đó học sinh có thêm vốn từ để tả về sóng
6



biển như: Sóng biển nối đi nhau xơ vào bờ cát, những con sóng tung bọt trắng
xóa,… Sau đó, cho học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời tất cả 4 câu hỏi bằng cách
quan sát tranh kết hợp trải nghiệm đi biển, bằng đoạn phim cô giáo cung cấp thì
tơi thấy rằng câu văn của các em hay và phong phú. Các em sẽ tích cực nói và
trao đổi hơn là nhìn tranh khơ cứng để nói câu trả lời.
Ví dụ : Bài: Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi ( tr 90) – SGK
Tiếng Việt 2 ( tập 2)
Bài tập 3: “Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập
2).”
Để học sinh viết tốt bài 3 thì ngay từ bài 2 khi đọc và trả lời câu hỏi về quả
măng cụt qua đoạn văn ngắn được cung cấp nhưng học sinh vẫn khó hình dung
được hình dáng quả măng cụt trịn như quả cam, tồn thân tím sẫm hay cuống
có bốn, năm cái tai trịn úp vào quả. Vì vậy tôi đã chuẩn bị vật thật là quả măng
cụt để hướng dẫn học sinh. Tôi cũng cho học sinh làm việc nhóm 4 và phát cho
các nhóm 4 quả măng cụt để các em cùng quan sát và sau đó thưởng thức để
cảm nhận ln được mùi vị của quả măng cụt thì khi viết các em sẽ có sự chân
thực bằng chính trải nghiệm nhìn bằng mắt quả măng cụt, sờ và nếm thử những
múi măng cụt trắng muốt.
Khi học sinh viết sản phẩm tôi nhận được không bị rập khuôn theo mẫu đã
cung cấp ở bài tập 2. Học sinh viết: Khi em ngắt cái cuống và bóp vào giữa quả
thì quả măng cụt chia làm hai nửa và lộ ra những múi măng cụt trắng muốt. Em
ăn múi măng cụt thấy ngon ngọt và thơm thoang thoảng. Đây là những câu văn
xuất phát từ những hiểu biết của học sinh về quả măng cụt và cũng có dựa vào
đoạn văn được cung cấp ở bài tập 2. Hình ảnh trực quan đã giúp học sinh có
những câu văn sáng tạo hơn, thốt khỏi cái mẫu có sẵn. Đó cũng chính là điều
tơi đang hướng cho các con trong các tiết Tập làm văn.
c, Sử dụng phương pháp trị chơi học tập, đóng vai vào trong các tiết dạy
phân mơn Tập làm văn.
*Phương pháp trị chơi học tập:
Trong thực tế dạy học, các em rất thích thú và năng động khi được chơi trò

chơi học tập. Trò chơi học tập giúp các em tiếp thu bài nhanh, mạnh dạn hơn.
Học mà chơi, chơi mà học là hình thức rất phổ biến ở chương trình Tiểu học
nhưng đối với phân mơn Tập làm văn thì lại ít khi được thầy cô áp dụng. Bản
thân tôi sẽ áp dụng xun suốt trong mơn học này.
Ví dụ: Trị chơi “ Thi kể về gia đình em”
7


Các em sẽ lần lượt kể về gia đình mình trước lớp bằng hình thức truyền
điện. Mỗi bạn kể xong sẽ chỉ tay về phía bạn tiếp theo, bạn tiếp theo sẽ đứng dậy
kể trước lớp. Cứ tiếp tục như vậy nếu bạn nào khơng kể được là bạn đó sẽ thua
bị phạt hát một bài về gia đình.

Hình ảnh học sinh chơi trị chơi học tập.
*Phương pháp đóng vai:
Phương pháp này rèn luyện những câu nói thường ngày khi các em giao
tiếp. Để các em có thể nói rõ ràng, rành mạch. Tôi cho các em nhập vai bằng
cách giao cho các em những tình huống cụ thể.
Ngồi ra, tôi chú ý, nhắc nhở thái độ của học sinh khi nói với từng đối
tượng là lớn hơn mình, bằng mình hay nhỏ hơn mình thì có những đại từ xưng
hô khác nhau và những cử chỉ thể hiện cũng khác tùy tình huống vui hay buồn.
Khi nói và viết lưu ý học sinh nên thêm những từ chỉ tình cảm để câu văn
thể hiện sự lễ phép, lịch sự như : nhé, nha, ạ …
Ví dụ: Bài “ Chào hỏi, tự giới thiệu.”
Tơi cho học sinh tình huống : “Các em là bạn mới quen vào đầu năm học.
Hãy chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân để làm quen nhau”.
Cho các em thảo luận nhóm 4. Các nhóm đóng vai tự chào hỏi, giới thiệu
trong nhóm. Sau đó đóng vai trước lớp. Các nhóm nhận xét, tuyên dương.

