Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

de tai bien phap ren chu viet dep cho hoc sinh lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.2 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trong đặc biệt ở tiểu học nhất là đối với học sinh lớp 2. Tập Viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kỹ năng viết chữ. Rèn chữ còn thông qua phân môn Chính tả. Cho nên chính tả cũng là phân môn rất quan trọng đối với học sinh hiện nay. Ngoài việc học sinh phải viết đúng chính tả học sinh còn phải kết hợp rèn chữ viết, cách trình bày của bài văn, bài thơ. Do đó việc rèn luyện kỹ năng viết của học sinh hiện nay là rất quan trọng. Hiện nay, tại trường Tiểu học Suối Dây B nói chung, đa số học sinh ở các lớp viết chữ tương đốiù đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số học sinh khác viết chữ rất xấu, chữ nghiêng ngả lúc bên phải, lúc bên trái, tốc độ viết rất chậm, chữ viết chưa đúng cỡ chữ, độ cao con chữ, khoảng cách giữa tiếng với tiếng chưa xác định cụ thể, viết chưa liền mạch… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn khác nói chung. Ở lớp 2A, đa số các bậc phụ huynh đều phàn nàn về chữ viết của con em mình trong khi laøm baøi taäp cuõng nhö trong caùc kì thi, baøi laøm cuûa caùc em luoân bò điểm thấp. Nguyên nhân là do chữ viết của các em rất cẩu thả, nhiều bài giáo viên không thể đọc được . Là giáo viên dạy lớp 2A tôi luôn băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này. Làm thế nào để rèn chữ viết cho học sinh của mình rõ ràng hơn, sạch đẹp hơn, nên tôi đã chọn đề tài : “ Biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 2A Trường tiểu học Suối Dây B, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Năm học: 2011 - 2012”. II/. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . - Biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 2A Trường tiểu học Suối Daây B, huyeän Taân Chaâu, tænh Taây Ninh. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : a) Veà khoâng gian: - Đề tài áp dụng cho học sinh lớp 2A - Trường Tiểu học Suối Dây B, huyeän Taân Chaâu, tænh Taây Ninh trong naêm hoïc 2011 - 2012. b) Thời gian : Chia làm bốn giai đoạn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Giai đoạn I: Từ 22/08/2011 đến giữa HK I : Điều tra nắm số liệu học sinh viết chữ đẹp. Đọc tài liệu, lập kế hoạch nghiên cứu đề tài. - Giai đoạn II: Từ Giữa HKI đến HKI: Áp dụng giải pháp đề ra biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh. - Giai đoạn III: Từ HK I đến giữa HKII: So sánh kết quả và điều chỉnh giải pháp . - Giai đoạn IV: Từ giữa HKII đến tháng 04/2012: Hoàn thành đề tài . IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . a) Đọc tài liệu : - Tôi đọc tài liệu để nắm cấu tạo, cách hướng dẫn viết, khoảng cách của con chữ: + Dạy tập viết ở tiểu học của tác giả Lê A – Trịnh Đức Minh. + Sách giáo viên – sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 2 + Em tập viết đúng, viết đẹp – Lớp 1 ( tập 1, tập 2) – Nhà xuất bản Giáo duïc + Luyện chữ đẹp, chữ đứng, nét thanh nét đậm. + Thế giới trong ta Hỏi đáp về phương pháp dạy Tập viết ở Tiểu học. - Tham khảo giáo viên trong tổ, học tập các bạn đồng nghiệp, các thầy cô nhieàu naêm giaûng daïy để giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng rèn chữ cho học sinh. Ngoài ra, tôi còn tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc rèn chữ viết, để từ đĩ có biện pháp nâng cao hơn việc rèn chữ viết cho học sinh. c) Phöông phaùp ñieàu tra : - Quan sát tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách viết chữ của các em khi viết để có biện pháp giúp đỡ cho các em. - Giáo viên tiến hành điều tra ngay từ đầu năm để từ đó ghi nhận, phân loại từng đối tượng