Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bai 28 Trao luu cai cach duy tan o Viet Nam nua cuoi the ki XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.85 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 24/10/2017. Bài 28. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX A – MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh cần nắm được: + Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. + Nội dung chính của phong trào cải cách duy tân.. 2. Tư tưởng(thái độ): - Học sinh cần nắm được: + Đây là hiện tượng mới của lịch sử Việt Nam, thể hiện khía cạnh của lòng yêu nước. + Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn và trân trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nhằm tạo ra thực lực chống ngoại xâm.. 3. Kĩ năng: - Học sinh cần nắm được: + Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định thời cuộc một cách khách quan. + Năng cao năng lực nhận thức, liên hệ giữa lí luận và thực tiễn.. B – Thiết bị, tư liệu 1. Giáo viên: Máy tính, SGV lớp 8, giáo án, tư liệu về các nhà cải cách. 2. Học sinh: SGK lớp 8, vở ghi.. C – Tiến Trình Dạy-Học 1. Ổn định lớp: Nắm sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Lòng ghép trong dạy bài mới. 3. Dạy bài học mới: a) Lời dẫn vào bài mới: Nửa cuối thế kĩ XIX, thực dân Pháp đang mở rộng xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh Bắc Kì, triều đình nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt. Một trào lưu tư tưởng mới-trào lưu cải cách duy tân đã xuất hiện ở nước ta nhằm đưa đất nước tiến lên con đường duy tân tiến bộ, tạo ra thực lực đánh ngoại xâm. Những nhà cải cách có được nhà Nguyễn chấp thuận hay không chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay nhé!. b) Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày soạn: 24/10/2017. Hoạt động của thầy - trò. Nội dung bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Việt I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế Nam nửa cuối thế kỉ XIX. kỉ XIX. * Học sinh nắm được bối cảnh lịch sử và tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. * Tiến hành: - Học sinh: Đọc mục I/trang 134. - Giáo viên: ? Hỏi: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý. - Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, triều đình Huế thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. + Kinh tế: nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt. + Xã hội: rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. ? Hỏi: Quan sát vào bức tranh sau em hãy cho biết nội dung bức tranh nói lên điều gì.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý. - Đời sống nhân dân đói khổ => mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc. ? Hỏi: Em hãy nêu những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý. + Nhân dân ta >< thực dân Pháp. + Nông dân >< địa chủ phong kiến. ? Quan sát lược đồ em hãy kể tên và xác định các cuộc khởi nghĩa của nông dân nửa cuối thế kỉ XIX.  Học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ các cuộc khởi nghĩa của nông dân.  Gv nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu những đề nghị II. Những đề nghị cải cách ở Việt cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngày soạn: 24/10/2017. XIX. * Học sinh cần nắm được nội dung các đề nghị cải cách, đặc biệt là cải cách của Nguyễn Trường Tộ. * Tiến hành: - Học sinh: Đọc mục II/trang 135. - Giáo viên: ? Trong bối cảnh đó nước ta cần phải làm gì.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý: Trước tình hình khó khăn, thiếu thốn, kiệt quệ về tài chính, sản xuất lạc hậu, lỗi thời ta cần có những cuộc cải cách nhằm năng cao chất lượng xã hội, đủ sức chống ngoại xâm. ? Hỏi: Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý.. 1. Bối cảnh: - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra các đề nghị cải cách. 2. Nội dung cải cách: - Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… 3. Các nhà cải cách tiêu biểu:. - Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch….. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày soạn: 24/10/2017. ? Hỏi: Nội dung của các đề nghị cải cách là gì.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý. ? Hỏi: Em hãy cho biết những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách nửa cuối thế kĩ.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý. ? Hỏi: Hãy nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý.. ? Hỏi: Em biết gì về nhân vật Nguyễn Trường Tộ..  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý: Nguyễn Trường Tộ: (1828-1871), ông sinh trong một gia đình Nho học theo đạo 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày soạn: 24/10/2017. Thiên Chúa. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, lớn lên ông là một tri thức Thiên Chúa III. Kết cục của các đề nghị cải cách. giáo yêu nước, quê ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1860, ông có dịp cùng một giám mục Pháp qua Rô -ma và Pa-ri. Ở đó, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây rồi về nước năm 1863. Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã đệ trình vua Tự Đức 30 bản điều trần (dày trên 100 trang), trong đó có Tế cấp bát điều (Tám điều cấp bách) dâng năm 1867, nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng.(cho hs nghe radio). ? Em có suy nghĩ gì về con người và những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ..  