Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.51 KB, 18 trang )

1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến cơ sở huyện
Tên sáng kiến:
“BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT CHO HỌC
SINH LỚP 4 ”.
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2020 - 2021
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
“ Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Như Bác Hồ đã dạy, “cái hiền”, “cái dữ” khơng hẳn có sẵn ở trong mỗi con
người, mà các đức tính ấy phần lớn được hình thành từ giáo dục. Vì vậy, trong lĩnh
vực giáo dục, người thầy khơng chỉ có lịng “u nghề, mến trẻ”, đem hết nhiệt
huyết truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ mà hơn nữa phải có biện pháp, làm thế
nào giúp các em hình thành nhân cách, đạo đức nhằm xây dựng một thế hệ trẻ
vững mạnh.
Mặt khác, trong xã hội hiện nay, vấn đề đạo đức của học sinh đang là vấn
đề“nóng”, các em đã mất dần cái “lễ nghĩa” mà thầy cô đã rèn dũa hằng ngày.
Từ nhận thức trên, ngay trong thời điểm này đây, trọng trách của trường học,
của người giáo viên chủ nhiệm lớp lại tăng thêm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường Tiểu học. Nhưng thực trạng hiện nay, công tác chủ nhiệm chưa đạt
được hiệu quả cao về đạo đức học sinh mà theo Thông tư 30/2014 và Thông tư
22/2016 của Bộ giáo dục là “Hình thành và phát triển phẩm chất học sinh”, giáo
viên thường chú trọng việc dạy “văn”, quan tâm đến chất lượng học tập của các em
hơn là dạy “lễ”, hình thành và phát triển các phẩm chất cần thiết cho các em.
Do đó, muốn góp phần vào việc đào tạo cho đất nước một lớp nhân lực đủ


đức, đủ tài, nhiệt tình trong lao động, sống có trách nhiệm, giàu lịng u thương
con người, có chí cầu tiến vươn lên trong cuộc sống thì ngay hôm nay, bản thân tôi
– giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận thấy rằng mình phải có những biện pháp chủ
nhiệm tốt nhất để hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh nhằm xây dựng
một tập thể lớp vững mạnh. Hơn nữa, việc phát triển phẩm chất cho học sinh tiểu
học là việc làm xuyên suốt của giáo viên trong quá trình dạy học. Bởi ở lứa tuổi
tiểu học, các em còn quá non nớt, những hành vi đạo đức thường tự phát, các em
chưa nhận thức được hết những việc làm sai trái của mình. Để những hành vi


2

củacác em phát triển theo một hướng tích cực cần phải có sự giáo dục thường
xun của thầy cơ, cha mẹ, người thân. Qua việc giáo dục đạo đức sẽ giúp các em
hình thành và phát triển một cách đúng đắn các phẩm chất, thực hiện được đầy đủ
các quyền của mình.
Với mục đích đó, tơi bắt tay ngay vào việc tìm tịi nghiên cứu, đề tài: “Biện
pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 4” nhằm xây dựng lớp
4 – lớp tôi chủ nhiệm thành một tập thể lớp vững mạnh, học sinh trong lớp ngoan
ngoãn, chăm học, biết quan tâm, lo lắng đến bạn, biết đoàn kết, yêu thương, giúp
đỡ lẫn nhau.
* Ưu điểm:
- Để thực hiện có hiệu quả cao các biện pháp của sáng kiến có kết quả cao thì trước
hết người giáo viên phải:
+ Giáo viên phải là người thực sự có năng lực tổ chức lớp, nắm được đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học, kĩ năng sư phạm vững vàng.
+ Giáo viên phải có kế hoạch hình thành và phát triển phẩm chất cụ thể, sát
với tình hình thực tế của lớp mình.
+ Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, Ban giám hiệu, đồng nghiệp để giáo dục
đạo đức cho học sinh.

+ Tìm hiểu thơng tin, hồn cảnh của từng học sinh.
+ Gần gũi, thân thiện với các em đặc biệt là những học sinh cá biệt.
- Thông qua cuộc họp phụ huynh Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm triển
khai Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 đến từng phụ huynh để cùng phối kết
hợp trong việc hình thành phẩm chất cho học sinh.
- Học sinh ngoan ngoãn, biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
* Nhược điểm:
- Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cùng bạn bè, thầy cô.
- Một số em chưa biết cách diễn đạt trình bày, ứng xử có phần cịn mang tính “tùy
tiện”.
- Một số em chưa dám tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn, của giáo viên về những điều
mình chưa biết.
- Một số phụ huynh cịn khó khăn mãi làm ăn nên phụ huynh khơng có thời gian
quan tâm đến việc hình thành phẩm chất cho con em mình.
3.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
biện pháp đã biết:
Sáng kiến: “Biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh
lớp 4” đã có cải tiến, sáng tạo thông qua từng biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Khen thưởng.
Biện pháp 2: Tạo thói quen.


3

Biện pháp 3: Phát động các phong trào tại lớp.
Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi dân gian và các hội thi.
Biện pháp 5: Kể chuyện đạo đức.
Biện pháp 6: Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Làm việc gì muốn thành cơng cũng cần phải có kế hoạch khoa học, cụ thể và
phù hợp. Vì vậy, đầu tiên tôi tiến hành lập kế hoạch nghiên cứu và thực hiện. Tơi

chia q trình nghiên cứu và thực hiện làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ tuần 1
tuần 10
+ Giai đoạn 2: Từ tuần 11
tuần 18
+ Giai đoạn 3: Từ tuần 19
tuần 27
+ Giai đoạn 4: Từ tuần 28
tuần 35
3.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng biện
pháp:
Giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu:
+ Thơng Tư 32 / 2018/TT – BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
+ Thông tư 30/2014 – BGDĐT
+ Thông tư 22/2016 – BGDĐT
+Tâm lí học và phương pháp dạy học (CT THSP 12+2)
+ Những truyện đọc thêm môn Đạo đức và Tiếng việt ở Tiểu học.
+ Những câu chuyện bổ ích và lí thú (NXBGD)
* Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đối với con
em mình. Phụ huynh phải thực sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình noi
theo, cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm lớp. Có như
vậy chất lượng giáo dục mới ngày càng đi lên, các em học sinh ngày càng chăm
ngoan và trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai.
3.4.Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
3.4.1.Biện pháp 1: Khen thưởng.
Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên hỏi tại sao khen thưởng lại là điều đầu tiên tôi
quan tâm và thực hiện. Nhưng nếu người giáo viên thật sự muốn học sinh mình có
những cư xử đúng mực thì điều quan trọng chính là việc dạy cho các em hiểu rằng:
“hễ cư xử đúng mực sẽ được thưởng”