8



Các em đóng vai trước lớp.
Sau khi thực hiện những biện pháp này vào tiết dạy tôi thấy học sinh mạnh
dạn hơn, nói lưu lốt hơn dẫn đến chất lượng viết sẽ tốt hơn. Các em mạnh dạn
hơn khi phát biều ý kiến, tiếp thu bài nhanh hơn. Đặc biệt tạo cho các em hứng
thú, u thích học phân mơn Tập làm văn.
d, Sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin.
Đây là bài tập trả lời câu hỏi. Thông thường giáo viên sẽ đọc câu hỏi và
học sinh trả lời nhưng với cách làm này học sinh sẽ không thốt khỏi hình thức
trả lời câu hỏi thụ động, câu trả lời ngắn gọn, khơ khan và khơng có ý văn hay
mà trong tiết tập làm văn hướng tới. Vì vậy, tôi đã giao cho mỗi em một phiếu
bài tập trước khi học bài này. Các em sẽ về nhà tự thu thập thông tin điền vào
phiếu bài tập để phục vụ cho tiết sau. Từ phiếu này các em sẽ tự tin hơn trong
từng tiết học Tập làm văn. Biện pháp này còn giúp các em rèn luyện khả năng tự
học của mình.
Ví dụ 1: Bài: Kể ngắn về người thân ( nói, viết) ( tr 140) – SGK Tiếng
Việt 2 ( tập 2)
9


Bài 1: Hãy kể về một người thân của em ( bố, mẹ, chú hoặc dì,...) theo các
câu hỏi gợi ý sau:
a) Bố ( mẹ, chú, dì,...) của em làm nghề gì?
b) Hằng ngày, bố ( mẹ, chú, dì,…) làm những việc gì?
c) Những việc ấy có ích như thế nào?
Bài 2: Hãy viết những điều đã kể ở bài tập một thành một đoạn văn.
Nếu dạng bài này mà học sinh khơng có sự chuẩn bị và tìm hiểu thì các em
sẽ khơng biết viết như thế nào. Vì nhiều em cịn chưa biết bố mẹ mình nghề
nghiệp chính xác làm gì và cơng việc đó có ích như thế nào? Chính vì vậy mà

tơi đã giao một phiếu bài tập cho học sinh như sau:
Phiếu bài tập
Năm
Tình
Hằng
Người nay
Hình
cảm của
Nghề
ngày,
Những
Em sẽ
thân
người dáng,
em
nghiệp người đóviệc ấy có
làm gì để
của
thân củanước da,
dành
của ngườilàm
ích như
bố mẹ
em tên em baotrang
cho
thân?
những thế nào?
vui?
là gì? nhiêu phục?
người

việc gì?
tuổi?
thân?

............ ...........

............

............

............

..........

.........

...........

Có phiếu giao việc như vậy cũng chính là cách giúp các em thu thập thơng
tin về người thân một cách chính xác và đầy đủ để khi viết các em có vốn từ mà
viết. Vì đã được chuẩn bị kĩ các thông tin nên các em tự tin trao đổi với nhau về
người thân mình định viết. Khơng cịn sự lúng túng hay cái gãi đầu, gãi tai vì
khơng biết nói gì về nghề nghiệp của người thân của mình.
Phiếu giao việc ở những dạng bài như thế này có tác dụng rất tốt đối với
tiết dạy của giáo viên vì học sinh chuẩn bị bài kĩ nên tiết dạy khơng bị trì trệ và
tích cực, sôi nổi hơn. Biện pháp này rèn luyện cho các em tính tự học rất tốt.
Ví dụ 2: Bài 1: Kể ngắn theo câu hỏi ( tr 69) – SGK Tiếng Việt 2 ( tập 1)
10



Bài tập 2: Trả lời câu hỏi.
a) Cô giáo ( hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
b) Tình cảm của cơ ( hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
c) Em nhớ nhất điều gì ở cơ giáo ( hoặc thầy giáo)?
d) Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo) như thế nào?
Phiếu bài tập

giáo
lớp 1 Hình
của
dáng
em tên
gì?

