Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

oàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.41 KB, 58 trang )

Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam ta có lịch sử phát triển từ nghìn năm trước, tuy nhiên đất
nước ta đi lên từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và tự cung tự cấp.Trải
qua nhiều thập kỷ dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã
dành được độc lập và phát triển nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô
của nhà nước. Nhờ có sự thay đổi đó mà nước ta ngày càng phát triển từng
bước xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn
thế nữa năm 2008 nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO),
điều này càng đặt ra cho các nhà quản lý nhiều vấn đề cấp bách đòi hỏi các
doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản xuất để tiết kiệm chi phí hạ giá
thành tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Khó khăn nữa là cả thế
giới đang oằn mình gánh chịu hậu quả của sự suy thoái kinh tế thế giới vì
vậy đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi và
có lãi ”.Kinh doanh có lãi vừa là mục đích, vừa là phương tiện để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định mức
chi phí mà doanh nghiệp cần trang trải, doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay
bị lỗ, điều này đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải quản lý thường
xuyên quan tâm đến công tác quản lý, các yếu tố chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm mà đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là công cụ trực tiếp giúp cho công tác quản lý chi phí được
thực hiện chặt chẽ và thường xuyên.Từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra
được quá trình sử lý, giải quyết chính xác kịp thời; Kết hợp với thông tin về
giá cả trên thị trường, thông tin về chi phí sản xuất giúp cho các nhà quản
lý kinh doanh xác định được giá bán sản phẩm hợp lý, tìm ra được một cơ
cấu sản xuất sản phẩm tối ưu, tận dụng được năng lực sản xuất mang lại
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 1
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
hiệu quả cao. Qua đó giúp chúng ta xác định xem có nên mở rộng hay thu
hẹp sản xuất ở mức độ nào?
Ngoài ra các tài liệu chi tiết về chi phí và giá thành còn giúp ích rất


nhiều cho công tác hạch toán, kinh tế nội bộ doanh nghiệp, sử dụng hợp lý
các thông tin này sẽ tạo đòn bẩy kinh tế, phát triển năng suất lao động hạ
giá thành sản phẩm, thúc đẩy toàn doanh nghiệp đi lên được coi là công tác
quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất cho nên
không thể hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách
tùy tiện mà phải tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này với những kiến thức đã tiếp
thu được trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cùng
thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng em đã mạnh
dạn chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm” tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
làm chuyên đề tốt nghiệp.
Để hoàn thành chuyên đề này, em xin được nói lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc tới các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty TNHH
dệt kim Phú Vĩnh Hưng và đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của
Cô giáo Hà Phương Dung đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên
đề của mình.

Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 2
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề của em gồm 03
chương :
- Chương I: Đặc điểm sản phâm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí
tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
- Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
- Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt
kim Phú Vĩnh Hưng.

Do hạn chế về mặt thời gian thực tập cũng như trình độ hiểu biết, tích
lũy kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều nên chuyên đề của em không tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
hướng dẫn cùng các anh chị phòng kế toán công ty TNHH dệt kim Phú
Vĩnh Hưng để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Đồng thời
giúp em tìm hiểu sâu sắc hơn về công tác kế toán nói chung và công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 3
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ VỀ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG.
1.Đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Hưng.
* Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Tên công ty : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩng Hưng.
Tên giao dịch : Phu Vinh Hung knitting co.,Ltd.
Giám đốc công ty :Ông Nguyễn Viết Tùng.
Trụ sở chính : Xã La Phù - Huyện Hoài Đức - Hà Nội.
- Mã số thuế : 0500446466.
- Số điện thoại : 0433650853.
- Số fax : 0433651244.
Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng được thành lập vào mùa xuân
năm 2004 theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 0102037235 do sở kế
hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 02 tháng 01 năm 2004, cấp
lại lần thứ nhất ngày 15 tháng 01 năm 2009 với số vốn điều lệ là
5.000.000.000 VNĐ. Sau 5 năm thành lập, công ty đã nỗ lực hoạt động
không ngừng đến nay có thể nói công ty có sự phát triển vượt bậc cả về
quy mô và thị phần. Bằng những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh
tranh cùng với chiến lược marketing hiệu quả công ty đã khẳng định được