Những lời khen sẽ giúp gây dựng lòng tự trọng và sự tự tin ở các em. Quan
trọng là nội dung khen thưởng phải rõ ràng và đặc biệt theo từng trường hợp.
Ví dụ:
- Khi học sinh trả lời đúng hay hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, tơi khen các
em: “Giỏi lắm! Bạn Hiếu đã trả lời chính xác câu hỏi của cô. Các em vỗ tay khen
bạn nào!” Hay khi học sinh hoàn thành sản phẩm sắc xảo, một bài viết đẹp, cẩn
thận, tôi thường khen: “Bạn Chi thật khéo tay. Các em cùng tuyên dương bạn!”
- Khi học sinh làm được các việc tốt như giúp đỡ em nhỏ, nhặt của rơi trả lại
người mất, trung thực trong học tập, nói lời hay,...tơi kịp thời tun dương các em


4

trước lớp. Chẳng hạn như: “Bạn Mạnh lớp mình đã biết yêu thương, giúp đỡ em
nhỏ. Bạn ấy đã dỗ em Nhi nín khóc khi em bị ngã.Việc làm đó của bạn rất tốt. Các
em cố gắng học theo bạn Mạnh nhé!” Ngay sau đó là một tràn vỗ tay đầy khâm
phục của học sinh cả lớp.
- Ngoài lời khen, tơi cịn dành cho các em các phần thưởng “nhí” nhưng chứa
đựng nhiều ý nghĩa như được ghi tên trên “bảng vàng” nếu trong tuần đạt số bông
hoa thi đua cao nhất, một cặp bút cho “đôi bạn cùng tiến”, một cuốn truyện “tấm
lòng nhân hậu” cho tổ xuất sắc nhất tuần,...
Chính những lời khen, những tràng vỗ tay tuyên dương hay những món quà
nhỏ mà hằng ngày, hằng tuần các em được nhận đang thắp lên trong các em ngọn
lửa yêu thương, tin tưởng. Các em cảm thấy tin tưởng vào bản thân mình, bạn bè,
thầy cơ và mọi người xung quanh. Và nhờ đó, học sinh lớp tơi ngày càng cố gắng
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các em có nhiều cử chỉ đẹp hơn để được cô
khen, được bạn tuyên dương và ngưỡng mộ.
3.4.2.Biện pháp 2: Tạo thói quen.
Thói quen tốt sẽ giúp diễn biến trong ngày xảy ra theo một lịch trình ổn
định, làm cho các em cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn. Thói quen tốt ở đây có

thể là đi thưa, về trình; xưng hơ lễ phép với người lớn, thân thiện với bạn bè và dịu
dàng với em nhỏ; không ăn quà vặt,...
Để tạo được các thói quen tốt cho các em, trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm,
tôi dành thời gian để giáo dục cho các em thông qua những lời tâm sự gần
gũi:“Các em biết không, là học sinh các em phải biết tôn trọng và lễ phép với
người lớn. Thể hiện trước nhất ở việc các em biết chào hỏi, thưa gửi khi nói
chuyện với người lớn. Người khác sẽ tơn trọng mình khi ta biết tơn trọng họ. Trái
lại, nếu ta không tôn trọng họ, họ sẽ coi thường ơng bà, cha mẹ và thầy cơ của
chính chúng ta vì đã khơng dạy được ta lễ phép.”
Khi nói đến đây, cả lớp dường như im phăng phắc. Tôi tiếp tục: “Cha mẹ đã
vất vả nuôi các em. Các em có muốn người khác coi thường cha mẹ mình khơng?”
Dường như câu hỏi ấy của tơi đã bắt đầu đánh vào ý thức các em. Tôi bắt đầu
hướng dẫn các em khi gặp người lớn và thầy cô, chúng ta phải làm thế nào? Khi đi
học, đi học về thưa trình thế nào cho đúng,...
Sau buổi sinh hoạt ấy, tôi theo dõi, kiểm tra việc đi thưa về trình hay lễ phép
với người lớn của các em. Tơi thấy hầu hết các em đã dần tạo được thói quen tốt
đó. Bên cạnh đó, một số em như Trọng Vương, Quốc, Ly, Bảo vẫn chưa hình thành
được thói quen đó vì Ly vốn nhút nhát, vẫn cịn ngại ngùng, mắc cỡ; còn Quốc,
Trọng Vương, Gia Bảo từ trước đến giờ chưa làm việc đó, lại khơng được ai nhắc
nhở. Tơi tiếp tục gần gũi, trị chuyện, động viên, nhẹ nhàng giúp các em để các em
thực hiện như các bạn.
Ban đầu, các em không thực hiện theo được, không chào hỏi thầy cơ, vẫn
nói trống khơng. Tơi kiên trì làm mẫu nhiều lần rồi cho các em nhắc lại. Các em
nhắc lại một lần, hai lần, rồi ba, bốn lần. Dần dần thành quen, các em thực hiện
được. Tôi liền tuyên dương các em trước lớp tạo động lực cho các em thực hiện để
tạo thành thói quen.