học sinh, chú ý xếp học sinh theo từng loại A, B, C. d) So saùnh keát quaû: - So sánh kết quả ban đầu với kết quả sau khi đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Chính tả để đánh giá hiệu quả sử dụng của đề tài. Cụ thể, tôi so sánh kết quả Khảo sát chất lượng đầu năm với kết quả các giai đoạn thi giữa kì, cuối kì để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. NOÄI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Người xưa thường nói “ Luyện nét chữ, rèn nết người” câu nói này quả thật là đúng. Thứ nhất là nét chữ thể hiện được tính cách của con người, thứ hai thông qua nét chữ mà giáo dục nhân cách con người. Hoa tay Xưa nay nét chữ nết người.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Uốn cho thật dẻo nở mười hoa tay Yêu người chữ đẹp thơ hay Xứng danh tài đức dựng xây nước nhà. Nguyeãn Döông AÙnh Thực tế hiện nay, chúng ta đều thấy rằng chữ viết đẹp luôn là nguyện vọng và là mong muốn của tất cả mọi người chúng ta… Và hằng năm ngành Giáo dục và Đào tạo luôn mở ra những cuộc thi “ Vở sạch chữ đẹp “ nhằm khuyến khích động viên các giáo viên và học sinh cố gắng rèn chữ viết của mình. Rèn chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt đối với học sinh. Học sinh viết chữ đẹp có mối quan hệ mật thiết đối với chất lượng của các môn học, kĩ năng viết chữ còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc hoïc toát . Rèn cho học sinh có tính chịu khó, cẩn thận, viết đúng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm tiền đề cho việc học tập và rèn luyện sau này. Bởi lẽ, chữ viết đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Viết đúng, chuẩn mới truyền đạt chính xác điều mình muốn bộc lộ. Lúc đó người đọc mới hiểu được ý của người viết. Người viết đúng đẹp chứng tỏ là người có học thức, có văn hóa trong giao tiếp, học tập mới có hiệu quả.. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Đầu năm học khi tôi nhận lớp, tôi thấy nhiều em viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, viết còn sai chính tả, chưa biết đặt dấu thanh cho đúng vị trí. Các em học sinh thường viết sai và nhầm lẫn âm đầu s/ x, d/gi, ch/ tr, ; dấu hỏi/ ngã; nhầm lẫn giữa các vần ong/ ông, uê/ ê, ưa/ ơ… Các em thường viết thiếu nét, chiều cao, khoảng cách không đúng quy định, còn lúng túng trong trình bày khổ thơ hay bài văn. Tôi thật sự lo lắng, nỗi băn khoăn lo lắng ấy tràn ngập trong lòng tôi hằng ngày, hàng giờ… Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ tìm hiểu tại sao các em chưa viết đẹp và đúng chính tả. Đó là một vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi. Sau đó, tôi tiến hành tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này. Để khắc phục được tình trạng trên, tôi đã tìm hiểu và nhận ra những điểm học sinh, giáo viên đã và chưa làm đươc bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> +Veà hoïc sinh : Về cơ bản , các em đã viết đúng các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng và bảo đảm đúng cỡ chữ qui định . - Một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng, chủ yếu là các chữ hoa, vần, tiếng, từ, … - Học sinh viết chưa đúng cỡ chữ về độ cao, rộng, khoảng cách giữa các chữ thường quá hẹp hay quá rộng, ghi dấu thanh không đúng vị trí. Ví dụ : Học sinh thường viết không đúng vị trí các chữ như : thường, phượng, ngoài, của… - Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa có tính thẩm mĩ, các nét chữ, các con chữ chưa đều, sự kết hợp các con chữ chưa hài hòa, mềm mại, chữ viết nghieâng ngaû luùc beân phaûi, luùc beân traùi moät caùch tuøy tieän . - Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, chưa biết trình bày một bài văn xuôi khác với bài thơ, thơ lục bát khác với thơ tự do. - Do