Tình
cảm
Em nhớ Tìnhcảm
Mái tóc Nước da Giọng nói của cơ nhất điều của em đối
đối với gì ở cơ? với cơ giáo.
em?

..........

..........

...........

..........

..........


.........

............

...............

Khi được giao phiếu việc như thế này các em sẽ đi tìm hiểu các thông tin
về cô giáo lớp Một và nhớ lại những kỉ niệm khi học lớp Một, tình cảm chân
thật của em dành cho cô. Đến tiết học tôi sẽ hỏi xem những bạn nào học cơ
Bách, cịn bạn nào học cô Hiền.... Tôi sẽ chia các em về một nhóm để các em
cùng trao đổi về các nội dung trong phiếu bài tập về cô giáo lớp Một đã dạy các
em. Ngồi ra, tơi cũng sẽ kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về cơ giáo lớp Một
của các em để giúp các em có thêm hình ảnh cô giáo dạy lớp Một và các hoạt
động dạy học trên lớp của cô. Tôi tin rằng, học sinh làm việc tốt ở bài tập 2 thì
khi viết ở bài tập 3 sẽ khơng cịn gì là khó khăn nữa. Học sinh sẽ không viết
đoạn văn dưới dạng câu trả lời thụ động mà câu trả lời đã linh hoạt hơn. Câu văn
sẽ giàu hình ảnh và phong phú hơn. Tơi thấy khi đổi mới phương pháp dạy học
và có sự đầu tư thời gian thì chất lượng bài dạy và bài làm của các em đã cao
hơn trước rất nhiều.
Khi chưa áp dụng phương pháp dùng phiếu điều tra bài viết của một số em
như sau:

11


Bài 1:

Hình ảnh bài viết của học sinh những năm trước đây.
Khi áp dụng phương pháp mới này tôi thấy câu văn của học sinh đã linh

hoạt hơn và giàu hình ảnh hơn.
Bài 2:

Hình ảnh bài viết của học sinh khi được áp dụng phương pháp mới.
Tuy với học sinh lớp 2 là không yêu cầu các em phải viết câu hay mà chỉ
cần viết thành lời sao cho trôi chảy, dùng từ, đặt câu đúng. Nhưng tôi thấy khi
đổi mới phương pháp dạy và thêm một số câu hỏi nhỏ như: Dáng người cơ như
thế nào? Mái tóc cơ như thế nào? Giọng nói của cơ? Tơi thấy bài văn của các em
đã hay hơn, có hình ảnh hơn và câu văn khơng bị khơ cứng. Đó là điều tôi thấy
12


mừng và tiếp tục áp dụng vào dạy học để giúp các em tự làm và cô giáo là người
định hướng cho các em.
Biện pháp 3: Tăng cường vốn từ cho học sinh.
Mục tiêu: Giúp các em có thêm vốn từ để viết văn.
Nội dung: Cung cấp vốn từ cho học sinh bằng cách phối hợp với phụ huynh
học sinh, cho học sinh đọc thêm sách báo, qua các tiết đọc thư viện, cho học
sinh quan sát cuộc sống hàng ngày bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe,
mũi ngửi,...) và có thể do chính giáo viên cung cấp.
* Lồng ghép các môn học:
Cách tiến hành:
+ Đối với phân môn Tập đọc:
Khi học sinh trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn học sinh trả lời theo giọng kể
cho phù hợp với văn kể chuyện và có tác dụng giúp học sinh trau dồi kĩ năng kể.
Ngoài việc rèn đọc, tôi dành thời gian 5 phút cho học sinh tập kể lại từng đoạn
của truyện. Qua đây giúp các em tự tin hơn trong cách diễn đạt.
+ Đối với phân mơn Kể chuyện, tơi thực hiện như sau:
Tơi tìm mọi cách để giúp cho tất cả các em đều phải kể được câu chuyện.
Đối với những em có tính rụt rè, ít nói, tơi kiên trì giúp đỡ các em kể cho bằng