5


Đầu năm, học sinh lớp tôi xưng hô với nhau là “ông” và “bà”. Nhận thấy
cách xưng hô của các em không hay lại biến các em thành các “ông cụ non”, “bà
cụ con”. Trong tiết sinh hoạt lớp tuần 2, tơi giải thích cho các em “Người ta sử
dụng từ “ông”, “bà” khi nào?” và hướng dẫn các em cách xưng hô phù hợp với lứa
tuổi “thần tiên” của các em như mình – bạn, xưng tên với nhau,… Rồi tôi yêu cầu
các tổ trưởng theo dõi cách xưng hô của các bạn trong tuần đến. Tuần thứ 3, thứ 4
các em vẫn cịn xưng hơ nhầm lẫn (lúc ông - bà, lúc bạn - mình) nhưng kể từ tuần
thứ 5 hầu như các em xưng hô bạn – mình như một phản xạ tự nhiên. Thậm chí
những lúc tranh cãi, các em cũng xưng hô với nhau rất dễ thương.
3.4.3 Biện pháp 3: Phát động các phong trào tại lớp.
Ngoài các phong trào do Đội phát động, để động viên, khuyến khích các em
thi đua làm việc tốt, tôi phát động thêm các phong trào “ Nhặt của rơi, trả lại người
mất”, “Giúp bạn tiến bộ”, “Nhà môi trường nhí”, “Giúp đỡ cụ già, em nhỏ”, “Ni
heo đất”, “Xây dựng lớp học thân thiện”...tại lớp mình.
Khi phát động các phong trào, tơi giải thích cho các em hiểu thật kĩ về ý
nghĩa của các phong trào cũng như những việc làm cụ thể cho mỗi phong trào để
các em hưởng ứng các phong trào mạnh mẽ hơn.
Ví dụ:
- Phong trào “Ba ngoan”: Từ đầu năm học, tôi đã phát động phong trào “Ba
ngoan”. “ Ba ngoan” ở đây là ngoan ở trường, ngoan ở nhà và ngoan ở đường. Tôi
hướng dẫn cụ thể cho các em biết lễ phép với thầy cơ, ngoan ngỗn ở trường; vâng
lời ơng bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ,…ở nhà đồng thời cịn biết lễ phép, chấp
hành tốt luật giao thơng khi đi trên đường. Cứ mỗi tháng, tôi tổng kết phong trào
này một lần. Phần thưởng khơng có gì to lớn. Khi thì cái dây buộc tóc, khi thì hộp
màu, cây bút,… nhưng mỗi lần nhận quà, các em đều tràn ngập niềm vui. Nhờ
phong trào đó, mà các em cũng dần ngoan ngoãn ở mọi nơi, mọi lúc.
- Phong trào “Nhặt của rơi, trả lại người mất”: Để giúp các em phát huy tính
trung thực, thật thà, tơi hướng dẫn các em thực hiện tốt phong trào“Nhặt của rơi,
trả lại người mất” bằng cách đưa ra việc làm cụ thể: Bạn Linh đánh rơi 5000 đồng
mẹ bạn ấy cho để mua tăm ủng hộ người mù. Bạn ấy rất buồn. Vừa rồi, bạn Quỳnh

nhặt được đúng 5000 đồng của bạn Linh và trả lại cho bạn ấy. Cả hai bạn đều đã
rất vui vì bạn Linh có tiền ủng hộ, còn bạn Quỳnh làm được việc tốt”,…
- Phong trào “Giúp đỡ cụ già, em nhỏ”: Ở trường, tôi hướng dẫn các em
cách giúp đỡ em nhỏ với các việc làm như giúp các em lớp 1, lớp 2 trang trí lớp,
cùng làm vệ sinh lớp, chăm sóc cây xanh, tập múa hát tập thể cho các em,… Với
những việc làm tuy nhỏ nhưng cũng đã dần vun đắp ở các em tình yêu thương, biết
giúp đỡ người khác.


6

Các em giúp các bạn tập múa hát
- Phong trào “Giúp bạn tiến bộ”: Nhằm hình thành tinh thần đồn kết, yêu
quý bạn bè ở các em, tôi gợi mở những việc làm cụ thể để các em giúp đỡ bạn tiến
bộ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Chẳng hạn như bạn Xn tính tốn cịn
chậm. Các em có thể giúp bạn bằng cách cùng bạn thi làm những bài tính về cộng,
trừ, nhân, chia để giúp bạn ngày càng tính nhanh hơn. Hay bạn Cường đọc cịn
chưa đúng nhiều từ. Mình có thể giúp bạn làm thế nào để bạn đọc đúng hơn,...

Giúp bạn trong học tập
- Phong trào “Nhà mơi trường nhí”: Tơi ln giáo dục các em ý thức giữ gìn
mơi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp. Từ việc trực nhật lớp đến việc trồng cây,


7

chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tơi đều hướng dẫn các em cách làm việc nhóm hiệu
quả. Tơi hướng dẫn các em cụ thể cả việc đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác
đúng chỗ, cùng bạn nhặt rác ở sân trường,... Những việc làm hằng ngày đó của các
em phần nào giúp các em thêm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ mơi trường cũng

như tinh thần đoàn kết, phối hợp nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Các em làm sạch khuôn viên trường