khối lượng kiến thức bài học, bài tập ngày càng nhiều khiến các em phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết thường không được nắn nót, không đúng qui cách kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều. Hiện tượng viết sai nét, sai chữ, bỏ nét, thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí diễn ra thường xuyên . - Mặt khác một số học sinh chưa có ý thức, tinh thần say mê và quyết tâm rèn luyện, trong giờ học còn lơ là, nhất là trong giờ luyện viết ở một số phân moân nhö : Taäp vieát, Taäp laøm vaên, Chính taû… *Thống kê số liệu học sinh về từng yêu cầu: - Học sinh viết đẹp : 2 – 8% - Chữ đúng mẫu : 3 – 12% - Đúng độ cao : 2 – 8% - Trình bày sạch đẹp : 4 – 16% + Veà giaùo vieân : - Giáo viên chưa thật sự chú ý, xem trọng việc rèn chữ viết của mình, chưa coi chữ viết được trình bày trên bảng của mình là trang viết mẫu cho học sinh noi theo. - Giáo viên còn lơ là trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp mình, ít kiểm tra nhắc nhở thường xuyên . - Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi dạy học ở phân môn này, thay vào đó là sự nhàm chán, đơn điệu dẫn đến học sinh viết chữ cẩu thả, tuøy tieän ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Trong giờ dạy Tập viết, giáo viên hướng dẫn chưa kĩ về cách viết đúng mẫu chữ để học sinh ghi âm, vần, tiếng và dấu thanh. Chữ viết chưa theo đúng qui trình từ nét đầu tiên đến nét cuối cùng của một chữ. -Việc hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên đối với học sinh trong những tiết Tập viết đôi lúc chưa đến nơi, đến chốn, chưa thật nghiêm khắc với học sinh nên khi viết các em ngồi chưa đúng tư thế, cách để vở, để tay, cách cầm bút chưa khoa học, hợp lí … dẫn đến việc chữ viết chưa đẹp. + Về phụ huynh học sinh: - Ở nhà, phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện chữ viết.(Do bận việc làm ăn, đi làm từ 2-3 giờ sáng cho đến chiều nên không có thời gian dành cho việc học của con em).. III. NOÄI DUNG VẤN ĐỀ: 1. Vấn đề đặt ra: Việc rèn chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 2A (nhất là đối với học sinh viết chưa đẹp, chữ chưa đúng mẫu). Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số giải pháp rèn chữ viết và vận dụng vào thực tế nhö sau: + Luyện chữ viết cho học sinh + Đổi mới phương pháp rèn chữ viết trong phân môn Tập viết + Đổi mới phương pháp rèn chữ viết trong phân môn chính tả 2. Giải pháp được vận dụng: a) Luyện chữ viết cho học sinh: Muốn rèn cho học sinh viết chữ đẹp, tôi thấy cần phải thực hiện tốt các bieän phaùp sau :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Trước hết phải quán triệt, nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về phân môn Tập Viết trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học ít nhất cũng ngang bằng với các môn học khác . - Giáo viên phải tích cực, không ngừng cải tiến và đổi mới phương pháp dạy và gây hứng thú cho học sinh để không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy, tạo điều kiện cho học sinh học tốt môn học này. Đồng thời tạo điều kiện cho hoïc sinh hoïc toát moân hoïc khaùc. - Muốn cho học sinh viết chữ đẹp, trước hết và chủ yếu là phải có sự dạy doã coâng phu cuûa caùc thaày giaùo, coâ giaùo theo moät phöông phaùp khoa hoïc vaø kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với sự quan tâm thường xuyên, sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực kiên trì của mỗi học sinh. Do vậy khi dạy giáo viên caàn chuù yù: + Phải coi trọng chữ viết của mình để làm gương cho học sinh. Giáo viên cần viết chữ mẫu mực khi trình bày bảng lớp, chấm bài, ghi lời nhận xét vào baøi laøm, baøi kieåm tra cuûa hoïc sinh cuõng nhö khi ghi soå lieân laïc. + Trong giờ dạy