vị trí của mình trên thị trường hang dệt kim trong nước cũng như thị trường
quốc tế.
Sinh ra và lớn lên trong một làng nghề có truyền thống lâu đời về lĩnh
vực dệt kim và được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông để lại, kết
hợp với tính năng động, say mê sang tạo và tìm kiếm thị trường, mỗi thành
viên trong công ty đều mở những xưởng may tại địa phương mình để sản
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 4
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
xuất những sản phẩm dệt kim có chất bán ra thị trường nội địa và gia công
những mặt hàng xuất khẩu cho các khách hàng lớn ở Hà Nội. Nhận thấy
sức mạnh của sự hợp tác, đồng thời muốn mở rộng sản xuất nên ba anh em
đã hợp tác lại để thành lập nên công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng. Ba
thành viên đó là: Ông Nguyễn Viết Hưng, ông Nguyễn Viết Tùng, ông
Nguyễn Viết Đạt. Sau khi bàn bạc và nhất trí, ba thành viên đã bầu Ông
Nguyễn Viết Hưng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ông Nguyễn Viết
Tùng làm giám đốc, Ông Nguyễn Viết Đạt làm phó giám đốc.
Hai năm đầu hoạt động, do đi lên từ hộ sản xuất nhỏ nên công ty gặp
không ít khó khăn về kinh nghiệm quản lý.Xong với sự nhiệt tình và năng
động của mỗi thành viên dần dần công ty đã đi vào hoạt động ổn định và
ngày càng phát triển. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn, hiện đại
hơn.
Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển công ty đã hoàn thành
xuất sắc kế hoạch đề ra. Mặc dù thời gian chưa phải là dài nhưng cũng để
công ty khẳng định chỗ đứng của mình ở thị trường hàng may mặc trong
nước cũng như thị trường nước ngoài.Tuy nhiên trong một vài năm trở lại
đây ngoài sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mai quốc tế (WTO) thì
sự khủng hoang kinh tế thế giới lại càng làm cho các doanh nghiệp trong
nước gặp không ít những khó khăn về mọi mặt như: sự cạnh tranh gay gắt
của các đối thủ nước ngoài ồ ạt vào thị trường nước ta, giá các nguyên vật
liệu đầu vào tăng nhanh, lượng công nhân không ổn định …Nhưng công ty

với kinh nghiệm lâu năm cộng thêm sự nhanh nhẹn nhạy bén của các nhà
quản lý đã đưa công ty không những phát triển ngày một mạnh mẽ mà còn
gặt hái được một số thành công lớn như: giải thưởng sen vàng đất lụa năm
2007, giải thưởng sao vàng đồng bằng Sông Hông và nhiều bằng khen,
giấy chứng nhận khác…
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 5
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
* Danh mục sản phẩm của công ty:
Nghành nghề kinh doanh của công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
là:
+ Sản xuất các mặt hàng dệt kim, may mặc.
+ Xuất khẩu hàng may mặc.
Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng từ khi thành lập đã trải qua 6
năm trưởng thành và phát triển, từng bước vươn lên là một trong những
doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành may mặc của Việt Nam.
Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất và cung
cấp các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách
hàng trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua Công ty luôn được
khách hàng biết đến và ưa thích với những hàng hóa có chất lượng cao uy
tín trên thị trường.
Hiện nay, mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc.
Công ty chuyên sản xuất quần áo, bít tất,bao tay, mũ trẻ em, quần áo
phông, trang phục học sinh….
Quần áo : áo phông người lớn nam nữ, áo phông trẻ em.
Bít tất: Bít tất nam nữ , bít tất trẻ em
* Tiêu chuẩn chất lượng :
Từ những năm mới thành lập là năm 2004 cho đến năm 2010 gần
100% số sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường nước ngoài như:
Mỹ, Cu ba, Ba Lan, Cộng hòa Séc…Vì vậy nên công ty rất chú trọng về
tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo uy tín trên thị trường.

- Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng .
- Cung cấp hàng hoá có chất lượng tốt, đồng bộ: đạt tiêu chuẩn chất lượng,
mẫu mã, kiểu dáng theo đúng tiêu chuẩn của đơn đặt hàng.
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 6
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
- Hàng hoá nguyên vật liệu có xuất xứ rõ ràng, mới 100%. Có đủ điều kiện,
cơ sở pháp lý để lưu thông trên thị trường theo pháp luật Việt Nam và
Quốc tế.
* Tính chất của sản phẩm: là phức tạp vì công ty luôn sản xuất sản
phẩm theo đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng là một kiểu dáng, kích cỡ, mẫu
mã khác nhau và rất đa dạng.
* Loại hình sản xuất: theo từng đơn đặt hàng của khách hàng.
*Đặc điểm của sản phẩm: Loại hình sản xuất các sản phẩm của Công ty
được sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó các sản phẩm phải theo yêu cầu của
khách hàng.
* Thời gian sản xuất: Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên thời gian
sản xuất của một đơn đặt hàng là trong một thời gian nhất định cho phép
mà công ty ký kết với khách hàng.
* Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang của công ty chính là những sản phẩm còn đang trên
dây truyền sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào biên bản kiểm kê bán thành
phẩm và sản phẩm dở trên dây truyền sản xuất của từng phân xưởng để kế
toán xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở
dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, giá trị sản
phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính còn các khoản
chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán
phần chi phí nguyên vật liệu trực tiêp, còn phần chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Công thức:

Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 7
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Dđk + Cn
Dck = × Sd
Stp + Sd
Trong đó: - Dck, Dđk : Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ , đầu kỳ.
- Cn: Chi phí nguyên vậy liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
- Stp, Sd: sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối
kỳ.
Phương pháp này có ưu điểm tính toán đơn giản nhưng lại không
chính xác vì không tính đến các yếu tố chế biến nên chỉ áp dụng thích hợp
đối với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thành sản phẩm; số lượng sản phẩm dở dang cuói kỳ ít và ổn
định.
2. Đặc điểm tính chất sản xuất sản phẩm của công ty.
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Là một công ty chuyên sản xuất hàng may mặc nên công ty TNHH
luôn tập trung đẩy mạnh việc thiết kế các sản phẩm mang tính kỹ thuật cao
và tay nghề của công nhân may do đó việc đầu tư chiều sâu cho công nghệ
đáp ứng đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá
thành sản phẩm luôn là vấn đề mà công ty hết sức coi trọng trong chiến
lược sản xuất kinh doanh. Hiện tại toàn bộ số máy móc thiết bị của nhà
máy có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật mức độ phức tạp, da
dạng của sản phẩm.
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 8
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất quần áo ,bít tất:


Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may và dệt kim. Vì vậy
các khâu trong quá trình sản xuất đều rất quan trọng và phải có một sự liên
kết chặt chẽ thì dây truyền sản xuất mới hoạt động được đều đặn và cho ra
những sản phẩm tốt nhất với chất lượng cao nhất. Tuy nhiên để theo kịp
với nền kinh tế khoa học hiện đại như hiện nay thì công ty đã phải đầu tư
thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu để cho sản phẩm thêm
phong phú và đa dạng về mẫu mã cũng như hoa văn có thiết kế phức tạp.
*Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng có cơ cấu tổ chức tương đối
phù hợp với công nghệ sản xuất sản phẩm, từng phân xưởng có nhiệm vụ
sản xuất theo công nghệ sản xuất sản phẩm, các phân xưởng đều có mối
quan hệ mật thiết với nhau.

Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5
Kho nguyên
liệu
Dệt KCS May(khứu)
Nhập kho Đóng gói
Định
hình(là)
KCS
9
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán

3. Phương thức quản lý sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH dệt
kim Phú Vĩnh Hưng.
Trong một doanh nghiệp thì việc tổ chức quản lý là điều không thể
thiếu được, nó giúp cho việc kiểm tra giám sát các bộ phận, phòng ban để
phối hợp chặt chẽ, đạt năng xuất hiệu quả cao.
Hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận nhưng

các phòng ban lại có thể phối hợp với nhau khi cần .
* Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ khi công ty nhận được đơn đặt hàng của
khách hàng có nhiệm vụ làm mẫu sản phẩm giao cho các chuyền sản xuất
và xây dựng định mức nguyên vật liệu, phụ liệu và định mức nhân công
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5
Chủ tịch HĐTV
Giám đốc
PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật
Phòng tài
chính kế toán
Phòng TC-HC Phòng kỹ thuật
Phòng kinh
doanh
Thủ
kho
Nhân
viên
thống