Các em chăm sóc cây xanh

- Phong trào “Ni heo đất”:Nhằm giáo dục tinh thần nhân ái trong các
em ngay từ những năm tháng tuổi thơ, tôi luôn vận động các em tham gia các
hoạt động do Liên Đội nhà trường phát động như: Phong trào “Nuôi heo đ ất”
giúp đỡ bạn nghèo vui Xuân đón Tết. Để các em hiểu và tham gia tơi ln gi ải
thích rõ ý nghĩa cũng như kết quả của các việc làm trên. Vì thế, khơng ch ỉ các
em tham gia một cách nhiệt tình mà có em cịn vận động c ả b ố m ẹ cùng tham
gia. Đặc biệt, là phong trào Nuôi heo đất. Ở lớp, ngay góc học tập tơi đ ặt m ột
con heo đất và mỗi sáng với số tiền các em tiết kiệm đ ược từ vi ệc nh ịn ăn
quà vặt, các em sẽ tự tay mình bỏ tiền vào đó. Đến cuối tháng, các em t ự m ở
heo đất rồi kiểm tra số tiền mà cả lớp vừa đóng góp được. Điều đó, giúp các
em vui vẻ và hứng thú với việc giúp đỡ bạn bè và người khác. Qua đó, giúp
các em hiểu thêm được giá trị như thế nào là: “ Lá lành đùm lá rách; uống
nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”.
Chính vì vậy màphong trào “ Ni heo đất” được lan rộng trong tập thể lớp,
trong nhà trường và lan tỏa đến các trường Tiểu học khác trên địa bàn huyện
chúng ta bằng những tấm lòng nhân ái, ấm áp của các em học sinh đã biết tiết kiệm
giúp đỡ bạn có hồn cảnh khó khăn.


8

Các em nuôi heo đấtMổ heo đất giúp bạn vui Xuân – đón Tết
- Phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện”: Tạo nên một môi trường lớp
học thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, giúp các em

thêm yêu thích trường lớp của mình.
Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao ch ất lượng giáo d ục toàn di ện,
đặc biệt là giáo dục phẩm chất, nhân cách và kĩ năng sống cho h ọc sinh. Qua
nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn
chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo d ục và cho xã h ội.
Do đó, muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích c ực”
ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây
dựng lớp học thân thiện”.
Mặt khác, trong những năm gần đây, tôi đã được học tập nghiên cứu
nhiều về ba quan điểm trong dạy học hiện đại, đó là quan điểm giao ti ếp,
quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hóa các hoạt động học tập c ủa h ọc
sinh. Ba quan điểm luôn đồng hành với phong trào xây d ựng l ớp h ọc thân
thiện, học sinh tích cực. Do đó, để giáo dục học sinh có hi ệu qu ả trong m ột
mơi trường thân thiện, giúp các em tự tin trong h ọc tập và rèn luy ện, đ ể
người thầy thật sự vừa là thầy vừa là bạn của các em, tôi đã thực hiện nh ững
điều sau đây:
* Xây dựng mối quan hệ thầy - trò, bạn bè gần gũi, yêu th ương
trong lớp học
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi luôn xác định:“Lớp h ọc thân thi ện”
là lớp học mà nơi đây ln có những tình cảm u th ương, tơn trọng, gắn bó
lẫn nhau. Ln có sự chia sẻ giữa giáo viên và học sinh, gi ữa học sinh v ới h ọc
sinh. Lớp học thân thiện không có sự xúc phạm về nhân phẩm, danh d ự, thân


9

thể học sinh. Vì lẽ đó, đối với lớp tơi đang giảng dạy, khi học sinh ch ưa ngoan,
tơi tìm hiểu nguyên nhân và nhẹ nhàng khuyên nhủ, sử dụng các biện pháp
giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Ví dụ: Ngồi việc giảng dạy hoạt đơng giáo dục nâng cao năng l ực và
phẩm chất cho các em qua các mơn học thì tơi thường tâm s ự v ới học sinh
trong những giờ giải lao để nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em. Tơi th ường
tìm hiểu xem các em có thích cách làm của bạn A, bạn B đó hay ch ưa, vì sao?
Bạn nào trong lớp là hiếu động nhất, bạn nào hiền nh ất, khuyên các em nên
đối xử công bằng với các bạn trong lớp. Nhất là, đối v ới nh ững bạn h ọc sinh
có hồn cảnh khó khăn. Chính vì thế, nên tơi th ường đ ộng viên các em b ằng
câu nói: “Chúng ta nên giúp đỡ bạn vì bạn khơng có đủ điều ki ện nh ư mình ”
hoặc “Hãy cố gắng giúp đỡ bạn em nhé!”.
Từ những buổi tâm sự đó, tơi đã tạo nên mối quan hệ gần gũi v ới h ọc
sinh hơn, biết được học sinh cần gì? và khơng thích gì? Học sinh thì m ạnh
dạn hơn trong việc nêu ý nghĩ của mình với tơi.
Mặt khác, trong mỗi tiết học, tơi thường xun chia nhóm ngẫu nhiên.
Tiết học này các em chung nhóm với bạn này. Nh ưng tiết sau các em l ại
chung nhóm với bạn khác. Do đó, tôi đã xây dựng đ ược m ối quan h ệ b ạn bè
thân thiết đồn kết, gắn bó sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ nh ư vậy,
dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp sẽ được cải thi ện h ơn.
Ngoài ra, để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp v ới nh ững k ỉ
niệm sâu sắc của tuổi học trị, tơi thường nhắc nhở Hội đồng t ự quản tổ
chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học theo tháng trong gi ờ sinh ho ạt
lớp. Hình thức tổ chức do Hội đồng tự quản quy ết định. Nh ưng chủ yếu ch ỉ là
múa hát và gởi tặng những món q tự tay mình làm và kèm theo nh ững l ời
chúc mừng sinh nhật. Vì vậy, khi được cả lớp tổ chức sinh nhật, nhiều em rất
xúc động.