ở bất cứ các môn cần chú ý nhiều đến học sinh khi các em luyện viết để nhắc nhở, rèn cho các em ngồi viết đúng tư thế, rèn thói quen luyện viết chữ đẹp ở mọi lúc, mọi nơi và ở bất cứ môn học nào. + Trong mỗi tiết học Tập viết, trước khi luyện viết giáo viên cần hướng dẫn kĩ cấu tạo nét, độ cao, khoảng cách các con chữ một cách rõ ràng, cụ thể. Sau đó, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách viết các nét: Ví dụ: khi dạy tập viết chữ hoa A Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu: A Học sinh nêu cấu tạo chữ hoa A: cao 5 ô ly 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét. Giáo viên chỉ vào chữ mẫu miêu tả các nét cho học sinh nghe. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết. Nét 1, đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái, từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượng ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6. Nét 2, từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2. Nét 3, lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang, thân chữ từ traùi qua phaûi. + Giáo viên nhắc nhở học sinh khi viết cần viết đúng khoảng cách giữa các tiếng bằng một con chữ o. + Tiếp theo, giáo viên cho học sinh nhắc lại rồi mới viết. Giáo viên chú ý uốn nắn, tuyên dương kịp thời với những cố gắng của các em..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Khi dạy và luyện chữ viết cho học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, cần tạo điều kiện để cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ) tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Haèng tuaàn giaùo vieân neân coù kieåm tra, chaám ñieåm vaø coù sô toång keát kòp thời điểm vở sạch chữ đẹp cho học sinh nghe để giúp các em có hướng phấn đấu, rèn luyện thêm. - Ngay từ đầu năm giáo viên cần hướng dẫn kĩ để học sinh tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết, cách để tay, cầm bút, cách để vở …). Nơi ngồi viết có đủ ánh sáng và đúng qui định, cầm bút theo chiều ngồi, bút nghiêng so với mặt giấy khoảng 45 độ . - Mặt khác : Nhằm bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn chữ viết đẹp cho học sinh giáo viên nên cho học sinh tham khảo một số bài viết, vở viết mẫu của thầy hoặc các bài dự thi đã đạt giải cao trong phong trào thi đua viết chữ đẹp của học sinh. Giáo viên có thể kể cho các em nghe một số mẫu truyện về gương kiên trì luyện tập của người xưa . Ví dụ: Giáo viên kể cho học sinh nghe mẩu chuyện “ Văn hay nhưng chữ phải đẹp”. Qua tấm gương của ông Cao Bá Quát để giáo dục các em, giúp các em thêm tin tưởng, thêm quyết tâm say mê rèn luyện chữ viết của mình theo gương người xưa.. b) Đổi mới phương pháp rèn chữ viết trong phân môn Tập viết: Qui trình daïy Taäp vieát * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa: a/ Quan sát số nét, quy trình viết chữ hoa: -Yêu cầu học sinh quan sát mẫu chữ và lần lượt tả lời câu hỏi: + Chữ hoa cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ? + Chữ hoa đó gồm mấy nét? + Đó là những nét nào? - Giáo viên chỉ vào khung chữ mẫu và hướng dẫn quy trình viết từng nét, cách đặt bút và điểm kết thúc. b/ Viết bảng : - Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ hoa vào trong không trung sau đó cho các em viết vào bảng con. + Các em viết vào bảng con. + Giáo viên quan sát giúp đỡ các em viết còn yếu. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a/ Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - Yêu cầu học sinh mở vở tập viết, đọc cụm từ ứng dụng . + Học sinh đọc cụm từ ứng dụng. + Giáo viên hỏi về ý nghĩa của cụm từ ứng dụng. b/ Quan sát nhận xét: + Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào? + So sánh chiều cao chữ hoa với một chữ khác. + Những chữ nào có chiều cao bằng chữ hoa đang học? + Nêu độ cao các chữ còn lại. + Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào? c/ Viết bảng: - Yêu cầu học sinh viết tiếng có chữ hoa vào bảng, chú ý chỉnh sữa cho các em. * Hoạt động 3: Viết vào vở tập viết - Giáo viên viết ở bảng lớp, học sinh lần lượt viết vào vở tập viết. - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh viết, nhất là các em viết sai, viết chậm. - Chấm điểm và nhận xét bài viết của học sinh. Rèn viết tập viết là rất quan trọng đối với việc rèn chữõ viết của các em, do đó giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy tập viết để gây sự hứng thú học tập, từ đó các em sẽ thêm ham thích rèn chữ hơn . Khi dạy tập viết ở lớp 2, giáo viên cần chuẩn bị mẫu chữ viết hoa, trên bảng lớp phải có dòng kẻ giống như trong tập viết của các em. Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ và các em phải tự khám phá ra cấu tạo của chữ, độ cao của chữ và qui trình viết của con chữ (cách đặt bút và kết thúc ở dòng kẻ thứ mấy). Cuối cùng, giáo viên chốt lại và hướng dẫn các em cách viết con chữ lần nữa sẽ khắc sâu hơn. - Trước khi cho học sinh viết vào vở, giáo viên hướng dẫn cách viết từng chữ tiếng trên bảng lớp, giáo viên quan sát xem các em viết đúng mẫu và đẹp chưa, sau đó giáo viên mới cho các em viết tiếp hết những chữ còn lại. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết trên không trung khoảng hai, ba lần sau đó mới cho viết vào bảng con. Ngoài ra, để gây sự hứng thú trong luyện viết chữ, giáo viên có thể cho học sinh thi đua viết chữ ở giữa các tổ với nhau. - Khi học sinh bắt đầu viết tập viết thì cho các em nhắc nhở lại tư thế ngồi, cách cầm bút, nhắc các em cách trình bày và ý thức giữ gìn sách vở cho sạch đẹp. Giáo viên chấm bài các em lựa chọn ra những bài viết đẹp và đúng mẫu , đúng khoảng cách cho cả lớp cùng xem để từ đó các em sẽ cố gắng noi theo các bạn mà rèn chữ viết cho đẹp..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngoài ra, giáo viên thường xuyên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh để xem học sinh tự học đến mức độ nào, từ đó giáo viên có hướng giúp đỡ và rèn luyeän theâm. Những em viết chưa đẹp, chưa được lên ngồi bàn đầu để giáo viên uốn nắn, nhắc nhở thuận tiện hơn . Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường : Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau giữa chữ đang học với chữ đã học trước đó . c. Đổi mới phương pháp rèn chữ viết trong phân môn chính tả: Quy trình vieát chính tả: * Hoạt động 1: Nghe viết a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết: - Giáo viên đọc đoạn chính tả cho học sinh nghe. - Hs đọc lại bài chính tả. - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu nội dung bài. b/ Hướng dẫn học sinh cách trình bày: - Đoạn trích này có mấy câu? Mấy dòng thơ? Chữ đầu câu viết thế nào? - Bài viết có mấy đoạn, mấy khổ thơ? - Ngoài những chữ cái đầu câu, đầu đoạn còn phải viết hoa những chữ nào? Vì sao? c/ Viết từ khó: - Yêu cầu học sinh tìm đọc những từ dễ lẫn lộn, những từ dễ viết sai trong bài. + Hs nêu từ khó viết + Giáo viên đọc từ khó, học sinh viết vào bảng con, một học sinh viết ở bảng lớp. + Giáo nhận xét và sữa chữa. + Học sinh đọc lại từ khó d/ Viết chính tả: - Giáo viên đọc chữ viết cho học sinh nghe lại. - Nhắc nhở tư thế viết cho học sinh. - Gv đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh viết chính tả. - Học sinh đổi vở soát lỗi, giáo viên chấm một số tập của học sinh, nhận xét * Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên phân tích yêu cầu của bài tập. - Giáo viên hướng dân học sinh làm bài tập, học sinh làm bài vào vở hoặc thi đua làm bài, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét, chấm