Quản đốc phân xưởng
PX 1 PX2
10
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
cho đơn đặt hàng , đơn giá các công đoạn để xác định chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm.
* Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ lên kế hoạch hàng sản xuất
theo đơn đặt hàng, lập kế hoạch về nguyên phụ liệu để nhập kho số lượng
nguyên phụ liệu của mã hàng theo định mức mà phòng kỹ thuật đã lập cho
một sản phẩm .
* Kế toán chi phí sản xuất và giá thành: Có nhiệm vụ xây dựng dự toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức nhân công và
định mức nguyên phụ liệu mà phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch đã lập.
CHƯƠNG II
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 11
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM
PHÚ VĨNH HƯNG.
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu
được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm (nguyên vật liệu
chính như: sợi polyester, sợi pull, sợi chun..., nguyên liệu phụ như: nhãn,
mác, thùng carton, túi nylon,....).
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu,.. được xuất dùng để chế tạo sản phẩm. CP NVLTT chiếm
tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty TNHH dệt kim
Phú Vĩnh Hưng sử dụng tài khoản 152, 621 để hạch toán. Mỗi một mã
hàng phòng kỹ thuật đã lên định mức tiêu hao vật tư. Căn cứ vào định mức
tiêu hao, các phiếu nhập kho để tính giá thành vật liệu xuất kho vì công ty
sử dụng phương pháp xuất vật liệu theo nhập trước xuất trước. Từ các
phiếu nhập, phiếu xuất kho đó kế toán lập các sổ chi tiết vật liệu rồi lên
bảng tổng hợp nhập- xuất – tồn. Sử dụng các sổ nhật ký chung, sổ chi tiết,
sổ cái.
Trích phiếu xuất kho tháng 11/2009 như sau:
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 12
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Biểu 2.1:Phiếu xuất kho:
Đơn vị: Công ty TNHH dệt kim PVH . Mẫu số 02 – VT
Đ/c: La phù- Hoài Đức- HN. Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006-QĐ- BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Số :1011
Ngày 04 tháng 11 năm 2009
Nợ TK621
Có TK152
Họ tên người nhận: Nguyễn Thị Lý. Địa chỉ: Phân xưởng dệt.
Lý do xuất: Xuất để sản xuất sản phẩm bít tất nam mã TNV- 338.
Xuất tại kho:K1.
STT
Tên, quy cách vật

ĐVT
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
Đơn giá Thành tiền
1 Sợi polyester 100% KG 5.962,5 5.962,5 47.000 280.237.500
2 Sợi pull 75/36 Kg 1.590 1.590 70.500 112.440.000
3
Chun 90/100
Kg 397.5 397.5 86.000 34.316.250
Tổng 426.993.750
Tổng số tiền ( viết bằng chữ): Bốn trăm hai mươi sáu triệu chín trăm chín
mươi ba nghìn bảy trăm năm mươi đồng chẵn.
Số chứng từ kèm theo: Ngày 04 tháng 11 năm 2009.
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho kế toán
tiến hành ghi sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Cuối kỳ kế toán căn
cứ vào các sổ chi tiết chi này để tiến hành lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn

nguyên vật liệu.
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 13
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Cuối tháng lập bảng kê nhập- xuất- tồn.
Biểu 2.2: sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ.
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 14
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù- Hoài Đức - Hà Nội Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC
( Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ ( trích)
Tháng 11 năm 2009
TK: 152 Tên kho : K1
Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ: Sợi polyester 100%
NT
Chứng từ
Nhập Xuất
Diễn giải
TK
ĐỨ
Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành tiền

Số
lượng
Thành tiền
Ghi
chú
Tồn đầu tháng
47.
000 7.500 352.500.000
1/11 142 Nhập mua 331
48.
000
1.50
0
72.000.0
00
5/11 345 Xuất sản xuất BTN 621
47.
000 5.962,5
280.237.5
00
8/11 453 Xuất sản xuất BTTE 621
47.
000 1.537,5
72.262.5
00
Xuất sản xuất BTTE 621
48.
000 243,3
11.678.4
00

Cộng tháng
1.50
0
72.000.0
00 7.743,3
364.178.4
00
1.256,
7 60.321.600
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên,đóng dấu )
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 15
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Bảng kê nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu được lập như sau:
- Căn cứ vào số tồn đầu kỳ của bảng kê nhập xuất tồn tháng trước: Số cuối
kỳ của tháng trước chính là số đầu kỳ của tháng này.
- Phần nhập trong kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp phiếu nhập kho nguyên vật
liệu.
- Phần xuất trong kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp phiếu xuất kho nguyên vật
liệu.
- Tồn cuối kỳ = tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - xuất trong kỳ.
Trong tháng 11 năm 2009 kế toán tập hợp số liệu trên các phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho phát sinh trong và tiến hành ghi vào sổ chi tiết vật liệu,
dụng cụ. Cuối tháng lập bảng kê nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu.
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng
cụ. Sau đó lên sổ nhật ký chung, tiếp theo vào sổ chi tiết TK 621 và sổ cái
TK 621
Biểu 2.3: Bảng kê nhập, xuất, tồn( trích)
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 16
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán

Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù- Hoài Đức - Hà Nội
Bảng kê xuất - nhập - tồn ( trích)
TK 152: Nguyên vật liệu
Tháng 11 năm 2009
Tên vật tư ĐVT
Tồn đầu tháng Nhập Xuất Tồn cuối tháng
SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền
Sợi polyester 100% Kg
7.5
00
352.500.00
0 1.500
72.000.00
0
7.743,3
0
364.178.40
0
1.256,
70 60.321.600
Sợi pull 75/36 Kg
4
50
31.500.00
0 2.000
142.000.00
0
2.064,8
8

146.156.48
0
385,1
2 27.343.520
Sợi chun 90/100 Kg
1
35
11.610.00
0 650
56.225.00
0
516,2
2
44.585.53
0
268,7
8 23.249.470
Mác tất Cái
140.0
00
21.000.00
0 20.000
3.200.00
0
22.000,0
0
3.300.00
0 138.000 20.900.000
Túi nylon Cái
35.2

00
5.526.40
0 210.000
33.810.00
0
220.000,0
0
35.279.20
0 25.200 4.057.200
Đạn nhựa Hộp
1
50
7.200.00
0 11
533.50
0
22,0
0
1.056.00
0 139 6.677.500
Thùng carton Cái
1
35
1.890.00
0 310
4.340.00
0
445,0
0
6.230.00

0 - -
………………
Cộng
3.251.541.00
0
6.352.125.50
0
600.785.61
0
142.549.29
0
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( ký,họ tên) ( ký, họ tên)
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 17
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán lập bảng phân bổ VL, CCDC.
Biểu 2.4: Bản phân bổ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù- Hoài Đức - Hà Nội
Bảng phân bổ NVL, CCDC( Trích)
Tháng 11 năm 2009
STT TK ghi có
TK ghi nợ
TK152 TK153
HT TT HT TT
Tổng cộng
1 Tk 621
PX dệt
Bít tất nam
480.972.9

50
480.972.950
Bít tất trẻ em
141.632.6
60
141.632.660
…………..
2 TK 627 9.540.000
PX dệt
9.540.000
9.540.000
……..
Tổng cộng
1.522.000.00
0
38.514.000 1.560.514.000
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 18
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Sau đó kế toán lên sổ nhật ký chung.
Biểu 2.5
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ nhật ký chung (trích)
Tháng 11 năm 2009
NT
ghi
số
Chứng từ

SH NT
Diễn giải ĐV ghi
sổ cái
STT
dòng
TK ĐỨ Phát sinh
Nợ có
Số trang trước chuyển sang
30/11 PX345 5/11 Xuất NVL cho sx bít tất nam X 621
426.993.750
X 152 426.993.750
30/11 PX453 8/11 Xuất NVL cho sx bít tất trẻ em X 621
127.926.660
X 152 127.926.660
30/11 PX512 15/11 Xuất NVL cho sx bít tất nam X 621
53.979.200
X 152 53.979.200
30/11 PX540 22/11 Xuất NVL cho sx bít tất trẻ em X 621
13.706.000
152 13.706.000
Cộng phát sinh
622.605.610 622.605.610
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 19
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 20
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Tiếp theo vào sổ chi tiết TK 621
Biểu 2.6: Sổ chi tiết TK 621

Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ chi tiết TK 621: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp( Trích)
Tháng 11 năm 2009
Tên phân xưởng: Dệt Sản phẩm:bít tất nam
NT
ghi sổ
Chứng từ
SH NT
Diễn giải TKĐỨ
Phát sinh Dư
Nợ Có Nợ Có

Số dư đầu tháng


Phát sinh trong tháng

30/11 PX345 5/11 Xuất NVL cho sx tất nam 152
426,993,75
0
30/11 PX512 15/11 Xuất NVL cho sx tất nam 152 53,979,200
30/11 Kết chuyển CPNVLTT 154 480,972,950
Cộng phát sinh tháng 480,972,950 480,972,950
Số dư cuối tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 21
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Biểu 2.7: Sổ cái TK 621

Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội Sổ cái TK 621 ( trích)
Tháng 11 năm 2009
Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: TK 621
NT
ghi sổ
Chứng từ
SH NT
Diễn giải
NK chung
Trang
sổ
STT
dòng
TKĐƯ
Phát sinh
Nợ Có
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong tháng
30/11 PX345 5/11 Xuất NVL cho sx BTN 152 426,993,750
30/11 PX457 8/11 Xuất NVL cho sx BTTE 152 127,926,660
30/11 PX512 15/11 Xuất NVL cho sx BTN 152 53,979,200
30/11 PX540 22/11 Xuất NVL cho sx BTTE 152 13,706,000
…………….
30/11 Kết chuyển CPNVLTT 154 5,195,425,000
Cộng phát sinh 5,195,425,000 5,195,425,000
Tồ cuối tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)

Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 22
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền tệ về các khoản phải trả,
phải thanh toán cho toàn bộ công nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính,
lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như: phụ cấp độc hại, phụ
cấp làm thêm giờ và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT,
KPCĐ các khoản trích này được tính theo tỷ lệ quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: lương chính, lương
phụ, lương thưởng và các khoản trích theo lương theo chế độ quy định .
Theo đúng quy định của nhà nước phần trích BHXH, BHYT, KPCĐ được
trích trên tổng lương cơ bản của người lao động. Trong đó 19% tính vào
chi phí sản xuất của công ty còn 6% trừ vào lương của người lao động.
Trong đó:
- BHXH: Trích 20% lương cơ bản của người lao động: 15% tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh của công ty còn 5% khấu trừ vào thu nhập của
người lao động.
- BHYT: Trích 3% lương cơ bản của người lao động , 2% tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh của công ty còn 1% khấu trừ vào thu nhập của người
lao động.
- KPCĐ: Trích 2% tiền lương thực tế của người lao động và tính vào chi
phí kinh doanh của công ty.
- Bảo hiểm thất nghiệp : Đóng 2%, trích 1% từ lương của người lao động,
1 % tính vào chi phí sản xuất của công ty.
Hiện nay công ty dang áp dụng 2 hình thức trả lương là:
+ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất trả lương theo khoán sản phẩm.
Lương sản phẩm =Số lượng sản phẩm hoàn thành × Đơn giá lương/ 1 sản
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 23
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán

phẩm
+ Đối với công nhân sản xuất gián tiếp trả lương theo thời gian.
Lương thời gian = Lương ngày × số ngày làm việc thực tế .
Sau một thời gian dài tính toán kế toán đã tính được định mức lương cho
một sản phẩm như sau:
Đơn giá lương/ bít tất nam = 570 đồng/ đôi.
Đơn giá lương/bít tất trẻ em =425 đồng/ đôi.
Hàng tháng căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn
thành và bảng chấm công do phân xưởng báo lên kế toán lập bảng thanh
toán lương cho các bộ phận. Từ bảng thanh toán lương kế toán lập bảng
phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Biểu 2.8: bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 24
Trường ĐH KTQD Khoa kế toán
Bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp( Trích)
Tháng 11 năm 2009
TT Tên bộ phận
Lương
cơ bản
Lương
SP/LTG
PC
Tổng
cộng
Các khoản khấu trừ
BHXH BHYT TƯ Cộng
Thực lĩnh

nhân


Bộ phận sản
xuất

1 PX dệt
127.600.00
0
127.600.00
0
3.853.52
5
770.70
5
5.000.00
0
9.624.23
0
117.975.77
0
Bít tất nam
58.617.00
0
97.500.00
0
97.500.00
0
2.930.85
0
586.17
0
5.000.00

0
8.517.02
0
88.982.98
0
Bít tất TE
18.453.50
0
30.100.00
0
30.100.00
0
922.67
5
184.53
5
1.107.21
0
28.992.79
0
2 PX may
49.933.00
0
79.640.50
0
79.640.50
0
2.496.65
0
499.33

0
2.995.98
0
76.644.52
0
…….

Bộ phân quản

15.500.00
0
850.00
0
16.350.00
0
292.50
0
58.50
0
351.00
0
15.999.00
0
PX dệt
3.510.00
0
10.000.00
0
500.00
0

10.500.00
0
175.50
0
35.10
0
210.60
0
10.289.40
0
PX may
2.340.00
0
5.500.00
0
350.00
0
5.850.00
0
117.00
0
23.40
0
140.40
0
5.709.60
0
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Vân Anh Lớp kế toán 5 25

×