10

Góc sinh nhật
Từ những việc làm trên, tơi nhận thấy lớp tơi đã tạo nên được một l ớp

học tình cảm, thân thiện, ấm áp tình người.
* Đầu tư trang trí lớp học:
Trong lớp học tơi cịn chủ động trang trí các câu khẩu hiệu ở l ớp h ọc
mang ý nghĩa quan trọng, mang tính giáo dục cao nh ư: “Dạy tốt, học tốt”,
“Năm điều Bác Hồ dạy”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, ... Và luôn ln
nhắc nhở học sinh nên giữ gìn tài sản chung của nhà trường t ừ chỗ ngồi, c ửa
sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường với câu khẩu hiệu: “ Hãy giữ gìn tài
sản chung của chúng ta”.
Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng đạt được kết quả cao như : “Cho tơi xin
rác!” đặt phía ngồi sọt rác. “Tắt đèn, tắt quạt bạn nhé!” ở gần ổ cắm điện...Sẽ
giúp học sinh có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết tiết kiệm điện.
Ngồi ra, tơi cịn chú ý đến quang cảnh trong lớp học. Khơng ch ỉ ngồi
sân trường mới cần có cây xanh mà ngay trong lớp cũng cần ph ải có đ ủ ánh
sáng, lọ hoa, cây xanh. Do đó, ngay từ đầu năm h ọc tôi cùng các em h ọc sinh
tiến hành xây dựng góc thiên thiên cây cảnh ngay tại lớp học. Để từ đó, giúp
các em đỡ mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng, tạo khơng khí th ật s ự
thoải mái, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên hơn.


11

Lớp học thân thiện

Góc thiên nhiên, cây cảnh

Mặt khác, trong những năm gần đây, tôi đã được học tập nghiên cứu nhiều
về ba quan điểm trong dạy học hiện đại, đó là quan điểm giao tiếp, quan điểm tích
hợp và quan điểm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh. Ba quan điểm
luôn đồng hành với phong trào xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Các phong trào ấy đều được phát động ngay từ tuần thứ hai và duy trì đến

cuối năm học. Để làm được những việc trên, không thể ngày một ngày hai mà các
em có thể thực hiện được tốt được. Do vậy, tôi luôn phải nhắc nhở, theo dõi, kiểm
tra và tổng kết tuyên dương, phát thưởng tại lớp hằng tuần, hằng tháng và cuối mỗi
học kì. Đồng thời, tơi đề nghị nhà trường tuyên dương các em trong buổi chào cờ
đầu tuần.
3.4.4. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi dân gian và các hội thi
Ở lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động, nghịch ngợm và ham chơi; các em
thích khám phá và pha trị. Vì vậy, các em thường tìm ra những trị chơi lạ để chơi
chứ không lường trước được mức độ nguy hiểm của nó.
Để giúp các em vừa có thể chơi những trị chơi vừa có thể rèn luyện sức
khỏe cũng như khơi dậy tinh thần đồn kết, biết giữ gìn bản sắc văn hóa của dân
tộc, tơi tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian và tham gia các hội thi .
Trong các buổi sinh hoạt Đội, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân
gian như bỏ khăn, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây,… Ngồi ra, trong các giờ giải
lao, tơi dành ít thời gian để hướng dẫn các em chơi ô ăn quan, bắn bi, nhảy dây,...
Khi tổ chức các trò chơi, bao giờ tôi hướng dẫn tỉ mỉ cách chơi và khơi dậy
tinh thần đoàn kết cho các em khi chơi. Sau mỗi lần chơi, tôi để ý thấy các em đều
rất vui và thêm yêu thương, gắn bó với đồng đội mình hơn.


12

Các em chơi ô ăn quan trong giờ giải
lao
Để các em khơng nhàm chán, tơi tìm hiểu thêm nhiều trị chơi và thường
xuyên thay đổi các trò chơi. Mặt khác, trị chơi nào các em thích, tơi cho các em
chơi nhiều lần hơn. Dần dần, những trị chơi bổ ích đã thế chân cho những trò chơi
nguy hiểm mà trước đây các em hay chơi.
Ngoài ra, mỗi tháng một lần, tôi tổ chức cho các em tham gia các hội thi tại
lớp. Lúc thì “Rung chng vàng”, khi thì “Văn nghệ”, rồi “Hái hoa dâng chủ”

(vào giờ sinh hoạt lớp).
Những hội thi này vừa củng cố vừa mở rộng thêm kiến thức, lại tạo được sự
tự tin, mạnh dạn cho các em. Để tất cả các đối tượng trong lớp đều được tham gia,
tôi xây dựng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó. Tơi quan tâm, động viên, giúp đỡ
những em học yếu, những em nhút nhát; nâng cao vốn hiểu biết cho học sinh năng
khiếu; tạo điều kiện để em giỏi giúp đỡ em chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng, em
mạnh dạn giúp đỡ em nhút nhát.
3.4.5. Biện pháp 5: Kể chuyện đạo đức.
Ngoài ra, để bồi đắp dần những phẩm chất đạo đức cao đẹp cho các em, tôi
kể cho các em nghe một số mẫu chuyện đạo đức vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Tôi lên kế hoạch, cứ 2 tuần kể cho các em nghe một câu chuyện có chủ đề
“Những người con hiếu học”, hai tuần tiếp theo theo chủ đề “Tình bạn”, hai tuần
tiếp theo nữa tơi lại kể chuyện có chủ đề “u thiên nhiên và gìn giữ mơi trường”,
những câu chuyện được nối tiếp nhau, xen kẽ như vậy.


13

Mỗi tuần, tôi chỉ kể nửa câu chuyện, nửa câu chuyện cịn lại các em về nhà
dự đốn phần kết thúc chuyện. Những chuyện tôi kể cho các em nghe rất ngắn
nhưng rất hấp dẫn và đầy “tình người”, sau khi đã nghe được nửa câu chuyện, các
em háo hức đợi chờ tiết sinh hoạt tới để nghe cô kể tiếp và xem dự đốn của mình
có đúng khơng.
Sau mỗi chuyện đã kể, tôi yêu cầu các em nhận xét về hành vi của các nhân
vật, hành vi đạo đức đúng đắn cần học tập, cần noi gương theo, hành vi sai trái cần
tránh. Cứ như vậy, tuần nào các em cũng được nghe kể chuyện, các em đã cùng
vui, buồn theo nhân vật trong câu chuyện, những chuyện tôi kể thắm đượm tình
mẫu tử, khắc sâu tình cảm ơng cháu, có ấn tượng sâu sắc về tình bạn bè, về tình
yêu thiên nhiên,... Những hành vi đạo đức đúng đắn đó dần dần thấm vào tâm trí
các em. Và tơi tin rằng những câu chuyện đó sẽ mãi mãi theo chân các em cùng