điểm yêu cầu của học sinh. - Sữa bài cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Môn chính tả nghe viết ở lớp 2A học sinh thường mắt lỗi chính tả địa phöông laø chính . Viết chính tả là kết hợp rèn chữ viết và cách trình bày của các em. Do đó, giáo viên phải cho học sinh đọc và viết chính tả xác định đúng nội dung bài viết. Học sinh xác định tiếng, từ các em hay viết sai, dễ nhầm lẫn giáo viên ghi ra trên bảng cho học sinh đọc lại tiếng đó một lần sau đó mới cho họcsinh.Viết vào bảng con. Khi học sinh viết giáo viên quan sát các em viết được chưa và chữ viết đã đúng độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, từ đó giáo viên mới uốn nắn cho các em. Nếu trong bài viết chính tả có chữ viết hoa và danh từ riêng giáo viên phải hướng dẫn viết hoa các tiếng đó theo mẫu chữ hiện hành . Học sinh cần phải xác định một bài văn, bài thơ (thuộc thể thơ nào) từ đó các em mới biết cách trình bày một bài chính tả cho phù hợp . Khi hoïc sinh vieát chính ta,û giaùo vieân caàn nhaéc laïi tö theá ngoài vieát, caùch caàm vieát, caùch trình baøy chính taû khi vieát . Chữ của giáo viên khi chấm bài, chữa bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu. Vì thế, giáo viên cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng để học sinh học tập noi theo. Ngoài ra để rèn chữ viết thông qua môn chính tả không đơn điệu giáo viên cần coi trọng việc sử lí quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết . Do đó, trong tiến trình rèn chữõ viết những âm mà địa phương hay lẫn lộn, giáo viên cần đọc mẫu chuẩn cho học sinh luyện phát âm đúng. Việc viết đúng sẽ củng cố việc đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng chính taû. Giáo viên cần tăng cường các hình thức củng cố nâng cao bài viết để một mặt tạo cho giờ học không khí tươi vui, sinh động, nhẹ nhàng. Mặt khác tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng giữa các môn học. Góp phần nâng cao hiệu quả đọc và viết cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> IV. KẾT QUẢ CỤ THỂ: Với những biện pháp trên, tôi đã áp dụng trong suốt quá trình giảng dạy của năm học này. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết, thống kê thì thấy được chất lượng chữ viết của học sinh đã dần tiến bộ rõ rệt qua từng giai đoạn cuûa naêm hoïc cuï theå nhö sau : Giai đoạn TSHS HS 25 viết đẹp HS chữ 25 đúng mẫu HS viết đúng 25 độ cao HS trình baøy 25 sạch đẹp. Đầu năm 2 8% 3 12%. GHKI 4 16% 4 16%. HKI 7 28% 6 24%. GHKII 9 36% 8 32%. 30/3/2011 10 40% 10 40%. 2 8%. 5 20%. 7 28%. 9 36%. 12 48%. 4 16%. 6 24%. 8 32%. 11 44%. 12 48%. Với tất cả những biện pháp trên, tôi đã áp dụng đối với lớp học của mình và đã bước đầu thu được những kết quả nhất định, chữ viết giáo viên và chữ viết của học sinh đã dần đạt được đến tương đối chuẩn và đẹp hơn. Nhưng dù sao đây cũng không phải là một giải pháp hoàn hảo vì nó chỉ được áp dụng và.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> có kết quả bước đầu trong phạm vi hạn chế của lớp 2A Trường tiểu học Suối Daây B naêm hoïc 2011-2012 cuï theå laø : Qua kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh từng bước được nâng cao. Sở dĩ có được kết quả này là nhờ bản thân tôi đã đầu tư chuẩn bị khá chu đáo về nội dung bài dạy cũng như hình thức tổ chức học tập cho học sinh trên lớp và việc tự rèn tự học khi ở nhà. Sử dụng tốt đồ dùng dạy học nhất là bộ chữ mẫu kết hợp chữ viết đúng mẫu rõ ràng và đẹp của giáo viên. Từng bước cải tiến được phương pháp giảng dạy, mạnh dạn sử dụng linh hoạt các phương pháp áp dụng ngay vào tình hình thực tế học sinh của lớp mình đang phụ trách .. C. KEÁT LUAÄN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua gần một năm áp dụng