được. Lúc đầu chỉ yêu cầu các em kể được một đoạn, sau đó nâng dần yêu cầu
lên. Cách làm như sau: Đầu tiên tôi gợi ý cho các em trả lời từng câu. Ví dụ dạy
bài “Có cơng mài sắt có ngày nên kim”. Tơi chỉ tay vào hình vẽ số 1 và hỏi:
“Ngày xưa có một cậu bé như thế nào?”. Hỏi tiếp: “Khi học bài cậu học như thế
nào?”. Hỏi tiếp: “Lúc tập viết cậu viết như thế nào?” Sau mỗi câu trả lời, tôi
khen ngợi để khích lệ, động viên. Sau khi các em trả lời xong, tơi chuyển qua
cho các em hồn thành và các em có năng khiếu tập kể. Một lát sau, tôi quay lại
cho em học sinh chậm lúc nãy kể lại đoạn một. Trong một tiết, chỉ cần giúp đỡ
cho một đến hai em chậm, rụt rè. Tôi kiên trì, bằng mọi cách làm cho các em nói
cho được.
+ Đối với phân môn Luyện từ và câu:
Tôi giúp các em đặt được câu theo mẫu: “Ai là gì?”, “ Ai làm gì?”, “Ai thế
nào?”. Việc các em đặt được các mẫu câu này là rất quan trọng, giúp các em biết
cách đặt câu đúng ngữ pháp để áp dụng vào làm văn.
Không chỉ lồng ghép trong các phân môn của mơn Tiếng Việt mà tơi cịn
lồng ghép vào mơn Đạo đức, Tự nhiên và xã hội,...
13


+ Đối với mơn Đạo đức: Tơi tích cực cho các em đóng vai các tình huống,
tự phát biểu lời đáp của mình trong các tình huống.
Ví dụ: Bài: Cảm ơn, xin lỗi. Tơi cho các em đóng vai tự diễn đạt theo tình
huống. Hướng cho các em tích cực, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Từ việc lồng ghép qua các môn học giúp các em thu nhận thêm vốn từ. Vốn
từ được cải thiện các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp cũng như trong việc viết
bài.
*Phối hợp với cán bộ thư viện.
Thư viện là nơi có rất nhiều đầu sách hay và bổ ích cho các em. Giáo viên
nên kết hợp với cô nhân viên thư viện lựa chọn cho các em những đầu sách hay.
Bằng nhiều hình thức dần các em sẽ thu thập cho mình một vốn từ bằng

chính cảm nhận từ các câu chuyện trong sách cũng giúp vốn từ của các em trở
nên phong phú hơn.
Đặc biệt giáo viên nên chú trọng các Tiết đọc thư viện, hướng dẫn tổ chức
giúp các em được nghe, được đọc nhiều những câu chuyện cuộc sống. Khi nghe,
đọc truyện giúp các em trao dồi nắm được cách đặt câu, dùng từ để áp dụng
được vào bài văn của mình.

Hình ảnh Tiết đọc thư viện của lớp tôi.

14


Hình ảnh học sinh đọc sách ở góc thư viện lớp tôi.
Học sinh hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học nhằm giúp trí
tưởng tượng và cảm xúc của các em ngày càng thêm phong phú, chân thực. Đây
chính là điều quan trọng để bài văn đạt kết quả cao. Mặt khác, phải giúp học
sinh làm giàu vốn từ. Một số học sinh do vốn từ nghèo nàn nên thường dùng từ
chưa phong phú.
Qua đây rèn cho các em thói quen đọc sách, ham đọc sách, ham tìm hiểu
kiến thức mới trong sách.
* Phối hợp với phụ huynh học sinh
Để học sinh có vốn từ tốt tôi đã phối hợp với phụ huynh học sinh để giúp
các em có khơng gian sống giao lưu với thiên nhiên và con người như cho các
em đi công viên, đi dã ngoại, múa hát để các em có nhiều trải nghiệm cũng là
cách giúp các em nhìn nhận thế giới, thay đổi nhận thức cũng như khả năng
quan sát. Từ đó mà các em có thêm vốn sống thì vốn từ sẽ phong phú hơn khi
nói và viết.
Tư vấn cho phụ huynh cùng con đọc sách và cùng đi nhà sách để mua
những cuốn truyện hay như: Truyện cổ tích, truyện văn học,... Để các em đọc và
học được cái hay trong các cuốn truyện từ cách viết câu, từ ngữ phong phú. Đọc