năm tháng để vun đắp và rèn luyện tư cách đạo đức tốt đẹp cho các em.
Trong giai đoạn 1, tôi kể được 8 câu chuyện. Tiết sinh hoạt tuần 18, tôi tổng
kết, đánh giá về mặt đạo đức, nêu gương những bạn có hành vi đúng đắn trong
quan hệ với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè. Những em chưa tiến bộ, tôi tìm
nguyên nhân và uốn nắn kịp thời.
Bắt đầu giai đoạn 2, tôi cũng tiếp tục làm như vậy nhưng sau khi kể xong
câu chuyện trong tuần, yêu cầu các em tự tìm câu chuyện có nội dung nêu ở trên để
tham gia kể ở tiết sinh hoạt tới, các em cùng trao đổi, thảo luận rút ra nội dung, ý
nghĩa và bản thân đã học tập được những gì.
Đến tuần 25, tôi kể được ba câu chuyện nữa, việc kể chuyện hằng tuần
không những làm cho tiết sinh hoạt lớp sinh động mà các em còn được bồi dưỡng
thêm việc rèn luyện đạo đức cho bản thân mình. Tự rèn luyện phấn đấu để trở
thành con ngoan, trò giỏi, được mọi người yêu thương và quý mến.
3.4.6. Biện pháp 6: Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà
trường.
a. Liên kết với gia đình
Gia đình là chiếc nơi của xã hội. Phẩm chất đạo đức hay nhân cách con người
được hình thành phần lớn cũng do cách giáo dục trong gia đình. Vì vậy, phối hợp
với gia đình để rèn luyện đạo đức cho các em là việc làm hết sức quan trọng và cần
thiết. Thông qua các cuộc họp phụ huynh (đầu năm học, giữa kỳ I và cuối kỳ I,giữa
kỳ II và cuối kỳ II), tôi thông báo tình hình từng em, bàn giải pháp hỗ trợ từ phía
gia đình.
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tơi đã thơng báo cụ thể tình
hình đạo đức của các em mà tôi đã khảo sát được cũng như kế hoạch rèn luyện đạo
đức cho các em.
Sau đó, tôi nắm tất cả các số điện thoại của phụ huynh và thường xuyên gọi
điện hoặc gặp trực tiếp để trao đổi cũng như yêu cầu gia đình hỗ trợ tôi kiểm tra
hành vi ứng xử của các em ở nhà (như khi đi học và đi học về các em có chào ơng
bà, cha mẹ hay người lớn khơng? Các em xưng hô và ứng xử với mọi người trong
gia đình như thế nào?...)



14

Từ những thơng tin của gia đình các em, tơi có biện pháp để “uốn nắn”, nhắc
nhở các em trên lớp để các em có thể hình thành được những phẩm chất đạo đức
tốt không chỉ ở trường mà cả ở nhà.
b. Liên kết với chính quyền địa phương:
Thực chất đây là sự liên kết giáo dục giữa nhà trường với xã hội. Các lực
lượng xã hội bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ
chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng... Việc liên kết giáo dục cần hướng vào các
nội dung sau: tổ chức việc học tập, vui chơi, rèn luyện... Nhằm hình thành tri thức
xã hội và nhân cách học sinh; bảo vệ trật tự, bảo vệ cơ sở vật chất trường lớp; tạo
điều kiện mọi mặt cho các hoạt động giáo dục của lớp, của trường...
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Với nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc hình
thành và phát triển phẩm chất cho học sinh ở bậc Tiểu học nói chung lớp 4 nói
riêng. Để tạo một tập thể lớp vững mạnh, đạo đức tốt, người giáo viên chủ nhiệm
phải kiên trì nhẫn nại giáo dục các em thường xuyên, liên tục. Qua áp dụng một số
biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh nói trên, tơi nhận thấy
các em trong tập thể lớp 4 học tập tiến bộ, các em đều ngoan ngoãn, thực hiện đầy
đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh, nề nếp học tập và rèn luyện của lớp tốt, các em
có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự học tự rèn luyện tốt, tích cực tham gia
các phong trào của lớp, của trường cũng như của Đội đề ra; trung thực, kỉ luật,
ln kính trọng và biết ơn thầy cơ, đồn kết với bạn bè, yêu thương em nhỏ.
* Kết quả các phong trào:
- Hội khỏe Phù Đổng cấp trường: + Giải Nhất bóng đá mi ni
+ Giải Nhất bật xa nam
+ Giải Nhất bật xa nữ
- Thi Múa hát tập thể: Giải Nhất cấp trường

- Thi Thắt tít tóc: Giải Nhất cấp Trường
* Đánh giá định kỳ: Về sự hình thành và phát triển phẩm chất của các em
học sinh trong lớp như sau: (T: Tốt; Đ: Đạt; C: Cần cố gắng)
Phẩm chất
Giai đoạn