đề tài, tôi nhận thấy học sinh lớp mình có tiến bộ rõ rệt. Các em thích rèn viết chữ hơn. Ngày trước khi nói đến tiết Tập viết, Chính tả các em tỏ ra rất lo ngại, sợ môn học không biết làm thế nào để viết đẹp, đúng mẫu, đúng chính tả. Nhưng giờ đây các em thích rèn chữ hơn. Từ đó tiết học trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế như sau: Chất lượng viết chữ đẹp tăng nhưng chưa cao, chưa có học sinh thi đậu viết chữ đẹp vòng huyện. Giáo viên cần nghiên cứu thêm để rèn luyện cho các em năm sau sẽ đạt được kết quả cao hơn .Tăng cường các hình thức thi đua viết chữ đẹp ở các tổ để kích thích tinh thần rèn viết chữ của học sinh. Để nâng cao chất lượng rèn chữ viết ở Trường tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng theo tôi cận thực hiện đủ các bước: - Rèn chữ viết đúng mẫu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Trình bày sạh sẽ, giữ vở sạch, không quăn góc…. - Bàn ghế ngay ngắn, đúng cỡ,phòng học đủ ánh sáng, hướng dẫn tư thế ngồi và phải có bảng chữ mẫu. - Cần phải đổi mới phương pháp dạy Chính tả, Tiếng Việt theo hướng tích ực hoạt động của học sinh. - Giáo viên thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, sữa sai kịp thời, hình thành cho học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở viết sạch đẹp. - Giáo viện cần nói viết đúng chuẩn ở mọi lúc mọi nơi; Chú ý cách chấm chữa bài cho học sinh, cách trình bày bảng đúng, đẹp và khoa học. - Tăng cường hình thức thi đua viết chữ đẹp ở các tổ để kích thích tinh thần rèn viết viết hữ của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Động viên khen thưởng kịp thời, ngoài ra còn kết hợp với phụ huynh học sinh hướng dẫn các em rèn chữ viết ở nhà để đạt kết quả cao hơn.. II. HƯỚNG NGHIÊN CỨU, PHỔ BIẾN TIẾP: Đề tài nghiên cứu, rút kinh nghiệm của bản thân tôi thông qua thực trạng học sinh của lớp trong năm học 2011 - 2012 mà tôi xây dựng nên để cho việc rèn chữ viết học sinh đạt hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên vẫn cịn một số thiếu sĩt hạn chế. Đề tài này có thể áp dụng cho toàn khối 1-2-3 của trường tiểu học Suối Dây B trong năm học này và các năm học tiếp theo. Với đề tài này, tôi có thể áp dụng nghiên cứu “ Rèn viết chữ viết đẹp cho học sinh” ở năm học sau, tìm tòi , rút kinh nghiệm thực tiễn để nâng chất lượng dạy và học. Đồng thời tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh những thiếu sót để đề tài hoàn chỉnh hơn nữa..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên của môn tiếng viết lớp 2 (tập 1+2) 2. Sách giáo khoa môn tiếng việt lớp 2 ( tập 1+2) 3. Tài liệu hướng dẫn dạy tập viết ở tiểu học. 4. Vở tập viết lớp 2 (tập 1+2) 5. Dạy và học môn tiếng việt ở tiểu học theo chương trình mới. 6. Em tập viết đúng, viết đẹp – Lớp 2 ( tập 1, tập 2) – Nhà xuất bản Giáo duïc. 7. Luyện chữ đẹp, chữ đứng, nét thanh nét đậm – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ý KIẾN NHẬN XÉT VAØ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NHAÄN XEÙT : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. XẾP LOẠI:. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ý KIẾN NHẬN XÉT VAØ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CAÁP HUYỆN NHAÄN XEÙT : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(18)</span> XẾP LOẠI:. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 . Đối tượng nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu. Trang 1 Trang 1 Trang 2 Trang 2. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Nội dung nghiên cứu 4. Kết quả cụ thể. Trang 4 Trang 5 Trang 7 Trang 13. C. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm 2. Hướng nghiên cứu tiếp. Trang 14 Trang 15.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×