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý. Hoạt động 3: Tìm hiểu kết cục của các đề nghị cải cách. * Học sinh cần nắm được những mặc tích cực và hạn chế của các đề nghị cải cách nhằm có cái nhìn tổng quát và nhận định thời cuộc một cách khách quan. Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. * Tiến hành: - Học sinh: Đọc mục III/trang 135-136. - Giáo viên: * Thảo luận nhóm:(3 phút) - Nhóm 1: Trình bày những mặt tích cực và hạn chế của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX ?  Hs tiến hành thảo luận nhóm.  Gv nhận xét, chốt ý.. 1. Tích cực: - Các đề nghị cải cách đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó. 2. Hạn chế: - Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu của của xã hội Việt Nam. 3. Kết quả: - Triều đình Huế bảo thủ, cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách. 4. Ý nghĩa:. - Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều đình. - Thể hiện trình độ nhận thức của những - Nhóm 2: Trình bày kết quả của các đề người Việt Nam. nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX ? - Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự  Hs tiến hành thảo luận nhóm. ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngày soạn: 24/10/2017.  Gv nhận xét, chốt ý.. vào đầu thế kỉ XX.. - Nhóm 3: Trình bày ý nghĩa của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX ?  Hs tiến hành thảo luận nhóm.  Gv nhận xét, chốt ý.. ? Em hãy cho biết vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không thể thực hiện.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý: + Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ. + Các đề nghị vượt quá khả năng có thể thực hiện. (Tình hình đất nước đang trên đà suy yếu, vua quan ăn chơi, ra sức bóc lột người dân khổ càng thêm khổ, tài chính đất nước kiệt không thể nào nói cải cách là có thể cải cách ngay được chính vì những khó khăn mọi thứ cộng thêm triều đình nhà Nguyễn bảo thủ dẫn đến cải cách không được thực hiện). + Chưa có sự đồng thuận từ trên xuống dưới. => Làm cản trở sự phát triển, xã hội Việt Nam còn luẩn quẩn trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến. ? Quan sát vào các bức tranh sau em hãy cho biết đời sống của nhân dân trong thế kỉ XXI có những điểm gì khác với đời sống của nhân dân nửa cuối thế kỉ XIX.  Hs suy nghỉ trả lời. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn: 24/10/2017.  Gv nhận xét, chốt ý. ? Vì sao ngày nay nhân dân ta lại đạt được những thành tựu rực rỡ như vậy.  Hs suy nghỉ trả lời.  Gv nhận xét, chốt ý: + Những thay đổi của ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước. + Đội ngũ trí thức đông đảo, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiến bộ để phát triển kinh tế, xã hội. + Đảng và nhà nước chủ trì đổi mới, được dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. 4. Củng cố: * Giáo viên tiến hành củng cố bài học.  Gọi 3 học sinh, mỗi em nhắc lại một mục lớn của bài(I,II và III).  Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ, nhằm phát triển tư duy và hệ thống lại kiến thức của bài.  Câu 1) Cơ quan nào xin mở 3 cửa biển ?  Đáp án: Viện Thương Bạc.  Câu 2) Nơi nổ ra các cuộc bạo loạn của Tạ Văn Phụng?  Đáp án: Quảng Yên.  Câu 3) Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế là ai?  Đáp án: Hoàng Hoa Thám.  Câu 4) Người đã dâng hai bản “thời vụ sách” lên vua Tự Đức?  Đáp án: Nguyễn Lộ Trạch.  Câu 5) Người xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) ?  Đáp án: Trần Đình Túc.  Câu 6) tình hình Việt Nam nữa cuối thế kĩ XIX rơi vào tình tràng này ?  Đáp án: Khủng hoảng.  Từ khóa: Bảo Thủ.  Giáo viên cung cấp thêm kiến thức mới để học sinh nắm và vận dụng trả lời câu hỏi đã đặt ra.  BẢN ĐIỀU TRẦN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ: 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ngày soạn: 24/10/2017. - Về chính trị - giáo dục: Cải tạo quan lại, cải cách chế độ giáo dục, học ngoại ngữ. - Về kinh tế: + Về nông nghiệp: Áp dụng KH-KT, thủy lợi, bảo vệ rừng. + Về công nghiệp: Khai mỏ có quy mô, hợp tác với nước ngoài. + Về thương nghiệp: Hợp tác buôn bán với các nước, phát triển nội thương. - Về xã hội: Bải bỏ các tập tục phong kiến lạc hậu, mê tín dị đoan. - Về quân sự: Xây dựng quân đội vững mạnh, trang bị đầy đủ kiến thức, vũ khí quân sự. - Về ngoại giao: Nên giao hảo với nhiều nước tư bản khác. 5. Dặn dò: + Về nhà học thuộc bài , hệ thống lại các câu hỏi SGK bài 28 và tìm hiểu nhân vật Nguyễn Lộ Trạch? + Chuẩn bị trước bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. * Gợi ý tìm hiểu bài 29: + Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta trong các lĩnh vực nào, lĩnh vực nào được Pháp chú trọng nhất? Vì Sao? + Đời sống nhân dân ta lúc này ra sao? + Pháp có thực sự “khai hóa văn minh” cho dân tộc ta hay không, hay là có mưu đồ khác? Vì sao?. D – Rút Kinh Nghiệm - Thời gian cho toàn bài và từng hoạt động: …………………………………………. …………………………............................... ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………….. - Nội dung: ........................................................................................................................ ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… - Phương pháp: …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngày soạn: 24/10/2017. - Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: ............................................................................. ………………………………………………………………………………………………. Ký duyệt: 27/10/2017. Nguyễn Hiếu Nghĩa. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×