Đầu năm
Cuối GĐ1: Giữa học kỳ I
tuần 10

Chăm học,
chăm làm

Tự tin, trách
nhiệm

Trung thực,
kỉ luật

Đoàn kết,
yêu thương

T

Đ

C

T


Đ

C

T

Đ

C

T

Đ

C

8

15

8

7

18

6

9


14

8

10

15

6

12

13

6

9

17

5

14

11

6

15


12

4

16

14

3

15

14

2

19

9

3

19

10

2

tuần 18
tuần 2

Cuối GĐ2: Cuối học kỳ I


15

Cuối GĐ3: Giữa học kỳ II

20

10

1

19

11

1

21

9

1

22

9

0


Cuối GĐ4: Cuối học kỳ II

* Những hành vi đạo đức của các em có hướng chuyển biến tốt:
- Các em Sơn, Cường, Như, Trọng Vương, Ly, Xuân, Kiên đã biết chú ý khi
cô giảng bài, các em đã có ý thức trong học tập. Nhờ đó mà học lực của các em
cũng tiến bộ hơn.
- Các em Thiệp, Hậu, Gia Bảo, Gia Huy, không cịn trêu ghẹo các bạn nữ nữa.
Các em đồn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Các em Thiệp, Gia Bảo, Kiên, Xn, Quốc Vương, khơng cịn chơi các trị
chơi nguy hiểm nữa mà ln sơi nổi, nhiệt tình trong các trò chơi dân gian.
- Các em Văn Bảo, Cường, Ly, Lệ, Sơn, Hậu, khơng cịn chép bài bạn nữa mà
ln cố gắng tự hồn thành bài của mình. Chỗ nào chưa hiểu các em mạnh dạn nhờ
bạn hoặc cô giảng lại để làm.
- Ly đã mạnh dạn chào hỏi thầy cô khi các em gặp trên đường. Gia Bảo,
Trọng Vương, Quốc cũng đã ăn nói lễ phép hơn, biết giúp đỡ các em nhỏ.
Mới đến giữa kì II mà những hành vi đạo đức của các em đã có những chuyển
biến tích cực. Tơi hi vọng rằng đến cuối năm học và trong tương lai, những phẩm
chất đạo đức đó sẽ ươm mầm cho những nhân cách tồn diện.
4. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
5. Đánh giá ích lợi thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua nghiên cứu đề tài “Biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học
sinh lớp 4”, tôi nhận thấy rằng đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học thì việc giáo dục,
rèn luyện đạo đức phải được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ các em còn rất nhỏ, mới bắt
đầu bước những bước chập chững vào cuộc sống, vào thế giới tri thức vô tận của
nhân loại. Vì vậy khơng phải chỉ cần đem lại cho các em những tri thức, vốn hiểu
biết là đủ mà người giáo viên cần phải chỉ bảo, dạy cho các em biết ứng xử, giáo
dục để hình thành nhân cách cho các em. Muốn các em trở thành người có đức, có
tài sau này thì chính giáo viên phải làm gương, phải ứng xử với các em thật khéo

léo. Nhưng không phải vì thế mà giáo viên có thể độc đốn, cứng nhắc, bắt các em
phải răm rắp nghe theo lời mình. “Cây non dễ uốn”, là giáo viên, chúng ta nên dựa
theo tâm lí non nớt của các em để dạy dỗ các em thành người.
Trong các tiết học, người giáo viên cần phải đi sâu, đi sát từng đối tượng học
sinh. Người thầy cần phải lên những kế hoạch hình thành và phát triển phẩm chất
cho các em cụ thể ngay từ đầu năm học và tiến hành kế hoạch đi đôi với kiểm tra
kết quả. Mặt khác, trong cách đánh giá, nhận xét học sinh, giáo viên phải đảm bảo
tính khách quan, vơ tư, cơng bằng, tạo niềm tin tuyệt đối của các em với thầy cô.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:


16

Việc vận dụng các biện pháp trên vào quá trình hình thành và phát triển
phẩm chất cho học sinh lớp 4 nói riêng và trường tiểu học nói chung. Sự quản lí
chặt chẽ các biện pháp giáo dục phẩm chất cho sinh đã có những kết quả khả quan.
Bản thân thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em mạnh dạn, gần gũi với bạn
bè trong lớp, cởi mở hơn đối với thầy cô, hạn chế rất nhiều tình trạng xưng hơ
khơng đúng cách, chơi các trị chơi nguy hiểm, các em ngày càng lễ phép hơn với
người lớn. Góp hình thành phẩm chất tốt trong nhà trường cũng như cho ngành
giáo dục để giúp nâng cao phẩm chất giáo dục cho học sinh về mọi mặt, để đào tạo
con người mới trong giai đoạn hiện nay.
* PHỤ LỤC
* Một số gương tiêu biểu đã được nêu trước lớp :
- Em Viết Xuân, Thanh Cường biết vâng lời cô, chăm chỉ học tập nên tiến bộ
rất nhiều, từ học sinh chưa hoàn thành được kiến thức, kĩ năng ở đầu năm học đến
cuối học kì I em nắm được các kiến thức, kĩ năng cơ bản.
- Nhờ sự giúp đỡ của bạn Thùy Linh mà chữ viết của Thảo Ly ngày một đẹp

hơn, ít mắc lỗi chính tả hơn.
- Em Thiệp, Gia Bảo, Kiên, Xuân, Quốc Vương, không còn nghịch ngợm,
chơi các trò chơi nguy hiểm nữa trong lớp, biết chăm lo học tập.
- Cả lớp đều có tinh thần tự giác, trung thực, biết nhận lỗi và sửa lỗi, biết
đoàn kết, yêu thương cùng xây dựng một tập thể vững mạnh về nhiều mặt.
* Một số mẫu chuyện đạo đức:
Mẫu chuyện 1. Minh và Tú
Minh và Tú là hai anh em. Minh lớn hơn Tú 5 tuổi nhưng Tú hay ăn nên
chóng lớn. Nhìn Minh chỉ nhỉnh hơn em một tí mà thơi.
Minh năm nay lên mười, đã học lớp 5. Còn Tú lên ba, đang chuẩn bị vào lớp
Lá. Từ lúc Tú chưa ra đời, mẹ đã dạy Minh mai mốt có em phải biết yêu thương,
chăm sóc, nhường nhịn và dạy bảo em. Minh rất ngoan, luôn nhớ lời mẹ dặn. Tú là
út cưng của cả nhà.
Thấy Minh học giỏi, lãnh phần thưởng về có nhiều món đồ chơi đẹp. Thế là
Tú giành cho mình. Minh nhường hết cho em từ chiếc ô tô đến chiếc máy bay. Mà
Tú chẳng biết giữ gìn, chỉ nghịch một lúc là hỏng! Tới lúc Tú chán bỏ ra thì khơng
món nào cịn ngun vẹn. Minh phải nhờ bố sửa lại cho mình, nhưng thương em,
Minh cũng khơng rầy la em.
Được Minh thương, Tú càng làm tới, cứ kiếm chuyện chọc phá anh cả ngày.
Có hơm Minh phát khóc lên vì Tú, mẹ phải lên tiếng địi cơng bằng cho Minh. Một
hôm, mẹ mua cho Tú chiếc ô tô bé xíu nhưng chạy rất nhanh và biết dừng xoay
đầu khi gặp chướng ngại vật. Tú thích lắm nên mang đến lớp khoe với các bạn.
Nào ngờ bạn Phi lén lấy chiếc xe của Tú bỏ vào cặp mình. Tú vừa tiếc vừa sợ, vì
bạn Phi dữ lắm, trong lớp không ai dám đụng vào bạn ấy. Bạn Phi dọa nếu Tú
mách cơ thì sẽ đánh Tú.
Chng tan học vừa reo, Tú chạy ngay ra gặp Minh và kể cho Minh nghe.
Minh liền dẫn Tú đến gặp cô giáo và thưa lại mọi việc. Cô giáo nghe xong, gọi Phi