nhiều các em sẽ có nhiều hơn vốn từ cho bản thân. Và đặc biệt trước khi đi ngủ,
bố mẹ có thể đọc cho các em nghe một câu chuyện cổ tích, vừa giúp các em ngủ
ngon lại tăng khả năng học hỏi của các em.
Biện pháp này giúp các em giàu vốn từ, học được cách nói, cách viết từ
những tiết học khác, từ đọc sách, từ trong cuộc sống, rèn luyện tính tự học, ham
đọc sách, ham học hỏi. Tôi sử dụng biện pháp này một cách liên tục và xuyên
suốt trong năm học và đạt hiệu quả rất cao.
15


Biện Pháp 4 : Rèn kỹ năng viết cho học sinh
Mục tiêu : Giúp học sinh viết được đoạn văn và viết tốt đoạn văn.
Nội dung : Rèn cho học sinh viết tốt đoạn văn theo yêu cầu đề.
Bước 1: Giúp học sinh nắm yêu cầu đề.
Yêu cầu học sinh đọc đề. Phân tích yêu cầu của đề để khi viết bài không bị
lạc đề.
Bước 2: Giúp học sinh nắm chắc bố cục của đoạn văn
Tôi định hướng cho các em trình tự viết một đoạn văn như sau:
+ Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết. (Có thể diễn đạt bằng
một câu).
+ Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý , mỗi gợi ý
có thể diễn đạt 2 đến 3 câu tùy theo năng lực học sinh.
+ Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ,
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của
đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
Ví dụ: Khi “Kể về con vật ni mà em u thích” thì tôi hướng dẫn các
em như sau:
+ Câu mở đầu: Giới thiệu về con chó.
Nhà em có ni một chú chó tên là Lu. Hoặc: Sinh nhật lần thứ bảy của
em, bố em tặng cho em một chú chó rất đáng yêu. Em đặt tên cho nó là Lu.

+ Câu phát triển: Nó có bộ lơng màu trắng muốt. Đơi mắt nó đen và trịn
như hai hịn bi ve. Đơi tai rất thính, lúc nào cũng vểnh lên như nghe ngóng điều
gì. Nó trơng nhà rất giỏi. Mỗi khi em đi học về cái đi nó lại ngốy tít như vẫy
chào em.
+ Câu kết thúc: Em sẽ chăm sóc chú cẩn thận. Hằng ngày, em sẽ cho chú
ăn xương món ăn mà chú thích nhất. Em rất u chú chó nhỏ của em.
Bước 3: Thực hiện viết nháp.
Tôi yêu cầu các em viết vào nháp trước khi viết vào vở bài tập. Khi các em
thực hiện nháp xong, tôi yêu cầu các em đọc lại đoạn văn và chỉnh sửa lại một
lần nữa sau đó mới viết vào vở bài tập.
Bước 4: Viết bài hồn chỉnh vào vở.
Tơi hướng dẫn các em cách trình bày vào vở bài tập. Học sinh viết vào vở
bài tập. Tơi nhắc nhở các lỗi chính tả thường gặp để các em khơng bị sai lỗi
chính tả.
16


Biện pháp 5: Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét và chữa bài
Mục tiêu: Học sinh biết hoàn thiện bài văn đạt yêu cầu.
Cách tiến hành:
Bước 1: Thực hiện nhận xét và chữa bài. Đây là việc làm hết sức cần thiết,
giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh. Đối với những bài làm có ý hay, tơi
giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Học sinh lớp
2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài
viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai. Trong q trình chấm bài, tơi phát hiện, giúp
học sinh khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Tôi ghi lời
nhận xét cụ thể về cách dùng từ, viết câu, hoặc có thể nhận xét trực tiếp cho các
em hiểu, rút kinh nghiệm lần sau. Tôi yêu cầu các em viết lại đoạn văn đối với
những bài chưa đạt yêu cầu.
Bước 2: Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở trong lớp nhằm kích

thích tinh thần học tập của học sinh. Tơi cho các em tự đọc bài viết của mình
trước lớp. Từ đó các em nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một
đề tài, để các em hiểu rằng những bài làm hay của cá nhân luôn được khích lệ và
khen ngợi. Ngồi ra các em có thể học tập cách viết, cách dùng từ trong bài viết
của bạn mình.

Hình ảnh học sinh đọc bài văn của mình trước lớp.
Biện pháp này giúp các em nhận ra lỗi sai của mình và kịp thời sửa chữa.
Ngồi ra các em học tập được cách viết, cách đặt câu của bạn. Giúp học sinh
hoàn thiện các kĩ năng làm văn của bản thân.
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng sáng kiến:
a, Hiệu quả:
17


Để thấy được sự tiến bộ của học sinh sau khi tôi áp dụng các giải pháp, tôi
đã tiến hành khảo sát kết quả cuối học kì I và giữa học kì II.
Thời
điểm

TSHS ( Nắm vững được
kiến thức – biết
vận dụng – hồn
thành tốt bài văn)
SL

Cuối học
kì I
Giữa học
HKII


17

( Nắm được kiến
thức – biết vận
dụng – hoàn
thành bài văn)

( Nắm kiến thức
chưa vững - vận
dụng lung túng –
bài làm lủng củng,
sai nhiều chỗ )
SL
%

%

SL

%

53.12

9

28,12

6


18,76

62,5

8

25

4

12,5

32
20

b, Khả năng áp dụng:
Qua quá trình theo dõi, rèn luyện cho các em trong các tiết học về phân
môn Tập làm văn, tôi thấy các em có nhiều tiến bộ và có phần hứng thú say mê
học hơn, sơi nổi hơn, tích cực hơn. Chất lượng học tập phân môn Tập làm văn
của học sinh lớp tơi có phần nâng cao rõ rệt thể hiện qua các bài tập trong vở
thực hành, phiếu học tập hay bài kiểm tra định kì, tơi đã mạnh dạn đưa ra “ Một
số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn.” Các biện
pháp này có thể thực hiện tồn khối 2 và sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc
nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
4- Những thông tin cần được bảo mật: khơng có.
5- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tôi:
Qua quá trình áp dụng một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân
môn Tập làm văn, tôi thu được kết quả khá tốt thể hiện ở các bài viết văn và bài
kiểm tra định kì.
Khai thác triệt để mục tiêu bài học.Tác động hiệu quả với các đối tượng

học sinh trong lớp. Các em hiểu rõ về nội dung và có kỹ năng quan sát tốt. Hứng
thú tham gia trình bày, trả lời câu hỏi. Phát huy được năng lực tự học, sáng tạo
và tạo hứng thú học tập cho học sinh.Tạo cơ hội học sinh trình bày ý kiến cá
nhân, biết điều chỉnh và nhận xét sản phẩm của bạn. Học sinh rèn luyện nhiều
hơn về kĩ năng nghe, nói, giao tiếp, tinh thần hợp tác cao. Trình bày đoạn văn rõ
18


ràng, cấu trúc các câu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Giáo viên chủ động,
khéo léo xử lý được các tình huống phát sinh trong giảng dạy. Phát huy được
việc sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, mang tính trực quan cao. Huy động sự
cộng hưởng từ phía gia đình, nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện học sinh.
Mang lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần hình thành Năng lực – Phẩm
chất cho học sinh .
6 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so trường hợp khơng áp
dụng giải pháp đó; hoặc so với giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền
làm lợi):
Thực hiện các biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục của lớp, cụ thể ở đây là chất lượng phân môn Tập làm văn.
Để các biện pháp được áp dụng thành công điều cần nhất là phải được sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, sự phối
hợp nhiệt tình của các ban ngành đồn thể.
Tơi thiết nghĩ một số biện pháp mà tơi đã thực hiện nó khơng chỉ áp dụng
trong phạm vi khối 2 mà cịn có thể chọn lọc một số biện pháp để nhân rộng
trong phạm vi khối 2, 3 trong toàn trường và trong ngành giáo dục Tiểu học.

19




×