17


và Tú để hỏi. Thấy lời Minh nói đúng nên cơ giáo bắt Phi trả xe lại cho Tú, cịn
phải xin lỗi Tú. Sau đó, cả hai bắt tay giảng hịa.
Trên đường đi về, Tú đi bên anh mà khơng dám nói gì, thỉnh thoảng len lén
nhìn anh. Một lúc sau, Tú mới hỏi:
- Anh Minh làm vậy không sợ bạn Phi trả thù sao?
Minh nhìn Tú:
- Sao lại sợ? Mình làm đúng mà.
Tú thắc mắc:
- Sao anh Minh gan quá vậy mà anh Minh lại sợ em?
Minh cười:
- Anh sợ Tú hả? Ừ thì có, anh sợ Tú khóc nhè! Mẹ dặn anh phải nhường nhịn em
nên anh làm theo lời mẹ chứ Tú bé vậy sao anh phải sợ Tú cơ chứ.
Nghe Minh nói, Tú chợt hiểu ra, cười bẽn lẽn...
Mẫu chuyện 2. Quả quýt cuối mùa
Vừa đưa quả quýt lên mũi ngửi, Tuấn vừa nghĩ ngợi. Cậu nhớ rõ như in quả
quýt có vết sẹo ở gần cuống này là do chính tay cậu hái. Nó là quả qt cuối mùa
vừa to vừa chín mọng, nhìn thơi cũng đủ thèm. Cậu đã dằn lịng khơng ăn và đem
vào nhà biếu bà. Sao bây giờ nó lại từ tay mẹ cho cậu?
Cuối cùng, khơng kìm được thắc mắc, Tuấn đến tìm bà hỏi:
- Nội ơi! Quả quýt cháu biếu nội sao nội không ăn?
Nội cười, xoa đầu Tuấn:
- Ừ thì cháu cho nội. Nội thấy nó ngon nên nhường cho cháu. Nội cứ ngỡ...
Giờ thì cháu ăn đi.
Vỡ lẽ, Tuấn nói:
- Dạ cháu chưa ăn đâu. Để chiều ba mẹ cháu về, cháu bóc ra ăn một thể.
Bà mỉm cười. Chiều đó, sau bữa cơm, Tuấn đem quả quýt ra bóc. Bóc xong,
Tuấn đếm múi: Một, hai.. mười hai. A! Được mười hai múi.
Mẹ Tuấn cười hỏi:
- Mười hai múi chia cho bốn người. Vậy mỗi người được mấy múi hả Tuấn?

Tuấn gãi đầu trả lời:
- Mẹ đã dạy: Nội già rồi, cịn ít ngày ăn thì phải được ăn nhiều. Con cịn nhỏ,
cịn nhiều ngày ăn thì phải ăn ít. Con chia nội bốn múi, ba mẹ mỗi người ba múi
còn con được hai múi mẹ nhé!
Nghe con nói vậy, cha mẹ Tuấn cảm động rưng rưng nước mắt. Bà ơm Tuấn
vào lịng, nghẹn ngào:
- Cháu của bà ... giỏi lắm. Có hiếu lắm.
Mẫu chuyện 3. Giúp đỡ bạn
Sau ba tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, thầy chủ nhiệm bước ra khỏi lớp. Cả
lớp 4A ùa ra sân, vui đùa náo nhiệt. Chỉ còn Thanh ở lại, em gục đầu xuống bàn sụt
sùi khóc.
Thấy vậy, Hồng lớp trưởng bước đến bên cạnh hỏi:
- Sao bạn khóc?
Thanh không trả lời. Rồi một số bạn đến vây quanh:
- Thanh có việc gì thế? Sao khóc hồi, khơng nói?


18

Thanh đưa tay quẹt nước mắt:
- Ba của mình bị bệnh. Sáng nay, ba đưa mình 20000 đồng để trưa về mua
thuốc cho ba. Mình vơ ý bỏ vào túi quần thủng, rơi mất. Chiều nay, khơng có
thuốc, sợ ba bệnh thêm.
Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt cơ bạn bé nhỏ. Một thống suy
nghĩ, Hồng ra cửa gọi các bạn tập trung vào lớp và kể lại câu chuyện của Thanh.
Hồng rút trong túi ra:
- Mình có 1000 đồng, xin góp giúp Thanh. Mong các bạn ủng hộ!
Nói xong, Hồng bỏ tiền vào mũ. Rồi lần lượt các bạn thay nhau góp tùy theo
số tiền mình có. Xong đâu đấy, Hồng cầm chiếc mũ đầy tiền giao cho Thanh.
Thanh lấy hai tay cầm mũ, giọng run run:

- Mình cảm ơn các bạn!



×